You are on page 1of 12

TS.

BS Đặng Văn Thởi


Khái niệm lồng ruột:

- Lồng ruột là hiện tượng đoạn ruột phía trên chui vào
lòng của đoạn ruột liền phía dưới.
- Lồng ruột ở trẻ còn bú (từ 1 - 24 tháng tuổi) là lồng
ruột cấp tính và là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp
nhất ở lứa tuổi này.
NGUYÊN NHÂN
 Lồng ruột cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
+ Các nguyên nhân cụ thể:
 Chỉ có 2-8% lồng ruột cấp tính tìm thấy nguyên nhân cụ
thể trong lúc mổ.
 - Manh tràng và đại tràng lên rất di động, không dính
hoặc chỉ dính lỏng lẻo vào thành bụng sau.
 - Một số lồng ruột có khởi điểm là túi thừa Meckel, polyp,
u ruột, búi giun…
+ Các nguyên nhân không rõ ràng:
 - Lồng ruột do rối loạn nhu động ruột, hậu quả của rối
loạn phản xạ thần kinh thực vật của tạng gây nên.
 - Lồng ruột do sự không cân xứng về kích thước giữa hồi
tràng và manh tràng.
YÊU TỐ THUẬN LỢI
Lồng ruột thường ít thấy nguyên nhân cụ thể, nhưng có
một số yếu tố thuận lợi gây bệnh:
 Tuổi: thường gặp nhất từ 4-8 tháng.
 Giới: nam bị bệnh nhiều hơn nữ.
 Thể tạng và chế độ ăn: bệnh nhi thường là một trẻ bụ
bẫm, khỏe mạnh, còn bú sữa mẹ, rất hiếm gặp lồng
ruột ở trẻ gầy còm suy dinh dưỡng.
 Thời tiết: bệnh phụ thuộc rõ vào thời tiết theo mùa,ở
nước ta gặp nhiều nhất vào mùa đông-xuân.
 Yếu tố bệnh lý: một số lồng ruột cấp tính xảy ra ở trẻ
đang mắc bệnh đại tiện phân lỏng, viêm đường hô
hấp trên.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Triệu chứng cơ năng:
- Đột nhiên khóc thét từng cơn kéo dài vài phút, 10-15 phút sau
trẻ có thể bú lại, sau đó cơn khóc khác lại tiếp diễn.
- Nôn vọt thành vòi lượng sữa vừa bú xong.
- Đại tiện ra máu sau cơn khóc đầu tiên khoảng 6 giờ.
2. Triệu chứng toàn thân: đến sớm thì tình trạng còn tốt. Nếu
đến muộn thì biểu hiện tình trạng nhiễm độc toàn thân.
3. Triệu chứng thưc thể: khám ngoài cơn đau, có thể thấy:
- Khối lồng, ấn vào trẻ đau cựa quậy, phản ứng thành bụng.
- Hố chậu phải rỗng: dấu hiệu này chỉ thấy khi bệnh nhân đến
sớm, khi đã ứ đọng hơi và nước, ruột non sẽ tới lấp đầy nên
không còn thấy hố chậu phải rỗng.
- Trực tràng: rỗng và có máu dính theo găng.
TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
 Chụp X quang bụng không chuẩn bị tư thế đứng
thẳng và nghiêng, có thể thấy: hình ảnh trực tiếp khối
lồng; mất vùng sáng, hơi của manh tràng ở hố chậu
phải; các mức hơi - nước ở ruột non.
 Chụp X quang khung đại tràng có chuẩn bị bằng baryt
hoặc hơi: thường thấy các hình ảnh của lồng ruột:
hình chén đáy, hình vòng bia, hình càng cua.
 Siêu âm ổ bụng có thể thấy được: hình ảnh khối lồng ,
vị trí khối lồng.
 Siêu âm ổ bụng, ngoài mục đích chẩn đoán, còn được
sử dụng để theo dõi trong và sau khi tháo lồng.
CHẨN ĐOÁN
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: khóc thét, nôn, đại tiện ra
máu, sờ thấy khối lồng, chẩn đoán chắc chắn là lồng ruột.
- Trường hợp: khóc thét, nôn, đại tiện ra máu mà không sờ thấy
khối lồng: phải chụp X- quang hoặc siêu âm.
- Trường hợp đến muộn: Dựa vào PT của Omebredan: Triệu
chứng tắc ruột + đại tiện ra máu = Lồng ruột
Nếu còn nghi ngờ: chụp X quang hoặc siêu âm ổ bụng.
Chẩn đoán phân biệt:
- Đại tiện ra máu: phân biệt với HC lỵ, viêm dạ dày-ruột.
- Nôn: phân biệt với viêm màng não, phế quản viêm…
- Khối lồng: khi sờ thấy khối lồng cần phải phân biệt với búi giun.
DIỄN BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
 Sau khi hình thành, khối lồng dưới ảnh hưởng của
các sóng nhu động ruột sẽ ngày càng lồng sâu vào
đoạn ruột dưới cùng với đoạn ruột lồng, mac treo
nuôi dưỡng cũng bị kéo theo vào ngày càng bị kéo
căng, gấp góc và bị cổ khối lồng thắt nghẹt.
 Lồng ruột cấp tính nếu không được chẩn đoán và
điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng hoại tử ruột
gây viêm phúc mac, dễ dẫn đến tử vong.
ĐIỀU TRỊ
 Thái độ xử trí:
Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú khi đã được chẩn
đoán xác định, cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
 Các phương pháp điều trị:
- Phương pháp tháo lồng không mổ khi lồng ruột
đến sớm trước 48 giờ, tình trạng toàn thân tốt. Tiến
hành bơm hơi vào khung đại tràng để tháo lồng. Sau
khi tháo lồng phải được kiểm tra lại bằng siêu âm ổ
bụng không còn thấy khối lồng .
- Mổ tháo lồng khi tháo lồng bằng hơi thất bại hoặc
khi bệnh nhân đến muộn quá 48 giờ, đã có dấu hiệu
tắc ruột rõ, hoặc đã viêm phúc mạc.
 - Nếu ruột đã hoại tử thì tiến hành cắt đoạn
ruột và tái lập lưu thông tiêu hóa bằng
phương pháp nối ruột tận – tận hoặc tận -
bên.
Lượng giá:

*Tình huống 1: Bệnh nhi 12 tháng tuổi vào viện vì đi cầu


ra máu và nôn mửa, bệnh nhân có đau bụng, thăm
khám sờ thấy khối lồng. Hãy trình bày các bước xử trí.
*Tình huống 2: Bệnh nhân 55 tuổi vào viện vì nôn mửa ,
đau bụng nhiều đã 3 giờ, bệnh nhân khai không đi cầu,
thăm khám thấy bụng mềm, chướng nhẹ. Bệnh nhân có
tiền sử mổ cắt u dạ dày đã 4 năm. Hãy trình bày cách
thăm khám và xử trí.

You might also like