You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

=====000=====

TIỂU LUẬN BỘ MÔN TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG


ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Xuân Trường


Sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Hà Nội, tháng 03/2020

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5


STT HỌ VÀ TÊN MSV MÃ SỐ

1 Nguyễn Thị Ngọc Anh 1714410020 05

2 Nguyễn Thị Dung 1714420018 19

3 Vũ Thị Thu Hiền 1714410093 33

4 Lê Thị Mai Hương 1714410109 48

5 Nguyễn Thị Diệu Ly 1714420059 63

6 Đào Thu Phương 1714420074 77

7 Trần Thị Soan 1714420083 91

8 Nguyễn Thu Trang 1714420097 105

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Cấu trúc bài tiểu luận 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ 8
1.1 Tổng quan về chiến tranh thương mại. 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Đặc điểm 9
1.1.3 Tác động chung đến nền kinh tế 9
1.2 Một số cuộc chiến tranh thương mại tiêu biểu. 11
1.2.1 Đạo luật thuế quan Smoot- Hawley Tariff Act (1930) 11
1.2.2 Chiến tranh thương mại giữa Bắc Ailen và Vương quốc Anh
(1932-1938) 12
1.2.3 Cuộc chiến tranh thương mại Hàn- Nhật (2019-hiện tại) 13
CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 15
2.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: 15
2.1.1 Diễn biến 15
2.1.2 Nguyên nhân 18
2.1.3 Tác động 20
2.2 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến dòng vốn FDI
vào Việt Nam 26
2.2.1 Quy mô dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam 26
2.2.2 Đối tượng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam 29
2.2.3 Lĩnh vực đầu tư 30
2.3 Xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới 32
2.3.1 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng
32
2.3.2 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giảm căng thẳng
33
2.3.3 Trong bối cảnh chiến trang thương mại Mỹ - Trung giữ nguyên trạng
thái 35
3
CHƯƠNG 3: PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 38
3.1. Phản ứng chính sách của Việt Nam trước sự thay đổi của dòng vốn
FDI 38
3.1.1. Chính sách về thuế 39
3.1.2. Chính sách về đất đai 40
3.1.3. Chính sách về ngoại hối và tỷ giá 41
3.1.4 Chính sách chuyển giao công nghệ 43
3.2 Một số giải pháp đề xuất 46
3.2.1 Đối với nhà nước 46
3.2.2 Đối với doanh nghiệp 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢN

Bảng 1.1: Tác động của chiến tranh thương mại đối với các nước trực tiếp tham gia
11

Bảng 2. 1: Mỹ và Trung Quốc – hai siêu cường quốc thế giới ( số liệu năm 2017) 18
Bảng 2. 2: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Đức 2015 – 2019 23
Bảng 2. 3: Thành phần vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài năm 2019 27
Bảng 2. 4: Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo đối tác năm 2019 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Cuộc chiến thuế leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 16
Biểu đồ 2. 2: Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ với Trung Quốc gia đoạn 2018
1019 21
Biểu đồ 2. 3: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp của Trung quốc 2018 - 2019 22
Biểu đồ 2. 4: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 1/2018 – quý 4/2019 22
Biểu đồ 2. 5: Tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài giai đoạn
2015 – 2019 ( đơn vị: tỷ USD) 28
Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019 theo ngành 31

5
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã và
đang là đề tài giành được nhiều sự quan tâm từ các nền kinh tế trên thế giới và các
trang báo kinh tế. Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung đã
tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian tới, những tác động này cũng ảnh hưởng trực tiếp và mang đến
nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp FDI.
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng
FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân công thấp,
nguồn nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn
và việc mới tham gia vào hai hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đã
giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi phí sản
xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển
hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là
một lựa chọn thay thế. Hơn nữa, Việt Nam đang tiến dần lên nấc thang công nghệ
mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao có thể
tìm đến Việt Nam.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn FDI từ Trung Quốc cũng là
vấn đề đáng lo ngại, bởi vì nhiều dự án FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam trước
đây là các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, còn có
những lo ngại về khả năng Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam là nhằm
đạt được xuất xứ “Made in Việt Nam”, tận dụng các FTA mới của Việt Nam để
hưởng lợi về thuế và lệnh áp thuế từ Mỹ. Nếu Việt Nam không kiểm soát chặt chẽ
vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt lên các doanh
nghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc.
Chính vì những lý do trên nhóm chúng em quyết định lựa chọn nghiên cứu:
“Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nguồn vốn FDI vào Việt

6
Nam” và từ đó tìm ra các cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện giờ và sẽ đưa ra
một số giải pháp thích hợp để biến thách thức thành cơ hội.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI được coi là một trong những yếu tố
quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được đánh giá là tạo nhiều biến động cho nền
kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Vì vậy, kết hợp hai yếu tố này, đề tài “Tác
động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nguồn vốn FDI vào Việt
Nam” được thực hiện với mục tiêu đánh giá được tác động của cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc lớn, đến dòng vốn
FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019 và đưa ra những dự báo cho năm
2020 trước các tình huống có thể xảy ra.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: dòng vốn FDI vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ-Trung.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thông tin của bài nghiên cứu được thực hiện trong
phạm vi nước Việt Nam.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập tổng hợp từ tháng 3/2018 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tổng hợp từ các số
liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như các bài báo, tạp chí về kinh tế,
Ngân hàng thế giới (World Bank) và một số trang mạng khác.

5. Cấu trúc bài tiểu luận


Ngoài LỜI MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, nội dung bài tiểu luận được chia theo ba
chương chính như sau:
Chương 1 : Tổng quan về chiến tranh thương mại và tác động đến nền kinh
tế.

7
Chương 2 : Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và tác động đến dòng vốn
FDI vào Việt Nam.
Chương 3 : Phản ứng chính sách của chính phủ Việt Nam và một số đề xuất.

8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ

1.1 Tổng quan về chiến tranh thương mại.

1.1.1 Khái niệm


Trên thực tế, không có một định nghĩa chính thức nào về “Chiến tranh thương
mại”, thậm chí đây cũng không phải là thuật ngữ chính được sử dụng bởi các nhà
kinh tế học.
Theo Từ điển Oxford, chiến tranh thương mại (tiếng anh: “Trade War” hay
“Trade Tension”) xảy ra khi quốc gia này gây thiệt hại về thương mại cho quốc gia
khác bằng việc áp dụng thuế quan hoặc hạn ngạch.
Nhà sử học thương mại Doug Irwin cho rằng, chiến tranh thương mại không
thể được định nghĩa bằng việc các quốc gia áp dụng thuế trả đũa lên các sản phẩm
của nhau mà chính là bởi giá trị hàng hóa thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Bên cạnh đó, theo nhà kinh tế học Heiner Flassbeck, chiến tranh thương mại là
việc áp dụng thuế quan một cách dai dẳng dẫn tới việc các bên không thể đàm phán.
Cũng theo Phil Levy, cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền George W. Bush
lại cho rằng chiến tranh thương mại xảy ra khi không thể kiểm soát được sự leo
thang của hàng rào thương mại.
Ngoài ra, theo Từ điển Kinh tế học, Nguyễn Văn Ngọc, Đại học Kinh tế quốc
dân, Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: Trade War) là hiện tượng trong đó hai hay
nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phép
xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong
nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập
vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau
nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Những biện pháp làm hạn
chế xuất nhập khẩu như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch thường thất bại và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng hàng thương mại
quốc tế, có thể làm tổn thương nền kinh tế của các quốc gia khác đồng thời dẫn đến
sự căng thẳng chính trị leo thang giữa các quốc gia đối lập.

9
1.1.2 Đặc điểm
Chiến tranh thương mại có thể được chia thành các hình thức như sau:
Chiến tranh tiền tệ
Các quốc gia tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ nước mình so
với ngoại tệ nước khác. Khi tỷ giá hối đoái giảm, xuất khẩu vào quốc gia khác sẽ có
tính cạnh tranh cao hơn trong khi nhập khẩu vào trở nên đắt đỏ. Cả hai tác động này
đều có lợi cho ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên việc tăng giá đối với hàng hóa nhập khẩu (cũng như chi phí đi lại ra
nước ngoài) làm giảm sức mua của người dân, và nếu tất cả các nước đều áp dụng
chiến lược như vậy thì sẽ làm suy giảm thương mại toàn cầu và gây hại cho tất cả
các nước.
Chiến tranh thuế quan
Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến các
hàng hoá nhập khẩu này trở lên đắt đỏ do phải gánh thêm chi phí thuế, dẫn đến
giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.
Cấm vận kinh tế
Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều nước nhằm
vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng không chỉ
nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị, quân sự
và xã hội.
Chiến tranh kinh tế
Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm làm suy yếu nền
kinh tế của đối thủ. Ví dụ trong thời chiến, chiến tranh kinh tế nhằm vào việc phong
tỏa, thu giữ, kiểm soát, phá hoại các nguồn lực kinh tế quan trọng để làm cho lực
lượng của đối thủ suy yếu. Chiến tranh kinh tế thường là một khía cạnh trong một
cuộc chiến toàn diện, trong đó không chỉ có chiến tranh bằng vũ trang, quân sự, việc
hủy hoại kinh tế của nhau có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của kẻ thù.

1.1.3 Tác động chung đến nền kinh tế


Đối với các quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại:
Về mặt tác động tích cực, việc các nước tham gia vào cuộc chiến tranh thương
mại, với việc áp dụng hàng loạt các chính sách lên nước đối lập sẽ giúp bảo vệ các
10
doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp được bảo hộ sẽ nâng cao được khả
năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp tăng doanh thu, nâng cao
sản xuất. Thêm vào đó, việc đánh thuế hàng hóa nước ngoài sẽ làm cho hàng hóa đó
trở nên đắt hơn so với hàng hóa trong nước, điều này dẫn đến tăng nhu cầu tiêu
dùng đối với hàng hóa nội địa, đồng thời cải thiện thâm hụt thương mại. Khi nhu
cầu hàng hóa trong nước tăng cao, các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt
động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong nước.
Về mặt tác động tiêu cực, các doanh nghiệp được bảo hộ dần dần càng trở nên
trì trệ, sức cạnh tranh ngày càng trở nên kém, không có ý thức để cải tiến mẫu mã
cũng như chất lượng sản phẩm. Khi các doanh nghiệp trong nước được bao bọc
trong vòng tay của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội để nâng cao giá cả, trong
khi chất lượng sản phẩm thì ngày càng lạc hậu, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu
dùng cũng như làm giảm niềm tin của họ vào hàng nội địa. Đồng thời, quốc gia này
cũng phải chịu các hình thức trả đũa không khoan nhượng của nước đối lập, các
doanh nghiệp trong nước khi làm việc tại đây cũng có thể bị cắt giảm các ưu đãi đầu
tư cho doanh nghiệp này cũng như nâng cao thuế suất. Thêm vào đó các quốc gia có
thể phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá bất cứ lúc nào từ quốc gia đối lập.
Từ những phân tích trên, những tác động của cuộc chiến tranh thương mại đến
các quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại được tóm tắt qua
Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Tác động của chiến tranh thương mại đối với các nước trực tiếp
tham gia

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Giúp bảo vệ các công ty trong nước khỏi Tăng chi phí sản xuất và gây ra lạm phát
11
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
sự cạnh tranh không lành mạnh với các tăng cao do hạ giá đồng nội tệ nước
công ty nước ngoài. mình so với ngoại tệ nước khác.

Tăng nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa


Nguyên nhân gây giảm thị trường
trong nước do các biện pháp hạn chế
thương mại.
nhập khẩu.
Thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong Trì trệ thương mại do sử dụng các biện
nước do nhu cầu hàng hóa trong nước pháp hạn chế nhập khẩu của các quốc
tăng cao dẫn đến cầu lao động tăng. gia.

Kinh tế của quốc gia tăng trưởng chậm


Cải thiện thâm hụt thương mại.
lại.
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng
hợp
Đối với nền kinh tế toàn cầu:
Nếu các quốc gia trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại có độ
mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng thì tác động của cuộc
chiến tranh thương mại hoàn toàn có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn
cầu, nếu xảy ra, sẽ tạo ra một cú sốc và có thể khiến tăng trưởng GDP của thế giới
giảm mạnh, lạm phát tăng cao và thương mại toàn cầu sẽ giảm trong một vài năm
tới.

1.2 Một số cuộc chiến tranh thương mại tiêu biểu.

1.2.1 Đạo luật thuế quan Smoot- Hawley Tariff Act (1930)
Các bên tham gia : Mỹ, Canada và các nước châu Âu.
Nguyên nhân: Hoover, một người theo Đảng Cộng hòa đã chiến thắng cuộc
bầu cử năm 1928 với lời hứa sẽ tăng thuế lên các sản phẩm nhập khẩu nông nghiệp
nhằm bảo hộ những người nông dân đang trong cảnh nợ nần do sự sụt giảm giá đất
và hàng hóa.
Diễn biến: Tổng thống Herbert Hoover đã ký Tariff Act vào tháng 6 năm
1930, thường được biết đến với tên gọi luật Smoot-Hawley. Đạo luật này đã tăng

12
thuế áp lên gần 900 mặt hàng nhập khẩu, bao gồm tất cả mọi thứ từ đường và trứng
đến kẹp quần áo và dầu trống. Theo Luật này, ngay lập tức tăng thuế đối với hàng
trăm sản phẩm, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ lên trên 45%. Mức thuế
ngất ngưởng này áp dụng cho hàng hóa đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đã
khiến giá cả của nhiều mặt hàng, kể cả những loại hàng hóa phổ biến như trứng,
đường và hành tây đồng loạt “leo thang”. Và tất nhiên, nhiều quốc gia, trong đó bao
gồm, Canada và nhiều nước châu u, đã không hẹn mà cùng ra tay trả đãi thuế quan
đối với các sản phẩm của Mỹ.
Kết quả: thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp đáng kể. Trong 2 năm kế
tiếp, khối lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ giảm 40% khi các đối tác
thương mại đáp trả bằng hàng rào thuế quan của họ. Các nhà sản xuất nước ngoài
giảm bớt hoặc ngừng chuyển hàng tới Mỹ vì nó không còn tạo ra lợi nhuận nữa.
Một số nhà xuất khẩu Mỹ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho những nguyên vật liệu
nhập khẩu – vốn được sử dụng để tạo ra sản phẩm cuối cùng của họ, và phải đối
mặt với hàng rào thuế quan cao hơn từ nước ngoài. Nông dân Mỹ – những người lẽ
ra phải hưởng lợi chính từ Đạo luật Smoot-Hawley – chứng kiến giá nông sản sụt
giảm và hoạt động xuất khẩu cũng tụt dốc. Đạo luật Smoot-Hawley bị coi là một
thảm họa trong lịch sử Mỹ.

1.2.2 Chiến tranh thương mại giữa Bắc Ailen và Vương quốc Anh (1932-1938)
Các bên tham gia : Bắc Ailen và Vương quốc Anh.
Nguyên nhân : Chính phủ Ireland đã từ chối tiếp tục hoàn trả Anh với niên
kim đất từ các khoản vay tài chính cấp cho nông dân thuê nhà Ailen để cho phép họ
mua đất dưới Cv đất Ireland vào cuối thế kỷ XIX, một điều khoản mà đã là một
phần của năm 1921 Hiệp ước Anh-Ailen.
Diễn biến : Để thu hồi các khoản tiền niên kim, Thủ tướng Anh Ramsay
MacDonald trả đũa với việc áp thuế nhập khẩu 20% cho các sản phẩm nông nghiệp
của Free State vào Anh Các hộ gia đình ở Anh không muốn trả thêm 20% cho
những sản phẩm thực phẩm này. Nhà nước Tự do trả lời bằng hiện vật bằng cách
đặt một nghĩa vụ tương tự đối với hàng nhập khẩu của Anh và trong trường hợp
than từ Anh, với khẩu hiệu đáng chú: "Ghi mọi thứ tiếng Anh ngoại trừ than của họ"
Những khó khăn của Cuộc Chiến tranh Kinh tế, đặc biệt đối với nông dân, đã làm
13
gia tăng căng thẳng trong lớp học ở Nhà nước Tự do Nông thôn. Vào năm 1935,
một "Hiệp ước về Cừu Cừu" đã giảm bớt tình hình, theo đó Anh đồng ý tăng nhập
khẩu gia súc Ailen lên 1/3 để đổi lấy Nhà Nước Tự Nhiên nhập khẩu than của Anh.
Kết quả : Cuộc chiến tranh kinh tế đã không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán
cân thương mại giữa hai nước do hàng nhập khẩu từ Anh bị hạn chế, nhưng các nhà
xuất khẩu Anh rất quan tâm đến chính phủ của họ vì họ bị thua lỗ tại Ireland do phải
trả thuế cho hàng hoá họ xuất khẩu ở đó. Cả hai áp lực họ đã gây ra cho chính phủ
Anh và sự bất mãn của nông dân Ailen với chính phủ Fianna Fáil đã giúp khuyến
khích cả hai bên tìm kiếm giải quyết tranh chấp kinh tế.

1.2.3 Cuộc chiến tranh thương mại Hàn- Nhật (2019-hiện tại)
Các bên tham gia: Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nguyên nhân: liên quan đến đến việc tranh chấp về kiểm soát xuất khẩu vật
liệu công nghệ cao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bởi các lệnh trừng phạt kinh tế bắt
đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.
Diễn biến : Tòa án Tối cao Hàn Quốc vào tháng 10-2018 phán quyết một công
ty Nhật Bản phải bồi thường cho 4 người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho họ
trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi Thế chiến II. Phản ứng
trước động thái của Seoul, Tokyo khẳng định Nhật Bản sẽ áp đặt các quy định xuất
khẩu chặt chẽ hơn đối với 3 mặt hàng vật liệu công nghệ cao gồm fluorinated
polyamides, photoresists và hydrogen fluoride dùng trong sản xuất điện thoại thông
minh và chất bán dẫn của Hàn Quốc. Đáp lại lệnh hạn chế xuất khẩu của Nhật, Hàn
Quốc dọa trả đũa bằng việc hạn chế xuất khẩu màn hình OLED sang Nhật Bản. Sau
đó, Nhật Bản dự định loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách "trắng" gồm 27 nước với lý
do nước láng giềng có hệ thống kiểm soát xuất khẩu không đáng tin cậy. Ngày 9
tháng 7, trong cuộc họp tại trụ sở tổ chức WTO ở Geneva, Thụy Sĩ, Hàn Quốc đã
đưa quyết định hạn chế xuất khẩu hàng công nghệ của Nhật Bản ra bàn luận. Ngày
2-8, nội các của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo đã quyết định loại Hàn
Quốc khỏi "danh sách trắng" những địa chỉ xuất khẩu tin cậy của Nhật Bản. Ngày
12/8, Hàn Quốc đã đưa ra dự thảo hướng dẫn quy chế ưu đãi xuất nhập khẩu, theo
đó, Hàn Quốc sẽ xóa tên Nhật Bản trong Danh sách Trắng các nước được hưởng ưu
đãi xuất khẩu.
14
Kết quả: Hiện tại, cuộc thương chiến Nhật-Hàn vẫn đang diễn ra, nhưng các
tranh chấp leo thang đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của 2 quốc gia khi Nhật Bản
chiếm tới 32% nguồn cung cấp linh kiện công nghệ cao của Hàn Quốc ( theo số liệu
về nhập khẩu linh kiện điện tử và dãn dẫn năm 2018), đồng thời khi người Hàn
Quốc cũng tẩy chay những hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản. Các nhà phân tích tài
chính cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu về thiết bị công nghệ có thể bị gián
đoạn.

15
CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG
ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

2.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:

2.1.1 Diễn biến


22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục
301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR)
áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ
2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm
của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có
thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%)
3/4/2018, Đại diện Thương mại Mỹ công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn
1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch
áp đặt thuế, bao gồm chi tiết máy bay, pin, màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và
vũ khí. Để ứng phó, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô
tô và đậu tương - là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc
5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷ
USD trong các mức thuế bổ sung
15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ áp đặt mức thuế 25%
trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD sẽ bắt đầu vào
ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành động đó, Bộ
Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương
mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của
Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018
9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với
hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản công
cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số
tiền. Thuế suất chiếm 0.1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
07/08/2018, Mỹ áp thuế 25% (thay vì 10% như dự tính) lên 279 mặt hàng từ
Trung Quốc, trị giá khoảng 16 tỷ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so với ban đầu), chính
16
thức có hiệu lực vào ngày 23/8/2018. Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố áp thuế
25% lên 16 tỷ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào 23/08/2018.
Trong khoảng thời gian 22/3/2018 - 1/9/2019, Mỹ và Trung Quốc liên tục tăng
thuế lên các hàng hóa của nhau.
Biểu đồ 2. 1: Cuộc chiến thuế leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc giai đoạn
22/3/2018 – 1/9/2019

Nguồn: Zing.vn, 2019(Ảnh: CNBC, Zing Việt hóa)


2/9/2019, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO phản đối mức thuế nhập khẩu bổ
sung đánh lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.
5/9/2019, Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán thương
mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.
26/11/2019, Mỹ ban hành quy trình mới để bảo vệ mạng viễn thông khỏi
những mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này có thể ảnh hưởng đến Huawei và
ZTE, hai doanh nghiệp Trung Quốc đang nằm trong “danh sách đen” của Mỹ.
13/12/2019, Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giai đoạn 1. Mỹ đồng ý
dừng đợt tăng thuế tiếp theo với hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày
15/12, và giảm mức thuế ngày 1/9/2019 từ 15% xuống còn 7.5%. Mức thuế 25%
cho 250 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vẫn giữ nguyên. Trung Quốc đồng ý
mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong 2 năm tới, đình chỉ
kế hoạch áp thuế trả đũa, cam kết thực thi các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
và có một lộ trình tháo bỏ thuế quan. Đồng thời, Trung Quốc đồng ý nhập khẩu từ
40 đến 50 tỷ USD hàng nông sản Mỹ mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.

17
15/1/2020, Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Trung Quốc đồng ý mua 200 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm. Mỹ cam
kết không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ
nguyên mức thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Mức thuế 15%
được áp ngày 1/9/2019 lên 120 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm xuống mức
7.5%.
14/2/2020, Chính phủ Mỹ sẽ hạ thuế quan đối với 120 tỷ USD hàng hóa Trung
Quốc từ 15% xuống còn 7.5%, đánh dấu lần đầu tiên các lệnh trừng phạt này được
nới lỏng sau gần hai năm thương chiến căng thẳng. Nikkei Asian Review đưa tin
Trung Quốc cũng sẽ giảm thuế quan trả đũa với một số hàng hóa của Mỹ vào hôm
nay. Động thái của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phù hợp với thời điểm bắt đầu
triển khai thỏa thuận sơ bộ ký hôm 15/1.
Cụ thể, Mỹ sẽ giảm một nửa thuế quan đối với lượng hàng hóa Trung Quốc
cập cảng sau 0h01 ngày 14/2 (giờ phía Đông nước Mỹ). Các mức thuế quan cũ bắt
đầu được áp vào tháng 9 năm ngoái. Theo Nikkei, sẽ có khoảng 3.200 mặt hàng,
bao gồm thiết bị điện tử tiêu dùng và quần áo, được giảm thuế. Tuy nhiên,
Washington sẽ không thay đổi mức thuế suất 25% đang áp lên 250 tỷ USD hàng
hóa Trung Quốc khác.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế quan trả đũa từ 10% xuống còn
5%, cũng như từ 5% xuống 2.5% đối với khoảng 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Việc
điều chỉnh thuế quan của phía Bắc Kinh áp dụng cho khoảng 1700 mặt hàng nhập
khẩu từ Mỹ, gồm dầu thô, đậu nành và hóa chất.
Trung Quốc có kế hoạch tăng nhập khẩu hàng hóa công nghiệp và dịch vụ từ
Mỹ thêm 200 tỷ USD trong hai năm tới. Đây là một mục tiêu tham vọng, tăng 70%
so với 186 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhập
khẩu từ Mỹ vào năm 2017. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng cường bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tiếp tục mở cửa thị trường tài chính nước này.
Tuy nhiên, dịch virus Corona (Covid-19) bùng phát thời gian gần đây đã làm
gián đoạn chuỗi cung ứng và dấy lên lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung
Quốc.

18
2.1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa:
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa
2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của
Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương
mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là
nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới. Bảng 2.1 dưới đây sẽ minh
họa cho những điều trên.
Bảng 2. 1: Mỹ và Trung Quốc – hai siêu cường quốc thế giới ( số liệu năm
2017)
Quy mô kinh tế Xuất khẩu Nhập khẩu
Xếp
GDP danh Xếp GDP tính Tỷ Xếp Xếp
hạng Tỷ
nghĩa ( tỷ hạng thế theo PPP US hạng thế hạng
thế USD
USD) giới ( tỷ USD) D giới thế giới
giới
157
Mỹ 20400 1 19420 2 2 2352 1
6
Trun
215
g 12100 2 23190 1 1 1731 2
7
Quốc
Nguồn: CIA Factbook , 2018 (Sách dữ liệu thế giới, Cục Tình báo Trung ương Mỹ)

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt
trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang
bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.
Nguyên nhân cụ thể
Do chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump. Từ khi lên cầm
quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với
mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ
mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn
dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico). Ngay

19
sau khi nhận chức, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp
định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.
Do thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc. Nguyên nhân này được
xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Năm 2017,
Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ
USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung
Quốc lên đến 375 tỷ USD. Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung
Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên
375 tỷ USD năm 2017). Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm
thặng dư thương mại với Mỹ nhưng Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt
thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.
Do tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế
giới. Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên
nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng
giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia
công nghệ hàng đầu thế giới. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế
giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh
tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại
Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)" để tạo động lực phát triển các ngành công
nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tô
chạy điện, công nghệ Internet 5G. Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn
trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược "Sản xuất
tại Trung Quốc 2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi
từ Mỹ. Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công
ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi
cách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ
hay thậm chí ăn cắp công nghệ. Một phương thức nữa được các công ty lớn của
Trung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ cao
của Mỹ là thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.

20
Do tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Mỹ nhiều lần
cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc,
đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các
công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của
Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu
kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnh
công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản
quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ
trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.
Do các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc. Mỹ phản ứng mạnh mẽ
trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị
trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là
sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng
tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố
nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này. Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi cam
kết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO
năm 2001, song không thực thi. Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng thời
gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nội
địa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

2.1.3 Tác động


Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế
toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Những tác động tới nền kinh tế toàn cầu:
Cuộc chiến thương mại leo thang Mỹ-Trung đang đe dọa đảo ngược sự hồi
phục được kỳ vọng của nền kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể chấm dứt chuỗi thời
gian tăng trưởng đã kéo dài 1 thập kỷ qua nếu xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát.
Theo hãng tin Bloomberg, nỗi lo doanh nghiệp dừng kế hoạch đầu tư, người tiêu
dùng cắt giảm chi tiêu và giá cổ phiếu trượt dài đã trỗi dậy những ngày gần đây trên
phạm vi toàn cầu, sau khi thỏa thuận "đình chiến" thương mại kéo dài mấy tháng
giữa Mỹ và Trung Quốc bất ngờ sụp đổ với việc hai nước lại áp thuế lên hàng hóa
của nhau.
21
Tăng trưởng kinh tế thế giới vốn đã giảm tốc và bất kỳ sự yếu đi thêm nào
cũng có thể củng cố lập trường chính sách mềm mỏng của Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương lớn khác, thậm chí là khiến họ phải đưa ra
các biện pháp kích tăng trưởng.
Dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nguy cơ suy thoái
toàn cầu hoàn toàn có thể xảy ra như sau:
Dù kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể đạt một thỏa thuận thương mại,
ngân hàng Morgan Stanley đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu
- với mức tăng trưởng kinh tế thế giới giảm dưới 2.5% trong thời gian đến hết năm
2020 - nếu hai bên tiếp tục mâu thuẫn. Có thể nói nền kinh tế của hai quốc gia này
có những biến động lớn trong cuôc chiến tranh này, đăc biệt là cán cân thương mại .
Biểu đồ 2 dưới đây sẽ mô tả rõ biến động cán cân thương mại của Mỹ trong hoạt
động thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2018-2019, giai đoạn cuộc chiến tranh
thương mại gia tăng căng thẳng.
Biểu đồ 2. 2: Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ với Trung Quốc gia đoạn 2018
1019

Nguồn: Zing.vn, 2019(Ảnh: CNBC, Zing việt hóa)


Theo Biểu đồ 2.2, hàng hóa Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng hóa
có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm từ Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đa
phần là mặt hàng có lợi nhuận thấp như cây trồng, dầu, khí đốt và các sản phẩm lâm
nghiệp. Và Mỹ đã thực hiện thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc, điểm
mà Tổng thống Trump đã sử dụng để biện hộ cho thuế ngay từ đầu.
Lý do để lo ngại là rất rõ ràng khi Trung Quốc và Mỹ cùng công bố loạt số
liệu kinh tế kém khả quan hôm thứ Tư. Trong đó, sản lượng công nghiệp, doanh thu
bán lẻ và đầu tư ở Trung Quốc trong tháng 4/2019 đều giảm tốc mạnh hơn dự báo.
22
Biểu đồ 2. 3: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp của Trung quốc 2018 - 2019

Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (%)


8.5

6.3 6.4 6.4 6.5 6.6 6.7


6.2
5.4 5.3

-1
9
-1
9 19 19 8
c-1 ov-1
8 8 8
t-1 ep-1 ug-1
8
l-1
8
-1
8
r ar b- n- e c u n
Ap M Fe Ja D N O S A B1
J Ju
B1 B1 B1 B1 B1 B1 B1 B1 B1 B1

Nguồn: Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, 2019


Biểu đồ 2. 4: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 1/2018 – quý 4/2019

Nguồn: thoibaonganhang.vn, 2020


Biểu đồ 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ quý 1/2018
đến quý 4 năm 2019 có nhiều biến động và giảm dần. Ngoài ra, nhiều chuyên gia
cho rằng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc ở mức thấp nhất trong gần 30 năm qua
do tác động bất lợi của nhu cầu trong nước sụt giảm và cuộc chiến thương mại với
Mỹ.
Tại Mỹ, doanh thu bán lẻ bất ngờ giảm trong tháng 4, sản lượng của các nhà
máy cũng giảm lần thứ 3 trong vòng 4 tháng.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã thoát khỏi tình trạng trì trệ bằng mức
tăng trưởng 0.4% đạt được trong quý 1. Tuy nhiên, triển vọng của kinh tế Đức vẫn
còn rất mong manh, bởi ngành sản xuất nước này được cho là sẽ quay trở lại với sự
23
sụt giảm do tác động của chiến tranh thương mại. Niềm tin của giới đầu tư vào nền
kinh tế Đức trong tháng 5 này bất ngờ suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm
ngoái.
Bảng 2. 2: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Đức 2015 – 2019

Tốc độ tăng
GDP hàng năm
Năm trưởng của GDP
( Tỷ USD)
(%)
2019 3,846,591 0.6

2018 3,951,340 1.5

2017 3,664,511 2.5

2016 3,468,188 2.2

2015 3,362,242 1.7


Nguồn: countryeconomy.com, 2019
Bảng 2.2 cho thấy GDP cũng như tố độ tăng trưởng của GDP năm 2019 giảm
mạnh. Điều đó cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tiêu cực đến
nền kinh tế Đức.

Dấu hiệu suy yếu của những nền kinh tế hàng đầu xuất hiện thậm chí trước đợt
leo thang mới nhất của chiến tranh thương mại càng khiến các chuyên gia lo ngại.
Những cảnh báo về tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ là nguyên nhân khiến
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 4 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
năm nay sẽ yếu nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

Một chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD) đã giảm tháng thứ 12 liên tiếp trong tháng 3, xuống mức thấp nhất kể từ
2009.
Trong một nghiên cứu mới đây, Bloomberg Economics ước tính rằng 1%
trong hoạt động kinh tế toàn cầu được quyết định bởi thương mại hàng hóa và dịch
vụ giữa Mỹ và Trung Quốc. Khoảng 4% sản lượng hàng hóa của Trung Quốc được
xuất khẩu sang Mỹ, và bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với các nhà sản xuất Trung

24
Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng lan rộng khắp các chuỗi cung ứng trong khu vực, đe
dọa đến những nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc.
Không chỉ có nguy cơ suy thoái toàn cầu mà việc các doanh nghiệp loay hoay
tìm hướng đi trong cuộc chiến tranh cũng là một tác động không nhỏ của cuộc chiến
tranh này tới nền kinh tế toàn cầu. Và sự tác động đó được chứng minh qua thực tế
như sau:
Mỹ xuất khẩu được ít hàng hóa sang Trung Quốc hơn, nhưng cũng có tới 5.1%
sản lượng hàng nông sản và 3.3% sản lượng hàng chế biến - chế tạo của nước này
có đích đến là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn tin Mỹ-Trung cuối cùng sẽ ký thỏa thuận, có lẽ
là tại thượng đỉnh khối G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng 6, khi Tổng thống Donald
Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến có một cuộc gặp bên lề. Tuy nhiên, các
chuyên gia cũng nói họ hoàn toàn bất ngờ bởi đợt leo thang xung đột mới nhất giữa
hai nước và bởi thế cho rằng khả năng đổ vỡ đàm phán đã tăng lên nhiều.
Chiến tranh thương mại căng thẳng giữa lúc kinh tế toàn cầu đang yếu, cộng
thêm hàng loạt vấn đề khác như cơn sốt công nghệ lắng xuống, nhu cầu ô tô, nhất là
ở Trung Quốc, chững lại… đồng nghĩa với việc các công ty rất khó đoán biết về
triển vọng kinh doanh.
Tập đoàn sản xuất con chip Mỹ Intel mới đây tuyên bố "giữ quan điểm thận
trọng hơn về năm 2019", trong khi hãng đồ uống Davide Campari-Milano của Italy
nhấn mạnh "môi trường địa chính trị và kinh tế vĩ mô nhiều bấp bênh". "Nền kinh tế
thế giới đã giảm tốc trong một khoảng thời gian, và giờ chiến tranh thương mại lại
trỗi dậy", Giám đốc đầu tư James Bevan thuộc CCLA Investment Management
nhận xét.
Đối với các ngân hàng trung ương, triển vọng kinh tế toàn cầu yếu đi có thể sẽ
khiến họ giữ quan điểm mềm mỏng hơn. Sau 4 đợt tăng lãi suất trong năm ngoái,
FED đã dừng nâng lãi suất trong năm nay. Giới đầu tư gần đây thậm chí nâng đặt
cược vào khả năng FED có một đợt hạ lãi suất vào tháng 10/2019.
Trong kịch bản xấu nhất là căng thẳng thương mại kéo dài thêm 3 tháng và có
thêm thuế quan được áp, Morgan Stanley dự báo Trung Quốc sẽ tiến hành nới lỏng
chính sách tài khóa với giá trị tương đương 0.5% tổng sản phẩm trong nước (GDP)

25
và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đối với FED, một đợt cắt giảm lãi suất 0.5 điểm
phần trăm có thể được tiến hành.
Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam:
Các hàng rào thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc áp bổ sung cho nhau vô hình
chung làm tăng cơ hội xuất khẩu cho các nước thứ ba, trong đó có Việt Nam. Gia
tăng bất định trong bối cảnh chiến tranh thương mại có thể cũng khiến các công ty
đa quốc gia lớn trên thế giới chuyển một phần hoặc toàn bộ các cơ sở sản xuất ở
Trung Quốc sang các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít rủi ro,
bất lợi. Do khó khăn về đầu ra, hàng hóa của Trung Quốc có thể được đẩy sang thị
trường Việt Nam và cạnh tranh với hàng Việt Nam ở các thị trường thứ ba khác.
“Nếu kiểm soát thiếu hiệu quả, Việt Nam có thể gặp phải nhiều hơn các lô
hàng Trung Quốc ‘mượn đường’ để xuất khẩu sang Mỹ và ngược lại. Trong khi đó,
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng không đơn giản, bởi Việt
Nam không nên và không thể phân biệt đầu tư theo đối tác. Việc sàng lọc các dự án
đầu tư phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam là không dễ,
chưa kể đến năng lực hấp thụ dòng vốn (do hạn chế về lao động, hàm ý đối với ổn
định kinh tế vĩ mô…)”, CIEM phân tích.
Bên cạnh đó, phân tích của Viện Nghiên cứu và quản lý Trung ương (CIEM)
chỉ ra rằng, dù được đánh giá là nước hưởng lợi tương đối từ chiến tranh thương
mại, Việt Nam cũng gặp phải bất lợi là bị Mỹ và Trung Quốc giám sát, thậm chí
thực hiện các hành động, chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào
các nước này.
Rủi ro sẽ lớn hơn nếu Việt Nam không duy trì được đối thoại, chia sẻ thông tin và
kinh nghiệm với các nền kinh tế lớn khác (như Nhật Bản, EU, Úc…) về đánh giá,
dự báo và chính sách ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Một số tác động mặt trái đã được nghiên cứu của CIEM đưa ra cho thấy, Việt
Nam đã bước đầu hứng chịu một số tác động bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13.6 tỷ USD trong 5 tháng
đầu năm 2019, giảm 1.5% so với cùng kỳ 2018. Mức tăng này thấp hơn đáng kể so
với năm 2018 (16.56%).

26
Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn
5.04 tỷ USD (tương đương 20.3%). Trong khi đó, không loại trừ khả năng hàng
Trung Quốc sẽ gia tăng gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ.
Thực tế, ngay từ năm 2018, Mỹ đã lưu tâm điều tra hàng hóa Trung Quốc lẩn
tránh thuế qua Việt Nam. Nếu thiếu động thái hữu hiệu từ phía Việt Nam đối với
xuất xứ hàng hóa, các hành động của Mỹ có thể gia tăng trong thời gian tới.
Trong thu hút vốn FDI, hiện tượng gia tăng dòng vốn từ Trung Quốc thời gian
gần đây cũng rất đáng lưu ý. Theo CIEM, bản thân dòng vốn FDI vào Việt Nam
cũng có một phần đáng kể là vốn góp, mua cổ phần, đặc biệt là từ Hồng Kông và
Trung Quốc.

2.2 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến dòng vốn FDI vào
Việt Nam

2.2.1 Quy mô dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam


Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua
biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam
cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày
20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài đạt 16.74 tỷ USD, tăng 69.1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ
lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây. Đây
chính là những con số biết nói khởi đầu cho quá trình chuyển dịch dòng vốn vào
Việt Nam. Tuy nhiên việc đón nhận dòng vốn như thế nào cũng là một bài toán cân
đo đong đếm lợi ích đặt ra với Việt Nam.
Trong năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 38.2 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ
năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 20.38 tỷ
USD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2018. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả
nước có 30827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362.58 tỷ USD. Vốn thực
hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 21178 tỷ USD, bằng
58.4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

27
Bảng 2. 3: Thành phần vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài năm 2019
Thành phần vốn
Số dự án/ số lượt Tổng số vốn đăng Tăng so với cùng
đầu tư 11 tháng
góp vốn ký (tỷ USD) kỳ 2018(%)
năm 2019
Cấp mới 3883 dự án 16.75 27.5
Điều chỉnh vốn 1381 dự án 5.8 18.1
Góp vốn, mua cổ
9842 lượt góp vốn 15.47 56.4
phần
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư, 2019
Những số liệu trên cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng có xu
hướng tăng đáng kể so với những năm trước đây. Ngoài ra, theo số liệu thống kê về
việc cấp vốn mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần từ Bảng 2 có thể thấy
rằng số vốn cấp mới của năm 2019 đạt 16.75 tỷ USD, tăng 27.5% so với cùng kỳ
năm ngoái; góp vốn, mua vốn cổ phần với tổng số vốn đăng ký đạt 15.47 tỷ USD
cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam và cũng
khẳng định năng lực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Sự biến động của
tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài từ 2015 - 2019 sẽ được biểu
diễn bởi Biểu đồ 2.5 dưới đây:
Biểu đồ 2. 5: Tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài giai đoạn
2015 – 2019 ( đơn vị: tỷ USD)

25 20.38
19.1
17.5
20 15.8
14.5
15

10

0
2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn số liệu: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015 – 2019
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy tổng số vốn của các dự án được giải ngân tăng
liên tục qua các năm từ 2015 đến 2019. Năm 2018, khi cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung xảy ra, các nghiên cứu thị trường đã nhận định có khả năng đầu tư trực
tiếp nước ngoài sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên thực tế
cho thấy, số vốn được giải ngân cho các dự án trong năm 2018 và 2019 có tăng

28
trưởng đều đặn nhưng chưa đạt được mức đột biến. Các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài được giải ngân trong năm 2018 đạt 19.1 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2017,
trong đó các dự án được giải ngân năm 2019 đạt 20.38 tỷ USD, chỉ tăng 6.7% so
với năm 2018.
Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội Quốc gia, trong ngắn hạn
việc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc đã buộc nhiều công ty phải dời Trung
Quốc để dịch chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Một khảo sát riêng của Ngân
hàng Thế giới (WB) về 33 công ty đã dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc kể từ
khi cuộc chiến thương mại bắt đầu càng khẳng định thêm điều này. Có tới 23 công
ty trong số đó đã chuyển đến Việt Nam, phần còn lại chuyển đến Malaysia, Thái
Lan và Campuchia, đây là tác động quan trọng của thương chiến Mỹ-Trung đối với
tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong hội nghị nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Thương chiến Mỹ -
Trung và tác động với Việt Nam, được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu về kinh
tế Trung Quốc thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 29/7/2019, Diễn giả Trần Toàn
Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội
quốc gia (NCIF) khẳng định chưa có đủ cơ sở để khẳng định FDI đang thực sự dịch
chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Có thể cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã có tác động tích
cực tới Việt Nam, FDI là nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn tới tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và giải quyết vấn đề việc làm. Ngoài ra, nguồn
vốn FDI tăng còn giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu và đóng góp đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhà
nước. Đặc biệt với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân công thấp hơn, nguồn
nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và tham
gia nhiều FTA lớn, do đó Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng của
dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức lớn khiến dòng
vốn này có thể tìm đến các thị trường khác, đó là chi phí nhân công và tiền thuê đất
ngày càng tăng, những nút thắt cổ chai về giao thông, cảng biển và chất lượng

29
nguồn nhân lực còn hạn chế. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện các chính sách
ưu đãi để thu hút nguồn vốn FDI, hỗ trợ các nhà đầu tư tận dụng thị trường Trung
Quốc, vốn FDI vào quốc gia này liên tục tăng. Có thể thấy dòng vốn FDI vào Việt
Nam đang chững lại, Malaysia và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh lớn của
Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

2.2.2 Đối tượng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam


Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7.92 tỷ USD, chiếm 20.8% tổng vốn đầu tư
vào Việt Nam đồng thời Việt Nam cũng là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ tư
của Hàn Quốc, các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc như Samsung, LG,
Lotte,…luôn là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Hàn Quốc tập
trung chủ yếu vào các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo;
thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản. Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai,
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh là những nơi thu hút nhiều FDI Hàn Quốc nhất.

Bảng 2. 4: Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo đối tác năm 2019

Giá trị
Số dự Số lượt Vốn Số lượt Tổng
Vốn góp vốn,
án dự án đăng ký góp vốn vốn đăng
Đối tác đăng ký mua cổ
cấp điều điều mua cổ ký( triệu
cấp mới phần( tri
mới chỉnh chỉnh phần USD)
ệu USD)
Hàn Quốc 1137 3668.76 457 1580.26 2959 2667.98 7917.00
Hồng Kông 328 2811.88 100 606.16 191 4450.58 7868.62
Singarpore 296 2100.94 90 290.50 658 2691.28 4501.71
Nhật Bản 435 1820.69 220 1070.79 787 1246.12 4137.60
Trung Quốc 683 2373.37 145 650.36 1925 1039.21 4062.94
Đài Loan 152 860.62 90 304.81 733 676.86 1842.292
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019
Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7.87 tỷ USD (trong đó, có 3.85
tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm
48.9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông), ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản
xuất điện và kinh doanh bất động sản luôn được Hồng Kông chú trọng.

30
Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.5 tỷ USD, chiếm
11.8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó đầu tư từ
Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung, cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1.65 lần, từ
Hồng Kông tăng 2.4 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Về phía Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota đã và đang tiếp
tục xây dựng các nhà máy trên khắp nước ta. Bên cạnh đó, nhờ nguồn nhân công
giá rẻ, thị trường tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng trong nước, tập
đoàn AEON đã xây dựng các trung tâm thương mại lớn tại 3 thành phố trọng điểm
của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

2.2.3 Lĩnh vực đầu tư


Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực,
trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
tổng số vốn đạt 24.56 tỷ USD, chiếm 64.6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là
lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư
mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.
Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019 theo ngành

Cơ cầu thu hút vốn đầu tư theo ngành


Công nghiệp chế biến, chế tạo
4% 11% Hoạt động kinh doanh bất động
3% sản
7%
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy
Hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ
10%
65%
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
Các ngành khác

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019


Có thể thấy công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực nóng, thu hút sự quan
tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bởi vì đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động,
nhân công giá rẻ, lượng xuất khẩu nhiều, tuy nhiên nhập khẩu là khá lớn. Việt Nam
là nơi phù hợp với các yếu tố cần của ngành công nghiệp trên, ngoài ra nước ta đang
nỗ lực để triển khai dự án “Nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đầu

31
tư” nhằm xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, tăng cường cải cách thủ tục
hành chính, minh bạch hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài tham gia sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao trình độ tay nghề lao động để tăng
cơ hội thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư
3.88 tỷ USD, chiếm 10.2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là kết quả của nỗ lực cải
cách thủ tục hành chính như hàng loạt các điều luật liên quan trực tiếp đến hoạt
động của thị trường bất động sản được cải thiện như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai,
Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến bất động sản,...
tạo nền tảng và động lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên
môn khoa học công nghệ và nhiều lĩnh vực khác.
Như vậy, có thể cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã có tác
động tích cực tới Việt Nam, FDI là nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn tới tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và giải quyết vấn đề việc làm.
Ngoài ra, nguồn vốn FDI tăng còn giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng
hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đóng góp đáng kể trong nguồn
thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân
công thấp hơn, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định. Việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cải thiện được
rất nhiều các số liệu kinh tế vĩ mô.

2.3 Xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới

2.3.1 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng
Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là điện tử, chất bán dẫn, hàng
may mặc, giày dép, đồ thể thao và đồ nội thất. Việt Nam thường đóng vai trò là
OEM của Trung Quốc trong các ngành này và chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc
nguyên liệu trung gian để sản xuất tại Trung Quốc. Mặt khác, theo Yasuyuki
Sawada, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam sẽ hưởng

32
lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vì hàng hóa Trung Quốc bị ảnh
hưởng bởi thuế quan cũng được tiêu thụ và sản xuất tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam
có thể xuất khẩu các sản phẩm này trực tiếp sang Hoa Kỳ, và do đó giành được
nhiều thị phần hơn từ các sản phẩm Trung Quốc chịu thuế khi xuất khẩu sang Hoa
Kỳ. Đồng thời, nó có thể thu hút thêm vốn đầu tư vào các ngành này, từ đó tạo ra
nhiều việc làm hơn, tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại tổng thể của
Việt Nam.
Mỹ -Trung gia tăng căng thẳng sẽ càng làm cho dòng vốn FDI đổ vào Việt
Nam nhiều hơn khi các doanh nghiệp Trung Quốc đổ vào đầu tư ở Việt Nam vừa
tránh được mức thuế quan rất cao của Mỹ, lại tận dụng được nguyên tắc xuất xứ từ
Việt Nam tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Sẽ rất có khả năng
có nhiều hơn các vụ doanh nghiệp Trung Quốc móc nối với nhà sản xuất Việt Nam
để gắn mác “Made in Vietnam” cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc với những
cách tinh vi hơn mà khi bị Mỹ phát hiện Việt Nam sẽ phải gánh hậu quả nặng nề.
Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào
Việt Nam năm 2020 tiếp tục tăng lên trong các ngành thâm dụng lao động, nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các dịch vụ tư vấn. Các tập đoàn kinh
tế hàng đầu thế giới cũng dự kiến sẽ có các dự án đầu tư vào Việt Nam trong các
ngành yêu cầu công nghệ cao, phát triển thành phố thông minh, xây dựng cơ sở hạ
tầng và kỹ thuật mới.
Đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung diễn biến căng
thẳng, Mỹ áp 25% thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sau thỏa thuận
15/01/2020, khiến các công ty Trung Quốc phải tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước
ngoài để đối phó với lệnh áp đặt thuế quan của Mỹ. Trong bối cảnh đó, các công ty
Trung Quốc sẽ tìm kiếm cơ hội và chuyển sang đầu tư vào thị trường lân cận. Do
đó, Việt Nam sẽ là thị trường mà các nhà đầu tư Trung Quốc nhắm tới, dòng vốn
FDI từ Trung Quốc tới Việt Nam sẽ tăng trong giai đoạn 2020-2021.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, tỉ trọng hàng chịu thuế trừng phạt
lớn nhất là ở máy móc thiết bị cơ khí, điện - điện tử, vốn là những hoạt động thương
mại, chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất, tỷ trọng lớn thuộc về các tập đoàn đa quốc
gia. Trong ngắn hạn, các tập đoàn này vẫn có khả năng điều chỉnh suôn sẻ hoạt

33
động sản xuất giữa các nhà máy của họ trên toàn cầu. Về trung hạn, với kỳ vọng
chiến tranh thương mại sẽ kéo dài thì các nền kinh tế ở Đông Nam Á có lợi thế về
sản xuất công nghiệp chế biến – chế tạo hướng vào xuất khẩu sẽ là điểm đến hấp
dẫn cho cả dòng FDI từ các tập đoàn đa quốc gia. Đây là yếu tố tích cực nhất về
trung hạn cho nền kinh tế Việt Nam.
Chiến tranh thương mại kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành sản xuất
của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử vì nó tạo ra nhiều rào cản phát sinh
trong tiếp cận nguyên liệu thô và linh kiện nhập khẩu. Không loại trừ khả năng
Tổng thống Trump sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế nhằm thu hút các công
ty Mỹ đang đầu tư ở các quốc gia khác trở về nước để đầu tư.
Như vậy, nhìn chung các dự báo đều cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ-
Trung gia tăng căng thẳng sẽ góp phần làm cho dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng
nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tác động là tiêu cực hay tích cực còn phải phụ thuộc vào
thời gian diễn ra sự căng thẳng đó trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2.3.2 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giảm căng thẳng
Trong diễn biến mới nhất, Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương
mại giai đoạn 1, rút lại một số thuế quan và đẩy mạnh việc mua sản phẩm Mỹ của
Trung Quốc, hạ nhiệt chiến tranh thương mại.
Chia sẻ với tờ báo The LEADER, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng
Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đánh giá việc đạt được thỏa thuận
giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng phần nào tác động đến dòng FDI từ
Trung Quốc và Hồng Kông, tuy nhiên không quá lớn. Nguyên nhân là do bản thân
Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao động
giá rẻ, sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Do đó, dù không có thương
chiến Mỹ - Trung, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm đến Việt Nam nhằm tận dụng
các ưu đãi đó và căng thẳng thương mại chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh hơn. Bên cạnh
đó, FDI mang tính lâu dài và các nhà đầu tư phải phân bổ rủi ro. Dù Washington và
Bắc Kinh hiện đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng tương lai vẫn còn tiềm ẩn
nhiều bất ổn. “Những doanh nghiệp có ở cả Trung Quốc và Việt Nam thì sẽ phân bố
bớt phần sản xuất sang Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp mới lựa

34
chọn Việt Nam bởi những lợi thế rõ ràng hơn nhiều nước xung quanh”, ông Thế
Anh phân tích.
Chia sẻ cùng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng
cao cấp, Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, lưu ý dòng vốn đầu tư, nhất
là từ Hồng Kông và Trung Quốc đã di chuyển sang Việt Nam trong một số năm vừa
qua chứ không chỉ năm 2019 do chiến tranh thương mại. Căng thẳng chiến tranh
thương mại là một xúc tác khiến tiến trình dịch chuyện đó diễn ra nhanh hơn và
nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nếu hai bên
tiến tới bình thường hóa quan hê ̣, có thể có những tác đô ̣ng không tốt lắm cho thị
trường Viê ̣t Nam trong viê ̣c luân chuyển hàng hóa và xuất khẩu của Viê ̣t Nam tới
từng nước này. Cùng đó, các nhà đầu tư của Mỹ ở Trung Quốc khi thấy cuô ̣c chiến
thương mại xuống thang hoă ̣c hòa giải thì họ không còn ý định rời khỏi Trung Quốc
để sang Viê ̣t Nam.
Như vậy, theo những dự báo, dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt,
dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn sẽ tăng vì Việt Nam vẫn sẽ được nhận định là
thị trường hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế vốn có. Do bản
thân Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao
động giá rẻ, sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Do đó, dù không có
thương chiến Mỹ - Trung, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tìm đến Việt Nam nhằm
tận dụng các ưu đãi đó và căng thẳng thương mại chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh hơn.
Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một xúc tác khiến tiến trình dịch
chuyện đó diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn.

2.3.3 Trong bối cảnh chiến trang thương mại Mỹ - Trung giữ nguyên trạng thái
Có lẽ giai đoạn một của quá trình đàm phán của cuộc chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung kết thúc vào cuối năm 2019 vẫn chưa đạt được nhiều thỏa thuận đáng
kể và vẫn để lại nhiều lo ngại cho các chuyên gia kinh tế. Ngày 13/12/2019, Nhà
Trắng ồn ào thông báo đạt được thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc sau 18 tháng
“chiến tranh”. Sau đó, Bắc Kinh đã thông báo tạm giảm thuế nhập khẩu nhắm vào
850 mặt hàng nhập từ Mỹ kể từ ngày 01/01/2019. Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc
sẽ mua thêm 200 tỷ đô la hàng của Mỹ trong hai năm sắp tới, điều này cho phép Mỹ
35
thu hẹp thâm hụt ngân sách với đối tác thương mại châu Á. Ngoài ra, Nhà Trắng
đặc biệt nhấn mạnh rằng cùng thời gian, Trung Quốc sẽ mua vào thêm 32 tỷ nông
phẩm của Mỹ.
Theo Thanh Hà (2020)1,sau giai đoạn 1 đàm phán, cả phía Trung Quốc lẫn
Hoa Kỳ đều ít đi sâu vào chi tiết hai đòi hỏi chính của Washington : một là Bắc
Kinh ngừng trợ giá cho các doanh nghiệp nước này, tạo sân chơi bình đẳng giữa các
công ty của Trung Quốc và các tập đoàn nước ngoài, và hai là bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, ngưng đánh cắp bằng sáng chế và công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Trả lời đài RFI Tiếng Việt, ông Jean-François Boittin 2 dứt khoát loại trừ khả năng
thỏa thuận sơ bộ Mỹ-Trung về mậu dịch cho phép chấm dứt xung đột giữa hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới : “Tôi cho rằng thứ nhất, chúng ta phải đợi có được văn bản
chính thức thì mới có thể đánh giá về tầm mức của thỏa thuận Mỹ và Trung Quốc
vừa đạt được. Thứ hai là trong mọi trường hợp, đây chỉ là một lệnh "hưu chiến" tạm
thời và rất khó đoán được là sẽ có hiệu lực trong bao lâu. Chắc chắn là cuộc chiến
thương mại không khép lại với thỏa thuận mới đạt được. Điểm thứ ba là cả đôi bên
đều đang chịu áp lực rất lớn để đạt đến một thỏa hiệp dù là tạm thời, mà phía Mỹ
gọi là một đồng thuận trong Giai Đoạn 1.”
Theo Đặng Huyền (2020)3 ,các chiến thuật mà Chính phủ Mỹ theo đuổi được
coi là để “trừng phạt ” Trung Quốc chủ yếu vẫn là các biện pháp phụ thuộc thuế
quan. Hơn nữa, Mỹ và Trung Quốc mới đạt được phần dễ nhất của thỏa thuận
thương mại và dự báo là vào giai đoạn hai của cuộc thỏa thuận chính là lúc tới phần
“gai góc” nhất, bao gồm các vấn đề lâu dài liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ bắt buộc của Trung Quốc cũng như trợ cấp cho các ngành
công nghiệp Trung Quốc.
Như vậy, theo những tuyên bố của các bên, có thể nói rằng sau giai đoạn một
của quá trình đàm phán giữa Mỹ - Trung, trạng thái căng thẳng của của cuộc chiến
tranh này có phần hạ. Tuy nhiên, theo lời của các chuyên gia cũng như các nhà báo

1
Thanh Hà, 2020, 2020 đau đầu vì thương chiến Mỹ-Trung và Brexit, Tạp chí tài chính kinh tế
2
Jean-François Boittin ,thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế Thông Tin Quốc Tế của Pháp
(CEPII)
3
Đặng Huyền (TTXVN Tại Washington), 2020, Giai đoạn hai thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ có nhiều
thách thức và kém rõ ràng hơn
36
chưa thể xác nhận được trạng thái đó vì hai bên vẫn chưa có những văn bản chính
thức. Như vậy, có thể nói cuộc chiến tranh này vẫn có trạng thái tương đối căng
thẳng.
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc
Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, các doanh nghiệp của Trung Quốc đặc biệt là
các công ty công nghệ sẽ gặp nhiều rủi ro cũng như khó khăn nếu Mỹ- Trung vẫn
giữ nguyên trạng thái như vậy mà không có được những thỏa thuận cần thiết liên
quan đến cạnh tranh thương mại, cạnh tranh công nghệ giữa hai nước dù thỏa thuận
một phần đã được ký kết. Trong khi đó Việt Nam lại đang là quốc gia có kinh tế
tăng trưởng tốt, quy mô thị trường, đặc biệt liên quan đến tiêu dùng, thu nhập bình
quân đầu người cũng như tầng lớp trung lưu giúp có sức hấp dẫn với nhà đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt là trong năm 2019 đã có sự dịch chuyển đáng kể các công ty
Trung Quốc sang Việt Nam. Với trạng thái này, trong năm 2020, dòng vốn FDI từ
Trung Quốc vào Việt Nam được dự báo tăng lên.
Như vậy, nếu Mỹ không đặt nền tảng pháp lý và quy định cho giai đoạn tiếp
theo mà vẫn giữ nguyên trạng thái áp dụng các biện pháp thuế quan, đặc biệt cho
các lĩnh vực sở hữu trí tuệ và công nghệ thì dự báo sẽ càng đẩy nhanh quá trình dịch
chuyển đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc sang các nước Châu Á trong đó có
Việt Nam. Điều này cũng kéo theo sự tăng lên đáng kể của dòng vốn FDI vào Việt
Nam.

37
CHƯƠNG 3: PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.1. Phản ứng chính sách của Việt Nam trước sự thay đổi của dòng vốn FDI
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung vẫn chưa có hồi kết,
tác động của nó lên kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương đã biểu hiện rõ. Nhìn chung, theo các nhà kinh tế và giới lãnh đạo
cho biết rằng trong ngắn hạn các tác động tích cực có thể lớn hơn các tác động tiêu
cực, tuy nhiên về dài hạn, tổn thất do rủi ro bị Mỹ áp thuế, tổn hại môi trường và
suy giảm tăng trưởng có thể rất nặng nề. Mặc dù vậy, trước khi chiến tranh thương
mại bùng phát, ngay từ những tháng đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã đặt phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” như là quan điểm xuyên suốt trong
điều hành. Sau khi chiến tranh thương mại bùng phát, với việc đồng Nhân dân tệ
mất giá mạnh, nhiều chuyên giá kinh tế Việt Nam đề xuất chính phủ phải có những
giải pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn khẳng định không thay đổi
các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018. Không chạy trước đón đầu biến
động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố
tác động cụ thể.
Đối với các hoạt động liên quan đến FDI, khi đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ,
châu Âu và châu Á chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc sang nước thứ ba. Mặt khác,
các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lượng
hàng hóa không xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư nước ngoài để đối
phó với các biện pháp của Mỹ, thì Việt Nam nằm trong những sự lựa chọn hàng
đầu. Theo đó chủ trương của chính phủ, vẫn sẽ tiếp tục duy trì một số chính sách ưu
đãi, hỗ trợ và khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam và liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, phát triển hình thức mua bán
và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tạo sức lan tỏa tích cực từ dòng vốn FDI trong
bối cảnh mới.

38
3.1.1. Chính sách về thuế
Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu
hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể. Thời kỳ này, chính sách thuế đã góp phần hướng tới xóa bỏ
sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp FDI. Chính sách thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập DN
(TNDN), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ tiến hành cải cách thuế giai đoạn 4. Trong
giai đoạn này, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Việc áp dụng mô
hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất
lượng thấp, giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại.
Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao
chất lượng, đảm bảo tính bền vững. Theo đó, cải cách hệ thống thuế giai đoạn này
hướng đến thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng. Cụ thể như sau:
Về thuế TNDN: Thay đổi quan trọng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh về
thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông. Sau các
lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được
giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016 đến nay). Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối
với đầu tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện
KT-XH thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề
thuộc diện ưu đãi thuế như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản
(không áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực chế biến lâm sản); sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất có quy mô vốn lớn và công nghệ cao. Thay đổi
quan trọng về ưu đãi đầu tư từ năm 2013 là chuyển việc ưu đãi đầu tư cho doanh
mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi sang ưu đãi cho
thu nhập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2019
tiếp tục kế thừa những quy định ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

39
với một số sự điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh mới. Theo đó, Luật đã bổ sung
thêm biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện
hiệp định CPTPP. Trong đó, danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện hiệp định
CPTPP quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định mô tả hàng hóa, mức
thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, mức thuế suất tuyệt đối theo các giai đoạn được
nhập khẩu từ các nước quy định tại điểm b khoản 6. Điều này đối với từng mã hàng.
Đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2019 đã tạo ra khung pháp lý
đầy đủ, toàn diện, đơn giản và minh bạch về thủ tục hành chính cho việc thực hiện
các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn mới khi
Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP.

3.1.2. Chính sách về đất đai


Theo đánh giá từ các địa phương cho thấy, các chính sách ưu đãi đất đai hiện
hành về cơ bản là phù hợp, đồng bộ các quy định của pháp luật về quản lý thuế, đất
đai và đầu tư. Các quy định về ưu đãi đất đai góp phần thực hiện chính sách của
Nhà nước đối với các đối tượng cần được ưu đãi, hỗ trợ và các lĩnh vực cần được
khuyến khích đầu tư. Đồng thời, chính sách ưu đãi đất đai đã và đang phát huy vai
trò như là một công cụ nhằm thu hút đầu tư vào các khu vực có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Từ đó, có tác động tích cực vào công
cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người
dân tại các vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.
Luật Đất đai mở cửa cho các nhà đầu tư FDI tham gia vào thi trường bất động
sản được thừa hưởng từ năm 2014, thay thế Luật Đất đai năm 2003 với một số cải
cách về các điều khoản mua bán đất và giá đất nhằm tăng cường sự bình đẳng giữa
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, được các nhà đầu tư hồ hởi đón nhận.Theo
Luật Đất đai 2014, quyền sở hữu đất đai tiếp tục thuộc về sở hữu toàn dân, được đại
diện và quản lý bởi Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài hiện
nay có quyền như nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến
đất đai. Dưới bộ luật này, Việt kiều và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có
thể được giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Những người thuê đất trả tiền một lần trước ngày luật có hiệu lực có thể tiếp tục sử
40
dụng đất trong thời gian thuê còn lại, hoặc có thể đổi sang hình thức giao đất đóng
tiền sử dụng đất.
Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP quy
định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu
công nghệ cao với những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi của các dự án đầu tư thường.
Tại phiên thảo luận thứ nhất của Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam
năm 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đối tác phát triển tổ chức
ngày 19/9/2019, tại Hà Nội, TS. Cao Viết Sinh đã đưa ra một số định hướng cho
rằng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất
và thị trường khoa học công nghệ để thúc đẩy huy động nguồn lực và đổi mới sáng
tạo. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát,
quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của cộng đồng, doanh nghiệp trong
và ngoài nước. Bảo đảm minh bạch thông tin về thị trường đất, quyền sử dụng đất,
xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, đấu
thầu, thỏa thuận mua bán theo thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản
một cách lành mạnh.
Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để đảm bảo
tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của
Nhà nước; Xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi về đất đai để ưu đãi của Nhà
nước đến được trực tiếp với người được thụ hưởng. Việc ưu đãi phải thực chất và
chỉ nên thực hiện đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, đầu tư vào địa bàn kinh tế
- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách.

3.1.3. Chính sách về ngoại hối và tỷ giá


Áp lực lên tỷ giá trong hai năm gần đây chủ yếu đến từ thị trường quốc tế,
trong đó hai yếu tố chính là (i) kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn cùng với việc Ngân hàng
Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm
khiến USD tăng giá 4.8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng; và (ii)
cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến lo ngại rủi ro chính sách tăng, giảm
đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất
giá khá nhiều (CNY mất giá -5.9%, KRW -5.5%, MYR -3.3%, SGD -2.6%,...),
41
trong khi đây là những đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tính tỷ giá trung tâm của
NHNN.
Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm 2018, diễn biến tỷ giá USD/VND
tương đối bình lặng, thậm chí NHNN còn mua vào được USD do thị trường dư
nguồn cung. Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh và FED
nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn.
Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực lớn và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt
vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn.Từ
giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định.
Xét chung cả năm, việc VND giảm 2.7% so với USD cho thấy VND ổn định
hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực. Những chuyển biến tích cực trong
bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đã phần nào triệt tiêu bớt ảnh hưởng tiêu cực từ
thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN cũng
như niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Ngoài ra, cán cân thương mại
ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ lục (khoảng 7 tỷ USD). Dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao bất chấp những biến
động trên thị trường thế giới.
Hoạt động M&A, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dù không
đạt sôi động như kỳ vọng, xong cũng ghi nhận dòng vốn khoảng 2-3 tỷ USD từ các
nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, dù chỉ số thị trường chứng (TTCK) giảm và nhà
đầu tư rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi (khoảng 30 tỷ USD), nhưng dòng vốn
ngoại vẫn mua ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 1.5-2 tỷ USD. Cùng với đó, kiều
hối năm 2018 ước đạt khoảng 16 tỷ USD (tăng 16% so với năm 2017), trong khi
nhu cầu vay ngoại tệ giảm (do chênh lệch lãi suất vay VND-USD vẫn khá lớn, trong
khi tỷ giá trong tầm kiểm soát), cho thấy quan hệ cung – cầu ngoại tệ khá ổn, tạo dư
địa điều hành chính sách tỷ giá của NHNN.
Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước nhưng xét
về tổng thể, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều
hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp nhàng thông qua 2
phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt. Nhìn
chung, các chính sách điều tiết tỷ giá của NHNN đã thể hiện rõ tính chủ động, linh

42
hoạt trước những biến động của thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, với một
số chính sách điều hành nổi bật trong năm 2018.
Ngay đầu năm 2018, NHNN đã triển khai cơ chế mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng
ở mức tỷ giá kỳ hạn cao hơn 75 điểm so với tỷ giá giao ngay. Động thái này nhằm 2
mục đích chính: (i) tiếp tục hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NHTM; và
(ii) khuyến khích NHTM bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm giảm bớt áp lực dư thừa thanh
khoản trên thị trường tiền tệ, thông qua tạo mức chênh lệch lãi suất VND-USD đủ
hấp dẫn. Kết quả mang lại khá tích cực khi NHNN đã mua được khoảng 10 tỷ USD
từ các NHTM trong 6 tháng đầu năm 2018.
Đến giữa năm, khi tỷ giá trong nước chịu áp lực rất lớn từ diễn biến của thị
trường quốc tế (chiến tranh thương mại leo thang, FED tăng tốc độ thắt chặt tiền tệ,
vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi), NHNN đã lần lượt thực hiện hai điều chỉnh
về yết giá bán ngoại tệ. Lần thứ nhất, yết giá bán ở mức 23.050 trong bối cảnh thanh
khoản thị trường căng thẳng, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức âm. Sau khi tỷ
giá liên tục duy trì ở mức cao thậm chí vượt tỷ giá bán ra 23.050, NHNN đã thay
đổi giá bán ngoại tệ linh hoạt theo công thức là tỷ giá bán ra = tỷ giá trần – 50 điểm.
Nhìn chung, cả hai lần điều chỉnh này đều có tác động tích cực đến thị trường: (i)
đưa tỷ giá về một mặt bằng mới phù hợp hơn với diễn biến của thị trường trong
nước và quốc tế; (ii) giải tỏa tâm lý của thị trường sau những áp lực dồn nén liên tục
trước đó. Ngoài ra, NHNN cũng thể hiện rõ quan điểm chuyển dịch theo hướng
“linh hoạt hơn”, để thị trường tự điều tiết phù hợp với diễn biến của thị trường.
Cuối tháng 11, NHNN tiếp tục linh hoạt trong việc điều hành chính sách khi
triển khai cơ chế mới, bán kỳ hạn có thể hủy ngang, kỳ hạn 31/1/2019 ở mức tỷ giá
23.462, áp dụng trong hai ngày 23 và 26/11. Động thái này giúp tâm lý thị trường
ổn định hơn thông qua việc tăng nguồn cung ngoại hối tiềm năng cho các NHTM
mà không gây áp lực lên thanh khoản VND, đồng thời bảo vệ dự trữ ngoại hối và
định hình mặt bằng tỷ giá mới cho các NHTM trong thời điểm cuối năm và trước
Tết Nguyên đán 2019. Với các biện pháp thay đổi giá bán ngoại tệ một cách linh
hoạt, trong 6 tháng cuối năm, NHNN đã bơm ra thị trường tổng cộng gần 7 tỷ USD,
góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.

43
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2018 đến ngày 6/12/2019, NHNN đã nâng tỷ giá
trung tâm thêm khoảng 1,5% (từ mức 22.825 VND/USD lên mức 23.164
VND/USD). Theo đó, giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM)
vào cuối năm 2019 gần như không thay đổi so với cùng thời điểm năm 2018, dao
động quanh mức 23.100 VND/USD (mua vào) và 23.250 VND/USD (bán ra). Tỷ
giá VND/USD luôn theo sát những diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt
là diễn biến của đồng CNY, cũng như phản ứng tương đối mạnh mẽ với chính sách
điều chỉnh tỷ giá của NHNN. Trong năm 2019, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu đã chậm lại đáng kể so với năm 2018 nhưng vẫn đạt mức 7,8%, trong khi tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt mức 7,4%. Tính chung năm 2019, cả nước xuất
siêu trên 9,1 tỷ USD – mức kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh mức thặng dư thương
mại lớn, tình hình cung – cầu ngoại tệ còn được hỗ trợ bởi các dòng vốn đầu tư trực
tiếp và gián tiếp nước ngoài.

3.1.4 Chính sách chuyển giao công nghệ


Chuyển giao công nghệ đã là một khái niệm quen thuộc trong những thập niên
gần đây. Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô
hình tăng trưởng mới, do vậy việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tiếp cận công nghệ tiên tiến của các nước
phát triển là một mục tiêu quan trọng trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, các hoạt động
nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận
và ứng dụng công nghệ tiên tiến được coi là khâu then chốt, đảm bảo phát triển
nhanh và bền vững trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu về chuyển giao
công nghệ trong thời gian qua chưa đạt được như mong đợi. Sự lan tỏa công nghệ từ
doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Các dự án FDI chủ yếu
tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam
không cao; FDI chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam
để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
phát triển. Tuy nhiên, phải nhìn nhận việc chưa tham gia được vào các liên kết với
các doanh nghiệp FDI, chính là do năng lực doanh nghiệp và nhân công nước ta. Ví
44
dụ như năng lực công nghệ và khả năng giải mã công nghệ của Việt Nam còn rất
thấp, tỷ lệ nhóm ngành đạt công nghệ cao chỉ đạt 20% trong khi tỷ lệ này tại Thái
Lan là 31%, Malaysia là 52% và Singapore là 73%.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ðảng, Chính phủ về tiếp tục đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&CN đã chủ động nghiên cứu mô hình tổ chức hoạt
động kết nối cung, cầu công nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… để áp dụng vào
điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Ðến nay, Bộ đã tổ chức 10 kỳ hoạt động trình
diễn và kết nối cung, cầu công nghệ tại các vùng trên cả nước. Qua đó, đã tiếp nhận
760 loại nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp; tìm kiếm và cung cấp 3100
thông tin về nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước phù hợp nhu cầu của doanh
nghiệp; trình diễn và giới thiệu 2898 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm; hỗ trợ
kết nối 129 hợp đồng hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh
nghiệp.
Tại sự kiện "Trình diễn, kết nối cung, cầu công nghệ" (Techdemo) năm 2019
vừa qua, đã tạo cơ hội các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các công nghệ tiên
tiến, với 12 thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ được kết nối thành công,
phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã tạo
ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động nhờ đổi mới công
nghệ, như: Tập đoàn Sao Mai (An Giang) làm chủ công nghệ tinh luyện phụ phẩm
mỡ cá tra thành các loại dầu thực phẩm và dầu công nghiệp, giúp tăng thêm 800 tỷ
đồng giá trị sản phẩm mỗi năm; Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến
Tre) ứng dụng quy trình tách tinh dầu dừa tinh khiết, tăng giá trị sản phẩm gấp bốn
lần; Tập đoàn Việt Nam Food (TP Hồ Chí Minh) đổi mới công nghệ để sản xuất
chitosan từ phụ phẩm tôm, giúp giảm một phần ba giá thành sản phẩm…
Tuy đã tạo được nền tảng cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, nhưng
theo Bộ KH&CN, hoạt động nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một
số doanh nghiệp chưa cởi mở trong việc chia sẻ nhu cầu cần cải tiến, đổi mới công
nghệ do chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động hỗ trợ của Nhà nước
hoặc chưa thật sự tin tưởng vào việc hỗ trợ có thể giúp doanh nghiệp giải quyết
ngay các vấn đề về công nghệ đang gặp phải. Cũng có doanh nghiệp không muốn

45
công bố thông tin về công nghệ, thiết bị do lo ngại việc đối thủ cạnh tranh tiếp cận
công nghệ như mình. Ngoài ra, các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu có kết quả
nghiên cứu chưa dành sự quan tâm và nguồn lực đầy đủ cho các hoạt động ứng
dụng, thử nghiệm công nghệ tại doanh nghiệp.
Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia Vũ Anh Tuấn cho rằng, để
tạo cú huých cho thị trường công nghệ, giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, cần
xây dựng các sàn giao dịch công nghệ cấp quốc gia tại các thành phố lớn: Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng với vai trò là tổ chức dịch vụ KH&CN. Khi đó, sẽ đẩy
mạnh liên kết sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các sàn giao dịch trong nước và
quốc tế, giữa các sàn giao dịch cũng cần trao đổi thông tin với nhau. Công tác
truyền thông KH&CN cần được tăng cường nhằm cung cấp thông tin về các hoạt
động kết nối, hỗ trợ phát triển công nghệ tới doanh nghiệp và các tổ chức nghiên
cứu. Thứ trưởng KH&CN Trần Văn Tùng khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục cùng các bộ,
ban, ngành hỗ trợ để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cũng cần
tham gia vào các chương trình đổi mới công nghệ của Bộ đang triển khai. Bộ cũng
hỗ trợ các điểm kết nối cung, cầu tại các địa phương thông qua các giải pháp như:
cung cấp cơ sở dữ liệu chuyên gia và nguồn cung công nghệ, hỗ trợ triển khai các
sự kiện tư vấn trực tuyến, phối hợp triển khai các đoàn tư vấn tại địa phương.

3.2 Một số giải pháp đề xuất


Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn nhất nhì thế giới đang có ảnh
hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu của guồng máy kinh tế thế giới (trong đó có Việt
Nam) đang trong giai đoạn tăng tốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đầy hăm hở,
theo cả bề rộng và bề sâu, trước mắt và lâu dài.
Vì vậy, cả doanh nghiệp và nhà nước cần có những biện pháp và chính sách
phù hợp để có thể phản ứng nhanh và kịp thời trước những tác động của cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là dòng vốn FDI
vào Việt Nam.

3.2.1 Đối với nhà nước


Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1988), đến nay khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

46
của Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị
trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vậy
chính phủ cần có những giải pháp chính sách phù hợp nào để thu hút vốn đầu tư
FDI hơn nữa? Một số chính giải pháp chính sách điển hình mà chính phủ nên điều
chỉnh như sau:
Giải pháp về luật pháp, chính sách:
Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và
kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm
quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu
báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư…..); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp
thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản
hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời
gian gần đây có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động
làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án
công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử
dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ
đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
Giải pháp về quy hoạch:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để
định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong
công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản
phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

47
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện
để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra,
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương
ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết
cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh
thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường
(xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến
Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch
vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh
tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản
lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió,
thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công
nghệ thông tin.
Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư
dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh
tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các
khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…
Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của
ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế
- giáo dục, bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không.

3.2.2 Đối với doanh nghiệp


Trong định hướng thu hút FDI thế hệ mới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không
còn là “nhà thầu phụ” nữa mà trở thành các đối tác, hợp tác với các doanh nghiệp
FDI ở nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, R&D...và hướng tới thị trường khu vực và
toàn cầu. Doanh nghiệp có thể có những chiến lược trong kết nối và mở rộng quan
hệ quốc tế để thu hút nguồn vốn FDI như sau:
Tăng kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa.
48
Để thúc đẩy liên kết giữa hai khu vực này, gốc rễ là phải làm cho khu vực tư
nhân trong nước mạnh lên, có năng lực, có trình độ quản trị, có khả năng cạnh
tranh. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khéo léo hơn sẽ làm cho các doanh
nghiệp FDI có động lực và lợi ích để chủ động liên kết với khu vực tư nhân trong
nước.
Nếu chúng ta không tự nâng cao năng lực thì chúng ta sẽ bị các doanh nghiệp
FDI bỏ rơi. Thu hút vốn FDI nhưng không mang lại giá trị gia tăng lớn và lợi ích
cho các doanh nghiệp. Do đó, cần cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp trong nước cần đào tạo lao động tốt
hơn để nắm bắt được công nghệ mới.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp đột phá và thực tế để cải thiện cũng như thu hẹp
khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát
triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư
công nghệ cao…
Đẩy mạnh tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng, để có thể đẩy
mạnh tham gia vào chuỗi cung ứng doanh nghiệp không có con đường nào khác là
đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng chiến
lược kinh doanh, thương hiệu và từng bước tích tụ vốn để tăng năng lực sản xuất,
năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.
Các doanh nghiệp định hướng hoạt động của mình sao cho cho phù hợp với
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt đối với những ngành hàng mà Việt Nam
có lợi thế, như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, nên đầu tư nhiều
hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp cận với tư duy quản lý theo hướng hiện đại,
coi trọng chất lượng và hiệu quả, xây dựng lòng tin với đối tác và gây dựng uy tín
của doanh nghiệp, chẳng hạn trong việc trả lương và thu nhập người lao động cần
dựa trên hiệu quả sử dụng lao động, không thể kéo dài tình trạng nhân công giá rẻ,
mà phải nâng cao thu nhập để tạo ra năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản
phẩm tốt hơn.

49
50
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam
đang có xu hướng tăng dần. Nguồn vốn này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu
ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu và nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Ngoài ra, việc thu
hút vốn đầu tư FDI còn giúp Việt Nam mở rộng được những mối quan hệ quốc tế
cũng như giải quyết được vấn đề liên quan đến việc làm và nâng cao chất lượng
nguồn lao động.
Những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong
hai năm gần đây đã có những tác động lớn đến sự dịch chuyển của dòng vốn FDI
vào Việt Nam. Và dịch bệnh Covid-19, xuất hiện từ những ngày cuối tháng 1 năm
2020, nếu không được các quốc gia xử lý tốt thì có thể dịch bệnh này cũng có nhiều
tác động đáng kể đến sự dịch chuyển của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam.
Như vậy, chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những
phương án dự phòng cũng như các chính sách phù hợp để có thể giải quyết nhanh
và kịp thời trước những tình huống kinh tế có thể xảy ra. Sự chuẩn bị vững chắc
không những giúp nền kinh tế Việt Nam có thể đối phó được với tác động của cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, của dịch bệnh mà còn đối với nhiều yếu tố
khách quan khác mà chúng ta không thể lường trước được.

51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Nhân dân, 2019, Tạo nền tảng cho hoạt động chuyển giao
công nghệ, website: www.most.gov.vn, truy cập ngày 20/2/2020
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/17216/tao-nen-tang-cho-hoat-dong-
chuyen-giao-cong-nghe.aspx
2. Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, 2020, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước
ngoài 2019
3. Cục ĐTNN, 2020, Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 11 tháng 2019,
website: fia.mpi.gov.vn, truy cập ngày 18/2/2020
http://fia.mpi.gov.vn/TinBai/6245/Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-11-
thang-nam-2019
4. Cục ĐTNN, 2020, Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 12 tháng năm
2016, website: fia.mpi.gov.vn ,truy cập ngày 18/2/2020
http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/5178/Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-12-
thang-nam-2016
5. Cục ĐTNN, 2020, Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài 12 tháng năm
2015, website: fia.mpi.gov.vn, truy cập ngày 18/2/2020
http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4220/Tinh-hinh-dau-tu-nuoc-ngoai-12-thang-nam-
2015
6. Đặng Huyền (TTXVN Tại Washington), 2020, Giai đoạn hai thỏa thuận
thương mại Mỹ-Trung sẽ có nhiều thách thức và kém rõ ràng hơn, website:
bnews.vn
https://bnews.vn/giai-doan-hai-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-se-co-nhieu-
thach-thuc-va-kem-ro-rang-hon/144401.html
7. Đinh Hoàng Thắng, 2019, Thương chiến Mỹ - Trung và tác động đến Việt
Nam, website: vietnamfinance.vn, truy cập ngày 17/2/2020
https://vietnamfinance.vn/thuong-chien-my-trung-va-tac-dong-den-viet-nam-
20180504224228093.htm

52
8. hanoimoi.com.vn, 2014, Luật Đất đai mới "mở cửa" cho nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào thị trường bất động sản, website: tapchitaichinh.vn, ,
truy cập ngày 20/2/2020
http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/luat-dat-dai-moi-mo-cua-cho-nha-
dau-tu-nuoc-ngoai-tham-gia-vao-thi-truong-bat-dong-san-87356.html
9. Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, & Trần Ngọc Thơ, 2018, Việt
Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?, website:
nghiencuuquocte.org, truy cập ngày 19/2/2020
http://nghiencuuquocte.org/2018/12/10/viet-nam-doi-pho-voi-chien-tranh-
thuong-mai/
10. Hồng Sơn, 2020, Dịch bệnh nCoV ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài,
website: hanoimoi.com.vn, truy cập ngày , truy cập ngày 17/2/2020
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/958004/dich-benh-ncov-anh-
huong-den%C2%A0dau-tu-nuoc-ngoai
11. Khả Nhân, 2020, Vốn FDI chảy vào Việt Nam khi chiến tranh thương mại
xảy ra nhưng điều đó không xảy ra với Indonesia, website: vietnambiz.vn,
truy cập ngày 18/2/2020
https://vietnambiz.vn/von-fdi-chay-vao-viet-nam-khi-chien-tranh-thuong-mai-
xay-ra-nhung-dieu-do-khong-xay-ra-voi-indonesia-20191027013723121.htm
12. M.Hồng, 2020, Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt
6,1%, như kỳ vọng, website: thoibaonganhang.vn, truy cập ngày 8/3/2020.
https://thoibaonganhang.vn/trung-quoc-cong-bo-tang-truong-kinh-te-nam-
2019-dat-61-nhu-ky-vong97245.html?
fbclid=IwAR3EwV5Xu6ypG3NRlT869ZeePodHPrLtf-
rLMCA7M8VoxRMh9e5ak6142oE
13. Minh Nhật, 2020, Dịch chuyển FDI vào Việt Nam ra sao sau thỏa thuận
thương mại Mỹ - Trung ?, website: Theleader.vn, truy cập ngày 17/2/2020
https://theleader.vn/dich-chuyen-fdi-vao-viet-nam-ra-sao-sau-thoa-thuan-
thuong-mai-my-trung-1579233132528.htm
14. Nghị định 57/2019/NĐ-CP thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt, website: luatvietnam.vn, truy cập ngày 20/2/2020

53
https://luatvietnam.vn/thue/nghi-dinh-57-2019-nd-cp-thue-xuat-khau-uu-dai-
thue-nhap-khau-uu-dai-dac-biet-174964-d1.html
15. Nguyen Mai, 2020, Bright 2020 prospects for foreign investment in
Vietnam, website: ven.vn, truy cập ngày: 15/03/2020

http://ven.vn/bright-2020-prospects-for-foreign-investment-in-vietnam-
41864.html

16. Nguyễn Thu Hương, 2019, Tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
đến Việt Nam và đề xuất một số giải phá, Tạp chí Khoa học và Đào tạo
Ngân hàng, Số 202- Tháng 3, 2019.
17. Phương Thảo, 2019, 4 biểu đồ khái quát mối quan hệ khó cứu vãn giữa Mỹ
và Trung Quốc, website: news.zing.vn,
https://news.zing.vn/4-bieu-do-khai-quat-moi-quan-he-kho-cuu-van-giua-my-
va-trung-quoc-post994203.html
18. The Star, 2020, FDI into Vietnam expected to surge after Covid-19
epidemic, website: thestar.com, truy cập ngày: 14/03/2020.

https://www.thestar.com.my/news/2020/02/19/fdi-into-vietnam-expected-to-
surge-after-covid-19-epidemic

19. Trung Mến, 2019, Chiến tranh thương mại sẽ thực sự tác động đến GDP
và FDI Việt Nam từ khi nào?, website: cafef.vn , truy cập ngày 18/2/2020
https://cafef.vn/chien-tranh-thuong-mai-se-thuc-su-tac-dong-den-gdp-va-fdi-
viet-nam-tu-khi-nao-20190729171031765.chn
20. UNCTAD, 2020, IMPACT OF THE CORONAVIRUS OUTBREAK ON
GLOBAL FDI
21. VCCI, 2018, Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung,
website: trungtamwto.vn, truy cập ngày 15/2/2020
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12220-tom-tat-dien-bien-cang-thang-thuong-
mai-my---trung
22. Vũ Hạo, 2018, Những bài học đã bị quên lãng từ cuộc chiến thương mại
trong thập niên 30, website: vietstock.vn, truy cập ngày 16/2/2020
https://vietstock.vn/2018/07/nhung-bai-hoc-da-bi-quen-lang-tu-cuoc-chien-
thuong-mai-trong-thap-nien-30-775-619590.htm

54
55

You might also like