You are on page 1of 15

Tóm tắt lí thuyết

I. Lực và các định luật Newton


1. Lực – Cân bằng lực
+ Lực là đại lượng véctơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết
quả là làm cho vật biến dạng hoặc gây ra gia tốc cho vật
- Khi vật chuyển động có gia tốc ta nói lực tác dụng lên vật
- Vectơ lực có hướng của gia tốc do lực truyền cho vật
+ Khi các lực đồng thời tác dụng gây ra các gia tốc khử lẫn nhau, các lực gọi là
lực cân bằng
2. Ba định luật Newton
a) Định luật I
Khi không chịu tác dụng của lực nào hoặc khi chịu tác dụng của các lực cân bằng
(hợp lặc bằng 0), một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp
tục chuyển động thẳng đều
+ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và
độ lớn. Chuyển động thẳng đều gọi là chuyển động theo quán tính.
+ Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu trong đó định luật I Newton được
nghiệm đúng. Hệ quy chiếu gắn với mặt đất hoặc chuyển động thẳng đều so với mặt đất
là hệ quy chiếu quán tính
b) Định luật II
Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc
tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và
 tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
 F
a  
m hay F  m.a

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì F là hợp lực của các lực đó.
+ Trọng

lực là lực hút của Trái Đất vào các vật gây ra gia tốc rơi tự do

Biếu thức: P  mg
c) Định luật III
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng và vật B một lực thì đồng thời vật B
cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này gọi là hai lực trực đối.
 
FAB   FBA
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện từng cặp
+ Lực và phản lực không thể cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
+ Lực và phản lực có giá là đường thẳng nối hai vật

II. Các loại lực cơ


1. Lực hấp dẫn – trọng trường
G.m1m2
Fhd 
+ Định luật vạn vật hấp dẫn: r2
Trong đó: m1 và m2 là khối lượng hai vật, r là khoảng cách giữa chúng , G là hằng số hấp
dẫn: G = 6,67.10-11 Nm2/kg2
GM
g
+ Gia tốc rơi tự do ở độ cao h: ( R  h) 2
M và R là khối lượng và bán kính trái đất
2. Lực đàn hồi
+ Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng và có xu hướng chống lại
nguyên nhân gây ra biến dạng
+ Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của nó và tác dụng vào các vật tiếp
xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào
trong lò xo, còn bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.
+ Định luật Húc: Fđh = k .l
Dấu trừ chỉ ra rằng lực đàn hồi luôn ngược chiều biến dạng
3. Lực ma sát
a) Lực ma sát trượt
+ xuất hiện ở mặt tiếp xúc của hai vật đang trượt trên nhau.
+ Có hướng ngược với hướng của vận tốc tương đối của vật này so với vật kia
+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực (lực pháp tuyến).
+ Công thức: Fmst = μ.N
b) Lực ma sát nghỉ
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc và giữ cho vật đứng yên khi nó bị mộ lực tác dụng
song song với mặt tiếp xúc.
+ Không có hướng nhất định. Hướng của nó ngược với hướng của lực tác dụng
+ Không có độ lớn nhất định. Độ lớn của nó bằng độ lớn của lực tác dụng
+ Có độ lớn cực đại. Công thức
Fmsn = μ0N hay Fmsn ≤ μ0N với μ0 là hệ số ma sát nghỉ
Trong một số trường hợp μ ≈ μ0. Cũng có một số trường hợp μ và μ0 chênh nhau đáng kể
c) Lực ma sát lăn
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên mặt một vật khác
+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực
+ Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần
BÀI TẬP
Bài 1. Một chiếc xe khối lượng m = 100 kg đang chạy với tốc độ 30,6 km/h thì hãm
phanh. Biết lực hãm là 250 N. Tìm quãng đường xe chạy thêm trước khi dừng hẳn

Bài 2. Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 gia tốc 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2
gia tốc 6 m/s2. Hỏi lực F tác dụng cho vật khối lượng m = m 1 + m2 một gia tốc bao
nhiêu?

Bài 3. Xe có khối lượng m = 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh,
chuyển động chậm dần đều.
Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối của chuyển động là 1m.

Bài 4. Một vật khối lượng m = 2kg đặt trên mặt



bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật
và bàn là k = 0,25. Tác dụng lên vật một lực F song song với mặt bàn. Cho g =10 m/s2
Tính gia tốc của chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau
a) F = 4 N
b) F = 6 N

Bài 5. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tắt máy, chuyển động chậm
dần đều do ma sát. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là k = 0,05.
Tính gia tốc, thời gian và quãng đường chuyển động chậm dần đều cho g = 10 m/s2

Bài 6. Biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g = 9,8 m/s2, khối lượng Trái Đất gấp 81 lần
khối lượng Mặt Trăng, bán kính Trái Đất gấp 3,7 lần bán kính Mặt Trăng.
Tìm gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt Trăng

Bài 7. Khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán
kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất 81 lần.
Tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng, lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng
lên một vật bằng nhau

Bài 8. Một tàu hỏa gồm đầu máy và hai toa xe A và B được nối với nhau bằng hai lò xo
giống nhau có khối lượng không đáng kể, độ cứng của mỗi lò xo là k = 6.103 N/m; toa A
có khối lượng 20 tấn, toa B có khối lượng 10 tấn. Sau khi khởi hành 20s thì vận tốc của
tàu bằng 10,8 km/h. Tính độ giãn của mỗi lò xo

Bài 9. Hai vật A và B có khối lượng m1 = 20 kg và m2 = 10 kg.


Nối với nhaubằng một lò xo có khối lượng không đáng A k B
kể có độ cứng k = 500 N/m, được đặt trên một mặt bàn
nằm ngang. Ban đầu lò xo chưa biến dạng. Tác dụng
vào hai vật A và B hai lực F1 = 25 N và F2 = 40N. Hãy tính độ dãn của lò xo trong hai
trường hợp. F1 tác dụng và A, F2 tác dụng vào B; và ngược lại
CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG

Bài 1. Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi
được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250g lên xe thì
xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát, tìm khối lượng xe
ĐS: 1 kg

Bài 2. Hai quả cầu trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4 m/s
đến va chạm với quả cầu 2 đang nằm yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động
theo hướng cũ của quả cầu 1 với vận tốc 2 m/s. Tính tỉ số khối lượng của hai quả cầu
ĐS: m1/m2 = 1

Bài 3. Có hai vật m1 ban đầu đứng yên còn m2 chuyển



động thẳng đều với vận tốc v0.

Đặt lên mỗi vật lực F giống nhau cùng phương v0 . Tìm F để sau thời gian t hai vật có
cùng độ lớn và hướng vận tốc. 

ĐS: nếu F cùng chiều v0
m1m2 v0
F
(m2  m1 )t điều kiện m > m
2
 1
nếu F ngược chiều v0
m1m2 v0
F
(m1  m2 )t điều kiện m > m
1 2
Bài 4. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ, nhẹ. Đặt hai xe
sát nhau để lò xo bị nén lại rồi buông tay. Sau đó hai xe chuyển động, đi được quãng
đường s1 = 1m, và s2 = 2m trong cùng thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tính tỉ số khối lượng
của hai xe.
ĐS: m1/m2 = 2

Bài 5. Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng nằm ngang. Khi buông tay, hai quả
bóng lăn được những quãng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả
bóng chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. Tính tỉ số khối lượng hai quả bóng.
ĐS: m2/m1 = 1,5

Bài 6. Xe khối lượng m = 500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, chuyển
động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng là 1 m.
ĐS: 1000N
Giải
Bài 1. F = m.a = (m+m’)a’
S = 1/2at2 và s’ = ½ a’t2 lập tỉ số m = s’/(s - s’).m ‘ = 1 kg
Bài2. Theo

định luật 3 Newton
m1 a1  m2 a2
 
Đặt 0 ,
v v là vận tốc quả cầu trước và sau tương tác; t là thời gian tương tác, ta có
 
v1  v01 v2  v02
m1.  m2 .
t t
Phương trình hình chiếu trên hướng chuyển động ban đầu của quả cầu I:
m1(v1 - v01) = -m2(v2 - v02)
m1/m2 = 1
CÁC LỰC CƠ
Bài 1. Chứng minh các công thức tính độ cứng của lò xo mắc nối tiếp và mắc song song
Bài 2. Một vật nhẹ khối lượng m gắn vào đầu một lò xo nhẹ. Lò xo có chiều dài ban đầu là l0 và
độ cứng là k. Người ta cho vật và lò xo quay tròn đều trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn, trục
quay đi qua đầu của lò xo.
a) Tính số vòng quay của lò xo để lò xo dãn 1 đoạn x
b) Áp dụng với: m = 50g, l0 = 30cm, k = 3N/cm, x = 5cm
1 kx
n
2 m(l0  x )
ĐS: ; 280 vòng/phút
Bài 3. Một vật khối lượng m = 2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là

  0, 25 . Tác dụng lên vật một lực F song song với mặt bàn. Lấy g = 10 m/s 2. Tính gia tốc
chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau
a) F = 4N
b) F = 6N
ĐS: a) a = 0; b) a = 0,5 m/s2

Bài 4. Trong một quả cầu bằn chì bán kính R người ta khoét một lỗ
R
hình cầu bán kính 2 Tìm lực do quả cầu tác dụng lên vật nhỏ m
trên đường nối tâm hai quả cầu, cách tâm quả cầu lớn khoảng d
như hình vẽ. Khi chưa khoét quả cầu có khối lượng M
R

7 d 2  8dR  2 R 2
F  G.M .m[ ]
R 2

d
8d (d  )
2

ĐS: 2
Bài 5. Một khối gỗ m = 4kg bị ép giữa hai
tấm ván. Lực nén của mỗi tấm ván lên khối gỗ là N = 50N, hệ số ma sát
giữa gỗ và ván là µ = 0,5.
a) Hỏi khối gỗ có tự trượt xuống được không?

b) Cần tác dụng lên khối gỗ lực thẳng đứng F theo hướng nào độ
lớn bằng bao nhiêu để khối gỗ
- Đi xuống đều ?
- Đi lên đều ?
ĐS: a) không
b) 10N, 90 N
Bài 6. Đặt một cái li trên một tờ giấy nhẹ đặt trên bàn rồi dùng tay kéo tờ giấy theo phương
ngang.
a) Cần truyền cho tờ giấy một gia tốc bao nhiêu để li bắt đầu trượt trên tờ giấy? Biết hệ số ma
sát trượt giữa li và giấy là µ = 0,3; g = 10 m/s2
b) Trong điều kiện trên, lực tác dụng lên tờ giấy là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát trượt giữa giấy
và bàn là µ’ = 0,2, khối lượng li m = 50g
c) Kết quả ở câu trên có thay đổi không nếu li có nước
ĐS: a) 3 m/s2
b) 0,25 N

Bài 1. Xét trường hợp vật ở vị trí cân bằng các lò xo đều không biến dạng. xét vật dời
được đoạn x từ vị trí cân bằng
Lò xo mắc song song: Độ lớn lực đàn hồi F1 = k1x ; F2 = k2x mặt khác F = F1 + F2
kx = k1x + k2x => k = k1 + k2
Lò xo mắc nối tiếp: vật ở vị trí cân bằng lò xo không biến dạng. xét vật chuyển dời đoạn
x. các độ biến dạng x1 và x2 với x1 + x2 = x
Độ lớn lực đàn hồi F1 = k1x1 ; F2 = k2x2 với F1 = F2 = F.
F F1 F2 1 1 1
   
k k1 k2 vậy ta có k k1 k2
M 2 .m
f G
R
(d  ) 2
Bài 4. Phần khoét hút vật m với lực hấp dẫn: 2
Mn
F'G
Có thêm phần khoét thì lực hấp dẫn tác dụng lên vật m : d2
R
M2 1
 ( 2 )3 
Lực hấp dẫn do vật tác dụng lên m là: F = F’ - f. M R 8
Bài 6. Gọi khối lượng 
li làm
l
của giấy là mg ta có
Khi vật bắt đầu trượt: al  ag và Fms = µN = µ.Pl =
µmlg 
N
 ag = al = Fms/ml = µg = 3 m/s2
     
b) F  F 'ms  F ''ms  N '  N g  0
=> F = F’ms + F’’ms ; F’ms = Fms = µmlg ; F”ms = µ’Ng 
P
= µ’mlg 
=> F = (µ + µ’)mlg = 0,25 N Fms
c) câu a không phụ thuộc ml; câu b phụ thuộc ml
PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC

Bài 1. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của lực kéo F hợp với
phương ngang góc α. Biết vật trượt với gia tốc a và có hệ số ma sát trượt với sàn là µ.
Tìm lực tác dụng F 
Bài 2. Vật khối lượng m = 20kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F hợp với
phương ngang góc  (F = 120N). Hệ số ma sát trượt với sàn là µ. Nếu   1  60 , vật
0

chuyển động đều. Tìm gia tốc của chuyển động nếu    2  30 , cho g = 10 m/s2
0

ĐS: a ≈ 0,82 m/s2


Bài 3. Một vật khối lượng m = 1kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F hợp góc
  300 với phương ngang, độ lớn F = 2N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động được 2s, vật
đi được quãng đường 1,66 m. Lấy g = 10 m/s2
a) Tính hệ số ma sát trượt  giữa vật và sàn.
b) Tính lại  nếu với lực F nói trên, vật chuyển động thẳng đều.
ĐS: a) µ1 = 0,1
b) µ2 = 0,19

Bài 4. Cho hệ thống như hình vẽ, m 1 = 3kg, m2 = 4kg. Bỏ qua khối
lượng ròng rọc và dây, cho g = 10m/s2.
Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật và lực căng của dây
treo các vật. Bỏ qua ma sát

m m
Bài 5. Xe có khối lượng m1 = 20kg có thể chuyển động không 1 2
ma sát trên mặt phẳng ngang. Ta đặt lên xe vật m 2 = 5kg.Hệ số m2
ma sát giữa m1 và m2 là µ = 0,2. Tác dụng lên m2 lực F theo m1
phương ngang. Lấy g = 10 m/s2
Tìm gia tốc của m1, của m2 và lực ma sát giữa hai vật với
các giá trị sau đây của F:
a) 2N
b) 20N
c) 12N
Bài 6. Vật có khối lượng m = 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100m không vận tốc đầu,
sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi như không đổi) tác động lên vật.
lấy g = 10 m/s2
ĐS: 20N
Bài 7. Từ mặt đất ta ném một vật khối lượng 5 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Thời
t2
t1 
gian đạt độ cao cực đại là t 1 và thời gian trở lại mặt đất là t 2. Biết 2 . Tính độ lớn lực
cản không khí (xem như không đổi). Cho g = 10 m/s2
Bài 8. Quả cầu khối lượng m= 100g treo ở đầu sợi dây trong một toa tàu. Tàu chuyển
động ngang với gia tốc a. Dây treo nghiêng góc   30 với phương thẳng đứng. Tìm a
0

và lực căng của dây.


ĐS: 5,7 m/s2, 1,13N
Bài 9. Quả cầu khối lượng m được treo bởi hai dây nhẹ trên trần một toa xe như hình vẽ
AB = BC = CA. Toa xe chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a. Tìm a:
a) Cho biết lực dây AC gấp 3 lần dây AB
b) Để dây AB chùng (không bị căng)
g
a
ĐS: a) 2 3
g
b) a ≥
√3
Bài 10. Một vật khối lượng m = 0,5kg nằm trên mặt bàn
nằm ngang, gắn vào đầu một lò xo thẳng đứng có độ
cứng k = 10N/m. Ban đầu lò xo dài l0  0,1m và không
biến dạng. Khi bàn chuyển động đều theo phương ngang, 6
lo xo nghiêng góc   60 so với phương thẳng đứng.
0
0
Tìm hệ số ma sát giữa vật và bàn 0
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1. Một người đạp xe trên một vòng xiếc trong mặt phẳng thẳng đứng có dạng tròn
bán kính R. Tính vận tốc tối thiểu để người đó đi hết vòng xiếc tại điểm cao nhất của
vòng xiếc.

Bài 2. Một người quay một thùng đựng 0,5 lít nước quay tròn đều trong mặt phẳng
thẳng đứng. Hỏi người này phải quay với tốc độ ít nhất bao nhiêu để nước vẫn ở đáy
thùng khi thùng ở vị trí cao nhất. Biết bán kính của chuyển động là 80 cm.

Bài 3. Người đi xe đạp (khối lượng tổng cộng 60 kg) trên vòng xiếc bán kính 6,4m phải
đi qua điểm cao nhất với vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để không rơi? Xác định lực
nén lên vòng khi xe qua điểm cao nhất với vận tốc 10 m/s
8 m/s ; 337,5N
Bài 4. Xe khối lượng 1 tấn đi qua cầu dạng cầu. Cầu có bán kính cong là 50m. Giả sử xe
chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Tính lực nén của xe lên cầu:
a) Tại đỉnh cầu
b) Tại nơi có bán kính cong hợp với phương thẳng đứng góc   20 lấy g = 10 m/s2
0

ĐS: a) N = 7800N
b) N’ = N  7200N

Hệ quy chiếu phi quán tính:


- Hệ quy chiếu mà các định luật Newton không được nghiệm đúng gọi là hệ quy
chiếu phi quán tính. Hay hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động có gia tốc 
- Để giải bài tập ta coi rằng: Trong một hệ quy chiếu chuyển động với gia tốc a so
với hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học 
xảy ra giống như mỗi vật có khối
lượng m chịu them tác dụng của một lực bằng  ma gọi là lực quán tính.

Bài 5. Vật khối lượng m đứng yên ở đỉnh một cái nêm nhờ ma sát. Tìm thơi gian vật
trượt hết nêm khi nêm chuyển động nhanh dần sang trái với gia tốc a0. Hệ số ma sát giữa
vật và mặt nêm là μ , chiều dài của mặt nêm là l, góc nghiêng là α và a0 < g.cotanα
2l
t
g ( sin   cos )  a0 (cos   sin )
Bài 6. Nêm phải chuyển động ngang với gia tốc bao nhiêu để vật m trên nêm chuyển
động lên trên? Biết hệ số ma sát giữa m và nêm là μ<cotan α

Bài 5. Giải
Vật chịu tác dụng của các lực P, N, Fms, Fqt. Áp dụng ĐL II Newton cho vật chuyển động
trên mặt nêm
    
P  N  Fms  Fqt  ma
Chiếu lên xoy ta có:
a  g ( sin   cos )  a0 (cos   sin
1
s  at 2
Thay vào phương trình 2 ta được:
2l
t
g ( sin   cos )  a0 (cos   sin )
Bài 6. Giải
Áp dụng ĐL II Newton cho vật chuyển động trên mặt nêm
    
P  N  Fms  Fqt  ma
 Fq cos   P sin   Fms  0

 N  P cos   Fq sin   0
( sin   cos ) g
a
Suy ra cos   sin
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Bài 1. Viên đạn khối lượng m = 0,8 kg đang bay ngang với vận tốc v 1 = 12,5 m/s ở độ
cao H = 20m thì vỡ làm hai mảnh. Mảnh I có khối lượng m 1 = 0,5 kg, ngay sau khi nổ
bay thẳng đứng xuống và khi sắp chạm đất có vận tốc v 1’ = 40 m/s. Tìm độ lớn và
hướng vận tốc mảnh đạn II ngay sau khi vỡ. Bỏ qua sức cản của không khí.
ĐS: v2 = 66,7 m/s; α =600

Bài 2. Một đại bác cổ có thể chuyển động trên mặt phẳng ngang. Một viên đạn được bắn
khỏi sung; vận tốc của đạn ngay sau khi rời nòng sung có độ lớn v 0 và hợp một góc α
với phương ngang. Tính vận tốc của súng ngay sau khi đạn rời súng. Biết khối lượng của
súng là M, của đạn là m, hệ số ma sát giữa súng và mặt đường là μ, gia tốc của đạn khi
chuyển động trong nòng súng lớn hơn gia tốc rơi tự do rất nhiều.
mv❑0 (cosα−μsinα )
ĐS:
M

Bài 3. Vật có khối lượng m = 50g được bắn xiên B


góc α = 370 với vận tốc ban đầu v0 từ A như hình
vẽ. Sau khi bắn 1s vật chạm vào điểm B. AB hợp
với phương ngang một góc β = 140 TÍnh công của
trọng lực tác dụng lên vật trong thời gian bay. A
ĐS: -1,25J

Bài 4. Hai lò xo có độ cứng k 1 = 10 N/m và k2 = 15 N/m, chiều dài tự


do l1 = l2 = 20 cm. Các lò xo một đầu gắn cố định A,B một đầu gắn với
A

vật m. Biết AB = 50cm. Bỏ qua kích thước của m. Bỏ qua ma sát.


a) TÍnh độ dãn của mỗi lò xo tại vị trí cân bằng
b) Kéo m lệch khỏi vị trí cân bằng 2cm. Tính thế năng đàn hồi của
O

hệ hai lò xo tại vị trí x. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân
x

bằng
ĐS: 6cm; 4 cm
b) 5mJ
B

α D
R

A B

Bài 5. Vật nhỏ m được truyền vận tốc ban đầu theo phương ngang v 0 = 10 m/s từ A. Sau
đó m đi lên đoạn đường tròn BC tâm O, bán kính R = 2m phương OB thẳng đứng, góc α
=^BOC = 600 và m rơi xuống tại D. Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí. Tính vận
tốc của m tại C, độ cao cực đại của m kể từ C và CD
ĐS: vc = 8,9 m/s
CD = 6,9 m

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 1. Quả cầu nhỏ khối lượng m lăn không vận tốc đầu
từ nơi có độ cao h, qua một vòng xiếc bán kính R. Bỏ M
qua ma sát. α
h
a) Tính lực do quả cầu nén lên vòng xiếc ở vị trí M,
xác định bởi góc α như hình vẽ
b) Tìm h nhỏ nhất để quả cầu có thể vượt qua hết
vòng xiếc.
m
Bài 2. Cho hệ như hình vẽ. m1 = 2kg, m2 = 3kg, g = 10 m/s2, v0
2
= 0. Bỏ qua ma sát khối lượng dây và ròng rọc. Dây không
dãn. Tính gia tốc chuyển động của hai vật ; giải bằng:
a) Định lí động năng
m
b) Định luật bảo toàn cơ năng
1
Bài 3. Một quả cầu nhỏ lăn trên mặt phẳng nghiêng, α =
300, vA = 0, AB = 1,6m, g = 10 m/s2. Bỏ qua ảnh hưởng do A
ma sát. B
a) Tính vận tốc quả cầu ở B α
C
b) Tới B quả cầu rơi trong không khí. Tính vận tốc quả
cầu khi sắp chạm đất biết B ở các mặt đất h = 0,45m
Bài 4. Hai vật có khối lượng tổng cộng m1 + m2 = 3kg được nối bằng dây qua một ròng
rọc nhẹ. Buông cho vật chuyển động , sau khi đi được quãng đường s = 1,2m mỗi vật có
vận tốc v = 2 m/s. Bỏ qua ma sát. Dùng định luật bảo toàn cơ năng , tính m1, m2. Cho g
=10 m/s2.
Bài 5. Vật nặng trượt trên một sàn nhẵn với vận tốc v0
= 12 m/s đi lên một cầu nhảy đến nơi cao nhất nằm
ngang và rời khỏi cầu nhảy. Độ cao h của cầu nhảy h
phải là bao nhiêu để tầm bay xa s đạt cực đại? Tầm xa s
này là bao nhiêu?
Bài 6. Viên đạn m1 = 50g bay theo phương ngang với vận tốc v0 = 20 m/s đến cắm vào
vật m2 = 450g treo ở đầu một sợi dây dài l = 2m. Tính góc α lớn nhất mà dây treo lệch so
với phương thẳng đứng sau khi viên đạn cắm vào vật m2
Bài 7. Dây treo vật nặng được kéo nghiêng góc bao nhiêu để khi qua vị trí cân bằng lực
căng dây lớn gấp đôi trọng lực vật nặng
Bài 8. Hai vật A có m1 = 1,5kg và B có m2 = 0,45kg buộc vào các
sợi dây treo trên một thanh đòn nhẹ, chiều dài hai nhánh tay đòn
l1 l2 α
l1 = 0,6m, l2 = 1m. A đặt trên sàn . Cần đưa dây treo B nghiêng
góc α (so với phương thẳng đứng) nhỏ nhất bao nhiêu để sau khi B
A
buông tay, A có thể nhấc khỏi bàn
Hướng dẫn giải
Bài 1. Để xác định được lực nén của vật lên vòng xiếc cần XĐ vận tốc của vật m tại điểm M. Áp dụng
định luật bảo toàn năng lượng
1
WA = WM => mgh = mgR(1 + cosα) + m v2
2
Vận tốc của vật m tại M là: v=√ 2 g [h−R ( 1+ cosα ) ]
AD ĐL II Newton: ⃗ P +⃗N =m a⃗ Chiếu lên phương bán kính: Pcosα + N = mv2/R
 N = mg(2h/R – 2 – 3cosα)
b) độ cao hmin thì N > 0 với mọi góc α và Nmin khi cosα = 1 => α = 0 => h > 2,5R
Bài 2. Gọi vận tốc của m1 và m2 sau khi đi được một đoạn đường là v. Độ biến thiên động năng của hệ
(m1, m2, và dây) bằng công của trọng lực
1
Wđ – Wđ0 = AP => ( m 1+ m 2) v 2−0=m 1 gs
2
m1
v 2=2. gs
m 1+ m 2
m1
Mặt khác v2- v02 = 2as => a= g
m1 +m2
b) Sử dụng định luật bảo toàn cơ năng
Chọn gốc tính thế năng ở mỗi vị trí ban đầu của vật ta có
Wt0 + Wđ0 = Wt + Wđ => 0 + 0 = m1g(-s) + 1/2 (m1 + m2)v2
v2 = 2.m1/(m1 + m2)gs suy ra a = m1g/(m1 + m2)
Bài 3. Chọn gốc tính thế năng tại mặt đất ta có : vB = √ 2 gABsinα =4 m/s
vC =√ 2 g( AB . sinα +0,45)=5 m/s
Bài 4
Giả sử vật m1 đi xuống vật m2 đi lên.
Cơ năng của hệ W = (m1 + m2)gh
Sau khi buông tay cho vật chuyển động: W2 = (m1 + m2)gh + 7m2 – 5m1
Cơ năng của hệ được bảo toàn nên W1 = W2 => 7m2 – 5 m1 = 0. Kết hợp đầu bài ta có m1 = 1,75kg và
m2 = 1,25 kg
Bài 5. Cơ năng ban đầu của vật Wđ = 1/2mv02
Vận tốc của vật tại đỉnh dốc là: v=√ v 20−2 gh tầm bay xa của vật là:
−4 g h2 +2 v 20 h v 20
L=v
√ √
2h
g
=
g
L đạt cực đại thì
m1
4gh 2
– 2v 0
2
h max khi h=
4g
=3,6 m tầm xa là L = 7,2m

Bài 6. Định luật bảo toàn động lượng: v= v


m1 +m 2 0
Cơ năng sau cùng của hệ là: Wt = (m1 + m2)gl(1 – cosα)
Cơ năng của hệ được bảo toàn nên ta có: cosα = 1 – v2/2gl = 0,9
α = 260
Bài 7. T – P = mv2/R để lực căng T = 2P ta có
mv2/R = mg. mặt khác vận tốc tại vị trí cân bằng v2 = 2gR(1 – cosα)
cosα = ½ => α = 600
Bài 8. Giải tương tự bài 7

You might also like