You are on page 1of 7

Cấu hình kết hợp PC + PLC với hoạt động phân cấp phát huy sức mạnh của

PC ở cấp quản lý
(giám sát đồ hoạ, tính toán, lưu trữ... ) và ưu thế của PLC ở cấp điều khiển (độ chính xác, tin
cậy, tính ổn định). PLC có chế độ làm việc độc lập (không có sự tham gia của PC) và có khả
năng lưu trữ số liệu cho 300 xe.
Sẵn sàng đáp ứng cho mọi cấu hình, công nghệ và năng suất trộn:
 Cân cốt liệu bằng băng tải (hoặc thùng cân, xe Skip), đưa lên cối trộn bằng băng tải xiên
(hoặc xe Skip).
 Công nghệ trộn khô hoặc ướt.
 Năng suất trạm từ 20K/h đến 120K/h.
 Cho phép tạo mác, lưu mác, chọn mác bê tông.
 Đặt trước tham số cho mỗi xe (chọn mác, số khối, số mẻ, thời gian trộn, thời gian xả, thời
gian dừng skip...).
 Điều khiển 3 cân: Nước, Xi măng và Cốt liệu. Cân Cốt liệu theo nguyên tắc cộng dồn
từng thành phần. Có cơ chế bù sai số hệ thống. Độ chính xác cân tĩnh: 0.1%; cân động:
1%.
 Điều khiển tự động bộ cấp phụ gia theo thể tích (tuỳ chọn là một cân điện tử riêng)
 Cho phép làm việc ở chế độ tự động và bán tự động.
 Có chế độ chạy kiểm tra để kiểm tra toàn bộ hệ thống trong điều kiện không tải.
 Cho phép in số liệu từng mẻ để kiểm tra độ chính xác, in phiếu xuất cho từng xe, in báo
cáo thống kê theo thời gian, theo khách hàng hoặc theo công trình.
Hỗ trợ vận hành: Hướng dẫn vận hành hệ thống trực tiếp trên màn hình, hướng dẫn liên quan
đến các thông báo sự cố trong quá trình làm việc.
 Có hệ thống chỉ thị cân dự phòng độc lập với hệ thống chính, cho phép duy trì sản xuất (
chế độ bằng tay) trong trường hợp PLC hỏng.
Phạm vi ứng dụng: Cung cấp cho các nhà chế tạo trạm trộn bê tông xi măng trong nước (đối với
các công trình mới), hoặc trực tiếp đưa vào lắp đặt cho các trạm trộn cải tạo nâng cấp.
Bê tông , một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt
liệu mịn, chất kết dính…theo một tỷ lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tông).
Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia...) làm vai trò liên kết
các cốt liệu thô (đá, sỏi,...đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn
(thường là cát, đá mạt, đá xay,...), và khi đóng rắn làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.
Có các loại bê tông phổ biến là: bê tông tươi, bê tông nhựa, bê tông Asphalt, bê tông Polyme và
các loại bê tông đặc biệt khác.
Mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông và cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để
đánh giá chất lượng bê tông.
Cấp phối bê tông là tỷ lệ thành phần các vật liệu cho 1m³ bê tông; phụ thuộc vào mác bê tông,
kích thước cốt liệu, chất kết dính, thành phần phụ gia.
Với bê tông thường, cấp phối bê tông có tỷ lệ các thành phần: xi
măng (kg), đá (m³), cát (m³), nước (lit) cho 1m³ bê tông.
Cấp phối bê tông được quy định trong định mức dự toán vật liệu theo mác bê tông
Để có được cấp phối bê tông người ta phải tiến hành thí nghiệm nhiều lần với các tỷ lệ thành phần
khác nhau để có được tỷ lệ thích hợp cho từng mác bê tông khác nhau.
Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo không tốt lắm. Vì
vậy, trong xây dựng các công trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt (ví dụ thép) được sắp xếp để
đưa vào trong lòng khối bê tông, đóng vai trò là bộ khung chịu lực nhằm cải thiện khả năng chịu
kéo của bê tông. Loại bê tông có phần lõi thép này được gọi là bê tông cốt thép. Các tác động
khác như đóng băng hay nước ngấm vào trong bê tông cũng có thể gây ra hư hại cho loại vật liệu
này.
Khi các yếu tố trong cấu trúc bê tông cần sửa chữa, bảo trì sẽ gây ảnh hưởng đến lưu thông của
các phương tiện giao thông. Sử dụng vật liệu xây dựng thông minh không những khắc phục tình
trạng này còn từng bước tạo dựng cơ sở hạ tầng bền vững.
Vết nứt nhỏ có thể hình thành bên trong các khối bê tông lớn do thường xuyên chịu tải trọng lớn
và sự thay đổi nhiệt độ liên tục. Nước và muối xâm nhập vào bê tông và làm hỏng các thành phần
của cấu trúc này. Những loại vật liệu xây dựng mới có những cơ chế có thể tự sửa chữa. Loại bê
tông đặc biệt này có một số đặc điểm cấu tạo như sau:
 Vi khuẩn đóng vai trò như những công nhân xây dựng
Một số loại vi khuẩn tiết ra canxi cacbonat như một phần trong quá trình trao đổi chất. Các
nhà khoa học trộn một quả bóng bằng đất sét với các bào tử của vi khuẩn này vào bê tông.
Khi nước thấm sâu vào bê tông, các vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh và tiết ra canxi cacbonat,
một trong những thành phần chính của bê tông, làm liền các vết nứt gãy.
 Hydrogel đóng vai trò như chất độn
Hydrogel là polymer có thể hấp thụ độ ẩm, thường được sử dụng trong tã giấy. Vật liệu
có chứa hydrogel có thể nở to gấp 10 thậm chí 100 lần kích thước ban đầu của nó. Các vết
nứt hình thành trong bê tông có thể được chữa lành khi hydrogel tiếp xúc với độ ẩm và
giãn nở, giúp ngăn nước xâm nhập sâu hơn vào các vết nứt.
 Nhựa Epoxy giúp bê tông cứng hơn
Nhựa Epoxy hay Polyurethane có thể được thêm và trộn vào bê tông. Khi trong bê tông
hình thành vết nứt, các viên nang epoxy vỡ ra và polymer thoát ra ngoài, tạo thành một
khối cứng, phủ lên các vết nứt. Epoxy còn có một tác dụng phụ tích cực nữa đó là làm tăng
sự ổn định cấu trúc bê tông.

You might also like