You are on page 1of 51

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các giảng viên trong Viện Hàng Hải trường
Đại Học Giao thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới thuyền trưởng, sĩ quan cấp quản lý và vận
hành, thủy thủ và toàn bộ thuyền viên , các anh chị tiếp viên trên tàu PHU QUOC EXPRESS
7 đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại tàu.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á, có đường bờ biển trải dài theo hướng Bắc –
Nam khoảng 3260 km, gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn chung, vùng bờ biển Việt Nam có
địa hình khá phức tạp có nhiều cửa sông, vùng vịnh nhỏ. Nhưng cũng chính điều đó lại là
điểm hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Với mong muốn người Việt Nam, khách
du lịch đến Việt Nam được tận hưởng chất lượng cuộc sống, môi trường tốt và dịch vụ tàu
cao tốc Phu Quoc Express hoàn hảo nhất, công ty đã đưa vào khai thác tàu cao tốc Phu
Quoc Express tại Phú Quốc loại hình tàu với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của thế giới
hiện nay. Không chỉ dừng lại ở Đảo Phú Quốc. Công ty đưa khách du lịch đặt chân tới các
biển đảo khác trên lãnh thổ Việt nam và khu vực, nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách
nhừng trải nghiệm tuyệt vời nhất trên biển. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua em
đã có điều kiện được thực tập trên tàu Phu Quoc Express 7. Em đã học hỏi thêm được nhiều
điều về kiến thức thực tiễn, công tác chuẩn bị, tiến hành công việc, khai thác sử dụng các
trang thiết bị máy móc hàng hải, kết hợp với các kiến thức học ở trường. Thêm vào đó là
sự cần cù , ý thức kỉ luật và xác định mục tiêu thăng tiến trong tương lai.

Do thời gian thực tập trên tàu tương đối ngắn nên em chưa kịp tìm hiểu kĩ về toàn
bộ con tàu. Bài báo cáo này là tổng hợp những điều em học hỏi được trong thời gian thực
tập được trên tàu cũng như từ các anh các chị trên tàu và công ty.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2019


Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Ngọc Chung

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................ 4
1.1 Giới thiệu chung về Công ty và tàu Phu Quoc Express 7 ......................................................................4
1.2 Các thông số chính của tàu ..................................................................................................................4
1.3 Cấu trúc chung của tàu.........................................................................................................................7
1.4 Hình ảnh chụp chung với thuyền bộ của tàu khi đi thực tập ...............................................................8
CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ AN TOÀN – LAO ĐỘNG VÀ THUYỀN VIÊN................................. 9
2.1 Bảng phân công công việc trên tàu ......................................................................................................9
2.2 Công tác làm quen tàu mới ................................................................................................................10
2.3 Bảng phân công công việc trên tàu ....................................................................................................13
2.3 Công tác huấn luyện, diễn tập, thực tập trên tàu ..............................................................................14
2.4 Quản lý lao động hàng hải ..................................................................................................................15
CHƯƠNG 3 – CÁC TRANG THIẾT BỊ TRÊN TÀU.................................................................. 16
3.1 Trang thiết bị cứu sinh .......................................................................................................................16
3.2 Trang thiết bị cứu hỏa ........................................................................................................................21
3.3 Trang thiết bị buồng lái ......................................................................................................................25
3.4 Trang thiết bị thông tin liên lạc ..........................................................................................................35
3.5 Công tác nhận hành khách và hàng hóa lên tàu ................................................................................43
3.6 Trang thiết bị neo, buộc tàu ...............................................................................................................43
CHƯƠNG 4 – HÀNH HẢI ........................................................................................................... 45
4.1 Hành hải địa văn .................................................................................................................................45
4.2 Thực hành chuyến đi thực tế .............................................................................................................47
CHƯƠNG 5 – CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG TÀU ........................................................................ 49
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 50

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 Giới thiệu chung về Công ty và tàu Phu Quoc Express 7
Tàu Phu Quoc Express 7 được Công ty Cổ phần Tàu Cao Tốc Phú Quốc quản lý và khai
thác. Tàu cao tốc Phu Quoc Express 7 vận chuyển hành khách đường biển chuyên tuyến
Rạch Giá – Phú Quốc và ngược lại. Tàu Phu Quoc Express 7 được đưa vào vận hành khai
thác đối lưu với tàu Phu Quoc Express 5 theo biểu đồ như sau:
A1/ Rời bến Rạch Giá lúc 7h20, cập bến Bãi Vòng lúc 09h50
A2/ Rời bến Bãi Vòng lúc 7h30, cập bến Rạch Giá lúc 10h00
B1/ Rời bến Rạch Giá lúc 11h00, cập bến Bãi Vòng lúc 13h30
B2/ Rời bến Bãi Vòng lúc 10h30, cập bến Rạch Giá lúc 13h00
C1/ Rời bến Rạch Giá lúc 13h45, cập bến Bãi Vòng lúc 16h15
C2/ Rời bến Bãi Vòng lúc 14h15, cập bến Rạch Giá lúc 16h45
Hoạt động vận tải hành trình cố định ra vào 6 (sáu) lượt hàng ngày như trên, hai tàu Phu
Quoc Express 5 và tàu Phu Quoc Express 7 chạy đối đầu theo lịch cố định.
1.2 Các thông số chính của tàu

Hình 1.1 – Hình chụp tổng quan tàu Phu Quoc Express 7

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Tên tàu PHU QUOC EXPRESS 7

Số IMO 9853955

Hô hiệu 3WPU7

Số MMSI 574110281

Kiểu và công dụng tàu TM – Tàu chở khách

Nhà máy Công ty TNHH MTV 189

Năm và nơi đóng 2018 – Hải Phòng – Việt Nam

Ký hiệu thiết kế 189 – 3296.K12 – 05

Phân cấp Đăng Kiểm Việt Nam

Số phân cấp VR 184245

Quốc tịch Việt Nam

Chủ tàu Công ty cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc

Vùng hoạt động Biển nội địa, han chế II

*VRH HSC II Hợp kim nhôm, hai thân,


Cấp tàu
tàu khách; _*VRM HSC

Chiều dài lớn nhất 33.080 m

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Chiều dài tàu 31.816 m

Chiều dài 2 đường vuông góc 29.53 m

Chiều rộng tàu 9.13 m

Chiều rộng lớn nhất 9.60 m

Chiều rộng mép boong 9.40 m

Chiều rộng một thân 1.93 m

Chiều chìm tàu 1.45 m

Chiều cao mạn 2.80 m

Mạn khô mùa hè 1.345 m

Lượng chiếm nước 112.63 tấn

Trọng tải toàn phần 27.13 tấn

Lượng hàng 3.50 tấn

Dung tích tàu 274

Thuyền viên 12 người

Hành khách 286 người

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Máy chính MTU 16V2000M70 2x1050 kW

Vận tốc lớn nhât 28.0 h1/h

Giá trị tàu không:∆0 = 85.50 𝑡ấ𝑛 ; (𝑋𝐺 = 12.367 𝑚; 𝑌𝐺 = 0.00 𝑚, 𝑍𝐺 = 2.69 𝑚)

1.3 Cấu trúc chung của tàu


Tàu Phu Quoc Express 7 có 3 boong chính:
 Boong lầu lái: cabin lái, khoang hành khách VIP (18 ghế VIP), boong ngoài trời với
sức chứa 50 người.
 Boong chính: 268 ghế.
 Dưới boong chính: Khoang máy lái, khoang mũi, két dầu, két nước ngọt.

Hình 1.2 – Cấu trúc chung tàu Phu Quoc Express 7

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

1.4 Hình ảnh chụp chung với thuyền bộ của tàu khi đi thực tập

Hình 1.3

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ AN TOÀN – LAO ĐỘNG VÀ THUYỀN VIÊN


2.1 Bảng phân công công việc trên tàu
2.1.1 Các chức danh trên tàu

2.1.2 Chức trách, nhiệm vụ của thuyền viên


 Thuyền trưởng: liên tục kiểm tra giám sát chỉ đạo các công việc hàng ngày, chấn
chỉnh các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ, tổ chức họp tàu ít nhất một tháng một lần
các bộ phận, ghi nhận các ý kiến đóng góp, chỉ ra các tồn tại cần khắc phục, tăng
cường tính tập thể đoàn kết cùng nhau làm việc, cuộc họp có lập biên bản họp ghi
nhận tất cả các nội dung ý kiến đề xuất hợp lý, các tồn tại, các vấn đề cần thực hiện,
thời gian hoàn thành.. gửi về phòng vận hành.
 Đại phó/sỹ quan boong: chịu trách nhiệm về các tài liệu chứng chỉ giấy tờ tàu, quán
xuyến công tác hành khách, làm báo giá thu chi, hàng hóa… làm các báo cáo chấm
công cuối tháng gửi phòng vận hành. Kiểm tra đôn đốc bảo dưỡng bảo quản trang
thiết bị tàu, giám sát tiếp viên làm việc, tăng cường chất lượng phục vụ, bán vé, bán
hàng, hỗ trợ hành khách lên xuống tàu…
 Thủy thủ / thợ máy: thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công ty, của cấp trưởng bộ
phận, đoàn kết cùng nhau làm việc tạo không khí tập thể hổ trợ lẫn nhau trong công
việc, khong phân biệt bộ phận, lấy mục tiêu phục vụ khách hàng làm tiêu chí hàng
đầu. Mọi giao tiếp phải lịch sự vui vẻ kể cả đối với hành khách và đồng nghiệp.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Máy trưởng: thực hiện đầy đủ công tác vận hành bảo dưỡng kiểm tra… đảm bảo bộ
phận máy luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Chỉ đạo bộ phận máy hỗ trợ công
tác bốc xếp hàng hóa, hỗ trợ hành khách tại hai đầu bến. Cuối tháng làm báo cáo
tiêu thụ nhiên liệu dầu nhớt gửi phòng vận hành.
 Tiếp viên: thực hiện theo các yêu cầu của công ty theo tiêu chí khách hàng là số một,
tăng cường công tác phục vụ, bán hàng, bán vé…. Tăng doanh thu. Là bộ mặt trực
tiếp với khách hàng hằng ngày phải luôn duy trì trạng thái tươi vui lịch sự phục vụ
chu đáo, luyện tập phát thanh theo đúng quy trình. Cuối ngày phải hoàn tất công tác
chuẩn bị cho ngày hôm sau về mọi mặt từ hàng hóa, vé xe…
2.1.3 Ca trực boong khi tàu hành trình
Thông thường, các ca trực boong gồm:
 Ca sáng bắt đầu từ 7h30 đến 10h.
 Ca trưa bắt đầu từ 11h00 đến 13h30.
 Ca chiều bắt đầu từ 14h15 đến 16h45.

Hình 2.1 – Phân công ca trực trên Phu Quoc Express 7


2.2 Công tác làm quen tàu mới
Khi được điều động xuống tàu, đại phó là người sỹ quan hướng dẫn các công tác như:
 Giới thiệu sơ đồ bố trí chung của tàu (buồng lái, khoang hành khách, buồng máy);

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Chỉ dẫn các lối thoát hiểm, vị trí tập trung MUSTER STATION, vị trí đặt các phao
tròn, áo phao cá nhân và bình chữa cháy trên tàu theo sơ đồ FIRE CONTROL &
SAFETY PLAN;
 Nhận biết các thiết bị an toàn được bố trí trên tàu (chức năng – vị trí – sơ lược cách
sử dụng): VHF cầm tay, bộ phản xạ tín hiệu Radar (SART), bè cứu sinh, phao chỉ
báo vị trí khẩn cấp (EBIRB);
 Biết cách báo động và sử dụng bình cứu hỏa xách tay;
 Biết cách đóng và mở các cửa kín nước, cửa thời tiết;
 Giới thiệu, làm quen với tất cả thuyền viên, tiếp viên trên tàu;
 Được quan sát và thao tác những việc đơn giản trong trực ca khi tàu chạy biển dưới
sự giám sát của thuyền trưởng và sỹ quan.

Hình 2.2 – Sơ đồ bố trí trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa tàu Phu Quoc Express 7
SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 2.3 – Cửa thoát hiểm (trái) và Lối xuống buồng máy (phải)

Hình 2.4 – Trạm tập trung (trái) và Chỉ dẫn vị trí của nó (phải)

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

2.3 Bảng phân công công việc trên tàu


Bảng phân công nhiệm vụ thuyền viên (Muster list) là bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thuyền viên trên tàu đối với từng sự cố, đặc biệt dành cho thuyền viên vừa mới lên
tàu, nó được dán ở cabin buồng lái.

Hình 2.5 – Bảng phân công nhiệm vụ thuyền viên tàu Phu Quoc Express 7

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

2.3 Công tác huấn luyện, diễn tập, thực tập trên tàu
Theo định kỳ thời gian quy định Thuyền Trưởng giả định các tình huống sự cố có thể xảy
ra để tổ chức thực tập tình huống ứng cứu của tàu.
 Thực tập báo động cứu thủng: Mỗi tháng một lần tiến hành khi tàu hành trình trên
biển.
 Thực tập cứu sinh: Mỗi tháng một lần khi tàu chạy trên biển.
 Thực tập bỏ tàu: ba tháng một lần.
 Thực tập cứu hỏa: Thời gian biểu thực tập mỗi tháng một lần khi tàu đang hành trình
trên biển.
Yêu cầu:
 Nội dung thực tập phải được ghi chép vào nhật ký thực tập và nhật ký hàng hải;
 Kiểm tra thuyền viên nhận biết đúng tín hiệu báo động của từng tình huống. Số người
tham gia và tập trung vào vị trí đúng theo qui định của “Bảng phân công và chỉ dẫn
báo động” MUSTER LIST;
 Kiểm tra xem thuyền viên có mang đúng các dụng cụ cấp cứu được phân công hay
không? Có mặc các loại phao áo cứu sinh, cứu hỏa,.. theo đúng qui định hay không?
 Hướng dẫn thuyền viên nhận biết các lối thoát sự cố, cách sử dụng áo cách nhiệt,
các ống cứu hỏa, bình bọt, bình CO2, hệ thống bơm van ống cứu hỏa và bơm sự cố.
 Vận hành thử các máy móc thiết bị sự cố của tàu: Máy lái sự cố, nguồn sự cố, bơm
sự cố…

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 2.6 – Nhật ký thực tập tàu Phu Quoc Express 7


2.4 Quản lý lao động hàng hải
Công ty đã đưa ra quy chế quản lý nhằm quản lý lao động hàng hải theo quyết định của Bộ
Giao Thông Vận Tải.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

CHƯƠNG 3 – CÁC TRANG THIẾT BỊ TRÊN TÀU


3.1 Trang thiết bị cứu sinh
3.1.1 Bè cứu sinh
Bè cứu sinh được làm bằng nilon tráng cao su có mái che, nổi bằng cách tự bơm khí sau
khi ném xuống nước, bình thường bè được ép và xếp lại trong 1 hộp được làm bằng sợi
thủy tinh, trong đó chứa đựng các dụng cụ cần thiết kể cả bình khí nén dùng để bơm vào
bè.
 Số lượng: 6
 Vị trí: hai bên mạn boong chính
 Kiểu: bè có bộ nhả thủy tĩnh, tự thổi

Hình 3.1 – Bè cứu sinh được sử dụng trên tàu Phu Quoc Express 7
Hạ bè theo phương pháp thủ công bằng tay:
 Kiểm tra đoạn cuối của dây néo (painter) được buộc vào một điểm chắc chắn trên
boong tàu hay chưa.
 Tháo dây chằng trên hộp chứa bè.
 Đảm bảo dưới mạn chuẩn bị thả không có chướng ngại.
 Hai người bưng hai đầu hộp chứa và ném xuống biển.
 Đảm bảo dây néo vẫn còn buộc vào điểm ở trên tàu, tránh cho bè bị trôi ra xa.
 Giật mạnh dây néo để bơm phồng bè.
 Bè cứu sinh cần 20 đến 30 giây để phồng.
 Lên bè cứu sinh từng người một bằng thang hoặc dây thừng.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Đề phòng các vật sắc nhọn làm hư hại đến bè cứu sinh.
 Khi tất cả mọi người đã lên bè, sau khi điểm danh, cắt dây néo bằng dao.
3.1.2 Phao áo cứu sinh
 Phao áo trẻ em: 30 cái.
 Phao áo người lớn: 317 cái.
 Vị trí: boong lầu lái, boong chính (khu vực phía trên ghế hành khách).

Hình 3.2 – Phao áo và nơi cất giữ


3.1.3 Phao tròn
 Phao tròn có dây (30m): 2 cái.
 Phao tròn có đèn: 4 cái.
 Phao tròn có đèn và tín hiệu khói: 2 cái.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 3.3 – Phao tròn có dây (trái), có đèn (giữa), có đèn và khói (phải)
3.1.4 Trang thiết bị cứu sinh khác
 Pháo dù: số lượng 12, để ở cabin buồng lái.

Hình 3.4 – Pháo hiệu dù

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Thiết bị đánh tín hiệu ban ngày: số lượng 1, để ở cabin buồng lái.

Hình 3.5 – Thiết bị đánh tín hiệu ban ngày


 Thiết bị phóng dây (kèm 2 đầu phóng), dây dài 230m, được đặt ở buồng lái.

Hình 3.6 – Thiết bị phóng dây

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Thiết bị phát đáp radar (SART): số lượng 1, đặt ở buồng lái.

Hình 3.7 – Thiết bị phát đáp radar

 Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB): số lượng 1, đặt ở cánh gà buồng
lái.

Hình 3.8 – Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.2 Trang thiết bị cứu hỏa


3.2.1 Bình bột xách tay
 Số lượng: 13
 Vị trí: buồng lái và khoang hành khách 9 bình, buồng máy 4 bình.
 Được kiểm tra định kì hàng tháng.
3.2.2 Bình CO2 xách tay
 Số lượng: 3
 Vị trí: buồng lái 1 bình, buồng máy 2 bình.
 Được kiểm tra định kì hàng tháng.

Hình 3.9 – Bình CO2 và bình bột xách tay


3.2.3 Buồng CO2 và trạm điều khiển

Hình 3.10 – Trạm CO2 và trạm điều khiển

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.2.4 Hộp đựng ống mềm kèm đầu phun


 Hộp đựng ống cứu hỏa cùng với súng phun (10m): số lượng (2), vị trí: buồng máy
 Hộp đựng vòi rông cứu hỏa cùng với súng phun (20m): số lượng (6), vị trí: boong
tàu

Hình 3.11 – Hộp đựng ống và đầu phun cứu hỏa


3.2.5 Họng nước cứu hỏa
 Số lượng: 8
 Vị trí: boong (6), buồng máy (2)
3.2.6 Mặt bích nối bờ quốc tế
 Số lượng: 1
 Bên cạnh có van giúp chia nước ra các nhánh phụ khác.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 3.12 – Mặt bích nối bờ quốc tế


3.2.7 Cảm biến khói
 Số lượng: 11
 Vị trí: trên boong 9, buồng máy 2.
3.2.8 Điểm báo cháy bằng tay
 Số lượng: 8
 Vị trí: trên boong 6, buồng máy 2
3.2.9 Chuông báo cháy
 Số lượng: 12
 Vị trí: trên boong 8, buồng máy 4

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 3.13 – Chuông báo cháy (trái), điểm báo cháy (giữa), cảm biến khói (phải)

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.3 Trang thiết bị buồng lái


Tàu Phu Quoc Express 7 là tàu cao tốc, chạy chuyên tuyến gần bờ, nên trang thiết bị trên
buồng lái còn nhiều hạn chế.
3.3.1 Danh mục và sơ đồ bố trí các trang thiết bị buồng lái
Tên thiết bị Model Nhà sản xuất Thông số kỹ thuật chủ yếu
RADAR MDC 2900P KODEN  Loại anten: cánh quyét
 Khoảng cách phát hiện nhỏ nhất:
40m
 Thời gian chờ khởi động: 2 – 3 phút
 Thang tầm xa: 0.125 – 72 hải lý
 Tích hợp ARPA
GPS SPR – 1400 SAMYUNG  Màn hình 3 inchs
 Thu cùng lúc 12 vệ tinh
 Tần số hoạt động: 1574.42 MHz 
1MHz
 Nguồn cấp: 10V – 36V
AIS Em-trak A100 EM – TRAK  Thích thước: 210*105*138mm
 Trọng lượng:1.4 kg
 Nguồn cấp: 12V – 24V
ECDIS HD – 70C HAIYANG  Màn hình LCD 7 màu
 Số lượng điểm nhớ: 20,000 điểm
 Số lượng vết nhớ: 50,000 điểm
 Có sẵn hải đồ cho vùng biển Việt
Nam và Đông Nam Á

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 25


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

*Sơ đồ bố trí các trang thiết bị buồng lái

MÁY THU
AIS GPS VHF
NAVTEX ECDICS MF/HF
Cầm tay
VHF ĐO MỨC KÉT
MÀN HÌNH
BẢNG ĐIỆN
LCD
GCS + DỪNG ĐỒNG HỒ CHỈ ĐỒNG HỒ CHỈ
RADAR SỰ CỐ BẢNG ĐIỀU BÁO MÁY BÁO MÁY
KHIỂN GẠT CHÍNH TRÁI CHÍNH PHẢI
HỆ THỐNG MƯA
TRUYỀN BẢNG TAY
BẢNG ĐIỀU
THANH NỘI CHUÔNG
KHIỂN BƠM HỆ THỐNG LÁI BẰNG ĐIỆN
BỘ TRUYỀN
THỦY LỰC
LỆNH

AIS SART
CỬA RA VÀO

*Hình chụp thực tế

Hình 3.14 – Tổng quan các trang thiết bị buồng lái

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 26


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.3.2 Radar KODEN MDC2900P

Hình 3.15 – Radar trên tàu Phu Quoc Exopress 7


a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng
Tên núm nút Chức năng
DAY/NIGHT Chọn chế độ ngày/đêm
Thay đổi độ dài xung phát. Có 2 chế độ SP (short pulse) và LP
SP/ LP
(long pulse)

Chuyển đổi giữa hai chế độ phát xung (TX) và chế độ chờ
TX/ST-BY
(STAND-BY)

POWER ON/OF Bật/ Tắt thiết bị


EBL1 Hiển thị đường phương vị điện tử số 1
EBL2 Hiển thị đường phương vị điện tử số 2
BRILL Điều chỉnh độ tương phản của màn hình
RAIN Khử nhiễu mưa
SEA Khử nhiễu biển
GAIN Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu được

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 27


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Function keys Phím chức năng giúp truy cập nhanh vào các mục của Menu
PANNEL Điều chỉnh độ sáng của bảng điều khiển
VRM1 Hiển thị vòng cự ly di động số 1
VRM2 Hiển thị vòng cự ly di động số 2

ERBL Xác định khoảng cách và phương vị giữa hai mục tiêu riêng biệt

RANGE (+/-) Thay đổi thang tầm xa từ 0.125 đến 72 hải lý


Chọn chế độ dịch tâm. Vị trí của tàu ta có thể được dịch chuyển
OFFCENT
trên màn hình để mở rộng vùng quan sát về một phía
Chọn chế độ phương vị. Chuyển đổi giữa North - up, Head - up,
MODE
Course - up.
OFF Nhấn phím OFF để ẩn tạm thời vạch chỉ báo mũi tàu
MENU Các mục chức năng
ACQ Thu mục tiêu
ENT Xác nhận các lựa chọn
TRACK BALL Con lăn được dùng để di chuyển con trỏ tùy ý trên màn hình

b. Công tác chuẩn bị trước khi khởi động thiết bị


 Kiểm tra xem anten có bị vướng gì không.
 Vặn các núm GAIN, SEA, RAIN về mức thấp nhất.
 Kiểm tra toàn bộ bên ngoài mặt máy xem có gì bất thường không.

c. Khởi động và tiến hành các điều chỉnh cần thiết


 Để khởi động, ta nhấn giữ nút [POWER ON/OF] cho đến khi có nghe tiếng bíp. Lúc
này, thiết bị được khởi động, màn hình chính xuất hiện chữ [WAIT], sau khoảng 2
– 3 phút chữ [WAIT] biến mất, thiết bị đã sẵn sàng để hoạt động.
 Nhấn nút [TX/ ST-BY] để bắt đầu phát xung, nhấn lần nữa để về chế độ STAND-
BY.
 Độ sáng của màn hình chính có thể được điều chỉnh bằng nút [BRILL]. Thao tác
như sau:
o Nhấn phím [BRILL];
o Một dấu mũi tên sẽ xuất hiện ở phía bên trái của thanh Brill góc dưới bên trái
màn hình hiển thị;

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 28


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

o Xoay núm [EBL] theo chiều kim đồng hồ để tăng độ tương phản màn hình.
Và ngược lại.
 Điều chỉnh TUNE, GAIN, SEA, RAIN thích hợp để có được ảnh mục tiêu rõ nhất.
 Có 3 chế độ hiển thị màn hình: Course – up, Head – up, North – up.
d. Khai thác sử dụng
*Xác định khoảng cách từ tàu tới mục tiêu
Ta có thể xác định khoảng cách đến mục tiêu vòng cự ly cố định (Range ring) hoặc vòng
cự ly di động (Variable range marker – VRM).
 Xác định khoảng cách bằng vòng cự ly cố định, ta thực hiện như sau:
o Hiển thị vòng cự ly cố định: nhấn [MENU], trên màn hình menu, chọn
[TOOL] => [RR] => [ON] và nhấn ENT.
o Tại góc trên cùng bên trái, ngay dưới thang cự ly là khoảng cách giữa các
vòng cự ly cố định.
o Bằng tương quan vị trí tàu ta với mục tiêu mà ta có thể nhanh chóng ước tính
được khoảng cách từ tới mục tiêu. Nhưng để có được khoảng cách chính xác,
ta phải sử dụng phương pháp xác định khoảng cách bằng vòng cự ly di động.
 Xác định khoảng cách bằng vòng cự ly di động, ta thực hiện như sau:
o Nhấn nút VRM 1 hoặc VRM 2 để hiển thị vòng cự ly di động, xoay núm
VRM để điều chỉnh sao cho vòng cự ly này tiếp xúc với mép ngoài của mục
tiêu, đọc giá trị ở góc dưới bên phải màn hình.
*Xác định phương vị từ tàu tới mục tiêu
Tương tự như xác định khoảng cách, việc xác định phương vị của tàu với mục tiêu cũng có
thể dùng vành chia độ cố định hoặc dùng đường phương vị điện tử (Electronic bearing line
– EBL).
 Xác định phương vị của tàu với mục tiêu băng vành chia độ cố định:
o Bằng tương quan vị trí của tàu chủ và mục tiêu, ta có thể nhanh chóng ước
tính được góc mạn tới mục tiêu. Nhưng để có được con số chính xác, ta phải
sử dụng đường phương vị điện tử.
 Xác định phương vị của tàu với mục tiêu bằng EBL:
o Nhấn nút EBL 1 hoặc EBL 2 để hiển thị đường phương vị điện tử, xoay núm
EBL để điều chỉnh sao cho đường phương vị này tiếp xúc với mép ngoài mục
tiêu, đọc giá trị ở góc dưới bên phải màn hình.
*Lưu ý: cần chú ý đến chế độ màn hình đang sử dụng North-up, Head-up hay Course-
up mà ta có được giá trị từ EBL là phương vị hay là góc mạn.
e. Tắt thiết bị
 Nhấn giữ nút [POWER ON/OF] 5 giây để tắt thiết bị.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 29
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.3.3 Thiết bị thu GPS

Hình 3.16 – Thiết bị thu GPS SAMYUNG SPR-1400


a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng
Tên núm
Chức năng
nút
Màn hình
1. Hiển thị thông tin và các chế độ màn hình
LCD
Phím điều 2. Chọn các mục trên màn hình Menu và các giá trị cài đặt (Nhấn ▲ ▼ ở
hướng màn hình hiển thị chính để điều chỉnh độ sáng chữ/số)
3. Khi chế độ Menu đang được hiển thị, nhấn phím để trở về màn hình
MENU
trước đó
4. Bật/ Tắt thiết bị Xác nhận các giá trị và chức năng cài đặt tại màn hình
Menu, nhấn ENTER để chọn chuyển đổi giữa 6 chế độ hiển thị màn
ENTER
hình khi không ở màn hình Menu (NAV; PLOTTER; HIGHWAY;
STEERING; USER (Speedometer Display; Digital Display))
LED 5. Khi thiết bị hoạt động tốt, đèn sẽ sáng
6. Bật/ Tắt nguồn và điều chỉnh độ sáng màn hình
7. Khởi động: Nhấn phím ON/OF khoảng một giây
ON/OFF 8. Tắt máy: Nhấn phím phím ON/OF khoảng hai giây
9. Để điều chỉnh độ sáng tối màn hình LCD: nhấn phím ON/OF khoảng
một giây, nếu nhấn lâu hơn một giây thì máy sẽ tắt.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 30


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Sounder 10. Khi khởi động, tiếng báo động sẽ phát ra

b. Khai thác sử dụng


 Để khởi động, nhấn giữ phím POWER, khi thiết bị đã được khởi động lên, ta có thể
điều chỉnh được độ sáng bằng cách nhấn 1 lần phím POWER. Để tắt, ta nhấn giữ
POWER cho đến khi thiết bị tắt.
 Nhấn giữ phím MENU để đánh dấu vị trí người rơi xuống nước.
 Thao tác để nhập điểm waypoint: nhấn phím MENU, chọn NAVIGAVE ->
WP/MARK CREATE/VIEW rồi tiến hành nhập tên điểm, số thứ tự cho điểm, ký
hiệu và tọa độ. Cuối cùng, sau khi nhập hết các thông tin, chọn LOG và nhấn ENT
để lưu lại.

3.3.4 Thiết bị tự động nhận dạng AIS

Hình 3.17 – Thiết bị tự động nhận dạng EM-TRAK A100

a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng

Tên núm nút Chức năng


Cho phép truy cập vào các mục cài đặt, cấu hình từ bất cứ màn hình
Menu key
vận hành nào

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 31


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Back key Dùng để hủy vận hành hiện tại, trở về mục menu trước đó
Chọn các thông tin hiện tại trên màn hình hiển thị, chọn các mục
Scroll wheel menu và chỉnh sửa thông tin của bức điện, các số hiển thị trên màn
hình
Right and left
Phím chức năng,
function key
Pilot plug Cổng kết nối cho thiết bị của hoa tiêu (theo chuẩn của IMO)
Khi nhấn các phím sẽ xuất hiện tiếng "Beep", tùy vào cài đặt của
Sounder
người dùng có thể kích hoạt hoặc không.
b. Khai thác sử dụng
 Máy thu A100 không có công tắc nguồn và được thiết kế dùng nguồn điện cố định.
 Thiết bị có có 6 chế độ màn hình, để chuyển đổi giữa các chế độ màn hình, ta nhấn
nút Menu. Danh mục các chế độ màn hình được liệt kê ngay dưới đây.
o Target list (Danh sách tàu mục tiêu): Trên màn hình hiển thị tên tàu mục tiêu
hoặc số MMSI; khoảng cách, phương vị tàu ta so với tàu mục tiêu. Tàu gần
nhất sẽ được đứng đầu danh sách, chỉ có thể hiển thị được 200 tàu trong danh
sách.
o Own vessel and Voyage data (Tàu chủ và dữ liệu hành trình): Trên màn hình
hiển thị những thông tin như: Số MMSI, tên tàu, hô hiệu, trạng thái hàng hải
(Neo, hành hải..), thời gian dự kiến đến (ETA)
o Own dynamic data (Dữ liệu động của tàu chủ): Trên màn hình hiển thị những
thông tin như: Ngày/giờ hiện tại (UTC), kinh độ, vĩ độ, tốc độ so với đất
(SOG), hướng so với đất (COG), hướng mũi tàu, tốc độ quay trở (ROT)…
o Recived Message: Trên màn hình này sẽ hiện thị những bức điện AIS và bức
điện liên quan đến an toàn (SRM) nhận được từ các trạm AIS khác.
o Alarm screen: Màn hình hiển thị trạng thái của hệ thống báo động AIS.
o Target plot screen: Màn hình hiển thị vị trí tương đối giữa tàu ta với các tàu
sử dụng thiết bị AIS hoặc các trạm. Màn hình cho ta một cái nhìn tổng quan
về các tàu mục tiêu. Nhưng chú ý không được thay thế những thông tin trên
màn hình hiển thị AIS với Hải đồ điện tử chuyên dụng.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 32


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.3.5 Hải đồ điện tử

Hình 3.18 – Hải đồ điện tử HAIYANG HD-70C

a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng
Tên núm nút Chức năng
Cursor key Các phím điều hướng
GAIN/STC/ENTER Điều chỉnh độ nhạy, STC và ENTER
(+) và (-) Phóng to và thu nhỏ
MENU Truy cập vào menu
GO TO Phím hành trình
PAGE Chọn trang màn hình
ACTIVE Chọn khung đỏ
WPT/MOB Nhập điểm waypoint/đánh dấu vị trí người rơi xuống nước
CANCEL Hủy thao tác đang thực hiện
POWER Bật/tắt thiết bị

b. Khai thác sử dụng

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 33


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

*Một số ký hiệu trên màn hình thiết bị


 BRG – Bearing: Hướng tới đích.
 SOG – Speed over ground: Tốc độ tàu so với đất
 RNG – Range: Khoảng cách tới đích.
 TTG – Time to go: Thời gian tàu đi đến đích.
 COG – Course over ground: Hướng tàu so với đất.
 ETA – Estimated time of arival: Thời gian dự đoán đến đích.
*Một số thao tác trong quá trình sử dụng
 Nhấn giữ phím POWER để khởi động thiết bị, khi khởi động lên, trên màn hình sẽ
có thông báo, nhấn ENTER để xác nhận. Để tắt thiết bị, ta nhấn giữ phím POWER
cho đến khi màn hình có thông báo “Thả phím PWR” thì ta nhả phím POWER ra,
thiết bị sẽ được tắt.
 Điều chỉnh độ sáng màn hình bằng hai phím ◀ ▶, chuyển đổi qua lại hai chế độ
ngày/đêm bằng hai phím ▼▲.
 Chuyển đổi giữa các chế độ màn hình bằng phím PAGE. Có 9 chế độ màn hình:
o Định vị hải đồ;
o Định vị hải đồ kết hợp màn hình thông số hành hải;
o Định vị hải đồ kết hợp màn hình xa lộ;
o Định vị hải đồ kết hợp màn hình la bàn;
o Định vị hải đồ kết hợp màn hình vệ tinh;
o Xa lộ kết hợp màn hình thông số hành hải;
o La bàn kết hợp màn hình thông số hàng hải;
o Thông số hành hải;
o Vệ tinh kết hợp màn hình thông số hành hải.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 34


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.3.6 Hệ thống lái tàu


Tàu Phu Quoc Express 7 trang bị hệ thống lái chính loại điện thủy lực, và hệ thống lái sự
cố loại cơ học.

Hình 3.19 – Hệ thống lái chính (trái) và lái sự cố (phải)

 Hệ thống điều khiển máy lái chính trên buồng lái có thể được điều khiển bằng nút
(button press) nhấn hoặc bằng tay trang (joystick) bằng công tắc ngay trên mặt điều
khiển.

3.4 Trang thiết bị thông tin liên lạc


*Danh mục các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu Phu Quoc Express 7
Tên thiết Model Hãng sản Các thông số kỹ thuật chủ yếu
bị xuất
VHF-DSC STR - 6000A SAMYUNG 11. Màn hình LCD;
12. Công suất phát: 1W và 25W;
13. Kênh làm việc: CH16 (156.800 MHz);
CH6 (156.300 MHz); CH13
(156.650MHZ);
14. Tần số trực canh (DSC): 156.525
MHZ;
15. Nguồn cung cấp: DC 24V và DC 18V.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 35


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

MF/HF- SRG – SAMYUNG 16. Màn hình LCD kích thước 10*4;
DSC 3150DN 17. Dải tần số thu Rx: 0.1 to 29.9999MHz.
18. Dải tần số phát Tx: 1.6 to 27.5MHz.
19. Tích hợp trực canh DSC.
20. Có thể lưu được 100 bức điện thu, 100
bức điện phát và 50 bức điện thu báo
động cấp cứu.
21. Công suất phát: 150W/250W.
22. Nguồn cung cấp: DC 24V.
NAVTEX SMARTFIND MCMURDO 23. Màn hình màu, kích thước 6 inch;
GMDSS 24. Có thể tiếp nhận đồng thời cả 3 kênh.
NAVTEX 25. Có thể nhận các bản tin ở tần số 490
kHz, 518 kHz, 4209.5 kHz.

AIS – SMARTFIND MCMURDO 26. Loại IMO AIS SART, không nổi tự
SART - S5 do.
27. Phát AIS tần số: AIS1: 161,975 MHz,
AIS2: 162,025 MHz.
28. Công suất phát: 1W EIRP
29. Pin Lithium, hoạt động thấp nhất trong
vòng 96 giờ đồng hồ.
EPIRB EPIRB E5 MCMURDO 30. Hoạt động trên tần số 406MHz theo tổ
chức COSPAS-SARSART.
31. Thiết kế phù hợp theo tiêu chuẩn của
SOLAS.
32. Hạn pin: 5 năm
33. Bộ nhả thuỷ tĩnh sẽ tự động kích hoạt
khi chìm ở độ sâu từ 2-4m.
34. Dễ dàng vận chuyển với hộp khung an
toàn.
35. Sau khi kích hoạt sẽ hoạt động tối
thiểu trong 48 giờ.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 36


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.4.1 VHF-DSC

Hình 3.20 – VHF STR-6000A trên tàu Phu Quoc Express 7


a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng

Tên núm nút Chức năng


DISTRESS
Phát bản tin báo nạn, chỉ nhấn trong tình huống khẩn cấp
button
Đèn đỏ sẽ sáng trong 2 trường hợp gửi hay nhận cuộc gọi khẩn cấp

Đèn xanh sẽ sáng khi nhận được tin nhắn DSC


Nút này dùng để chuyển nhanh về kênh 16 hoặc quay trở lại
Nút 16/9
TELEPHONE MODE từ các kênh khác hay từ DSC MENU
CH70 Chuyển nhanh qua kênh 70
Nhấn 1 lần để chuyển lần lượt các kênh hoặc các thanh MENU, Nếu
▲▼
nhấn giữ thì sẽ chuyển liên tiếp

Nhấn 1 lần để vào menu DSC CALL


MENU
Nhấn giữ để về thanh MENU

Phím chức năng

CLR Thoát ra khỏi chức năng ở chế độ MENU


PWR/VOL Nút nắt mở nguồn, tăng giảm volume
SQUELCH Hiệu chỉnh độ rõ của kênh đài, khử nhiễu

b. Khai thác sử dụng


SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 37
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

*Liên lạc thông thường


 Chọn kênh muốn thực hiện liên lạc bằng hai phím mũi tên lên xuống. Nhấn PTT
(push to talk) để nói.
*Liên lạc báo nạn
 Phát báo nạn trên VHF-DSC bằng cách nhấn giữ nút DISTRESS cho đến khi có
âm thanh báo nếu trong trường hợp không có nhiều thời gian. Lúc này, thiết bị
chỉ phát đi tín hiệu báo nạn với những thông tin cơ bản nhất của tàu như: tên tàu,
MMSI…
 Trong trường hợp ta vẫn còn đủ thời gian, thực hiện cập nhật các thông tin cần
thiết cho việc báo nạn. Thao tác:
o Nhấn nhẹ nút MENU để hiện CALL ITEM SELECT;
o Chọn DISTRESS CALL;
o Tại menu này, ta tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa các thông tin cho việc
báo nạn, như: tính chất tai nạn, kinh vĩ độ, thời gian…
o Sau đó, ta nhấn giữ nút DISTRESS 3 giây, có âm thanh báo hiệu việc phát
thành công.

3.4.2 MF/HF-DSC

Hình 3.21 – Thiết bị MF/HF DSC trên tàu Phu Quoc Express 7
a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 38


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Núm nút Chức năng


POWER Bật/Tắt thiết bị
DISTRESS boutton Dùng để phát tín hiệu báo nạn
CALL/STOP Phát đi cuộc gọi hoặc bản điện đã được chọn
ACK On/Off việc tự động xác báo trong chế độ DSC
MENU Hiển thị menu làm việc
FUNC Phím chức năng, sử dụng nó kết hợp với một trong các phím
số.
ARTICULATION Điều chỉnh cường độ tín hiệu thu nhận để được tín hiệu tốt
nhất.
GAIN Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ở khối thu
VOLUME Điều chỉnh âm lượng phát ra loa
CHANNEL Điều chỉnh tần số hoặc kênh
MODE Chuyển đổi qua lại giữa chế độ SSB và DSC
DIM Điều chỉnh độ sáng (có 4 mức)

b. Khai thác sử dụng


*Liên lạc thông thường
 Chọn kênh muốn thực hiện liên lạc bằng núm vặn CH. Nhấn PTT (push to talk)
trên tay cầm để nói.
*Liên lạc báo nạn
 Phát báo nạn trên MF/HF-DSC bằng cách nhấn giữ nút DISTRESS cho đến khi
có âm thanh báo nếu trong trường hợp không có nhiều thời gian. Lúc này, thiết
bị chỉ phát đi tín hiệu báo nạn với những thông tin cơ bản nhất của tàu như: tên
tàu, MMSI…
 Trong trường hợp ta vẫn còn đủ thời gian, thực hiện cập nhật các thông tin cần
thiết cho việc báo nạn. Thao tác:
o Nhấn nút CALL/STOP để hiện CALL ITEM SELECT;
o Chọn DISTRESS CALL;
o Tại menu này, ta tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa các thông tin cho việc
báo nạn, như: tính chất tai nạn, kinh vĩ độ, thời gian…
o Sau đó, ta nhấn giữ nút DISTRESS 3 giây, có âm thanh báo hiệu việc phát
thành công.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 39


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.4.3 Thiết bị thu NAVTEX

Hình 3.22 – Thiết bị thu NAVTEX SmartFind trên tàu Phu Quoc Express 7

a. Giới thiệu chung về các núm nút và chức năng của chúng
Tên núm nút Chức năng
☼ Điều chỉnh độ sáng màn hình
△▽◁▷ Các phím điều hướng
ENTER Mở bản tin khi nhận, xác nhận các thông số thiết lập
Các phím mềm Các phím chức năng, tùy từng menu mà nó có chức năng
khác nhau

b. Khai thác sử dụng


 Đối với tàu Phu Quoc Express 7 chạy tuyến Rạch Giá – Bãi Vòng sẽ thu được bản
tin NAVTEX của đài Ho Chi Minh Radio. Cụ thể, đài Hồ Chí Minh mang mã đài là
X, phát các bản tin thời tiết vào lúc 06h50 và 18h50; các bản tin cảnh báo hàng hải
khác vào lúc 02h50, 10h50,14h50,22h50.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 40


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.4.4 Thiết bị phát đáp AIS – SART

Hình 3.23 – Thiết bị phát đáp AIS trên tàu Phu Quoc Express 7
*Hướng dẫn sử dụng
 Lấy túi đựng thiết bị AIS-SART ra khỏi giá đỡ được treo cố định trên tàu.
 Mang túi đựng thiết bị ra phao bè cứu sinh.
 Mở túi đựng để lấy thiết bị ra.
 Gắn chặt thiết bị phần màu cam vào trục đỡ màu đen.
 Mở nắp cao su ở dưới đế của trục đỡ màu đen và kéo nhiều đoạn của trục ra và vặn
cho chặt ta được giá đỡ thiết bị có chiều dài khoảng 1m.
 Để kích hoạt thiết bị. Dùng tay giật mạnh nắp bảo vệ màu đỏ. Nhấn và giữu nút ON
trong vòng vài giây cho đến khi đèn LED đỏ nháy sáng.
 Để tắt thiết bị hoặc dừng sự cố báo nạn, nhấn và giữ nút TEST trong vòng 2 – 3 giây
cho đến khi đèn đỏ tắt thì nhả nút TEST.
 Khi đặt thiết bị trên bè cứu sinh cần phải lưu ý: thiết bị phải được đặt thẳng đứng,
không bị che khuất bởi các chướng ngại vật, bảo đảm chiều cao so với mực nước
biển ít nhất là 1m.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 41


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.4.5 Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp – EPIRB

Hình 3.24 – EPIRD trên tàu Phu Quoc Express 7


 EPIRB (Emergency Position Indicating Radio Beacons ) là phao vô tuyến chỉ báo vị
trí cấp cứu. EPIRB được dùng để chỉ thị khẩn cấp vị trí bị nạn của tàu qua vệ tinh
khi được kích hoạt. Khi một con tàu bị mất liên lạc trên biển thì thiết bị này là một
sự trợ giúp hữu hiệu.
 Thiết bị này bắt buộc phải trang bị trên tàu theo GMDSS. Mỗi EPIRB được đăng kí
một số nhận dạng duy nhất với cơ quan có thẩm quyền để giúp nhận diện từng tàu.
 EPIRB không được bật sẵn mà phải được kích hoạt để phát tín hiệu. Có thể kích hoạt
bằng cách nhấn vào nút ở trên thiết bị, hoặc khi xảy ra tai nạn (chìm tàu) mà nó phải
tiếp xúc với nước, thì nó sẽ nổi lên, khóa thủy tĩnh tự động kích hoạt EPIRB.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 42


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.5 Công tác nhận hành khách và hàng hóa lên tàu
Tàu Phu Quoc Express 7 là tàu cao tốc với số lượng hành khách chuyên chở tối đa là 286
người. Ngoài ra tàu còn nhận chở thêm một số hàng hóa như: xe máy, hành lý ký gửi, bao
gửi…
* Qui trình tiếp nhận hành khách và hàng hóa chuẩn bị cho chuyến hành trình
 Nhân viên soát vé kiểm tra vé, chứng minh nhân dân của hành khách. Sau đó chỉ
dẫn lối vào khoang hành khách của tàu. Tiếp viên hướng dẫn chỗ ngồi cho hành
khách theo số ghế trên vé.
 Một số thủy thủ kiểm tra vé của hành khách có xe máy, sau đó sắp xếp và chằng
buộc kĩ càng theo hàng ở phía sau lái của tàu.
 Đại phó gửi danh sách hành khách, hàng hóa và tình trạng của các két nước dầu,
nước ngọt về công ty. Thông báo cho thuyền trưởng chuẩn bị rời cầu khi mọi công
tác hoàn thành và đã sẵn sàng cho chuyến đi.
3.6 Trang thiết bị neo, buộc tàu
3.6.1 Neo
 Số lượng: 1
 Vị trí: phía mũi tàu
 Trọng lượng: 160 kg
 Độ dài xích neo: 137.5 m

Hình 3.25 – Neo trên tàu Phu Quoc Express 7

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 43


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

3.6.2 Dây buộc tàu


 Số lượng: 4 cuộn
 Vị trí: 2 cuộn với trống tời ở sau lái, 2 cuộn với trống tời ở trước mũi.

Hình 3.26 – Dây buộc tàu trên Phu Quoc Express 7

3.6.3 Công tác làm dây khi tàu cập cầu


 Thuyền viên ra vị trí làm dây trước khi tàu cập cầu 15p. Ở boong mũi: đại phó và
một thủy thủ. Ở boong lái gồm có: 2 thủy thủ. Ở buồng lái: Thuyền Trưởng.
 Thử thông tin liên lạc giữa boong lái, boong mũi và buồng lái bằng VHF.
 Ở boong mũi chọn sẵn một dây để làm dây chéo mũi. Ở boong lái chọn sẵn một dây
làm dây chéo lái. Rải dây ra mặt boong theo thuận chiều kéo của dây.
 Phân công người ném dây, người phụ trách từng dây.
 Đại phó ở phía mũi liên tục báo cáo cho buồng lái biết về trớn tàu và khoảng cách
tàu mình với các chướng ngại vật.
 Khi tàu cách cầu cảng khoảng đủ để đưa dây ném lên cầu, thủy thủ ở mũi và lái đưa
dây chéo lên trước, thu ngay phần chùng của dây. Đưa tiếp các dây dọc mũi và dây
dọc lái, cô chặt vào cọc bích.
3.6.4 Công tác làm dây khi tàu rời cầu
 Trước khi ra cầu khoảng 15 phút, thuyền viên ra vị trí làm dây.
 Thử thông tin liên lạc giữa boong lái, boong mũi và buồng lái bằng VHF
 Sẵn sàng dây
 Người ném dây và người phụ trách dây phải đảm bảo được nhiệm vụ của mình. Rồi
tiến hành rút dây như sau:
o Mũi-lái chỉ để lại 1 dây dọc và 1 dây chéo. Thu các dây còn lại về tàu.
o Tiếp theo cởi dây dọc mũi và dọc lái.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 44


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

o Cởi dây chéo mũi và chéo lái


o Thu các dây vào trống tời. Vệ sinh boong sạch sẽ.

CHƯƠNG 4 – HÀNH HẢI


4.1 Hành hải địa văn
4.1.1 Các phương pháp xác định vị trí tàu
Có 4 phương pháp xác định vị trí tàu:
 Sử dụng GPS
 Sử dụng Radar
 Quan trắc bằng mắt thường( dựa theo kinh nghiệp đi tàu để ước chừng).
 Bằng phương pháp địa văn( quan trắc mục tiêu).
a. Xác định vị trí tàu bằng GPS
 Trên tàu trang bị thiết bị định vị toàn cầu GPS, nên tàu hành hải thì việc xác định vị
trí tàu chủ yếu bằng GPS.
 Dựa vào vị trí cho trên GPS, ta dùng thước song song để thao thác xác định vị trí tàu
trên hải đồ.
 Khoanh tròn và ghi rõ thời gian xác định vị trí tàu.
b. Xác định vị trí tàu bằng radar và phương pháp địa văn
Nếu khu vực chạy tàu có nhiều đảo nhỏ độc lập, các mục tiêu bố trí phản xạ radar đặc biệt
(Racon...) thì có thể sử dụng radar để xác định vị trí tàu. Nên chọn các mục tiêu rõ nét, dễ
nhận biết và có biểu thị trên hải đồ. Các phương pháp để xác định vị trí tàu bằng radar: 1
phương vị - 1 khoảng cách; 2 phương vị, 2 khoảng cách... Nói chung, việc xác định vị trí
tàu đều chung 1 nguyên lý là giao điểm của ít nhất 2 đường vị trí. Radar có thể cho phép ta
tìm được 2 loại đường vị trí.
 Đường phương vị nghịch: là tập hợp mọi điểm có hướng ngắm không đổi tới một
mục tiêu cố định.
 Đường vị trí đẳng trị khoảng cách: là tập hợp mọi điểm có khoảng cách không đổi
đến một mục tiêu cố định.
Vì thế, vị trí tàu được xác định bằng giao của một đường phương vị nghịch với 1 đường
đẳng trị khoảng cách hoặc giao của 2 đường phương vị nghịch của 2 mục tiêu riêng biệt
hoặc giao của 2 đường đẳng trị khoảng cách của 2 mục tiêu riêng biệt.

Khi quy đổi phương vị từ tàu → mục tiêu sang phương vị nghịch, ta cần cộng thêm 180
và nếu radar đang ở chế độ head up thì ta phải chuyển góc mạn mục tiêu về phương vị của

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 45


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

mục tiêu.

Hình 4.1 – Xác định vị trí tàu bằng 1 phương vị 1 khoảng cách (bên trái); bằng 2 phương
vị (bên phải)

Khi xác định VTT = 2 phương vị, nên chọn 2 mục tiêu có góc kẹp ngang từ 30 - 150
Đối với việc xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách tới 2 mục tiêu, giao của 2 đường đẳng
trị khoảng cách có thể cho ra 2 điểm. Nếu cả 2 điểm đều nằm trên biển thì ta cần lấy thêm
1 đường phương vị nghịch để có vị trí tàu chính xác.

Hình 4.2 – Xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách


c. Xác định vị trí tàu bằng phương pháp quan trắc mục tiêu
 Sử dụng các dụng cụ đo bằng mắt thường. Khi tàu chạy gần bờ có khá nhiều mục
tiêu địa văn để quan sát. Vì vậy ta có thể sử dụng chúng để xác định vị trí tàu.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 46


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

 Việc xác định vị trí tàu cơ bản là sử dụng giao điểm của ít nhất 2 đường vị trí. Nếu
quan sát bằng mắt thường, ta có thể có 3 loại đường vị trí, đường phương vị nghịch;
đường đẳng trị khoảng cách; đường đẳng trị góc kẹp ngang giữa 2 mục tiêu.
 Do đó có khá nhiều cách xác định vị trí tàu nếu quan sát bằng mắt thường như: 1
phương vị và 1 khoảng cách; 2 phương vị mục tiêu đồng thời; 3 phương vị; 2 khoảng
cách; 2 góc kẹp ngang đồng thời; 1 phương vị và 1 góc kẹp ngang; 1 khoảng cách
và 1 góc kẹp ngang...
 Tàu Phu Quoc Express 7 xác định vị trí tàu bằng phương pháp GPS
4.2 Thực hành chuyến đi thực tế
Vào lúc 11h00, ngày 13/08/2019 tàu Phu Quoc Express 7 chạy tuyến Rạch Giá đi Bãi Vòng.
Tàu chạy theo tuyến hành trình được thiết lập sẵn trên thiết bị hải đồ điện tử HAIYANG
HD-70C.
4.2.1 Các thông tin của chuyến đi:
- Thời gian dự kiến khởi hành (ETD): 11h00
- Thời gian dự kiến đến (ETA): 13h15
- Khoảng cách giữa cảng đi và cảng đến: 63 hải lý
- Tọa độ tại cảng Rạch Giá:
o Vĩ độ: 10000.6244N
o Kinh độ: 105004.5909E
- Tọa độ tại cảng Bãi Vòng:
o Vĩ độ: 10008.735N
o Kinh độ: 104002.3863E
- Phương vị của tàu: 2800
- Tốc độ trung bình: 25kt
4.2.2 Điều động tàu Phu Quoc Express 7 rời cầu
* Trường hợp rời cầu bằng lái
- Thuyền trưởng nhận định đang có dòng xuôi với vận tốc 0.4 – 0.5 knot nên ra cầu
bằng lái là tối ưu.
- Tàu Phu Quoc Express 7 chuyển hướng bằng cách điều chỉnh tốc độ quay của cặp
chân vịt, không sử dụng bánh lái. Có nghĩa là khi tàu muốn chuyển hướng sang phải
điều chỉnh sao cho tốc độ quay chân vịt bên trái mạnh hơn tốc độ quay của chân vịt
bên phải bằng cặp tay trang.
- Tiến hành cởi hết các dây chỉ để lại dây chéo mũi và dây dọc mũi.
- Sau đó đẩy tay trang trái tới và cho máy chạy tới nhẹ, khi tàu ở vị trí (2), mặt phẳng
trục dọc tàu tạo với chiều dọc cầu một góc khoảng 200 – 250 thì dừng máy, đưa hai
tay trang về số không và cho máy chạy lùi, khi có trớn lùi nhanh chóng thu các dây
mũi.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 47


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

- Khi tàu đến vị trí (3) đẩy tay trang phải tới, cho máy chạy tới và hành trính theo
hướng yêu cầu.

Hình 4.1 Điều động tàu khi tàu rời cầu


4.2.3 Điều động tàu khi tàu cập cầu
- Dựa vào quán tính con tàu và kinh nghiệm đi biển, thuyền trưởng chọn thời điểm
dừng máy thích hợp sao cho mũi tàu ngang với vị trí cần cập khi hết trớn.
- Khi mũi tàu cách 1 khoảng (vị trí 2) thì đẩy tay bên trái tới đưa tàu song song với
cầu.
- Khi mũi tàu đã sát cầu, ném dây rồi nhanh chóng bắt các dây dọc mũi, chéo mũi.
- Sau đó khi vào sát cầu thu dây, điều chỉnh dây thu cho tàu sát cầu, buộc các dây còn
lại.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 48


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 4.2 Điều động tàu khi tàu cập cầu


4.2.4 Tình huống tránh va thực tế
Vào lúc 11h23, tại vĩ độ: 10006.7450 N, kinh độ: 104012.4583E, tàu chạy với vận tốc 24.6
kts, theo hướng 2800 . Tàu bất ngờ gặp một tàu cá nhỏ chạy cắt hướng với khoảng cách
gần. Thuyền trưởng nhanh chóng hành động tránh va, nhấn 3 hồi chuông dài liên tiếp và
giảm tốc độ kịp thời. Lúc này tàu cá nhỏ tăng tốc và chạy cắt hướng tàu Phu Quoc Express
7.

CHƯƠNG 5 – CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG TÀU


Công tác bảo dưỡng được coi trọng trên tàu vì liên quan đến sinh mạng của con người trên
biển.
 Danh mục kiểm tra hàng tuần: các báo động chung
 Danh mục kiểm tra hàng tháng: bình chữa cháy xách tay,trang bị cứu hỏa,phao
tròn,phao bè,hộp đựng vòi rồng…;cầu thang mạn,dây buộc tàu: 1 tháng/1 lần
 Đối với các trang thiết bị tời neo: 1 tháng/2 lần
 Đối với các thiết bị VTĐ thì đại lý sẽ kiểm tra, thử hàng tháng, hàng tuần theo yêu
cầu nhà sản xuất của từng hãng.
 Ngoài ra, sau khi kết thúc chuyến tàu cuối cùng trong ngày, thủy thủ và tiếp viên
trên tàu dọn dẹp khoang hành khách, buồng lái sạch sẽ, lặn xuống sau lái tàu để kiểm
tra chân vịt, bánh lái, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến tàu ngày mai.

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 49


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

Hình 5.1 – Nhật ký bảo dưỡng

KẾT LUẬN
Tuy thời gian tham gia thực tập trên tàu rất ngắn nhưng em hiểu thêm về ngành Hàng Hải
và cảm nhận được phần nào của sự khó khăn và trở ngại của những người đi biển. Với
nhiều thuyền viên, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc "bán” cả tuổi trẻ của mình
cho biển cả mênh mông. Biển mang đến cho họ lợi ích vật chất, đồng thời cũng mang lại
nhiều hiểm họa như sóng to, gió lớn... luôn song hành cùng những cuộc hành trình của các
thuyền viên. Họ phải chịu những thiệt thòi, trải qua cuộc sống xa nhà, những lúc vợ nhớ,
con đau, bố mẹ cần thì họ không thể có mặt, phải ghánh trên mình trách nhiệm của công
việc. Vì vậy ngoài việc trao dồi thêm về kiến thức Hàng Hải, tăng trải nghiệm thực tiễn,
chúng em cần phải có ý chí và rèn luyện sức khỏe để ngày càng hoàn thiện hơn và được
gắn bó với nghề. Môi trường làm việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật rất cao và
chặt chẽ. Mỗi thuyền viên đều đảm nhận nhiệm vụ cụ thể và giữ vai trò quan trọng trên một
con tàu. Mọi người trên tàu phải luôn đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, đảm bảo đời sống
tinh thần như anh em trong một gia đình, vì an toàn của mình và an toàn chung của cả con
tàu.
Bài báo cáo còn nhiều thiết sót, em mong các thầy xem xét và đưa ra những ý kiến chỉ bảo
để em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc các thầy cùng gia đình mạnh
khỏe, đạt nhiều thành công, chúc các anh trên tàu PHU QUOC EXPRESS 7 có nhiều sức
khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, có những chuyến hành trình tốt đẹp.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 50
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: Đinh Gia Huy

SVTH: Ngô Thị Ngọc Chung Trang 51

You might also like