You are on page 1of 20

 Tắc ruột là sự đình chỉ lưu thông các chất chứa đựng

trong lòng của ruột như hơi, dịch và bã thức ăn.

 Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa đứng sau viêm ruột
thừa. Bệnh cần phát hiện và điều trị sớm, nếu muộn có
thể tử vong do bị nhiễm độc và rối loạn nước, điện giải.
SINH LÝ BỆNH

1. Rối loạn tại chỗ


Tăng sóng nhu động- chướng ruột trên chỗ tắc,
niêm mạc ruột thiếu nuôi dưỡng nên hàng rào
bảo vệ cơ thể bị mất, cơ thể nhiễm độc do chất
dịch ứ đọng và độc tố vi khuẩn.
SINH LÝ BỆNH
2. Rối loạn tuần hoàn ruột: Hiện tượng ứ dịch trong ruột
làm ruột dãn rộng, tím sẫm và hoại tử.
- Áp lực lớn hơn 10cm nước sẽ gây chảy máu lấm chấm
ở niêm mạc ruột nhưng thành ruột vẫn sống.
- Áp lực lớn hơn 20cm nước sẽ gây hoại tử niêm mạc
ruột.
- Áp lực lớn hơn 30cm nước sẽ làm cảng trở tuần hoàn
bạch mạch và mao mạch.
- Áp lực lớn hơn 40cm nước sẽ gây hoại tử ruột.
- Áp lực từ 120-230cm nước sẽ gây vỡ ruột.
3. Rối loạn toàn thân

Mất nước do nôn nhiều.

Rối loạn điện giải do nôn nhiều sẽ mất Cl- làm Cl-
trong máu giảm. Trong tắc ruột thấp dịch ruột
thoát qua thành ruột vào ổ bụng nhiều kéo theo
ion Na+
Rối loạn thăng bằng kiềm toan

- Tắc ruột cao, bệnh nhân bị nôn nhiều mất nhiều dịch dạ
dày tức là mất HCl, bệnh nhân rơi vào tình trạng kiềm
chuyển hóa.

- Tắc ruột thấp, trướng và giãn ruột, dịch ruột bị mất nhiều
do thoát qua thành ruột vào bụng nên ion Na+ trong máu
giảm và gốc HCO3- được huy động từ trong tế bào ra, ion
Cl- trong máu tăng dẫn tới toan chuyển hóa.
Nhiễm trùng, nhiễm độc do dịch ứ đọng trong
lòng ruột trên chỗ tắc là môi trường rất tốt để vi
khuẩn phát triển.
NGUYÊN NHÂN
1. Tắc ruột cơ học:

1.1. Tắc ruột do nút bít

* Tại trong lòng của ruột: Do giun, do bã thức ăn, búi phân…

* Tại thành ruột: Các khối u phát triển làm lấp lòng của ruột

* Khối u bên ngoài đè vào ruột gây tắc ruột: u mạc treo, u buồng
trứng…

1.2. Tắc ruột do bị thắt: tiến triển nhanh gây hoại tử ruột.

Lồng ruột ở trẻ em, dính ruột, xoắn ruột, thoát vị nghẹt, tắc ruột
do dây chằng.
NGUYÊN NHÂN
2. Tắc ruột cơ năng

2.1. Do liệt ruột: liệt ruột sau mổ, đau bụng cấp...

2.2. Do co thắt: do tổn thương thần kinh trung


ương, ngộ độc chì.
TRIỆU CHỨNG
1. Triệu chứng toàn thân: nếu BN đến sớm toàn
thân còn tốt, nếu đến muộn bệnh nhân có thể rơi
vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

2. Triệu chứng cơ năng:

+ Đau bụng từng cơn

+ Nôn

+ Bí trung đại tiện.


TRIỆU CHỨNG
3. Triệu chứng thực thể:

+ Nhìn: bụng chướng vừa, có dấu hiệu rắn bò, về sau


bụng chướng căng, có dấu hiệu lằn quai ruột nổi.

+ Sờ: có thể sờ được khối lồng, búi giun, khối u. Đến


muộn có phản ứng thành bụng vì ruột hoại tử gây viêm
phúc mạc.

+ Gõ vang vùng bụng - lắc bụng nghe tiếng óc ách.

+ Khám trực tràng rỗng hoặc có máu dính găng.


TRIỆU CHỨNG

4. Triệu chứng cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm máu:

HC và BC có thể tăng , urê máu tăng.

+ X-quang bụng tư thế đứng:

Hình ảnh mức nước, mức hơi.


CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: dựa vào

 + Đau bụng từng cơn

 + Nôn

 + Bí trung đại tiện

 + Có dấu hiệu rắn bò hoặc có lằn quai ruột nổi.

 + X-quang bụng: thấy mức hơi nước - hơi dịch.


CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán nguyên nhân:

 Với trẻ sơ sinh: không có hậu môn, teo ruột bẩm sinh,
tắc ruột phân su.

 Trẻ từ 4- 12 tháng tuổi: do lồng ruột.

 Trẻ từ 4-12 tuổi: do giun, do thoát vị nghẹt.

 Người lớn: do dính ruột sau mổ, xoắn ruột, ung thư...

 Người già: do ung thư, do thoát vị nghẹt...


Phân biệt : tắc ruột cơ học với tắc ruột cơ năng

 Nếu tắc ruột cơ năng biểu hiện:

 - Đau nhẹ bụng.

 - Nôn ít hoặc không nôn.

 - Bụng chướng vừa nhưng mềm.

 - Không có dấu hiệu rắn bò hay lằn quai ruột nổi.

 - X-quang bụng không có hình ảnh mức hơi - nước


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

 - U nang buồng trứng xoắn

 - Viêm tụy cấp

 - Thủng dạ dày

 - Cơn đau quặn thận, gan.


ĐIỀU TRỊ
Tùy theo nguyên nhân mà có thái độ xử trí thích hợp.
Trước khi điều trị ngoại khoa bao giờ cũng phải hồi sức
tích cực.

1. Chuẩn bị trước mổ

- Bệnh nhân phải theo dõi tại cơ sở ngoại khoa.

- Đặt sonde dạ dày hút dịch.

- Bồi phụ nước và điện giải.

- Dùng kháng sinh đường ruột.


ĐIỀU TRỊ
- Theo dõi mạch, huyết áp, nước tiểu 24 giờ.

- Phải khẩn trương phòng nghẹt ruột gây hoại tử.

2. Điều trị ngoại khoa: mổ cấp cứu giải quyết nguyên


nhân gây tắc ruột. Tái lập lưu thông đường tiêu hóa.
 Lượng giá:
Một bệnh nhân nam 65 tuổi vào viện vì lý do đau
bụng vùng quanh rốn, nôn mửa, bệnh nhân không đại tiện
nhưng trung tiện được. Bệnh nhân có tiền sử mổ ruột thừa
cách đây 15 tháng. Khởi bệnh đã 24 giờ, đau có xu hướng
tăng dần, bệnh nhân có dùng thuốc không rõ loại nhưng
không đỡ và nôn nhiều nên vào viện. Hãy trình bày hướng
chẩn đoán và thái độ xử trí.
Chẩn đoán xác định dựa vào đau bụng có xu hướng tăng, nôn mửa, ko
đại tiện đc; tiền sử mổ ruột thừa. Nếu có triệu chứng thực thể như dâu
rắn bò, lằn quai ruột nổi, sờ thấy khối tắc thì chẩn đoán tắc ruột. Nếu
ko có TCTT thì làm xét nghiệm máu và chụp x-quang bụng rồi chẩn
đoán, chuẩn bị mổ cấp cứu ngoại khoa

You might also like