You are on page 1of 14

Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

Mục lục
I. Dinh dưỡng và thức ăn
1. Phải làm gì với một con chó khó tính trong vấn đề ăn uống …………………………….. 5
2. Chó ăn nhiều Protein thì có tốt không? ………………………………………………….... 6
II. Các bệnh thường gặp và phòng tránh.
1. Bệnh viêm phổi ở chó .............................................................................................................. 7
2. Loạn sản khung xương ............................................................................................................ 9
3. Bệnh viêm ruột ở chó ............................................................................................................... 11
4. Bệnh ký sinh trùng ................................................................................................................... 12
5. Bệnh mò bao lông trên chó ...................................................................................................... 13
6. Bệnh ve ký sinh ........................................................................................................................ 14
7. Bệnh rận ký sinh ...................................................................................................................... 15
8. Bệnh bọ chét ký sinh ................................................................................................................ 16
9. Bệnh giun ở mắt ....................................................................................................................... 17
10. Bệnh viêm miệng do nấm ...................................................................................................... 18
11. Bệnh Ca rê ............................................................................................................................. 19
12. Bệnh PARVO VIRUS ............................................................................................................. 20
13. Bệnh ghẻ ................................................................................................................................ 23
14. Bệnh giun móc ở chó ............................................................................................................. 24
III. Các tật xấu của chó và cách sữa chữa. 25
1. Chó sủa .................................................................................................................................... 25
2. Con chó “NHAI “ ....................................................................................................................... 27
3. Đào bới..................................................................................................................................... 28
4. ĐI WC BỪA BÃI ....................................................................................................................... 29
5. Ăn xin ....................................................................................................................................... 31
6. Đuổi theo cái gì bất kỳ ............................................................................................................. 32
7. Nhảy lên người ........................................................................................................................ 33
8. Phòng ngừa chó cắn ................................................................................................................ 34
9. Kéo bạn đi khi dắt bằng dây xích ............................................................................................. 36
10. Khi con chó nhát hoặc sợ tiếng ồn ........................................................................................ 37
IV. Kinh nghiệm nuôi chó. 39
1. Hướng dẫn „ lựa chọn „ và kinh nghiệm „ mua chó „ ................................................................ 39
2. Tám Lời khuyên khi bạn bắt đầu nuôi một con chó con .......................................................... 41
3. Thiết kế nhà ở cho cún cưng của bạn ..................................................................................... 42
4. Bí quyết chăm sóc chó tốt ....................................................................................................... 43
5. Khi nào thì nên tắm cho chó? .................................................................................................. 44
6. Tẩy giun cho chó ...................................................................................................................... 46
7. Phương pháp cho chó uống thuốc dễ dàng ............................................................................ 48

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 1


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

8. Chăm sóc chó già .................................................................................................................... 49


V. Huấn luyện chó. 51
1. Cho chó làm quen với clicker ……………………………………………………………….. 53
2. Đặt tên cho chó (dậy cho chó biết tên của nó) ………………………………………...…. 54
3. Dạy chó làm quen với thanh huấn luyện ................................................................................. 55
4. Dạy chó lệnh ngồi .................................................................................................................... 56
5. Dạy chó lệnh nằm .................................................................................................................... 57
6. Dạy chó lệnh đứng ................................................................................................................... 58
7. Dậy con chó lệnh “yên “ ........................................................................................................... 59
8. Dậy chó lệnh “lại đây “ ……………………………………………………………………….. 60
9. Đi cạnh chủ khi dắt dây xích .................................................................................................... 61
10. Dạy chó nhặt đồ ..................................................................................................................... 63
11. Dậy chó tìm hiểu tên các đồ vật ............................................................................................. 64
12. Dạy chó lệnh nhảy qua chướng ngại vật ............................................................................... 65
13. Nhảy qua một vòng tròn......................................................................................................... 66
14. Dậy chó đi đến một điểm cho sẵn ......................................................................................... 67
15. Dậy chó lệnh quay vòng tại chỗ ............................................................................................. 68
16. Dậy chó lệnh bắt tay .............................................................................................................. 69
17. Dạy chó lệnh Nhảy tại chỗ ..................................................................................................... 70
18. Dạy chó lệnh “xoay tròn hoặc cuộc tròn “dưới mặt đất ………….……………………… 71
19. Dạy chó lệnh ngồi cao (ngồi bằng 2 chân) ………………………………………………. 72
20. Dậy lệnh “Sủa ” …………………………….………………………………………………. 73
21. Dậy lệnh “im lặng “ …………………………………………………..……………………. 75
22. Dậy chó kéo một cái gì đó ..................................................................................................... 76
23. Dậy chó mở và đóng cửa ...................................................................................................... 77
24. Dậy chó “Đi lùi “ ……………………………………………………………………………. 79
25. Dậy chó mang đồ vật cho chủ ............................................................................................... 80
26. Dậy chó tìm đồ vật ................................................................................................................. 81
27. Dậy chó bắt đồ vật ................................................................................................................. 82
28. Dậy chó hành động xấu hổ .................................................................................................... 83
29. Dạy chó lệnh “Sát chân “ ....................................................................................................... 84
30. Dậy chó ngồi bên trái, bên phải ............................................................................................. 85
31. Dậy chó đi hình zic zắc qua chướng ngại vật ....................................................................... 86
32. Dậy chó làm phép tính toán học ............................................................................................ 87
33. Dậy chó “Nhảy dây “ …….…………………………………………………………. 89
34. Dạy chó lệnh “Giả chết “ ........................................................................................................ 91
35. Dậy chó không ăn bậy, không ăn thức ăn rơi vãi .................................................................. 92
36. Dậy chó đi bằng ba chân ....................................................................................................... 93
37. Dậy chó đi bằng hai chân sau ............................................................................................... 95

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 2


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

38. Dậy chó đi bằng hai chân trước ……………………………………………………………. 96


39. Huấn luyện chó bò trườn trên mặt đất …………………………………………………….. 97
40. Dậy chó dọn nhà, vứt rác vào thùng ……………………………………………………….. 100

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 3


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

Lời ngỏ
Mục đích tôi viết cuốn sách này là để cung cấp cho những người sắp nuôi, sẽ nuôi hay đang nuôi
chó có một kiến thức và sự hiểu biết nhất định về tâm sinh lý của những con chó cũng như cách
chăm sóc và kỹ năng huấn luyện cần thiết của từng giống. Với sự hiểu biết về các giống chó và
nuôi chó trong nhiều năm cùng những tài liệu tôi nghiên cứu từ nước ngoài.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích được cho nhiều người tránh bị mất tiền điều trị sức khỏe
cho chó, và hạn chế được hàng trăm nghìn con chó chết do dịch bệnh hàng năm. Khi nhìn những
con chó bị hạ bàn, đi ngoài, ra máu vv..vv. Càng cho tôi có động lực để viết cuốn sách này thật
nhanh và mang nó đến với các bạn đọc quan tâm sớm hơn. Cuốn sách này bao gồm các chương
về huấn luyện chó giúp các bạn giảm chi phí gửi chó đi huấn luyện, thay vì chúng ta tự tìm hiểu và
tự huấn luyện nó thông qua tìm hiểu từ cuốn sách này.
Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cơ bản để bạn hiểu rõ quá trình nuôi và phát triển của
một con chó theo thời gian, vấn đề sức khoẻ, chăm sóc cho đến vấn đề huấn luyện. Phương pháp
huấn luyện tôi đề cập đến trong cuốn sách này là phương pháp huấn luyện hưng phấn sử dụng
thức ăn. Phương pháp này phù hợp với tất cả các giống chó, từ chó nhỏ đến chó lớn. Tôi sẽ đi sâu
và giải thích chi tiết về các phương pháp huấn luyện chó trong phần sau.
Mọi ý kiến đóng góp quý báu từ phía các bạn độc giả xin gửi về hòm thư của tôi tại địa chỉ:
mrchuc89@gmail.com hoặc thông qua website: www.popokennel.com.Tôi xin ghi nhận tất cả
những đóng góp của các bạn để có chỉnh sửa lại nội dung trong các bản in sau. Trân thành cảm
ơn.

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 4


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

I. Dinh dưỡng và thức ăn


1. Phải làm gì với một con chó khó tính trong vấn đề ăn uống?
Bạn làm thức ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng con chó chỉ ngửi và liếm thức ăn. Để từ sáng đến tối
nó vẫn chưa ăn hết. Có vẻ như con chó của bạn kén ăn và khó tính trong vấn đề ăn uống.
Chúng ta cùng đi sâu vào vấn đề này và phân tích. Con chó thường xuyên không ăn hết và bỏ ăn
không phải là hành vi xấu. Mà ngược lại có thể là hành vi tốt vì nếu chó ăn quá nhiều có thể tăng
nguy cơ béo phì. Con chó tránh ăn, hoặc ăn ít với hy vọng nhận được thức ăn khác thú vị hơn
những gì có trong khay thức ăn của nó. Điều tốt nhất để làm trong tình huống này là phải cắt giảm
thức ăn để ngăn chặn thói quen ăn ngửi và liếm này.
Cách tốt nhất và hiệu quả của việc điều chỉnh hành vi này là giúp con chó của bạn hiểu rằng nó
không có sự lựa chọn. Đó là: Mang thức ăn ra cho con chó của bạn ăn trong vòng 30 phút. Nếu
nó không ăn hoặc không ăn hết, mang nó đi. Đến bữa tiếp theo mang thức ăn vào một lần nữa và
lại mang đi sau đó 30 phút. Sau đó, nhiều con chó có thể ma mãnh và nhất quyết không ăn, nó có
thể sủa hoặc tìm kiếm thức ăn khác trong nhà… Khi đó tuyệt đối không cho nó tìm kiếm các thức
ăn khác. Nếu con chó không ăn hết thức ăn trong khay, con chó của bạn không đói, nếu đói con
chó sẽ phải ăn. Biện pháp trên rất hiệu quả trong việc ngăn chặn hành vi kén ăn. Sau đó nó sẽ
phải hiểu nó không có sự lựa chọn.
Nếu bạn thay đổi thức ăn cho chó của bạn, bạn nên làm điều đó dần dần. Bắt đầu pha trộn một
chút thức ăn mới với thức ăn cũ, dần dần tăng lượng thức ăn mới và giảm lượng thức ăn cũ.
Điều này sẽ rất hữu hiệu trong việc con chó không quen thức ăn mới, vì có thể nó sẽ bỏ ăn. Nếu
bạn đang muốn chuyển thức ăn ướt sang thức ăn khô, hãy thử pha trộn một chút nước ấm với
thức ăn khô.
Tuy nhiên, nếu con chó của bạn đột nhiên bỏ ăn mà trước đấy không có hiện tượng này. Thì có
thể con chó của bạn đang bị rối loạn chức năng tiêu hoá. Nếu nó bỏ ăn quá lâu và ăn ít, bạn hãy
mang con chó đi bác sỹ thú y ngay để được giải quyết các vấn đề về giun sán và đường ruột.

2. Chó ăn nhiều Protein thì có tốt không?

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 5


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

Nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng cho chó ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng cao protein
ví dụ như thịt bò, thịt lợn … vv.. để nhằm mục đích giúp con chó khoẻ mạnh hơn và sống lâu hơn.
Tuy nhiên điều đó có thực sự tốt không?
Chó là động vật ăn thịt?
Nhiều người nghĩ rằng con chó cần ăn nhiều thịt để to khoẻ và phát triển tốt. Tuy nhiên điều này
không đúng. Chó cũng như người, nó ăn tạp và nó phát triển tốt nhất với một chế độ ăn uống cân
bằng bao gồm của protein, carbohydrate và chất béo. Tiêu thụ protein quá mức là không cần thiết
mà thậm chí còn nguy cơ mắc một số triệu chứng xấu
Protein là cần thiết giúp cho con chó hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên khi một con chó tiêu thụ
quá nhiều protein trong bữa ăn thì lượng protein dư thừa sẽ đi đâu? Trong trường hợp thừa thì
cơ thể sau đó sẽ tiết ra các protein dư thừa thông qua thận và ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Khi tỷ lệ protein quá nhiều trong khẩu phần ăn thì sẽ rất khó để cơ thể chó duy trì một tỷ lệ canxi
và photpho thích hợp sẽ dẫn đến gián đoạn và mất cân bằng trong sự phát triển xương hoặc tổn
thương thận của con chó. Thực phẩm chó tốt nhất là phải có sự cân bằng thích hợp của Protein,
chất béo và Carbohydrate.
Béo phì?
Protein là một chất dinh dưỡng có nhiều calo và đạm cao, sẽ dẫn đến việc con chó nhanh chóng
tăng cân. Theo thống kê tại Mỹ có hơn 50% các con chó thừa cân hoặc béo phì. Chủ sở hữu của
các con chó cần phải nhận thức được thực phẩm nào nhiều calo và đạm. Nếu một con chó ăn quá
nhiều Protein thì gan và thận sẽ gặp vấn đề vì tiêu thụ quá nhiều và làm tăng khối lượng công việc
trên các cơ quan này làm phá vỡ sự cân bằng các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng con chó
béo phì càng thêm trầm trọng.
Lời khuyên cho chủ nuôi là hãy tìm hiểu về giống chó mình đang nuôi. Sau đó chúng ta sẽ tìm
kiếm một công thức “thức ăn” phù hợp cho con chó cũng như trong từng giai đoạn sống, hay kích
thước của từng con. Tôi lấy ví dụ một con chó kéo xe trượt tuyết làm việc, sẽ cần yêu cầu một
lượng calo nhiều hơn so với các con chó cảnh khác, hoặc các giống chó nhỏ khác. Vì thế 2 con
chó khác nhau không thể có chế độ ăn giống nhau.
Thông thường các thức ăn khô đều đã được các công ty thức ăn vật nuôi đầu tư vào nghiên cứu
khoa học, tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nên lượng chất trong thức ăn khá cân
bằng dinh dưỡng. Mà hầu như không có các chất dinh dưỡng dư thừa không cần thiết và không
làm hại con chó của bạn.

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 6


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

II. Các bệnh thường gặp và phòng tránh.


1. Bệnh viêm phổi ở chó
Bệnh viêm phổi thường là bệnh phát sinh ra từ các bệnh viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các
bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.
1. TRIỆU CHỨNG
- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy
ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên
niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, xung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
- Chú ý: Khi mới bắt đầu, nếu thấy hiện tượng nước mũi, hắt xì, ho khạc là phải đưa đi khám, hoặc
điều trị ngay.
2. NGUYÊN NHÂN
- Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn:
Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus,
Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan
đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho chức năng phổi yếu đi.
Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn
gây hoại thư hoặc sinh mủ trong phổi.
3. PHÒNG BỆNH
- Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào
mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong
10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%.
Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc
chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo:
carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề
kháng của cơ thể.
4. Điều trị bệnh
Cũng theo nguyên tắc chung
+ Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân
+ Thuốc chữa triệu chứng

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 7


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

+ Thuốc trợ sức và hộ lý.


- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Penicilin G: Tiêm bắp cho chó liều 500.000 UI/ngày, cho mèo liều 200.000 UI/ngày, chia 2-3 lần
trong ngày.
+ Streptomycin: Chó 1g/ngày, mèo 500mg/ngày. Tiêm bắp, chia 2-3 lần trong ngày.
Thường nên phối hợp Penicilin với streptomycin thì hiệu quả chữa bệnh viêm phổi tốt nên rất
nhiều.
+ Kanamycin: Tiêm bắp liều 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
+ Erythromcycin: Tiêm bắp thịt, liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày. Chia 2 lần trong ngày.
Erythromcycin hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng với chó, mèo có thể có tác dụng phụ như
nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, nhưng sau ít ngày sẽ hết.
Theo kinh nghiệm của các nhà điều trị: Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho
chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
- Thuốc chữa triệu chứng:
+ Giảm ho dễ thở: Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần.
+ An thần, giảm sốt, giảm đau: Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần.
Hoặc Promix 1ml/5kg thể trọng.
- Thuốc trợ tim, trợ sức
+ Truyền Ringerlactat liều 100-150 ml/kg thể trọng/ngày.
+ Cafein 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin B1 2,5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin C 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Glucoza 30%: Tiêm tĩnh mạch, liều 5ml/con.
- Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 8


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

2. Loạn sản khung xương!


Thuật ngữ “loạn sản” đơn giản là chỉ sự phát
triển bất thường của các khớp xương. Cách
gọi khác ở vn hay gọi là lỗi khớp xương, lỗi
khung xương, có vấn đề về xương và hông.
Khi viết bài này, mình sẽ cố gắng nói chi tiết
và cụ thể cho những ai mới nuôi chó cũng có
thể hiểu.

1. Loạn sản hông (Hip Dysplasia)


Các bất thường chung
Nó bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của khớp hông, khớp hông có phần đầu xương đùi gắn
vào xương chậu. Trong đó phần đầu xương đùi gắn không
khớp đúng vào ổ xương chậu, lỏng lẻo của các cơ, mô liên
kết, và dây chằng mà thông thường sẽ hỗ trợ các khớp
xương hông của con chó. được gọi là loạn sản hông. Loạn
sản xương hông nhẹ thì có thể không ảnh hưởng gì nhiều
đến hoạt động của chó, hoặc có thể nặng thì gây viêm
khớp dẫn đến tê liệt.
Các triệu chứng của loạn sản xương hông gây ra những
con chó bị ảnh hưởng nhìn nhận rõ ràng nhất là dáng đi bộ
và dáng chạy bất thường. Điều này giải thích trong cuộc thi
dogshow, giám khảo thường yêu cầu các con chó xem
dáng đứng, dắt, và chạy vòng quanh. Chó bị loạn sản là
các con chó không được chứng nhận, vì nó sẽ di truyền
sang đời con, đời cháu.
2. Loạn sản khửu tay - 2 chân trước của chó (Elbow Dysplasia)
Các khớp khuỷu tay liên quan đến ba xương - xương cánh tay của chân trước và 2 xương trụ nằm
cạnh nhau. Sự phát triển không đồng đều của các xương. Hoặc sự phát triển bất thường của sụn
bao phủ bề mặt khớp. Tất cả có thể dẫn đến một khuỷu tay bị loạn sản.

www.popokennel.com – 0985.27.9594 – 129 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội Trang 9


Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

Các bất thường:


- Chó bị loạn sản xương hông hay khuỷu tay sẽ xoay các khớp không trôi chảy như mong muốn,
dẫn đến tình trạng viêm và đau khớp về sau. Theo thời gian, sẽ dẫn đến viêm xương khớp.
- Trường hợp nặng thì đứng lên khó khăn, lên xuống cầu thang khó khăn
- Đau khi nhảy hoặc nằm
- Cơ bắp teo, mềm, không săn chắc.
3. Một số yếu tố gây ra sự phát triển của loạn sản xương hông và khửu tay:
- Do di truyền. Những con chó di truyền dễ bị loạn sản xương hông, có nguy cơ cao hơn phát triển
loạn sản hông và cuối cùng là viêm xương khớp.
- Kích thước lớn. Béo phì có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này trong những
giống chó dễ bị biến đổi gen và trọng lượng của chó sẽ tăng cường sự thoái hóa của khớp hông.
Thường hay gặp phải ở các con chó có cân lượng lớn trên 30kg, như các chó chăn cừu, chó tha
mồi, chó săn. Do các khớp phải chịu khối lượng cơ thể đè lên.
- Chó phát triển nhanh cũng dễ bị loạn sản. Là do chế độ ăn giàu calo, protein và canxi.. Rất cần
bổ xung, nhưng phải có cách bổ xung, và vận động hợp lý.
Loạn sản xương hông xảy ra ở chó nhỏ từ 3 đến 12 tháng tuổi, khi các con trưởng thành sẽ thể
hiện dấu hiệu lâm sàng và có thể được nhìn rõ bằng chụp x-quang, hoặc thông qua các bước
chạy của con chó.
4. Phòng ngừa và Điều trị:
Loạn sản xương hông là một rối loạn di truyền, không có phương pháp hiệu quả ngăn ngừa tuyệt
đối sự phát triển của nó. Hậu quả của tình trạng này có thể được giảm qua chế độ ăn uống thích
hợp, tập thể dục, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, bổ sung có thể làm chậm sự tiến triển của
bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho thú cưng của bạn.
Cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý, không cho chó ăn no, ăn quá thừa chất cũng không
tốt. Trong quá trình nuôi cần phải đặc biết quan tâm các khớp các khửu tay, bàn chân của chó,
dáng đi, bước chạy xem có bất thường không. Cần luôn luôn quan sát con chó, các biểu hiện, xem
nó cần gì và nó có vấn đề gì để chúng ta can thiệp kịp thời là cách để giúp con chó của bạn luôn
khỏe mạnh.
Ở nước ngoài tình trạng này thường được điều trị bằng phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước của
con chó, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của loạn sản. Thật không may, phẫu
thuật tốn kém và gây nguy hiểm. Vậy nên các trại chó mà gặp phải các trường hợp này thì người
ta sẽ bán rẻ hoặc cho tặng để nuôi trong gia đình. Vì không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này.
Quản lý cân nặng là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất cho chó loạn sản
hông. Nếu con chó của bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện
một chương trình tập thể dục với sự giúp đỡ của bác sĩ thú y. Giảm cân có thể giảm căng thẳng
chung, ngăn ngừa thoái hóa khớp, cải thiện tính di động, và giảm đau như massage hàng ngày,
vật lý trị liệu.
Bổ sung glucosamine và chondroitin có thể làm tăng tổng hợp sụn, giúp sửa chữa sụn bị hư hỏng,
và cải thiện sức khỏe tổng thể chung khi dùng lâu dài. Perna canaliculus, bơ / unsaponifiables đậu
tương, axit béo omega-3, và methylsulfonylmethane (MSM) cũng có lợi cho chó bị loạn sản xương
hông. Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như Novox và Rimadyl, có thể giảm đau và
viêm để cải thiện hoạt động của chó và thúc đẩy tập thể dục.

www.popokennel.com Trang 10
Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

III. Các tật xấu của chó và cách sữa chữa.


1. Chó sủa
Tại sao con chó sủa và làm thế nào để ngăn chăn việc này?
Ngăn chặn một con chó “Sủa” đã trở thành một cơn ác mộng lớn đối với nhiều chủ sở hữu chó.
Sủa làm đau đầu không chỉ bạn mà còn hàng xóm của bạn, hoặc thậm chí có thể đánh thức trẻ
nhỏ. Thật không may, hầu hết các trường huấn luyện chó không thể dạy một con chó dừng sủa,
bởi vì vấn đề thường chỉ xảy ra trong nhà hoặc sân của bạn. Bài viết này mang tính chất tham
khảo để bạn tự đưa ra trường hợp với con chó của mình, và mẹo làm cho nó ngừng sủa.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu hiểu lý do tại sao con chó sủa?
Sủa là bản năng tự nhiên của con chó. Nó “Sủa” như là một tín hiệu cảnh báo lãnh thổ với những
con chó khác. Nó “Sủa “cũng có thể do lo lắng, hay thất vọng, buồn phiền, đòi chơi, khó chịu điều
gì đó, chuột chạy trong nhà hay một số các vấn đề khác. Vấn đề sức khoẻ cũng có thể làm cho
con chó rên rỉ hoặc Sủa
Làm thế nào để ngăn chặn chó sủa?
Xã hội hóa và thói quen - giúp nó làm quen với nhiều người mới, với các động vật hay các con chó
khác, làm quen với một môi trường mới hoặc tình huống có nhiều tiếng ồn càng tốt. Điều này sẽ
giảm thiểu số lượng hoặc cường độ của sủa báo động. Sủa chỉ nên được cho phép khi cảnh báo
cho chủ và sau đó được kiểm soát và dừng lại trước khi con chó trở nên quá kích động và mất
kiểm soát. Mọi người trong nhà cũng nên cùng tham gia kiểm soát, đào tạo và huấn luyện con
chó.
Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn con chó sủa khi chúng ta không có ở đó?
Phương pháp huấn luyện hiệu quả nhất là cho nó ở trong chuồng, nó sẽ giảm bớt sự lo lắng khi ở
một mình trong chuồng của mình. Con chó của bạn dần dần phải được dạy thời gian ở trong
chuồng lâu hơn. Nuôi hai con chó cùng với nhau là hiệu quả và sẽ làm giảm căng thẳng và sự lo
lắng, cũng như buồn bã cho con chó, khác khi nó ở một mình, Chó buồn sẽ gây stress khi ở một
mình với một giống chó ưa vận động. Âm nhạc cũng có thể hữu ích, bạn cũng có thể cho chó
nghe nhạc (phương pháp này mình thấy bên nước ngoài đã dùng).
Con chó của tôi liên tục sủa. Nó muốn gì? là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra. Chú ý vấn đề sủa
nhiều và liên tục bởi một con chó không hay sủa. Tự nhiên nó sủa, chúng ta cần phải quan tâm.
Hãy đến bên nó, thả nó ra và xem nó muốn gì, nó đòi chơi, hay đi vệ sinh?? Đó là cách tìm hiểu
nguyên nhân.
Hoặc cho ăn, vỗ nhẹ, ca ngợi, chơi với nó, cho một món đồ chơi, hoặc thậm chí chỉ cần đi đến
cạnh nó và thấy nó không sủa nữa, chỉ là một vài ví dụ về cách tìm hiểu nguyên nhân.
Làm thế nào tôi có thể huấn luyện chó giữ im lặng bằng một lệnh?
Huấn luyện chó “yên lặng” bằng lệnh là một trợ giúp vô giá để có thể kiểm soát được việc con chó
sủa. Việc dạy một con chó ngừng sủa bằng lệnh là một việc rất khó khăn, cần phải kiên trì. Bạn
hãy tham khảo vấn đề này trong chương cuối của cuốn sách này (chương huấn luyện)
Cách để sửa chữa vấn đề “Sủa” cho chó của tôi là gì?
Các vấn đề về chó sủa hoàn toàn có thể kiểm soát. Nhưng tình hình hộ gia đình nuôi chó trong
nhà làm cho vấn đề này khó khăn để có thể khắc phục hoàn toàn. Ngay cả việc sủa ít cũng có thể
làm phiền giấc ngủ, hoặc hàng xóm khó chịu, (đặc biệt là trong các căn hộ hoặc nhà phố). Khi cố
gắng để giải quyết vấn đề sủa, động lực cho các hành vi sủa là một vấn đề quan trọng. Bạn cần

www.popokennel.com Trang 11
Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

có thời gian để thực hiện việc điều chỉnh và huấn luyện. Hãy kiên trì chứ đừng nên bán con chó
của bạn đi.
Các thiết bị chống sủa đang có và có hiệu quả?
Ở VN hiện nay có du nhập một thiết bị từ nước ngoài đó là vòng cổ điện huận luyện. Các bạn có
thể tham khảo chi tiết bài viết về sử dụng vòng cổ điện trên youtube.

Phẫu thuật có hiệu quả?


Phẫu thuật cắt dây thanh quản của chó, làm cho chó sủa không phát ra tiếng kêu. Đây là 1 tiểu
phẫu thuật, nước ngoài cũng có áp dụng và khá đơn giản. Điều này có phải là độc ác, man rợ, và
vô nhân đạo?. Đây là biện pháp cuối cùng phải làm với một con chó cưng, thường những giống
chó cảnh thì phẫu thuật cắt dây thanh quản thì hoàn toàn không sao. Nhưng các giống chó bảo
vệ, quân khuyển thì tiếng Sủa chứng tỏ sức mạnh của nó. Như đã nói, đây là biện pháp cuối cùng
nếu bạn không thể tìm được nguyên nhân khiến con chó ngừng sủa. Giải pháp này nước ngoài
cũng áp dụng rất nhiều!
Tôi hy vọng một số kinh nghiệm bên trên sẽ giúp đỡ rất nhiều cho bạn trong việc kiểm soát con
chó của bạn ngừng “Sủa”

www.popokennel.com Trang 12
Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

2. Con chó hay “NHAI “


Trước khi cùng giải quyết vấn đề “Nhai”, ta tìm hiểu vì sao con chó nhai, nó giúp ta biết lý do tại
sao con chó nhai. Có nhiều lý do con chó có thể nhai:
- Con chó, giống như một đứa trẻ con, khám phá thế giới bằng miệng. Nó nhai tất cả mọi thứ.
- Con chó cũng nhai để giảm đau khi mọc răng.
- Một số con chó cảm thấy nhai nhẹ nhàng giúp nó bình tĩnh hơn.
- Nhai làm giảm sự nhàm chán ở chó.
- Con chó bắt đầu nhai phá hoại khi nó đang lo lắng.
Không có sự huấn luyện chính là lý do con chó nhai đồ lung tung và không kiểm soát.
Con chó không hiểu cái nào nó được nhai và cái nào không được nhai. Với nó đôi giày 10 triệu với
đôi dép 20 ngàn đồng đều như nhau. Điều chúng ta cần là phải kiểm soát không gian con chó
hoạt động và dậy cho nó cái nào nó được phép nhai. Chứ đừng vì nó nhai mất đôi giày 10 triệu
mà bạn trách móc đánh đập nó, thật là tội nghiệp nó vì đây chính là lỗi ở bạn!!!!
Đồ chơi
Bạn không thể ngăn chặn con chó ngừng nhai, sau khi bạn đã tìm hiểu được những lý do tại sao
con chó lại nhai? Vì vậy, bạn hãy cho nó đồ chơi và dậy nó chỉ được nhai đồ chơi.
Không trừng phạt
Tôi biết bạn sẽ rất tức giận, nếu con chó nhai một đồ vật nào đó giá trị của bạn. Tuy nhiên, bạn
không nên trừng phạt nó. Vì trừng phạt con chó của bạn sẽ chỉ làm tăng mức độ căng thẳng và lo
âu cho con chó mà thôi.
Giám sát và nhốt
Cho đến khi một con chó hoàn toàn được huấn luyện “NHAI “. Nó sẽ không được phép tự do đi lại
trong nhà. Vì có quá nhiều đồ vật nó có thể nhai lung tung chúng ta sẽ mất kiểm soát. Chúng ta
cũng không thể suốt ngày giám sát nó. Vì vậy chúng ta cần phải nhốt nó trong chuồng hoặc nơi
không có gì cho nó nhai.
Chuyển hướng và khen ngợi
Khi con chó của bạn “NHAI” một cái gì đó không phù hợp, hãy nói thật to vẻ giận giữ "không" hay
"sai" và chuyển hướng nó đến một đồ chơi nhai thích hợp. Bạn có thể phải tham gia vào giúp nó
bằng cách lắc đồ chơi hoặc biến nó thành một trò chơi. Ngay sau khi con chó đang nhai đồ chơi,
hãy khen ngợi nó.
Lời khen ngợi nên được sử dụng bất cứ lúc nào bạn nhận thấy con chó của bạn chọn một món đồ
chơi nhai thích hợp. Điều này sẽ khuyến khích nó nhai đồ chơi của mình. Chứ không phải là đồ
nội thất, giày dép, và các đối tượng khác xung quanh nhà của bạn.
Sử dụng một mùi hoặc một vị đắng
Đây là một cách khá thú vị tôi đã áp dụng và thành công tuyệt đối. Ban đầu con chó khi mới về
nhà, tôi vẫn cho nó chơi, và tôi quan sát nó. Những đồ vật nó nhai thì tôi rắc ớt bột, hạt ớt, trà quả
ớt tươi vào đồ vật, hoặc bôi vị đắng của mật cá hay cái gì đó khó chịu cho con chó. Khiến nó phải
sợ, lưỡi và mũi của con chó là 2 khứu giác rất nhạy cảm của nó. Một khi nó đã bị cay hoặc đắng
một lần ở món đồ mà nó nhai. Thì tôi bảo đảm rằng lần sau không bao giờ nó dám “NHAI “nữa.

www.popokennel.com Trang 13
Cẩm nang nuôi dạy chó cảnh PôPô Kennel

www.popokennel.com Trang 14

You might also like