You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÂM SÀNG ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG K9

Câu 1 :Nêu định nghĩa sinh khả dụng tuyệt đối.Công thức sinh khả dụng tuyệt
đối và ý nghĩa của nó.Cho ví dụ.

* ĐN Sinh khả dụng tuyệt đối


-  Sinh khả dụng tuyệt đối là tỉ lệ trị số AUC thu được khi đưa thuốc ngoài đường tĩnh
mạch ( thông thường là đường uống) so với trị số AUC đưa qua đường tĩnh mạch của
cùng một thuốc.  
   * Công thức sinh khả dụng tuyệt đối
            F% tuyệt đối = AUC p.o /AUC i.v  x  D i.v / D p.o x 100
- Nếu thuốc được đưa qua đường tĩnh mạch(IV) thì F=1
- Nếu thuốc đưa vào bằng đường khác (ngoài đường TM) thì luôn có m,ột lượng bị tổn
hao khi đi từ vị trí hấp thu vào máu hoặc bị mất hoạt tính do gan, do đó F luôn dưới 1.
Đối với thuốc không thể dùng đường TM, người ta có thể dùng dạng thuốc lỏng ( dung
dịch, hỗn dịch uống) để so sánh.
* Ý nghĩa sinh khả dụng tuyệt đối: thường công bố với các thuốc viên dùng theo
đường uống.

Những loại thuốc có SKD > 50% được coi là tốt khi dùng theo đường uống.

Ngững thuốc có SKD >80% thì có thể coi khả năng hấp thu của đường uống tương
đương với đường tiêm và những loại thuốc nầy chỉ tiêm trong trường hợp không thể
uống được.

*Ví dụ ;Propranolol có SKD theo đường uống là 30% nhưng ở gan nó được chuyển
hóa thành 4-OH propranolol vẫn có hoạt tính như Propranolol.

Câu 2: Hãy cho biết các chỉ tiêu về kê đơn nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý.
- Số thuốc trung bình cho 1 lần điều trị: khoảng 1.5.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc gốc (gcneric) trong một đơn so với tổng số thuốc có trong đơn:
100%
- Tỷ lệ phần trăm số đơn có thuốc kháng sinh trong tổng số đơn khào sát: 20 – 30%
- Tỷ lệ phần trăm thuốc dạng tiêm trong 1 đơn: khoảng 20%
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu hoặc trong phác
đồ chuẩn: 100%:
    Các chỉ tiêu nàv giúp cho việc điều trị được an toàn vì tránh được tương tác thuốc,
tránh lạm dụng thuốc theo đường tiêm (là đường đưa thuốc ít an toàn hơn đường uống
và giá lại đắt hơn), giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân nhờ sử dụng thuốc theo tên gốc
(generic) và tuân theo phác đồ chuẩn. Việc hạn chế tỷ lệ đơn có kháng sinh nhằm giảm
tình trạng lạm dụng kháng sinh, giảm nguy cơ kháng thuốc.

1
Câu 3 .Nêu khái niệm, vẽ tương tác dược lực học. Cho ví dụ?

* Khái niệm dược lực học:

Trong các loại này gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ
tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Đây là loại tương tác đặc hiệu, có thể biết
trước nhờ kiến thức của thầy thuốc về tác dụng dược lý và tác dụng phụ của thuốc.

Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ có cùng một kiểu tương tác dược lực học.

* Tương tác dược lực học có thể do:

+ Cạnh tranh tại vị trí tác dụng trên receptor

+ Tác dụng trên cùng một hệ thống sinh lý.

Tương tác dược lực học chiếm phần lớn các tương tác gặp phải trong điều trị

Tương tác đối kháng cạnh tranh.

Tương tác đối kháng không cạnh tranh.

Ví dụ: - Atropin và pilocarpine

- Morphin và nalorphin

Câu 4 .Nếu định nghĩa sinh khả dụng tương đối. Viết công thức tính sinh khả
dụng tương đối và nêu ý nghĩa của nó. Cho ví dụ.

Định nghĩa sinh khả dụng tương đối

2
Sinh khả dụng tương đối là tỉ lệ so sánh giữa hai giá trị sinh khả dụng của hai chế
phẩm có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế nhưng của hai hãng sản
xuất khác nhau
                                       
                        F% tuơng đối = F% của hãng A/ tổng F% của hãng B

 Thực chất khi so sánh người ta sử dụng 2 chế phẩm ở cùng mức liều. Do đó:

                                 F% tuơng đối = AUC của hãng A/ AUC của hãng B x 100

* Ý nghĩa sinh khả dụng tương đối.


- SKD tương đối hay được dùng để đánh giá chế phẩm mới hoặc chế phẩm mới xin
đăng ký lưu hành với một chế phẩm có uy tín trên thị trường. Nếu tỷ lệ này từ 80 -
120% thì có thể coi 2 chế phẩm thuốc có tương đương nhau và có thể thay thế nhau
trong điều trị.

Câu 5 . Hãy nêu ảnh hưởng của thức ăn đến hấp thu thuốc.

Ảnh hưởng của thức ăn đến hấp thu thốc: Tương tác thuốc - thức ăn.

Thường hay gặp là thức ăn làm thay đổi dược động học của thuốc.

Thức ăn làm thay đổi hấp thu thuốc.

Sự hấp thu phụ thuộc vào thời gian rỗng của dạ dày. Dạ dày không phải là nơi có chức
năng hấp thu của bộ máy tiêu hóa. Tuy nhiên, do pH rất acid (khi đói, pH # 1; khi no
pH ≥ 3) cho nên cần lưu ý:

- Uống thuốc lúc đói, thuốc chỉ giữ lại trong dạ dày khoảng 10 - 30 phút.
- Uống thuốc lúc no, thuốc bị giữ lại trong dạ dày khoảng 1 - 4 giờ, do đó
Những thuốc ít tan sẽ có thời gian để tan, khi xuống ruột sẽ được hấp thu nhanh hơn
(penicillin V). Tuy nhiên những thuốc dễ tạo phức với những thành phần của thức ăn
sẽ bị giảm hấp thu. ( Tetracyclin tạo phức với Ca ++ và một số cation hóa trị 2 khác).
+ Các thuốc kém bền trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin) nếu bị giữ lâu ở
dạ dày sẽ bị phá huỷ nhiều.

+ Viên bao tan trong ruột sẽ bị vỡ (cần uống trước bữa ăn 0,5 - 1h hoặc sau bữa ăn 1 -
2 giờ).

+ Những thuốc dễ kích ứng đường tiêu hóa, nên uống vào lúc no.

3
Sự hấp thu còn phụ thuộc vào dạng bào chế: aspirin viên nén uống sau khi ăn sẽ giảm
hấp thu 50%, trong khi viên sủi bọt lại được hấp thu hoàn toàn

Thức ăn có thể ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa thuốc của gan, ảnh hưởng đến pH
của nước tiểu, và qua đó ảnh hưởng đến chuyển hóa và bài xuất thuốc. Tuy nhiên ảnh
hưởng không lớn.

Ngược lại, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa một số chất trong thức ăn.
Thuốc ức chế enzyme mono - amin - oxydase (MAOI) như ipronia - là enzyme khử
amin - oxy hóa của nhiều amin nội, ngoại sinh - có thể gây cơn tang huyết áp kịch phát
khi ăn các thức ăn có nhiều tyramine ( như không được chuyển hóa kịp, làm giải
phóng nhiều noradrenalin của hệ giao cảm trong thời gian ngắn)

- Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có thể uống lúc nào cũng được, nhưng nên
uống vào bữa ăn hay ngay sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày.

- Thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu nên uống vào bữa ăn hay ngay sau khi ăn để
tăng SKD.

- Thức ăn kích thích sự tiết mật, điều này sẽ có lợi với các thuốc tan nhiều trong mỡ
như griseofulvin, vitamin A,D,E,K.

- Thức ăn hoạt hóa hệ thống men vận chuyển các chất qua thành ruột, nhờ vậy mà sự
hấp thu các thuốc có bản chất dinh dưỡng như vitamin, glucose, acid amin, các muối
khoáng... sẽ dễ dàng hơn.

Câu 6 .Nêu định nghĩa thể tích phân bố. Nêu ý nghĩa và công thức tính thể tích
phân bố.

* Định nghĩa thể tích phân bố

Thể tích phân bố (còn gọi là thể tích phân bố biểu kiến), biểu thị một thể tích giả định,
cần phải có để toàn bộ lượng thuốc được đưa vào cơ thể phân bố ở nồng độ bằng nồng
độ trong huyết tương.
(Thể tích phân bố không biểu thị một thể tích sinh lý thực; và thể tích này không có
liên quan gì đến thể tích máu, huyết tương, huyết thanh hoặc phần nước của cơ thể. Trị
số Vd thường được tính sẵn và có thể sử dụng với những đối tượng không có những
bất thường về sinh lý hoặc không có bệnh gan, thận trầm trọng.)
4
2. Ý nghĩa của chỉ số
* 1. Cho biết liều dùng đưa vào ban đầu
Từ thể tích phân bố cho biết trước, ta có thể tính toán được liều thuốc đưa vào ban đầu
để thuốc đạt được nồng đô ̣ cân bằng trong máu
công thức: D = Vd*Cp/ F
trong đó D là liều thuốc đưa vào
Cp là nồng đô ̣ thuốc cần đạt được để có tác dụng điều trị
F là sinh khả dụng của thuốc đó
* 2. Cho biết khả năng khuếch tán của mô ̣t thuốc trong cơ thể:
Khả năng khuyếch tán của một thuốc nào đó vào các tổ chức của cơ thể phụ thuộc vào
2 yếu tố:
 Tỉ lệ phân bố lipid/nước của thuốc.
 Bản chất của tố chức mà thuốc thâm nhập.

Câu 7: Hãy cho biết các trường hợp chống chỉ định dùng Glucocorticoid. Trình
bày tác dụng phụ gây xốp xương và cách khắc phục khi dùng Glucocorticoid
*  Chống chỉ định
- Không dùng Glucocorticoid trong các trường hợp sau đây:
- Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Các trường hợp nhiễm nấm và virus mà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Tiêm chủng vaccin virus sống.
- Không có chống chỉ định tuyệt đối cho những trường hợp điều trị ngắn ngày
hoặc để điều trị các bệnh đe doạ tính mạng.
* Tác dụng phụ gây xốp xương và cách khắc phục khi dùng Glucocorticoid
Glucocorticoid được sử dụng nhiều trên lâm sàng, tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng
phụ. Tác dụng phụ của thuốc Glucocorticoid và cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc:
1. Trên sự phát triển của trẻ em:
Sử dụng Glucocorticoid liều cao, kéo dài sẽ ức chế phát triển chiều cao của trẻ em do
ức chế tác dụng phát triển xương và sụn. Để giảm hậu quả này nên hạn chế kê đơn
Glucocorticoid cho  trẻ em. Nếu quá cần thì dùng liều thấp trong thời gian ngắn nhất.
Khi dùng kéo dài thì dùng liều cao, cách ngày. Khuyến khích trẻ ăn nhiều chất dạm và
calci.
2. Loãng xương:

5
Là do Glucocorticoid làm mất cân bằng tạo xương – hủy xương, làm giảm hấp thu
calci ở ruột non. Khắc phục bằng cách giảm liều đến mức thấp nhất, giảm thời gian sử
dụng thuốc; bổ sung calci, vitamin D, điều trị thay thế estrogen cho phụ nữ mãn kinh.
3. Suy vỏ thượng thận do thuốc:
Yếu tố quan trọng nhất gây suy vỏ thượng thận là thời gian dùng thuốc, ngoài ra còn
tùy loại Glucocorticoid, liều dùng, đường hấp thu. Dùng liều thấp nhưng kéo dài nhiều
tháng vẫn phải giảm liều trước khi ngưng điều trị. Nếu sử dụng thuốc trên 2- 3 tuần,
giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc là điều bắt buộc. Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc
có thời gian bán hủy ngắn và trung bình.
4. Hội chứng Cushing do thuốc:
Khi sử dụng Glucocorticoid kéo dài gây hội chứng Cushing. Khi đó phải ngừng thuốc
theo quy tắc giảm liều từ từ.
5. Loét dạ dày – tá tràng:
Loét dạ dày – tá tràng ít liên quan đến Glucocorticoid trừ khi dùng liều cao hay phối
hợp với NSADs. Vì vậy khi sử dụng riêng lẻ Glucocorticoid không cần phòng ngừa
bằng kháng histamine H2
6. Tăng đường huyết:
do phân giải glycogen, tân tạo đường từ protid. Nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến
giảm dung nạp glucose, giảm đáp ứng insulin, tăng nguy cơ tim mạch.
7. Rối loạn dịch và chất điện giải:
Glucocorticoid liều cao gây giữ natri, nước và thải K + dẫn đến phù và nhược cơ. Các
dẫn xuất tổng hợp ít có tác dụng này.
8. Các tai biến khi sử dụng thuốc tại chỗ:
Dùng Glucocorticoid tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt. mũi hoặc xịt, hít) cũng có thể có
các tác dụng phụ như dùng thuốc đường toàn thân. Ngoài ra, bôi ngoài da gây teo da,
mỏng da. Lời khuyên là bôi đúng liều, đúng cách, không bôi trên diện tích da rộng. Xịt
họng có thể gây nhiễm candida, khó phát âm. Cần xúc họng sau khi xịt thuốc.
Câu 8 .Hãy nêu các tương tác dược động học ở phần hấp thu tại vị trí đưa thuốc

Tương tác hấp thụ xảy ra với các thuốc dung theo đường uống: với các đường đưa
thuốc khác tỷ lệ gặp không nhiều:

Do thay đổi độ pH tại dạ dày.

6
Bình thường dịch vị có độ pH từ 1 đến 2. Nếu sử dụng thuốc gây giảm tiết HCL
( thuốc kháng thụ thể H2, thuốc chen bơm proton) hoặc trung hòa HCL ( các antacid).
Khả năng hấp thu của một số thuốc sẽ giảm; VD griseofulvin, Fe++.

Tái lnếu dung thuốc có bản chất acid thì một số thuốc kém bền trong môi trường acid
sẽ bị phá hủy nhiều hơn ở dạ dày, các thuốc loại nỳ là thuốc kháng sinh nhóm
betalactamin hoặc macrolid.

Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa.

Các thuốc tác động lên hệ TKTV có thể làm tang hoặc giảm nhu động ống tiêu hóa.
Về nguyên tắc, nếu một thuốc được tống nhnh ra khỏi dạ dày sẽ có lợi cho việc hấp thu
vì ruột là vị trí hấp thu tối ưu đối với mọi loại thuốc, ngược lại nếu một số thuốc bị
tống nhanh ra khỏi ruột sẽ bị giảm hấp thu. Những thuốc làm tang nhu động dạ dày -
ruột thường gặp là các thuốc nhuận tràng,các thuốc kích thích hoặc phong bế hệ thần
kinh thực vật khi sử dụng các thuốc loại này, thuốc phối hợp bị tống nhanh ra khỏi
đường tiêu hóa dẫn đến mất tác dụng. Nên lưu ý khi dung thuốc phối hợp là các thuốc
giải phóng kéo dài ( 12 hoặc 24h)

Do tạo phức khó hấp thu giữa 2 thuốc khi dung đồng thời

Điều này hay xảy ra khi ta sử dụng các thuốc có chứa các ion kim loại hóa trị cao như
Al+++, Ca++, Mg*\ Fe++, Fe*++…: Phức chất tạo ra giữa ion kim loại với thuốc sẽ không
qua được niêm mạc ruột và do đó sự hấp thu bị cản trở. thuốc hay bị tạo chelat chất là
các kháng sinh nhóm tetracyclin, fluoroquinolone. Tương tác này cũng gặp khi dung
các kháng sinh nêu trên với sữa.

Cholestyramin cũng có thể tạo phức với một số thuốc cản trở sự hấp thu VD với
Digoxin.

Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống tiêu hóa

Tương tác loai này thường do các thuốc bao che niêm mạc tiêu hóa như kaolin,
smecta…tạo ra hoặc do uống đồng thời với bũa ăn.

Nếu gặp những trường hợp này biện pháp giải quyết là uống 2 loại thuốc này cách xa
nhau tối thiểu 2h.
7
Câu 9. Định nghĩa thời gian bán thải t1/2 .Nêu ý nghĩa của t1/2

* Định nghĩa thời gian bán thải t1/2

Thời gian bán thải (t1/2) là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu giảm đi một
nửa.
- Để tính t1/2 người ta thường dùng công thức:
                                t1/2 = 0,693/K
K: là hằng số tốc độ thải trừ được tính bằng đồ thị bán logarid

* Nêu ý nghĩa của t1/2.

Ý nghĩa của trị số t1/2


- Quy tắc 5 x t1/2: Sau thời gian này thuốc sẽ bão hòa tại các mô trong cơ thể. Lúc này
lượng thuốc vào tổ chức và lượng thuốc thải trừ bằng nhau và như vậy nồng độ thuốc
ở trạng thái cân bằng.
- Quy tắc 7 x t1/2:  Là thời gian cần thiết để thuốc được bài tiết ra khỏi cơ thể
- Trị số t1/2 là một trong những yếu tố quyết định nhịp đưa thuốc ( số lần đưa thuốc
vào cơ thể). Những thuốc có t1/2 dài sẽ dùng ít lần trong ngày hơn loại có t1/2 ngắn
- Khi chức năng cơ quan bài xuất (gan thận) bị suy giảm thì t1/2 bị kéo dài ( tức là
thuốc bị tích lũy lâu trong cơ thể và nguy cơ bị độc lớn hơn.
Câu 10 .Hãy nêu thời điểm uống thuốc. cho ví dụ?

Việc chọn thời điểm uống thuốc hợp lý để đạt được nồng độ cao trong máu, đạt được
hiệu quả mong muốn và giảm được tác dụng phụ là rất cần thiết. Nên nhớ rằng:

- Uống thuốc vào lúc đói, thuốc chỉ bị giữ lại ở dạ dày 10 - 30 phút.

- Uống lúc no (sau ăn), thuốc bị giữ lại 1 - 4 giờ.

Như vậy, tùy theo tính chất của thuốc, mục đích của điều trị, có một số gợi ý để chọn
thời điểm uống thuốc như sau:

* Thuốc nên uống vào lúc đói (trước bữa ăn 1/2 - 1 giờ)

- Thuốc “bọc” dạ dày để chữa loét trước khi thức ăn có mặt, như sucralfat.

- Các thuốc không nên giữ lại lâu trong dạ dày như: các thuốc kém bền vững trong
môi trường acid (ampicilin, erythromycin), các loại viên bao tan trong ruột hoặc các
thuốc giải phóng chậm.

8
* Thuốc nên uống vào lúc no (trong hoặc ngay sau bữa ăn)

- Thuốc kích thích bài tiết dịch vị (rượu khai vị), các enzym tiêu hóa (pancreatin)
chống đái tháo đường loại ức chế gluconidase nên uống trước bữa ăn 10 - 15 phút. -
Thuốc kích thích dạ dày, dễ gây viêm loét đường tiêu hóa: các thuốc chống viêm phi
steroid, muối kali, quinin.

- Những thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu, hoặc do thức ăn làm chậm di chuyển
thuốc nên kéo dài thời gian hấp thu: các vitamin, các viên nang amoxicilin, cephalexin,
các viên nén digoxin, sulfamid.

- Những thuốc được hấp thu quá nhanh lúc đói, dễ gây tác dụng phụ: levodopa, thuốc
kháng histamin .

* Thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn, uống lúc nào cũng được: Prednisolon,
theophylin, augmentin, digoxin.

* Thuốc nên uống vào buổi sáng, ban ngày

- Các thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc lợi niệu để tránh ảnh hưởng đến
giấc ngủ.

- Các corticoid: thường uống 1 liều vào 8 giờ sáng để duy trì được nồng độ ổn định
trong máu.

* Thuốc nên uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

- Các thuốc an thần, thuốc ngủ.

- Các thuốc kháng acid, chống loét dạ dày. Dịch vị acid thường tiết nhiều vào ban
đêm, cho nên ngoài việc dùng thuốc theo bữa ăn, các thuốc kháng acid dùng chữa loét
dạ dày nên được uống một liều vào trước khi đi ngủ. Cần nhớ rằng không nên nằm
ngay sau khi uống thuốc, mà cần ngồi 15 - 20 phút và uống đủ nước (100 - 200 mL
nước) để thuốc xuống được dạ dày.

Dược lý thời khắc (chronopharmacology) đã cho thấy có nhiều thuốc có hiệu lực hoặc
độc tính thay đổi theo nhịp ngà y đêm.Tuy nhiên, trong điều trị, việc cho thuốc còn tuỳ
thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.
9
Câu 11.Hãy cho biết các yêu cầu, mục đích, nội dung cần thông tin thuốc cho bệnh
nhân.
Câu 12. Nêu định nghĩa độ thanh thải của thuốc. Viết công thức tính Cl thuốc từ liều
lượng và diện tích dưới đường cong. Cho ví dụ.

* Định nghĩa độ thanh thải của thuốc


Độ thanh thải của thuốc (clearance - CL) biểu thị khả năng của một cơ quan nào đó
của cơ thể (thường là gan hoặc thận) lọc sạch thuốc ra khỏi huyết tương khi máu tuần
hoàn qua cơ quan đó thường được tính theo ml/ph hoặc l/h.
* Viết công thức tính Clthuốc tính từ liều lượng và diện tích dưới đường cong.
Cl thuốc = F. D / AUC
ở đây:
- F là sinh khả dụng
- D: liều dùng
- AUC diện tíc dưới đường cong
Hệ số thanh thải cho các bảng có sẵn với mỗi loại thuốc thường là Cl toàn phần biểu thị
khả năng loại bỏ thuốc ra khỏi huyết thanh và huyết tương của tất cả các cơ quan như
gan, thận, phổi, da, nước bọt, tuyến tiết… nhưng chỉ có gan và thận lại có khả năng lọc
thuốc mạnh nhất. Còn lượng thuốc được bài xuất qua các cơ quan còn lại là rất nhỏ và
ít có ý nghĩa . Vì vậy

Cl toàn phần = Cl thận + Cl gan + Cl cơ quan khác = sấp sỉ Cl thận + Cl gan

Ví dụ: Theophylin có Cl toàn phần = 0,65 ml/ph/kg. Được biết theophylin là thuốc
được chuyển hóa 90% ở gan , có nghĩa là Cl gan sấp sỉ = 0,06ml/ph/kg x 50kg =
30ml/ph có nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian 1 phút sẽ có 30ml huyết tương được
gan lọc sạch khỏi theophylin.

Cephalecin có Cl toàn phần = 300ml/ph.chất ít bị chuyển hóa ở gan mà chủ yếu bài tiết
qua thận tới 91% , trường hợp này, Cl thận rất quan trọng với cephalecin: Cl thận =
300ml/ph x 0.91= 273ml/ph.

Như vậy trong trường hợp bệnh nhân có những tổn thương nặng về chức năng thận
thì khả năng bài xuất Cephalecin bị giảm rõ rệt và nguy cơ quá liều sẽ cao, trái lại với
Theophylin thì sự tổn thương thận ít có nguy cơ gây độc vì thực chất chỉ có một lượng
ất nhỏ theophylin được loại bỏ theo đường này.

Câu 13 .Hãy nêu các tương tác của thuốc với alcol.
10
Nhiều bệnh nhân bị bệnh tâm thần do nghiên rượu, do đó khả năng gặp phải trường
hợp bệnh nhân vừa uống thuốc vừa uống rượu không phải là hiếm.
Cần lưu ý để tránh những tương tác sau:
 Alcol và các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương:
- Các benzodiazepin như diazepam khi uống cùng với rượu sẽ thay đổi tâm tính
rất mạnh ở liều thường dùng. Sự thay đổi này chỉ có thể gặp ở liều rất cao nếu
dùng đơn độc không có rượu.
- Tác dụng kích thích ở liều nhỏ, ức chế ở liều cao của rượu làm ảnh hưởng đến
tác dụng điều trị của các nhóm thuốc trầm cảm (antidepressants), thuốc ngủ
thuốc chống động kinh.
 Alcol và thuốc giảm đau phi steroid:
* Rượu làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như viêm, loét, chảy máu
của các thuốc chống viêm phi steroid (aspirin...). Uống rượu cùng với
paracetamol làm tăng nguy cơ viêm gan.
 Alcol và thuốc kháng histamin:
* Các loại kháng H1 có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó khi uống
cùng với rượu sẽ xuất hiện ức chế quá mức ngay ở liều thấp.
* Các loai kháng H2 do tác dụng kìm hãm men microcom gan, làm chậm quá
trình chuyển hoá rượu và tăng mức alcol trong máu, gây nhức đầu, buồn nôn....
 Alcol và thuốc chống tăng huyết áp:
Do tác dụng giãn mạch ngoại vi của rượu, nên uống đồng thời với các thuốc
tăng huyết áp có thể có nguy cơ gây tụt huyết áp đột ngột quá mức cần thiết.
 Alcol còn là dung môi tốt của các thuốc có hệ số Mỡ/Nước cao ( như Beta-
blocquant), làm cho thuốc hấp thu quá nhanh, gây tác dụng đột ngôt do tăng
nồng độ thuốc trong máu trên mức điều trị.
 Alcol và thuốc chống đái tháo đường:
* Do tác dụng hợp đồng lên chuyển hoá hydratcarbon dẫn đến nguy cơ hạ
đường huyết đột ngột, gây hôn mê.
Một số sufamid như tolbutamid khi uống cùng với rượu gây phản ứng antabuse
(sợ rượu)
 Alcol và thuốc kháng khuẩn:
* Một số chất khi dùng với rượu sẽ gây phản ứng antabuse : (sợ rượu) như các
cephalosporin, isoniazid, metronidazol....

Câu 14.Nêu ảnh hưởng của sinh khả dụng và thể tích phân bố khi bị suy giảm
chức năng gan và thận.

 GAN

11
* Ảnh hưởng của sinh khả dụng khi bị suy giảm chức năng gan có 2 yếu tố:

- Sự giảm sút dòng máu qua gan.

- Sự giảm sút khả năng chuyển hóa thuốc tại gan.

Hai yếu tố này giảm tỷ lệ thuốc bị phá hủy khi qua vòng tuần hoàn dẫn đến sự tang
sinh khả dụng của thuốc chịu sự khuer hoạt mạnh khi qua vòng tuần hoàn đầu: VD
Propranolol, morphin, nitroglycerin… làm tang nguy cơ quá liều. Nguy cơ này làm
tang nếu gặp thêm tương tác ở giai đoạn chuyển hóa với một thuốc gây kìm hãm
cytocrom p450.

* Ảnh hưởng của thể tích phân bố khi bị suy giảm chức năng gan.

Giảm tổng hợp protein tại gan, trong đó có albumin và globulin - những hợp phần
liên kết thuốc, làm tăng tỷ lệ thuốc ở dạng tự do dẫn đến tăng thể tích phân bổ của
những thuốc có tỷ lệ liên kết với protein cao. Làm tăng thể tích nước ở dịch ngoại
bào, ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch của trường hợp này xảy ra trong xơ gan. nói chung
thể tích phân bổ chỉ ảnh hưởng tới điều trị ở bệnh nhân xơ gan nặng.

 THẬN
Ảnh hưởng của sinh khả dụng khi bị suy giảm chức năng thận.
- Thận tổn thương, tuần hoàn máu bị ứ trệ và cơ thể bị phù. Trạng thái bệnh lý
này ảnh hương đến SKD của thuốc dùng theo đường tiêm bắp và dưới da.Với
thuốc đưa teo đường uống,tổn thương chức năng thận, ngược lại có thể làm tang
SKD của những thuốc có hệ số chiết xuất ở gan cao, chịu sự khư R hoạt mạnh ở
vòng tuần hoàn như propranolol, verapamil, các hoormon. Hậu quả là do khae
năng phá hủy của thuốc gan, do nồng độ thuốc trong máu tang cao và do ứ trệ
tuần hoàn, trong đó có tuần hoàn gan- ruột chứ không phải tang hấp thu của
thuốc.
* Ảnh hưởng của thể tích phân bố khi bị suy giảm chức năng thận.

Tổn thương bệnh lý ở thận gây giảm lượng albumin trong huyết thanh, thay đổi cấu
trúc một số protein của huyết tương. Ngoài ra 1 số chất nội sinh như ure, creatinine,

12
acid béo…bị ứ trệ cũng là nguyên nhân cạnh tranh với thuốc trong liên kết với
protein của huyết tương, làm tăng nồng độ thuốc tự do.

Câu 15.hãy cho biết một số tác dụng không mong muốn bất thường ở trẻ em khi dùng
thuốc.
Câu16 .Hãy nêu các tương tác dược động học ở khâu bài xuất thuốc qua thận.

Câu 17. Hãy nêu những nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong dự phòng nhiễm
khuẩn sau phẫu thuật. Trình bãy rõ nguyên tắc thứ 3.
 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP)

Có thể tóm gọn lại trong 3 nguyên tắc:
-
Chọn đúng kháng sinh .
-
Đưa thuốc đúng thời điểm 
-
Độ dài đợt điều trị phải đúng: Không dùng KSDP kéo dài quá 24 giờ sau phẫu
thuật, tiếp tục kháng sinh sau 24 giờ tăng nguy cơ kháng thuốc. Riêng phẫu
thuật tim mạch có thể kéo dài đến 48 giờ vì tuy là loại phẫu thuật sạch nhưng
nếu nhiễm trùng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. 
Sử dụng KSDP cần theo dõi diễn biến lâm sàng của người bệnh, nếu có biểu hiện
nhiễm khuẩn cần chuyển ngay sang kháng sinh điều trị.
Câu 18.hãy nêu các nguyên tắc sử dụng các thuốc giảm đau ngoại vi. Trình bày các
tương tác dược lực bất lợi cần tránh và chống chỉ định khi dùng thuốc giảm đau
NSAIDs.
Câu 19. hãy cho biết các biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc.
1. Tuyên truyền sử dụng thuốc hợp lý an toàn cho người dân
Không tự ý dùng thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Khi có dấu hiệu bất thường trong khi dùng thuốc, phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược
sĩ.
Dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều.
2. Phía người kê đơn
Nắm vững tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc ở người bệnh.
Hạn chế kết hợp nhiều thuốc.
Nắm vững quy trình xử trí khi gặp dị ứng thuốc và sốc phản vệ.
3. Với dược sĩ lâm sàng

13
Thông báo đầy đủ về thông tin liên quan đến ADR của thuốc.
Cung cấp thuốc bảo đảm chất lượng.
Hướng dẫn người bệnh cách dùng và các dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc.
Câu 20. nêu những nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Trình bày rõ nguyên
tắc đầu tiên.

* 7 nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh

Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu quả. Riêng với kháng sinh là thuốc
trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không
hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn.

Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc
các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ
hai nghiêm trọng hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng
vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng
sinh trước đây tỏ ra rất tốt, rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị loạn vi khuẩn đề
kháng.

1. Chỉ sử dụng kháng sinh thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.


- Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm và kết quả thăm khám để quyết định có
cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh hay không.
- Không dùng kháng sinh cho những bệnh do virus gây ra như cúm, sởi… hoặc do cơ
thể suy nhược, thiếu máu, dị ứng, bướu cổ…

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh
thuốc sẽ không có hiệu quả.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Đặc biệt đối với các phụ nữ có thai,
người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền
cho sử dụng kháng sinh.

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian
dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc
biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng

14
sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị
viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là
vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử
dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ.
Câu 21: Chọn đúng hoặc sai trong các câu sau.

1. Nếu 2 thuốc có sinh khả dụng bằng nhau thì có thể thay thế nhau điều trị.
2. Khoảng cách đưa thuốc tùy thuộc sinh khả dụng
3. Chức năng thận ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc.
4. Người có tiền sử dị ứng dễ phát sinh ADR.
5. Người nghiện rượu giảm hấp thu vitamin tan trong dầu.
6. Khi bị Gout không nên uống giảm đau Aspirin.
7. Bạch cầu có vai trò vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể.
8. Enzym ASAT (GOT) tăng khi nhồi máu cơ tim.
9. Enzym ALAT (GPT ) tăng khi tổn thương gan.
10.Thông tin loại 3 có tính cập nhật kém.
11.Sinh khả dụng tuyệt đối bao giờ cũng >1.
12.Chức năng gan ảnh hưởng sinh khả dụng.
13.ADR của thuốc chỉ xuất hiện khi quá liều.
14.Tá dược của thuốc không gây ADR.
15.Tương tác thuốc xảy ra trước khi đưa vào cơ thể.
16.Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu của não và cơ.
17.Men GPT có trong tim.
18.Thời kỳ tiền phôi của PNCT nhạy cảm với các yếu tố có hại của thuốc nhất.
19.Người nhiễm khuẩn khi dùng Doxycyclin nên uống cùng với sữa để tăng sức đề
kháng.
20.Hậu quả của tương tác có thể có lợi trong điều trị
21.AUC là đại lượng cho biết t1/2 của thuốc.
22.Thể tích phân bố của thuốc là khả năng chuyển hóa và thải trừ thuốc ra khỏi cơ
thể.
23.Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bán thải là chức năng tim.
15
24.Tương tác thuốc xảy ra có thể làm mất tác dụng của thuốc.
25.Người có tiền sử dị ứng dễ phát sinh ADR.
26.Nồng độ Creatinin trong huyết tương nhỏ thì chức năng lọc cầu thận kém.
27.Các thuốc bao niêm mạc sẽ xảy ra tương tác dược lực học.
28.Nên uống Ampicillin và bữa ăn.
29.Nên uống Aspirin pH8 vào lúc đói.
30. Không dùng các thuốc chống lao với nhau.
31.Khi bị Gout không nên uống giảm đau Aspirin.
32.Bạch cầu có vai trò vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể.
33.Enzym ASAT (GOT) tăng khi nhồi máu cơ tim.
34.Enzym ALAT (GPT) tăng khi tổn thương gan.
35.Thông tin loại 3 có tính cập nhật kém.
36.Sinh khả dụng tuyệt đối bao giờ cũng > 1.
37.Chúc năng gan ảnh hương tới sinh khả dụng.
38.ADR của thuốc chỉ suất hiện khi quá liều.
39.Tá dược của thuốc không gây ADR.
40. Cần giảm liều Gentamycin với người suy chức năng thận.
41.Nếu 2 thuốc có sinh khả dụng bằng nhau thì có thể thay thế nhau trong điều trị.
42.Khoảng cách đưa thuốc tùy thuộc sinh khả dụng.
43.Chức năng thận ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc.
44.Người có tiền sử dị ứng thuốc dễ phát sinh ADR.
45.Người nghiện rượu giảm hấp thu vitamin tan trong dầu.
46.Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu của não và cơ.
47.Men GPT (ALAT) có trong cơ tim.
48.Thời kỳ tiền phôi của phụ nữ có thai nhạy cảm với yếu tố có hại của thuốc nhất.
49.Khi dùng Doxycyclin nên uống với sữa để tăng cường sức đề khác.
50.Nhiệm vụ của hồng cầu là tham gia vào quá trình đông máu.
51.Men CK2 có trong cơ tim.
52.Các thuốc bao niêm mạc sẽ sảy ra tương tác dược lực học.
53.Nên uống Ampicillin vào bữa ăn.
54.Nên uống Aspirin pH8 vào lúc no sau ăn.
16
55.AUC là đại lượng cho biết t1/2 của thuốc.
56.Thể tích phân bố của thuốc là khả năng chuyển hóa và thải trừ thuốc ra khỏi cơ
thể.
57.Yếu tố ảnh hưởng t1/2 là chức năng tim.
58.Tương tác thuốc xảy ra có thể dùng để giải độc thuốc.
59. Tá dược của thuốc không gây ra ADR.

17

You might also like