You are on page 1of 12

O CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

1. Giải thích sự khác nhau giữa ABM (Activity-based management) và ABC (Activity-
based Costing).
2. Trình bày 4 bước được sử dụng trong ABM để giảm chi phí.
3. Thế nào là các hoạt động gia tăng giá trị và các hoạt động không gia tăng giá trị . Hãy
cho ví dụ về mỗi loại hoạt động này đối với 1 cửa hàng dịch vụ sửa chữa xe gắn máy.
4. Một doanh nghiệp có thể sử dụng Target Costing để giảm chi phí cũng như hoạch định
lợi nhuận ra sao?
5. Định nghĩa chất lượng và giải thích sự khác nhau giữa chất lượng của thiết kế (quality of
design) và chất lượng của sự phù hợp (quality of conformance).
6. Cho biết ý kiến của bạn nếu chi phí thẩm định và chi phí ngăn ngừa gia tăng.
7. Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa TQM và 6-sigma.
8. Chứng nhận chất lượng là gì và nó khác biệt với TQM như thế nào?
9. Trình bày ý nghĩa tác dụng của Báo cáo chi phí chất lượng? Hạn chế của báo cáo chi phí
chất lượng là gì?
10. Trình bày đặc điểm của 2 mô hình: Chi phí chất lượng truyền thống và Chi phí chất
lượng hiện đại. Ưu- nhược điểm của từng mô hình?

TRẮC NGHIỆM:

1. Chi phí nào sau đây không thuộc về chi phí chất lượng:
a. Chi phí hư hỏng bên ngoài
b. Chi phí sản xuất không hiệu quả
c. Chi phí phòng ngừa
d. Chi phí kiểm định
2. Chi phí hư hỏng bên trong đề cập đến những chi phí phải gánh chịu bởi:
a. Những khuyết tật được tìm thấy
b. Lỗi của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho khách hàng
c. Việc xác định nhu cầu của khách hàng
d. Khi lỗi sản phẩm hoặc dịch vụ được phát hiện trước khi rời khỏi cty.
3. Chi phí hư hỏng bên ngoài đề cập đến những chi phí phải gánh chịu bởi:
a. Trong việc ngăn ngừa các khuyết điểm
b. Việc xác định khuyết tật sản phẩm hoặc dịch vụ tồn tại
c. Những sản phẩm hoặc dịch vụ bị khuyết tật được cung cấp cho khách hàng
d. Khi lỗi sản phẩm hoặc dịch vụ được phát hiện trước khi rời khỏi doanh nghiệp
4. Chi phí thẩm định đề cập đến những chí phí phải gánh chịu bởi:
a. Việc ngăn ngừa các khuyết tật.
b. Việc phát hiện những khuyết tật tồn tại .
c. Những sản phẩm khuyết tật được phân phối đến khách hàng
d. Việc xác định nhu cầu khách hàng.
5. Chi phí phòng ngừa đề cập đến những chi phí phải gánh chịu:
a. Trong việc ngăn ngừa các khuyết tật
b. Trong việc xác định các khuyết tật tồn tại
c. Trong việc xác định nhu cầu khách hàng
d. Khi sản phẩm khuyết tật hoặc dịch vụ bị lỗi được phát hiện trước khi rời khỏi
doanh nghiệp.
6. Để thành phẩm có chất lượng cao:
a. Chi phí kiểm định phải vượt qua chi phí hư hỏng bên ngoài
b. Đặc tính kỹ thuật thiết kế của sản phẩm phải đáp ứng sự mong đợi của khách
hàng
c. Sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn thiết kế của nó.
d. Đặc tính kỹ thuật thiết kế của sản phẩm phải đáp ứng sự mong đợi của khách
hàng và sản phẩm phải đáp ứng được tiêu chuẩn theo thiết kế của nó.
7. Các câu trả lời nào dưới đây được xem là sai:
a. Báo cáo chi phí chất lượng phân tích chi phí chất lượng bằng 1 tỷ lệ trong tổng
doanh thu.
b. Một sự gia tăng trong chi phí chất lượng cho thấy một sự yếu kém hơn trong việc
thực hiện chất lượng sản phẩm.
c. Có thể có sự tương tác giữa các loại chi phí chất lượng
d. Mô hình chi phí chất lượng truyền thống cho thấy tổng chi phí chất lượng có thể
đạt mức thấp nhất bằng việc thay đổi chi phí không phù hợp bởi chi phí phù hợp.
8. Các khoản chi phí chất lượng dự kiến cho một cty trong một thời kỳ nhất định như sau:
- Kiểm tra đường dây: $ 1.000
- Nhận diện khuyết điểm bình thường : $ 500
- Thiết kế kỹ thuật : $20.000
- Hàng hóa bị trả lại: $ 4.000
- Vấn đề Khách hàng than phiền: $ 3.000
- Chỉnh sửa lại: $ 5.000
- Bảo trì dự phòng: $ 5.000
- Yêu cầu trách nhiệm bồi thường SP: $30.000
- Kiểm tra nguyên liệu nhập về: $ 1.500
- Bảo trì sự cố : $ 2000
- Test sản phẩm: $ 6.000
- Đào tạo về chất lượng: $ 4.000
- Đánh giá nhà cung cấp: $ 2.000

Chi phí ngăn ngừa sẽ bằng:

a. $32.000
b. $29.000
c. $31.000
d. $33.000
9. Các khoản chi phí chất lượng dự kiến cho một cty trong một thời kỳ nhất định như sau:
- Kiểm tra đường dây: $ 1.000
- Nhận diện khuyết điểm bình thường : $ 500
- Thiết kế kỹ thuật : $20.000
- Hàng hóa bị trả lại: $ 4.000
- Vấn đề Khách hàng than phiền: $ 3.000
- Chỉnh sửa lại: $ 5.000
- Bảo trì dự phòng: $ 5.000
- Yêu cầu trách nhiệm bồi thường SP: $30.000
- Kiểm tra nguyên liệu nhập về: $ 1.500
- Bảo trì sự cố : $ 2000
- Test sản phẩm: $ 6.000
- Đào tạo về chất lượng: $ 4.000
- Đánh giá nhà cung cấp: $ 2.000
Chi phí kiểm định sẽ bằng:
a. $ 10.500
b. $ 9.000
c. $11.000
d. $8.500
10. Các khoản chi phí chất lượng dự kiến cho một cty trong một thời kỳ nhất định như sau:
- Kiểm tra đường dây: $ 1.000
- Nhận diện khuyết điểm bình thường : $ 500
- Thiết kế kỹ thuật : $20.000
- Hàng hóa bị trả lại: $ 4.000
- Vấn đề Khách hàng than phiền: $ 3.000
- Chỉnh sửa lại: $ 5.000
- Bảo trì dự phòng: $ 5.000
- Yêu cầu trách nhiệm bồi thường SP: $30.000
- Kiểm tra nguyên liệu nhập về: $ 1.500
- Bảo trì sự cố : $ 2000
- Test sản phẩm: $ 6.000
- Đào tạo về chất lượng: $ 4.000
- Đánh giá nhà cung cấp: $ 2.000
Chi phí hư hỏng bên trong là:
a. $5000
b. $7500
c. $8500
d. $9500

11.Các khoản chi phí chất lượng dự kiến cho một cty trong một thời kỳ nhất định như sau:
- Kiểm tra đường dây: $ 1.000
- Nhận diện khuyết điểm bình thường : $ 500
- Thiết kế kỹ thuật : $20.000
- Hàng hóa bị trả lại: $ 4.000
- Vấn đề Khách hàng than phiền: $ 3.000
- Chỉnh sửalại: $ 5.000
- Bảo trì dự phòng: $ 5.000
- Yêu cầu trách nhiệm bồi thường SP: $30.000
- Kiểm tra nguyên liệu nhập về: $ 1.500
- Bảo trì sự cố : $ 2000
- Test sản phẩm: $ 6.000
- Đào tạo về chất lượng: $ 4.000
- Đánh giá nhà cung cấp: $ 2.000
Chi phí hư hỏng bên ngoài sẽ bằng:

a. $ 33.000

b. $ 37.500

C. $ 42.000

D.$ 37.000

12.Tuyên bố nào dưới đây là đúng trong mối liên hệ với quản trị dựa trên hoạt động (ABM):

i. ABM chủ yếu liên quan đến giá trị của khách hàng

ii. Hệ thống kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là nguồn dữ liệu chủ yếu
của ABM

iii. ABM chủ yếu liên quan đến hoạt động kiểm soát đầu vào.

a.I và II

b.I và III

c.II và III

d.Tất cả các câu trên.

13. Điều nào sau đây có thể gây ra sự miễn cưỡng để thực hiện ABM:

i.Sự phản kháng của nhân viên để thay đổi hoạt động

ii.Sự thiếu hiểu biết về lợi ích của ABM


iii.Yêu cầu về các nguồn lực đáng kể

iv.Tập trung dựa vào các hoạt động gia tăng giá trị

a. I, II và III

b. I,II và IV

c. II,III và IV

d. I,III và IV

14. Từ khía cạnh khách hàng, chi phí tạo ra giá trị tăng là:

a. Gia tăng giá trị của sản phẩm đối với khách hàng

b. Doanh nghiệp đã xác định đó là các khoản chi phí cần thiết để sản
xuất ra sản phẩm

c. Đó là 1 nội dung doanh nghiệp phải tập trung vào

d. Gia tăng giá trị của sản phẩm đối với khách hàng, và khách hàng
sẵn sàng thanh toán cho giá trị gia tăng.

15. Các khoản chi phí sau đây phát sinh trong 1 nhà máy sản xuất tủ bếp .

- Di chuyển các bộ phận sản phẩm đến dây chuyền lắp ráp: $ 5000
- Lắp ráp tủ bếp: $50.000
- Di chuyển vật tư đến nhà máy vì hết vật tư tồn kho: $ 10.000
- Lắp ráp các lò vi sóng $ 4.000
- Chỉnh sửa lại tay cửa tủ: $ 1.000
- Test hoạt động của lò vi sóng $ 2.000

Tổng chi phí của hoạt động gia tăng giá trị sản phẩm là:

a. $ 57.000

b. $ 54.000

c. $ 58.000

d. $ 59.000

16. Các khoản chi phí sau đây phát sinh trong 1 nhà máy sản xuất tủ bếp .

- Di chuyển các bộ phận sản phẩm đến dây chuyền lắp ráp: $ 5000
- Lắp ráp tủ bếp: $50.000
- Di chuyển vật tư đến nhà máy vì hết vật tư tồn kho: $ 10.000
- Lắp ráp các lò vi sóng $ 4.000
- Chỉnh sửa lại tay nắm cửa tủ: $ 1.000
- Test hoạt động của lò vi sóng $ 2.000

Tổng chi phí của hoạt động không gia tăng giá trị sản phẩm là:

a. $ 17.000

b. $ 18.000

c. $ 16.000

d. $ 8.000

17. Six-sigma đề cập đến:


a. Phương pháp luận cải tiến doanh nghiệp có liên quan đến phân tích dữ liệu
thống kê .
b. Tổng độ lệch chất lượng được xem như chấp nhận trong TQM
c. Chứng nhận chất lượng chính thức liên quan đến 1 loạt các các tiêu chuẩn
được công nhận bởi 1 tổ chức thiết lập chất lượng quốc tế.
d. Sáu đặc tính chủ yếu của Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
18. Nội dung nào sau đây thuộc về khái niệm Quản lý chất lượng toàn diện (TQM):
a. Nhận diện những điều khách hàng mong muốn và thiết kế sản phẩm đáp
ứng theo mong đợi của khách hàng.
b. Thiết kế quy trình sản xuất để các công việc được làm đúng ngay từ đầu
c. Không ngừng việc cải tiến để đạt chất lượng cao của sản phẩm, dịch vụ.
d. Triết lý TQM được mở rộng tới khách hàng và nhà phân phối
e. Tất cả các nội dung trên.
19. Những tuyên bố nào sau đây không đúng:
a. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) chỉ liên quan đến quá trình sản xuất
b. TQM là phương thức thỏa mãn khách hàng- tìm hiểu những điều khách hàng mong
muốn và giúp họ thỏa mãn được nó.
c. TQM tập trung vào tất cả các hoạt động xuyên suốt trong 1 tổ chức
d. Sự cải tiến liên tục là yếu tố chính của TQM.
20. Mô hình quản trị chi phí chất lượng hiện đại :
a. Không quan tâm đến sự thay thế giữa các nhóm chi phí phù hợp và không phù hợp.
Chỉ quan tâm đến sự thay đổi của từng loại chi phí theo thời gian.
b. Mô hình này cho thấy khi việc tuân thủ chất lượng kém, tổng chi phí chất lượng cao
mà chủ yếu là chi phí thiệt hại bên trong và bên ngoài ; và ngược lại
c. Quan điểm của mô hình này cho thấy cần thiết phải nghiên cứu hệ thống các công
cụ quản trị chất lượng phù hợp để quản trị chất lượng SP
d. Tất cả các nội dung trên
BÀI TẬP:
Bài 1: Bạn hãy phân tích và đưa ra dẫn chứng cụ thể về một số nhận định sai lầm về chất lượng
như:

a. Chất lượng cao đòi hỏi chi phí lớn


b. Quá nhấn mạnh và tập trung vào chất lượng sẽ làm giảm năng suất
c. Quy trách nhiệm khi phát hiện chất lượng kém là lỗi của công nhân
d. Cải tiến chất lượng đòi hỏi đầu tư lớn.
e. Chất lượng được đảm bảo là do khâu kiểm tra chặt chẽ .

Bài 2: Công ty Win Way trong năm 2014, có tình hình về chi phí chất lượng như sau. Đơn vị
tính: 1.000đ

1. Chi phí thuê mặt bằng kho bên ngoài để tồn trữ sản phẩm do sản xuất dư thừa : 14.500
(3)
2. Chi phí cho việc kiểm nghiệm hệ thống chất lượng nhẳm đảm bảo vận hành đúng quy
trình thiết lập.:9.000 (2)
3. Chi phí kiểm tra và thử tính năng chịu lực của thép nguyên liệu: 32.000 (2)
4. Chi phí trả lại nguyên liệu cho nhà cung cấp do không đảm bảo tiêu chuẩn về đặc tính kỹ
thuật: 3.200 (2)
5. Chi phí gia công lại sản phẩm do bị khuyết tật.: 4.500 (3)
6. Chi phí kiểm tra lại Sản phẩm sau khi đã sửa chữa: 800.000 (2)
7. Chi phí vận chuyển sản phẩm bị trả lại do không đúng quy cách: 1.500 (4)
8. Chi phí cho việc duy trì hệ thống chất lượng đảm bảo xuyên suốt từ đầu đến cuối: 3.300
(1)
9. Chi phí thay thế sản phẩm còn trong thời hạn bảo hành.: 1.250 (4)
10. Chi phí cho việc xử lý và phục vụ các khiếu nại của khách hàng: 3.800 (4)
11. Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân làm thêm giờ để sửa chữa sản phẩm hỏng;
6.000
12. Chi phí truy cập tìm hiểu thông tin và đánh giá năng lực các nhà cung cấp nguyên liệu:
9.000.(1)
13. Thiệt hại do sản phẩm giảm phẩm chất từ loại 1 thành loại 2: 12.500 (3)
14. Chi phí cho việc xây dựng chương trình quản lý chất lượng của công ty: 120.000 (1)
15. Chi phí cho việc đào tạo, soạn thảo và chuẩn bị các chương trình đào tạo quản lý chất
lượng cho người thao tác, giám sát viên, nhân viên và cán bộ quản lý .: 200.000 (1)
16. Chi phí thiết kế, triển khai và mua sắm thiết bị dùng cho công tác kiểm tra chất lượng sản
phẩm: 47.000 (2)
17. Chi phí cho việc phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng sản phẩm hỏng. 25.000 (3)

Yêu cầu: Lập báo cáo chi phí chất lượng trong năm 2014 tại cty. Bạn có suy nghĩ gì về kết
quả tính được và đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm chi phí chất lượng.
Bài 3: Quản đốc phân xưởng của Cty W than phiền với chuyên gia chất lượng về dây chuyền sản
xuất của phân xưởng ông hiện giờ mỗi giờ đã sản xuất kém đi 8 sản phẩm vì vậy đã làm giảm đi
64 sản phẩm mỗi ngày. Đó chính là nguyên nhân làm tăng giá thành đơn vị bởi lẽ ông phải tổ
chức tăng ca để bảo đảm đủ lượng sản phẩm theo kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ hư hỏng
sản phẩm cũng tăng và làm phát sinh thêm chi phí sữa chữa. Tất cả các sự việc này lại diễn tiến
rất nhanh và không có dấu hiệu báo trước.

Chuyên gia chất lượng đã gợi ý quản đốc phân xưởng nên tìm ra các lý do để có giải pháp cụ thể
trong việc khắc phục tình trạng chậm tiến độ sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay do tình hình
sử dụng máy móc thiết bị cũng như tình hình hư hỏng trong sản xuất sản phẩm.

Ông cũng gợi ý phương án xử lý: sử dụng một số biểu đồ kiểm tra các trường hợp phải ngừng
SX vì máy móc thiết bị hư hỏng, vì thiếu vật liệu hay vì lý do nào đó và xem xét tỷ lệ sai sot
trong mỗi đơn vị sản phẩm.

Theo bạn, có thể dự đoán trước được các vấn đề có thể xảy ra như tình hình phản ánh của quản
đốc phân xưởng không? Dựa vào gọi ý của Chuyên gia chất lượng cũng như quan điểm bản thân,
bạn hãy đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

Bài 4: Một công ty sản xuất muốn xác định chi phí chất lượng của họ với tài liệu sau:

Loại chi phí Số tiền ($)


Khảo sát nhu cầu về chất lượng SP từ khách hàng 40,000
Bị phạt thanh toán cho khách hàng do giao hàng trễ hạn 30,000
Vật liệu và sản phẩm bị loại bỏ 150,000
Kiểm tra nguyên vật liệu 90,000
Đào tạo về chất lượng cho nhân viên 30,000
Tổn thất về SP bị khiếm khuyết do khách hàng trả lại 300,000
Kiểm tra thành phẩm 250,000
Sửa chữa sản phẩm trước khi rời khỏi nhà máy 140,000
Hệ thống thông tin và phần mềm Chất lượng 20,000
Thời gian làm thêm do máy móc bị hư hỏng 60,000
Sửa chữa sản phẩm bảo hành 100,000
a. Hãy phân loại các chi phí trên đây thành: chi phí ngăn ngừa; CP kiểm định; chi
phí hư hỏng bên trong và CP hư hỏng bên ngoài
b. Tính tổng chi phí mỗi loại. Tính tổng chi phí chất lượng.
c. Tỷ lệ của từng loại chi phí chất lượng trong tổng số .
d. Đưa ra kết luận về các số liệu trên.

Bài 5: Cty SX Hills Metals Ltd, trong tháng 4 có phát sinh các khoản chi phí để duy trì chất
lượng sản phẩm như sau:

- Vận hành 1 máy chụp X- quang để phát hiện các mối hàn bị lỗi : $2700
- Sửa chữa sản phẩm bị lỗi do khách hàng trả lại: $3000
- Chi phí cho việc hàn lại các khớp nối của sản phẩm bị lỗi được phát hiện
trong quá trình SX: $1900
- Chi phí cho việc gửi nhân viên vận hành máy đi đào tạo chương trình chất
lượng trong 3 tuần : $2900
- Chi phí cho việc nhận lại SP bị lỗi : $5000
- Chi phí hợp pháp liên quan đến sản phẩm bị nhận về: $900
- Chi phí kiểm tra sản phẩm để nhập kho thành phẩm hàng hóa: $1700
- Chi phí cho việc xác nhận Giấy chứng nhận chất lượng của nhà cung cấp:
$300
- Chi phí thanh lý sản phẩm bị lỗi: $4200

Yêu cầu:

1. Lập Báo cáo chi phí chất lượng


2. Bình luận về tỷ trọng của từng loại chi phí có liên quan trong 4 loại chi
phí chất lượng.

Bài 6) Cty Universal Curcuitry chuyên sản xuất dụng cụ điện các loại. Trong tháng 5,
phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc duy trì chất lượng sản phẩm như sau:

- Chi phí kiểm tra các linh kiện điện mua từ nhà cung cấp bên ngoài: $21000
- Chi phí gia công lại các sản phẩm là dụng cụ điện bị lỗi: $30000
- Đổi lại các sản phẩm dụng cụ điện bị lỗi cho khách hàng trong thời gian còn
bảo hành : $12000
- Chi phí của các bộ phận bị lỗi không thể phục hồi được: $9000
- Chi phí đào tạo các nhân viên kiểm soát chất lượng : $16500
- Chi phí Test các sản phẩm trước khi bán : $6100

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo chi phí chất lượng


2. Bạn nghĩ rằng nhà quản trị nên phản ứng như thế nào về tỷ trọng giữa 4 loại
chi phí trong tổ hợp chi phí chất lượng?
3. Bạn có nghĩ rằng Universal Circuitry nên nhận diện tất cả các chi phí hư hỏng
bên trong của nó không? Giải thích.

Bài 7) Cty LTL sản xuất 2 loại máy phun model ABC và XYZ. Model ABC có giá bán
trung bình $30000, còn model XYZ có giá bán khoảng $27000. Cty đang quan tâm về
hoạt động khác nhau của 2 máy về chất lượng và đã thu thập được các thông tin sau:

Chỉ tiêu Model ABC Model XYZ


Số lượng máy SX và tiêu thụ 160 (SP) 200 (SP)
Chi phí bảo hành:( 4)
-CP sửa chữa trung bình cho 1 SP $900 $350
-Tỷ lệ sản phẩm cần sửa chữa 70% 10%
Đảm bảo độ tin cậy Thiết kế kỹ thuật: $ 150 /giờ (1) 1600 giờ 2000 giờ
Gia công lại tại nhà máy SX của LTL: (3)
- CP gia công lại trung bình cho 1SP cần SC $1900 $1600
- Tỷ lệ SP cần sửa chữa 35% 25%
Chi phí kiểm tra sản xuất : $50 cho 1 giờ (2) 300 giờ 500 giờ
Chi phí vận chuyển cho khách hàng để giải quyết sự cố $29500 $15000
Chi phí đào tạo chất lượng cho nhân viên $35000 $50000
Yêu cầu:

1. Phân loại chi phí trên thành các loại chi phí ngăn ngừa, CP kiểm định; CP hư hỏng
bên trong và CP hư hỏng bên ngoài.
2. Lập báo cáo CP chất lượng cho model ABC. Ngoài ra, thêm 1 cột tỷ lệ các khoản chi
phí chất lượng so với với doanh thu của nó.
3. Lập báo cáo chất lượng tương như vậy đối với model XYZ.
4. Nhận xét về 2 báo cáo, lưu ý xem cty có hay không việc đầu tư chi phí chất lượng
khác nhau đối với 2 loại máy.

Bài 8: Laser News Technology Ltd (LNTL)- nhà sản xuất thiết bị in laser điện toán cung cấp cho
các nhà xuất bản báo chí trên toàn khu vực Châu á- Thái bình Dương. Trong vài năm gần đây, thị
phần của cty đã bị giảm dần bởi sự cạnh tranh gay gắt. Giá cả và chất lượng sản phẩm là 2 yếu tố
quan trọng mà các đối thủ cạnh tranh luôn nhắm đến trong thị trường.

Ben McDonough, giám đốc SX của LNTL quyết định dành nhiều tâm huyết và nguồn lực
hơn cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm sau khi biết được rằng SP của cty mình đứng thứ 4
trong bảng xếp hạng về chất lượng sản phẩm được khảo sát bởi các nhà xuất bản báo chí. Ông ấy
tin rằng cty sẽ không thể bỏ qua tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Mc Donough thành
lập 1 đội đặc nhiệm do ông ấy đứng đầu để thực hiện một chương trình quản trị chất lượng toàn
diện (TQM), bao gồm cả báo cáo chi phí chất lượng. Lực lượng đội đặc nhiệm bao gồm nhân
viên phòng kỹ thuật, nhân viên bộ phận sales, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận sản xuất và
bộ phận kế toán, Ông tin rằng đây là một chương trình được thực hiện trên toàn thể cty với toàn
bộ sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của mọi nhân viên trong cty hy vọng sẽ đưa đến thành
công.

Sau buổi họp lần đầu tiên của đội đặc nhiệm, Sheila Hayes- giám đốc kinh doanh trao đổi
với Tony Reese- giám đốc sản xuất về những suy nghĩ của ông đối với chương trình. Reese trả
lời:

Tôi có nhiều do dự. Chất lượng thì quá trừu tượng để gắn với chi phí đạt được nó và với
trách nhiệm tôi với anh trong việc cải thiện chi phí. Tôi thích làm việc gì cũng phải có mục tiêu
mà tôi có thể nhìn thấy và định lượng được. Tôi không thích tiền thưởng hàng năm của mình dựa
trên sự giảm trong chi phí chất lượng; có quá nhiều biến số mà chúng ta không thể kiểm soát.

Chương trình quản trị chất lượng toàn diện của LNTL hiện nay đã vận hành được 18
tháng, và báo cáo về chi phí chất lượng gần đây đã được ban hành. Ngay khi họ đang xem xét lại
báo cáo thì Hayes đã hỏi Reese về những suy nghĩ của anh ấy của chương trình chất lượng hiện
nay.

Reese đáp: “công việc thật sự đang chuyển qua bộ phận sản xuất. Chúng tôi thường
dành nhiều thời gian giúp đỡ bộ phận dịch vụ khách hàng giải quyết các vấn đề của họ, nhưng
họ đã để lại cho chúng tôi một mình trong những ngày nay. Tôi không phàn nàn gì nhiều. Tôi sẽ
băn khoăn xem chương trình sẽ tác động tăng tiền thưởng của chúng tôi bao nhiêu”

Laser News Technology Ltd

Báo cáo chi phí chất lượng (Đơn vị tính: 1.000đ)

Kỳ (3 tháng) 1 2 3 4 5 6
1.Chi phí phòng ngừa:
-Xem xét thiết kế 20 102 111 100 104 95
-Bảo trì máy 215 215 202 190 170 160
-Đào tạo nhà cung cấp 5 45 25 20 20 15
Tổng số 240 362 338 310 294 270
2.Chi phí kiểm định:
- Kiểm tra nguyên liệu đầu vào 45 53 57 36 34 22
- Test thành phẩm 160 160 154 140 115 94
Tổng số 205 213 211 176 149 116
3.Chi phí hư hỏng bên trong:
-Gia công lại 120 106 114 88 78 62
-CP liên quan phế phẩm 68 64 53 42 40 40
Tổng số 188 170 167 130 118 102
4.Chi phí hư hỏng bên ngoài
- Bảo hành sản phẩm bị trả lại 69 31 24 25 23 23
- Khách hàng trả lại hàng 262 251 122 116 87 80
Tổng số 331 282 146 141 110 103
Tổng chi phí chất lượng 964 1027 862 757 671 591
Tổng chi phí sản xuất 4120 4540 4380 4650 4580 4510

Yêu cầu:

1. Nhận diện ít nhất 3 yếu tố tồn tại trong 1 tổ chức để thực hiện thành công chương
trình quản trị chất lượng toàn diện (TQM )
2. Bằng việc phân tích báo cáo chi phí chất lượng đã cho, xác định các yếu tố để chương
trình TQM của LNTL thành công. Cho thấy các bằng chứng cụ thể để hỗ trợ câu trả
lời của bạn.
3. Thảo luận xem vì sao phản ứng hiện tại của Tony Reese đối với chương trình TQM
thiện chí hơn so với phản ứng ban đầu của anh ấy.
4. Giám đốc điều hành của LNTL tin tưởng rằng chương trình quản trị chất lượng toàn
diện TQM rất cần thiết và khả năng là toàn công ty sẽ không còn lờ đi tầm quan trọng
về chất lượng sản phẩm nữa. Thảo luận xem làm thế nào cty có thể đo lường được chi
phí cơ hội nếu không thực hiện chương trình TQM.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.b 2.d 3.c 4.b 5.a 6.d 7.b 8.c 9.d 10.b
11.d 12.a 13.a 14.d 15.b 16.b 17.a 18.e 19.a 20.d

You might also like