You are on page 1of 124

Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Mục Lục
CHƯƠNG I:
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG LẠNH
1.1 Những kiến thức cơ bản trong hệ thống lạnh..................................................... 5
1.1.1 Trạng thái của vật chất ...................................................................................... 5
1.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh nén hơi ................................................ 6
1.1.3 Định nghĩa máy lạnh – Bơm nhiệt ................................................................... 7
1.1.4 Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh ............................................................. 7
1.1.5 Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh .............................................................. 11
1.2 Sử dụng đồng hồ trong kỹ thuật lạnh ............................................................... 11
1.2.1 Đồng hồ đo áp suất (áp kế) ................................................................................. 11
1.2.2 Bộ nạp 3 dây ....................................................................................................... 12
1.2.3 Đồng hồ đo nhiệt độ (Nhiệt kế) .......................................................................... 14
1.2.4 Đồng hồ đo lưu lượng (Lưu lượng kế) ............................................................... 14
1.3 Gia công ống trong hệ thống lạnh ..................................................................... 14
1.3.1 Cắt ống ................................................................................................................ 15
1.3.2 Uốn ống............................................................................................................... 16
1.3.3 Loe ống ............................................................................................................... 17
1.3.4 Nông ống............................................................................................................. 21
1.3.6 Hàn ống ............................................................................................................... 23
CHƯƠNG II:
TỦ LẠNH GIA ĐÌNH
2.1 Giới thiệu chung về tủ lạnh ................................................................................ 25
2.2 Nguyên lý làm việc tủ lạnh ................................................................................. 26
2.3 Thử nghiệm block tủ lạnh .................................................................................. 27
2.4 Cân cáp tủ lạnh ................................................................................................... 29
2.5 Hệ thống điện tủ lạnh ........................................................................................ 32
2.5.1 Các thiết bị điện trong tủ lạnh ........................................................................ 32

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 1


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5.2. Sơ đồ mạch điện xả đá tủ lạnh ........................................................................... 41


2.6 Sử dụng và bảo quản tủ lanh ................................................................................. 46
2.6.1 Vận chuyển tủ lạnh ............................................................................................. 46
2.6.2 Chọn vị trí đặt tủ ................................................................................................. 47
2.6.3 Kiểm tra nguồn điện ........................................................................................... 48
2.6.4 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ................................................................................. 49
2.6.5 Bảo quản thực phẩm đông lạnh .......................................................................... 50
2.6.6 Bảo quản thực phẩm tươi ngăn lạnh ................................................................... 50
2.6.7 Xả băng tủ lạnh ................................................................................................... 51
2.6.8 Bảo quản tủ lạnh ................................................................................................. 52
2.7 Hư hỏng - Sữa chữa tủ lạnh ................................................................................... 52
2.7.1 Thông số làm việc bình thường của tủ lạnh........................................................ 52
2.7.2 Hư hỏng chuẩn đoán và sửa chữa ....................................................................... 53
CHƯƠNG III:
MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG MỘT KHỐI
3.1 Giới thiệu chung .................................................................................................. 62
3.2 Đặc điểm cấu tạo ................................................................................................. 62
3.3 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa một khối ........................................................... 65
3.4 Nguyiên lý làm việc máy điều hòa một khối ..................................................... 65
3.5 Ưu nhược điểm máy điều hòa một khối ............................................................ 67
3.6 Sơ đồ mạch điện máy điều hòa một khối .......................................................... 67
3.6.1 Các thiết bị điện .................................................................................................. 67
3.6.2 Cách chọn tiết diện dây dẫn và CB ..................................................................... 74
3.6.3 Sơ đồ mạch điện ................................................................................................. 74
3.7 Máy điều hòa không khí dân dụng một khối hai chiều ................................... 78
3.7.1 Đặc điểm chung .................................................................................................. 78
3.7.2 Van đảo chiều 4 ngã ........................................................................................... 78
3.8 Lắp đặt máy điều hòa một khối ......................................................................... 82

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 2


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

CHƯƠNG IV:
MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG HAI KHỐI
4.1 Giới thiệu chung .................................................................................................. 85
4.2 Đặc điểm cấu tạo ................................................................................................. 85
4.2.1 Cụm ngưng gụ .................................................................................................... 85
4.2.2 Cụm bay hơi........................................................................................................ 87
4.3.2 Nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí hai khối 2 chiều .......................... 89
4.3 Sơ đồ mạch điện .................................................................................................. 90
4.3.1 Sơ đồ mạch cụm dàn nóng ............................................................................. 90
4.4.2 Sơ đồ Board mạch dàn lạnh ........................................................................... 90
4.3.2 Nguyên lý làm việc mạch điện máy điều hòa ................................................ 90
4.3.3 Một số sơ đồ mạch điện máy điều hòa hai khối ............................................. 92
4.5 Thống số kỹ thuật máy điều hòa hai khối .......................................................... 95
4.6 Lắp đặt máy điều hòa hai khối .......................................................................... 96
4.6.1 Dụng cụ lắp đặt .................................................................................................. 96
4.6.2 Chọn vị trí lắp đặt dàn trong nhà: ....................................................................... 96
4.6.3 Chọn vị trí lắp đặt dàn ngoài nhà ........................................................................ 97
4.6.3 Quy trình lắp đặt máy điều hòa hai khối ............................................................ 98
4.7 Một số hình ảnh lắp đặt .................................................................................... 103
4.8 Xác định lượng gas nạp bổ sung ...................................................................... 105
4.9 Van chặn đường hút, đường đẩy ..................................................................... 108
4.10 Một số thao tác cơ bản máy điều hòa hai khối ............................................... 109
4.10.1 Hút chân không ............................................................................................ 109
4.10.2 Nạp gas ......................................................................................................... 110
4.10.3 Thu hồi gas vào cụm dàn nóng ..................................................................... 111
4.11. Vận hành máy điều hòa hai khối ..................................................................... 111
4.11.1 Kiểm tra trước khi vận hành ........................................................................... 111
4.11.2 Quy trình vận hành ......................................................................................... 112
4.12 Chọn tiết diện dây dẫn ........................................................................................ 112

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 3


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.13 Lựa chọn máy điều hòa .................................................................................... 113


4.13.1 Lựa chọn công suất máy ................................................................................. 113
4.13.2 Chọn máy 1 cụm hay 2 cụm ........................................................................... 114
4.13.3 Chọn máy 1 chiều hay 2 chiều ........................................................................ 114
4.13.4. Chọn gas lạnh ................................................................................................ 114
4.13.5. Chọn máy thông thường hay máy biến tần .................................................... 114
4.13.6. Chọn hãng sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất. ....................................... 115
4.14.Hư hỏng và sửa chữa .......................................................................................... 115
4.14.1 Những dấu hiệu chứng tỏ máy vẫn hoạt động binh thường ........................... 115
4.14.2 Hư hỏng - sửa chữa ......................................................................................... 117

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 4


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

CHƯƠNG I:

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG LẠNH

1.1 Những kiến thức cơ bản trong hệ thống lạnh


1.1.1 Trạng thái của vật chất
Vật chất tồn tại ở cả ba trạng thái là thể rắn , thể lỏng, thể khí. Ví dụ chúng ta
thường thấy nước ở thể lỏng nhưng khi đem làm lạnh, nước biến thành nước đá và khi
đun sôi, nước biến thành thể hơi. Hình bên dưới giới thiệu sự biến đổi trạng thái của vật
chất.

Hình 1: Sự biến đổi trạng thái của vật chất


Các quá trình biến đổi cơ bản của vật là:

- Hoá hơi: (còn gọi là bay hơi, bốc hơi, sôi) là quá trình biến đổi từ thể lỏng sang
thể hơi.

- Ngưng tụ: là quá trình ngược lại với quá trình bay hơi, biến đổi từ thể hơi sạng
thể lỏng.

- Nóng chảy : là quá trình biến đổi từ thể rắn thành thể lỏng.

- Đông đặc: là quá trình ngược lại với chảy lỏng, biến từ lỏng sang rắn

- Thăng hoa: là quá trình biến đổi trực tiếp từ rắn sang hơi mà không qua thể
lỏng.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 5


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Ngưng kết: là quá trình ngược với quá trình thăng hoa, biến đổi trực tiếp từ thể
hơi sang thể rắn mà không qua thể lỏng.

1.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh nén hơi

Hình 2: Nguyên lý làm việc máy lạnh nén hơi


1-2: Quá trình nén đoạn nhiệt trong máy nén
2-3: Quá trình ngưng tụ đẳng áp đẳng nhiệt trong thiết bị ngưn tụ
3-4: Quá trình tiết lưu đẳng enthanpy
4-1: Quá trình bay hơi thu nhiệt trong thiết bị bay hơi

Nguyên lý làm việc

Hơi bão hòa khô từ TBBH đi đến máy nén, được nén đoạn nhiệt, đẳng entropy theo
quá trình 1-2. Hơi quá nhiệt cao áp với thông số trạng thái 2 đi vào TBNT, ngưng tụ đẳng
áp theo quá trình 2-3, nhả nhiệt qk thành lỏng hoàn toàn. Lỏng cao áp với thông số trạng
thái 3 đi đến van tiết lưu và tiết lưu đẳng enthalpy thành hơi bão hòa ẩm hạ áp với thông
số trạng thái 4. Môi chất với thông số trạng thái 4 đi vào TBBH nhận nhiệt q0 đẳng nhiệt,
đẳng áp đến thông số trạng thái 1 rồi quay về máy nén. Chu trình cứ thế tiếp diễn

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 6


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

1.1.3 Định nghĩa máy lạnh – Bơm nhiệt

Máy lạnh và bơm nhiệt là những thiết bị nhiệt chuyển công thành nhiệt năng

Hệ số làm lạnh Hệ số bơm nhiệt

Q1 : Nhiệt nhả từ nguồn nóng


Q2 : Nhiệt nhận từ nguồn lạnh
W : Công nhận được

Nguyên lý làm việc máy lạnh : Tiêu hao công để nhận nhiệt lượng trong phòng cần điều
hòa và nhả nguồn nhiệt đó ra ngoài môi trường.

Nguyên lý làm việc bơm nhiệt : Tiêu hao công để nhận nhiệt lượng từ môi trường không
khí bên ngoài và nhả nguồn nhiệt đó vào phòng cần sưởi ấm.

1.1.4 Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh


1. Máy nén: Máy nén dùng để nén hơi áp suất thấp ra từ dàn bay hơi lên áp suất cao
vào dàn ngưng tụ. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh, quyết
định năng suất, hiệu quả và tuổi thọ của hệ thống và thường được ví như trái tim
của hệ thống lạnh. Máy nén có nhiều loại như piston, rôto, trục vít, xoắn ốc và
tuabin. Trong điện lạnh dân dụng thường sử dụng loại piston, rôto, xoắn ốc, kiểu
kín và nửa kín.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 7


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Máy nén của tủ lạnh là loại máy nén piston. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc
của máy nén piston được trình bày trên hình 3

Hình 3: Nguyên lý làm việc của máy nén piston

1. Xilanh; 2. Pittông; 3. Séc măng; 4. Clapê hút; 5. Clapê đẩy; 6. Khoang hút; 7.
Khoang đẩy; 8. Tay biên; 9. Trục khuỷu.

Máy nén piston bao gồm các bộ phận chính là piston, xilanh, tay biên, trục khuỷu,
khoang hút, khoang đẩy, clapê hút, clapê đẩy, piston chuyển động tịnh tiến qua lại được
trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay thanh truyền, trục khuỷu biến chuyển động quay từ
động cơ thành chuyển động tịnh tiến qua lại.

Khi piston từ trên đi xuống, clapê hút 4 mở, clapê đẩy 5 đóng, máy nén thực hiện
quá trình hút. Khi đạt đến điểm chết dưới quá trình hút kết thúc, piston đổi hướng, đi lên,
quá trình nén bắt đầu. Khi áp suất ở bên trong xilanh lớn hơn áp suất trong khoang đẩy 7,
clapê đẩy mở ra để piston đẩy hơi nén vào khoang đẩy để vào dàn ngưng tụ. Khi piston
đạt đến điểm chết trên, quá trình đẩy kết thúc, piston lại đổi hướng đi xuống để thực hiện
quá trình hút của chu trình mới.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 8


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Các thông số kỹ thuật của máy nén :

a. Thể tích xilanh Vxl = (πd2/4).s.z

Trong đó:

d – đường kính piston, m

s – khoảng chạy piston, m

z – số xilanh.

b.Thể tích hút lý thuyết Vlt = Vxl.n

Trong đó n là vòng quay đơn vị là 1/s.

Thể tích hút lý thuyết là thể tích mà piston quét được trong một đơn vị thời gian,
cũng chính là thể tích máy nén hút được trong một đơn vị thời gian.

c. Thể tích hút thực tế Vtt là thể tích hơi ga lạnh mà máy nén hút được trong thực
tế. Do máy nén có rất nhiều các tổn thất khác nhau nên thể tích hút thực tế bao giờ cũng
nhỏ hơn thể tích hút lý thuyết.

d. Hiệu suất thể tích λ

Hiệu suất thể tích là tỉ số giữa thể tích hút thực tế trên thể tích hút lý thuyết:

λ = Vtt/Vlt

Hiệu suất thể tích phụ thuộc chủ yếu vào tỷ số nén hay tỷ số áp suất ngưng tụ trên
áp suất bay hơi. Tỷ số này càng lớn thì hiệu suất thể tích càng nhỏ. Khi tỷ số này đạt đến
một giá trị nào đó thì hiệu suất thể tích bằng không. Để đảm bảo máy nén hoạt động hiệu
quả thường người ta quy định tỷ số nén đối với freon khoảng 9 – 10 và không vượt quá
13. Khi tỷ số nén vượt quá 13 phải chuyển sang máy nén 2 cấp.

Ngoài ra, hiệu suất thể tích còn phụ thuộc vào kiểu loại máy nén, đặc biệt phụ
thuộc vào độ dão sau một khoảng thời gian hoạt động.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 9


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

e. Lưu lượng máy nén

m = Vtt/v, kg/s

Trong đó v là thể tích riêng của hơi ga lạnh ở trạng thái hút, lưu lượng ga lạnh
quyết định năng suất lạnh của máy nén.

f. Năng suất lạnh của máy nén

Qo = m (h1 – h4), KW

Trong đó (h1 – h4) là hiệu enthanpy của ga lạnh ở đầu ra và đầu vào của thiết bị bay
hơi, xác định được dễ dàng trên đồ thị Mollier, đơn vị là kJ/kg.

g. Công suất động cơ Ns = m (h2 – h1), KW hay là công nén lý thuyết mà máy nén
tiêu tốn, trong đó h2 – h1 là hiệu enthanpy của ga lạnh ở đầu ra h2 và đầu vào h1 của máy
nén, đơn vị là kJ/kg.

h. Nhiệt lượng tỏa ra ở dàn ngưng

Qk = m (h2 – h3), KW

Trong đó (h2 – h3) là hiệu enthanpy ở đầu vào h2 và đầu ra h3 của dàn ngưng. Do
quá trình tiết lưu đẳng enthanpy nên h3 = h4. Tất cả các hiệu enthanpy có thể xác định rất
dễ dàng trên đồ thị Mollier.

Ghi nhớ: Năng suất lạnh của một máy nén lạnh không phải là cố định mà thay đổi
theo nhiệt độ ngưng tụ và bay hơi. Khi nhiệt độ bay hơi giảm 1oC thì năng suất lạnh giảm
khoảng 4%, điện năng tiêu tốn tăng khoảng 1,5%. Khi nhiệt độ ngưng tụ tăng 1oC thì
năng suất lạnh giảm khoảng 1,5%, điện năng tiêu thụ cũng tăng 1,5%.

2. Thiết bị ngưng tụ: Là thiết bị trao đổi nhiệt để thải nhiệt ngưng tụ của gas lạnh ra
môi trường. Nếu môi trường làm mát là nước thường được gọi là bình ngưng giải nhiệt
nước, còn nếu môi trường là không khí thường được gọi là dàn ngưng giải nhiệt gió. Để
tăng cường tỏa nhỉệt cho dàn ngưng giải nhiệt gió người ta thường bố trí các cánh tản
nhiệt cho dàn ống xoắn và quạt cưỡng bức.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 10


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

3. Thiết bị tiết lưu: Còn gọi là thiết bị giản nở, vì khi đi qua thiết bị này áp suất gas
lỏng giảm từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bốc hơi. Có nhiều loại thiết bị tiết lưu như:
Thiết bị tiết lưu cố định: Ống mao, ống tiết lưu
Thiết bị tiết lưu tự động: Van tiết lưu nhiệt, van tiết lưu tự động và van tiết lưu
điện tử
4. Thiết bị bay hơi: Là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để thu nhiệt của môi trường cần
làm lạnh hoặc sản phẩm bảo quản lạnh nhờ quá trình bay hơi của gas lạnh lỏng. Thiết bị
bay hơi cũng được chia làm hai dạng chính là để làm lạnh chất lỏng (được gọi là bình bay
hơi) và để làm lạnh trực tiếp không khí trong phòng lạnh (được gọi là dàn bay hơi). Để
tăng cường trao đổi nhiệt, dàn ống xoắn bốc hơi thường được làm cánh và bố trí quạt gió
cưỡng bức.
1.1.5 Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh
1.Bình chứa cao áp: dùng để gom lỏng ngưng tụ từ thiết bị ngưng tụ nhằm giải phóng
bề mặt trao đổi nhiệt và dự trữ lỏng đầy đủ cấp cho các thiệt bị bay hơi.
2. Bình tách dầu: thường lắp ngay sau máy nén trên đường đẩy để tách dầu ra khỏi
dòng hơi và hồi về máy nén.
3. Bình tách lỏng: lắp giữa dàn bay hơi và máy nén (NH3) trên đường hút đề phòng
máy nén hút phải lỏng.
4. Phin sấy, phin lọc: dùng để giữ lại cặn bẩn và tạp chất cũng như hơi nước lẫn trong
dung môi chất lạnh, tránh tắc van và đường ống.
5. Mắt gas: để quan sát dòng gas lỏng đi trong hệ thống qua đó có thể biết được tình
trạng gas như: thừa, thiếu, ẩm hoặc rã phin sấy.
1.2 Sử dụng đồng hồ trong kỹ thuật lạnh
1.2.1 Đồng hồ đo áp suất (áp kế)

Hình 4: Áp kế thấp(LP) – Áp kế cao (HP)

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 11


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Mục đích: Đo giá trị áp suất thấp (áp suất đầu hút máy nén), giá trị áp suất cao (áp suất
đầu đẩy máy nén) và các giá trị áp suất trên các bình chứa hệ thống lạnh.
Đồng hồ được lắp đặt trên đường ống hút và ống đẩy hoặc ngay trên các bình chứa
của hệ thống lạnh, trên đồng hồ chỉ thang đo áp suất Kg/cm2 hoặc PSI

1.2.2 Bộ nạp 3 dây

Bộ nạp 3 dây là dụng cụ không thể thiếu của thợ lạnh. Với bộ nập 3 dây, thợ lạnh
có thể tiến hành các dịch vụ khác nhau trên hệ thống lạnh như kiểm tra áp suất đầu hút,
đầu đẩy, thử kín, hút chân không, nạp ga …cho hệ thống. Hình 5 giới thiệu hình dáng bộ
nạp 3 dây.

Hình 5: Bộ nạp gas 3 dây


1.Dây nối với đầu hút; 2.Dây nối với bơm chân không và chai ga; 3.Dây nối với đầu
đẩy.Trường hợp không nối với đầu đẩy có thể nối với bơm chân không; 4.Móc treo;
5.Thân van .LO-Áp kế phía ạp thấp;HI-Áp kế phía áp cao;L-Van phía ấp thấp;H-Van phía
áp cao.

Nguên tắc cấu tạo và làm việc của bộ nạp 3 dây được giới thiệu trên hình .Bộ nạp
gồm 1 thân van trên đó bố trí 2 van: L,H. Ống nối áp kế LO nối với đầu hút máy nén và
áp kế HI với đầu đẩy máy nén. Khi mở van L có thể thông đường hút với bơm chân
không và chai ga. Trường hợp chỉ nối với đường hút hệ thống thì đường đẩy có thể nối
với bơm chân không, chai ga nối thẳng vào C. Nghĩa là không cần phải có bộ nạp 4 dây.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 12


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

a) Đo áp suất đầu hút, đẩy b) Nạp ga, dầu đường hút

c)Nạp ga đường đẩy d)Hút chân không


Hình 6: Các dịch vụ cơ bản của bộ nập 3 dây

L-Van áp thấp; H-Van áp cao; C-Đầu chung.

a) Đo áp suất đầu hút và đầu đẩy

- Khóa chặt hai van L,H


- Nối ống hút với van dịch vụ đầu hút máy nén
- Nối ống đẩy với van dịch vụ đầu đẩy máy nén
b)Nạp ga dầu đường hút
-Nối đầu hút với phía hút, đầu C với chai ga hoặc bình dầu.
-Nối bơm chân không vào đường đẩy, sau khi hút chân không, đóng van H.
-Mở van L và mở từ từ van chai ga để nạp.Nếu không có bơm chân không cao phải
dùng cách đuổi ga.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 13


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

c)Nạp ga đầu đẩy


-Nối đầu đẩy với phía đẩy , đầu C với chai nạp ga, đầu hút với bơm chân không,
-Hút chân không toàn bộ hệ thống.
-Đóng van L (phía bơm chân không).
-Quay ngược chai ga để nạp lỏng, nếu dùng xi lanh thì mở van lỏng.
-Mở van H để nạp vào hệ thống.
-Khi đã nạp đủ có thể cách chườm nước đá cho dàn ngưng hoặc bình chứa cao áp để
toàn bộ lỏng ở đường ống nạp được hút vào hệ thống.
d)Hút chân không
-Nối đầu hút với đường hút, đầu đẩy với đường đẩy.
-Nối đầu C với bơm chân không .
-Mở tất cả các van L,H và các van trên hệ thống.

1.2.3 Đồng hồ đo nhiệt độ (Nhiệt kế)


Sử dụng súng đo nhiệt độ, nhiệt kế điện tử để xác định nhiệt độ trong hệ thống lạnh
hoặc nhiệt độ môi trường làm lạnh.
Cảm biến nhiệt được lắp đặt tại các vị trí cần xác định nhiệt độ như: dường ống
hút, ống đẩy, dàn lạnh, dàn nóng, máy nén...
Đơn vị: oC, oF, oK

1.2.4 Đồng hồ đo lưu lượng (Lưu lượng kế)


Mục đích để xác định lưu lượng dòng môi chất (dạng lỏng) trong hệ thống và được
lắp đặt sau thiết bị ngưng tụ.

Đơn vị: kg/s, m3/s, l/s

1.3 Gia công ống trong hệ thống lạnh


Phần lớn đường ống được sử dụng trong tủ lạnh và điều hòa gia dụng là ống đồng.
Tuy nhiên cũng có một số ống nhôm, thép không gỉ và kể cả ống nhựa cũng được sử
dụng. Ở đây chủ yếu nói về ống đồng. Tất cả các ống đồng dùng trong kỹ thuật lạnh và
điều hòa không khí được ché tạo và làm sạch cẩn thận bên trong khỏi bụi bản và hơi
nước. Người thợ phải luôn luôn nhớ nút kín hai đầu ống để đảm bảo cho ống sạch bụi và

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 14


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

hơi nước. Ngoài ra tính chất các loại ống đồng cũng đặc biệt dáp ứng yêu cầu kỹ thuật
lạnh và điều hòa không khí, tạm gọi là ống đồng lạnh

1.3.1 Cắt ống

Có thể sử dụng cưa hoặc dao cắt để cắt ống. Dao cắt ống thường dùng để cắt ồng
đồng mềm nhỏ, còn cưa dùng để cắt các ống đồng to và cứng. bên dưới giới thiệu hình
dáng của một dao cắt ống đồng. Đầu dao cắt có mũi nạo bavia của ống sau khi cắt.

Hình 7: Dao cắt ống


- Khi cắt ống cần quay dao ngược chiều kim đồng hồ, khi thấy lỏng tay thì từ từ
vặn núm vặn để tiến dao ăn sâu vào ống.
- Sau khi cắt, mặt cắt có bvia cần được nạo nhẵn trước khi tiến hành các công
đoạn khác. Khi nạo bavia phải quay ặt cần nạo bavia xuống phía dưới mục đích
là để mạt đồng rơi ra ngoài tránh rơi vào ống. Nạo bavia bằng mũi dao hình tam
giác ở phía sau dao cắt ống. Khi nạo bavia chú ý không làm hư hỏng bề ặt trong
của ống.
- Sau khi nạo bavia cần mãi nhẵn mặt cắt bằng dao hoặc dũa. Lưu ý ống vẫn giữ
tư thế quay xuống tránh mạt kim loại rơi vào ống.
- Làm sạch hoàn toàn bề mặt trong của ống khỏi bụi bẩn và mạt đồngvì bụi bẩn
và mạt đồng có thể làm tắt phinvà làm cho máy nén và các chi tiết bị mài mòn
nhanh chóng.

Hình 8: Cắt ống bằng cưa có đồ gá

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 15


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

1.3.2 Uốn ống


Đối với ống nhỏ thì không cần các dụng cụ đặc biệt khi uốn. tuy nhiên

Nếu muốn sản phâm rtinh tế và mỹ thuật nên sử dụng dụng cụ. Cần phải uốn ống
sao cho khi lắp đăt, ống không chịu ứng lực, ở chổ uốn tiết diện không bị thắt lại, bị hẹp
và giữ nguyên được hình dạng tròn đều không bị gãy, cong vênh…

Ghi nhớ: bán kính tối thiểu có thể uốn an toàn của một đường ống là bằng 5 lần
đường kính của chính nó

(Rmin ≥ 5d)

Hình 9: Bán kính uốn cho phép


Công việc uốn ống phải thực hiện ột cách thận trọng và từ từ, tránh gãy hoặc cong
vênh. Một dụng cụ re tiền và hiệu quả là lò xo uốn ống. Có thể mang theo dể dàng và gọn
nhẹ với nhiều kích cỡ khác nhau.

Hình 10: Lò xo uống ống


Lò xo uốn ống sử dụng thận trọng khi uốn đoạn dầu, cuối ống ngay cả ống đã loe.
Lò xo đặt trong ống sẽ uốn theo ống. lấy lò xo ra bằng cách xoay dọc theo ống.

Nếu uốn ống ngay gần đầu loe và dự định dùng lò xo ngoài nên uốn trước khi loe.
Còn nếu dùng lò xo trong thì uốn trước hay sau đều được.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 16


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Một dụng cụ uốn ống có bánh xoay được giới thiệu trên hình và một dụng cụ uốn
khác có cán xoay là dụng cụ uốn khá chính xác trong vòng dưới 1mm. Đối với ống thép,
luôn phải sử dụng dụng cụ uốn ống.

Hình 11: Dụng cụ uống ống bánh xoay

Hình 12: Dụng cụ uốn ống cán xoay


1.Cán gá;2.Móc giữ ống;3.Ống để uốn; 4.Cán xoay;5.Bánh xe định hình;

6.Đấu cữ và thang chia góc uốn

Cách sử dụng dụng cụ uốn ống cán xoay

Đặt ống vào rãnh của bánh xe định hình. Lật móc ồng ngàm vào giữ ống. lấy dấu
ống và đặt vào đúng cữ ống (vị trí 0.0), uốn theo góc độ yêu cầu, ví dụ cút 900 trên bánh
định hình thì uốn đúng đến dấu 900 , sau đó lật cán xoay, lật móc giữ ống và lấy ống ra.
Cần giữ sạch sẽ khô ráo rãnh định hình để tránh ống bị trượt khi uốn.

1.3.3 Loe ống

Do bề dày ống quá mỏng không thể nối ống bằng ren, người ta phải dùng các
phương pháp sau đây để nối ống:

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 17


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Nối ống theo kiểu loe.

- Hàn bạc hoặc hàn đồng

Hình 13: Dụng cụ loe ống

Hình trên giới thiệu hình dáng bàn loe ống. Hình dưới giới thiệu cách chỉnh ống
khi loe. Trước khi đưa ống vào bàn loe phải kiểm tra xem ống có sạch sẽ chưa. Nếu chưa
phải vệ sinh sạch sẽ ống sau đó kẹp đầu ống đúng kỹ thuật, đầu ống nhô lên khỏi bàn loe
đúng theo cỡ ống (hình 13.8). nếu đoạn ống nhô lên quá thấp, đầu loe sẽ quá nhỏ, khả
năng rò rỉ ga sẽ lớn. nếu ống nhô lên quá cao, đầu loe quá to không lọt vào mũ ren hoặc
miệng loe sẽ bị rách nhăn cũng rất dể gây rò rỉ.

Hình 14: 1. Bàn loe 2. Ống cần loe


Khi lắp nón loe lên đầu ống cũng phải lắp hoàn toàn vuông góc , nếu không mũ loe
sẽ bị méo. Khi loe, phải vặn nón loe từ từ xuống ống loe, nên nhỏ vài giọt dầu nhớt để
nón loe đỡ trơn ma sát. Sau khi loe xong cần kiểm tra đầu loe theo các tiêu chí sau:

- Bề mặt loe có đồng tâm không ?

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 18


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Miệng loe có bị nứt hay không ?

- Bề mặt loe có nhẵn không, bị sây sát, trớt sẹo không?

- Miệng loe có bị bavia gờ sắt hay không?

Các bước tiến hành đầu loe đơn:

Để gia công được đầu loe đạt tiêu chuẩn cần thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị kỹ lưỡng đầu ống loe. Đầu ống cần phải thẳng và vết cắt phải vuông góc
với ống. Các bavia trong và ngoài ống phải được tẩy bỏ. Ống sau khi cắt phải dùng dũa
dũa bằng đầu, sau đó phải doa tẩy nốt bavia phí trong

Dùng dũa để mài bằng và mài vuông góc đầu cắt ống. Cẩn thận không để mạt đồng
rơi vào trong ống. Sau đó dùng mũi doa bavia để làm sạch bavia phía trong ống do vết
cắt tạo ra.

Sử dụng bàn loe đơn để loe ống. Có cỡ bàn loe dùng cho cỡ ống tiêu chuẩn Anh-
Mỹ và có loại dùng cho cỡ ống hệ mét.

Luồn ống vào bàn loe theo chỉ dẫn hình

Siết chặt tai hồng bàn loe

Nhỏ vài giọt dầu vào nón loe và mép ống rồi vặn tay vặn để loe ống từ từ. Cứ tiến

nửa vòng xoay thì lại lùi ¼ vòng xoay hoặc tiến ¾ vòng lại lùi ¼ vòng. Một số thợ xoay

tiến liên tục không lùi, như vậy thường làm ống đồng hoá cứng rất dể bị nứt vỡ. Một số

thợ không loe hết 900 mà chỉ loe khoảng bảy, tám phần, để sau này khi siết đai ốc vào

mối nối loe có thể kín hơn. Một số thợ lại siết quá mạnh nón loe làm cho đầu loe quá

mỏng, sau đó đầu loe rất dể bị gẫy, do đó không được siết quá mạnh nón loe.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 19


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 15: Đầu ống cần gia công kỹ lưỡng trước khi loe
1. Đầu ống sau khi cắt bằng dao cắt ống; 2. Đầu ống sau khi dùng dũa dũa phẳng và
vuông góc với ống; 3. Đầu ống sau khi dùng dũa và doa phía trong

Hình 16: Giới thiệu kích thước tiêu chuẩn đầu loe sau khi loe

Hình 17: Một số lỗi cơ bản của đầu loe


Biên soạn: Trần Xuân An Trang 20
Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Đầu loe đúp

Đối với một số ứng dụng như điều hoà trên ô tô, một số máy lạnh thực phẩm người
ta sử dụng đầu loe đúp để đảm bảo an toàn rò rỉga tốt hơn khi có nhiều rung động. Đối
vớc các ống lớn đôi khi cũng dùng đầu loe đúp.

Trong tủ lạnh gia đình và máy điều hoà dân dụng do kích thước ống nhỏ và vận
hành ít rung động nên không dùng đầu loe đúp. Tuy nhiên, một số loại máy điều hoà
biến tần sử dụng ga R410A hoặc R407C cần dùng đầu loe đúp vì áp suất dàn ngưng rất
cao.

1.3.4 Nông ống

Trên hình ta thấy muốn có mối hàn đảm bảo, ống đồng ngoài phải được nong ra để đút
lọt ống đối diện vào và tạo ra một đoạn măng sông ống lồng ống. Chiều dài măng sông
thường đúng bằng đường kính ống.

Có hai loại dụng cụ nong ống là chày nong ống và kìm nong ống. Cả hai loại đều
có kích cỡ khác nhau và cũng có hai loại ống hệ Mỹ - Anh và hệ mét.

Hình 18: Dụng cụ nông ống

a) Bộ nong ống; b) Kìm nong ống; c) chày nong ống tiêu chuẩn

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 21


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Khi sử dụng đầu nông, người ta phải kẹp ống đúng vào khuôn nong của bộ kẹp. bộ
kẹp có hình dạng giống như bộ loe ốngnhưng khuôn không phải hình nón 900 để loe mà là
khuôn hình trụ để nong rộng ra. Sau đó dùng chày nong và búa để nong ống. nong cho
đến khi đạt được chiều dài mong muốn.

Nếu dùng kìm nong thì phải chịn mũi nong phù hợp, lắp vào đầu ống và nong bằng
tay đòng cho đến khi đạt kích thước yêu cầu.

1.3.5 Nối ống

Các phụ kiện nối là các phụ kiện tiêu chuẩn bằng đồng cứng có độ chính xác cao. Hình
dưới giới thiệu một số loại phụ kiện nối loe như tê, cút, nối thẳng và mũ ren. Nói chung
có hai loại phụ kiện nối loe, một loại theo hệ Anh-Mỹ, còn một loại theo hệ mét. Các
loại này không thể lắp lẫn với nhau được.

Hình 19: Một số phụ kiện nối ống


Siết chặt mũ ren đầu loe
a)Tháo mũ ren bịt kín đầu ống
-Trường hợp của cụm nằm ngoài nhà tháo mũ ren và bắt bít trên đầu van chặn ống ga lỏng
và hơi
-Trường hợp dàn trong nhà: Tháo mủ ren và ống mù ra khỏi cả hai ống lỏng và ống hơi.
Lưu ý phải dùng hai cờ lê

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 22


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 20:Tháo mũ ren cụm ngoài nhà Hình 21: Tháo mũ ren cụm trong nhà
1. Ống dẫn lỏng; 2. Ống dẫn hơi; 3.Van chặn 1. Ống hơi 2. Đầu côn
4. Đầu côn; 5.Mũ ren; 6.Nắp bít 3.Mũ ren 4. Ống mù
5. Ống lỏng
b)Nhỏ dầu nhót cho đầu ống loe

c)Chỉnh ống loe thẳng lên đầu côn, dùng tay vặn mủ ren chặt vào đầuc côn 4-5 lần. Nếu
vặ 2-3 lần đã thấy chặt thì nên vặn thêm 1 lần nửa

Hình 22: Nhỏ dầu cho đầu loe Hình 23:Chỉnh thẳng và vặn chặt mũ ren

1.3.6 Hàn ống

Hàn ống bao gồm hàn bạc (que hàn bằng bạc chiếm tỉ lệ 34-45%) và hàn đồng
thau (que hàn bằng đồng thau)
Hàn bạc bảo đảm mối hàn kín có độ bền cơ học cao, chịu được áp suất nhiệt độ đặc
biệt trong vận hành.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 23


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hàn thau đảm bảo mối hàn kín trong điều kiện áp suất làm việc cao hơn

Các bước tiến hành:

1.làm sạch cơ khí

2.Lắp khít hai chi tiết hàn và có gá đỡ để chúng không xê dịch.

3. Cho chất trợ dung (thuốc hàn) sạch chảy vào khe hàn, lưu ý phải tuân thủ những
hướng dẫn của nhà sản xuất que hàn, chọn chất trợ dung phù hợp.

4. Khi hàn cần nung nóng đều mối hàn đến nhiệt độ thích hợp, nên liên tục quét
que hàn theo hình số 8 để đạt nhiệt độ đồng đều trên bề mặt.

5. Quệt que hàn lên mép mối hàn để que hàn tự chảy thành lỏng và thấm vào
không gian giữa hai mối ghép. Không dùng ngọn lửa hàn để đốt chảy que hàn.

6. giữ các chi tiết không xê dịch, sau khi hàn xong, để mối hàn tự nguội trong
không khí.

7.làm sạch mối hàn cẩn thận bằng bàn chải và nước ấm. tất cả các vảy hàn đều phải
đánh sạch. kiểm tra xem mối hàn có nhẵn, phẳng đầy hay không…

mỏ hàn tốt nhất cho hàn bạc là oxi-axetilen. nếu không có thể dùng mỏ hàn propan,
propan/butan hoặc đèn khò.

Trên thị trường có rất nhiều loại que hàn bạc khác nhau, thành phàn bạc chiếm tỉ lệ từ
35-45%. Các que hàn này nóng chảy ở nhiệt độ từ 604 - 6180C.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 24


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

CHƯƠNG II:

TỦ LẠNH GIA ĐÌNH

2.1 Giới thiệu chung về tủ lạnh


Tủ lạnh ngày nay rất đa dạng có nhiều chủng loại, chức năng kích cỡ khác nhau nhưng
có chung nguyên lý cấu tạo gồm ba phần chủ yếu là tủ cách nhiệt, hệ thống lạnh và hệ
thống điện tự động.
1. Tủ cách nhiệt làm các nhiệm vụ chính
- Bảo quản lạnh trong tủ, hạn chế tối đa dòng nhiệt thẩm thấu từ ngoài vào buồng
lạnh.
- Có cửa phù hợp (mở lên trên hoặc có bản lề mở ra phía trước hoặc ngăn kéo để tiện
chất hàng vào và lấy hàng ra).
- Có các vị trí thuận lợi để bố trí các thiết bị của hệ thống như máy nén (blốc), dàn
ngưng, dàn bay hơi, đường ống…
- Có các giá đỡ thực phẩm thích hợp như cá thịt, thực phẩm kết đông, thức ăn sống,
chín, chai lọ nước uống, bơ, trứng, rau, quả…
2. Hệ thống lạnh bao gồm các thiết bị chính là blốc, dàn ngưng, dàn bay hơi, các đường
ống nối, bên trong tuần hoàn ga lạnh. Đây là hệ thống làm nhiệm vụ hấp thụ nhiệt trong
buồng lạnh, tạo hiệu ứng lạnh, để thải ra ngoài môi trường qua dàn ngưng.
3. Hệ thống điện tự động: để điều khiển sự làm việc tự động của tủ lạnh trong đó có một
số thiết bị chính như sau:
- Rơle nhiệt độ hay còn gọi là thermostat dùng để điều chỉnh nhiệt độ trong buồng
lạnh. Khi đủ lạnh nó ngắt động cơ máy nén. Khi thiếu lạnh nó lại đóng mạch cho máy
nén hoạt động.
- Rơle khởi động kiểu dòng điện để khởi động động cơ 1 pha của máy nén. Khi khởi
động động cơ nó có nhiệm vụ đóng mạch cho cuộn khởi động tạo mô men lệch pha
quay rôto, khi tốc độ rôto đạt 75% tốc độ định mức, nó ngắt mạch cho cuộn khởi
động.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 25


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Rơle bảo vệ dùng để bảo vệ động cơ khi quá tải.


- Bộ xả băng tự động hoặc bán tự động.

Hình 24: Tủ lạnh gia đình kiểu nén hơi


1. Máy nén (blốc); 2. Dàn ngưng tụ (dàn nóng); 3. Dàn bay hơi (dàn lạnh); 4. Ống
mao (ống Kapile); 5. Ổ tiếp điện cho động cơ máy nén; 6. Phin sấy lọc; 7. Bầu tích
lỏng.

2.2 Nguyên lý làm việc tủ lạnh

Như trình bày ở trên hệ thống lạnh của tủ lạnh gồm có blốc, dàn ngưng, dàn bay
hơi và ống mao dẫn được nối với nhau bằng đường ống thành một hệ tuần hoàn kín như
trên hình vẽ. Ngoài bốn thiết bị chính còn có thiết bị phụ là phin sấy lọc lắp đặt dàn
ngưng có hai nhiệm vụ chính là giữ lại toàn bộ cặn bẩn trong ga lạnh tránh làm tắt ống
mao và hấp thụ hết hơi nước trong ga lạnh để tránh tắc ẩm cho ống mao.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 26


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Ga lạnh nạp cho tủ lạnh trước đây là R12, ngày nay là R134a, hỗn hợp propan/butan
hoặc một số loại ga lạnh mới khác. Cũng như các máy lạnh thông thường, ga lạnh sôi ở
trong dàn bay hơi ở nhiệt độ thấp nên có thể thu nhiệt ở môi trường cần làm lạnh (nhiệt độ
sôi thường từ - 29oC đến - 13oC). Hơi sinh ra ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén
lên áp suất cao rồi đẩy vào dàn ngưng tụ. Trong dàn ngưng tụ, do áp suất cao, hơi nóng
thải nhiệt cho không khí để ngưng tụ lại thành lỏng. Lỏng đi qua phin sấy lọc để vào ống
mao dẫn. Khi qua ống mao dẫn áp suất bị giảm xuống áp suất dàn bay hơi và do áp suất
thấp ở dàn bay hơi nên ga lỏng lại bay hơi ở nhiệt độ thấp để thu nhiệt của môi trường. Ga
lỏng cũng khép kín vòng tuần hoàn của mình. Bộ tích lỏng được bố trí ở cuối dàn bay hơi
dùng để tránh cho máy nén hút phải lỏng trong trường hợp xả băng hoặc tải lạnh quá lớn,
khi dàn bay hơi có quá nhiều lỏng.

2.3 Thử nghiệm block tủ lạnh

Đối với blốc mới, còn nút cao su hoặc còn trong hộp xốp, ta có thể hoàn toàn tin
tưởng những thông số kỹ thuật ghi trên mác máy hoặc ghi trong catolog kỹ thuật kèm
theo.

Tuy nhiên khi có trong tay một blốc cũ, làm thế nào để xác định chất lượng của
máy, làm thế nào để xác định các chỉ tiêu khác của blốc? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thợ
lạnh đặt ra.

Nói chung, đối với một blốc cũ, ta có thể kiểm tra phần điện và phần cơ của nó.
Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau:

- Máy chạy êm, không ồn, không rung, không có tiếng động lạ.

- Có khả năng hút chân không cao.

- Có khả năng nén lên áp suất cao.

- Các clapê hút và đẩy phải kín, không đóng muội.

- Trục động cơ và trục cơ máy nén không được cong vênh.

- Khởi động dễ dàng.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 27


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Về phần điện có các yêu cầu:

- Các cuộn dây làm việc bình thường, an toàn.

- Thông mạch các cuộn dây: kiểm tra bằng megaom, vạn năng kế, hoặc ampe
kìm (phần đo điện trở). Đảm bảo các chỉ số điện trở của các cuộn dây (đo bằng
vạn năng kế).

- Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây cũng như giữa các pha. Kiểm
tra bằng megaom (500V hoặc 250V). Độ cách điện phải đạt 5MΩ trở lên.

Phần cơ được kiểm tra như sau:

Chọn áp kế đến 40bar, lắp áp kế vào blốc như hình 4.7. Triệt tiêu các chỗ xì hở.
Cho blốc chạy, kim áp kế xuất phát từ 0, lúc đầu quay nhanh sau chậm dần và cuối cùng
dừng hẳn tại A. Giá trị A càng lớn tình trạng phần cơ của blốc càng tốt:

 Nếu A > 32bar: còn rất tốt.

 Nếu A đạt 21 ÷ 32bar (300 ÷ 450psi): còn tốt.

 Nếu A < 17bar (250psi) là máy đã quá yếu.

Hình 25: Sơ đồ thí nghiệm phần cơ blốc

Để đánh giá tình trạng clapê đẩy ta làm tiếp tục như sau:

- Nếu kim đứng yên tại A thí clapê đẩy kín.

- Nếu kim quay về 0 thì clapê đẩy đóng muội.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 28


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Nếu kim quay về B (một giá trị nào đó) rồi quay về 0 thì chứng tỏ clapê đẩy bị
cong vênh.

- Nếu kim quay nhanh về 0 thì clapê đẩy bị vênh, hở, rỗ…

Để kiểm tra áp suất hút và độ kín van hút ta có thể dùng chân không kế và lắp vào
phần hút của blốc, trong khi đường đẩy để tự do trong không khí. Độ chân không đạt
được càng cao máy nén càng tốt. Khi dừng máy, nếu kim không quay về 0 thì clapê hút
kín, còn nếu kim quay càng nhanh về 0 thì clapê càng bị hở.

Để kiểm tra sự hoàn thiện của động cơ bằng cách cho blốc khởi động ở các tình
trạng khác nhau.

- Cho máy nén chạy thật nóng, sau đó tăng áp suất đầu đẩy lên 14bar (200psi),
cho dừng máy nén, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay. Máy nén
phải khởi động lại được ngay. Nếu không khởi động lại được, có thể do trục
trặc về điện hoặc cơ. Riêng về cơ, gối trục có thể bị mòn hoặc trục cơ bị vênh,
chỉ bổ blốc ra mới xác định được chính xác.

2.4 Cân cáp tủ lạnh

Cân cáp là từ các thợ sửa chữa tủ lạnh dùng để chỉ việc sửa đổi lại ống mao cho
phù hợp với hệ thống máy lạnh sau khi sửa chữa hay dựng một máy kem, máy đá. Khi
sửa chữa và dựng máy, để đạt được chế độ lạnh yêu cầu thường người ta phải cân cáp vì
ống mao cũ không còn phù hợp, vì bị dập, bẹp, vì blốc đã bị dão, vv…

Đối với người mới vào nghề, việc cân cáp là một việc thực sự khó khăn. Trong
nhiều trường hợp, cân cáp đã thành “bí quyết nhà nghề” mà ít người muốn tiết lộ. Để mau
chóng cân cáp thành thạo chỉ có cách duy nhất là hãy làm nhiều, làm thận trọng, dựa vào
các phương pháp đã biết và tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Sau đây là hai phương pháp cân ống mao, thợ sửa chữa Việt Nam hay dùng, rất
phù hợp và thuận tiện mà không kém hiệu quả, dựa trên trở lực của ống mao đối với dòng
không khí nén của chính blốc sẽ lắp đặt với nó.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 29


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Phương pháp 1 chỉ đo trở lực không khí của ống mao và phin với chính blốc sẽ lắp
cùng ống mao trong hệ thống. Nối ống mao vào phin và nối vào đầu đẩy của blốc. Trước
phin lắp áp kế. Đầu hút của blốc để tự do hút không khí và đầu kia của ống mao cũng để
tự do trong không khí như hình vẽ. Cho blốc chạy, kim của áp kế sẽ từ từ tăng lên một giá
trị nào đó. Giá trị ổn định cao nhất mà kim đạt được p1 chính là trở kháng thủy lực của
ống mao. So sánh với giá trị kinh ngiệm, nếu nhỏ phải nối thêm ống mao và lớn phải cắt
bớt ống mao. Đối với tủ lạnh (theo kinh nghiệm) thường: 1 sao, nhiệt độ - 6oC, p1 = 130 ÷
150psi, tủ 2 sao (- 12oC): p1 = 150 ÷ 160psi và tủ 3 sao cũng như tủ kem, tủ bảo quản
đông p1 = 160 ÷ 180psi (R12). Blốc khỏe nên lấy các giá trị trên còn blốc yếu nên lấy các
giá trị dưới. Đây chỉ là các số liệu cho tủ có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên, theo
kinh nghiệm nêu ra để cùng tham khảo.

Hình 26: Phương pháp cân cáp thứ nhất

Phương pháp 2 đo trở lực không khí của ống mao trong hệ thống lạnh đã lắp hoàn
chỉnh.

Ống mao được lắp vào hệ thống hoàn chỉnh. Độ dài ống mao có thể lấy theo giá trị
định hướng có thêm chiều dài dự trữ. Trước phin lọc (cũng có thể sau phin nếu coi tổn
thất áp suất ở phin là không đáng kể) lắp áp kế để đo trở lực không khí.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 30


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 27: Phương pháp cân cáp thứ hai

Cho blốc chạy, không khí được hút vào blốc theo đường nạp. Kim áp kế quay. Khi
kim đạt vị trí ổn định (cao nhất) áp suất trong và ngoài blốc cân bằng, không khí không
được hút thêm vào blốc thì đọc trị số áp suất đạt được. Trị số này được coi là tiêu chuẩn
đánh giá trở lực của ống mao. Nếu trị số quá nhỏ phải nối thêm ống và trị số quá lớn phải
cắt bớt. Đối với tủ lạnh dàn ngưng đối lưu không khí tự nhiên p1 từ 150 đến 210psi. Nếu
cần nhiệt độ bay hơi cao lấy trị số thấp và ngược lại.

Đối với bể kem, bể đá dàn ngưng có quạt gió p1 lấy từ 75 đến 140psi. Nhiệt độ bay
hơi cao chọn trị số nhỏ và nhiệt đô bay hơi thấp (đến - 25oC) lấy trị số cao.

Khi chọn ống mao cần chú ý một số các nguyên tắc sau:

- Để tránh tắc bẩn và tắc ẩm nên chọn ống mao có đường kính lớn (với chiều dài
lớn) không nên chọn ống mao có đường kính nhỏ.

- Không tìm cách tăng trở lực ống mao bằng cách kẹp bớt ống mao.

- Trở lực ống mao càng lớn, đô lạnh đạt được càng sâu, nhưng năng suất lanh
của hệ thống càng nhỏ, vì vậy chỉ cân cáp vừa đủ độ lạnh cần đạt.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 31


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5 Hệ thống điện tủ lạnh


2.5.1 Các thiết bị điện trong tủ lạnh
2.5.1.1 Động cơ máy nén
Động cơ máy nén là động cơ xoay chiều 1 pha công suất nhỏ: 1/20-> 1/2 HP
Gồm 2 phần: Động cơ điện và máy nén được bố trí trong một vỏ máy và được hàn kín

* Phần động cơ điện: Gồm stato và roto

Stato được quấn bởi 2 cuộn dây: cuộn làm việc CR và cuộn khởi động CS, với C, S, R
là 3 chữ viết tắt từ tiếng Anh:

C: Common - Chân chung

S: Start - Chân đề

R: Run - Chân chạy

Cuộn CS có điện trở lớn hơn cuộn CR

Roto là một lõi sắt được nối với trục khửu của máy nén

* Phần máy nén pittông: Gồm xilanh, piston, clape hút, clape đẩy, tay biên và trục
khửu

Toàn bộ động cơ điện và máy nén được đặt trong một vỏ kim loại bọc kín trên 3 hoặc
4 lò xo giảm rung. Trên trục khửu có rãnh để hút dầu bôi trơn các chi tiết chuyển động.

Hình 28: Cấu tạo máy nén Piston

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 32


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Xác định các đầu dây C, S, R

Dùng V.O.M thang điện trở x1 (x10) lần lượt đo điện trở của 2 chân, ta sẽ có 3 lần đo
với 3 giá trị khác nhau:

+ Trong 3 lần đo đó, cặp chân nào có điện trở lớn nhất thì chân còn lại là chân C

+ Đo chân C với 1 trong 2 chân còn lại, chân nào có điện trở lớn hơn là chân S

+ Chân còn lại là R.

Nếu ta đo điện trở của block mà chỉ có 1 cặp chân lên kim hoặc không có cặp chân nào
lên kim thì block có vấn đề, cần kiểm tra và sửa chữa.

2.5.1.2 Rơle khởi động


a) Rơle khởi động kiểu dòng

Định nghĩa: Rơle khởi động kiểu dòng là loại rơle tác động nhờ lực điện từ của
dòng điện lớn đi qua cuộn dây để đóng ngắt tiếp điểm cho cuộn dây khởi động của động
cơ.

Ứng dụng: Rơle khởi động kiểu dòng chỉ sử dụng cho tủ lạnh có động cơ dưới 3/4
mã lực, không sử dụng cho máy điều hòa không khí. Cần đặc lưu ý là mỗi loại rơle chỉ
tương thích với một động cơ xác định không thể dùng lẫn.

Nguyên lý làm việc:

Rơle khởi động kiểu dòng có một cuộn dây nối nối tiếp với cuộn dây làm việc của
động cơ, có kích cỡ dây đúng bằng kích cỡ của cuộn dây làm việc. Trong cuộn dây có lõi
thép lên xuống. Lõi thép mang tiếp điểm điện đóng, ngắt. Khi có dòng điện đủ mạnh đi
qua động cơ, lõi thép bị hút lên đóng tiếp điểm K. Khi dòng điện giảm, lực điện từ không
đủ giữ lõi thép, lõi thép rơi xuống, ngắt mạch điện, lúc này tốc độ rôto đạt khoảng 75%
tốc đô định mức.

Đặc tính dòng khởi động của rơle:

Đồ thị đặc tính dòng khởi động của một động cơ 150W, điện 220V, 50Hz.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 33


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 29 : Đặc tính dòng khởi động của động cơ sử dụng rơle dòng điện

A = 5A: Dòng ngắn mạch cuộn làm việc, tiếp điểm K đóng, cuộn khởi động có
điện.

B = 9,2A: Dòng ngắn mạch cuộn lam việc khởi động, rôto bắt đầu quay.

C ≈ 2,5A: Rôto đạt 75% giá trị định mức, tiếp điểm K ngắt.

D ≈ 1,3A: Dòng diện làm việc đầy tải FLA.

LRA – Locked Rotor Amperes – dòng khởi động.

FLA – Full Load Amperes – dòng làm việc, dòng đầy tải.

Tủ lạnh làm việc theo kiểu đóng, ngắt. Khi trong tủ thiếu lạnh, rơle nhiệt độ đóng
mạch cho động cơ làm việc. Khi đủ lạnh rơle nhiệt độ ngắt mạch, máy nén dừng làm việc
Khi rơle nhiệt độ đóng mạch cuộn làm việc có điện. Vì rôto đứng im nên dòng điện qua
cuộn dây R là dòng ngắn mạch, rất lớn. Dòng này đồng thời xuất hiện trên cuộn dây của
rơle khởi động. Do dòng rất lớn nên lõi thép hút lên, tiếp điểm K đóng (điểm A), cuộn
dây khởi động S có điện. Dòng đạt đến điểm B là dòng ngắn mạch của cả 2 cuộn làm việc
R và cuộn khởi động S. Do có mô men lệch pha của cuộn khởi động, rôto bắt đầu quay.
Rôo càng quay nhanh thì dòng càng giảm, tới điểm C, trị số dòng quá nhỏ, không đủ sức
giữ tiếp điểm K, lõi sắt rơi xuống, tiếp điểm K ngắt. Thời gian khởi động kéo dài khoảng
1 giây.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 34


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 30 : Rơle khởi động kiểu dòng điện

1. Vỏ bakelit, 2. Lò xo; 3. Trục dẫn hướng, 4. Cuộn dây, 5. Lõi sắt, 6. Tiếp điểm tĩnh, 7.
Tiếp điểm động, nắp.

Hình 31: Rơ le dòng loại 3 chân và 4 chân

Hình 32: Sơ đồ mạch điện khởi động block dùng rơle dòng 3 và 4 chân

b) Rơle khởi động kiểu điện trở (rơle PTC)


Cấu tạo: Gồm 2 bản kim loại kẹp chặt miếng điện trở PTC

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 35


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 33: Rơle PTC


Nguyên lý hoạt động của rơle PTC 3 chân

Mắc rơle PTC vào mạch như hình vẽ. PTC là miếng điện trở nhiệt dương tỉ lệ
thuận với nhiệt độ. Khi cấp nguồn cho mạch, ban đầu do PTC đang nguội, điện trở nhỏ
nên dòng điện khởi động đi qua chân 2–1 vào cuộn CR nhưng cũng đồng thời đi qua chân
2-3 vào cuộn CS, lập tức Blốc được khởi động, do dòng khởi động cao đi qua PTC trong
thời gian rất ngắn nhiệt độ của PTC nóng lên thì điện trở cũng tăng theo rất lớn, mà cuộn
CS mắc nối tiếp với PTC do đó điện áp lúc này rơi trên PTC lớn, cuộn CS có điện áp nhỏ
không đáng kể, dòng chỉ duy trì cho cuộn CR hoạt động.

Hình 34: Sơ đồ mạch khởi động dùng PTC 3 chân

Nguyên lý hoạt động của rơle PTC 4 chân tương tự như PTC 3 chân. Người ta
dùng rơle PTC 4 chân khi 3 chân C.S.R của block bố trí không thuận lợi. Khi dùng rơle
PTC 4 chân phải xác định đúng chân ra nguồn.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 36


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 35: Sơ đồ mạch khởi động dùng PTC 4 chân

Chú ý: Block hoạt động rơle PTC luôn bị đốt nóng nên khi tắt máy phải chờ cho
PTC nguôi mới khởi động lại được.

Trên PTC có ký hiệu sẳn các chân S và M (R) ta chỉ việc ghim đúng chân S vào S
của block, M vào chân R của block, chân còn lại ra nguồn.

Rơle PTC có công suất khác nhau: 1/4HP; 1/6HP;1/8HP…1/20HP, khi lắp ráp phải
chọn loại có công suất phù jowpj với công suât của block.

2.5.1.3 Rơle bảo vệ (Thermic)


Cấu tạo: Gồm điện trở mắc nối tiếp với tấm lưỡng kim và một tiếp điểm

Hình 36: Cấu tạo thermic

Ký hiệu trong mạch điện:

Nguyên lý làm việc: Rơle bảo vệ được mắc nối tiếp với chân C của block. Bình
thường khi động cơ hoạt động, tiếp điểm 2 ở trạng thái đóng, khi dòng điện tăng cao do

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 37


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

quá tải, điện trở bị đốt nóng hoặc thanh điện trở bị đốt nóng bởi nguồn nhiệt khác lập tức
tấm lưỡng kim giản nở làm tách tiếp điểm 2, ngắt nguồn block ngừng hoạt động.

Mắc nối tiếp rơle bảo vệ với chân C của block, có thể đặt bên ngoài hoặc bên trong
block

2.5.1.4 Rơle khống chế nhiệt độ (Thermostat)


Cấu tạo

Hình 38: Cấu tạo thermostat

Ký hiệu trong mạch:

Nguyên lý làm việc:

Mắc thermostat nối tiếp với chân C của block. Hệ thống làm việc bình thường tiếp
điểm luôn ở trạng thái đóng. Khi không gian cần làm lạnh đạt được nhiệt độ yêu cầu thì
bầu cảm ứng truyền tín hiệu nhiệt độ vào môi chất trong hộp xếp qua ống dẫn, do lạnh
nên áp suất trong hộp xếp giảm làm hộp xếp co lại kéo lò xo lên tách tiếp điểm ngắt
nguồn điện máy nén ngừng chạy.

Thermostat đặt trong buồng lạnh, đầu cảm biến đặt sát dàn lạnh. Trong mạch điện
mắc thermostat nối tiếp với block

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 38


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5.1.5 Cảm biến nhiệt dương (Sò nóng)

Ký hiệu

Đặc điểm: bản chất của sò nóng là một cầu chì nhiệt, chúng là tiếp điểm thường đóng, khi
nhiệt độ buồng lạnh nóng quá nhiệt độ cài đặt thì sò nóng sẽ mở (ngắt) ra.

2.5.1.6 Cảm biến nhiệt âm (Sò lạnh)

Ký hiệu:

Đặc điểm: Là thiết bị cảm biến nhiệt âm, là tiếp điểm thường mở.Khi nhiệt độ trong
buồng lạnh đạt đến nhiệt độ caì đặt của sò lạnh thì tiếp điểm đóng lại, khi không đạt đến
nhiệt độ đó thì nó tự động mở ra.

2.5.1.7 Đồng hồ xả đá (Timer xả đá)


Cấu tạo Timer loại 1 (1-3):

Gồm 1 động cơ 1 pha, bộ giảm tốc nối gạt tiếp điểm 2 – 4, chân 1-3 cấp nguồn cho cuộn
dây

Hình 39: Cấu tạo timer loại 1

Nguyên lý hoạt động: Ban đầu tiếp điểm đang ở chân 4. khi cấp nguồn vào chân (1-3).
Timer đếm thời gian, sau khoảng thời gian cài đặt (VD: 8h) Timer sẽ đá qua tiếp điểm 2

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 39


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Cấu tạo timer loại 2 (1-4)

1. Cấu tạo: Gồm động cơ 1 pha, bộ giảm tốc gạt ttiếp điểm 4-2. Chân 1-4 cấp nguồn cho
cuộn dây

Hình 40: Cấu tạo timer loại 2

Nguyên lý hoạt động:

Ban đầu tiếp điểm đang ở chân 4 khi cấp nguồn vào chân (1-3,4). Timer đếm thời gian,
sau khoảng thời gian cài đặt (ví dụ là 8h) Timer sẽ đá qua tiếp điểm 2,

Phân biệt timer loại 1 và timer loại 2

Khi vặn qua chế độ xả đá, đo điện trở:

- Timer loại 1: cặp chân 3-4 kim về 0

- Timer loại 2: cặp chân 3-4 không lên kim.

2.5.1.8 Điện trở xả đá

Hình 41: Điện trở xả đá

Chức năng: xả đá tủ lạnh, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho dàn lạnh

Công suất: 75W-200W

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 40


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5.1.9 Công tắc xả đá

Hình 42: Cấu tạo công tắc xả đá

Ký hiệu:

Chức năng: Tác động xả đá bán tự động, khi có nhu cầu xả đá, nhấn công tắc đóng tiếp
điểm 2, máy nén dừng, lúc này nhiệt độ dàn nóng tăng dần, môi chất trong bầu cảm biến
giãn nở tác động đóng tếp điểm 1, máy nén làm việc.

2.5.2. Sơ đồ mạch điện xả đá tủ lạnh

2.5.2.1 Mạch điện xả đá bán tự động bằng điện trở


Mắc nút nhấn vào mạch như hình vẽ. Bình thường hệ thống đang hoạt động tiếp
điểm ở vị trí 1, khi dàn lạnh đóng băng đá nhiều ta phải nhấn nút xả đá đến vị trí số 2
đóng tiếp điểm cấp nguồn cho thiết bị xả đá. Sau thời gian ngắn nhiệt độ buồng lạnh tăng
dần bầu cảm ứng nhiệt nóng dần lên hơi môi chất trong hộp xếp giản nở làm tăng áp suất
đến một lúc nào đó hộp xếp gản ra đẩy tiếp điểm trở về vị trí 1. Quá trình xả đá kết thúc

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 41


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 43: Sơ đồ mạch điện xả đá bán tự động bằng điện trở

Ưu điểm

- Không phải ngồi chờ như phương pháp xả đá thủ công


- Xả đá xong mạch tự động cấp nguồn cho block hoạt động trở lại.
Nhược điểm:

- Không tự động hoàn toàn


- Nút nhấn dễ hư hỏng.
2.5.2.2 Mạch điện xả đá tự động bằng điện trở dùng timer loại 1
Mắc song song:

Hinh 44: Mạch điện xả đá tự động bằng điện trở dùng timer loại 1 mắc song song

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 42


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Nguyên lý làm việc:

Các thiết bị chính gồm cuộn dây timer, ĐTXĐ, block mắc song song với nhau. Khi
cấp nguồn đồng thời timer và blốc có điện. Blốc hoạt động, timer cũng bắt đầu đếm thời
gian. Nhiệt độ buồng lạnh giảm dần đạt nhiệt độ cài đặt của sò lạnh, sò lạnh đóng lại.
Timer đếm đủ thời gian cài đặt thì đá tiếp điểm qua chân số 2 nối mạch thực hiện xả đá.
Khi xả đá timer vẫn hoạt động, dù xả đá xong rồi hay chưa xong timer đếm đủ thời gian
xả đá thì tiếp điểm chuyển qua chân số 4 cấp nguồn cho blốc hoạt động trở lại.

Trong quá trình xả đá, nếu đá tan hết nhiệt độ buồng lạnh tăng cao mà sò lạnh
không mở ra lúc này sò nóng sẽ mở (đứt) ra ngắt nguồn điện trở.

Như vậy ở mạch này đồng thời luôn có 2 thiết bị cùng hoạt động là timer và 1 trong
2 thiết bị còn lại nên tiêu tốn điện năng

Ưu điểm:
Xả đá hoàn toàn tự động, có nhu cầu xả đá thì mạch mới hoạt động
Nhược điểm:
- Xả đá không triệt để do xả đá chưa xong mà timer đếm hết thời gian đá tiếp
điểm
- Trong quá trình xả đá timer luôn hoạt động tiêu tốn một phần điện năng
Mắc nối tiếp

Hinh 45: Mạch điện xả đá tự động bằng điện trở dùng timer loại 1 mắc nối tiếp

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 43


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Nguyên lý làm việc:

Cuộn dây timer và ĐTXĐ mắc nối tiếp với nhau và mắc song song với block. Khi
cấp nguồn, do cuộn dây Timer có điện trở lớn hơn điện trở xả đá nên điện áp rơi trên
timer lớn hơn rất nhiều so với điện áp rơi trên ĐTXĐ,. Timer đếm thời gian, dòng điện
lúc này đồng thời qua chân 3-4 vào cấp cho blốc hoạt động khi nhiệt độ buồng lạnh đạt
nhiệt độ sò lạnh cài đặt, sò lạnh đóng lại. Timer đếm đủ thời gian đá qua tiếp điểm số 2
dòng ngắn mạch qua chân số 2 vào điện trở thực hiện xả đá lúc này timer ngừng chạy.
Nhiệt độ buồng lạnh tăng lên sò lạnh mở ra nhưng quá trình xả đá chưa kết thúc, lúc này
do điện áp rơi trên timer lớn hơn nên timer bắt đầu chạy đếm thời gian xả đá sau khi đếm
đủ thời gian xả đá timer đá qua tiếp điểm 4 cấp nguồn cho blốc máy hoạt động kết thuc
quá trình xả đá.

Trong thời gian xả đá nếu nhiệt độ buồng lạnh tăng cao hoặc vì một lý do nào đó
mà sò lạnh không ngắt ra thì sò nóng lúc này sẽ đứt ra ngắt nguồn của điện trở và timer.
Ta phải kiểm tra thay thế cái khác

Ưu điểm:

- Có nhu cầu xả đá thì sò lạnh đóng lại mạch xả đá mới hoạt đông

- Xả đá triệt để

- Ở mạch này do có quá trình xả đá giả nên tủ lạnh xả đá triệt để và có một khoảng thời
gian bảo ôn.

Nhược điểm:

Khi mới cấp nguồn cho mạch, do timer mắc song song nên block hoạt động timer cũng
hoạt động  Trường hợp sò lạnh đóng lại nhưng timer chưa đá tiếp điểm thì mạch không
thực hiện được xả đá.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 44


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5.2.3 Mạch điện xả đá tự động bằng điện trở dùng timer loại 2

Hình 46: Mạch điện xả đá tự động bằng điện trở dùng timer loại 2

Nguyên lý làm việc

Mắc timer, ĐTXĐ, sò lạnh, sò nóng như hình vẽ. Khi cấp nguồn cho mạch hoạt
động. Lúc này timer đang ở trạng thái mắc song song với blốc. Blốc máy chạy, nhiệt độ
buồng lạnh giảm đến nhiệt độ cài đặt của sò lạnh, sò lạnh đóng lại timer bắt đầu đếm thời
gian, sau thời gian cài đặt timer đá tiếp điểm qua chân số 2 do ngắn mạch nên dòng điện
qua sò lạnh, sò nóng thực hiện xả đá. Khi xả đá xong nhiệt độ buồng lạnh tăng lên sò lạnh
mở ra lúc này ĐTXĐ, timer và blốc trở thành trạng thái mắc nối tiếp nhau, do timer có
điện trở lớn hơn rất nhiều so với ĐTXĐ và điện trở blốc nên điện áp rơi trên timer, timer
bắt đầu đếm thời gian xả đá, sau khi đếm xong tiếp điểm chuyển qua chân số 4 cấp nguồn
cho blốc hoạt động kết thúc quá trình xả đá.

Ưu điểm

- Khắc phục được nhược điểm của timer loại 1.

- Xả đá triệt để, có nhu cầu xả đá mạch mới hoạt động.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 45


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.5.3 Dòng định mức tủ lạnh

Công suất,
Dung tích, lít Dòng đề,A Dòng định mức,A
HP
1/12 50-80 2.0-2.4 0.4-0.5
1/10 100-140 2.5-3.2 0.6-0.8
1/8 120-160 3.4-4.0 0.8-0.9
1/6 160-180 4-5.5 1
1/4 220-400 6.5-8.0 1.2-1.4
1/3 >400 10-12 1.8-2.3

2.6 Sử dụng và bảo quản tủ lanh

Tủ lạnh là thiết bị chế tạo để làm việc hoàn toàn tự động trong thời gian dài 15 đến
25 năm không cần sửa chữa. Tuy nhiên, người sử dụng cũng phải có một số kiến thức
nhất định trong việc lắp đặt bảo dưỡng và sử dụng để tủ không bị hư hỏng do thiếu hiểu
biết gây ra.

2.6.1 Vận chuyển tủ lạnh

Công việc vận chuyển tủ lạnh được đặc biệt chú ý trong vận chuyển sửa chữa vì tủ
lạnh mới thường được đóng trong bao bì các tông đảm bảo. Công việc vận chuyển cần
được đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

- Phải cố định blốc vào khung tủ đặc biệt đối với loại blốc nằm ngang vì loại
blốc này được treo trên lò xo giảm rung vào khung tủ. Cố định blốc khi vận
chuyển để tránh làm gãy ống đẩy, ống hút nối vào máy nén. Một số loại có
bulong cố định, chỉ cần siết bulong lại khi vận chuyển, đến nơi lắp đặt phải nới
bulong ra như cũ. Đối với loại không có bulong phải dùng dây buột chặt blốc
lại.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 46


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Đặc biệt bảo vệ ống mao vì ống mao quá nhỏ, rất dễ bị méo mó, biến dạng, gẫy
và hư hỏng nếu bị va quệt…Do đó cần có các tấm chắn bảo vệ.

- Khi vận chuyển tủ, tốt nhất nên để vị trí đứng (nếu là tủ đứng) và nằm (nếu là
tủ nằm ngang, cửa mở phía trên), đúng theo tư thế tủ làm việc. Nếu tủ đứng mà
đặt ngang khi vận chuyển, có thể dầu ở máy nén tràn vào các ống, khi đến vị trí
đặt tủ cần phải để khoảng 1 ngàycho toàn bộ dầu quay lại máy nén mới nên cho
tủ khởi động. Như vậy tủ mới có thể hoạt động bình thường.

2.6.2 Chọn vị trí đặt tủ

Vị trí đặt tủ rất quan trọng vì tính chất trao đổi nhiệt (tỏa nhiệt) của nó vào môi
trường. Như ta đã biết, tủ lạnh thu nhiệt của môi trường lạnh (ngăn đông và ngăn lạnh)
qua dàn bay hơi và tỏa nhiệt vào môi trường không khí qua dàn ngưng tụ. Do đó chỗ đặt
tủ phải thoáng mát, lưu thông không khí, tránh bị ánh nắng mặt trời, lò sưởi hoặc các thiết
bị tỏa nhiệt ảnh hưởng tới. Tủ thường được đặt trong bếp nên cũng cần tránh cho tủ đặt
gần bếp.

Cách kê tủ như sau:

- Cũng do yêu cầu tỏa nhiệt nên dàn ngưng không được bố trí sát tường. Dàn
ngưng phải bố trí cách tường ít nhất là 10cm để không khí đối lưu dễ dàng qua
dàn. Nếu là kiểu tủ có dàn ngưng gắn trên vỏ tủ thì vỏ chung quanh cách tường
ít nhất là 10cm. Vì đối lưu qua tủ theo kiểu hiệu ứng ống khói từ đáy tủ đi lên
phía sau sườn và lên nóc tủ ra ngoài.

- Không nên đặt tủ ngay trên sàn nhà, sàn bếp vì độ ẩm cao của dàn rất dễ làm
hangỉ vỏ kim loại của tủ, làm chập dây điện và chuột bọ dễ cắn đứt dây điện.
Nên đặt tủ lên giá hàn bằng kim loại khi đó không khí đối lưu qua tủ cho dàn
ngưng cũng dễ dàng hơn.

- Quanh tủ không nên đặt các đồ vật làm cản trở không gian đối lưu không khí
tỏa nhiệt của dàn ngưng.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 47


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Cần phải kê tủ không bị nghiêng. Nếu không có Nivô, có thể đơn giản lấy một
đĩa nước đặt lên nóc tủ. Theo mép nước trên đĩa có thể chỉnh được độ nghiêng
của tủ bằng cách xoay núm điều chỉnh dưới chân tủ (xem hình 7.1).

Hình 47: Điều chỉnh thăng bằng tủ bằng cách xoay núm chân tủ

2.6.3 Kiểm tra nguồn điện

Trước đây, tủ lạnh ở Việt Nam được nhập từ các thế giới, nên có nguồn điện sử
dụng rất khác nhau. Ví dụ từ Nga với điện 127V, 220V, 50Hz, từ Mỹ 115V, 60Hz, từ
Nhật 100V, 200V, 60Hz và các nước khác 110V, 220V, 50Hz. Nếu sử dụng nguồn điện
có thể dẫn đến cháy máy do đó trước khi sử dụng tủ phải tiến hành kiểm tra nguồn điện.
Nguồn điện thường được ghi trên blốc máy hoặc trên nhãn mác của tủ. Nguồn điện cũng
được ghi trên sơ đồ điện gắn ngay sau tủ.

- Điện áp nguồn điện có thể lệch với điện áp danh định của tủ là ± 10%, nếu
chênh lệch quá 10% cũng có thể dẫn đến hỏng blốc, cháy động cơ vì không
khởi động đươc hoặc bị quá tải.

- Nếu điện áp lên xuống thất thường thì phải dùng ổn áp phù hợp. Công suất ổn
áp phải lớn hơn công suất tiêu thụ của tủ lạnh khoảng 1,5 lần. Ví dụ nếu động
cơ tủ là 120W, có thể dùng ổn áp 200W là được.

- Nếu điện apó không đúng chủng loại ví dụ tủ 100V mà điện lưới là 200V thì
nhất thiết phải dùng biến thế để đưa điện áp xuống 100V phù hợp với tủ.

- Đối với các loại tủ mới, đã có bảo vệ điện áp phù hợp cho tủ và bảo vệ cả độ trễ
tiếp điện cho blốc (chỉ tiếp điện cho blốc từ 3- 5 phút) sau khi blốc dừng thì ta

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 48


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

có thể yên tâm cho tủ chạy. Đối với các tủ cũ chưa có các bảo vệ này thì nên bố
trí bộ bảo vệ tủ lạnh để bảo vệ hai đại lượng vừa nêu.

- Các ổ cắm điện, các tiếp điểm điện phải đảm bảo không bị chập chờn, để đảm
bảo tủ không bị chập chờn khi cắm điện có thể xoay núm rơle nhiệt độ về số 0
để ngắt tủ. Sau khi cắm xong điện mới bật núm và đặt lại rơle nhiệt độ.

- Khi bật núm rơle nhiệt độ sau khoảng 3 phút thấy tủ khởi động nhẹ nhàng, chỉ
nghe một tiếng “cạch” nhỏ của rơle khởi động là được.

- Nếu máy rung, lắc mạnh hay có tiếng “o,o” liên tục kéo dài thì phải tắt ngay để
tìm nguyên nhân khắc phục.

- Nếu máy đã chạy ổn định thì cần kiểm tra chỉ số tiêu thụ điện của tủ lạnh (xem
mục 6.7) xem có phù hợp với lý thuyết hay không. Nếu sai khác quá lớn tìm
nguyên nhân khắc phục.

- Nếu máy đã chạy ổn định cũng cần kiểm tra xem hệ số thời gian làm việc có
bình thường hay không. Số lần đóng ngắt khoảng từ 4 – 8 lần trong một giờ là
được. Mùa hè đóng ngắt ít, thời gian làm việc lâu, mùa đông đóng ngắt nhiều.
Vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 33oC có thể máy làm việc liên tục
không nghỉ. Khi làm đá máy cũng làm việc liên tục.

2.6.4 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

Tùy vào yêu cầu bảo quản trong tủ lạnh, ta có thể điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh
nhờ cài đặt rơle nhiệt độ.Nhiệt độ buồng lạnh phụ thuộc vào vị trí núm vặn và nhiệt độ
bên ngoài như thế nào. Căn cứ vào nhiệt độ bảo quản sản phẩm yêu cầu ta có thể điều
chỉnh vị trí rơle nhiệt độ. Nếu là dàn bay hơi tĩnh, vị trí càng gần dàn lạnh thì càng lạnh.
Còn nếu là dàn bay hơi có quạt gió thì vị trí càng gần cửa gió thổi thì càng lạnh.

Thông thường ở ngăn lạnh nhiệt độ từ 2 ÷ 5oC. Nhiệt độ ngăn rau quả khoảng 7 ÷
10oC khi vị trí núm rơle nhiệt độ là trung bình và khi nhiệt độ ngoài trời ở mức trung bình
(~ 28oC).

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 49


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Cần nhắc lại một lần nữa là nhiệt độ buồng lạnh thay đổi theo vị trí bảo quản, thay
đổi theo vị trí núm cài đặt rơle nhiệt độ và cả nhiệt độ ngoài trời. Núm rơle nhiệt độ càng
dịch về vị trí lạnh Max, nhiêt độ buồng lạnh càng thấp. Nhiệt độ ngoải trời càng thấp thì
nhiệt độ tủ lạnh cũng càng thấp.

2.6.5 Bảo quản thực phẩm đông lạnh

- Thực phẩm đông lạnh cần bảo quản trong ngăn đông. Có thể bảo quản 2–3 tháng
ở -12oC; 5–6 tháng ở -18oC và đến 1 năm ở -29oC. Thời gain bảo quản thịt bò có thể lâu
dài hơn thời gian bảo quan thịt lợn, cá, gia cầm. Cần nhớ, độ ẩm trong ngăn đông rất thấp
vì hơi ẩm ở đây bám ngay vào bề mặt dàn bay hơi thành băng tuyết. Để khỏi bị hao hụt
hoặc bị khô, thực phẩm cần được bao gói cẩn thận bằng ni lông. Thịt không bao gói, để
lâu sẽ xảy ra hiện tượng “cháy lạnh”, thực phẩm biến thành màu xạm tối, khô, giảm chất
lượng.

- Khi chuẩn bị sử dụng, nên đưa xuống ngăn dưới để rã đông từ từ, như vậy đảm
bảo chất lượng và dinh dưỡng, nước dịch không bị chảy mất.

- Không nên cho gà, vịt, thịt tươi vào kết đông trong ngăn đông, vì nếu kết đông ở
đây là quá trình kết đông chậm, các tinh thể đá lớn, xé rách màng tế bào. Khi rã đông
nước dịch chảy mất hết, thịt mất ngon và bổ dưỡng.

- Chỉ nên kết đông các loại thịt trâu, bò, gà già trong ngăn đông, ta sẽ thấy tác dụng
rõ rệt. Các tinh thể đá lớn xé rách màng tế bào làm cho thịt mềm và ngon hơn.

2.6.6 Bảo quản thực phẩm tươi ngăn lạnh

- Nhiệt độ trong ngăn lạnh từ 2oC – 4oC để bảo quản thực phẩm tươi.

- Nhiệt độ trong ngăn đáy từ 7oC – 10oC để bảo quản rau quả.

- Ngăn lạnh cần thông thoáng để không khí đối lưu dễ dàng nên không nên tham
lam chất quá nhiều thứ vào trong tủ lạnh, bịt kín các không gian đối lưu không
khí.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 50


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Khi cho thức ăn vào bảo quan cần bọc nilông kín, tránh nhiễm chéo vi khuẩn
rất nguy hiểm, ví dụ thức ăn sống chưa chín bảo quản lẫn lộn với thức ăn chín,
dịch nhầy từ thức ăn sống có thể lây nhiễm sang thức ăn chín. Khi lấy ra đôi
khi không nấu sôi lại rất nguy hiểm.

- Trong phần lớn các tủ lạnh người ta đã có hình vẽ hướng dẫn vị trí đặt các sản
phẩm bảo quản khác nhau như trứng, bơ, chai lọ, sữa, rau, quả, nước uống, thịt
cá… Chúng ta chỉ cần làm đúng theo các chỉ dẫn là được.

- Khi đá đông cứng trong dàn lạnh tĩnh (cả khi thực phẩm dính chặt vào dàn)
tuyệt đối không được dùng dao, tuốc nơ vít hoặc các vật cứng để nậy vì dàn
bằng nhôm rất dễ bị thủng việc sửa chữa rất khó khăn.
-
Không cho các thức ăn có mùi vào tủ ví dụ cá mực, soài, sầu riêng, mắm tôm…
Vì tủ sẽ bắt mùi và khó có thể tẩy hết mùi trong tủ. Mùi này sẽ lây sang các
thực phẩm khác rất khó chịu. Nếu nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh thì
phải bọc nhiều lần nilông hoặc cho vào chai lọ thủy tinh đóng kín mùi.
-
Nên hạn chế mở cửa tủ vì mỗi lần mở cửa tiêu hao một lượng lạnh rất lớn, hầu
như toàn bộ khí lạnh trong tủ trào ra phía đáy tủ để thay thế toàn bộ bằng khí
nóng.
-
Không nên bảo quản thức ăn chín quá 1-2 ngày và thực phẩm sống quá 1 tuần
trong tủ lạnh.

2.6.7 Xả băng tủ lạnh

Đại bộ phận tủ lạnh ngày nay được trang bị xả băng tự động nhưng các tủ cũ
thường vẫn xả băng bán tự động thậm chí xả băng bằng tay.

Nếu thấy dàn bay hơi phủ một lớp tuyết dày 10 – 15 mm phải tiến hành xả băng.
Đối với tủ xả băng bán tự động, ta chỉ cần ấn nút xả băng là xong. Nếu là xả băng bằng
tay ta phải mở cửa tủ, tháo hết thực phẩm bảo quản ra khỏi tủ để cho băng tuyết tan hết và
kết hợp làm vệ sinh cho tủ.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 51


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

2.6.8 Bảo quản tủ lạnh

Trong khi sử dụng nên mỗi tháng một lần thu dọn hết thực phẩm bảo quản ra ngoài
để tiến hành vệ sinh tủ. Phần lớn các loại vi khuẩn bị kìm hãm phát triển ở nhiệt độ bảo
quản trong tủ lạnh, nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn ưa lạnh có thể phát triển tốt trong
tủ lạnh. Dùng khăn và nước ấm pha xà phòng loãng lau cả bên trong và bên ngoài tủ, sau
đó lau lại bằng nước ấm sạch rồi lau bằng giẻ khô.

Khi tủ không làm việc nhiều ngày nên vặn núm rơle nhiệt độ về số 0. Khi tủ không
làm việc nên để tủ trống không dùng tủ làm kho chứa thức ăn, các chất lỏng dễ bay hơi,
lên men, dễ cháy…ăn mòn trong tủ.

Không nên đóng kín cửa tủ maà dùng một miếng đệm để hé cửa để thông hơi trong
tủ. Đề phòng trẻ con chơi trốn tìm bị nhốt vào trong tủ lạnh.

Trước khi cho tủ nghỉ không làm việc dài ngày cũng cần làm công việc vệ sinh tủ
như đã hướng dẫn.

Riêng đệm cửa bằng cao su có thể dùng dung dịch NaCO3 pha loãng 4% để lau
chùi. Như vật tuổi thọ trung bình của doăng cao su được lâu bền hơn, độ đàn hồi của cao
su tốt hơn.

Dàn ngưng tụ, blốc tủ lạnh cũng cần được vệ sinh lau chùi. Tuy nhiên, cần lưu ý
không để nước lọt vào hộp đấu dây điện.

2.7 Hư hỏng - Sữa chữa tủ lạnh


2.7.1 Thông số làm việc bình thường của tủ lạnh

Sau khi đã kiểm tra nguồn điện, vị trí kê đặt tủ, các điều kiện làm việc, ta có thể
tiếp điện cho tủ, bật núm rơle nhiệt độ, đèn trong tủ sáng, chờ khoảng 3-5 phút nghe tiếng
“tách” nhẹ của rơle khởi động đóng mạch, tủ bắt đầu chạy êm, sờ tay vào dàn lạnh thấy
lạnh dần, một lúc sau có tuyết bám, bên ngoài dàn ngưng nóng đều, đầu blốc nóng đều,
chạy êm là tủ có dấu hiệu hoạt động bình thường.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 52


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Tùy vào nhiệt độ ngoài trời, sau khoảng 30-40 phút, tủ bắt đầu chạy theo chu kỳ.
Khi đó nhiệt độ ngăn đông và ngăn lạnh đã đạt yêu cầu.

Tùy theo loại tủ, loại ga nạp trong hệ thống, ta có thể đo đạc và xác định một số
thông số chạy bình thường của tủ như sau:

Đối với tủ lạnh bảo quản thực phẩm tươi sống, ga R12, khi sử dụng nhiệt kế đo bề
mặt và áp kết của bộ nạp 3 dây ta có thể đo được các thông số như giới thiệu trên bảng 8.1

2.7.2 Hư hỏng chuẩn đoán và sửa chữa


Triệu chứng hư hỏng chẩn đoán và sửa chữa

TT Triệu chứng Chẩn đoán Sửa chữa

1 Nổ cầu chì Thay cầu chì mới

Kiểm tra lại điện áp, Điện áp được phép sai lạch
105 so với điện áp danh định.

Điện áp thấp Nếu đường dây quá tải thì dỡ bớt tải hoặc nối
riêng đường dây cho tủ lạnh. Nếu không đưa
được điện áp lên thì phải dùng ổn áp hoặc
Survolteur.

Rơle bảo vệ Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới. Kiểm tra
hỏng bằng đầu tắt.
Tủ không
chạy Rơle hỏng nhiệt Kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới. Kiểm tra
độ bằng đầu tắt

Rơle khởi động Kiểm tra máy nén (blốc) nếu cần thay mới
hỏng

Các dây điện bị Kiểm tra bằng đèn, nếu đèn không sáng chứng
hỏng tỏ dây bị đứng, phải sửa chữa hoặc thay mới.

Tuột dây vào Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới
máy nén hoặc
đồng hồ xả băng
Rơle nhiệt độ

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 53


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

buồng

Đồng hồ xả Kiểm tra bằng đèn thử và thay mới nếu cần
băng bị hỏng

2 Mở cửa quá Nhắc nhở người sử dụng


nhiều

Để quá nhiều Nhắc nhở người sử dụng về cách thức và số


thực phẩm bịt lượng thực phẩm bảo quản trong tủ
kín hết đối lưu
không khí trong
buồn lạnh

Đưa thực phẩm Nhắc nhở, chỉ được đưa thực phẩm đã để nguội
nóng vào buồng vào tủ lạnh
lạnh

Đệm cửa tủ Kê lại tủ theo ni vô, hiệu chỉnh lại đệm cửa.
không kín
Buồng lạnh Đèn trong tủ vẫn Kiểm tra công tắc cửa, nếu cần thay mới
quá nóng sáng khi đóng
cửa tủ

Kiểm tra van gió của cửa gió lạnh của ngăn
Bộ điều chỉnh
lạnh bằng cách xoay núm vặn vào vị trí lạnh
van gió của cửa
hơn. Kiểm tra điện tử sưởi cửa gió. Tháo bộ ghi
gió ngăn lạnh
gió để kiểm tra xem van gió có mở kh6ng. nếu
hỏng
bộ điều chỉnh van gió hỏng tiến hành thay mới.

Núm vặn rơle Điều chỉnh núm vặn vào vị trí lạnh hơn.
nhiệt độ đặt ở vị
trí quá nóng,
làm cho hệ số
thời gian làm
việc của tủ quá
ngắn.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 54


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Ghi gió của Điều chỉnh lại vị trí ghi gió ngăn đông
ngăn đông, ở vị
trí không đúng

Quạt ngăn đông Thay thế quạt mới, công tắc quạt hoặc dây dẫn
chạy không đạt bị hỏng.
yêu cầu

Lá van hút của Thay mới blốc


máy nén bị hở
hoặc hư hỏng

Đệm kín của Kiểm tra, sửa chữa đệm kín hoặc lắp lại cho
ống gió không đúng vị trí.
kín hoặc đặt sai
vị trí

3 Núm điều chỉnh Điều chỉnh lại, quay về vị trí ít lạnh hơn.
cửa gió lạnh cho
ngăn lạnh đặt ở
vị trí lạnh nhất

Ngăn lạnh Bộ điều chỉnh Kiểm tra loại bỏ trở ngại cho cửa gió đóng mở
quá lạnh cửa gió lạnh hở bình thường.

Bộ điều chỉnh Thay mới


cửa gió hỏng

Điện trở sưởi Thay mới


cửa gió hỏng

4 Mô tơ quạt gió Kiểm tra và thay mới nếu cần


lạnh không chạy

Ngăn đóng và Rơle nhiệt độ bị Kiểm tra và thay mới nếu cần
ngăn lạnh đều hỏng hoặc đặt ở
quá nóng vị trí quá nóng

Dàn lạnh bị Kiểm tra điện trở xả băng, rơle nhiệt độ hoặc
đóng băng tuyết đồng hồ xả băng. Một trong 3 thiết bị trên có

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 55


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

quá dày thể gây ra hiện tượng trên.

Kiểm tra rò rỉ ga, sửa chữa hút chân không và


Thiếu ga lạnh
nạp lại ga.

Không khí giải Chuyển tủ ra vị trí khác hoặc kê lại tủ để có đầy


nhiệt dàn ngưng đủ ca1ckhe hở hợp lý cho không khí lưu thông
bị trở ngại quanh tủ.

Dàn ngưng bị Vệ sinh dàn ngưng và các ống xoắn


bám bẩn hoặc bị
bịt kín

Đệm kín cửa tủ Kệ lại t ủ bằng ni vô, hiệu chỉnh lại đệm cửa
không kín

Mở cửa tủ quá Nhắc nhở người sử dụng


nhiều

5 Núm điều chỉnh Xoay lại núm diều chỉnh về vị trí ít lạnh hơn.
nhiệt độ ngăn
đông đặt ở vị trí
quá lạnh

Đầu cảm nhiệt Cố định chặt và đúng vị trí đầu cảm nhiệt độ.
độ của rơle nhiệt
Ngăn đông
độ cố định vào
quá lạnh
dàn bay hơi
không đúng

Rơle nhiệt độ bị Kiểm tra rơle nhiệt độ, thay mới nếu cần
hỏng hoặc gãy
ống mao của
rơle

6 Không đủ không Đặt vị trí tủ ở chỗ thông thoáng hoặc kiểm tra
Tủ chạy liên khí giải nhiệt lại các đường tuần hoàn bị nghẽn, gạt bỏ các
tục lưu thông quanh chướng ngại vật làm nghẽn đường tuần hoàn
tủ hoặc đường không khí giải nhiệt.
lưu thông bị

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 56


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

nghẽn

Đệm kín cửa tủ Kê lại tủ bằng ni vô, điều chỉnh lại đệm cửa
không kín

Làm đá quá Giải thích cho người sử dụng những trường hợp
nhiều hoặc cho quá tải trên của tù làm cho tủ phải chạy liên tục.
vào tủ quá nhiều
thực phẩm vừa
đi chợ về

Nạp thiếu hoặc thừa ga đều dẫn tới hiện tượng


tủ chạy liên tục, cần kiểm tra, hút chân không
Nạp thiếu ga và nạp lại.
hoặc thừa ga

Nhiệt độ môi Cần thông gió tốt cho phòng. Khi nhiệt độ bằng
trường quá cao hoặc cao hơn 330C, thường tủ chạy liên tục.

Rơle nhiệt độ Nếu bầu cảm nhiệt bị xì hộp xếp bị xẹp, tủ sẽ


hỏng làm việc liên tục, kiểm tra, thay mới.

Đèn trong tủ Kiểm tra, thay công tắc đèn nếu cần.
sáng liên tục

Mở cửa tủ lạnh Nhắc nhở người sử dụng


quá nhiều

7 Kê tủ không Kiểm tra, kê lại tủ vững chắc


vững trên sàn

Có ống chạm Uốn ống hoặc dùng xốp ép sát hoặc buộc chặt
vào tủ và rung lại ống
Tủ chạy ồn động

Tủ kê không Kê lại tủ bằng ni vô


thẳng đứng

Khay hứng nước Bắt lại khay hứng nước ngưng, đệm thêm xốp

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 57


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

ngưng bị lỏng, nếu cần


rung động

Cánh quạt chạm Kiểm tra, sửa chữa


vào vỏ hoặc
chạm vào các
chi tiết cơ khí
khác hoặc do bệ
đỡ

Máy nén không Kiểm tra, thay bệ đỡ hoặc chống rung


được chống rung
tốt

8 Rơle bị hỏng Thay mới

Rơle quá tải bị Thay thế rơle quá tải


yếu
Tủ ngắt chu
kỳ làm việc Dùng vạn năng kế xác định điện áp nguồn.
do rơle quá Điện áp thấp Phạm vi chênh lệch cho phép -10%. kiểm tra
tải tác động xem có quá nhiều thiết bị đấu nào đường dây.
Nếu cần kéo đường dây riêng cho tủ lạnh.

Máy nén hư Kiểm tra lại máy nén trước khi thay mới.
hỏng

9 Gãy lá van Thay blốc mới

Bổ sung dầu, nếu máy vẫn không chạy, phải


Mô tô máy Thiếu dầu
thay blốc mới
nén bị bỏ
Máy nén quá Nếu blốc bị hỏng hóc không hoạt động bình
nóng thường phải thay mới.

10 Băng tuyết Đồng hồ xả Kiểm tra bằng đèn thử, nếu cần thay mới
đóng dày trên băng bị hỏng
cánh tản nhiệt Điện trở xả băng Thay mới
dàn lạnh hỏng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 58


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Rơle nhiệt độ Thay mới


hỏng

11 Có băng Điện trở xả băng Thay mới


trong khay của khay hứng
hứng nước xả nước xả băng
băng hỏng

12 Băng tuyết tích Kiểm tra đệm kín cửa, thay mới nếu cần
tụ dày trên dàn
Tủ chạy liên bay hơi
tục, nhiệt độ
trong tủ bình Đầu cảm của Cố định lại đầu cảm để có tếp xúc tốt lên dàn
thường rơle nhiệt độ lạnh.
không tiếp xúc
với dàn lạnh

13 Ngăn đông Kiểm tra rơle nhiệt độ, thay mới nếu cần
chạy liên tục Rơle nhiệt độ hư
nhiệt độ quá hỏng
lạnh

14 Ngăn đông Ngắt điện, ngừng máy, để tan đá, sấy khô cách
Băng tuyết tích
chạy liên tục, nhiệt tủ, làm kín phía ngoài cách nhiệt bằng
tụ trong cách
nhiệt độ quá chất cách ẩm tất cả những lỗ rò rỉ, chỗ ống ra
nhiệt
nóng (bằng si li côn) rồi ráp lại như cũ.

15 Băng tuyết Hiệu chỉnh bản lề cửa, đệm cửa. Thay thế đệm
tích tụ lên dàn Đệm cửa tủ bị cửa nếu bị rách, xoắn hoặc teo.
lạnh rất hở
nhanh

16 Cửa ngăn Đệm trở sưởi Sử dụng điện trở dự trữ hoặc lắp mới.
đông bị dính mép cửa bị hỏng
băng không Đệm cửa bị hư Kiểm tra đệm cửa. Thay mới nếu bị rách, xoắn,
bị mở được hỏng teo, hoặc hoá cứng

17 Tủ lạnh làm Có ẩm trong hệ Cần phải nạp lại ga, đặt phin sấy lọc trên đường

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 59


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

việc ngăn thống lạnh (tắc lỏng để loại trừ hết ẩm.
đông lạnh ẩm)
xuống rồi lại
ấm lên

18 Năng suất Dùng dụng cụ vệ sinh ống mao hoặc thay ống
Có sáp tích tụ lại
lạnh bị giảm mao mới.
trong ống mao
dần

19 Tủ chạy liên Kiểm tra, xử lý rò rỉ, hút chân không, nạp ga


tục nhưng mới.
Mất ga hoàn
không lạnh
toàn
dàn ngưng
không nóng

Tắc bẩn hoàn Thử hơ nóng phin, gõ nhẹ có thể thông được
toàn phin sấy phin. Nếu không phải thay mới.
lọc

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 60


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Các thông số làm việc bình thường của tủ lạnh R12 bảo quản thực phẩm tươi sống

Hạng mục Nhiệt độ môi trường

210C 320C

Đầu chu kỳ làm việc -9.50C -9.50C

Nhiệt độ dàn bay hơi Giữa chu kỳ làm việc -150C -150C

Cuối chu kỳ làm việc -180C -180C

Đầu chu kỳ làm việc 0,83 bar 0,83 bar

Ap suất dàn bay hơi Giữa chu kỳ làm việc 0,55 bar 0,55 bar

Cuối chu kỳ làm việc 0,34 bar 0,34 bar

Đầu chu kỳ làm việc 210C 320C

Nhiệt độ dàn ngưng tụ Giữa chu kỳ làm việc 380C 490C

Cuối chu kỳ làm việc 380C 490C

Đầu chu kỳ làm việc 4,80C 5,90C

Áp suất dàn ngưng tụ Giữa chu kỳ làm việc 8,30C 10,9 bar

Cuối chu kỳ làm việc 8,30C 10,9 bar

Tất nhiên, đây là hệ thống lạnh kín, đo nhiệt độ thì dễ dàng nhưng đo áp suất thì

tương đối khó khăn, vì ở blốck không có van dịch vụ đầu đẩy và đầu hút. Muốn đo được

áp suât phải dùng van trích hoặc phải có ống nối từ đầu hút và đẩy bố trí khi hút chân

không, nạp lại ga lúc sửa chữa bảo dưỡng. Bảng 8.2 giới thiệu các thông số làm việc bình

thường của một tủ lạnh 2 buồng 500 lít, ga R12 động cơ 1/3 HP (250W)

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 61


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

CHƯƠNG III:

MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG MỘT KHỐI

3.1 Giới thiệu chung


Máy điều hoà dân dụng là loại máy nguyên cụm (máy điều hoà cửa sổ) hoặc máy điều
hoà 2 cụm, dàn ngưng làm mát bằng không khí và dàn bay hơi làm lạnh trực tiếp không
khí trong phòng.
Máy ĐHKK dân dụng thường có dải năng suất lạnh nhỏ:
1HP (9.000 Btu/h) 2HP (18.000 Btu/h)
1.5HP (12.000 Btu/h) 2.5HP (24.000 Btu/h)

Máy nén thường là loại máy nén rôto và ngày nay là máy nén xoắn ốc, một số ít vẫn
dùng máy nén piston.

Ga lạnh: R22

Máy ĐHKK dân dụng có 2 loại; chỉ làm lạnh, được gọi là máy điều hoà 1 chiều, dùng
cho xứ nóng không có mùa đông và máy điều hoà kiểu bơm nhiệt, được gọi là máy 2
chiều nóng lạnh dùng cho những vùng có cả mùa hè và mùa đông.

Ưu điểm cơ bản của máy điều hoà gia dụng là thuận tiện, gọn nhẹ, dễ sử dụng, không
đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt. Vận hành bảo dưỡng cao, có khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh
vực, kể cả sản xuất và đời sống nên rất thông dụng.

3.2 Đặc điểm cấu tạo

Kết cấu: Gọn nhẹ, tất cả các thiết bị nhiệt và điện được thiết kế trong một khối hình
hộp
Năng suất lanh: Nhỏ, không vượt quá 30.000Btu/h
Thiết bị ngưng tụ: Dàn ống xoắn kết hợp cánh tản nhiệt, giải nhiệt gió
Thiết bị bay hơi: Dàn ống xoắn kết hợp cánh tản nhiệt, làm lanh không khí
Thiết bị tiết lưu: Ống mao, đường kính từ 1mm-3mm

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 62


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Thiết bị phụ: Phin sấy lọc


Quạt dàn nóng: Quạt hướng trục
Quạt dàn lạnh: Quạt ly tâm
Máy nén: Máy nén kín: Piston, Roto, xoắn ốc

Máy nén roto lăn:


Cấu tạo:

Hình 48: Cấu tạo máy nén roto lăn


1.piston lăn 6.ống hút
2. khoan hút 7.clape đẩy
3.Khoan đẩy 8.ống đẩy
4.vách ngăn 9.Xi lanh
5.lò xo nén
Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: ít chi tiết chuyển động, gọn nhẹ, không có clape hút nên
giảm được tổn thất tiết lưu

+ Nhược điểm: khó giữ kín khoang hút – nén. Khó bôi trơn, độ mài mòn
tấm trượt lớn, công nghệ gia công khó

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 63


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Ngyên lý làm việc:

Máy nén rôto lăn có thân hình trụ như là một xilanh, pittông cũng có dạng hình trụ

nằm trong xilanh. Nhờ có bánh lệch tâm, pittông lăn trên bề mặt trong của xilanh và tạo ra

2 khoang hút và nén. Khi pittông lăn đến vị trí tấm ngăn, khoang hút đạt thể tích tối đa,

quá trình hút kết thúc. Khi pittông lăn tiếp tục, quá trình nén bắt đầu và khoang hút hình

thành. Cứ như vậy, khoang nén nhỏ dần và khoang hút tăng dần đến khi hơi nén được đẩy

hết ra ngoài và khoang hút đạt cực đại, quá trình hút và nén mới lại bắt đầu.

Hình 49 : Nguyên lý cấu tạo và làm việc của máy nén rôto lăn

a) bắt đầu quá trình nén, cửa hút và xả đóng ; b) tiếp tục quá trình nén, bắt đầu quá trình
hút ;

c) tiếp tục nén và hút ; d) chuẩn bị kết thúc quá trình đẩy và sắp kết thúc quá trình hút

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 64


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Máy nén roto tấm trượt:


Cấu tạo:

Hình 50: Cấu tọa máy nén rôt trượt


1. Roto 5. ống hút
2. Khoang hút 6. Clape đẩy
3. Khoang đẩy 7. ống đẩy
4. Tấm trượt
Ưu – nhược điểm:
+ Ưu điểm: gọn nhẹ,ít chi tiết, momen khởi động nhỏ, giảm tổn tất tiết
lưu
+ Nhược điểm: Khó bịt kín 2 đầu máy nén, ma sát lớn
3.3 Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa một khối

Hình 51: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa một khối


3.4 Nguyiên lý làm việc máy điều hòa một khối
Biên soạn: Trần Xuân An Trang 65
Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Vòng tuần hoàn môi chất lạnh:


Hơi hơi bão hòa khô sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi được máy nén hút về, nén lên
thành hơi quá nhiệt có áp suất cao và nhiệt độ cao.

Hơi quá nhiệt được đưa vào dàn ngưng, trao đổi nhiệt đẳng áp đẳng nhiệt với
không khí làm mát ngưng tụ thành lỏng cao áp.

Lỏng cao áp được giảm áp suất và nhiệt độ sau khi qua cáp tiết lưu thành hơi ẩm
hạ áp

Hơi ẩm hạ áp đi vào dàn bay hơi sôi hóa đẳng áp đẳng nhiệt nhận nhiệt của môi
trường cần làm lạnh, hơi khô tiếp tục được máy nén hút về, kết thúc một chu trình làm
lạnh

Quá trình cứ thế tiếp diễn.

Vòng tuần hoàn không khí làm lạnh:

Không khí trong phòng điều hòa được quạt ly tâm hút về, lượng không khí này trao
đổi nhiệt (đối lưu và dẫn nhiệt) với dàn lạnh và giảm nhiệt độ sau đó đi theo cánh dẫn gió
thổi ngược trở lại phòng điều hoà.

Dàn lạnh có bố trí cánh tản nhiệt với mật độ dày để tăng diện tích trao đổi nhiệt và
tăng thời gian trao đổi nhiệt giữa gió với dàn lạnh.

Trong quá trình làm lạnh, dàn lạnh có nước chảy ra là do lượng ẩm trong không
khí được giảm nhiệt độ đến nhiệt độ đọng sương, do đó một phần ẩm trong phòng điều
hòa được lấy đi và lượng nước này được dẫn ra ngoài nhà.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 66


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

3.5 Ưu nhược điểm máy điều hòa một khối


Ưu điểm

- Được lắp đặt hoàn chỉnh nên rất dễ dàng khi lắp đặt nơi sử dụng

- Không cần đi ống nên người lắp đặt không cần phải là thợ lành nghề

- Giá thành rẻ

- Rất tiện lợi cho các không gian nhỏ hẹp và hộ gia đình

- Sửa chữa và bảo dưỡng dễ dàng

- Độ tin cậy cao

- Có cửa lấy gió tươi

Nhược điểm

- Công suất nhỏ


- Phá vỡ kết cấu xây dựng vì phải khoét tường với kích thước lớn
- Chỉ có thể lắp đặt khi có không gian giải nhiệt cho dàn nóng
- Không có nhiều chủng loại để lựa chọn
- Mất thẩm mỹ

3.6 Sơ đồ mạch điện máy điều hòa một khối


3.6.1 Các thiết bị điện
 Rơle bảo vệ:

Hình 52: Cấu tạo thermic

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 67


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Sơ đồ đấu dây:

Hình 53: Sơ đồ đấu dây

 Rơle điện áp:

Hình 54: Sơ đồ mạch rơle điện áp

Rơle điện áp 3 chân Rơle điện áp 5 chân

Cấu tạo:

Hình 55: Cấu tạo rơle điện áp

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 68


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

1: Cuộn dây 4: Chạc đỡ tiếp điểm

2: Cần gạt tiếp điểm 5: Tiếp điểm động

3: Đối trọng 6: Tiếp điểm tĩnh

Nguyên lý hoạt động:

Khi cấp điện cho động cơ thì cả 2 cuộn dây có điện vì tiếp điểm rơle điện áp

thường xuyên đóng

Lúc khởi động do điện thế qua cuộn dây nhỏ vì dòng đoản mạch, rơle điện áp
không tác động khi tốc độ roto đạt khoảng 75% tốc độ định mức, dòng qua cuộn dây khởi
động giảm, điện thế tăng và lực điện từ của rơle đủ mạnh để hút tấm sắt ngắt tiếp điểm
khởi động và giữ nguyên trạng thái ngắt trong suốt thời gian hoạt động của blốc

Khi đủ điện áp, lực điện từ cuộn dây thắng đối trọng hút tấm sắt, đẩy cần mang
tiếp điểm động lên để ngắt dòng vào cuộn khởi động.

Sơ đồ đấu dây:

Hình 56: Sơ đồ đấu dây role điện áp

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 69


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

 Tụ blốc, tụ quạt:

Hình 57: Tụ điện

Trong mạch điện 1 chiều tụ điện có nhiệm vụ tích điện

Trong mạch điện xoay chiều tụ có nhiệm vụ là làm lệch pha dòng điện xoay chiều

Cấu tạo:

Tụ gồm 2 bản kim loại đặt đối diện với nhau ở giữa là chất điện môi. Tùy thuộc
vào chất điện môi người ta phân biệt ra các dang như sau: tụ hóa ,tụ dầu, tụ giấy , tụ gốm
và tùy theo chức năng hoạt động mà người ta chia ra thành tụ ngậm (tụ làm việc) ,tụ khởi
động (tụ kích)

Hình 58: Cấu tạo tụ điện

Tụ ngậm thường là tụ dầu, tụ ngậm dùng cho máy điều hoà nhiệt độ thường là
tụ ngậm kép, 1 có điện dung lớn từ 15 đến 45 μF cho blốc,1 có điện dung nhỏ từ 3 đến
5μF

Tụ khởi động là tụ hóa, Đối với quạt chọn tụ 4 - 6 F

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 70


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Chọn tụ cho động cơ căn cứ vào:

 Điện dung của tụ


 Điện thế làm việc của tụ

C=159300 I / f E

Trong đó:

C: điện dung của tụ (μF)

I : dòng điện qua cuộn dây khởi động (A)

F : tần số dòng điện (Hz)

E : điện áp làm việc (V)

Điện thế 220V, tần số là 50Hz thì:


C= 14.5 I

Điện thế 110V, tần số là 60Hz thì:


C=24.1 I

 Chú ý: 1 Hp sử dụng tụ 25μ


1.5 Hp sử dụng tụ 30μF

2 Hp sử dụng tụ 35 ÷ 40μF

2.5 Hp sử dụng tụ 40 ÷ 45μF

 Công tắc chính:

Phân loại:

 Loại 2 tốc độ: 4 chân , 4 nấc vặn


 Loại 3 tốc độ: 5 chân , 4 nấc vặn, 6 nấc vặn

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 71


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Cấu tạo :

Hình 59: Cấu tạo công tắc chính

Nguyên tắc hoạt động :

Công tắc chính là thiết bị điều chỉnh đựợc tốc độ quạt và tốc độ lạnh. Quạt chạy
từ tốc độ thấp đến tốc độ cao, chế độ lạnh chạy từ chế độ lạnh thấp đến chế độ lạnh cao.
Khi chạy với tốc độ lạnh kèm theo với blốc chạy. Tùy thuộc vào chế độ của quạt sẽ có
những nấc tác động của công tắc chính.

Nấc 1: Quạt chạy ở chế độ yếu nhất

Nấc 2: Quạt chạy ở chế độ trung bình

Nấc 3: Quạt chạy ở chế độ mạnh nhất

Nấc 4: Block chạy + Nấc 1

Nấc 5: Block chạy + Nấc 2

Nấc 6: Block chạy + Nấc 3

Nấc 7: OFF

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 72


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Cách xác định chân :

Dùng VOM đo các chân của công tắc chính: từ từ văn từng nắc của công tắc có 1
chân sẽ thông với tất cả các chân còn lại thì chân đó là chân chung. Từ chân chung ta đo
các chân còn lại, vặn nắc đầu tiên thì chân nào lên thì đó là chân tốc độ thấp tiếp tục
tương tự là chân tốc độ vừa và cao , còn lại là chân blốc

 Relay thời gian (timer):

Hình dáng bên ngoài:

Hình 60: Rơle thời gian

Cấu tạo:

Hình 61: Cấu tạo rơle thời gian

Nguyên tắc hoạt động:


Khi công tắc chuyển để ở vị trí có hẹn giờ bánh cam sẽ đóng chân cuối và chân 1 -
2 tiếp xúc lại với nhau lúc này cuộn dây của timer được cấp nguồn đồng thời tiếp điểm
của timer có điện và cấp cho máy nén hoạt động. Sau 1 thời gian bằng với thời gian cài
đặt trên công tắc thì bánh cam sẽ mở chân cuối và chân 1 – 2 ra lúc này tiếp điểm và cuộn
dây của timer không có điện và làm cho máy nén ngừng hoạt động

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 73


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Khi công tắc chuyển để ở vị trí không hẹn giờ thì bánh cam sẽ đóng chân cuối và
chân số 2 lại lúc này cuộn dây của timer không được cấp nguồn mà cấp nguồn trực tiếp ra
tiếp điểm cho máy nén lúc này máy nén hoạt động ở chế độ không hẹn giờ

3.6.2 Cách chọn tiết diện dây dẫn và CB


Chọn tiết diện dây dẫn:

Tiết diện dây dẫn (mm2)


Alv Dây mềm Dây cáp
≤6 0.75÷1 1÷2.5
6÷10 0.75÷1 1÷2.5
10÷16 0.75÷1 1.5÷4
16÷25 0.75÷1 2.5÷6
Cách chọn CB:

Dựa vào dòng làm việc của máy và giá trị dòng trên CB

Icb = (1.5÷2) Іlàm việc

3.6.3 Sơ đồ mạch điện


 Mạch điện chỉ sử dụng tụ:

Hình 62: Mạch điều khiển động cơ quạt 2 tốc độ

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 74


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 63: Mạch điều khiển động cơ quạt 3 tốc độ

 Mạch điện sử dụng rơle điện áp

Hình 64: Mạch Rơle điện áp 3 chân

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 75


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 65: Mạch Rơle điện áp 5 chân

 Mạch điện sử dụng timer

Hình 66: Sơ đồ mạch sử dụng timer

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 76


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 67: Sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh của máy điều hoà 1 khối:

Nguyên lý hoạt động:

Đây là mạch điện điều khiển cho tất cả các máy điều hòa 1 chức năng, quạt 2 tốc,
động cơ máy nén có tụ khởi động và tụ ngậm. Nguồn điện 1 pha 1 đầu được nối trực tiếp
vào đầu của cuộn làm việc của động cơ quạt và động cơ máy nén (dây màu đỏ) , 1 đầu
được đấu qua công tắc của bảng điều khiển , qua các đầu dây 2-3 vào tốc độ chậm và
nhanh của quạt 4 , vào động cơ máy nén . Rơle bảo vệ , thermostat được mắc nối tiếp trên
mạch này . Rơle điện áp, tụ khởi động,tụ ngậm được đấu vào động cơ máy nén
hoạt động tương tự những mạch điện trên.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 77


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

3.7 Máy điều hòa không khí dân dụng một khối hai chiều

3.7.1 Đặc điểm chung


Đặc điểm của hệ thống lạnh hai chiều là có thể làm việc ở hai chế độ: Chế độ làm
lạnh (chế độ của máy lạnh) và chế độ sưởi ấm (chế độ của bơm nhiệt) thông qua việc sử
dụng thiết bị đảo chiều chuyển động của môi chất trong hệ thống đó là van đảo chiều.

Chức năng của dàn nóng và dàn lạnh sẽ bị hoán đổi khi thực hiện chuyển từ chế độ
làm lạnh sang chế độ sưởi ấm.

3.7.2 Van đảo chiều 4 ngã

3.7.2.1 Chức năng


Đảo chiều chuyển động của dòng môi chất trong hệ thống

Hình 68: Van đảo chiều 4 ngã

3.7.2.2 Đặc điểm cấu tạo


Gồm các chi tiết chính sau:

+ Ống dẫn hướng dòng môi chất

+ Ống lấy tín hiệu áp suất hút, áp suất đẩy

+ Piston nối thông các ống dẫn hướng dòng môi chất

+ Van điện từ

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 78


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 69: Cấu tạo và nguyên lý làm việc van đảo chiều

1: Ống nối đầu đẩy máy nén 6: Kim van điện từ

2: Ống nối đầu hút máy nén 7, 8: Ống lấy tín hiệu áp suất

3: Ống nối dàn lạnh ( Dàn nón nếu ở chế 9: Ống tín hiệu áp suất hút
độ sưởi ấm)
10: Piston
4: Ống nối dàn nóng ( Dàn lạnh nếu ở
11: Ống mao
chế độ sưởi ấm)
12: Máy nén
5: Van điện từ
3.7.2.3 Vị trí nối ống van đảo chiều
+ Ống số 1 (ống trên) nối với đường đẩy máy nén

+ Ống số 2 (ống giữa) nối với đầu hút máy nén

+ Ống số 3 (ống trái) nối với dàn lạnh

+ Ống số 4 (ống phải) nối với dàn nóng

Chế độ làm lạnh: Chế độ sưởi ấm:

+ Ống 1 thông ống 4 + Ống 1 thông ống 3

+ Ống 2 thông ống 3 + Ống 2 thông ống 4

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 79


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 70: Vị trí nối đường ống van đảo chiều

Lưu ý:

Hướng dòng môi chất tại vị trí ống 1 và ống 2 luôn cố định không thay đổi ở cả hai
chế độ làm việc của hệ thống.

Hướng dòng môi chất tại vị trí ống 3 và ống 4 sẽ hoán đổi cho nhau giữa chế độ
làm lạnh và chế độ sưởi ấm do cơ cấu tác động của lõi thép nhờ lực điện từ.

Ngoài 4 đường ống nới với máy nén, dàn nóng và dàn lạnh, trên thân van đảo
chiều còn có 4 đường ống nhỏ để lấy tín hiệu áp suất điều chỉnh sự dịch chuyển của
piston.

Lực điện từ tác động làm dịch chuyển kim van nối thông với các đường ống lấy tín
hiệu áp suất để làm dịch chuyển piston.

3.7.2.4 Nguyên lý làm việc van đảo chiều

Chế độ làm lạnh: Không có dòng điện qua cuộn dây điện từ, kim van 6 đóng sang
phải, nối thông ống 8 và 9 nên đầu trái van có áp suất hút. Đầu phải van nối thông với ống
7 nên có áp suất đẩy nên piston dịch chuyển về phía trái:

Do đó ống 1 thông ống 4, ống 2 thông ống 3

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 80


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Lúc này vị trí và chức năng của dàn nóng và dàn lạnh như những máy lạnh một
chiều thông thường.

Chế độ sưởi ấm: Có dòng điện đi qua cuộn dây điện từ, kim van 6 đóng sang trái,
nối thông ống 7 và 9 nên đầu phải van có áp suất hút. Đầu trái van nối thông với ống 8
nên có áp suất đẩy nên piston dịch chuyển về phía phải:

Do đó ống 1 thông ống 3, ống 2 thông ống 4

Lúc này dàn nóng trở thành dàn lạnh và dàn lạnh trở thành dàn nóng thực hiện
nhiệm vụ sưởi ấm.

Lưu ý:

Quá trình đảo chiều kéo dài trong khoảng 10 giây. Trong khi đảo chiều có hiện
tượng hơi nóng có áp suất cao tràn vào đường hút.

Ap suất đẩy tụt xuống một chút rồi lại trở về giá trị ban đầu.

Ap suất hút tăng lên rồi lại dần dần hạ xuống. Công suất điện tiêu thụ của máy nén
tăng lên chút rồi lại trở lại giá trị làm việc bình thường. Diễn biến của áp suất và công suất
tiêu thụ không diễn ra đột ngột. Để đảm bảo van làm việc bình thường, hiệu áp suất tối
thiểu phải đạt 3.5 bar

3.7.2.5 Sơ đồ nguyên lý máy lạnh hai chiều

Hình 71: Chế độ làm lạnh

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 81


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 72: Chế độ sưởi ấm

3.7.2.6 Ưu và nhược điểm


Ưu điểm: hiệu quả sinh nhiệt lớn, tiết kiệm điện,nhiệt độ gió ra thích hợp,luồng gió
đều làm người ta cảm thấy dễ chịu

Nhược điểm: nhiệt độ bên ngoài môi trường quá thấp thì độ chênh nhiệt độ để
truyền nhiệt ở bộ phận máy ngoài nhà sẽ nhỏ hiệu suất giảm rõ và có thể gây ra hiện
tượng đóng băng

3.8 Lắp đặt máy điều hòa một khối


Chọn vị trí mà không khí trong nhà có thể tuần hoàn tốt, thông thường nên lắp ở
phía dưới cửa sổ ở độ cao chừng 0.8 – 1m là vừa phải.

Phía ngoài nhà cũng cần lưu ý là gió làm mát dàn ngưng không bị cản trở và bị
quẩn.

Phải đặt ở nơi chắc chắn, có giá đỡ, giảm rung giảm ồn.

Tránh lắp ở nơi có ánh sáng trực tiếp mặt trời chiếu vào, máy làm việc sẽ nặng nề,
tiêu tốn điện năng tăng, máy chóng hỏng.

Không được sử dụng tôn hoặc mái che bảo vệ che lấp cửa lấy gió phía trên và hai
bên thành của máy

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 82


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Trường hợp tường quá dày, phải bổ tường hình chữ V để tạo đường lấy gió cho
máy

Không bố trí ngược hướng gió vì như vậy quạt gió bị vô hiều hóa, máy chạy nặng
nề dẫn đến cháy máy.

Không bố trí gần nhà láng giềng hoặc thổi gió nóng qua nhà láng giềng

Tuyệt đối tránh gió quẩn phía ngoài nhà, trường hợp không gian ngoài nhà quá
hẹp, phải làm ống gió nóng để đưa ra xa máy

Khi bố trí máy nên để máy hơi nghiêng vào trong nhà, đảm bảo có một lớp nước
ngưng dưới đáy máy. Lượng nước này sẽ bay hơi làm mát dàn ngưng tốt hơn.

H. 73 Đặt hướng nam có che nắng H. 74: Bổ tường thông đường


gió phía sườn khi tường quá dày

H. 75: Bổ tường thông đường H. 76: Không lắp máy quá gần
gió phía trên máy hoặc thổi gió nóng vào nhà láng giềng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 83


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

H.77:Làm ống gió hoặc ống gió có quạt H.78: Đặt hướng bắc, hướng tốt nhất
hút để tránh gió quẩn

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 84


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

CHƯƠNG IV:

MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG HAI KHỐI


4.1 Giới thiệu chung
Nhằm mục đích khắc phục những nhược điểm của máy điều hòa 1 khối như độ ồn
lớn, khó bố trí lắp đặt, phá vỡ kết cấu xây dựng và mất thẩm mỹ.

Máy điều hòa không khí dân dụng hai khối là máy điều hòa được tách thành hai
phần tử riêng biệt: Phần ngưng tụ (Phần tử ngoài nhà) Phần bay hơi (Phần tử trong nhà)

Công suất từ 9.000 Btu/h ÷ 48.000 Btu/h và rất phổ biến .

4.2 Đặc điểm cấu tạo


4.2.1 Cụm ngưng gụ
Cụm ngưng gụ (còn gọi là cụm dàn nóng hoặc dàn nóng) bao gồm:
 Máy nén
 Ống mao
 Dàn ngưng, quạt dàn ngưng,
 Van dịch vụ đường hút và đường đẩy
 Phin lọc, bình tách lỏng.

Hình 79: Cụm dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 85


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 80: Chi tiết các thiết bị trong cụm dàn nóng
Ký hiệu Mô tả Ký hiệu Mô tả

1 Nắp mặt trên dàn nóng 21 Đế dàn

2 Dàn nóng 22 Máy nén

3 Khung đỡ động cơ quạt 23 Khung phía phải dàn

4 Động cơ quạt 24 Hộp van dịch vụ

5 Cánh quạt 25 Hộp đấu điện

6 Khung quạt dàn nóng 26 Van 3 ngã

7 Mặt lưới dàn nóng 27 Van hai ngã

8 Khung mặt sau dàn nóng 28 Van 4 ngã (Van đảo chiều)

9 Tụ quạt, tụ block 29 Ống mao

20 Khung phía trái dàn

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 86


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.2.2 Cụm bay hơi


Cụm bay hơi (còn gọi cụm dàn lạnh hoặc dàn lạnh) bao gồm:
 Dàn bay hơi
 Quạt dàn bay hơi ( Quạt roto lồng sóc)
 Bộ phận tự động điều khiển điện (board mạch điện tử)

Hình 81: Hướng lưu thông gió dàn lạnh

Hình 82: Chi tiết các thiết bị dàn lạnh


Biên soạn: Trần Xuân An Trang 87
Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Ký hiệu Mô tả Ký hiệu Mô tả
1 Giá treo dàn lạnh 13,15 Ngàm cánh đảo gió
2 Vỏ mặt sau dàn lạnh 14 Cánh đảo gió lên xuống
3 Quạt roto lồng sóc 16 Chốt cánh đảo gió
4 Ổ đỡ trục quạt 17 Cánh đảo gió trái phải
5 Nắp ốp bên hông dàn 18 Lưới lọc
6 Dàn lạnh 19 Động cơ quạt đảo
7 Nắp ốp mặt trước dàn 20 Ống nước xả
8 Ốc vít 21 Máng nước xả
9 Tấm lọc bụi 22 Nút cao su
10 Mặt nạ 23 Hộp Board mạch
11 Nắp ốp hộp board mạch 30 Nắp ốp bên phải hộp board mạch
12 Màn hình board mạch 32 Động cơ quạt dàn lạnh

4.3 Nguyên lý làm việc máy điều hòa hai khối

4.3.1 Nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí hai khối 1 chiều

Hình 83: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa hai khối 1 chiều

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 88


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

1: Van dịch vụ đường hút, 2: van dịch vụ đường đẩy, 3: Máy nén, 4: Dàn nóng, 5: Ống
mao, 6: Quạt dàn nóng, 7: Dàn lạnh, 8: Quạt dàn lạnh, 9: Rắc co nối ống

Hơi hơi bão hòa khô sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi được máy nén hút về, nén lên
thành hơi quá nhiệt có áp suất cao và nhiệt độ cao.

Hơi quá nhiệt được đưa vào dàn ngưng, trao đổi nhiệt đẳng áp đẳng nhiệt với
không khí làm mát ngưng tụ thành lỏng cao áp.

Lỏng cao áp được giảm áp suất và nhiệt độ sau khi qua cáp tiết lưu thành hơi ẩm
hạ áp

Hơi ẩm hạ áp đi qua van dịch vụ đường đẩy vào dàn bay hơi (trong nhà) nhận nhiệt
của môi trường cần làm lạnh sôi hóa hơi đẳng áp đẳng nhiệt, hơi khô tiếp tục qua van dịch
vụ đường hút và được tách lỏng trước khi về đầu hút máy nén, kết thúc một chu trình làm
lạnh. Quá trình cứ thế tiếp diễn.

4.3.2 Nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí hai khối 2 chiều

Hình 84: Sơ đồ nguyên lý máy điều hòa hai khối 2 chiều

Máy điều hòa không khí hai khối hai chiều có bố trí thêm van đảo chiều, đảo chiều
chuyển động của dòng môi chất khi chuyển từ chế độ làm lạnh sang chế độ sưởi ấm

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 89


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Dàn lạnh đóng vai trò dàn nóng để sưởi ấm, dàn nóng đóng vai trò dàn lạnh thu
nhiệt của môi trường không khí bên ngoài.

4.3 Sơ đồ mạch điện


4.3.1 Sơ đồ mạch cụm dàn nóng

Hình 85: Sơ đồ mạch dàn nóng


4.4.2 Sơ đồ Board mạch dàn lạnh

Hình 86: Sơ đồ mạch dàn lạnh

4.3.2 Nguyên lý làm việc mạch điện máy điều hòa


Mắc sơ đồ mạch như hình vẽ, cấp nguồn 220V vào board mạch dàn lạnh, qua biến
thế chuyển thành điện áp 12V.
Chu trình làm việc của hệ thống được cài đặt sẵn trong board mạch, khi cấp nguồn
quạt dàn nóng bắt đầu làm việc, khoảng 3-4 phút sau mới cấp nguồn cho cụm dàn nóng để
khởi động động cơ quạt dàn nóng và máy nén.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 90


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Cảm biến nhiệt độ sẽ tác động ngừng hệ thống khi nhiệt độ cài đặt bằng đúng nhiệt
độ phòng, khi nhiệt độ phòng tăng dần (khoảng 2-4oC) so với nhiệt độ cài đặt sẽ tác động
khởi động hệ thống.
Dòng máy non-inverter không có chế độ biến tần điều chỉnh tần số dòng điện nên
công suất máy nén trong quá trình làm việc đạt hiệu suất 100% và khi hệ thống dừng hiệu
suất đạt 0%.
Dòng máy Inverter điều chỉnh được tần số dòng điện từ đó điều chỉnh được công
suất máy nén lạnh làm việc theo yêu cầu phụ tải nhiệt trong phòng điều hòa. Máy luônlàm

việc trong suốt quá trình và tần số dòng điện tương ứng với phụ tải nhiệt

Hình 87: Sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh máy điều hòa hai khối Non-Inverter

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 91


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.3.3 Một số sơ đồ mạch điện máy điều hòa hai khối


 Hãng Daikin

Hình 88: Sơ đồ mạch điện dàn lạnh

Hình 89: Sơ đồ mạch điện dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 92


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 90: Sơ đồ mạch điện dàn lạnh

Hình 91: Sơ đồ mạch điện dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 93


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hãng Carrier

Hình 92: Mạch dàn lạnh

Hình 93: Mạch điện cụm dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 94


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.5 Thống số kỹ thuật máy điều hòa hai khối


Daøn laïnh FT25BVM FT35BVM FT50BVM FT60BVM
Model name
Daøn noùng R25JV1 R35JV1 R50BV1 R60BV1

Kw 2.62 3.5 5.3 6.6


Coâng suaát laïnh
Btu/h 8,900 12,000 18,100 22,500

Nguoàn ñieän 1 phase, 220 - 240 V, 50 Hz

Doøng ñieän A 3.9 5.1 7.2 10.6

Ñieän naêng tieâu thuï W 815 1,095 1,657 2,456

COP W/W 3.21 3.20 3.21 2.68

Daøn laïnh FT25BVM FT35BVM FT50BVM FT60BVM

Maøu maët naï Traéng

m3/min 7.2 8.1 16.2 17.5


Löu löôïng gioù (H)
cfm 254 286 572 618

Caáp ñoä quaït 5 caáp vaø 1 caáp töï ñoäng

Ñoä oàn (H) dB (A) 36/28 39/31 45/35 47/36

Kích thöôùc (H) mm 273 x 784 x 195 290 x 1,050 x 238

Khoái löôïng kg 7.5 12

Daøn noùng R25JV1 R35JV1 R50BV1 R60BV1

Maøu voû Traéng ngaø

Maùy neùn Loaïi Hermetically sealed rotary type

Coâng suaát ñieän W 700 1,100 1,500 2,200

Taùc nhaân laïnh (R22) kg 0.80 1.00 1.35 1.70

Ñoä oàn dB (A) 46 48 54

Kích thöôùc (HxWxD) mm 560 x 695 x 265 658 x 800 x 300

Khoái löôïng kg 27 33 49 61

Daõy hoaït ñoäng CDB 19.4 ñeán 46

Loûng (mm) Ø6.4

Kích côõ ñöôøng oáng Hôi (mm) Ø9.5 Ø12.7 Ø15.9

Nöôùc xaû Ø18

Chieàu daøi ñöôøng oáng


m
toái ña 25 30

Chieàu cao toái ña m 15

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 95


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.6 Lắp đặt máy điều hòa hai khối


4.6.1 Dụng cụ lắp đặt

Hình 94: Dụng cụ lắp đặt


4.6.2 Chọn vị trí lắp đặt dàn trong nhà:
- Dàn lạnh treo tường phải thông thoáng không bị che chắn để gió phân phối đều
cho không gian điều hòa (Gió lạnh có xu hướng đi xuống, còn gió nóng có xu hướng tích
tụ lại phía trên)

- Vị trí lắp dàn lạnh cũng cần lựa chọn để sau này có thể vệ sinh,bảo dưỡng sửa
chửa dể dàng.

- Vị trí dàn lạnh phải cao hơn lỗ khoét trên tường để thoát nước ngưng

- Đặt xa các thiết bị điện, đèn, tivi để tránh nhiễu điều khiển từ xa.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 96


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

- Không nên chọn hướng đối diện với cửa ra vào vì khi mở cửa, quạt gió sẽ thổi
gió lạnh ra ngoài, lãng phí tổn thất lạnh. Nên chọn hướng thổi vuông góc với cửa ra vào.

4.6.3 Chọn vị trí lắp đặt dàn ngoài nhà


- Lắp đặt chắc chắn để tránh rung động khi máy làm việc

- Nếu tường phía sau dàn thì dàn phải cách tường ít nhất 300 mm. Nếu có tường
phía phải thì dàn phải cách tường ít nhất 100 mm, nếu tường ở phía trước mặt thì dàn phải
cách tường ít nhất 600mm.

- Nếu có thể, chọn vị trí lắp đặt sao cho ánh nắng mặt trời không chiếu trực tiếp
vào máy. Nếu không phải làm mái che nắng nhưng mái che nắng không được ảnh hưởng
đến đường lưu thông không khí qua dàn nóng.

- Không lắp đặt dàn nóng ở các vị trí gần nguồn phát nhiệt như bếp lò, nguồn hơi
nước khí đốt..

- Đối với bơm nhiệt, mùa đông dàn ngoài nhà có nước ngưng, nên lắp đặt ống
thoát nước ngưng cho dàn ngoài nhà hoặc lắp đặt ở nơi mà việc xả nước ngưng không gặp
cản trỏ.

- Không lắp dàn nóng ngược với hướng gió mạnh vì quạt sẽ bị vô hiệu hoá còn
dàn trao đổi nhiệt kém, dẫn đến hư hỏng hoặc cháy máy. Cũng không được cho gió hướng
vào cửa hút của dàn, và pahỉ neo giữ cẩn thận. Có thể bố trí chắn gió nếu cần.

- Không nên lắp đặt dàn nóng ở những nơi nhiều người qua lại vì máy dể bám bẩn
và chóng hỏng.

- Chọn vị trí lắp đặt dàn nóng sao cho đường ống ga là ngắn nhất và đường ống
càng dài năng suất lạnh càng giảm và tiêu tốn điện năng càng nhiều khi vận hành.

- Cần lưu ý đến nhà láng giềng, càng ít ảnh hưởng đến làng giềng càng tốt
- Trường hợp có nhiều dàn nóng phải bố trí dàn nóng sao cho dàn này không ảnh
hưởng đến dàn khác.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 97


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.6.3 Quy trình lắp đặt máy điều hòa hai khối

4.6.3.1 Khảo sát vị trí lắp đặt


Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong việc lắp đặt, đòi hỏi người thợ
có kinh nghiệm, khả năng xác định và chọn vị trí tốt.

Khi khách hàng có nhu cầu lắp đặt máy điều hòa hai khối, người thợ điện lạnh phải
tiến hành khảo sát khu vực lắp đặt, xác định phương hướng bố trí dàn nóng, dàn lạnh sao
cho hai vị trí này an toàn và thuận lợi nhất.

Đo đạt được khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh để ước lượng chiều dài ống
gas, dây điện và ống nước ngưng.

4.6.3.2 Lắp đặt dàn lạnh


Bước 1: Định vị giá treo dàn lạnh

Hình 95: Xác định vị trí cân bằng của giá treo

Hình 96: Định vị giá treo bằng ốc vít

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 98


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Bước 2: Xác định hướng ống dàn lạnh và khoét tường

Hình 97: Hướng ống dàn lạnh


Hướng ống: Bên trái – bên phải – phía sau – phía dưới
Lỗ khoét khoảng: 60mm
4.6.3.3 Lắp đặt dàn nóng
Bước 1: Xác định hướng đặt dàn nóng

Hình 98: Khoảng cách đặt dàn nóng


Bước 2: Định vị giá đặt dàn nóng

Hình 99: Bố trí lắp đặt dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 99


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.6.3.4 Đi ống gas-Ống thoát nước ngưng


Bước 1: Đo đạt và xác định chiều dài ống gas, dây điện, ống nước ngưng

Hình 100: Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh


Bước 2: Gia công ống, bọc cách nhiệt

Hình 101: Kỹ thuật cắt ống

Hình 102: Kỹ thuật uống ống ( Lò xo uốn – bộ uốn)

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 100


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Hình 103: Thông số dầu loe ( Đơn vị: mm)

Hình 104: Kỹ thuật loe ống

Hình 105: Vị trí các đường ống, dây điện trong bó ống
1. Ống xả nước ngưng, 2.Dây điện, 3. Ống hơi
4. ống lỏng. 5,6 cách nhiệt 7.Simili cách nhiệt

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 101


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

H.106: Bọc cách nhiệt đườngng đồng H.107Phần ống nước ngưng phía trong nhà

Bước 3: Đi ống, nối ống vào dàn lạnh và dàn nóng

Hình 108: Nối ống dàn lạnh và xiết chặt rắc co

Hình 109: Nối ống dàn nóng và xiết chặt rắc co

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 102


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.7 Một số hình ảnh lắp đặt

Sai quy cách Đúng quy cách

Nước ngưng không thoát được do đường Ống nước ngưng có độ dốc ra ngoài nhà để
ống bị dốc về phía trong nhà thoát nước

Phần ống nối bằng racco chưa bọc cách Bọc cách nhiệt phần nối racco
nhiệt

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 103


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Nước mưa chảy vào nhà do không làm Làm bẫy nước chữ u
bẫy nước

Khoảng cách giữa mặt sau máy và tường Khoảng cách tường và mặt sau máy đảm
quá nhỏ bảo >=10cm

Khoảng cách giữa mặt trước máy và Khoảng cách tường và mặt trước máy đảm
tường quá nhỏ bảo >=50cm

Lắp sai vị trí dàn nóng nên tạo gió quẩn Vị trí đúng của dàn nóng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 104


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Tấm chắn bức xạ cản trở lưu thông gió Lắp đặt đúng tấm chắn bức xạ

Lắp đặt dàn nóng bị nghiêng Lắp đặt dàn nóng cân bằng

Dàn lạnh bị hở Dàn lạnh ốp sát mặt tường

4.8 Xác định lượng gas nạp bổ sung

Đường ống càng dài, năng suất lạnh của máy càng giảm, đường ống càng nhiều cút

( khúc khuỷu ) năng suất lạnh cũng càng giảm, vì vậy cần lắp đặt đường ống gas càng

ngắn càng tốt và càng thẳng càng tốt.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 105


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Mỗi nhà chế tạo đều có quy định riêng về độ dài đường ống gas cũng như chiều

cao cách biệt giữa dàn nóng và giàn lạnh cho phép. Các giá trị này được cho trong

cataloge

Người thợ lắp đặt phải lắp đặt đường ống gas ngắn hơn và độ cao thấp hơn giá trị

cho phép càng nhiều càng tốt

Công suất Chiều cao Chiều dài Lượng gas nạp


BTU/h Tiêu chuẩn tiêu chuẩn bổ sung, gam

3 5 25
9000
5 10 30
12000
5 15 35
18000
5 15 45
24000

Các giá trị trên chỉ có giá trị tham khảo, lượng gas nạp bổ sung còn phụ phuộc vào
từng dòng máy và model của từng hãng.

Lượng gas nạp bổ sung = (Chiều dài ống thực tế – Chiều dài ống tiêu chuẩn) *
Lượng gas nạp

Chiều dài ống thực tế = Tổng chiều dài ống lắp đặt thực tế + chiều dài co, cút
nếu có

Đường kính Co,cút Bẫy Dầu


ống(mm)
(m) (m)

9.5 0.18 1.3

12.5 0.20 1.5

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 106


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

15.9 0.25 2.0

19.1 0.35 2.4

22.2 0.40 3.0

25.4 0.45 3.4

31.8 0.55 4.0

Bảng quy chuẩn chiều dài co, cút, bẫy dầu theo đường kính ống gas

VD: Xác định chiều dài ống thực tế, lượng gas nạp bổ sung cho hệ thống máy lạnh hai
khối công suất 1HP,biết:

Đường kính ống gas d=9.5mm

L1 = 1m; L3 = 3.5 m; L5 =1.5m

Hình 110: Khoảng cách dàn nóng dàn lạnh

Giải:

Chiều dài đường ống thực tế tính theo tâm ống:

Lt = L1 + L3 + L5+ L2 + L4 =1+ 3.5 + 1.5 + 0.18*2 = 6.36m

Lượng gas nạp bổ sung:

G = (6.36 – 5)*25 = 34gam

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 107


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.9 Van chặn đường hút, đường đẩy

Vị trí :

Được bố trí trên cụm dàn nóng

Van chặn đường đẩy (van 2 ngã): Trên đường cấp dịch lỏng hạ áp cho dàn lạnh

Van chặn đường hút (van 3 ngã): Trên đường hơi hạ áp về máy nén

Hình 111: Sơ đồ bố trí van chặn đường hút, van chặn đường đẩy

Công dụng:
Cô lập cụm dàn nóng
Trên van chặn đường hút còn bố trí một van dịch vụ để thao tác hút chân không,
nạp gas, đo áp suất đầu hút

Cấu tạo:

H. 112:Van chặn đường hút H.113: Van chặn đường đẩy

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 108


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Thao tác:

Khóa van: Vặn van theo chiều kim đồng hồ

Mở van: Vặn van theo chiều ngược kim đồng hồ

Khóa cả hai van: Cô lập hai dàn

Van chặn đầu đẩy:

Mở hoàn toàn: Nối thông 3 ngã

Đóng hoàn toàn: Nối thông đầu dịch vụ với dàn lạnh

Van chặn đường hút:

Mở hoàn toàn: Nối thông 2 ngã

Đóng hoàn toàn: Khóa chặt đầu đẩy

4.10 Một số thao tác cơ bản máy điều hòa hai khối
4.10.1 Hút chân không

Hình 114: Sơ đồ nguyên lý hút chân không hệ thống

Mục đích: Loại bỏ không khí có trong hệ thống làm giảm năng suất lạnh

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 109


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Lưu ý:
Hệ thống ngừng hoạt động
Đóng hai van chặn: Hút chân không đường ống lắp đặt và dàn lạnh
Mở hoàn toàn hai van chặn: Hút chân không toàn bộ hệ thống

4.10.2 Nạp gas

Hình 115: Sơ đồ nguyên lý nạp gas hệ thống


Lưu ý:
Hệ thống phải được vận hành
Tiến hành đuổi gió trước khi nạp gas (Dùng gas lạnh đẩy lượng không khí có trong
dây nạp gas)
Tất cả các van ở trạng thái ở hoàn toàn, riêng van chặn đường hút bộ nạp gas mở
từ từ để lượng gas nạp vào hệ thống tránh mở nhanh đột ngột gây quá tải máy nén
Gas R22 nạp ở trạng thái hơi, gas R410 nạp ở trạng thái lỏng chai gas dốc ngược
xuống.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 110


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.10.3 Thu hồi gas vào cụm dàn nóng

Hình 116: Sơ đồ nguyên lý thu hồi gas

Lưu ý:
Hệ thống phải được vận hành
Áp suất hút hệ thống giảm dần cho đến khi ngưng giảm thì khóa chặt van chặn
đường hút sau đó dừng hệ thống.
4.11. Vận hành máy điều hòa hai khối

4.11.1 Kiểm tra trước khi vận hành


Đảm bảo hệ thống lắp đặt hoàn chỉnh và không bị rò rỉ

Lắp đặt hệ thống điện hoàn chỉnh và đảm bảo nối đất

Hệ thống được nạp đủ gas

Hai van chặn đường hút và đường đẩy mở thông

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 111


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.11.2 Quy trình vận hành

Bước Thao tác Hiện tượng

1 Bật CB cấp nguồn Đèn nguồn tín hiệu trên dàn lạnh sáng đỏ

Nhấn nút “on” trên điều khiển Đèn tín hiệu trên dàn lạnh chuyển màu
2 từ xa, cài đặt nhiệt độ và tốc xanh và phát ra tiếng kêu tít đồng thời
độ quạt. quạt dàn lạnh làm việc.

3 Chờ khoảng 2-4 phút cụm dàn nóng làm việc

Đo dòng điện hệ thống và Dòng tăng nhanh và giảm đến giá trị định
4 quan sát đường ống đẩy tại mức, đường ống đẩy lạnh và đọng sương
van chặn đường đẩy

5 Đo nhiệt độ dàn nóng Nhiệt độ dàn nóng nóng dần

6 Đo nhiệt độ phòng Nhiệt độ phòng giảm dần

7 Quan sát ống nước ngưng Có nước chảy ra

Hệ thống làm việc ổn định, sau một khoảng thời gian, hệ thống ngừng hoạt
8 động do rơle nhiệt tác động. Nhiệt độ phòng tăng dần và hệ thống hoạt
động trở lại -> Kết thúc quá trình khởi động chạy lấy độ.

Lưu ý: Đối với dòng máy inverter, hệ thống làm việc liên tục trong suốt quá trình vận
hành do có bộ biến tần điều chỉnh tần số dòng điện tương ứng với phụ tải nhiệt. Khi nhiệt
độ phòng đạt yêu cầu, dòng duy trì ở mức ổn định với tần số dòng điện được hiệu chỉnh.

4.12 Chọn tiết diện dây dẫn


Kích thước dây điện tối thiểu được quyết định bởi các điểm sau:

- Độ bền cơ học

- Cường độ dòng điện cho phép

- Độ sụt áp qua đoạn dây

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 112


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Công suất, Dòng định Tiết diện dây


Dòng đề, A Aptomat, A
BTU/h mức, A dẫn,mm2

9000 18-20 3.6-4 1.2 10

12000 25-31 5.5-6.5 1.6 14

18000 38-42 8-10 2.0 20

24000 48-56 12-14 2.5 30

32000 63-71 16.5-18 5.5 50

36000 80-86 20-22 7 70

Các thông số trên chỉ sử dụng cho máy điều hòa hai khối điện áp 220V, tần số 50Hz

4.13 Lựa chọn máy điều hòa

4.13.1 Lựa chọn công suất máy


Công suất máy điều hòa lựa chọn theo diện tích phòng với tiêu chuẩn phòng quy đinh:

Phòng tiêu chuẩn:

1. Tường dày 20cm

2. Lắp cục ngoài tránh hướng Đông, Tây

3. Cục trong cách mặt đất 2,5-3m

4. Phòng kín

5. Không sử dụng nhiều thiết bị toả nhiệt, nếu sử dụng nhiều thì phải bù tải

Công suất (BTU/h) Công suất (HP) Diện tích phòng (m2)

9000 ~1,0 14

12000 ~1.5 16-22

18000 ~2.0 23-30

24000 ~2.5 31-40

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 113


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.13.2 Chọn máy 1 cụm hay 2 cụm


Máy 1 cụm đơn giản, lắp đặt dể dàng, rẻ tiền nhưng ồn trong nhà, khó tìm vị trí lắp
đặt, kém hiện đại.

Máy 2 cụm phức tạp hơn, lắp đặt khó khăn hơn, hơi mắc nhưng hiện đại và thẩm
mỹ hơn công suất lớn hơn và có nhiều mẫu mã để lựa chọn, dễ tìm vị trí lắp đặt.

4.13.3 Chọn máy 1 chiều hay 2 chiều


Ở miền nam chỉ cần máy một chiều.

Ở miền Bắc, đặc biệt từ Vinh trở ra nên dùng máy 2 chiều vì tuy mùa đông ngắn, ít
khắc nghiệt và người Việt Nam quen mặc ấm nhưng cũng có những mùa đông khá dài và
khắc nghiệt.

Máy 2 chiều bơm nhiệt hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sưởi mùa đông.

4.13.4. Chọn gas lạnh


Trước đây chỉ dùng ga R22, tuy nhiên nay xuất hiện nhiều loại ga khác như
R407C, R410A không phá huỷ tầng ozon. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên chọn R22 đã quá
quen thuộc với chúng ta và R22 được phép sử dụng đến năm 2040. Các máy đã nạp R22
được sử dụng đến hết tuổi thọ của máy.

Các máy sử dụng gas lạnh mới R407C, R410A thì hiệu quả làm lạnh cao hơn, tuy
nhiên giá thành cao hơn vì các chi tiết chế tạo máy và đường ống yêu cầu kỹ thuật cao
hơn về độ bền để chịu được áp lực của gas cao hơn gấp 1.5-2 lần so với R22.

4.13.5. Chọn máy thông thường hay máy biến tần


Máy biến tần là công nghệ máy nén mới, điều chỉnh năng suất lạnh theo tốc độ
quay qua biến đổi tần số dòng điện. Máy biến tần mắc hơn máy thông thường nhưng tiết
kiệm năng lượng tới 25 – 30% . Nếu tính giá điều hoà theo giá máy cộng tiền điện vận
hành suốt cả đời máy thì chắc chắn nên mua máy biến tần vì giá máy là rất nhỏ so với giá
điện tiêu tốn cho cả đời máy

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 114


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.13.6. Chọn hãng sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất.
Các hãng sản xuất nổi tiếng như: Daikin, Mishubishi, Hitachi, Hitachi, Toshiba,
National… thường có những tính năng tốt hơn về hiệu suất làm việc cao, tiếng ồn nhỏ,
tiết kiệm năng lượng, ít bảo dưỡng sửa chữa.

Nước sản xuất đôi khi cũng là sự lựa chọn. Nhiều người vẫn thích máy sản xuất từ
Nhậthơn là các nước thứ 3, do hàng hoá từ Nhật vẫn có chất lượng tốt nhất.

Năm sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng vì mỗi năm máy điều được cải tiến với
các tính năng vượt trội. Ví dụ, nếu mua áy điều hoà sản xuất năm 1995 thì điện năng tiêu
tốn gấp 2 lần máy sản xuất năm 2005.

4.14.Hư hỏng và sửa chữa


4.14.1 Những dấu hiệu chứng tỏ máy vẫn hoạt động binh thường
TT Triệu chứng Giải thích

1 Máy không vận hành - nếu máy vừa dừng lại mà lại bật ngay thì máy nén chỉ
ngay khởi động được sau 3 phút để bảo vệ cầu chì không nổ.
-khi máy dừng lại nhấn - khi vừa mất điện lại có điện lại ngay hoặc khi tắt
ngay nút bật áptomat lại bật lên ngay thì mạch bảo vệ chỉ cho phép
-khi chọn lại ngay máy nén khởi động lại sau 3 phút
MODE đó

2 Nghe thấy tiếng ồn trong khi vận hành và ngay trước khi dừng máy có thể
nghe tiếng máy nước chảy trong đường ống. nghe rõ
nhất khi vừa khởi động được 2-3 phút, đó là tiếng ga
lạnh chảy trong ống.
-Trong khi vận hành, đặc biệt ở chế độ sưởi ấm, nghe
tiếng phát ra do co dãn các chi tiết trong dàn.
- nếu nghe tiếng “plop plop” đó là do quạt vận hành
trong không gian quá hẹp, tắt máy kiểm tra vật cản.
- khi vận hành sưởi ấm thỉnh thoảng nghe tiếng rít đó là
khi máy xả băng tự động, rất hiếm thấy ở Việt Nam.

3 Thấy có mùi khó chịu - Có thể ngửi thấy mùi khó chịu như đồ da, đồ gỗ, thuốc

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 115


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

lá đó là khi vận hành máy hấp thụ vào và sau đó phát ra.
Phải vệ sinh dàn lạnh.

4 Có sương mù hoặc hơi - ở chế độ làm lạnh và hút ẩm khi độ ẩm trong nhà quá
nước phát ra cao, hiện tượng sương mù phát ra từ dàn lạnh thường
xuyên xảy ra do không khí bị làm lạnh đột ngột.
- ở chế độ sưởi ấm, đôi khi thấy hơi nước bốc lên ở dàn
ngoài nhà, đó là do xả băng tự động. Rất ít xảy ra ở Việt
Nam.

5 Quạt gió yếu hoặc dừng -ở chế độ sưởi ấm, khi vừa bật máy, quạt chạy rất yếu
hoặc dừng để chờ cho các chi tiết bên trong nóng lên.
- ở chế độ sưởi ấm, khi nhiệt độ phòng tăng vượt giá trị
cài đặt, quạt dàn ngoài nhà dừng còn quạt trong nhà chạy
rất chậm. Nếu bạn muốn tăng nhiệt độ phòng thêm thì
phải cài đặt nhiệt độ phòng cao thêm ở điều khiển từ xa.

- ở chế độ sưởi ấm, quạt dàn ngoài dừng 7-15ph để xả


băng, đèn xả băng sáng.
- ở chế độ hút ẩm, quạt chạy với tốc độ rất chậm, không
cài đặt được tốc độ quạt
- Ở chế độ chạy siêu âm, quạt chạy rất chậm.
- ở chế độ MONITOR(giám sát) trong chế độ chạy
AUTO, quạt chạy rất chậm.

6 Nước chảy ra từ dàn -ở chế độ sưởi, nước ngưng chảy ra từ dàn ngoài nhà.
ngoài nhà -cũng ở chế độ sưởi, nước chảy ra khi xả băng tự động.

7. Van chặn đôi khi bám - đó là hiện tượng bình thường


băng tuyết

8 Đang chạy đôi khi máy -để bảo vệ máy khi điện áp vượt ra khỏi phạm vi cho
dừng đột ngột, đèn báo phép (cao quá hoặc thấp quá) hoặc dao động bất thường.
vận hành vẫn sáng. Máy sẽ hoạt động lại sau khoảng 3 phút.

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 116


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

4.14.2 Hư hỏng - sửa chữa


TT Triệu chứng Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Máy điều hòa -Tiếp điểm công tắt bị hỏng Sửa hoặc thay tiếp điểm
không làm việc, -Tiếp điểm rơle nhiệt độ bị Sửa hoặc thay thế
đèn báo vận hỏng
hành không
sáng -Tụ khởi động bị hỏng Kiểm tra, thay tụ
-Rơle khởi động bị hỏng, Sửa hoặc thay rơle khởi động
tiếp điểm không đóng hoặc
mở được Kiểm tra, sửa chữa thay thế

-Các dây nối bị hỏng Quấn lại hoặc thay thế lốc mới.

-Cuộn dây động cơ bị chập,


cháy.

2 Quạt gió không Sự cố nguồn điện như mất Dùng vạn năng kế kiểm tra, sửa
quay điện, đứt cầu chì, tiếp điểm chữa.
không tiếp xúc, đầu dây bị Đo thông mạch
tuột
Quấn lại động cơ hoặc thay mới
Công tắt chính tiếp xúc
không tốt, dây hư hỏng. Sữa chửa hoặc thay thế

Cuộn dây động cơ hư hỏng Kiểm tra, thay tụ

Rơle bảo vệ động cơ hỏng Siết lại vít

Tụ của quạt bị hỏng


Cánh quạt không bắt chặt
vào động cơ

3 Máy nén khởi Nhiệt độ cài đặt sai hoặc Kiểm tra chế độ cài đặt
động và dừng không thích hợp Cải thiện môi trường dàn ngưng
liên tục Nhiệt độ môi trường quá tụ, loại bỏ chướng ngại vật cản
cao, dàn ngưng bị bẩn, gió bí trở đường gió, vệ sinh dàn nóng,
gió quẩn,quạt lắp ngược nên hướng dòng tránh gió quẩn, kiểm
rơle quá tải, ngắt máy nén tra cánh quạt để sửa chữa.
liên tục

4 Máy hai chiều Cuộn dây điện từ của van Thay cuộn dây
nhưng điều đảo chiều hư hỏng, bị đứt
Biên soạn: Trần Xuân An Trang 117
Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

chỉnh nóng lạnh hoặc cháy nên không đổi Kiểm tra, lấy búa gõ nhẹ lên thân
không được sang sưởi ấm được van có thể giải phóng piton khỏi
Bản thân van đảo chiều bị chổ kẹt, nếu không phải thay mới
hỏng, pittong bị kẹt không di Thay mới hoặc sửa chữa
chuyển được.

5 Máy rung và ồn Ốc vít, bulong lỏng lẻo, Bắt lại ốc vít, lấy đệm cao su, bọt
đường ống chạm nhau hoặc xốp cách ly đường ống
chạm vỏ… Thay máy nén mới
Bản thân máy nén bị hỏng Thay quạt mới
Quạt bị hỏng

6 Rò rỉ nước Không thông thoát nước Kiểm tra khắc phục


trong nhà ngưng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 118


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Quy trình sửa chữa rò rỉ nước ngưng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 119


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 120


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 121


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 122


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 123


Trường Cao Đẳng Công Thương Điện Lạnh Dân Dụng

Biên soạn: Trần Xuân An Trang 124

You might also like