You are on page 1of 6

CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài tập 1. Cho mạch chỉnh lưu tia 2 pha như hình vẽ biết tỷ số biến áp Kba = U1/U2 = 2,
giá trị hiệu dụng của U1 = 380V, f = 50Hz cấp dòng cho tải R = 1.5; L có giá trị xác định,
E = 50V (bỏ qua điện trở thuần của cuộn cảm và sụt áp trên các SCR, Lng = 0, R, L, E
không thay đổi giá trị).
a. Tính dòng điện trung bình trên tải và qua mỗi SCR khi góc kích cho các SCR  =
600, góc tắt dòng  = 2250;
b. Tính dòng điện trung bình qua tải khi  = 300;
c. Giả sử bỏ E, tải chỉ còn R, L, tính dòng điện trung bình qua tải khi các SCR được
kích với góc  = 750 và  = 450;
d. Tính dòng điện trung bình qua tải khi các SCR được kích với  = 900 trong trường
hợp bỏ L, E tải chỉ còn R;
e. Giả sử người ta thay tải L bằng tải LT = ∞, hãy tính Id khi  = 900;
f. Vẽ dạng sóng điện áp trên tải trong các trường hợp trên;
g. Giả sử tải có Lng = 10mH, LT = , R = 2, E = 0V, hãy tính dòng điện trung bình
qua tải khi các SCR được khích góc  = 300?

SCR1
id
U2 E L R
U1 +
ud

Hình 1 SCR2

Bài tập 2. Cho mạch chỉnh lưu cầu 1 pha điều khiển toàn phần, biết điện áp hiệu dụng
nguồn xoay chiều hình sin là 200V, tần số điện áp nguồn 50Hz, cung cấp dòng cho tải R =
10  , E = 40V, L có giá trị xác định (bỏ qua điện trở thuần của cuộn cảm RL và sụt áp trên
SCR, Lng =0).
a. Tính dòng điện trung bình qua tải Id khi góc kích cho các SCR = 450, góc tắt
dòng  = 2100;
b. Tính dòng điện trung bình qua tải Id khi góc kích cho các SCR  = 200 (R, L, E
không thay đổi giá trị);
c. Nếu bỏ E, tải chỉ còn R, L, hãy tính Id khi = 600 và = 100;
d. Nếu bỏ L, E tải chỉ còn R hãy tính dòng trung bình qua tải Id và dòng điện trung
bình qua SCR, khi = 300;
e. Nếu thay 2 SCR chung anode bằng 2 diode, bỏ E tải chỉ còn R, L, tính dòng điện
trung bình qua mỗi SCR và diode khi các SCR được kích với = 450 (dòng liên
lục);
f. Tính liên tục và gián đoạn của dòng điện qua tải phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Với tải cảm, trường hợp nào dòng điện liên tục, trường hợp nào dòng điện bị
gián đoạn?
g. Vẽ dạng sóng điện áp và dòng điện trên tải trong các trường hợp trên.
1
h. Sử dụng phần mềm Matlab hoặc PSIM để mô phỏng và vẽ các dạng sóng như
trên?
Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ, biết u2 = 70Sin100t [V], RT = 1.5  , LT = ∞.
a. Nêu tên gọi và chức năng của các khối 1; 2; 3; 4; 5, 6 trong sơ đồ;
b. Tính dòng điện trung bình qua tải khi góc kích cho các SCR  = 600;
c. Hãy vẽ giản đồ xung (dạng sóng điện áp) tại các điểm A; B; C; D; E; F; trên biến trở
VR trong nửa chu kỳ đầu (A là dương B là âm);
d. Vẽ dạng sóng điện áp trên tải khi  = 450;
e. Tại sao ngõ vào IN- của 2 bộ so sánh trên hình vẽ lại lấy điện áp trên cùng một biến
trở VR?

Ghi chú: Điện áp điều chỉnh trên biến trở để thay đổi góc kích  có giá trị tương ứng 1V
= 300.

1 2 3 4 5 6
Vcc
4007 12V
2k2 4007 LM324 SCR1
A B C 47k D LM324
E 330 103 F 4007
4007 1k
+ T1
9V + BAX
X 1M 224 1M
12V
4007 X u2 LOAD
100k 47k
u2 Vcc
~U1 VR
100k NPN Y RT LT
50k
4007 Vcc
Y 2k2 4007 LM324 50k
47k LM324 4007
330 103 4007 1k
+ T2
SCR2
9V 1M
+
1M BAX
224
4007
100k 47k
NPN

Maïch ñieàu khieån ñoàng boä ñieän aùp moät chieàu 1 pha tia duøng SCR
Hình 2

Bài tập 4. Cho mạch điện như hình 3, 4 dưới đây, biết điện áp vào là hình Sin, f = 50Hz.
a. Hãy vẽ dạng sóng điện áp tại các điểm A; B; E; B1 ở hình 3 và A, B, B1, OUT ở
hình 4.
b. Xung ngõ ra trên cuộn thứ cấp BAX (hình 3) có thể điều khiển cho các SCR trong
mạch chỉnh lưu cầu điều khiển bán phần, toàn phần không?
c. Nếu tín hiệu ngõ ra tại B1 của hình 3 và OUT của hình 4 quá nhỏ không đủ kích cho
các SCR thì cần giải quyết như thế nào?

2
R1 B
A
R2 R3
UAC E
12 VR
UJT
B1 OUT
C R4

Hình 3. Hình 4.

Bài tập 5. Một mạch chỉnh lưu tia 3 pha có điều khiển được cấp nguồn từ máy biến áp nối
tam giác/sao (Δ/Y), biết điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp máy biến áp là 660V, tỷ số biến áp
Kba = 1,73, tải có điện trở thuần là R = 5  (bỏ qua sụt áp trên các linh kiện bán dẫn).
a. Tính dòng điện trung bình qua tải và qua mỗi diode khi các SCR được kích với góc
 = 0 0;
b. Sử dụng phần mềm Matlab hoặc PSIM để mô phỏng và vẽ các dạng sóng như
trên?
c. Tính dòng điện hiệu dụng cuộn dây biến áp I1, I2 và công suất biến áp Sba?
d. Tính công suất tiêu thụ trên tải khi góc kích cho các SCR  = 450;
e. Tính dòng điện trung bình trên tải khi các SCR được kích với  = 300;
f. Xác định góc  để kích cho các SCR khi dòng điện trung bình trên tải 49,72A;
g. Giả sử có gắn thêm LT = ∞ nối tiếp với R, hãy tính điện áp trung bình trên tải khi
các SCR được kích với góc với  = 600;
h. Giả sử LT có giá trị xác định  = 2100, hãy tính dòng điện trung bình trên tải trong
các trường hợp khi 1 = 900, 2 = 600, và 3 = 450.
i. Tính điện áp ngược lớn nhất trên mỗi SCR và vẽ sơ đồ mạch.

Ghi chú: Tỷ số biến áp Kba = U1/U2 ,vì sơ cấp nối tam giác nên U1 là điện áp dây ở ngõ
ra, để có cùng tỷ lệ thì U2 cũng phải là điện áp dây ở ngõ ra và phải đổi ra điện áp pha.

Bài tập 6. Cho mạch chỉnh lưu tia 3 pha không điều khiển, biết điện áp dây hiệu dụng
cuộn thứ cấp biến áp U2 = 220V, sơ cấp U1 = 380V, cung cấp dòng cho tải trở có công suất
tiêu thụ P = 3kW (bỏ qua sụt áp trên các linh kiện bán dẫn).
a. Tính dòng điện trung bình trên tải và trên mỗi diode và các thông số của máy biến
áp I1, I2, Sba ?
b. Sử dụng phần mềm Matlab hoặc PSIM để mô phỏng và vẽ các dạng sóng như
trên?
c. Tính công suất tiêu thụ trên tải khi thay các diode bằng các SCR với góc kích  =
600 ;
d. Xác định góc kích  của các SCR khi tải có công suất P = 2,65 kW.

3
Bài tập 7: Cho bộ chỉnh lưu mạch hình cầu 3 pha điều khiển toàn phần mắc vào tải chứa
R = 10 Ω và điện cảm L của tải rất lớn làm dòng tải liên tục và phẳng. Điện áp pha của
nguồn xoay chiều 3 pha tần số 50 Hz có trị hiệu dụng U = 220 V. Mạch ở trạng thái xác
lập, góc kích  = 600.
a) Tính trị trung bình của điện áp chỉnh lưu và dòng chỉnh lưu?
b) Tính công suất trung bình của tải?
c) Tính trị trung bình dòng qua mỗi linh kiện và vẽ sơ đồ mạch?
d) Sử dụng phần mềm Matlab hoặc PSIM để mô phỏng và vẽ các dạng sóng như
trên?

Bài tập 8: Cho bộ chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển hoàn toàn với các tham số sau: áp dây
nguồn AC 480V, f = 50Hz. Tải R = 10, LT rất lớn làm dòng tải phẳng, mạch ở trạng
thái xác lập. Xác định góc kích để dòng tải trung bình bằng 50A.

Bài tập 9. Cho mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển toàn phần có tải R =10, điện áp dây
hiệu dụng cuộn thứ cấp biến áp U2 = 380V, sơ cấp biến áp U1 =660V, f = 50Hz.
a. Tính dòng điện trung bình trên tải và qua mỗi SCR khi chúng được kích với góc 
= 00 ;
b. Tính công suất tiêu thụ trên tải và các thông số của biến áp I1, I2, Sba;
b. Tính điện áp ngược cực đại trên mỗi SCR;
c. Tính dòng điện trung bình qua tải khi các SCR được kích với góc 1 =450 và 2
=75;
d. Nếu thay 3 SCR chung anode bằng 3 diode, tính dòng điện trung bình qua tải khi
các SCR được kích với góc  = 450.

Bài tập 10. Cho mạch chỉnh lưu tia 6 pha không điều khiển, không dùng cuộn kháng cân
bằng biết điện áp pha hiệu dụng cuộn thứ cấp U2 = 200V, sơ cấp U1 = 380V, cung cấp dòng
cho tải thuần trở có công suất tiêu thụ P = 10kW (bỏ qua sụt áp trên các linh kiện bán dẫn).
a. Tính dòng điện trung bình qua tải và qua mỗi diode, tính thông số của biến áp I1, I2,
Sba;
b. Sử dụng phần mềm Matlab hoặc PSIM để mô phỏng và vẽ các dạng sóng như trên?
c. Giả sử thay các diode bằng các SCR, tính công suất tiêu thụ trên tải khi các SCR
được kích với góc  = 300 ;
d. Tính dòng điện trung bình qua tải khi các SCR được kích với  = 900 ;
e. Xác định góc kích  của các SCR khi tải tiêu thụ hết công suất P = 5kW;
f. Tính điện áp ngược lớn nhất trên mỗi SCR và vẽ sơ đồ mạch;
g. Giả sử khi có gắn thêm cuộn kháng cân bằng, hãy tính công suất tiêu thụ qua tải khi
góc kích  = 150?

4
HƯỚNG DẪN

I. Các bài tập chương 3, chủ yếu áp dụng các công thức trong bảng tổng hợp 3.3, 3.4
và 3.5 và bảng tổng hợp các công thức đầy đủ của chương 3.

Chú ý các vấn đề sau:

1. Đối với các mạch tia 2 pha và cầu 1 pha tải R, L hoặc R, L, E, để áp dụng
đúng dạng công thức cần dùng phép thử như sau:
Khi đã biết góc tắt dòng  thì lấy X =  - π để biết phần kéo dài của sức điện động
tự cảm eL về phía bán kỳ âm sau π là bao nhiêu, từ đó suy ra:
- Nếu  > X, ta có dòng điện gián đoạn ( < π +);
- Nếu  = X, ta có giới hạn của dòng điện liên tục và gián đoạn ( = π
+);
- Nếu  < X, ta có dòng điện liên tục ( = π +).
Đối với mạch tia 3 pha khi cho LT là một giá trị xác định, cần xác định theo điều
kiện:
- Khi  < 5π/6 +, ta có dòng gián đoạn;
- Khi  = 5π/6 +, ta có dòng điện liên tục hoặc giới hạn của liên tục với
gián đoạn.
2. Đối với các mạch 1 pha hoặc 3 pha tải R, L, R, L, E khi cho L hoặc LT = ∞, thì
luôn có dòng liên tục phẳng.
3. Khi cho Lng = 0, thì không có hiện tượng trùng dẫn, khi Lng ≠0, thì mạch có hiện
tượng trùng dẫn, cần phải tính dòng điện trong trường hợp có trùng dẫn, biết tổn
hao điện áp do trùng dẫn tính theo công thức ở bảng 3.3.
4. Đối với các mạch tia 3 pha, cầu 3 pha và tia 6 pha tải R, cần xác định góc kích
 trong phạm vi dòng liên tục hay gián đoạn để áp dụng công thức tính Ud.
5. Đối với các dạng bài tập cho trước dòng tải hoặc công suất tải, yêu cầu phải xác
định góc kích . Để xác định đúng dạng công thức, cần tính Ud, Id hoặc Pd ở
góc  giới hạn của dòng liên tục và gián đoạn và so sánh với giá trị đã cho để
rút ra kết luận áp dụng dạng công thức nào.
6. Trong các mạch chỉnh lưu 3 pha, 6 pha, khi cho điện áp dây, để áp dụng được
các công thức trong bảng 3.3; 3.4; 3.5, cần phải đổi từ điện áp dây sang điện áp
pha.
7. Trong mạch chỉnh lưu tia 2 pha có 2 cuộn thứ cấp, mỗi cuộn có điện áp là U2.
8. Các dạng sơ đồ, dạng sóng và các công thức tính U, I coi trong giáo trình lý
thuyết.
9. Để tính dòng điện hiệu dụng I2 sử dụng hệ số K2 =I2/Id ở cột 6; I1 sử dụng K1
=I1/Kba.Id ở cột 8 và để tính Sba sử dụng KS = Sba /Pdmax ở cột 9 trong bảng 3.5
trang 143. Có thể xác định Pdmax = Pd + ΔP%; Kba = U1/U2 = I2/I1.
10. Nếu điện áp nguồn xoay chiều cho dưới dạng giá trị tức thời thì biết được tần
số f và phải xác định giá trị hiệu dụng của điện áp nguồn AC.

5
CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Nêu cấu tạo của một sơ đồ khối tạo xung điều khiểu đồng bộ cho SCR dùng OPAM
làm khối so sánh (gồm mấy khối)?
2. Sóng đồng bộ có ý nghĩa như thế nào đối với việc kích đóng SCR? Có thể chọn
những dạng sóng đồng bộ nào ?
3. Điện áp điều khiển (điều chỉnh góc kích) có ý nghĩa gì ? Điện áp điều khiển lấy từ
đâu ?
4. Phạm vi thay đổi lý thuyết của góc kích  là bao nhiêu, tại sao?
5. Nhiệm vụ của biến áp cách ly ngõ vào?
6. Chức năng của khối đồng bộ là gì?
7. Cấu tạo, chức năng, dạng sóng vào, ra của mạch tích phân ?
8. Cấu tạo, chức năng, dạng sóng vào, ra của mạch so sánh ?
9. Cấu tạo, chức năng, dạng sóng vào, ra của mạch tạo xung ?
10. Cấu tạo, chức năng của mạch khuếch đại xung và biến thế cách ly ngõ ra ?
11. Thế nào là điều khiển đồng bộ, không đồng bộ cho SCR?
12. Góc kích cho các SCR trong mạch tải ở hình 2 có bằng nhau không, tại sao?
13. Các mạch chỉnh lưu cầu bán điều khiển có làm việc ở chế độ nhịch lưu phụ thuộc
không, tại sao?

You might also like