You are on page 1of 185

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN

HƯỚNG DẪN ỨNG DỤNG ETAP


TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

THÁI NGUYÊN – 2017


OTI được thành lập từ năm 1986, chuyên cung cấp các giải pháp để phân tích
hệ thống điện, mô phỏng, thiết kế, vận hành, kiểm soát, tối ưu hóa, và tự động hóa.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Etap 11. Hiện OTI đã cung cấp 50.000 sản phẩm
cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Điểm
nổi bật nhất của Etap là Real-Time: kiểm soát và điều khiển hệ thống trực tiếp theo
thời gian thực nhằm tăng cường độ tin cậy, và vận hành hệ thống một cách tối
ưu và tiết kiệm.
OTI sở hữu một đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm hàng đầu
thế giới luôn tiếp cận những tiến bộ công nghệ mới nhất

Phần hướng dẫn trong tài liệu này chủ yếu dựa trên cuốn sách của
tác giả Lê Toàn Thiện, đồng thời liên tục được cập nhật bổ sung những
ứng dụng cụ thể trong quá trình hướng dẫn sinh viên ngành Kỹ thuật
điện - Điện tử, Khoa điện, trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp.
Demo
Installation
Guide
Boost Simulation Accuracy & Productivity

ETAP 16.1 Release - Major Enhancements & Features


ETAP 16.1 Model-Driven Power System Design & Operations Software expands on immersive system modeling
and comprehensive simulation capabilities.

Multi-Language Edition - Localized User-Defined Dynamic Models - UDM


• English • Korean • Spanish • Blazing performance up to 50 X faster
• Chinese • Russian • Italian* • Over 50 New UDM Models
• Japanese • Portuguese • Turkish* » IEEE 421.5 Exciters
*Output Reports » IEEE 421.5 PSS, UEL and OEL
» WECC Approved Exciters and Governors
» Energy Storage Models
Cable Capacity Sizing - IEC 60092 • Math functions with Multiple Inputs
• Size Power Cables based on IEC 60092 Electrical • Go-To blocks for Internal and External Connections
Installation in Ships & Marine Vessels • C# Scripting using MIMO Function Blocks
• Line Conductor Sizing
• Consider Short-Time Duty
• Selectable Annex B for General Installations
Wind Turbine Generator
• Enhanced Reports and Cable Manager • New Control Block Test Routines
• New Complex Terminal Voltage Input Blocks
Datablock • Complex Terminal Current Output Blocks

• New Intelligent Device Settings Datablock


• Auto-update Device Functions & Settings Transient Stability
• Export One-Lines and Datablocks to AutoCAD™ • Consider MOV Dynamic Voltage Limits
(DXF) Drawing Files
• Enhanced Generator Excitation Systems

System Elements
Expanded Engineering Libraries
• Motor Operated Valve Dynamic Voltage Limits
• Enhanced Overhead Line Impedance Calculations • Verified & Validated Libraries Included with Release
• Enhanced IEC Fuse Ratings • Download Verified Libraries from ETAP HelpDesk

Short Circuit Enhanced Modules


• Export Short Circuit Analyzer Results to MS Excel • Data Exchange (DataX)
• User-Defined Fuse Test PF and X/R for Short-Circuit • Underground Raceway Thermal Analysis
Duty Evaluation • Dynamic Parameter Estimation & Tuning (DPET)
1. ETAP Installation Manager

Demo Installation Guide

This document provides a step-by-step installation


procedure for ETAP 16.1 Demo. The installation program
installs ETAP and all of its components including
libraries, example projects, and ETAP help files.

Installation Code
The ETAP 16.1 DEMO will prompt you for a 4 letter
installation Code that is sent via email when signing
up on our website or located on the ETAP 16.1 DEMO
CD sleeve. If you cannot locate your code, please
contact your sales representative at sales@etap.com.

Before Installing ETAP 2. Welcome


1. You must have administrator rights to your
computer. It is recommended to turn off the
User Account Control (UAC) and the firewall
during installation on Windows 7 and higher
operating systems.
2. Close all other applications.

Installation Options:
• Register and download from etap website
• Insert ETAP 16.1 DEMO CD
Run ETAPINSTALLER.exe

Software Requirements:
ETAP requires the following prerequiste software.
These software will be automatically installed if not 3. Installation Code
detected.

• Microsoft .NET Framework v3.5 (SP1)


• Microsoft .NET Framework v4.0
• Microsoft .NET Framework v4.5
• Microsoft SQL Server Compact 3.5 (SP2)
• Microsoft Windows Update (KB2670838)
• Microsoft SQL Server 2012 Express LocalDB (x64)
• Microsoft SQL Server 2012 Native Client (x64)
• Microsoft SQL Management Studio 2012 (x64)
4. License Agreement 8. Launch ETAP Demo

5. System Requirements
Start Demo
Double click on the ETAP 16.1 Demo
icon that was created on your desktop
during the installation.
6. Destination Selection
Activation Code
Once installed, the demo offers immediate access
to many of the analysis modules including Load
Flow, Short Circuit, Arc Flash, and Star - Device
Coordination. To activate and explore other analysis
modules, simply email your Return Code to ETAP
to receive an Activation Code. You must have
administrative rights to your computer to enter the
6. Destination Selection Activation Code.

Uninstall Demo
To remove the demo from your computer, use Add or
Remove Programs from the Control Panel.

7. Setup Review

Add or Remove Programs


etap ® User Feedback
ETAP is dedicated to providing our customers with a superior product
experience, and user feedback is one of the central elements of this
commitment. In fact, ETAP is designed based on 95% of user suggestions
and requests! We invite you to help us make a difference by filling out a
System Requirements short, single-page feedback form. All information is confidential and will be
used only by the ETAP engineering and development staff.
Operating System (64-bit)
xx Microsoft Windows® 10 Pro
xx Microsoft Windows 8 & 8.1 (Standard, Professional)
xx Microsoft Windows 7
ETAP Training
(Home Premium, Professional, Ultimate) (SP1) ETAP University training events include a wide-range of power system
xx Microsoft® Server 2012 & 2012 R2 (Standard)
xx Microsoft Server 2008 R2 (Standard) (SP1)
analysis workshops, seminars, and on-site training conducted by Certified
ETAP Instructors. ETAP workshops in the U.S. offer Continuing Education
Units (CEUs) and a 10% discount for IEEE members.
Other Software Requirements
xx Internet Explorer® 10 or higher (or minimum version
level specified by the Operating System) Visit etap.com to view the current events schedule. Events are added
xx Microsoft .NET Framework v3.5 (SP1) throughout the year, so be sure to visit frequently for the latest updates.
xx Microsoft .NET Framework v4.0
xx Microsoft .NET Framework v4.5
xx Microsoft SQL Server Compact 3.5 (SP2)
xx Microsoft Windows Update (KB2670838)
xx Microsoft SQL Server 2012 Express LocalDB (x64)
xx Microsoft SQL Server 2012 Native Client (x64)
xx Microsoft SQL Management Studio 2012 (x64)

PC Configuration Requirements
xx 64-bit hardware
xx USB port
xx Ethernet port w/ network access (if network licensing
required)
xx DVD Drive 10 to 80 GB hard disk space (based on
project size, number of buses)
xx 19” monitors recommended (dual monitors highly
recommended)
xx Recommended display resolution -1920 x 1080
xx Recommended display font size - 100% - 125%

Recommended Hardware
xx Intel Core i5 or better – 2.0 GHz or better (or equivalent)
xx 4 GB of RAM

etap.com
Registered to ISO 9001:2008

Main: 949.900.1000
Support: 949.462.0400
support.etap.com Certification No. 10002889 QM08

B4-DIG-EN-MAR-2017 © 2017 ETAP. All rights reserved. Certain names and/or logos used in this document may constitute trademarks, service marks,
or trade names of ETAP. Other brand and product names are trademarks of their respective holders.
TÓM TẮT
Tính toán hệ thống là một khâu hết sức quan trọng trong công tác tư vấn xây dựng
Điện. Sáng kiến xin giới thiệu một công cụ tính toán và phân tích hệ thống mạnh mẽ.
Etap là phần mềm được phát triển bởi Operation Technology, Inc (OTI) của Mỹ. Nội
dung chính của sáng kiến như sau:
- Chương 1: Tổng quan về Etap
- Chương 2: Trào lưu công suất tải cân bằng
- Chương 3: Trào lưu công suất tải không cân
- Chương 4: Tính ngắn mạch
- Chương 5: Tối ưu trào lưu công suất
- Chương 6: Khảo sát ổn định hệ thống
- Chương 7: Bù công suất phản kháng
- Chương 8: Tính toán lưới nối đất
- Chương 9: Tính toán cáp ngầm
- Chương 10: Các tính năng khác
- Chương 11: Tổng kết
- Kết luận
Mục lục
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Operation Technology, Inc. – OTI .....................................................................1
1.2 GIỚI THIỆU ETAP............................................................................................1
1.2.1 CÁC KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CỦA ETAP ....................................1
1.2.2 CÀI ĐẶT (ETAP)................................................................................2
1.2.3 GIAO DIỆN 7.00 .........................................................................................2
1.2.4 CÁC PHẦN TỬ CHÍNH .............................................................................4
1.2.5 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN ..........................................................29
1.2.6 TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC PHẦN MỀM KHÁC ...........................31
1.2.7 THƯ VIỆN THIẾT BỊ ...............................................................................32
Chương 2: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI CÂN BẰNG ...........................................33
2.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................33
2.2 MODULE TÍNH TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG ETAP ...............33
2.2.1 VÍ DỤ 2.1...................................................................................................35
Chương 3: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI KHÔNG CÂN ........................................41
3.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................41
3.2 MODULE TÍNH TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI KHÔNG CÂN ................41
3.2.1 PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................41
3.2.2 VÍ DỤ 3.1...................................................................................................41
Chương 4: TÍNH NGẮN MẠCH ..................................................................................44
4.1 TÍNH NGẮN MẠCH .......................................................................................44
4.1.1 MODULE TÍNH NGẮN MẠCH Ở ETAP 7.0 .........................................44
4.2 MODULE PHỐI HỢP CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ ..........................................50
4.2.1 VÍ DỤ 4.2...................................................................................................52
Chương 5: TỐI ƯU TRÀO LƯU CÔNG SUẤT ..........................................................56
5.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................56
5.2 MODULE TỐI ƯU TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG ETAP ...........56
5.2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .................................................................61
5.2.2 VÍ DỤ 5.1...................................................................................................62
Chương 6: KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG..........................................................66
6.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................66
6.2 MODULE KHẢO ỔN ĐỊNH TRONG ETAP.........................................66
6.2.1 MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ ..............................................70
6.3 Ví dụ 6.1 ...........................................................................................................75
Chương 7: BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ............................................................78
7.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................78
7.2 MODULE BÙ KINH TẾ TRONG ETAP................................................78
7.3 VÍ DỤ 7.1 .........................................................................................................82
Chương 8: TÍNH TOÁN LƯỚI NỐI ĐẤT ...................................................................86
8.1 SƠ LƯỢC VỀ NỐI ĐẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ..................................86
8.1.1 VAI TRÒ CHỨC NĂNG ..........................................................................86
8.1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT ...........................86
8.2 MODULE TÍNH TOÁN LƯỚI NỐI ĐẤT TRONG ETAP ............................87
8.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH........................................................................88
8.3.1 TIÊU CHUẨN IEEE .................................................................................88
8.3.2 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN .................................................95
8.4 TÍNH TOÁN VỚI ETAP .................................................................................97
8.4.1 TẠO DỮ LIỆU TÍNH TOÁN ...................................................................98
8.4.2 VÍ DỤ 8.1.................................................................................................101
8.4.3 VÍ DỤ 8.2.................................................................................................104
Chương 9: TÍNH TOÁN CÁP NGẦM .......................................................................110
9.1 TỔNG QUAN ................................................................................................110
9.2 MODULE TÍNH TOÁN VẬN HÀNH CÁP NGẦM ...................................110
9.2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ...............................................................110
9.2.2 THANH EDIT .........................................................................................120
9.2.3 THANH CÔNG CỤ TÍNH TOÁN ..........................................................126
9.2.4 ĐẶT CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ....................................................126
9.2.5 VÍ DỤ 9.1.................................................................................................127
9.3 MODULE TÍNH TOÁN LỰC KÉO CÁP ....................................................134
9.3.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN...............................................................134
9.3.2 ỐNG LUỒN CÁP ....................................................................................135
9.3.3 CÁP..........................................................................................................136
9.3.4 THANH EDIT .........................................................................................138
9.3.5 ĐẶT THÔNG SỐ TÍNH TOÁN .............................................................138
9.3.6 VÍ DỤ 9.2.................................................................................................139
Chương 10: CÁC TÍNH NĂNG KHÁC .....................................................................143
10.1 KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ..............................................................................143
10.2 REAL-TIME...................................................................................................143
10.3 CONTROL SYSTEM DIAGRAM ................................................................144
Chương 11: TỔNG KẾT .............................................................................................145
11.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG .....................................................................................145
11.2 TỒN TẠI ........................................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................146
Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Operation Technology, Inc. – OTI


OTI được thành lập từ năm 1986, chuyên cung cấp các giải pháp để phân tích hệ
thống điện, mô phỏng, thiết kế, vận hành, kiểm soát, tối ưu hóa, và tự động hóa. Phiên
bản mới nhất hiện nay là Etap 11.
Hiện OTI đã cung cấp 50.000 sản phẩm cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp ở
hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Điểm nổi bật nhất của Etap là Real-Time: kiểm soát và điều khiển hệ thống trực
tiếp theo thời gian thực nhằm tăng cường độ tin cậy, và vận hành hệ thống một cách
tối ưu và tiết kiệm.
OTI sở hữu một đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm hàng đầu thế giới
luôn tiếp cận những tiến bộ công nghệ mới nhất.

Hình 1.1 Operation Technology, Inc. – OTI


1.2 GIỚI THIỆU ETAP
1.2.1 CÁC KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN CỦA ETAP
- Tính trào lưu công suất tải cân bằng
- Tính trào lưu công suất tải không cân bằng
- Tính ngắn mạch
- Đóng ngắt động cơ, máy điện quay
- Phân tích sóng hài
- Khảo sát ổn định hệ thống
- Phối hợp các thiết bị bảo vệ
- Tối ưu trào lưu công suất
- Tính độ tin cậy hệ thống
- Bù tối ưu công suất phản kháng
- Tính lưới nối đất
- Tính toán cáp ngầm
- Thiết kế mạch điều khiển

1
- Quảng lý hệ thống theo thời gian thực (Real time)
- Quảng lý lưới điện trên sơ đồ đia lý GIS
1.2.2 CÀI ĐẶT (ETAP)
- ETAP chạy tốt trên windows xp, vista và windows 7. Etap cung cấp bản
demo tại địa chỉ www.etap.com/demo. Tuy nhiên bản demo này nhiều tính năng
và số nút bị hạn chế. Bản crack phổ biến trên các diễn đàn HTĐ hiện nay là bản
ETAP và chỉ chạy được trên win 32bit.
- Khi cài đặt đòi hỏi phải có phần mềm hỗ trợ là Microsoft® .NET Framework
v1.1 hoặc Microsoft.NET Framework v2.0. Do chương trình hỗ trợ đồ họa cao
nên yêu cầu cấu hình máy tinh tối thiểu: Intel Dual/Quad core – 2.0 GHz trở
lên, RAM 2 GB.
1.2.3 GIAO DIỆN ETAP
Của sổ chính :

Hình 1.2 Cửa sổ chính

2
Các chức năng tính toán :

Hình 1.3 Các chức năng tính toán


Các phần tử AC :

Hình 1.4 Các phần tử AC

Các thiết bị đo lường, bảo vệ:

3
Hình 1.5 Các thiết bị đo lường, bảo vệ
1.2.4 CÁC PHẦN TỬ CHÍNH
1.2.4.1 Nguồn (hệ thống)
Nguồn được xem là thay thế cho 1 hệ thống phức tạp vô cùng lớn được đặc trưng
bởi các thông số sau:

Hình 1.6 Trang info của nguồn


- IP: tên của nguồn (hệ thống)
- Bus: kết nối với bus nào (kèm điện áp định mức)
- Mode: chọn chức năng của nguồn
+ Swing: nút cân bằng
+ Voltage Control: điều chỉnh điện áp
+ Mvar Control: điều chỉnh công suất kháng
+ PF control: điều chỉnh hệ số công suất
4
Hình 1.7 Trang Rating của nguồn
- Rated: điện áp định mức (kèm kiểu đấu dây)
- Balanced/Unbalanced: ba pha cân bằng/ không cân bằng
- Generation Categories: các thiết lập các thông số hoạt động của nguồn
- Operating: các giá trị của trạng thái hoạt động gần nhất
- SC Rating: Công suất ngắn mạch và trở kháng hệ thống
- SC Imp (100MVA base): trở kháng hệ thống ở công suất cơ bản 100MVA
Trang Hamnic :
- Lựa chọn dạng điện áp đầu ra và sóng hài của hệ thống(sin, không sin, các dạng
sóng nghịch lưu…). Nếu là hệ thống cho điện áp đầu ra hình sin thì ta chọn
None.

5
Hình 1.8 Trang Hamnic của nguồn

Hình 1.9 Trang Reliability của nguồn


Các thông số để tính bài toán xác định độ tin cậy cung cấp điện toàn hệ thống
- λA: số lần sự cố/ năm
- MTTR: thời gian sửa chữa (giờ)/ năm
- μ: tỷ lệ sửa chữa trung bình/ năm( μ=8760/MTTR)
- FOR = MTTR/(MTTR + 8760/ λA)
- MTTF: khoảng thời gian giữa 2 lần hư hỏng
6
- rp: thời gian thay thiết bị
- switch Time: thời gian chuyển sang nguồn cung cấp mới

Hình 1.10 Trang Energy Price của nguồn


Giá cung cấp điện của hệ thống. Ta có thể xây dựng hàm chi phí của hệ thống để
tính toán khi sử dụng chức năng vận hành tối ưu nguồn phát
1.2.4.2 Máy Phát
Máy phát cũng tương tự như nguồn chỉ khác 1 vài điểm sau :
- Rating:
+ MW: công suất P định mức
+ kV: điện áp định mức
+ %PF: hệ số công suất
+ MVA: công suất S định mức
+ %Eff: hiệu suất làm việc.
+ Poles: số cực.
+ FLA: dòng pha ở công suất định mức.
+ RPM: tốc độ đồng bộ.
- PrimeMover Rating: công suất liên tục và cao điểm dùng để tính các cảnh bảo
lúc khởi động các phụ tải động cơ.
- Mvar Limits: giới hạn công suất kháng lúc cao điểm. Có thể cài đặt hoặc Etap
tự tính theo PrimeMover Rating.

7
Hình 1.11 Trang Energy Price của máy phát

Hình 1.12 Trang Imp/Mode của máy phát


- Impedance: thông tin về trở kháng siêu quá độ, thứ tự thuận, nghịch, không
dùng trong tính toán ngắn mạch.
- Dynamic Model: mô hình máy phát và các thông số (bộ thông số chuẩn) để

8
phân tích ổn định hệ thống.
- Type: kiểu máy phát (hơi, khí, thủy điện) và loại rotor (cực ẩn, cực lồi).
- IEC 60909 S.C: giới hạn chịu được khi ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEEE
60909.

Hình 1.13 Trang capalibity của máy phát


Thông tin về giới hạn hoạt động an toàn của máy phát.

Hình 1.14 Trang Exciter cuả máy phát


Thông tin về hệ thống kích từ và bộ tự điều chỉnh điện áp AVR.

9
Hình 1.15 Trang Govemor của máy phát
Thông tin về bộ điều tốc của máy phát.
1.2.4.3 Bus

Hình 1.16 Trang info của Bus


- Nominal kV: điện áp định mức
- Bus Voltage: giá trị ban đầu của vòng lập trong tính toán
1.2.4.4 Đường dây

10
Hình 1.17 Trang info của đường dây
- ID: tên đường dây.
- From/to: dây nối từ Bus /đến Bus.
- Length: chiều dài dây, chọn đơn vị thích hợp.

Hình 1.18 Trang parameter của đường dây


- Conductor Type: loại dây đồng hay nhôm
- R-T1: điện trở ở nhiệt độ T1
- R-T2: điện trở ở nhiệt độ T2 (R-T1 và R-T2 là 2 điểm để Etap nội suy ra điện
trở đường dây ở các nhiệt độ khác)
- Outside Diameter: đường kính ngoài của dây
- GMR: bán kính trung bình nhân giữa các nhóm dây dây cùng pha (Dm).
11
- Xa: trở kháng của dây pha trên 1 đơn vị chiều dài (Etap tự tính).
- Xa’: dung dẫn của dây pha (với khoảng cách trung bình hình học giữa các dây
pha là 1 ft) trên 1 đơn vị chiều dài (Etap tự tính).
- Ground Wire : thông số dây nối đất.
Ngoài ra Etap còn cung cấp 1 thư viện dây phổ biến với đầy đủ các thông số rất
tiện lợi. Thư viện này có thể tùy biến theo điều chỉnh của người dùng

Hình 1.19 Trang configuration của đường dây


- Configuration: cách bố trí dây(thẳng đứng, nằm ngang, tam giác, mạch kép)
- GMD: khoảng cách trung bình nhân giữa các dây pha (Dm)
- Phase: khoảng các giữa các dây pha, các dây pha với đất
- Transposed: chọn nếu dây dẫn có hoán vị đầy đủ
- Separation: khoảng cách trung bình hình học giữa các dây (trường hợp phân
pha)
- Conductors/phase: số dây trong cùng một pha (trương hợp phân pha)
- Ground wires: dây chống sét
Với các thông số trên Etap sẽ tự tính ra trở kháng đường dây

12
Hình 1.20 Trang Grouping của đường dây
Các thông tin về nối đất đường dây (nối dất chống sét, nối đất lập lại…).

Hình 1.21 Trang Earth của đường dây


Các thông tin về lớp đất bên dưới dây dẫn.

13
Hình 1.22 Trang impedance của đường dây
Có 2 tùy chọn:
- Calculated: nhận kết quả tính từ Etap (R, X, B)
- User Defined: nhập số liệu có sẵn (R, X, B)
- Impedance (per phase ): các thông số R, X, B cho thứ tự thuận, nghịch và thứ
tự không

Hình 1.23 Trang Sag & Tension của đường dây


- Line Section:
+ Same Tower Height: các cột có cùng độ cao
+ Op Temp: nhiệt độ vận hành của đường dây
14
+ Horiz. Tension: lực căng ngang
+ Ruling Span: khoảng vượt (khi các cột có cùng độ cao)
+ Span: khoảng vượt cụ thể
+ Height Diff: sai biệt độ cao giữa 2 cột
+ Span: khoảng vượt
+ Sag: độ võng
- Loaded Conditions
+ Weight: trọng lượng dây
+ k Factor:
+ Ice: độ dày lớp băng bám trên dây
+ Wind: áp lực gió
+ Elongation Coefficient: hệ số giản nở của dây dẫn
- Al/Cu Strands: số sợi và đường kính mỗi sợi phần dẫn điện
- Steel Strands: số sợi và đường kính mỗi sợi phần chịu lực
- Modulus of Elasticity: khả năng chiu lực kéo
- Known Conditions: các điều kiện
+ Ice: độ dày của lớp băng bám trên dây dẫn
+ Wind: áp lực gió
+ k Factor: hệ số k
+ Temperature: nhiệt độ vận hành
+ Tension or Sag: chọn giá trị độ võng hay lực căng dây cho phép
1.2.4.5 Cáp lực

Hình 1.24 Trang info của cáp


- ID: tên cáp

15
- Connection: cáp cấp điện cho tải 1pha/3pha
- Length: chiều dài cáp
- Tolerance: sai số chiều dài
- # conductors/phase: số sợi cáp/ 1 pha

Hình 1.25 Trang impedance của cáp


- Impedance(per conductor): trở kháng thứ tự thuận và thứ tự nghịch
- Units: đơn vị trở kháng
- Cable temperature: nhiệt độ cáp
+ Base: nhiệt độ tính R (ở mục trở kháng)
+ Min: nhiệt độ vận hành nhỏ nhất
+ Max: nhiệt độ vận hành lớn nhất
Giá trị nhiệt độ này dùng để nội suy ra điện trở của cáp ở nhiệt độ hoạt động khác
nhau.

16
Hình 1.26 Trang physical của cáp
- Rdc: điện trở DC ở 25oC
- Cable OD: đường kính ngoài
- Condutor OD: đường kính lõi
- Insulation t: chiều dày cách điện
- Sheath t: chiều dày giáp bọc
- Jacket t: chiều dày vỏ bọc
- Wright: khối lượng cáp trên một đợn vị chiều dài
- Max.Tension: lực kéo lớn nhất cho phép trên mộ đơn vị điện tích
- Max.SW: áp lực lớn nhất cho phép trên một đợn vị chiều dài
- Conductor Construction: Cấu trúc lõi dẫn. Gồm các cấu trúc sau.
+ ConRnd: Concentric Round None Coated None Treated
+ ConRnd-Coated: Concentric Round Coated None Treated
+ ConRnd-Treated: Concentric Round None Coated Treated
+ CmpRnd-Treated: Compact Round None Coated Treated
+ CmpSgm: Compact Segmental None Coated None Treated
+ CmpSgm-Coated: Compact Segmental Coated None Treated
+ CmpSgm-Treated: Compact Segmental None Coated Treated
+ CmpSct-Treated: Compact Sector None Coated Treated
- Shielding: có/ không giáp bọc
- Sheath/Shield End Connection: có/không nối đất vỏ cáp
- Sheath/Armor Type: vật liệu giáp bọc. Gồm các loại sau.
+ None
+ Lead Sheath

17
+ Aluminum Sheath
+ St Armor/30 dg/ 15 W
+ St Armor/30 dg/ 20 W
+ St Armor/30 dg/ 25 W
+ St Armor/45 dg/ 15 W
+ …
+ St Armor/45 dg/ 9999 W
- Jacket Type: vật liệu vỏ ngoài của cáp. Gồm các vật liệu sau.
+ None
+ Paper
+ PE
+ PVC
+ XLPE
+ EPR
+ SBR
+ Rubber
+ Rubber1
+ Rubber2
+ …
Trang loading
- Operating Load/Current: giá trị dòng điện để tính ổn định nhiệt
+ Avg: giá trị dòng điện cho tải 3 pha cân bằng
+ Phase A: giá trị dòng điện pha A (tải 3 pha không cân bằng)
+ Phase B: giá trị dòng điện pha B (tải 3 pha không cân bằng)
+ Phase C: giá trị dòng điện pha C (tải 3 pha không cân bằng)
+ Growth factor (GF): hệ số tăng tải trong tương lai
- Loading current for sizing: giá trị dòng điện để xác định tiết diện cáp tối ưu
+ Operating current: dòng điện cáp đang tải (theo sơ đồ 1 sợi)
+ FLA of Element: dòng điện theo thiết bị cáp cấp điện
+ User-Defined: người dùng nhập
- UnderGround raceway (UGS): tính toán mương cáp
+ Sheath/Armor Current: giá trị dòng điện chạy trong vỏ cáp (tính theo %
dòng trong lõi cáp)
+ Optimization options: lựa chọn này để xác định bài toán tính ổn định nhiệt
theo tiết diện tối ưu
Fixed Current: cố định dòng điện
Fixed size: cố định kích thước cáp

18
Hình 1.27 Trang loading của cáp
+ Load factor: hệ số mang tải (qui về tải đỉnh). Được tính như sau
(kWi Ti ) E
Load _ factor  100  100 %
(kW pTt ) kWiTt

Trong đó:
i: Các khoảng thời gian tải hoạt động
kWi: công suất tải ở khoảng i
Ti: Thời gian trong khoảng i
kWp: công suất đỉnh ở khoảng i
Tt = Ton + Toff (Ton thời gian tải hoạt động; Toff thời gian tải nghỉ)
+ Transient load profile: dạng đồ thị phụ tải

Trang Protection

19
Hình 1.27 Trang protection của cáp
- Themal capability: đường cong khả năng chịu nhiệt của cáp, đường cong này
phụ thuộc vào loại cách điện, nhiệt độ ruột dẫn và số sợi cáp mỗi pha.
+ Conductor Temperature: nhiệt độ cáp bắt đầu quá giới hạn cho phép
- Reference kV: giá trị điện áp tham khảo tính công suất ngắn mạch
- Short circuit current (Sym, ms): giá trị dòng ngắn mạch cáp phải chiệu đựng.
Giá trị này dùng để xác định kích thước cáp tối ưu, trở kháng tương đương.
- Protective device:
- Protective grounding Z:
Trang ampacity
- Thermal Capability:
- Installation: hình thức lắp đặt cáp. Chọn tiêu chuẩn và hình thức lắp đặt cáp
- Temperature/RHO: Nhiệt độ hoạt động và nhiệt trở suất
+ Ta: nhiệt độ môi trường
+ Tc: nhiệt độ tối đa cho phép của cáp
+ RHO: nhiệt trở suất môi tường
- Ampacity: Dòng tải hoạt động của cáp
+ Operating: Dòng điện cáp đang hoạt động
+ Base: dòng điện định mức của cáp
+ Derated: dòng điện trong điều kiện lắp đặt cụ thể (theo tiêu chuẩn tính toán
lựa chọn)
- Allowable Ampacity (Alert): dòng tối đa cho phép của cáp. Dùng để cảnh báo
khi quá giới hạn và giới hạn cho tính toán tối ưu

20
Hình 1.27 Trang ampacity của cáp
Trang sizing của cáp
- Standard: tiêu chuẩn tính toán (được chọn trong trang ampacity)
- Results: kết quả tính tối ưu kích thước cáp
- Requirements: yêu cầu của phụ tải
- Cable Application: hế số nhân dòng (yêu cầu của thiết bị)
- Options: xem xét hệ số tăng trưởng phụ tải
- Cable Library Selection: lựa chọn cáp trong thư viện (cùng một nhóm/ tất cả
các cáp có trong thư viện)

21
Hình 1.28 Trang sizing của cáp
Trang Routing

Hình 1.29 Trang routing của cáp


- Routed Raceways: các mương cáp mà đặt cáp này
- Available Raceways: Các mương cáp đang tồn tại trong dự án
1.2.4.6 Máy biến áp 2 cuộn dây

22
Hình 1.24 Trang Info của máy biên áp
- ID: tên MBA
- Prim: tên bus kết nối phía cao áp, điện áp phía cao áp
- Sec: tên bus kết nối phía hạ áp, điện áp phía hạ áp
- Standard: theo tiêu chuẩn ANSI hay IEC
- Type/class: tùy từng loại tiêu chuẩn MBA phân ra làm nhiều loại và nhiều lớp
khác nhau ( giải nhiệt, làm mát, vật liệu…….)

Hình 1.25 Trang Rating của máy biến áp


- kV: điện áp định mức
- MVA: công suất định mức
- Max MVA: khả năng quá tải của MBA

23
- FLA: dòng định mức
- Impedance:
+ % Z: giá trị phần trăm của tổng trở MBA so với Zcb được tính dựa trên điện
áp định mức MBA và công suất định mức MBA
+ X/R: tỉ số trở kháng / điện trở MBA
+ Z variation: tổng trở khi điều chỉnh đầu phân áp MBA

- Z tolerance : sai số

Hình 1.26 Trang Tap của máy biến áp


- Fixed Tap: chọn đầu phân áp MBA. Ta có thể chuyển đổi từ chọn theo các nấc
đầu phân áp hay theo kV bằng cách nhấn vào nút %Tap
- LTC/Voltage Regulator: thiết lập các giá trị điện áp của mỗi nấc đầu phân áp,
cũng như chọn MBA có đầu phân áp hay không. Nhấn vào LCT để thiết lập các
giá trị đầu phân áp

24
Hình 1.27 Chỉnh đầu phân áp máy biến áp

Hình 1.28 Trang Grounding của máy biến áp


Tổ đấu dây và kiểu nối đất MBA

25
Hình 1.29 Trang Sizing của máy biến áp
Hổ trợ chọn dung lượng MBA dựa vào phụ tải và dự báo tốc độ tăng trưởng.

Hình 1.30 Trang protection của máy biến áp


Các thông tin về đường cong hư hại của MBA.
- Short Circuit contribution: các giá trị trở kháng để tính toán ngắn mạch và
dòng sự cố.
- Magnetizing Inrush: xác định đường cong hư hỏng.

26
Hình 1.31 Trang Reliability của máy biến áp
Các thông tin về độ tin cậy của MBA.
1.2.4.7 Máy biến áp 3 cuộn dây
Giống MBA 2 cuộn dây, có thêm các thông tin về cuộn thứ 3.
1.2.4.8 Tải

Hình 1.32 Trang Info của tải


- ID: tên tải.
- Connection: 3 pha hay 1 pha, nếu 1 pha thì pha A, B hay C

27
Hình 1.33 Trang Nameplate của tải
- Model Type: loại phụ tải(cân bằng, không cần, biến đổi theo điện áp, tần
số…dạng hàm)
- Ratings: công suất tải, hệ số công suất….
- Load Type: tỉ lệ tải tĩnh và tải động
- Loading: giá trị mang tải trong các trường hợp khác nhau

Hình 1.34 Trang Short Circuit của tải


- % LRC: dòng sự cố khi ngắn mạch do động cơ trả về

28
- % Total Load: % tải động cơ
- X/R: tỉ số trở kháng / điện trở của động cơ
1.2.5 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN
Sau khi khởi động Etap, chọn New để tạo 1 project mới :

Hình 1.35 Thông tin ban đầu khi tạo dự án mới


Cửa sổ chính :

Hình 1.36 Cửa sổ chính sau khi khởi tạo dự án


Muốn chọn phần tử nào ta nhấp vào phần tử đó sau đó kéo thả vào cử sổ thiết kế.

29
Hình 1.37 Kết nối các phần tử
Mỗi phần tử có đầu để kết nối, ta nhấp vào đầu kết nối đó và rê chuột đến phần tử
muốn kết nối với nó.
Xoay các phần tử: chọn phần tử muốn xoay vào Tools trên thanh Menu, chọn
Rotate và góc cần xoay.

Hình 1.38 Thao tác xoay các phần tử

Thay đổi màu các phần tử: vào Theme Editor trên thanh Toolbars 1 của số
tùy chọn xuất hiện, ta có thể đổi màu sắc từng phần tử theo 1pha-3 pha, AC-DC, cấp
điện áp.

30
Hình 1.39 Thay đổi màu các phần tử
Tùy chỉnh các thông số của phần tử hiện thị trên sơ đồ: vào Display Options
Edit để thay đổi các thông tin muốn hiển thị trên sơ đồ bằng cách check vào thông tin
muốn hiện thị.

Hình 1.40 Thay đổi thông tin hiển thị


1.2.6 TRAO ĐỔI DỮ LIỆU VỚI CÁC PHẦN MỀM KHÁC

31
Etap có thể trao đổi dữ liệu với nhiều phần mềm khác với các định dạng file khác
nhau. Đáng chú ý nhất là:
- Trao đổi dữ liệu với Autocad:
+ Xuất sơ đồ hệ thống với định dạng DXF
+ Nhập dữ liệu kết cấu lưới nối đất từ định dạng file XML
- Nhập dữ liệu từ file định dạng .raw của PSS/E phiên bản từ 29 trở lên. Tuy
nhiên có một số phần tử không trao đổi được như: máy phát, bộ điều chỉnh đầu
phân áp máy biến áp…nếu sơ đồ một sợi không được xây dựng trên giao diện
đồ họa (PSS/E) thì Etap sẽ không hiểu được vị trí các phần tử trên giao diện đồ
họa khi chuyển đổi.
1.2.7 THƯ VIỆN THIẾT BỊ
Thư viện của Etap gồm các thiết bị như cáp, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị đóng
cắt, relay… thư viện này cho phép người dùng thay đổi và mở rộng không giới hạn.
Từ thanh menu chọn mục library, chọn thiết bị cần thay đổi (mở rộng), thay đổi thông
số theo mục đích sử dụng.

Hình 1.41 Thư viện cáp lực


Để phục vụ tính toán trong sáng kiến này đã xây dựng thư viện cáp lực hãng ABB
và LS VINA; dây dẫn trên không LS VINA

32
Chương 2: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI CÂN BẰNG
2.1 TỔNG QUAN
Tính trào lưu công suất là bài toán quen thuộc và gần như không thể thếu, nó phục
vụ công tác lập quy hoạch phát triển hệ thống, thiết kế, vận hành, thay đổi đấu
nối…Do đó gần như phần mềm hệ thống điện nào cũng có tính năng này.
Các phần mềm hiện nay sử dụng phổ biến 3 phương pháp sau:
- Phương pháp Newton-Raphson
- Phương pháp Gauss-Seidel
- Phương pháp phân lập nhanh
2.2 MODULE TÍNH TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG ETAP

Hình 2.1 Thanh công cụ

Hình 2.2 Các tùy chỉnh trường hợp phân tích


Cửa sổ Edit Study Case :

33
Hình 3.3 Trang Info
- Study Case ID: tên trường hợp đang tùy chỉnh( trong cùng 1 sơ đồ ta có thể thử
chạy nhiều trường hợp khác nhau)
- Method: phương pháp phân tích
+ Max. Iteration: số lần lập tối đa
+ Precision: độ chính xác
+ Accel. Factor: hệ số tăng tốc (phương pháp lập nhanh)
+ Apply XFMR Phasles –Shift: trong quá trình phân tích có xét đến đầu
phân áp MBA
- Update: cập nhật điều kiện ban đầu của các phần tử
- Report: các tùy chỉnh báo cáo
- Initial Voltage Condition: điều kiện ban đầu của bus là tùy từng Bus (Bus
Initial Voltages) hay thống nhất (User Defined Fixed Value )
Trang loading :
- Loading Category: chế độ vận hành của phụ tải
- Generation Category: chế độ vận hành của nguồn Nguồn (máy phát, hệ thống)

34
Hình 3.4 Trang loading

Hình 3.5 Trang Alert


Các tùy chỉnh cảnh báo. Khi vượt quá giới hạn này Etap sẽ hiện thị thông báo cảnh
báo quá tải và đổi màu thiết bị
- Critical: cảnh báo quá tải
- Marginal: cảnh báo non tải
2.2.1 VÍ DỤ 2.1
Cho sơ đồ HTĐ và các thông số như hình vẽ:

35
Hình 3.6 Sơ đồ HTĐ

Hình 3.7 Hình thức trụ các đường dây


Tiến hành xây dựng sơ đồ 1 sợi trong Etap và nhập các thông số của các phần tử.
2.2.1.1 Nhập phụ tải

36
- Trang info nhập tên phụ tải (mục ID), 3pha/1pha (mục conection).
- Trang nameplate nhập P, cosφ (muc rating), thành phần tải (mục load type) mức
tải ở các thời điểm khác nhau (mục loading categoy).

Hình 3.8 Thông số tải số 4


2.2.1.2 Đường dây
- Trang info nhập tên đường dây (mục ID), chiều dài đường dây (mục length).

Hình 3.9 Thông số đường dây 6-7


- Trang parameter nhập thông số dây dẫn (muc phase conductor) có thể lựa chọn

37
dây dẫn từ thư viện với các thông số được thiết lập sẵn, thông số dây chống sét
(mục ground wire).
- Trang configuration chọn hình thức trụ (mục configuration type), khoảng cách
các pha (phase), phân pha (muc conductors), dây chống sét (mục ground wires).
2.2.1.3 Máy biến áp
- Trang info nhập tên MBA (mục ID).
- Trang rating nhập điện áp, công suất MBA (mục rating), điện áp ngắn mạch, tỉ
số X/R (mục impedance).
- Trang tap chọn vị trí bộ điều áp dưới tải, số nấc điều áp, % mỗi nấc (mục
LTC/voltage regulator).
- Trang grounding chọn tổ đấu dây.

Hình 3.10 Thông số đường dây 6-7


2.2.1.4 Máy phát

Hình 3.10 Thông số máy phát

38
- Trang info nhập tên MBA (mục ID), chọn chức năng máy phát trong hệ thống
điện (mục operation mode).
- Trang rating nhập công suất máy phát.
- Trang imd/mode nhập tổng trở (mục impedance), thông số mô phỏng quá độ
(mục dynamic mode).
- Trang grounding chọn tổ đấu dây.
- Trang inertia nhập thông số bộ điều tốc.
- Trang exciter nhập thông số bộ kích từ.
- Trang govemor nhập thống số bộ điều chỉnh điện áp.
- Trang fuel cost nhập hàm chi phí giá phát điện.
2.2.1.5 Chạy chương trình tính
Vào mục để chuyển từ của sổ thiết kế sang module trào lưu công suất, vào
mục (Edit Study Case) để tùy chỉnh tính toán.

Để chạy kết quả phân bố công suất nhấp vào mục (Run) ta được kết quả trực
tiếp trên sơ đồ như hình sau

Hình 3.14 Kết quả phân tích trên sơ đồ


Có thể thay đổi cách hiện thị kết quả trên sơ đồ, chọn các thông số cần xem, đơn vị

39
hiện thị ở mục , xem kết quả tính toán chi tiết ở mục .

40
Chương 3: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI KHÔNG CÂN
3.1 TỔNG QUAN
Trong thực tế việc cung cấp điện ít khi tải 3 pha cân bằng vì trong các xí nghiệp,
nhà máy luôn có những thiết bị sử dụng điện áp 1 pha hay sử dụng điện áp dây giữa 2
pha, việc sắp xếp phụ tải trên các pha khó mà đạt được trang thái cân bằng. Để phân
tích ảnh hưởng của sự mất cân bằng này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống bài toán
phân bố lưu lượng tải không cần bằng được đặt ra.
Etap cung cấp chức năng phân tích này phân tích cả với mạch hình tia và mạch
vòng, cho kết quả với đầy đủ các thông tin cần thiết.
3.2 MODULE TÍNH TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TẢI KHÔNG CÂN
Module này tương tự module tính trào lưu công suất tải cân bằng nhưng ở đây
Etap tính cho từng pha riêng biệt
3.2.1 PHƯƠNG PHÁP
Etap sử dụng phương pháp “Newton-Raphson 3 pha”. Với phương trình được lập
lại

Trong đó:

- Vrm : độ lệch điện áp


abc

- I rm : độ lệch dòng giữa giá trị qui định và giá trị tính trong lần lập
abc

- Y abc : ma trận tổng dẫn


3.2.2 VÍ DỤ 3.1
Cho sơ đồ lưới điện trung thế đơn giản như hình 7.2, nút 3 có 1 tải 1 pha 50kVA
(mắc ở pha A), dây dẫn và hình thức trụ như hình 7.1.

Hình 7.1 Dây dẫn và hình thức trụ

41
Vào mục để chuyển sang module tính trào lưu tải không cân, vào mục
(run) để bắt đầu tính toán, vào để tùy chọn kết quả hiện thị.

42
Hình 7.2 Kết quả tính trào lưu tải không cân

43
Chương 4: TÍNH NGẮN MẠCH
4.1 TÍNH NGẮN MẠCH
Tính ngắn mạch là bài toán quan trọng trong hệ thống điện, nó giúp người kỹ sư
lựa chọn thiết bị phù hợp, cài đặt thiết bị bảo vệ, đấu nối lại lưới điện sao cho đạt trạng
thái vận hành tối ưu nhất…
ETAP cho phép người dùng tính toán các dạng ngắn mạch khác nhau (một pha
chạm đất, 2 pha trạm nhau, 2 pha trạm nhau trạm đất, 3 pha trạm nhau) theo tiêu chuẩn
IEC 60909, IEC 61363, ANSI/IEEE
4.1.1 MODULE TÍNH NGẮN MẠCH Ở ETAP 7.0
Ở chức năng này Etap tính ngắn mạch theo 2 phương pháp là tiêu chuẩn
ANSI/IEEE, IEC và chức năng phân tích hồ quang điện khi ngắn mạch. Trong giới
hạn tìm hiểu này chỉ giới thiệu chức năng tính ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC.
Study Case :

Hình 4.1 Trang Info


- Bus Selection: Chọn bus bị sự cố
- Motor Contribution Based On: xét đến tải khi tính toán
- Tranfomer Tap: có xét đến đầu phân áp MBA hay không
- Cable & OL Heater: xét đến cáp nối thiết bị và ảnh hưởng của nhiệt độ
Trang Standard
- Short Circuit Current: hệ số nhân điện áp nguồn (trường hợp min là trường
hợp xét đến yếu tố tích cực ở sai số thiết bị, 2 trường hợp còn lại là xét ở tiêu
cực của sai số thiết bị)
- Cmax for Z Adjustment: hiệu chỉnh tổng trở khi thay đổi điện áp so với định
mức của thiết bị (máy biến áp, máy phát)
- Zero Sequence Mdl: xét đến điện dung của dây dẫn và tụ bù khi tính toán (đưa
vào trở kháng thứ tự không)
- Calculation Method: sử dụng tỷ số X/R trong 3 biện pháp khác nhau để tính

44
giá trị biên dòng ngắn mạch ip để kiểm tra thiết bị cắt ngắn mạch
- Protective Device Duty: Đánh giá thiết bị cắt ngắn mạch
- LV CB Breaking : chọn dòng để đánh giá thiết bị cắt ngắn mạch

Hình 4.2 Trang Standard

Hình 4.3 Công cụ tính toán


4.1.1.1 TÍNH THEO IEC 60909 (phương pháp thành phần đối xứng)
Dòng ngắn mạch được tính bằng cách thay thế hệ thống nhìn từ điểm ngắn mạch
bằng một nguồn và tổng trở tương đương. Hệ số c được sử dụng để nhân với điện áp
nguồn thay thế trong các trường hợp tính dòng cực đại và cực tiểu.

45
Hình 4.4 Sơ đồ thay thế
Giá trị hệ số c: (giá trị này có thể thay đổi theo người dùng)

Để tính ngắn mạch không đối xứng phân tích ra làm 3 thành phần đối xứng thứ tự
thuận, nghịch và không.

Hình 4. 5 Thành phần thứ tự thuận, nghịch và không


Ngắn mạch 3 pha:

Hình 4.6 Ngắn mạch 3 pha


Ngắn mạch 1 pha trạm đất:

46
Hình 4.7 Ngắn mạch 1 pha trạm đất
Ngắn mạch 2 pha trạm nhau trạm đất:

Hình 4.8 Ngắn mạch 2 pha trạm nhau trạm đất


Ngắn mạch 2 pha trạm nhau:

Hình 4.9 Ngắn mạch 2 pha trạm nhau


Trong tiêu chuẩn IEC 60909 còn hướng dẫn cách tính sai số của điện trở thiết bị
khi nhiệt độ thay đổi, biên độ dòng điện ip (giá trị lớn nhất), trị hiệu dụng dòng trong 1
chu kì đâu tiên khi ngắn mạch để kiểm tra thiết bị cắt dòng ngắn mạch. Cách xác định
trở kháng các thiết bị, dòng DC . Trong tìm hiểu này không đề cặp
4.1.1.2 PHƯƠNG PHÁP IEC 61363 (giải hệ phương trình vi phân)
47
Tiêu chuẩn IEC 61363 tính ngắn mạch 3 pha bằng phương pháp giải hệ phương
trình vi phân mô tả hệ thống điện theo thời gian, phương pháp này phân tích được diễn
biến đầy đủ quá trình quá độ điện từ trong hệ thống điện kể từ sau thời điểm ngắn
mạch, nghĩa là tính toán giá trị tức thời của giá trị dòng điện và điện áp theo thời gian.
4.1.1.3 VÍ DỤ 4.1
Sử dụng lại hệ thống ở ví dụ 2.1, tính dòng ngắn mạch ở nút số 3.
Vào mục để chuyển sang module tính ngắn mạch, vào mục (Edit
Study Case) để tùy chỉnh tính toán.

Hình 4.10 Chọn nút cần tính ngắn mạch

Hình 4.11 Các tùy chọn tính toán

Vào mục để tính dòng ngắn mạch theo IEC 60909.

Vào mục trên thanh công cụ để chọn kết quả loại dòng ngắn mạch hiện trên sơ
đồ hay vào mục để xem kết quả chi tiết.

Hình 4.12 Chọn kết quả hiển thị trên sơ đồ

48
Hình 4.13 Kết quả tính ngắn mạch 3 pha trên sơ đồ

Vào mục để tính dòng ngắn mạch theo IEC 61363, vào mục để xem kết
quả tính toán dạng đồ thị.

Hình 4.14 Chọn kết quả cần vẽ đồ thị

Hình 4.15 Dòng ngắn mạch tại nút 3 theo IEC 61363

49
4.2 MODULE PHỐI HỢP CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ
Chức năng này thực hiện việc mô phỏng trực quan sự phối hợp của các thiết bị bảo
vệ như trình tự tác động, thời gian tác động, thay đổi thiết kế các đường cong đặc tính
của thiết bị bảo vệ và đường cong hư hại của thiết bị chính.
Với sự hỗ trợ của nhiều loại thiết bị như: các loại rơle, CB, contactor, cầu chì, biến
dòng, biến điện áp…thư viện mở rộng được chứa hầu hết các thiết bị của các hãng sản
xuất lớn trên thế giới.

Hình 4.16 Công cụ mô phỏng


Study Case:

Hình 4.17 Trang Info


- Study Case ID: tên trường hợp phân tích
- Transformer Tap: có hay không sử dụng đầu phân áp MBA
- Motor Contribution Based on: lựa chọn động cơ có tham gia tính ngắn mạch
- Bus Selection: chọn bus có sự cố

50
Trang Standard
- Standard: tiêu chuẩn IEC hay ANSI.
- Zero Sequence Z: xem xét đến giá trị điện dung (B).
- Short Circuit Current: hệ số nhân điện áp nguồn tùy điện áp định mức.

Hình 4.18 Trang Standard


- Cmax for Z Adjustment : hệ số điều chỉnh trở kháng.

Hình 4.19 Trang Seq of OP

51
- Fault Value: đối xứng hay không đối xứng
- Fault Type: chọn loại ngắn mạch
- Protective Devices Operated: số lần chớp tắt khi thiết bị tác động
- Protective Devices Considered: số lần chớp tắt khi có sự cố
Trang Adjustment : Sai số của các thiết bị.
4.2.1 VÍ DỤ 4.2
Khảo sát một hệ thống đơn giản với một nguồn điện qua hệ thống cáp dẫn, biến áp
cung cấp điện cho một động cơ với các thiết bị bảo vệ cầu chì, CB, rơle quá dòng.

Hình 4.20 Sơ đồ HTĐ


Mỗi thiết bị có các thông số đăc trưng, các thông số này có thể lấy từ nhà sản xuất
nếu cập nhập thiết bị từ thư viện hoặc do người sử dụng thiết lập.

Hình 4.21 Thư viện relay quá dòng

52
Hình 4.22 Đường cong đặc tính của relay quá dòng

Hình 4.23 Đường đặc tính của các thiết bị bảo vệ


Ngoài ra Etap còn cung cấp một công cụ để thao tác với các đường cong đăc tuyến
này:
53
Hình 4.24 Công cụ thao tác trên các đường đặc tuyến
Kết quả mô phỏng ngắn mạch 3 pha tại bus 2:

Hình 4.25 Kết quả mô phỏng trên sơ đồ


Thời gian tác động của các thiết bị khi ngắn mạch 3 pha tại bus 2:

54
55
Chương 5: TỐI ƯU TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
5.1 TỔNG QUAN
Mỗi nguồn điện có những đặc điểm riêng của nó, do các yếu tố công nghệ, nguồn
năng lượng sơ cấp, vị trí địa lý… nên chi phí để phát điện vào hệ thống có sự khác
biệt. Việc tính toán công suất phát các nguồn điện sao cho kinh tế nhất là hết sức cần
thiết nhằm tăng tính cạnh tranh của giá thành điện.
ETAP cho phép người dùng tìm ra trạng thái vận hành tối ưu nhất của hệ thống với
nhiều mục tiêu lựa chọn khác nhau.
5.2 MODULE TỐI ƯU TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG ETAP
Chức năng tối ưu trào lưu công suất trong ETAP là một công cụ tính toán
mạnh, cho kết quả nhanh với các mục tiêu khác nhau có thể thực hiện cùng lúc

Hình 5.1 Thanh công cụ


Cửa sổ Edit Study Case :

Hình 5.2 Trang info

56
- Study Case ID: tên trường hợp phân tích
- Solution Parameters:
+ Barrier Factor:
+ Power Mismatch:
+ Max.Iteration: số lần lập tối đa
- Load Diversity Factor: hiệu chỉnh phụ tải
- Initial Condition: điện áp ban đầu của Bus
- Update: các loại thiết bị được hiệu chỉnh trong quá trình phân tích
+ Generator Voltage: máy phát điều chỉnh điện áp
+ LTC: đầu phân áp MBA
+ Generator var: máy phát phát Q cố định
+ Generator MV: máy phát phát P cố định
+ Shunt Compensation: thiết bị bù phản kháng
- Fuel / Energy Cost: chọn loại giá phát điện
- Infeasibility Handing: chọn các yếu tố có thể bỏ qua khi mục tiêu không thỏa
mãn.

Hình 5.3 Điều kiện bỏ qua khi không hội tụ


Trang Objective:
- Objective: mục tiêu hiệu chỉnh
+ Minimize Real Power Losses: cực tiểu tổn thất công suất tác dụng
+ Minimize Reactive Power Losses: cực tiểu tổn thất công suất phản kháng
+ Minimize Swing Bus Power: cực tiểu công suất phát từ nút cân bằng
+ Minimize Shunt var Devices: cực tiểu dung lượng bù phản kháng
+ Minimize Fuel Cost: cực tiểu chi phí phát điện
+ Minimize Control: giảm các điều chỉnh các bộ tự điều chỉnh như AVR,
LTC, shunt comp…
+ Optimize Voltage Security Index
+ Optimize Line Flow Security Index
+ Rat Voltage Profile: hạn chế sự khác biệt điện áp ở các nút
- Weight: hệ số quang trọng của mục tiêu
- Exponent:

57
Hình 5.4 Trang Objective

Hình 5.5 Trang Bus Voltage Constraint

58
- Enforced Constraints: các bus được chọn để giữ điện áp theo ý muốn
- Select: chọn bus từ hệ thống vào Enforced Constraints
- Deselect: xóa bus từ Enforced Constraints
- Default Settings: các điều kiện max, min của Bus khi được chọn vào Enforced
Constraints
Trang Branch Flow Constraint :
- Enforced Constraints: các thiết bị được chọn để giữ các thông số theo ý muốn
- Select: chọn thiết bị từ hệ thống vào Enforced Constraints
- Deselect: xóa thiết bị từ Enforced Constraints
- Default Settings: các thông số của thiết bị khi được chọn vào Enforced
Constraints

Hình 5.6 Các điều kiện giới hạn khi phân tích

Hình 5.7 Trang Branch Flow Constraint


Trang LTC :
Tương tự trang Bus Voltage Constraint nhưng ở đây là chọn đầu phân áp MBA

59
Hình 5.8 Trang LTC

Hình 5.9 Trang Generator AVR


Tương tự trang Bus Voltage Constraint nhưng ở đây là chọn giới hạn điều chỉnh
điện áp máy phát
Trang Generator MW :
Tương tự trang Bus Voltage Constraint nhưng ở đây là chọn giới hạn điều chỉnh
công suất phát của máy phát

60
Hình 5.10 Trang Generator MW

Hình 5.11 Trang Shunt Comp


Tương tự trang Bus Voltage Constraint nhưng ở đây là chọn giới hạn điều chỉnh
công suất phản kháng của thiết bị bù
Trang Adjustment: các tùy chọn sai số thiết bị
5.2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Cũng như các phương pháp khác Etap sử dụng hàm mục tiêu
Min  f ( x, u)
Điều kiện bắt buộc
 SP(x,u)  0
61
 SQ(x,u)  0
Điều kiện ràng buộc (mục tiêu)
umin  u  umax
y(x,u) min  y(x,u)  y(x,u) max
Trong đó:
+ x: vector điện áp Bus (biến trạng thái)
+ u: vector điều khiển (biến điều khiển)
+ f: hàm mục tiêu
+ y: biến đầu ra như dòng công suất…(hàm của x và u)
+ P: công suất thực
+ Q: công suất phản kháng
Phương pháp lặp của Etap đạt kết quả nhanh và chính xác “nhưng không đề cập”.
5.2.2 VÍ DỤ 5.1
Cho sơ đồ HTĐ, trang 295 [9] :

Hình 5.12 Sơ đồ HTĐ


C1  0,008Pg12  7Pg1  200 $/h ( 10 ≤ Pg1 ≤ 85 )MW

C2  0,009Pg22  6,3Pg 2 180 $/h ( 10 ≤ Pg2 ≤ 80 )MW

C3  0,007 Pg23  6,8Pg 3 140 $/h ( 10 ≤ Pg3 ≤ 70 )MW

Áp dụng :
- Nhập hàm chi phí cho các máy phát: ví dụ máy phát 1
Do Etap chỉ hộ trợ các hệ số đến 2 chữ số lẻ nên ta đổi đơn vị từ $/h lên 10$/h
bằng cách nhân các hệ số với 10. Mở trang Fuel Cost của máy phát 1 lên, mục Model
Type chọn Equation (dạng hàm); Min MW : 10; Max MW : 85; C0 = 2000; C1 = 70; C2
=0,08; C3 = 0; K = 0. Như hình sau

62
Hình 5.13 Chi phí phát điện MF 1
Các máy phát khác làm tương tự
- Vào chương trình tối ưu dòng công suất chọn Study Case cửa sổ
Study Case hiện ra, thiết lập các thông số như hình 5.14, 5.15 và 5.16

Hình 5.14 Thiết lập các thông số trang Info


Mục tiêu là cực tiểu chi phí phát điện và tổn hao công suất tác dụng, công suất
kháng.

63
Hình 5.15 Đặt mục tiêu phân tích
Điện áp các bus được giới hạn 99÷102 % (tùy người dùng)

Hình 5.16 Bus được giới hạn điện áp


Chạy chương trình ta được kết quả :

Hình 5.17 Kết quả phân tích trên sơ đồ


Kết quả cho thấy điện áp và công suất phát của các máy phát được khống chế
trong giới hạn cho phép.
Kết quả phân tích:

64
Từ kết quả phân tích cho thấy tổn hao P là 1,95 MW, số lần lập là 9 lần.
Từ công suất phát các MF ta tính ra chi phí phát điện là 1596.541 $/h
Phương pháp Tổn hao (ΔP MW Chi phí (C $/h)
Etap 1,95 1596.541
[9] 2,157 1596,96
So sánh kết quả trên ta thấy rằng Etap cho kết quả tốt hơn (tổn hao và chi phí phát
điện đều thấp hơn).

65
Chương 6: KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG
6.1 TỔNG QUAN
Hệ thống điện là tập hợp các phần tử phát, dẫn, phân phối có mối quan hệ tương
tác lẫn nhau rất phức tạp, tồn tại vô số các nhiễu tác động lên hệ thống. Hệ thống phải
đảm bảo được tính ổn định khi có tác động của những nhiễu động này.
Để đảm bảo độ an toàn vận hành hệ thống trong quá trình xây dựng phát triển hệ
thống cần tính toán tiên lượng trước được các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra để có
biện pháp phòng tránh. Etap cung cấp công cụ mô phỏng các trạng thái hoạt động khác
nhau của hệ thống (ngắn mạch, mất tải, mất pha, hòa máy phát, mất máy phát….) kết
quả thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết để người kỹ sư nắm được trạng thái của hệ
thống (điện áp, góc pha, tốc độ máy phát, rơ le tác động, sụp đỗ hệ thống…)
6.2 MODULE KHẢO ỔN ĐỊNH TRONG ETAP
Etap 7.0 mô phỏng rất nhiều dạng biến đổi xảy ra trong quá trình vận hành hệ
thống như sự cố đường dây, máy phát, đóng cắt các máy cắt, thay đổi phụ tải, khởi
động motor, thay đổi đầu phân áp … cho phép xem giản đồ thay đổi điện áp, tấn số,
góc pha, dòng điện, góc công suất, tốc độ quay, công suất phát…. trong hệ thống.
Bài toán khảo sát tính ổn định trong HTĐ là một bài toán phức tạp, xem xét đến
nhiều yếu tố như mô hình máy phát, động cơ, bộ tự điều chỉnh điện áp, tần số, quán
tính rotor của máy phát. Khi đóng cắt máy cắt còn xem xét đến yếu tố độ lệch điện áp,
tần số có nằm trong giới hạn cho phép hay không do đó để mô phỏng bài toán dữ liệu
đầu vào là tương đối lớn.

Hình 6.1 Thanh công cụ


Cửa sổ Edit Study Case:

66
Hình 6.2 Trang info
- ID: tên trường hợp phân tích
- Initial Load Flow: phương pháp phân tích phân bố dòng công suất
- Load Diversity Factor: điều kiện tải
+ None: theo dữ liệu đã đặt ở tải
+ Bus maximum: phụ tải sẽ đươc nhân với hệ số maximun của bus mà tải kết
nối
+ Bus minimum: phụ tải sẽ đươc nhân với hệ số minimun của bus mà tải kết
nối
+ Global: tất cả các phụ tải sẽ nhân với 1 hệ số
- Initial Voltage Condition: điện áp ban đâu của bus
Trang Events:
- Events:
+ Event ID : tên sự kiện
+ Time : thời gian xảy ra sự kiện

Hình 6.3 Tạo sự kiện


- Actions: các biến động xảy ra trong sự kiện

67
Hình 6.4 Trang Events

Hình 6.5 Biến đổi trong sự kiện


+ Device Type: loại phần tử xảy ra sự biến động
+ Device ID: tên phần tử xảy ra sự biến động
+ Action: loại biến động
- Solution Parameters
- Total Simulation Time: tổng thời gian mô phỏng
- Simlation Time Step: bước mô phỏng
- Plot Time Step: hệ số nhân với bước mô phỏng để được bước lưu dữ liệu để vẽ

68
đồ thị

Hình 6.6 Trang Plot


- Device Type: loại phần tử muốn vẽ đồ thị
- Plot options: chọn phần tử muốn xem kết quả trên sơ đồ
Trang Adjustment:
Các tùy chọn sai số
Trang Dyn Model:
- Dynamic Modeling: loại thiết bị có được xét dạng mô hình năng động khi phân
tích hay không.
- Dynamic Modeling During Simulation: các thiết bị được xét trong quá trình
phân tích như tự điều chỉnh đầu phân áp MBA, động cơ khởi động
- Starting Load for Accelerating Motors: loại mô hình của động cơ điện
- Threshold Voltage (VLC Limit): giới hạn điện áp tải sẽ bị cắt
- Delta V: sai số cho phép so với mức giới hạn
- Synchoronization Check to Close Tie CBs: điều kiện khi đóng các tiểu hệ
thống vào hệ thống lớn
- Apply Saturation Factor Sbreak: bảo hòa mạch từ có xét đến hệ số Sbreak

69
Hình 6.7 Trang Dyn Model
6.2.1 MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Máy điện đồng bộ được thay thế bằng 1 nguồn điện áp, điện trở và điện kháng
trong. Tùy thuộc vào cấu trúc máy (rotor cực ẩn hay cực lồi) mà các giá trị thay thế
được tính toán khác nhau thể hiện qua việc mô tả các phương trình vi phân khác nhau.

Hình 6.8 Mạch điện thay thế máy điện đồng bộ


Khi khảo sát ổn định hệ thống điện quá trình quá độ của máy phát đóng vai trò
quan trọng. Để đơn giản trong việc tính toán phân tích ta chuyển sang hệ tọa độ dqO.
Quá trình quá độ của máy phát đồng bộ được đặc trưng bởi các thông số sau :
- X d'' : điện kháng siêu quá độ dọc trục d
- X d' : điện kháng quá độ dọc trục d
- X d : điện kháng xác lập dọc trục d
- X q'' : điện kháng siêu quá độ dọc trục q
- X q' : điện kháng quá độ dọc trục q
- X q : điện kháng xác lập dọc trục q

70
- X l : điện kháng rò stator
- Ra : điện trở stator
- Tdo' : hằng số thời gian quá độ hở mạch trục d
- Tdo'' : hằng số thời gian siêu quá độ hở mạch trục d
- Tqo' : hằng số thời gian quá độ hở mạch trục q
- Tqo'' : hằng số thời gian siêu quá độ hở mạch trục q
- H : quán tính tổng
Etaps cung cấp các mô hình mô phỏng máy phát điện đồng bộ sau :
a. Mô hình Subtransient: mô hình 1 cuộn cản

Hình 6.9 Mô hình Subtransient trục d

Hình 6.10 Mô hình Subtransient trục q


Các phương trình sau được sử dụng :

Eh  Et  (Rh  jX h )I t dEd' 1
  ' Ed
dt Tqo
dEq'' 1
 '' (E q'  ( X d'  X d'' )I d  Eq''
dt Tdo Eq'  Ehq  ( X d  X h )I d

Ed'  Ehd  ( X q'  X h )I q

71
dEd'' 1 Eq  Ehq  ( X d  X h )I d
 '' (Ed'  ( X q'  X q'' )I q  Ed''
dt Tqo
Ed  Ehd  ( X q  X h )I q
dEq' 1
 (E fd  E i ) Ei  E q  f (E q )
dt Tdo'

Bộ thông số đầu vào :

Cách tính các thông số :

X d  X ad  X l Lad L1d
T2 
R1d
T4 T5
X d'  X d
T1  T2 1 Lad L fd
T3  (L1d  )
T5T6 R1d Lad  L fd
X d''  X d
T1  T3 1 Lad Ll
T4  (L fd  )
Tdo'  T1  T2 R fd Lad  Ll

1 L L
Tdo''  T3
T1 T5  (L1d  ad l )
T1  T2 R1d Lad  Ll

Lad L fd 1 L lL L
T6  
ad fd
T1  (L )
R fd R1d 1d Lad Ll  Lad L fd  Ll L fd

+ Tương tự với trục q


+ Nếu rotor cực lồi Tqo' được bỏ qua (hiệu ứng điện xoáy của khối thép rotor
cực ẩn)
b. Mô hình Transient: mô hình rút gọn (bỏ qua quá trình siêu quá độ và
cuộn cản trục q )

Hình 6.11 Mô hình Transient trục d

72
Hình 6.12 Mô hình Transient trục q
Trong mô hình này : Req  Rh và X eq  X h

R 2a  X d' X q'
+ Trong đó : Rh  jX h 
Ra  j( X d' X q' ) / 2

Các phương trình sau được sử dụng :

Eh  Et  (Rh  jX h )I t Eq'  Ehq  ( X d  X h )I d


dEq' 1
 ' (E fd  Ei ) Ed'  Ehd  ( X q'  X h )I q
dt Tdo
Eq  Ehq  ( X d  X h )I d
dEd' 1
  ' Ed
dt Tqo Ed  Ehd  ( X q  X h )I q

Ei  Eq  f (Eq )

Bộ thông số đầu vào :

+ Tương tự nếu rotor cực lồi Tqo' được bỏ qua.


c. Mô hình Equivalent: mô hình đơn giản (bỏ qua quá trình siêu quá độ,
cuộn cản và hiệu ứng điện xoáy trên cấu tạo rotor)
Trong mô hình này: Req  Ra và X eq  X q
dEq' 1
 (E fd  E i )
dt Tdo'

Eq  Eq'  ( X d  X d' )I d

73
Et  Eq  (Rd  jX q )I t

Ei  Et  Ra I t  j( X d I d  X q I q )  f (Eq' )

Hằng số quán tính:

Trong đó:
+ H: hằng số quán tính (MJ/MVA)
+ WR2: momen quán tính
+ RPM: tốc độ quay (vòng/phút)
Bảo hòa mạch từ:

Hình 6.13 Đường cong từ hóa mạch từ


I f 100 I f 120
- S100  ; S120 
If 1,2I f
- If: dòng kích từ mà điện áp đạt 100% định mức theo đường từ hóa được tuyến
tính.
- If100: dòng kích từ mà điện áp đạt 100% định mức
- If120: dòng kích từ mà điện áp đạt 120% định mức
- Sbreak: điểm mà đường cong từ hóa thực và đường cong từ hóa được tuyến tính
rời nhau.
- 2 phương trình đặc trưng khi khảo sát quá độ máy phát đồng bộ :
+ Phương trình momen điện từ :
P 2
T sr Fr sin 
8

74


Trong đó : T : momen điện từ
P : số cặp cưc
 sr : từ thông khe hở không khí dưới mỗi cực từ
Fr : sức từ động dây quấn kích từ
δ : góc lệch giữa Fr và  sr
+ Phương trình cơ :
d 2 d
M D  Pmech Pedec
dt dt
Trong đó M :
D:
Pmech : Công suất cơ
Pedec : Công suất điện
6.3 Ví dụ 6.1
Sử dụng lại hệ thống như ví dụ 2.1, giả sử đường dây 1-2 bị sự cố ngắn mạch 3
pha tại giữ đường dây, sau khoảng thời gian 0.5 máy cắt tác động tách đường dây ra
khỏi hệ thống.
Vào mục để chuyển sang module tối ưu trào lưu công suất, vào mục
(Edit Study Case) để tùy chỉnh tính toán.
Vào trang Events để tạo các biến cố trong hệ thống, chọn mục add (phần Events)
để thêm biến cố, phần Actions tạo các diễn biến trong biến cố tương ứng

Hình 6.14 Tạo sự kiện NM tại thời điểm 0.5s

Vào mục (run) để bắt đầu mô phỏng.


75
Hình 6.15 Xem diễn biến của hệ thống trên sơ đồ theo thời gian

Vào mục xem các kết quả tính dạng đồ thị

Hình 6.16 Chọn kết quả vẽ đồ thị

Hình 6.17 Điện áp tại nút 2

76
Hình 6.18 Tốc độ quay của MP1

Hình 6.19 Điện áp kích từ MP1

77
Chương 7: BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
7.1 TỔNG QUAN
Bù công suất phản kháng nhằm mục đích cải thiện điện áp, nâng cosφ, tăng khả
năng truyền tải và giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, việc lắp đặt sao cho hiệu quả
nhất cả về kinh tế và kỹ thuật là một bài toán khó với người kỹ sư thiết.
7.2 MODULE BÙ KINH TẾ TRONG ETAP
Hàm mục tiêu :
Nbus Nload

 x C i 0i  QCi C1i  BiC2iT   C2 Tl PLl


i1 l 1

Trong đó:
- N bus : số bus xét có đặt tụ hay không
- xi : 0/1, 0 nghĩa là bus không tham gia đặt tụ
- C0i : chi phí lắp đặt ($)
- C1i : giá mỗi kvar của tụ ($)
- Qci : dung lượng tụ (kvar)
- Bi : số tụ lắp trong 1 nhóm
- C2i : chi phí vận hành tụ mỗi năm ($)
- T : thời gian qui hoạch (năm)
- C 2 : giá điện ($/kWh)
- l : mức tải (tối đa, trung bình, thấp)
- Tl : thời gian ứng với mỗi mức tải (giờ)
- PLl : tổng tổn hao với từng mức tải
- Các ràng buộc : Vmin  V  Vmax ; PFmin  PF  PFmax (PF : cosρ)
Thanh công cụ :

Hình 7.1 Thanh công cụ


78
Cửa sổ Study Case :

Hình 7.2 Trang info


- Objective: chọn mục tiêu mục tiêu
+ Voltage Support: giữ điện áp
+ Power Factor Corrention: giữ hệ số công suất
+ Both: cả hai
- Load Flow Parameters
+ Max. Iteration: số lần lập tối đa
+ Precision: độ chính xác
- Precision/ speed Ration: điều chỉnh giữa tốc độ xử lý và độ chính xác
- General Parameter:
+ Source Energy Cost: sử dụng giá điện của nguồn
+ Averagy Energy Cost: dùng giá điện riêng
+ Cost: giá điện
+ Planning Period: thời gian qui hoạch (tuổi thọ thiết bị)
+ Interest rati: lãi suất
- Initial Condition : điện áp bus lúc đầu

79
Hình 7.3 Trang Loading
- Load Diversity Factor: hệ số tải của bus
- Time Distribution Of Load: thời gian vận hành ở các mức tải khác nhau
Trang Voltage Constraint:
- Global Constraint: giới hạn điện áp chung của tất cả các bus
- Individual Constraint: bus cần giữ điện áp ở giới hạn cần thiết (bus đặc biệt)

Hình 7.4 Trang Voltage Constraint

80
Hình 7.5 Trang Power Factor Constraint
Tương tự trang Voltage Constraint nhưng ở đây là giữ hệ số công suất
Trang capacitor :
Thông tin về tụ điện như: cấp điện áp, giá mua thiết bị, giá lắp đặt, chi phí vận
hành, số tụ tối đa trong 1 nhóm. Có thể thêm, xóa bớt hoặc thay đổi các thông số các tụ
điện có trong danh sách.
- Candidates: những bus xét có đặt tụ hay không

Hình 7.6 Trang capacitor

81
Hình 7.7 Trang Adjusment
Tùy chỉnh sai số các thiết bị
7.3 VÍ DỤ 7.1
Cho sơ đồ như ví dụ 3.1 (không có tải 1 pha ở nút 3)
Vào mục để chuyển sang module tính bù kinh tế, vào để thay đổi các
tùy chọn tính toán
Trang info, chọn mục đích bù (mục objective), giá điện, tuổi thọ tụ, lãi xuất hàng
năm (mục general parameter).

Hình 7.8 Các thông số cần nhâp trang info


Trang voltage constraint chọn giới hạn điện áp cho các bus

82
Hình 7.9 Các thông số cần nhâp trang voltage constraint
Trang power factor constraint chọn giới hạn hệ số công suất cho các bus

Hình 7.10 Các thông số cần nhâp trang power factor constraint
Trang capacitor nhập dung lượng 1 cell tụ, số cell tụ tối đa trong bộ tụ, giá tiền,
giá lắp đặt, giá bão dưỡng hàng năm, các bus xem xét đặc tụ.

Hình 7.11 Các thông số cần nhâp trang capacitor


83
Vào mục run trên thanh công cụ để bắt đầu tính toán

Hình 7.12 Kết quả tính toán

84
Hình 7.13 Số tiền tiết kiệm được khi lắp tụ

85
Chương 8: TÍNH TOÁN LƯỚI NỐI ĐẤT
8.1 SƠ LƯỢC VỀ NỐI ĐẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
8.1.1 VAI TRÒ CHỨC NĂNG
Hệ thống nối đất là một trong những phần tử chính của hệ thống điện, nó bảo đảm
sự hoạt động chính xác của thiết bị và hệ thống trong các điều kiện vận hành bình
thường và sự cố. Nó cũng có tác dụng bảo đảm an toàn cho con người khi có sự cố
chạm đất trong trạm và nhà máy điện. Nhiệm vụ của một hệ thống nối đất là để tản vào
đất dòng điện sự cố (rò cách điện, ngắn mạch, chạm đất hoặc dòng điện sét) và giữ cho
điện thế trên các phần tử được nối đất thấp. Theo chức năng của nó, nối đất trong hệ
thống điện được chia làm 3 loại.
- Nối đất làm việc: có nhiệm vụ bảo đảm sự làm việc của trang thiết bị điện
trong các điều kiện bình thường và sự cố theo các chế độ qui định. Vd: nối đất
điểm trung tính các cuộn dây máy phát, máy biến áp công suất, máy bù; nối đất
máy biến áp đo lường, nối đất trong hệ thống pha – đất (đất được dùng như một
dây dẫn).
- Nối đất an toàn: hay nối đất bảo vệ, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho người
phục vụ khi cách điện của trang thiết bị điện bị hư hỏng gây rò điện. Vd: nối đất
vỏ máy phát, máy biến áp, vỏ thiết bị điện, vỏ cáp, nối đất các kết cấu kim loại
của trang thiết bị phân phối điện. Đó là nối đất các bộ phận kim loại, bình
thường có điện thế bằng không, nhưng khi cách điện bị hư hỏng sẽ có điện thế
khác không. Nối đất an toàn là nối đất với mục đích ngăn ngừa sự nguy hiểm có
thể đe dọa đến tính mạng người vận hành. Kết cấu của thiết bị nối đất bao gồm
các cực tiếp địa đóng sâu trong đất, các thanh nối các cực tiếp địa với nhau, dây
dẫn nối các hệ thống tiếp địa với vỏ kim loại của thiết bị.
- Nối đất chống sét: nhằm tản dòng điện sét vào đất, giữ cho điện thế của các
phần tử được nối đất không quá cao để hạn chế phóng điện ngược từ các phần
tử đó đến các bộ phận mang điện và trang thiết bị điện khác. Vd: nối đất cột thu
sét, dây chống sét và các thiết bị chống sét, nối đất các kết cấu kim loại có thể
bị sét đánh.
Trong rất nhiều trường hợp, cùng một hệ thống nối đất đồng thời thực hiện hai
hoặc ba nhiệm vụ nói trên, đặc biệt là trên các hệ thống nối đất của các trạm biến áp
cao áp (≥110kV) trung gian hay trong các nhà máy điện.
8.1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
Các loại hệ thống nối đất thông thường được thực hiện bằng một hệ thống những
cọc thép (hoặc đồng) đóng vào đất hoặc những thanh ngang bằng cùng loại vật liệu
chôn trong đất, hoặc cọc và thanh nối liền nhau và nối liền với vật cần nối đất. Cọc
thường làm bằng thép ống hoặc thép thanh tròn không rỉ (hoặc mạ kẽm), đường kính
3-6cm, dài 2-3m hoặc bằng thép góc 40mm×40mm, 50mm×50mm đóng thẳng đứng
vào đất, còn thanh ngang bằng thép thanh dẹt tiết diện (3-5)×(20-40)mm2 hoặc thép
thanh tròn đường kính 10-20mm. Cọc và thanh được gọi chung là cực nối đất, thường
được chôn sâu cách mặt đất 50-80cm để giảm bớt ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi
(quá khô về mùa nắng hoặc băng giá về mùa đông) và tránh khả năng hư hỏng về cơ
giới (do bị đào bới, cày cuốc).
Dòng điện Id chạy qua các điện cực tản vào đất, tạo nên quanh nó trong đất quanh

86
đất một điện trường (điện trường trong môi trường dẫn điện). Mỗi điểm trong điện
trường đó kể cả trên mặt đất có một điện thế nhất định. Trên mặt đất những điểm cách
xa điện cực từ 20m trở lên có thể coi điện thế tại các điểm đó bằng không do cường độ
điện trường ở các khoảng cách đó thường không quá 1V/m. Điện thế của các cực nối
đất đối với các điểm có điện thế “không” , về trị số bằng điện áp giáng trên cực gọi là
điện áp trên cực Ud.
Điện trở nối đất (Rd) được định nghĩa là tỷ số giữa điện áp trên cực Ud và dòng
điện qua nó Id:

Điện trở Rd gồm điện trở của bản thân điện cực và điện trở tản trong đất. Điện trở
của bản thân điện cực phụ thuộc vào vật liệu và kích thước của điện cực. Khi tản dòng
một chiều hoặc xoay chiều tần số 50Hz thì bản thân trị số điện trở của điện cực rất bé
có thể bỏ qua. Khi tản dòng điện xung có độ dốc lớn thì nó có thể có trị số đáng kể,
cần được xem xét. Điện trở tản trong đất có trị số lớn hơn nhiều và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như kích thước, hình dáng, số lượng, cách bố trí các điện cực phụ thuộc
vào dạng và trị số dòng điện, phụ thuộc tính chất, cấu tạo, trạng thái của đất và thời
tiết.
Một số biện pháp để giảm điện trở nối đất:
- Sử dụng các hoá chất dẫn điện đổ vào nơi nối đất như muối, than, xỉ kim loại,
dung dịch keo dẫn điện giúp giảm điện trở suất của đất. Nếu dùng muối phải
chú ý kiểm tra định kỳ thường xuyên sự ăn mòn của muối đối với cọc tiếp đất
bằng kim loại.
- Tăng cường thêm các cọc nối đất dọc theo chu vi và bên trong luới.
- Tăng cường thêm một số điểm nối đất và nối chúng lại với nhau.
- Các điểm nối trên hệ thống nối đất là nơi ít được quan tâm nhưng ảnh hưởng rất
lớn đến điện trở của hệ thống nối đất. Cần dùng hành điện hoặc mối hàn
Cadweld để đảm bảo điện trở tiếp xúc tại các mối hàn này không lớn hơn điện
trở của bản thân vật dẫn được hàn.
Thực hiện một hệ thống nối đất cụ thể cần được phân tích để đảm bảo các yêu cầu
cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Như trên chúng ta thấy, việc khảo sát một hệ thống nối
đất, trong trường hợp vận hành bình thường và sự cố, trong trạm và nhà máy điện, từ
đó tính toán phân bố điện thế trên mặt đất, điện áp bước, điện áp tiếp xúc là vô cùng
cần thiết cho việc thiết kế bảo vệ an toàn cho con người và toàn hệ thống.
8.2 MODULE TÍNH TOÁN LƯỚI NỐI ĐẤT TRONG ETAP
ETAP hỗ trợ tính toán phân tích lưới nối đất trong hệ thống điện theo 2 phương
pháp :
Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM)
Tiêu chuẩn IEEE:
- IEEE 80-2000
- IEEE 80-1986
- IEEE 665-1995
Gồm các chức năng tính toán sau :
+ Tính điện áp bước và điện áp tiếp xúc cho phép theo tiêu chuẩn IEEE.

87
+ Tính điện áp bước và điện áp tiếp xúc thực tế của lưới và so sánh với tiêu
chuẩn cho phép.
+ Tối ưu hóa số lượng thanh dẫn trên cơ sơ giữ nguyên số cọc dựa trên chi
phí và an toàn (chỉ có ở tiêu chuẩn IEEE).
+ Tối ưu hóa số lượng thanh dẫn và cọc dựa trên chi phí và an toàn (chỉ có ở
tiêu chuẩn IEEE).
+ Dòng tối đa cho phép của thanh dẫn theo qui định (chỉ có ở tiêu chuẩn
IEEE).
+ Tính điện trở của lưới.
+ Tính với 2 lớp đất có điện trở suất khác nhau.
+ Hiển thị đầy đủ các hình chiếu của lươi nối đất khi thiết kế.
+ Thanh dẫn và cọc có thể được bố trí bất kì trong không gian 3 chiều
(phương pháp FEM).
+ Cho kết quả đồ thị 3D của phân bố điện áp tiếp xúc, điện áp bước và phân
bố thế tuyệt đối trên toàn lưới.
8.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
8.3.1 TIÊU CHUẨN IEEE
IEEE Std 80-2000 được công bố ngày 30/01/2000. Mục đích của tiêu chuẩn này là
cung cấp những hướng dẫn và thông tin thích hợp cho thiết kế hệ thống nối đất trong
trạm biến áp.
- Thiết lập những vấn đề nền tản để thiết kế, như giới hạn điện áp an toàn khác
nhau có thể tồn tại trong trạm khi sự cố xãy ra và những điểm có điện thế khác
nhau con người có thể tiếp xúc.
- Xem xét lại những hệ thống nối đất thực tế với những tham khảo đặc biệt về an
toàn để đưa ra những tiêu chuẩn cho thiết kế nối đất an toàn.
- Cung cấp trình tự cho thiết kế hệ thống nối đất dựa trên những tiêu chuẩn này.
- Phát triển phương pháp phân tích giúp nhận biết và giải quyết vấn đề gradient
điện áp.
8.3.1.1 Hai mục tiêu cần đạt được
 Điện áp tiếp xúc phải nhỏ hơn điện áp cho phép :

Hình 8.1 Điện áp tiếp xúc


Khối lượng người 50kg và 70kg thì điện áp tiếp xúc cho phép như sau:

88
(1000  1.5C s  s )0,116
Etouch50  (8.1)
ts
(1000  1.5Cs  s )0,157
Etouch70  (8.2)
ts

 Điện áp bước nhỏ hơn điện áp cho phép :

Hình 8.2 Điện áp bước


Khối lượng người 50kg và 70kg thì điện áp bước cho phép như sau:
(1000 6Cs  s )0,116
Estep50  (2.14)
ts
(1000 6Cs  s )0,157
Estep 70  (2.15)
ts

8.3.1.2 Trình tự thiết kế lưới nối đất


Bước1: Xác định sơ đồ và vị trí trạm biến áp từ đó lựa chọn nơi thích hợp nhất để
thực hiện nối đất. Kiểm tra điện trở suất của đất, xác định mô hình đất, tính toán
điện trở suất của đất.
Bước 2: Xác định tiết diện dây dẫn. Dòng sự cố 3I0 là dòng sự cố lớn nhất trong
tương lai và từ dòng này ta tính toán lựa chọn dây dẫn cho hệ thống nối đất. Thời
gian tc là thời gian lớn nhất cô lập sự cố.
Bước 3: Xác định giới hạn điện áp bước và điện áp tiếp xúc, xác định khoảng thời
gian điện giật.
Bước 4: Thiết kế sơ bộ ban đầu bao gồm nối đất xung quanh chu vi và dây nối đất
dọc bên trong chu vi để đảm bảo đường đi vào thuận lợi cho những thiết bị nối đất.
Xác định khoảng cách giữa các dây nối đất và vị trí cọc nối đất dựa vào dòng IG và
diện tích nối đất.
Bước 5: Tính toán ban đầu điện trở của hệ thống nối đất trong mô hình đất đồng
nhất. Khi thiết kế cuối cùng phải tính chính xác giá trị này dựa vào mô phỏng các
thành phần của hệ thống nối đất, đảm bảo mô hình đất lựa chọn là chính xác.
Bước 6: Xác định dòng lớn nhất chạy vào lưới nối đất và đất. Tránh thiết kế dư chỉ
cần đảm bảo dòng sự cố tổng 3I0 dòng này sẽ qua lưới đi tới khu vực đất xa được
dùng trong thiết kế. Dòng IG thể hiện loại sự cố và vị trí sự cố, hệ số suy giảm và

89
mở rộng hệ thống trong tương lai.

Thông số mô hình đất: A, ρ


Bước 1

Chọn tiết diện dây LNĐ:3I0, tC, Bước 2


d

Tiêu chuẩn điện áp bước và điện áp tiếo xúc


Bước 3
Etouch 50 or 70, Estep 50 or 70

Thiết kế ban đầu:D, n, LC, LT, h Bước 4

Điện trở lưới nối đất: Rg, LC, LR Bước 5

Dòng điện lưới:IG, tf Bước 6


Bước 11

Thay đổi thiết kế ban Đúng Bước 7


IGRg <Etouch
đầu
D, n, LC, LT
Sai
Tính điện áp lưới và điện áp bước
Em, Es, Km, Ks, Bước 8
Ki, Kii, Kh

Bước 9
S
Em < Etouch

Đúng
Bước 10
S
Es < Estep

Đúng
Thiết kế chi tiết Bước 12

Hình 8.3 Lưu đồ giải thuật


Bước7: Nếu giá trị gia tăng điện áp GPR thấp hơn điện áp tiếp xúc có thể chịu
đựng được thì không cần phải tính toán gì thêm. Thêm dây nối từ thiết bị nối đất
đến hệ thống nối đất.
90
Bước 8: Tính toán điện áp bước và điện áp lưới cho lưới mới vừa hoàn thành.
Bước 9: Nếu điện áp của lưới thấp hơn điện áp tiếp xúc chịu đựng quá trình thiết
kế đã hoàn thành. Nếu điện áp lưới lớn hơn điện áp tiếp xúc chịu đựng thì thiết kế
ban đầu phải thay đổi
Bước 10: Nếu điện áp bước và điện áp tiếp xúc thấp hơn giới hạn chịu đựng thì
thiết kế chỉ yêu cầu đảm bảo kết nối vào thiết bị nối đất. Nếu không thi phải thay
đổi lại thiết kế ban đầu.
Bước 11: Nếu giới hạn chịu đựng của điện áp bước và điện áp tiếp xúc không thỏa
cần phải thay đổi thiết kế ban đầu. Sự thay đổi này có thể giảm khoảng cách giữa
các dây nối đất và thêm cọc nối đất. Thay đổi thiết kế để đảm bảo giới hạn điện áp
tiếp xúc và điện áp bước.
Bước 12: Sau khi đảm bảo yêu cầu về điện áp bước và điện áp tiếp xúc, yêu cầu
phải thêm lưới và cọc nối đất. Thêm vào dây dẫn của lưới nếu trong thiết kế không
bao gồm dây dẫn nối thiết bị nối đất xuống hệ thống nối đất. Thêm cọc nối đất
dưới các thiết bị chống sét và trung tính máy biến áp.
8.3.1.3 Các thông số tính toán
Ký Đơn
Ý nghĩa
hiệu vị
1 Điện trở suất của lớp đất bên dưới Ωm
ρs Điện trở suất của lớp đất bề mặt Ωm
3I0 Dòng ngắn mạch chạm đất lớn nhất A
A Diện tích lưới nối đất m2
Hệ số hiệu chỉnh làm giảm điện trở suất của lớp đất
Cs
bề mặt
d Đường kính của dây dẫn làm lưới nối đất m
D Khoảng cách giữa những dây dẫn song song m
Hệ số tính đến ảnh hưởng của thành phần không
Df
chu kỳ được dùng để tính IG
Dm Khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm bất kỳ trên lưới m
Em Điện áp lưới ở giữa những mắt lưới V
Điện áp bước giữa 2 điểm trên mặt đất. Một điểm
Es nằm ở góc ngoài của lưới và điểm còn lại nằm trên V
đường chéo hướng ra phía ngoài cách đó 1 m
Điện áp bước chịu đựng được đối với người nặng
Estep50 V
50 kg
Điện áp bước chịu đựng được đối với người nặng
Estep70 V
70 kg
Điện tiếp xúc chịu đựng được đối với người nặng
Etouch50 V
50 kg

91
Điện tiếp xúc chịu đựng được đối với người nặng
Etouch70 V
70 kg
h Độ sâu của lưới nối đất m
hs Bề dày của lớp đất bề mặt m
IG Dòng tản vào đất lớn nhất (chạy giữa lưới và đất) A
Ig Dòng tản vào đất A
k Hệ số phản xạ của đất (điện trở suất đất khác nhau)
Kh Hệ số hiệu chỉnh độ chôn sâu của lưới nối đất
Ki Hệ số hiệu chỉnh cho hình dạng của lưới nối đất
Kii Hệ số hiệu chỉnh cách bố trí cọc trong lưới nối đất
Km Hệ số khoảng cách cho điện áp lưới
Ks Hệ số khoảng cách cho điện áp bước
LC Tổng chiều dài các dây dẫn của lưới m
Chiều dài ảnh hưởng của LC + LR đối với điện áp
LM m
lưới
LR Tổng chiều dài của các cọc nối đất m
Lr Chiều dài của mỗi cọc nối đất m
Chiều dài ảnh hưởng của LC + LR đối với điện áp
LS m
bước
Tổng chiều dài ảnh hưởng của hệ thống nối đất, bao
LT m
gồm lưới và cọc
Lx Chiều dài lớn nhất của lưới theo phương x m
Ly Chiều dài lớn nhất của lưới theo phương y m
n Hệ số hình học bao gồm na, nb, nc và nd
nR Tổng số cọc được dùng trong diện tích A
Rg Điện trở của hệ thống nối đất Ω
Hệ số phân dòng sự cố, tính tới dòng hỗ cảm đi qua
Sf
dây chống sét, không đi qua lưới nối đất
Khoảng thời gian tồn tại dòng sự cố dùng xác định
tc s
kích cỡ dây nối đất
Khoảng thời gian tồn tại dòng sự cố dùng xác định
tf s
Df
Khoảng thời gian tồn tại dòng ngắn mạch dùng xác
ts s
định dòng cho phép qua người
8.3.1.4 Một số công thức chính
a. Xác định tiết diện thanh dẫn

92
197.4
Akcmil  I
 TCAP   K 0  Tm 
  ln  
 tc r r   K 0  Ta 
Trong đó:

- A(kmil): tiết diện dây


- I (kA): trị hiệu dụng dòng điện sự cố
- TCAP(J/(cm3  0C): nhiệt dung thanh dẫn
- tc(s): khoảng thời gian sự cố
- r: hệ số nhiệt của điện trở suất ở nhiệt độ Tr(oC)
- r: điện trở suất của dây nối đất ở nhiệt độ Tr(oC)
- Tm(oC): nhiệt độ lớn nhất cho phép
- Ta(oC): nhiệt độ môi trường
1
- K o   Tr
r
- Tr(oC): hằng số nhiệt độ vật liệu
Thông số của một số kim loại
Độ dẫn điện

(J/(cm3 0C)

(1/ 0C)

TCAP
(0C)

(0C)
(%)

Tm
K0

(́Ù cm)
αr

ρr
Kim loại

Copper. annealed soft-drawn 100.0 0.003 93 234 1083 1.72 3.42


Copper. commercial hard-drawn 97.0 0.003 81 242 1084 1.78 3.42
Copper-clad steel wire 40.0 0.003 78 245 1084 4.40 3.85
Copper-clad steel wire 30.0 0.003 78 245 1084 5.86 3.85
Copper-clad steel rodb 20.0 0.003 78 245 1084 8.62 3.85
Aluminum EC grade 61.0 0.004 03 228 657 2.86 2.56
Aluminum 5005alloy 53.5 0.003 53 263 652 3.22 2.60
Aluminum 6201 alloy 52.5 0.003 47 268 654 3.28 2.60
Aluminum-clad steel wire 20.3 0.003 60 258 657 8.48 3.58
Steel 1020 10.8 0.001 60 605 1510 15.90 3.28
Stainless- clad steel rodc 9.8 0.001 60 605 1400 17.50 4.44
Zinc-coated steel rod 8.6 0.003 20 293 419 21.10 3.93
Stainless. steel 304 2.4 0.001 30 749 1400 72.00 4.03

b. Xác định điện áp tiếp xúc


 .I G .K m .K i  .I G .K m .K i
Em   (LM = LC+LR)
LC  LR LM

Trong đó:
- I G  D f .I g

93
- Km: Hệ số hình dạng
 
1   D 2 (D 2 h) 2 h  K ii  8  
Km   
ln      .ln   2.n 1 
2. .h.d 8.D.d
 16 4.d  K h   
 

1
+ K ii  2

(2.n) n


+ K h  1  h
h0
- Ki  0,644  0,148.n
+ n: hệ số hình dạng
n  na .nb .nc .nd
2.LC
na 
Lp
a b
LC  b(  1)  a(  1)
D D
LP  2(a  b)

Lp
nb  (=1 nếu lưới là hình vuông)
4. A
0,7. A 

 Lx .L y  Lx .Ly
nc    (=1 nếu lưới là hình vuông, hình chữ nhật)
 A 

Dm
nd  (= 1 nếu lưới là hình vuông, hình chữ nhật, hình chữ L)
L2x  L2y

  
LM  LC  1.55  1.22  r  L
L
-   R

 Lx  L y
2 2
 


 K mK i I G
Suy ra: E m 
  
  Lr  L
LC  1.55  1.22   R
 
 L x  L2 y
2
 

c. Xác định điện áp bước.


 .I G .K s .K i
E s 
Ls

1 1 
1 1 n2 
- Ks    (1 0,5 )
  2.h D  h D 

- Ls  0,75.LC  0,85.LR

94
d. Xác định điện áp lớn nhất trên lưới
GPR  I G .Rg

1 
) 
1 1
- Điện trở lưới: Rg     (1
 LT 20 A 1 h 20 / A 
- Dòng điện lớn nhất vào lưới: I G  D f .I g
Ig
+ Hệ số phân dòng sự cố: S f 
3I 0

8.3.1.5 Khác nhau giữa IEEE 80-2000, IEEE 665-1995



0.09(1  )
 s 
IEEE 80-2000 : Cs  1  
2hs  0.09 

1  
Kn 
IEEE 80-1986 và IEEE 665-1995: C s  1  2 
0,96  n1 1  2nh / 0,08 
2 
 s 

8.3.2 PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN


Phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method – FEM) là một phương
pháp số nhằm tìm ra lời giải xấp xỉ cho các bài toán được mô tả bởi các phương trình
vi phân từng phần (Partial Differential Equation – PDE) cùng với các điều kiên biên cụ
thể. Phương pháp này lần đầu tiên được giới thiệu vào đầu những năm 1940 bởi
Richard Courant để giải quyết vấn đề toán học. Sau đó. FEM được phát triển và ứng
dụng mở rộng ra việc phân tích cấu trúc. rồi nhanh chóng được áp dụng giải quyết các
bài toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bài toán về trường điện từ đã bắt đầu được
giải dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn từ năm 1968. Ngày nay phương pháp phần
tử hữu hạn đã trở nên rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong việc giải quyết các
vấn đề về kỹ thuật và toán học.
Phần tử hữu hạn là một phương pháp số mạnh mẽ và linh hoạt để giải quyết các
bài toán liên quan đến các cấu trúc hình học phức tạp hay các môi trường không đồng
nhất. Cấu trúc rõ ràng và nghiêm ngặt của phương pháp giúp nó có thể dễ dàng được
lập trình trên máy tính áp dụng cho rất nhiều dạng bài toán khác nhau.
Ý tưởng cơ bản của phần tử hữu hạn là rời rạc hoá miền phức tạp Ω của bài toán
thành một số hữu hạn các miền con đơn giản hơn Ωe (được gọi là các phần tử). Các
miền con này được liên kết với nhau tại các điểm nút của phần tử. Phần tử hữu hạn
không tìm dạng xấp xỉ của hàm trên toàn miền xác định Ω của nó mà chỉ tìm trong
những miền con thuộc miền xác định của hàm. Các hàm xấp xỉ này được biểu diễn qua
các giá trị của hàm tại các điểm nút trên các phần tử. Các giá trị này chính là ẩn số cần
tìm của bài toán.
Phương pháp phần tử hữu hạn được mô tả qua 4 bước cơ bản sau:
+ Rời rạc hoá miền cần khảo sát thành số lượng hữu hạn các miền con (phần
tử)
+ Lập các phương trình nội suy cho một phần tử đặc trưng
+ Thành lập hệ phương trình

95
+ Giải hệ phương trình nhận được

Hình 8.4: (a) Miền khảo sát trước khi rời rạc hóa
(b) Miền khảo sát sau khi rời rạc hóa

96
8.4 TÍNH TOÁN VỚI ETAP
Cửa sổ tính toán lưới nối đất:

Hình 8.5 Cửa sổ tính toán lưới nối đất


Thanh công cụ xây dựng kết cấu lưới:

Hình 8.6 Thanh công cụ xây dựng lưới theo IEEE

Hình 8.7 Thanh công cụ thiết kế theo FEM


97
Các chức năng tính toán:

Hình 8.8 Các chức năng tính toán


8.4.1 TẠO DỮ LIỆU TÍNH TOÁN

Vào biểu tượng trên thanh menu để mở cửa sổ tính toán lưới nối đất. Khi đó
Etap sẽ cho phép người dùng lựa chọn phương pháp tính toán.

Hình 8.9 Chọn phương pháp tính


8.4.1.1 Kết cấu lưới nối đất
- Lx: chiều dài
- Ly: chiều ruộng
- X Direction: số thanh dọc
- Y Direction: số thanh ngang
- Depth: độ sâu lưới so với mặt đất
- Size: tiết diện thanh dẫn
- Type: vật liệu thanh
- of Rods: số cọc
- Diameter: đường kính
- Length: chiều dài cọc
- Arrangement: cách bố trí cọc
+ rods along gird perimeter: thanh dọc theo chu vi lưới
+ rods throughout gird area: phân bố đều trên lưới

98
+ rods in grid corners: ở góc lưới
+ interior rods only: chỉ khu vực bên trong lưới
- Type: vật liệu cọc
- cost: giá thành /mét

Hình 8.10 Thông số thanh ngang

Hình 8.11 Thông số cọc


8.4.1.2 Môi trường đặt lưới nối đất

99
Hình 8.12 Thông số đất nơi đặt lưới
- Surface Material: điện trở suất lớp đất bề mặt
- Top Layer: điện trở suất lớp đất thứ nhất
- Lower Layer: điện trở suất lớp đất thứ 2
- Material: loại đất
- Depth: chiều sâu
8.4.1.3 Đặt thông số tính toán

Hình 8.13 Đặt các thông số tính toán


- Options: chọn tiêu chuẩn cho người 50kg hay 70kg và nhiệt độ đất (nhiệt độ
thanh dẫn)
- Method: chọn các phiên bản IEEE
- Reports & plots: các tùy chọn xuất kết quả

100
- Ground Short Circuit Current: dòng sự cố và tỉ lệ trở kháng hệ thống
- Grid Current Factors: hệ số phân dòng cửa lưới
- Fault Durations: Thời gian tồn tại dòng sự cố
8.4.2 VÍ DỤ 8.1
Cho các thông số thiêt kế như sau: (trang 135 IEEE 80-2000)
- Thời gian ngắn mạch tf = 0.5s
- Tổng trở tương đương thứ tự thuận của hệ thống Z1 = 4.0+j10.0 Ω
- (115kV)
- Tổng trở tương đương thứ tự không của hệ thống Z0 = 10.0+j40.0 Ω (115kV)
- Hệ số phân dòng Sf = 0.6
- Điện áp dây nơi xảy ra sự cố xấu nhất:115kV
- Điện trở suất lớp đất thứ nhất ρ = 400 Ω.m
- Điện trở suất lớp đá granite bề mặt ρs= 2500 Ω.m
- độ sâu lớp đất bề mặt hs= 0.102 m
- Độ sâu của lưới nối đất h=0.5 m
- A = 70m x70m
- Z1 và Z0 =0.034+j1.014Ω (13kV)
- MBA : Z=9%; 15MVA; 115/13 Kv
Hãy tính toán các thông số lưới nối đất trên theo tiêu chuẩn IEEE 80-2000
Áp dụng:
Theo đề bài tính được dòng ngắn mạch 3.18kA.

Vào mục để mở cửa sổ tính toán lưới nối đất. chọn phương pháp tính theo tiêu
chuẩn IEEE.
Nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ xây dựng kết cấu lưới để tạo một lưới
hình vuông. nhấp đôi vào “hình chiếu bằng” của lưới để thay đổi các thông số kết cấu
lưới như hình.

Hình 8.14 Đặt thông số kết cấu lưới

101
Nhấp đôi vào vùng “các lớp đất” để đặt các thống số về các lớp đất như hình.

Hình 8.15 Đặt thông số môi trường đất

Vào mục (study) để chuyển sang trang tính toán. vào (study case) để
đặt các thông số tính toán như hình.

Hình 8.16 Đặt thông số môi trường đất

Nhấp vào (run) để bắt đầu tính.


Kết quả tính toán:

Estep tính toán 554.8


Estep cho phép 2696.1
Etouch tính toán 756.4
Etouch cho phép (V) 840.5

102
Điện trở lưới Rg (Ω) 2.75
GPR (V) 5306.9
Áp dụng chức năng tối ưu thanh và giữ nguyên số cọc được kết quả như sau:

Hình 8.17 Kết quả tính tối ưu thanh


Áp dụng chức năng tối ưu thanh và cọc được kết quả như sau:

Hình 8.18 Kết quả tính tối ưu thanh và cọc

103
Như vậy ta cần 24 thanh và 4 cọc là tối ưu nhất.
- Etap tối ưu số thanh và cọc dựa vào mức chi phí. Bắt đầu với 2 thanh ngang 2
thanh dọc và 4 cọc sau đó lập lại tăng dần số thanh và cọc đến khi thỏa yêu cầu
kỹ thuật.
- Chúng ta có thể sử dụng chức năng này để thiết kế sơ bộ nhanh 1 lưới theo tiêu
chuẩn IEEE :
+ Ta nhập các thông số tính toán cần thiết (như trên). trong đó: kích thước
dây đồng và chuẩn loại chọn ngẩu nhiên giá trị ban đầu. kết cấu lưới ban
đầu chỉ gồm 2 thanh ngang. 2 thanh dọc và 2 cọc
+ Sử dụng chức năng tối ưu lưới: nếu được cảnh báo về kích thước dây đồng
thì chọn lại dây đồng và lập lại đến khi thỏa mãn
8.4.3 VÍ DỤ 8.2
Tính toán lại ví dụ trên dùng phương pháp FEM
Áp dụng:
Đối với phương pháp này người dùng có thể xây dựng kết cấu lưới nối đất theo bất
kì hình dạng nào.

Vào mục để mở cửa sổ tính toán lưới nối đất. chọn phương pháp tính theo
phương pháp FEM.
Nhấp vào để tạo các thanh ngang tương tự ví dụ 8.1. nhấp vào để tạo các
cọc tiếp địa. nhấp đôi vào “hình chiếu bằng” của lưới để thay đổi các thông số kết cấu
lưới.
Kết cấu lưới được xác định theo tọa độ từng phần tử:

Hình 8.19 Tọa độ từng thành phần của lưới


Có thể xây dựng kết cấu lưới trên Autocad sau đó nhập vào Etap

104
Hình 8.20 Lưới sau khi xây dựng
Đặt các thông số tính toán khác như ví dụ 8.1
Kết quả tính toán:

Hình 8.21 Kết quả tính


Kết quả phân tích chi tiết bằng đồ thị:

105
Hình 8.22 Phân bố thế so với điểm xa vô cùng

Hình 8.23 Điện áp bước

106
Hình 8.24 Điện áp tiếp xúc
- Từ hình 8.20 thấy điện áp bước ở khu vực mép lưới rất lớn gây nguy hiểm
- Để khắc phục người ta thường thiết kế thêm nhiều thanh dẫn ở khu vực cửa và
có độ sâu tăng dần khi càng xa trạm để giảm điện áp bước.
- Để thấy được hiệu quả của biện pháp này. giả sử lưới nối đất của trạm có thêm
3 thanh dẫn đặt song song với cửa có độ sâu tăng dần (0.5 m)
Lưới sau khi đã thiết kế lại :

Hình 8.25 Lưới được thiết kế lại


Kết quả tính toán :

107
Hình 8.26 Kết quả tính

Hình 8.27 Phân bố thế sau khi thiết kế lại

108
Hình 8.28 Điện áp bước sau khi thiết kế lại

Hình 8.29 Điện áp tiếp xúc sau khi thiết kế lại


- Từ hình 8.25 và 8.26 cho thấy điện áp bước giảm đáng kể và không gây nguy
hiểm nữa nhưng điện áp tiếp xúc lại tăng lên rất lớn nhưng điều này không đáng
ngại vì khi ta ra vào trạm thì xác suất tiếp xúc với thiết bị gần như bằng không.

109
Chương 9: TÍNH TOÁN CÁP NGẦM
9.1 TỔNG QUAN
Cáp ngầm với các ưu điểm: vận hành ổn định. tính thẩm mỹ cao ngày càng được
sử dụng rộng rải. Đặc biệt ở các thành phố lớn cần đưa trạm biến áp vào sâu vùng phụ
tải nhằm giảm tổn thất điện năng nhưng cần đảm bảo mỹ quan đô thị và diện tích
chiếm đất ít thì cáp ngầm là sự lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra cáp ngầm còn giải quyết
được việc vượt các địa hình phức tạp như xuyên biển. vượt sông…
Công tác tư vấn thiết kế cáp ngầm hiện nay việc tính toán chủ yếu dựa vào các tiêu
chuẩn và tự lập file tính chưa ứng dụng một công cụ nào tính toán chuyên nghiệp đầy
đủ. Etap với chức năng tính toán khả năng mang tải của cáp trong các điều kiện lắp đặt
khác nhau. trạng thái vận hành của cáp và tính toán lực kéo cáp khi lắp đặt trong ống
sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thiết kế.
9.2 MODULE TÍNH TOÁN VẬN HÀNH CÁP NGẦM
Tính toán các chế độ vận hành cũng như khả năng mang tải của cáp cho phép
người kỹ sư có góc nhìn toàn diện về về sự vận hành của cáp từ đó có những giải pháp
tối ưu để khai thác hết khả năng của cáp. giảm sự phụ thuộc vào thông số của nhà cung
sản xuất. Ở module này Etap tính toán theo 2 phương pháp chính là IEC 60287 và
Neher-McGrath
9.2.1 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
9.2.1.1 Phương pháp Neher-McGrath
Phương trình truyền nhiệt Fourier:
TC  TA
I
R.RCA '
Mô hình mạch:

Hình 9.1 Mô hình mạch nhiệt


Phương trình truyền nhiệt Neher-McGrath:
Tc (Ta Td )
I
Rdc (1  YC )Rca'

Trong đó:

110
- I : dòng điện lõi dẫn
- Tc : nhiệt độ lõi dẫn
- Ta : nhiệt độ môi trường
- Td : nhiệt độ sinh ra do tổn thất điện môi
- Rdc : điện trở một chiều của lõi dẫn
- Yc : hệ số tăng điện trở do lớp giáp và hiệu ứng cảm ứng
- Rca : nhiệt trở giữa lõi dẫn và môi trường
'

Phương pháp này còn nhiều hạn chế như chưa xem xét việc truyền nhiệt dọc cáp
trong trường hợp tuyến cáp dài băng qua nhiều môi trường đất khác nhau.
9.2.1.2 Tiêu chuẩn IEC 60287-2006
Tiêu chuẩn này hướng dẫn tính toán ổn định nhiệt của nhiều loại cáp và ở các
trường hợp lắp đặt khác nhau. Nội dung sáng kiến chỉ đề cáp đến một số hình thức lắp
đặt thường gặp ở Việt Nam.
a. Phần 1-1
Phần này nói về quan hệ giữa dòng điện trong lõi cáp với các điều kiện môi trường
xung quanh và sự tổn hao trong cáp
Trường hợp cáp đặt trong không khí
 = (I 2 R + 0.5Wd ) T1 + (I 2 R(1 + 1 ) + Wd )nT2 + (I 2 R(1 + 1 +  2 ) + Wd )n(T3 + T4 )
Trong đó:
- I: Dòng điện chạy trong ruột dẫn (A).
- : độ lệch nhiệt độ giữa ruột dẫn và môi trường (°C).
- R: điện trở AC trên một đơn vị chiều dài của ruột dẫn tại nhiệt độ vận hành cao
nhất (Ω/m).
- Wd: tổn thất điện môi trên một đơn vị chiều dài cách điện bao quanh ruột dẫn
(W/m).
- T1: nhiệt trở trên một đơn vị chiều dài giữa ruột dẫn và lớp vỏ kim loại
(°K.m/W).
- T2: nhiệt trở trên một đơn vị chiều dài giữa lớp vỏ kim loại và lớp giáp bảo vệ
(°K.m/W).
- T3: nhiệt trở trên một đơn vị chiều dài giữa lớp giáp bảo vệ và vỏ ngoài của cáp
(°K.m/W).
- T4: nhiệt trở trên một đơn vị chiều dài giữa bề mặt cáp và môi trường bao quanh
(°K.m/W).
- n: số lượng ruột dẫn mang tải trong cáp (các ruột dẫn cùng kích thước và mang
tải giống nhau).
- 1: tỷ số tổn hao trong vỏ kim loại so với tổng tổn hao trong tất cả ruột dẫn của
cáp.
- 2: tỷ số tổn hao trong lớp giáp băng so với tổng tổn hao trong tất cả ruột dẫn
của cáp.

111
Dòng điện cho phép rút ra từ công thức trên:
  Wd (0.5T1 n(T2  T3  T4 ))
I=
R.T1  n.R(1 1 )T2  n.R(1  1  2 )(T3  T4 )

Trường hợp cáp chôn trực tiếp trong vùng đất khô ráo
  Wd ((0.5T1 n(T2  T3  T4 ))(v 1) x
I=
R.T1  n.R(1  1 )T2  n.R(1 1  2 )(T3  v.T4 )
Trong đó:
- : độ chênh lệch nhiệt độ giữa đường đẳng nhiệt tới hạn
(50°C) và môi trường (đường đẳng nhiệt tới hạn ở nơi hiện tượng khô đi diễn
ra)
- n: tỷ số giữa nhiệt trở suất đất khô và đất ẩm ướt
Trường hợp cáp chôn trực tiếp ở vùng đất ẩm
  x n.Wd .T4
I=
n.R.T4 (1  1  2 )
Trường hợp cáp tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời

I=

 W d(0.5T 1 n(T 2 T 
*

3T ) 4  .D He.T
* *
4

R.T1  n.R(1  1 )T2  n.R(1  1  2 )(T3  T4* )
Trong đó:
- σ: hệ số hấp thu bức xạ mặt trời.
- H: cường độ bức xạ mặt trời (W/m2), thông thường giá trị này bằng 103.
- T4* : nhiệt trở trên một đơn vị chiều dài bề mặt cáp (môi trường bức xạ mặt trời)
(°K.m/W)
- De* : đường kính ngoài của cáp (m).
Lưu ý: Với cáp có giáp dạng gân sóng De*  (d oc  2t 3 )10 3 m , t3 là chiều dày giáp
(mm).
Bảng 9.1 hệ số hấp thu bức xạ một số vật liệu
Vật liệu σ
Bitumen/jute serving 0.8
Polychloroprene 0.8
PVC 0.6
PE 0.4
Lead 0.6
b. Phần 2-1
Phần này nói về tính ổn định nhiệt của cáp. Cáp được chia làm 4 lớp cơ bản
- Ruột dẫn
- Cách điện
- Lớp vỏ kim loại

112
- Lớp giáp bảo vệ (nếu có)
- Vỏ bọc ngoài
Do đó sự tản nhiệt từ ruột dẫn của cáp ra môi trương cũng được chia thành các
thành phần tương ứng và vẫn sử dụng mô hình mạch nhiệt như trên.
Nhiệt trở suất giữa ruột dẫn và lớp vỏ kim loại -T1:
 T  2t1 
Cáp đơn: T1 = ln 1  
 2  d c 

Trong đó:

-  T : nhiệt trở suất của vật liệu cách điện (°K.m/W)


- dc : đường kính ruột dẫn (mm)
- t1 : chiều dày cách điện giữa ruột dẫn và vỏ kim loại (mm)
Lưu ý: đối với cáp có vỏ kim loại dạng gợn sóng thì đường kính trung bình của vỏ kim
 D  Doc  D D oc 

loại được xác đinh như sau:  it  khi đó đường kính trong là  it t s
 2   2 
Trong đó:
- Dit : đường kính trong của vỏ kim loại (mm), tính ở đỉnh sóng
- Doc : đường kính ngoài của vỏ kinh loại (mm) , tính ở đỉnh sóng
- t s : chiều dày vỏ kim loại (mm)
Bảng 9.2 nhiệt trở suất của một số vật liệu
Nhiệt trở suất  T
Vật liệu
(°K.m/W)
Vật liệu cách điện:
PE 3.5
XLPE 3.5
PPL 5.5
Lớp vỏ bảo vệ:
PVC 6
PE 3.5
Vật liệu ống luồn cáp:
Concrete 1
Fibre 4.8
Asbestos 2
Earthenware 1.2
PVC 6
PE 3.5

Nhiệt trở suất giữa vỏ kim loại và giáp bảo vệ -T2:


  2t 
T2 = T ln 1  2 
2  Ds 

113


Trong đó:
- t 2 : chiều dày lớp độn (mm)
- Ds : đường kính ngoài vỏ kim loại (mm)
Nhiệt trở suất của vỏ bảo vệ -T3:

T  2t 3 
T3 = ln 1  
2  Da' 

Trong đó:

- t 3 : chiều dày lớp vỏ bảo vệ (mm)


- Da' : đường kính ngoài lớp giáp bảo vệ (mm)
Nhiệt trở suất môi trường xung quanh cáp T4:
- Cáp đặt trong không khí, được che chắn khỏi bức xạ mặt trời
1
T4 = 1
D *e h( s ) 4
Trong đó:
Z
- h * g
 E : là hệ số tản nhiệt với De* : đường kín ngoài của cáp (m), Z, E và
(De )
g xác định theo bảng 9.3 hoặc hình bên dưới bảng;
-  s độ trên lệch nhiệt độ bề mặt cáp với môi trường xung quanh (K)
Tính giá trị  s : xác định bằng phương áp lặp với công các công thức sau

  .D *e.h T 1 
KA =   T2 (1  1)  T 3 (1  1  2 )
(1  1  2 ) n 
 

0.25
 d
( ) 1/ 4
s n 1   1/ 4 

1  K A ( s ) n 

Đặt giá trị ban đầu ( s )1/ 4  2 và điều kiện lặp ( s )1/n 14  ( s )1/n 4  0.001
Trong đó:
 1 1 n T 
- d  Wd (  )T1  2 2  , hệ số này tồn tại khi xem xét tổn thất
 1 1  2 2 1 1  2 
điện điện môi của cáp, nếu bỏ qua tổn thất điện môi d  0 .
-  : chênh lệch nhiệt độ giữa ruột cáp và môi trường xung quanh
Bảng 9.3 xác định các hệ số Z, E và g
STT Lắp đặt Z E d Minh họa
Cáp đặt trên giá, không sát tường, De không lớn hơn 0.15m
*

1 Cáp đơn 0.21 3.94 0.6

114
2 cáp tiếp xúc nhau,
2 0.29 2.35 0.5
nằm ngang

3 cáp tiếp xúc nhau,


3 0.96 1.25 0.2
hình tam giác

3 cáp tiếp xúc nhau,


4 0.62 1.95 0.25
nằm ngang

2 cáp tiếp xúc nhau,


5 1.42 0.86 0.25
thẳng đứng

2 cáp cách nhau 1


6 khoảng De* , thẳng 0.75 2.8 0.3
đứng

3 cáp tiếp xúc nhau,


7 1.61 0.42 0.2
thẳng đẳng

3 cáp cách nhau 1


8 khoảng De* , thẳng 1.31 2.0 0.2
đứng

Đặt sát tường, De* không lớn hơn 0.08m

9 Cáp đơn 1.69 0.63 0.25

3 cáp tiếp xúc nhau,


10 0.94 0.97 0.2
hình tam giác

115
Hình 9.2 Đường cong Z, E và g trường hợp 5,6,7,8

Hình 9.3 Đường cong Z, E và g trường hợp 1,2,3,4

116
Hình 9.4 Đường cong Z, E và g trường hợp 9,10
- Cáp đặt trong không khí, tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời
Tương tự, dùng phương pháp lặp như trường hợp trên, sử dụng công thức sau:

 d ds 
0.25

(s )n 1  
1/ 4
1/ 4 

 1  K A (s ) n 

Trong đó:
 
  .D * .H T 1 
 ds  e
  T2 (1  1 )  T3 (1  1  2 )là hệ số ảnh hưởng của bức xạ
(1  1  2 ) n 
mặt trời

- Cáp chôn trực tiếp trong đất


+ Cáp đơn
 
1  
T4  T ln(u  u 2 1)
2
Trong đó:
2L
- u với: L là độ sâu chôn cáp (mm); De đường kính ngoài của cáp (mm)
De
+ Nhóm cáp trong cùng mương cáp (không cùng cấp điện cho 1 phu tải)
Trường hợp này xem xét mỗi cáp hoạt động độc lập và các cáp lân cận là nguồn
phát nhiệt.
Các cáp không mang cùng dòng tải
Độ tăng nhiệt độ trên bề mặt cáp được xác định như sau
 p  1 p   2 p  ... kp  ....... qp

Trong đó:

117
'
1 d pk
- kp  T Wk ln( ) là độ tăng nhiệt độ gây ra bở cáp thứ k
2 d pk

Hình 9.5 minh họa xác đinh khoảng cách các cáp
Giá trị  được xác định như phương trình quan hệ giữa dòng điện và nhiệt độ ở
phần 1-1, sau đó xác định giá trị  p . Khi xác đinh  từng cáp thì T4 được tính như
trong trường hợp cáp đơn.
Các cáp mang cùng dòng tải
  

  
  
'


1
 2
p1
 p 2   pk   pq  
d
T  ln u d  d '   d '   dd ' 
u 1 

   
... ...
4
2
T
    
p1  p 2   pk   pq 
d  
 

d

Từ công thức trên có thể triển khai cho các trường hợp cụ thể
2 cáp cùng tổn thất vỏ cáp, đặt nằm ngang


1  2L   
1 
 
2

T4   
T ln u  u 1  ln 1     
2

2  2   s1   
  

Trong đó: s1 là khoảng cách giữa 2 trục cáp liền kề (mm)
3 cáp cùng tổn thất vỏ cáp, đặt nằm ngang cách đều nhau
 

  2L 2  
 
1 
T4  T ln u  u 1  ln 1     
2

118
2    s1   

3 cáp không cùng tổn thất vỏ cáp, đặt nằm ngang cách đều nhau

119
   2L 2  
T4   1 

 ln u  u 1  
2 T 
2

1 0.5('11' 12
  '   ln 1     
  s1   
  1 lm  

Trong đó
11' : tổn thất vỏ cáp của cáp ngoài bìa
12' : tổn thất vỏ cáp của cáp ngoài bìa (bên kia)
lm
'
: tổn thất vỏ cáp của cáp giữa
+ Nhóm cáp trong cùng mương cáp (cùng cấp điện cho 1 phu tải)
2 cáp đặt nằm ngang

T
Vỏ cáp cáp ứng (điện từ): T4  (ln( 2u)  0,451) với u ≥ 5

 

T
Vỏ cáp không cảm ứng : T4  (ln( 2u)  0,295) với u ≥ 5

3 cáp đơn đặt nằm ngang cách đều nhau
Vỏ cáp cáp ứng : T4  T (0.475 ln( 2u)  0,346) với u ≥ 5
Vỏ cáp không cảm ứng : T4  T (0.475 ln( 2u)  0,142) với u ≥ 5
3 cáp đơn đặt 3 đỉnh tam giác đều
1.5 
Vỏ cáp cáp ứng : T4   (ln( 2u)  0,63)
 T
1 
Vỏ cáp không cảm ứng : T4  T (ln( 2u)  2 ln(u))
2
- Cáp đặt trong ống chôn trong mương cáp: đối với trường hợp này nhiệt trở
được chia là 3 thành phần: T4 = T4'  T4''  T4'''
+ T4' : nhiệt trở của lớp giữa mặt cáp và mặt trong ống luồn cáp
+ T4'' : nhiệt trở của ống luồn cáp
+ T4''' : nhiệt trở của môi trường ngoài ống luồn cáp
Lưu ý: nếu giữa cáp và ống được điền đầy bằng vật liệu thì xem như cáp chôn trực
tiếp trong đất.
- Xác đinh T4' :
U
T4' 
1  0.1(V  Y m )De
Trong đó:
+ U, V, Y : là các hằng số, tham khảo bảng 9.4
+ De : đường kính ngoài của cáp (mm)
+  m : nhiệt độ trung bình của môi trường giữa cáp và ống luồn (°C)
- Xác đinh T4''

120
1  D
T4''  T ln( o )
2 Dd
Trong đó:
+ Do : là đường kính ngoài của ống luồn cáp (mm)
+ Dd : đường kính trong của ống luồn cáp (mm)
+  T : nhiệt trở suất của vật liệu ống luồn cáp (°C-m/W)
- Xác đinh T4'''
Bằng cách xem bề mặt ống luồn cáp như bề mặt cáp (các trường hợp lắp đặt trên),
việc tính giá trị T4''' sử dụng các công thức như trên. Tuy nhiên đối với mương cáp bê
 
tông cần hệ số điều chỉnh nhiệt trở như sau:  
 
- Đối với ống được chôn trong mương bê tông: T  ( e  c ) ln(u  u 2 1)
N '''

2
4

Trong đó:
+ N: là số cáp trong ống
+ e : nhiệt trở suất đất xung quanh ống (°C-m/W)
+ c : nhiệt trở suất của bê tông (°C-m/W)
LG
+ u ; LG : khoảng cách từ mặt đất đến tâm ống; rb : bán kính tương
rb
1x 4 x y2 x x
đương của mương cáp ( ln rb  (  ) ln(1 2 )  ln với:  3 ; x, y là
2y  y x y y
chiều dài và chiều rộng của mương cáp).
Bảng 9.4 các hằng số U,V,Y

Điều kiện lắp đặt U V Y

Trong ống kim loại 5.2 1.4 0.011


Trong ống sợi, đặt trong không khí 5.2 0.83 0.006
Trong ống sợi, đặt trong bê tông 5.2 0.91 0.01
Trong ống amiang, đặt trong không khí 5.2 1.2 0.006
Trong ống amiang, đặt trong bê tông 5.2 1.1 0.011
Ống nén khí GAS 0.95 0.46 0.0021
Ống chứa dầu 0.26 0.0 0.0026
Ống nhựa 1.87 0.312 0.0037
Ống bằng gốm 1.87 0.28 0.0036

Tiêu chuẩn IEC 60287-1-1 2006 còn hướng dẫn cách xác đinh các hệ số tổn thất
trong từng tường hợp khác nhau, trong nội dung này không đề cập đề cập.
9.2.2 THANH EDIT

121
Thanh edit giúp người dùng tạo ra một trường hợp lắp đặt cáp cụ thể

Hình 9.1 Thanh edit


9.2.2.1 Nguồn nhiệt
Nguồn phát nhiệt thường là các tuyến cáp lân cận.
- ID: tên nguồn nhiệt
- Ref.X: tọa độ x (tính ở tâm) (cm)
- Ref.Y: tọa độ y (tính ở tâm) (cm)
(Tọa độ góc là góc trên. bên trái cửa số thiết kế)
- Outside diameter: đường kính ngoài
- Operating Temp: nhiệt độ của nguồn nhiệt

Hình 9.2 Nguồn phát nhiệt


9.2.2.2 Cáp lực
Giống cáp lực ở sơ đồ một sợi (chú ý thông số trang physical. loading. protection.
ampacity. routing)
9.2.2.3 Mương cáp

122
Hình 9.3 Mương cáp
- ID: tên mương cáp
- Ref.X: tọa độ x (tính ở góc trên. bên trái mương cáp) (cm)
- Ref.Y: tọa độ y (tính ở góc trên. bên trái mương cáp) (cm)
- Width: Chiều rộng mương cáp (cm)
- Height: Chiều cao mương cáp (cm)
- Fill Type: loại vật liệu lắp đầy mương cáp. Gồm các vật liệu sau:
a. Mương cáp có ống luồn cáp
+ Light Aggregate
+ Heavy Aggregate
b. Mương cáp với cáp chôn trực tiếp
+ Average Dry
+ Average Wet
+ Sandy Dry
+ Sandy Wet
+ Clay Dry
+ Clay Wet
- Fill RHO: nhiệt trở suất của vật liệu
- Cable in raceway: Các cáp có trong mương. vị trí cáp
9.2.2.4 Ống luồn cáp

123
Hình 9.4 Ống luồn cáp
- Conduit: ID ống luồn cáp
- Horiz.Dist: tọa độ x (ở tâm ống) (cm)
- Vert.Dist: tọa độ y (ở tâm ống) (cm)
(Tọa độ góc là góc trên. bên trái của mương cáp)
- Type: loại vật liệu làm ống luồn. Gồm các vật liệu sau:
+ Metal
+ Fiber
+ Transite
+ PVC-40
+ PVC-80
+ PVC-A
+ Other
- Size: đường kính trong ống luồn cáp (cm)
- OD: đường kính ngoài ống luồn cáp (cm)
- Thickness: chiều dày thành ống dẫn (cm)

124
Hình 9.5 Tùy chọn hiển thị thông tin trên cửa sổ thiết kế
9.2.2.5 Môi trường bên ngoài mương cáp

Hình 9.6 Môi trường bên ngoài mương cáp


- ID: tên
- Soil: vật chất bên ngoài mương cáp
+ Type: loại vật chất
+ RHO: nhiệt trở suất (oC.cm/watt)
- Temperature: nhiệt độ
+ Ambient: nhiệt độ vật chất xung quanh mương cáp
+ Warning: nhiệt độ cảnh báo (quá nhiệt độ này Etap sẽ cảnh báo)
+ Alarm: nhiệt độ báo động (quá nhiệt độ này Etap sẽ báo động)
- Raceways: tên các mương cáp đang tồn tại

125
- Heat sources: các nguồn nhiệt đang tồn tại
Bảng nhiệt trở suất điển hình của vật liệu
Nhiệt trở suất
Vật liệu o
C.cm/watt
XLPE 350
EPR 500
Paper 700
PE 350
PVC 500
Plastic 480
Concrete 85
Thermal fill 60
Soil 90
Water 160
Air 4000
Bảng nhiệt trở suất điển hình của đất
Nhiệt trở suất Nhiệt trở suất
Ký hiệu Loại đất lúc ẩm lúc khô
o o
C.cm/watt C.cm/watt
GW Well graded gravel 40 120
GP Poor graded gravel 45 190
GM Silty gravel 50 140
GC Clayey gravel 55 150
SW Well graded sand 40 130
SP Uniform sand 45 300
SM Silty sand 55 170
SC Clayey sand 60 180
ML Silt 65 240
CL Silty clay 70 210
OL Organic silt 90 350
MH Micaceous silt 75 300
CH Clay 85 270
OH Soft organic clay 110 400
Pt Silty peat 150 >60

126
9.2.3 THANH CÔNG CỤ TÍNH TOÁN

Hình 9.7 Thanh công cụ tính toán


9.2.3.1 Tính ổn định nhiệt
Tính toán này dựa trên tiêu chuẩn IEC 60287 hoặc Neher-McGrath. nó xác định
nhiệt độ vận hành của cáp với dòng tải đang vận hành và xem xét đến các nguồn nhiệt
xung quanh.
9.2.3.2 Tính khả năng mang tải của cáp (theo hệ số tăng tải)
Tính toán này xác định khả năng mang tải tối đa của cáp trong điều kiện lắp đặt cụ
thể. Dòng điện ở các nhóm cáp sẽ được tăng lên bằng nhau cho đến khi một cáp trong
nhóm đó đạt giới hạn về nhiệt độ. Theo phương pháp Neher-McGrath.
Nhóm cáp được hiểu là các cáp có cùng điểm đầu và điểm cuối
9.2.3.3 Tính khả năng mang tải của cáp (theo nhiệt độ giới hạn)
Tính toán này xác định khả năng mang tải tối đa của cáp trong điều kiện lắp đặt cụ
thể. Dòng điện sẽ được tăng lên sao cho nhiệt độ ở mỗi nhóm cáp sắp sỉ nhau cho đến
khi một cáp đạt giới hạn về nhiệt độ. Theo phương pháp Neher-McGrath.
9.2.3.4 Tính nhiệt độ vận hành của cáp theo thời gian
Tính toán này xác định biểu đồ nhiệt độ cáp theo thời gian khi cáp chịu dòng tải
khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau. Theo phương pháp Neher-McGrath.
9.2.3.5 Tính ổn định của cáp theo kết quả chọn tiết diện tối ưu
Tính toán này xác định nhiệt độ vận hành ổn định của cáp theo kết quả tính tối ưu
tiết diện cáp (cáp được chọn trong trang sizing trong trình biên tập cáp). Theo phương
pháp Neher-McGrath.
9.2.4 ĐẶT CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
Mục Study case cho phép người dùng đặt các thống số và lựa chọn phướng pháp
tính toán

127
Hình 9.8 Cửa sổ study case
- Study case ID: tên trường hợp phân tích
- Methods: lựa chọn phương pháp phân tích
+ Neher –McGrath
+ IEC 60287
- Initial/Steady-State Amp: chọn dòng tải
+ Load Profile: sử dụng dòng tải từ trang thông số của cáp
+ Operating load: sử dụng dòng tải từ lần vận hành gần nhất của cáp (cáp
trong phần tính toán này liên kết với cáp trong sơ đồ 1 sợi)
- Multiplication Factor: hệ số khả năng tăng giảm tải của cáp
+ Use Application MF: sử dụng hệ số từ trang Ampacity của cáp
+ Use Growth Factor GF: người dụng nhập
- Transient Temperature Study: thời gian phân tích
+ Max. Time: thời gian tính toán
+ Output Step Size: thời gian giữa 2 lần xuất kết quả
- Update: cập nhật các kết quả tính toán vào các trang thông số cáp
9.2.5 VÍ DỤ 9.1
Cho hệ thống mương cáp 2 mạch cấp điện cho trạm biến 110kV (1 mạch vào 1
mạch ra) như hình.

128
Hình 9.9 Hệ thống mương cáp
Cáp lực đơn lõi đồng XLPE/110kV/1200mm2 /giáp nhôm; ống luồn cáp HDPE
xoắn 150mm/195mm/2.8mm; mương cáp lắp cáp ổn định nhiệt
Áp dụng:

Vào mục (Underground Raceway System Analysis. thanh menu bên trái). cửa
sổ thiết kế tính toán vận hành cáp xuất hiện.

Vào để tạo 1 mương cáp có ống luông cáp trên cửa sổ thiết kế. nhấp đôi vào
mương cáp để đặt các thông số như hình 9.9.

Nhấp vào rê vào mương cáp để tạo 1 ống luồn cáp. nhấp đôi vào ống luồn
cáp để đặt thông số ống như hình 9.10.

Nhấp vào rê vào ống cáp để tạo cáp trong ống. trình biên tập cáp sẽ xuất hiện
để điền các thông số cáp (xem chi tiết mục 1.2.4.5) cần điền thông tin các trang info. .
physical. loading. ampacity. sizing. routing.

129
Hình 9.10 Đặt thông số mương cáp

Hình 9.11 Đặt thông số ống luồn cáp

Hình 9.12 Đặt thông số cáp

130
Nhấp vào để chuyển sang cửa sổ tính toán vận hành cáp. Vào để đặt
các thông số tính toán.

Hình 9.13 Đặt thông số và chọn phương pháp tính toán


Các kết quả tính toán như sau:

131
Tính toán ổn định nhiệt:

Tính toán khả năng mang tải của cáp:

Tính toán khả năng mang tải của cáp (nhiệt độ mương cáp đồng nhất)

131
Tính toán ổn định nhiệt theo tiết diện cáp tối ưu (cáp 1000mm2)

Biểu đồ nhiệt độ theo thời gian

132
133
9.3 MODULE TÍNH TOÁN LỰC KÉO CÁP
Tính toán. dự đoán chính xác lực kéo cáp giúp người kỹ sư có một thiết kế tối ưa
tránh thiết kế dư thừa gây lãng phí hoặc không thi công được.

Hình 9.14 Cửa sổ thiết kế


9.3.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
9.3.1.1 Tính lực căn tối đa cho phép
Tmc  RF.( A.N.S m )
Trong đó
- Tmc: lực kéo cực đại cho phép
- A: tiết điện của cáp
- N: số lượng cáp (trong cùng 1 ống)
- Sm: lực căng tối đa cho phép của cáp
- RF: hệ số giảm lực so với lực căng tối đa cho phép của cáp
+ RF=(100-RF1)/100 đối với ống chứa ít hơn hoặc 3 cáp
+ RF=(100-RF2)/100 đối với cáp đơn và ống chứa hơn 3 cáp
+ RF=(100-RF3)/100 đối với cáp nhiều lõi và ống chứa hơn 3 cáp
RF = min[(100-RF2)/100. (100-RF3)/100] khi số lượng cáp lớn hơn 3 và
bao gồm cáp 1 lõi và cáp nhiều lõi
9.3.1.2 Tính lực căn
T  N.V .FB .L.W
Trong đó:
- T: lực kéo
- N: số cáp trong ống
- V: hệ số vị trí cáp
- L: chiều dài ống luồn cáp
- W: khối lượng cáp
- FB: hệ số ma sát
9.3.1.3 Tính áp lực lên cáp ở đoạn cong
Tmb  N.R (Pm / B) 2  W 2

Trong đó:
- Tmb: áp lực lên cáp
- N: số lượng cáp
- R: bán kính uống cong
- Pm: áp lực tối đa cho phép của cáp trên đơn vị chiều dài
- B: hệ số ma sát ống
- W: khối lượng cáp
9.3.2 ỐNG LUỒN CÁP

Hình 9.15 Ống luồn cáp


- ID: tên ống
- Type: vật liệu làm ống. Gồm các vật liệu sau:
+ DB (Direct Burial)
+ EB (Encasement Burial)
+ Fiber
+ Transite
+ PVC
+ Other
- Dimension: kích thước ống luồn (cm)
+ Size: đường kính trong
+ OD: đường kính ngoài
+ Thickness: độ dày
- Friction factor: hệ số ma sát (%)
+ Segments: hệ số ma sát đoạn thẳng
+ Bends: hệ số ma sát đoạn cong
- %Fill: tỉ lệ lắp đầy ống
Bảng hệ số ma sát điển hình (đoạn thẳng) giữa vật liệu cáp và vật liệu ống luồn
Vỏ cáp Ống dẫn
Material PVC Metallic Fiber Transite Concrete
Rubber 0.3 0.3 0.35 0.4 0.5
Lead 0.2 0.35 0.4 0.45 0.6
PVC 0.15 0.35
Polyethylene 0.13 0.2
Braid 0.13 0.3 0.35 0.4 0.5
Neoprene 0.13 0.35 0.4 0.45 0.5
Skidwire 0.173
9.3.3 CÁP
- ID: tên cáp.
- Cable: loại cáp.
+ Cáp lực.
+ Cáp điều khiển.
+ Cáp nối đất.
- Not included: check nếu bỏ quả cáp này.
- Connection: lựa chọn cáp cấp điện cho tải 1 pha hay 3 pha.
- Units:
+ Length: chiều dài cáp
+ #/phase: số sợi của 1 pha
Hình 9.16 Trang info của cáp

Hình 9.17 Trang physical của cáp


- Dimensions:
+ Size: tiết diện cáp (mm2).
+ kV: điện áp định mức của cáp (kV).
+ # of C/C: số lõi dẫn của sợi cáp.
+ Cable OD: đường kính ngoài của cáp (cm).
+ Jacket type: loại vỏ ngoài của cáp.
- Max. Tension:
+ Pull: lực kéo cho phép (kg/mm2).
+ Sidewall: áp lực cho phép lên cáp (kg/m).
- Weight: khối lượng cáp (kg/km).
9.3.4 THANH EDIT

Hình 9.18 Thanh Edit


9.3.5 ĐẶT THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

Hình 9.19 Study case


- Study case ID: tên trường hợp phân tích
- Cable Tolerance: dung sai
+ Weight: sai số khối lượng cáp (%)
+ Outside diameter: sai số đường kính ngoài của cáp (%)
2 sai số này sẽ được cộng vào (làm tăng lên) thông số của cáp
- Max.Allowable Tension: lực căng cho phép
+ RF-123: % giảm lực đối với ống chứa ít hơn hoặc 3 cáp (RF1)
+ RF-1/C: % giảm lực đối với cáp đơn và ống chứa hơn 3 cáp (RF2)
+ RF-3/C: % giảm lực đối với cáp nhiều lõi và ống chứa hơn 3 cáp (RF3)
- 3-cable corfiguration: cấu hình cáp 3 lõi
+ Cradled: cấu hình cáp ôm (D/d >=3)
+ Triangular: cấu hình tam giác (D/d <=2.51)
(D/d là tỉ số giữa đường kính trong của ống và đường kính ngoài của cáp)
- Reel to Conduit: chiều dài cáp còn lại trong bành cáp
- Pulling Method: phương pháp cáp liên kết với dây mồi kéo cáp
- Auto display: tự động hiển thị các kết quả tính toán
9.3.6 VÍ DỤ 9.2
Cho một đoạn cáp ngầm như sau:

Hình 9.20 Một đoạn tuyến cáp ngầm


- Cáp lực đơn XLPE 1200mm2-110kV. lõi đồng. giáp nhôm
- Ống HDPE xoắn. đường kính trong 200mm
Áp dụng:

Vào mục (thanh menu bên trái). cửa sổ thiết kế tính toán kéo cáp xuất hiện.
Muốn thêm một đoạn cáp mới nhấp vào . muốn xóa một đoạn cáp nhấp chuột
vào thông số đoạn cáp đó rồi delete.
Chọn đủ số đoạn cáp theo đề bài và nhập các thông số của các đoạn cáp như hình.

Hình 9.21 Thông số kết cấu đoạn cáp


Trong đó:
- Segment name: tên đoạn cáp.
- Length: chiều dài đoạn cáp.
- Slope: độ dốc so với phương ngang (dấu “+” hướng lên. dấu “–” hướng xuống).
- ID: tên 2 đầu đoạn tuyến cáp.
- Bend Location: tên đoạn cáp cong.
- Horizontal angle: góc láy (so với hướng của đoạn cáp đầu).
- Bend radius: bán kính uống cong.

Nhấp đôi chuột vào biểu tượng ống luồn cáp trên của sổ thiết để
đặt các thông số về ống theo hình.

Hình 9.22 Thông số ống luồn cáp


Nhấp đôi chuột vào biểu tượng cáp (bên trong ống luồn cáp) để đặt các thông số
của cáp như hình

Hình 9.23 Thông số cáp (tham khảo cáp ABB)


Vào (study case) để đặt thông số tính toán.

Hình 9.24 Thông số study case

Nhấp vào (run) để tính toán lực kéo. Kết quả tính toán như hình

Hình 9.25 Kết quả tính lực kéo cho phép


- Lực kéo cáp tối đa cho phép: 8401kg
- Đoạn cáp kéo ra khỏi ống: 0m
- Tổng chiều dài cáp: 861m

Hình 9.26 Kết quả tính lực kéo cho từng đoạn cáp
- Lực kéo cáp từ DIEM 2: 4539kg.
- Lực kéo cáp từ DIEM 1: 3076kg.
- Áp lực lên đoạn cong CUA 1 (lớn nhất): 5161kg.
- Áp lực lên đoạn cong CUA 2 (lớn nhất): 3411kg.
- Áp lực lên đoạn cong CUA 3 (lớn nhất): 6911kg.
Nếu có thống số nào vượt quá giới hạn cho phép Etap sẽ hiển thị thông tin cảnh báo.
Chương 10: CÁC TÍNH NĂNG KHÁC
10.1 KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ
Khi khởi động một động cơ nó sẽ ngây ra sụt áp trên hệ thống và tiêu thụ 1 dòng
điện gấp 5-6 lần dòng định mức. với những động cơ có công suất lớn thì việc khởi
động gây ra một số ảnh hưởng như nhảy các thiết bị bảo vệ. động cơ không khởi động
được nếu lựa chọn thiết bị không phù hợp. Do đó việc khởi động động cơ cần được
khảo sát để đưa ra giải pháp vận hành an toàn và hiệu quả.
Etap cung cấp chức năng phân tích khởi động động cơ với nhiều mô hình máy
điện. kết quả đưới dạng đồ thị theo thời gian rất tiện lợi.
Phương pháp khảo sát tương tự phương pháp phân tích ổn định.
10.2 REAL-TIME
Real Time là hệ thống quản lý HTĐ thông minh dựa trên hệ thống thu thập dữ liệu
và phần mềm máy tính để theo dõi kiểm soát và tối ưu hóa hệ thống.

Hình 10.1 Hệ thống Real Time


Dựa trên các chức năng phân tích trong Etap và hệ thống thu thập giữ liệu. Etap
đưa ra chức năng Real Time cho phép theo dõi và điều khiển hệ thống một cách trực
tiếp. Gồm 4 chức năng chính:

Hình 10.2 Tự động hóa trong hệ thống


+ Theo dõi. giám sát. điều khiển. phát hiện các bất thường trong hệ thống.
+ Lưu trữ dữ liệu để phân tích. đánh giá. tìm nguyên nhân sự cố và phương
pháp vận hành tối ưu.
+ Tự động điều khiển hệ thống.
+ Đưa ra các dự báo. biện pháp xử lý cho người vận hành.
10.3 CONTROL SYSTEM DIAGRAM
Etap cung cấp một công cụ tạo ra một sơ đồ điều khiển hệ thống riêng biệt (mạch
nhị thứ). công cụ này giúp mô phỏng những hoạt động phức tạp của mạch điều khiển.
Khi được kích hoạt nó sẽ hoạt động song song với mạch điện chính để thực hiện
chức năng thiết kế cũng như tác động ngược lại mạch điện chính như đóng ngắt các
thiết bị. trên sơ đồ điều khiển hỗ trợ đầy đủ các thiết bị như công tắc. máy cắt. cuộn
dây. cầu chì. đèn báo. nút nhấn…..và được liên hệ với sơ đồ chính bằng ID thiết bị.
Ví dụ: mạch điều khiển động cơ

Hình 10.3 Sơ đồ điều khiển xây dựng trong CONTROL SYSTEM DIAGRAM
Product Overview

Enterprise Software Solution


for Electrical Power Systems
ETAP® is the most comprehensive
electrical engineering software platform
for the design, simulation, operation, and
automation of generation, transmission,
distribution, and industrial systems.

As a fully integrated model-driven


enterprise solution, ETAP extends from
modeling to operation to offer a Real-Time
Power Management System.
Base Package
ETAP Base Package is a set of core tools, embedded analysis modules, and engineering libraries
that allow you to create, configure, customize, and manage your system model. Core tools allow you
to quickly and easily build 3-phase and 1-phase AC and DC network one-line diagrams with unlimited
buses and elements including detailed instrumentation and grounding components.

Auto-Build Cable Manager


Embedded Analysis Modules • Intelligent rule-based diagram creation & • Batch cable management
spacing • Customizable cable reports
• Cable Ampacity • Cable Constants
• Eliminate drag & drop • Multi-cable sizing & shock protection evaluation
• Cable Sizing • Transmission Line • Auto-build without leaving equipment palette • Intelligent search / filtering
• Cable Manager Constants • Automatic alignment tools
Configuration Manager
System Elements • Tabulate & control different status configurations
Application • Unlimited AC & DC elements • Compare source, load, & switching device status
• 64-bit Application
• 1-phase (2 & 3 Wire), 2-phase (2 & 3 Wire), • Flag changed data with checker capability
• Local SQL Database Platform 3-phase (3 & 4 Wire) • Copy, merge, export, import, & print
• Unlimited buses: license dependent at run-time
One-Line Diagram Data Manager
• Nested views (composite networks & MCC)
• Built-in intelligent graphics
• Power grid • View / edit Base & Revision Data
• Automatic equipment connection mode
• Synchronous & induction generators • View equipment properties for individual fields
• Network nesting
• Photovoltaic array (PV Interconnection Study) • View equipment State & Service
• Integrated 1-phase, 3-phase, & DC systems • Display & filter data based on study type
• DC Photovoltaic array
• Integrated AC, DC, & grounding systems • Graphical data management & merge per
• Wind Turbine Generator
• Multiple generators & grid connections individual equipment
• MOV, synchronous, & induction motors
• Display results on one-line diagrams
• Exciters, governors, & stabilizers
• Customizable font types, styles, & colors Theme Manager
• Voltage & frequency dependent lumped load
• Customizable display of ratings & results • Display color coding based on:
• Cable, line, reactor, & impedance branches - Phase
• Graphical display of equipment grounding
• 2W & 3W transformers with voltage regulators - Voltage level
• Graphical alert of overstressed devices
• 2W & 3W transformers with buried delta winding - Area
• Hide & show protective devices &
• Open-Delta transformer - Feeder
equipment grounding
• Remote connectors - Grounding (Solid, Low-Z, High-Z, Ungrounded)
• Propagation of nominal & rated voltage
• Harmonic filter - Earthing (TT, TN, IT, NEC)
• Propagation of phase connection
• Static Var Compensator (SVC) • Display faulted buses by symbol or color
• Automatic display of energized & de-energized
• Instrument transformers (CT & VT) • Change result display precision per unit
elements using dynamic continuity check
• Protective devices & meters • Apply theme to individual view or globally
• Text box editor with dynamic link to properties
• Single & double throw switches • Decluttering options based on zoom levels
• OLE object & ActiveX control integration
• Grounding switch
• Intelligent text box & hyperlink bookmarks
• Bus duct Datablock
• Customizable output reports via Crystal Reports • Customize input data & study results
• Batteries, DC motors, DC loads & branches
• Batch printing with view-dependent • Display results, tags, and/or properties
• Battery Chargers, Rectifiers & Inverters
printer settings
• Uninterruptible Power Supply (UPS) • Define templates & share
• User-friendly plotting
• DC-DC converters • Automatically apply templates per device type
• Keyword based element search
• Variable Frequency / Speed Drive (VFD / VSD) • Instant preview of Datablock
• Multiple display layers including anti-aliasing &
• ANSI, IEC, & user-defined symbols
transparency
• Series Capacitor*
One-Line Diagram Templates
• Orthogonal or diagonal equipment connections • Create & utilize unlimited one-line templates
• User-defined connector & symbol thickness Switching Device Interlock Enforcer • Template sharing
• Preview multiple equipment symbol sets • Auto enforcement of switching interlock logics • Use default project ID or template ID
• Intelligent tri-state units for small or large • Automatic ‘pre’ & ‘post’ switching logic • Use properties from default project
equipment sizes verification or templates
• MS Excel style data sorting & filtering • Interlock based on circuit breaker positions or • Instant preview of templates
• Composite Network thumbnails meter readings
• Zoom & Pan windows • Automatic interlock conflict checking Output Report Comparator
• Circuit tracing - source, load, point-to-point • Built-in output report comparison tool
• Ability to model cascade switching control
• Compare hundreds of study reports in one
• Color contouring based on results • Active monitoring of switching interlock
violations action
• Switching plan validation • Verify study results against benchmark reports
2
Base Package
Base Package includes an intelligent one-line diagram, element editors, verified and validated engineering device libraries,
configuration manager, report manager, project and study wizards, multi-dimensional database, theme manager, data exchange,
and user access management. Embedded analysis modules, such as Cable Ampacity, Cable Sizing, and Transmission Line
Constants, provide integrated as well as stand-alone capabilities to design, analyze, and size equipment.

Multi-Dimensional Database Project Management License Manager


• Orthogonal multi-dimension database • Manage studies with scenarios & macros • Stand-Alone
• Unlimited independent graphical views • Record scenarios based on study settings • Concurrent User LAN & WAN
• Unlimited status configurations • Macro-controlled scenario execution • Network license checkout
• Unlimited property revisions • Automatically compare & verify plots • License borrowing manager
• Multiple loading & generation conditions • Export output data & plots to MS Excel • Flexible license borrowing duration
• Lock & unlock element properties • Dynamic update of preferences • License configuration wizard
• Multiple States to track equipment conditions
• Utilize real-time operating data Libraries
• Comprehensive library (over 100,000 devices)
• Unlimited study solutions
• ANSI & IEC devices libraries
• ODBC – MS Access, SQL Server connectivity
• Verified & Validated (V&V) library data
• Dumpster with unlimited cells: copy & paste
• V&V locked data
• User access security with password protection
• Add, copy, merge, & delete capabilities
• Edited-by & checked-by with date stamping
• User-defined & controlled libraries
• Merge project files via clipboard
• User-access control & security
• Edited-by & checked-by with date stamping
• User-controlled library merge

Plot Manager* Libraries


• Stand-alone application to view ETAP plots
• Load plots from multiple projects Cable LV Circuit Breaker
• Compare plots from multiple studies
Cable Fire Coating Protection Solid State Trip
• Save plot style as templates
• Zoom, pan, crosshair & many more functions Cable Fire Stop Protection Thermal Magnetic

• Customize legend, grid lines, plot options, etc. Cable Fire Wrap Protection Electro-Magnetic
Transmission Line Motor Circuit Protector
Data Exchange (DataX) Base
Line Ground Conductor Overload Heater
Network Simulation • Legacy program conversion to ETAP
• Unlimited buses (license dependent) & elements • Automatic one-line creation Motor Nameplate Harmonic
• Looped & radial systems • Protective device library mapping Motor CKT Model Interruption Cost
• Automatic error checking • Convert using native file formats
Motor Characteristic Model Reliability
• User interface for all network analysis modules • Database conversion from legacy software
• WMF / EMF / DXF / PDF exporting Motor Load Model Battery
• Customizable ETAP preference properties
• Multi-level user access management • Import RAW / IEEE / CSV files Wind Turbine Generator Control Contact
• Export to AutoCAD® using DXF format Photovoltaic / Solar Panel Control Relay
Built-In Calculators • Import ground grid plans from AutoCAD
Fuse Control Solenoid
• MVA, MW, Mvar, kV, Amp, & PF conversion • Load Ticket for induction machines
• Motor nameplate & dynamic parameter data • Import SKM® project files Recloser Hydraulic GFI / RCD
• Generation nameplate • Import EasyPower® project files Recloser Electronic Controller Distribution Transformer *
• Power grid short circuit impedances
HV Circuit Breaker Train Rolling Stock *
• Motor & generation inertia Report Manager
• Customizable output reports & plots
System Manager • Input, results, alerts, & summary reports
• Project equipment & study summary in one • Reports via Crystal Reports viewer
convenient location • PDF, Microsoft® Word, & Excel reports
• Distribution Load Flow alert summary • Element ID & text search capability Download a Free Demo at
• Switching Optimization summary
• Fault Management summary
• Multi-Language Report etap.com
• Contingency Analysis summary
3
Network Analysis
Network Analysis includes a powerful set of analytical tools that allow for simulation, prediction,
design and planning of system behavior utilizing an intelligent one-line diagram and the flexibility
of a multi-dimensional database. Network Analysis includes Arc Flash, Short Circuit, Load Flow,
Motor Acceleration, and Load Analyzer modules.

Network Analysis
Load Flow Short-Circuit - ANSI / IEEE Motor Acceleration
• Power flow & demand load • ANSI / IEEE C37 Standards • Dynamic motor acceleration
• Voltage drop & power factor correction • IEEE 141 & 399 Standards • Voltage flicker
• Automatic device evaluation • UL® 489 Standard • Motor & load dynamic models
• Automatic temperature correction • Integrates with protective device coordination • Static motor starting
• 2W & 3W transformer LTC / regulator actions • Automatic device evaluation for 3-phase, • Multi-sequence starting
• Real & reactive power losses 1-phase, & panel systems • Conventional starting devices
• Extensive violation alerts • Generator circuit breaker evaluation • Soft starter devices
• Multi-report Result Analyzer • Phase-shifting transformer • VFD frequency control motor starting
• Auto-Run load flow based on system changes • Load terminal short circuit calculation • Load & generation transitioning
• Adaptive Newton-Raphson method • Multi-report Result Analyzer • Motor Operated Valve (MOV) simulation
• Fast convergence for systems with • Comprehensive alarm & warning
negligible impedance Short-Circuit - IEC • Start motor individually or based on groups
• IEC 60909, 60282, 60781, & 60947 Standards
• Consider individual or global bus voltage
Short-Circuit - GOST • Transient fault analysis - IEC 61363 Standard alert limits
• GOST R 52735 Standard • Integrates with protective device coordination
• Calculate periodic & aperiodic components • Automatic device evaluation for 3-phase,
• Consider pre-fault loading condition 1-phase, & panel systems
• Radial & multi-loop circuit calculations • User-definable voltage c factor
• Short circuit output report in Russian language • Load terminal short circuit calculation
• Multi-report Result Analyzer

Panel Systems Arc Flash


Panel ANSI & IEC AC Arc Flash DC Arc Flash
• Intelligent panel design & analysis • IEEE 1584-2002, 1584a-2004, • Maximum Power Method
• 3-phase (3 & 4 Wire) panels 1584b-2011, 1584.1-2013 • Stokes & Oppenlander Method
• 1-phase (2 & 3 Wire) panels • NFPA® 70E 2000, 2004, 2009, 2012, 2015 • Paukert Method
• 1-phase (A, B, C, AB, BC, CA, & 3 Wire) panels • CSA Z462 2008 Standard • Determine incident energy
• ANSI & IEC Standards • ASTM D 120-02a Standard • Assess arc flash protection boundary
• National Electric Code load factors • OSHA 29 CFR 1910 Standard • Arc Flash Viewer
• Load flow with graphical per phase display • National Electric Code® (NEC) 110.6 • Multi-report Result Analyzer
• Automatic device duty evaluation & alerts • National Electric Safety Code® (NESC) • Labels & work permits
• Automatic updating of upstream panels • Embedded short circuit & device coordination
• Export panel schedules to Microsoft Excel • 3 & 1-phase Arc Flash Sequence-of-Operation
• Panel with internal & external feeders & loads • Graphical display of device trip sequence
• Automatic verification of device duty
• User-defined incident energy correction factor
• Current Limiting Fuse (CLF) modeling
• Incident Energy plots
Reduce Risk, • LV transformer arc flash limit
• Maintenance mode switch
Improve Safety, • Relay actions (49, 50, 51, 67, 79, 87)
Enforce Compliance • Panels & single-phase systems
• Multi-report Result Analyzer
• Labels, work permits, & data sheets
4
Modular & Intuitive

Protection & Coordination Dynamics & Transients


Star - Coordination & Selectivity Transient Stability EMTP - ElectroMagnetic Transients+
• AC & DC coordination • Synchronous & induction machine models • Switching Transient
• Graphically adjustable device settings • Comprehensive excitation system models • Insulation Coordination
• Extensive device library (verified & validated) • Comprehensive governor-turbine models • Lightning Surges
• Embedded short circuit analysis • Power System Stabilizer (PSS) models • Sub-Synchronous Oscillations
• Embedded motor acceleration analysis • GE, Westinghouse, & Solar gas turbines • Ferro-Resonance
• Multi-axis time current curves • User-Defined Dynamic Models (UDM) • Power Quality
• Comprehensive plot options • Unlimited Sequence-of-Events & actions • Renewable Energy Generation
• Adjustable magnifying-glass zoom view • Typical & common disturbances & operations • FACTS & Electronic Converters
• Time difference calculator • Automatic actions based on relay settings • EMTP-RV Interface
• Multi-function / level relays • Short-time & long-time simulation • PSCAD Interface
• Device setting reports • Variable total simulation time & simulation step
• Automatic detection of protection zones • 3-phase & line-to-ground fault actions
• Protection & coordination zone viewer • Auto-sync check action
• Screen capture utility • Embedded Newton-Raphson initial load flow
• Library enhancements • VFD / VSD dynamic modeling
• Relay test set interface • Lumped Load user-defined dynamic modeling
• Export to COMTRADE format • UPS parallel operation modeling
• PV Array source modeling
Sequence-of-Operation • Inverter source modeling
• View device operation sequence graphically
Motor Parameter Estimation & Tuning
• Automatically compare & verify plots • Estimate induction machine equivalent
• Device failure & backup operation
circuit parameters based on readily
• Sequence viewer Generator Start-Up
available manufacturer data
• Normalized (shifted) curves • Cold-state generator starting
• Single-cage models
• Current summation • Load generators prior to synchronous speed
• Rotor deep-bar effects
• Relay actions (27, 49, 50, 51, 51V, 59, 67, 79, 87) • Frequency-dependent machine models
• Frequency-dependent network models Dynamic Parameter Estimation & Tuning
Star - Auto Protection & Coordination • An expansion to the Transient Stability module • Tune dynamic models w/ multiple inputs & outputs
• Automated evaluation of zones for overcurrent • User-defined dynamic model interface
protection & coordination • Estimate model parameters using field
measurements
• Reference Rule Book for evaluation User-Defined Dynamic Model
• Utilize UDM to build custom models
• Automated display of TCC curves & equipment • Full graphical model builder
damage curves • Combinations of Models: Generators,
• Library of pre-built models
Governors, Exciters, PSS, etc.
• Automatic selection of worst case fault location • Integrated with transient stability models
• Utilize field data from recorders & PMUs
• Tabular presentation of evaluation results • Wide variety of blocks for building models
• Compliance with NERC MOD Standards
• Dynamic update of the evaluation results • Import & Export Simulink® models
• Automatically exclude data errors & noise
• Summary of protection evaluation results • Various model testing methods
• Multi-objective stochastic optimization method
• Study result report in spreadsheet format • Real-time compiling & linking of model
• View parameter sensitivity
• Automatic UDM links to components
StarZ Distance Relay Protection* • Compile & test directly from the UDM builder
• DPET Result Analyzer for comparing multiple
• In-depth evaluation of impedance relays estimation results
• Characteristic Plotting
• Single & Sliding Fault Analysis
• Voltage & Current Injection Testing
• User-Editable Scheme Logic
• Distance Relay Element & Library
Before Tuning
• Automatically calculate voltage & current
injection based on line parameters
After Tuning by
• Fault distance versus fault resistance plotting
DPET

5
Reliable

Renewable Energy Cable Sizing Cable Systems


Wind Turbine Generator Ampacity & Sizing Underground Thermal Analysis
• Model unlimited wind turbine generators • IEEE 399 • Neher-McGrath Method
• Detailed modeling of turbine dynamics, • NFPA 70 - National Electric Code • IEC 60287 Standard
aerodynamics, & power coefficients • ICEA P-54-440 • Steady-state temperature
• DFIG with pitch & converter controller • IEC 60364-4-43 • Ampacity optimization
• Simulate wind disturbance like ramp & gust • IEC 60364-5-52 • Automatic cable sizing
• Individual or zone-based disturbances • IEC 60502-2 • Transient temperature
• WECC wind turbine models • BS 7671, British Standard • Intelligent rule-based alignment & spacing
• WTG manufacturer / model library • NF C 15-100, French Standard tools
• Support User-defined Dynamic Model • Ampacity / Current Carrying Capacity Calculator • Automatic conduit distribution & spacing
controllers • Sizing based on ampacity, voltage drop, short • Uniform & non-uniform conduit arrangements
circuit, harmonics, & overload protection • Custom, NEC, or IEEE rule-based spacing
Photovoltaic Array • Maximum or average operating current • Wizard for creating raceways
• Solar farm modeling
• Armor & Sheath thermal calculation
• Solar irradiance based on location & time
• Grounding conductor selection based on NEC Cable Pulling
• Performance adjustment coefficients • Integrated with one-line diagram cables
• Cable Library with neutral, grounding /
• AC & DC System Analysis protective earthing (PE) conductor • Integrated with underground raceways cables
• Inverter dynamic modeling & operation modes • Add auxiliary neutral & PE conductors • Pull multiple cables
• Maximum Peak Power Tracking (MPPT) • Optimal & alternative sizes • Completely flexible pull geometry
• Constant current source modeling • Model Forms: BS & user-definable • Full ETAP cable library integration
• Model PV systems with individual panels • Reports in Crystal Reports & Excel • Display 3-D pulling path geometry
• Model DC cables & combiner boxes
• Extensive manufacturer / model library Protective Earthing (PE) Conductor Sizing
• P-V & I-V curves • IEC 60364-5-54 Standard
• BS 7671 Standard
• PE thermal requirements & sizing
• User-defined fault current & clearing time
• Reports in Crystal Reports & Excel
• Consider leakage current

Electric Shock Protection


• IEC 60364-4-41 Standard Ground Grid Systems
• BS 7671 Standard Finite Element Method
• EN 50122 Standard • 3-D plots for step, touch, & absolute potentials
• TN-C, TN-S, TN-C-S, TT, & IT Earthing • 3-D irregular configurations
• Electric shock requirements • 3-D graphical interface views
• Loop impedance & current calculation • Rods & conductors in any direction
• Touch voltage calculation & evaluation • Graphical display of over limits
• Consider resistance to Ground / Earth
• GFCI / RCCB protection IEEE 80 & 665 Standards
• Reports in Crystal Reports & Excel • Conductor & rod optimization
• 3-D graphical interface views

Quickly & Easily Evaluate Results & Make Decisions

6
Integrated

Power Quality DC Systems Control System Schematics


Harmonic Load Flow Load Flow DC Control Systems
• IEEE 519 Standard • IEEE 946 Standard • Simulation of operation sequence
• Harmonics spectrum up to 250th order • Integrated AC & DC systems • Pickup & dropout voltage calculation
• Automatic distortion evaluation (THD & IHD) • Embedded Newton-Raphson Method • Automatic alerts
• Telephone influence factors (TIF & I*T) • Voltage drop • Burden & inrush modes
• Calculate & report I*TB (Balanced) • Power losses • Controlled contacts
& I*TR (Residual) • Battery auto-activation • Integrated with battery discharge calculation
• VFD harmonic modeling • Charger / UPS current limit • Integrated with one-line diagram
• UPS AC input & output modeling for • Charger / UPS mode auto-switching • State engine with automatic & step-by-step
harmonic orders • DC converter modeling sequence-of-operation of control relays,
• PV Array modeling for harmonic orders • Motor model auto-switching switching actions, etc.
• Automatic alerts of violations
• Harmonic sources library Short Circuit AC Control Systems*
• IEEE 946 Standard • Include AC Control Power Transformer
• Embedded Adaptive Newton-Raphson Method
• Integrated AC & DC systems • Simulation of operation sequence
• Embedded Accelerated Gauss-Seidel Method
• Total bus & branch contribution fault currents • Pickup & dropout voltage calculation
Interharmonics • Fault current rising time • Automatic alerts
• Interharmonic modeling & simulation • Battery modeling per ANSI / IEC Standard • Burden & inrush modes
• Perform voltage flicker limitation studies • Charger modeling per ANSI / IEC Standard • Controlled contacts
• Interharmonic distortion indices calculation • Integrated with one-line diagram
based on IEC 61000-4-7
Battery Discharge & Sizing
• State engine with automatic & step-by-step
• IEEE 308, 485, & 946 Standards
• Adjustable harmonic current base sequence-of-operation of control relays,
• Integrated AC, DC, & Control System Diagram
• Automatic harmonic spectrum generation switching actions, etc.
• Battery discharge simulation
• Automatic interharmonic frequency generation
• Battery sizing
Frequency Scan • Discharge via DC load flow or duty cycle
• User-definable frequency range summation
• Resonance condition identification & alerting • Voltage drop & loss consideration
• User-customizable plots • Class 1E DC power & control system models
• Simulation of control system with battery
Harmonic Filters discharge voltage
• Filter design & sizing • Duty cycle diversity factor
• Single-tuned, high-pass, & band-pass filters • Load model type per operating characteristics
• Automatic filter overloading alert • Battery duty cycle calculated from
• Interharmonic filter modeling individual loads Transformer
• Options for battery & load duty cycle 1
minute span MVA Sizing
• Multiple user selected options for battery • Sizing based on connected or operating load
characteristic interpolation • ANSI & IEC standard types, classes, & ratings
• Multiple diversity & correction factors • Considers ambient temperature, altitude, load
• Battery sizing report in IEEE 485 growth, & load factors
Standard format • MVA Sizing based on cooling stages
• Plot battery capacity, voltage, & current
Tap Optimization
• Plot bus voltage & load & branch flow
• ANSI / IEEE C57.116 Standard
• Detailed battery library
• Optimize unit transformer turns ratio
• Considers system voltage variation
• Considers generation station auxiliary load
• Generator reactive capacity vs. voltage plots

7
Data Exchange

DataX Plus Geographic Information System*


Microsoft® Excel Interface SmartPlant® Electrical Interface GIS Map
• Bi-directional Excel data exchange • Bi-directional data exchange • Intelligent Geospatial Diagram
(Open & Fixed Formats) • Map attributes of SPEL with ETAP elements & • Display analysis results on GIS maps
• Map Excel worksheets to ETAP elements properties using Universal Mapping • Synchronize GIS data to ETAP projects
• Synchronize data to ETAP projects • Looped / radial system connectivity • Graphical user interface for data mapping
• Perform consistency checks during • Control modification & accept / reject actions
data exchange AVEVA Electrical™ Interface • Check consistency for data synchronization
• Substitute missing information with ETAP • Bi-directional data exchange • GIS handling of 1-phase systems
defaults & library data • Map attributes of AVEVA Electrical with ETAP • Synchronize GIS with single-line diagram
elements & properties using Universal Mapping • Include transmission & distribution networks
Project Merge • Looped / radial system connectivity • Run studies for millions of customers directly on
• Parallel ETAP project development
GIS Map
• Merge Base & Revision Data e-DPP® Interface • Supports millions of electrical components
• Merge TCCs Views • Map attributes of e-DPP to ETAP elements • Geospatial graphics using multiple layers
• Multi-user management of project merge • Synchronize e-DPP data to ETAP projects • ETAP MapServer for background maptiles
• Database mapping via graphic user interface • Automatic network reduction
Universal Mapping*
• Circuit Tracing & Distance Measurement
• User defined properties & elements to map any ESRI ArcGIS™ Import & Export
3rd party electrical package • Import ESRI ArcGIS electrical information Feeder & Substation Diagram
• Map ETAP elements & properties for Import & • Map ArcGIS attributes with ETAP elements & • Electrical GIS diagram synchronized with
Export properties graphical feeder & substation diagram
• User-defined logics & functions as part of the • Database mapping via graphic user interface • Model 1,000s of components as an equivalent
mapping for electrical attributes • Export ETAP GIS electrical data to XML feeder
• Incorporates mathematical functions &
• Millions of electrical junctions convert to 1,000s
simplified C# language based logics
of buses making the system solution fast &
• Intelligent functions based on the required
manageable
attributes for mapping
• Categorization of power system devices for Data Manager
easy recognition • Display & locate elements with incorrect
Localized Output Reports electrical parameters
MultiSpeak Interface* Release In Every Release
• Graphical select & view properties for multiple
• Import & export power system data using English devices in a spreadsheet format
MultiSpeak XML standard
Chinese • Reconductoring & Rephasing
• User-Defined Mapping of elements & properties
• Sorting, Filtering & Find & Replace functions
using Universal Mapping Japanese
• Supports MultiSpeak v3.0 & v4.0 Circuit Tracing & Distance Measurement
Russian • Trace route upstream & downstream
Common Information Model (CIM)* • Trace route to source & laterals
Spanish
• Import & Export data from ETAP using CIM
• Trace route from point to point
XML Portuguese • Trace GIS & Active Feeder
• User-Defined Mapping of elements & properties
Korean • Measure distance between elements
using Universal Mapping
• Measure distance for selected elements
• IEC 61970 standard German
• Measure total feeder length
• IEC 61968 standard

Import from Legacy Software


ETAP offers conversion tools from other power Multi-Language Editions
system analysis software that will automatically
generate a multi-layered graphical one-line
diagram in conjunction with the electrical data and
associated TCC studies.

8
ETAP GRID - Distribution
ETAP GRID™ Distribution is an integrated power system simulation, planning, protection, and
real-time distribution management system software for visualizing, managing, optimizing and
automating distribution networks from state-wide to city-wide power distribution networks.

Distribution Systems
System Elements* Time Domain Unbalanced Load Flow* Fault Location, Identification, Isolation &
• Distribution segment & junctions • Loading & generation profile library Service Restoration*
• Distribution feeders, lines & cables • User-defined profile intervals (hr or min) • Identify & locate faults based on waverforms
• Substations & Switching Stations • Create standard profiles such as “8760 profile” • Identify fault types - 3P, LL, LG, LLG, etc.
• Jumper, cut, open point & splice • Seasonal variations including holidays • Predict location based on customer outages
• Distribution transformers – pole, pad & vault • Multi-year load growth • Single or consecutive faults
• Open delta transformer • Mixed customer classes or composite sectors • Identify isolation points based on protective
• Fuse links & fuse cutouts • Simulate daily, monthly or yearly output from device location
• Load break switches PV farm • Restoration based on multiple objectives:
• Switched shunt capacitor banks • Place devices in or out of service during the minimize power losses, minimize overloading,
• Distribution line pole configurations planning period optimize voltage
• Distribution line constants calculation • Plot power generation, consumption, losses, & • Automatically create & test network topology
• Distributed load energy demand for a specified period configuration
• Spot load • Looped & radial systems
• Numerical relays including overcurrent relays
Unbalanced Short Circuit*
& distance relays
• Include prefault loading Voltage Stability*
• Shunt faults – 3PG, 3P, LL, LG, LLG • Sensitivity Analysis
• Multiple generator dynamic models
• Series faults – A,B,C, AB, BC, CA, ABC • Modal Analysis (Eigenvalue Analysis)
• Complete synchronous & induction machine
• Simultaneous fault • PV QV Analysis or Continuation Load Flow
models
• Display phase or sequence results on one-line Analysis
• Comprehensive dynamic load modeling
• Comprehensive excitation system & turbine/ • P-V curves, V-Q curves, dV/dQ self-sensitivities
Switching Optimization* • Eigenvalues, eigenvectors
engine-governor models • Improve system losses
• AC & DC Photovoltaic & inverter modeling • Bus, branch & generator participation factors
• Minimize voltage violations • Minimum distance to instability
• Voltage regulators • Minimize overload
• Phase shifting transformers • Graphical results & plots
• Balance feeder loads
• Multiple types of harmonic filters • Graphically display recommended switching Optimal Capacitor Placement
operations • Optimal location & bank size
Unbalanced Load Flow
• Network summary before & after optimization • Minimize installation & operation costs
• Single-phase & unbalanced 3-phase modeling
• Automatic creation & saving of optimal • Individual source or average energy cost
• Unbalanced & nonlinear load modeling
switching configuration • Voltage & power factor objectives
• Open-delta transformer modeling
• Optimal switch placement • Minimum, maximum, & average loading
• Center-tap transformer modeling
• Branch capacity release & cost savings
• Three 1-phase transformer modeling Single-Phase Distribution • Review capacitor impact on the system
• Isolated sub-systems with voltage-control • ANSI & IEC Standards
• Capacitor control method
source modeling • Load flow with graphical per phase display
• Flexible constraints
• Isolated 1-phase source & system modeling • Voltage drop & power losses
• Series fault or open phase condition modeling • Voltage & current unbalance factors Volt / Var Optimization & Control*
• Phase & sequence voltage, current, & power • Automatic device duty evaluation & alerts • Solve multiple objtectives simultaneously
• Voltage & current unbalance factors • Conservative voltage reduction
• Transmission line coupling Reliability Assessment • Optimize voltage profile
• Automatic device evaluation • System reliability • Minimize losses
• Report voltage & power in multi-units • Customer oriented indices • Determine voltage regulator & switched
• Optimized for multi-core CPU • Energy (cost) indices capacitor setpoints
• Sensitivity analysis • Optimal voltage regulation placement
• Single & double contingency • Looped & radial systems
• Looped & radial systems

9
ETAP GRID - Transmission
ETAP GRID™ Transmission provides an intelligent Network Topology Builder integrated with
ETAP’s Base and Network Analysis modules such as Transmission Line Model, SVC Model, HVDC
Link, Load Flow,Fault Analysis, Capacitor Placement, Dynamic Stability, Reliability Assessment,
Distance Protection, Substation Automation, Energy Management, and eSCADA system.

Transmission Systems
Line Constants Line Ampacity Sag & Tension
• Conductor & ground wire libraries • Conductor ampacity vs. temperature • Sag / tension vs. temperature
• Built-in configurations: horizontal, vertical, etc. • IEEE 738 Standard • Multiple spans between dead-end structures
• General configuration: X, Y, & Z coordinates • Determine maximum operating temperature • Level spans of unequal length
• Multi-line mutual coupling for various loading conditions • Solve spans of unequal length on different
• Phase & sequence impedance matrix • Derated ampacity based on temperature limit horizontal planes
• Transposed & un-transposed lines • Consider weather, solar heat, & • Include effects of wind, temperature, & k factor
• Short & long line models geographical location
• Multiple layer soil model HVDC Transmission Link
• Calculated or user-defined impedances
Optimal Power Flow • Detailed rectifier & converter modeling
• Solve multiple objectives simultaneously • Composite AC / DC & DC / AC systems
Contingency Analysis • Interior point method with barrier functions • Built-in control schemes
• N-1 & N-2 contingency assessment & ranking • Minimize power losses • Inclusive transformer model
• Fast screening method to scan outage list • Active power optimization • Automatic harmonic spectrum calculation
• Multiple graphical outage lists • Reactive power optimization • Easy-to-use integrated model
• Automatic performance indices calculation • Optimal dispatch • VSC-HVDC model*
• Summary report analyzer

eTraX - Rail Traction Systems*


TM

ETAP Traction Power software includes the most accurate, highly developed, and flexible software tools
for analyzing and managing LV and MV rail power systems. eTraX provides a state-of-the-art design and
management solution for the electrical network life-cycle of the rail traction power system.

Rail Traction Power Elements


• Traction substation capacity planning based • Track & node
on existing or planned train operations • Traction substation
• Evaluate energy demand & cost using various • Train station & platform
train timetables • Section insulator, insulated overlap, PTFE &
• Centralize GIS, planning, protection & isolator
operations in single application • Auto & booster transformers
• Traction power supply design, configuration & • Signal, speed limit, level crossing markers
equipment ratings • Distance, elevation & bend radius markers
• Determine impact of various rolling stock
• Determine capacity restrictions & analyze Interface
mitigation methods • Equipment warehouse
• Railway track
• Determine impact of unplanned events on
traction power system using real-time data • Overhead catenary The future of power
• Geospatial asset information for overhead • Route editor systems engineering
catenary system synchronized with one-line • Timetable editor
diagram
& operation - today
• Traction power equipment templates
Analysis
• Train Performance Calculation
• Unbalanced load flow simulation for
• Time Domain Unbalanced Load Flow
1-phase 2 or 3 wire systems
• Unbalanced Short Circuit

10
ETAP Real-Time
ETAP Real-Time™ technology allows you to predict, control, visualize, optimize, summarize and
automate your power system. Distributed and web-based technologies provide the tools to make
informative decisions based on planned or unplanned events from any location.

SCADA & Monitoring


Network Connectivity Analysis Visualization & Dashboards
Model-Driven Power • Network topology builder & processor • Thin client based monitoring & control
Management Solutions • Intelligent graphical user interface • WPF dashboards & views
• Multiple model views: logical & geospatial • Automatically generate electrical diagrams
• Color coding based on network state from ETAP views
• Common network connectivity model
• Graphical display of results & abnormal • Intelligent web graphical user interface
• Integrated SCADA functionality conditions • Geospatial maps for situational awareness
• Smart Grid & Microgrid Master Controllers • Foundation of real-time applications • Configurable web interface & control
• Alarm & warning displays
• Real-Time decision making applications SCADA Integrator • Customizable trending
• Quick creation of standardized & reusable
• Predictive Simulation & Optimization • Flexibility to create “what if” scenarios
templates
• Execution of ETAP scenarios remotely
• Operator training simulator • Human Machine Interface (HMI)
• Process & performance monitoring
• Online & archive data trending • template library
• Multi-state breaker monitoring & control
• Efficient system integration & rapid
• Web-based SCADA architecture
deployment Web & Mobile Views
• Built-in server redundancy platform • Safe & secure communication
Native Communication Protocols • User & machine Access Management
• Integrated historian for both data & events
• Wide array of standard drivers
• Perform “what if” simulations remotely
• Integrated alarm & event management • Direct Modbus RTU & TCP communication
• Customizable views
• Wide array of standard drivers • Direct DNP3 communication
• Automatic download of COMTRADE & SOE Data Trending
files • User-friendly and flexible trending application
• Integrated historian for both data & events • Supports real-time and archived data trending
• Integrated alarm & event management
Alarming & Notification
IEC 61850 Substation Automation • Prioritizes events via graphical and tabular
• Direct IEC 61850 connectivity from ETAP views
Server • Enables early detection & announcement of
• IEC 61850 environmental compliant gateway problems
for distributed control & data collection • Alerting for non-telemetered devices
• Automatic download of ICD & CID
configuration files Event Logging
• Automation logic • Event log of all activities in the system to the
nearest miliisecond
Waveform Capture & Synchrophasor • Complete history of power system’s operation
Measurements when played back
• Automatic download & archive of waveform • Retrieve sequence of equipment operation
captures and maintenance records
• Waveform Capture Viewer • Tabular or graphical views - hourly, daily,

Mission critical power • Transfer data to DPET module for tuning


• Replay recorded waveforms for root cause &
monthly, or yearly basis

management solutions effect analysis

from modeling to • Capture data from disturbance monitoring


equipment
operation • COMTRADE Sequence-of-Events Recorders • IEC 61850 • OPC
& PMUs • Modbus • OPC UA
• Fault & Dynamic Disturbance Recorders
• Online & archive trending • DNP3
Direct connectivity to any industry compliant system

11
ETAP Real-Time

Power Management Generation Management


State Estimation & Load Allocation Predictive Simulation Automatic Generation Control
• Dependable and fast convergence • Simulate circuit breaker operation • Multi-area control
unobservable subsystems • Identify potential operating problems • Load frequency control
• State-of-the-art techniques • Simulate motor starting & load change • Minimize Area Control Error (ACE)
• Includes essential tools for model validation • Predict operating time of protective devices • MW & Mvar sharing
• Compare telemetry, estimation, and power • Predict system response based on operator • NERC performance standard
flow results actions
• Perform “what if” operating scenarios Economic Dispatch
• Incremental generator heat-rate
• Web-based simulation & alerts
• Generation constraints
• Simulate real-time & archived data
• Minimize fuel costs
• Operator assistance & training
• Optimize energy costs
Preventive Simulation • Detailed nonliner cost functions
• Automated alarms based on events that may • Fast solution
potentially occur • Robust algorithms
• Suggest remedial actions
Unit Commitment
Operator Training Simulator • Real-Time validation & optimization
• Dynamic graphical simulation of the • Forecast based commitment
power system • Maintenance schedules
• Simulate sequence-of-operation using
real-time data Interchange Scheduling
• Explore Alternative Actions • Tariff analyzer
• Virtual test of operator / controller actions • Rate structure builder
• Transaction scheduling
Event Playback • Transaction contract
• Replay archived historian data • Transaction reports
Energy Accounting • Investigate cause & effect • Fuel cost schedule reports
• Energy tariff builder • Explore alternative actions
• Customizable reports • Replay “what if” scenarios Reserve Management
• Real-time energy cost tracker • Playback of event views • Operating reserve analysis
• Cost & consumption summary • Historical alarm database • Reserve capacity monitoring
• Notification of inadequate reserve
• Predict operating reserve
3000
5000 300
Incr. HR (KBtu/MWh)
Input (1000 Btu/hr)

4000 240
Ge 2250
Cost ($)

3000 180 n1 1500

2000 120
750
1000 60
MW
0 5.625 11.250 16.875 22.500
0 12.50 25.00 37.50 50.00

Output MW MW

Ge Ge
n2
le
as

n3
t
M
W

Ge
lo

n4
ss
M
W

MW
M
W

W
M
Ge
G

ne
en
1

rat
G

2000 200
en
Incr. HR (KBtu/MWh)

in
Input (1000 Btu/hr)

gC
G

$
en

1500 150
3

os
G

t
en

1000 100
4

500 50

0 5.625 11.250 16.875 22.500


Ge
G

ne
en

Output MW
1

rat
G
en

io
2

nD
G
en

isp
3
G
en

atc
4

12
ETAP Real-Time

Energy Management Intelligent Substation Intelligent Load Shedding


Network Security Analysis Substation Automation Load Preservation
• Online security analysis • Flexible automation • Steady-state & transient response
• Situational awareness support • Programmable logic editor • Optimal load preservation
• Perform “what if” operating scenarios • Online control • Fast response time
• Contingency Analysis, Short Circuit Analysis, • Remote control - enable & disable commands • Reliable operation
Voltage Stability, etc. • Control inhibition based on system operational • Minimum load shedding
constraints • Proactive contingency analysis
Equipment Outage Scheduling • System islanding logic
• Schedule equipment outages and consider in Switching Management • VFD load reduction control
network security • Switching sequence management
• Generators, transmission lines, transformers, • Safety & security procedures System Restoration
breakers, switches, loads, and compensation • Interlock logic evaluator • Restart inhibition
devices • Switching plan validation • Logical load sequencer
• Schedule equipment derating • Control inhibition based on switching • Load & source restoration priority
operations
Supervisory Control • Safety ground switch Load Shedding Validation
• System optimization • Pre-switch & post-action interlock • Automatic generation of transient study cases
• Supervisory & advisory control system • Enforced interlock logic in simulation mode • Confirm load shedding actions
• Optimal power flow • Supervisory control for real-time switching • Simulate ILS recommendation
• Programmable logic editor operation • Integrated stability knowledge base

Economic Dispatch Load Management


• Minimize fuel costs • Demand-side management
• Optimize energy costs • Time-of-use load shifting
• Consider network security constraints • Intelligent load management
• Robust algorithms

1. Simulate Triggers 2. Evaluate Actions

Faster than Real-Time


ILS dynamically mages
the stability of the
system to respond faster
to disturbances

4. Analyze Recommendations 3. Update Logic

13
Distribution Management System
ETAP ADMS™ is an integrated electrical system design and real-time power distribution
management system. ETAP ADMS incorporates SCADA, Distribution Management Applications &
Outage Management System (OMS) functionality in a single solution.

Advanced Distribution Management System

Intelligent Geospatial Diagram* Distribution Network Applications Short-Term Load Forecasting


• Animated flows and alerts • Real-time assessment of network status • Adaptive bus load forecasting
• Flexible use of all analysis modules • Allows prediction of unbalanced system • Load profile library
• Multi-layer graphical display of GIS & data behavior • Forecasting scenario archiving
• Use background maps for spatial awareness • Utilize real-time or archived data • Predict loading seven days ahead
• Substation & Feeder Diagrams • Solve for any voltage level from transmission to • User-adjustable weather profile
• Synchronized GIS & Logical views low voltage
• Solve radial or meshed networks Volt / Var Optimization & Control*
• Auto run or manual modes • Reactive power & var optimization
• Save solution control parameters for each • Controls LTCs, capacitor banks & var support
scenario devices
• Multi-CPU calculation capability • Conservative voltage reduction
• Optimize voltage profile
• Minimize reactive power losses

Feeder Balancing & Loss Minimization*


• Improve system kW losses
• Minimize voltage violations
• Minimize overload
• Balance feeder loads
• List of recommended switching operations
State Estimation & Load Allocation
• Tie Point Optimization
• Estimation of unbalanced distribution systems
• Feeder Reconfiguration
• Unobservable system estimation from
• Automatic creation and saving of optimal
substation meter to individual customer
configuration
• Utilize customer sector load profile library
• Apply load profile from meter data Fault Detection, Identification, Location, Outage Management System*
management system Isolation & Service Restoration* • Predict location of protective device that
• Support for Temporary Network Elements such • Prediction and Rule Engine opened upon failure
as jumpers and cuts • Utilize substation waveform for fault detection • Prioritize restoration efforts & manage
• Utilize fault passage indicators for fault detection resources
• Fault type identification – 3P, LG, LL, LLG, etc. • Provide information on extent of outages &
• Identify one or more probable locations of fault number of customers impacted
• Predict fault isolation switching actions to clear • Measure & reduce outage frequency due to
network faults use of outage statistics
• Integrated with Outage Management System
• Integrated with Switching Management
System Interfaces
• Outage Management Systems (OMS)
• Customer Information Systems (CIS)
• Meter Data Management Systems (MDM)
• GIS Systems
• MultiSpeak XML
• Common Information Model (CIM)
• Esri ArcGIS
• GE Smallworld™ Electric Office GIS
• Intergraph® InService OMS

+ Via EMTP-RVTM / PSCADTM Interface

* Certain features and capabilities are available in ETAP Beta release.

14
Microgrid Controller
ETAP is used by microgrid developers and engineers for detailed analyses and sizing of
distributed energy resources and associated equipment. Microgrid Master Controller brings the
design to life by connecting the system model with real-time data.

Microgrid Central Controller

Generation Optimization Energy Storage Management*


• Supervisory control regulates generation levels • Compensate for voltage & frequency fluctuations
• Maintain power exchanges with neighboring areas • Regulate active and reactive power produced or consumed
• Automatically detect loss of grid and switch control strategies
• Regulate voltage and frequency
• Minimize energy costs, fuel costs, etc.
• Consider renewable energy in generation mix

Demand Side Management


• Move on-peak usage into off-peak periods
• Shift rate schedules
• Identify costly variations in load profile
Generation & Load Forecasting • Shed non-critical loads to save on energy cost
• Reliably and accurately forecast future short term loading
• Generation forecast from varying sources

Model-Driven Real-Time Solutions

• Power Management System • Distribution Management System


• Energy Management System • Intelligent Load Shedding
• Generation Management System • Smart Grid & Microgrid Solutions

15
etap.com
Quality Assurance Commitment
ETAP is Verified and Validated (V&V) against field results, real system measurements, established programs, and hand calculations to ensure its
technical accuracy. Each release of ETAP undergoes a complete V&V process using thousands of test cases for each and every calculation module.
ETAP Quality Assurance program is specifically dedicated to meeting the requirements of:
Registered to ISO 9001:2008

ISO 9001:2008 10 CFR 50 Appendix B 10 CFR Part 21 10 CFR Part 50.55 ANSI/ASME N45.2
ASME NQA-1 CAN / CSA-Q396.1.2 ANSI / IEEE 730.1 ANSI N45.2.2
Certification No. 10002889 QM08

© 2015 ETAP / Operation Technology, Inc. All rights reserved. Certain names and/or logos used in this document may constitute trademarks, service marks, or trade names of Operation Technology, Inc.
Other brand and product names are trademarks of their respective holders. B16-PO-APR2015

E TA P | 17 Goodyear, Suite 100 | Irvine, CA 92618 | T 800.477.ETAP | T 949.900.1000 | F 949.462.0200 | info@etap.com


Khoa Điện - năm 2017
Lớp K50-HTĐ

Nhóm sinh viên K50-HTĐ.01:


- Ngô Thị Mai
- Nguyễn Thị Quỳnh Trang
- Lý Thị Thái
- Nguyễn Thùy Linh
- Nguyễn Trung Hiếu

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS. Ngô Đức Minh 1
THỜI GIAN VÀ ÁP LỰC HỌC TẬP
- Kiến thức tiếp thu trên lớp
- Bài tập và nhiệm vụ về nhà
- Đồ án môn học
- Tiếp cận, cập nhật
Sáng tạo
- Tiếng Anh - Tin học
- Đọc sách và nghiên cứu KH
- Phần mềm ứng dụng

ĐỀ XUẤT MỘT PHƯƠNG PHÁP


XÁC ĐỊNH TIẾT DIỆN ĐƯỜNG DÂY
SỬ DỤNG PHẦN MỀM ETAP

2
 Phương pháp xác định dây dẫn trước đây:
- Mật độ dòng điện kinh tế,
- Tổn thất điện áp cho phép,
- Nhiệt độ phát nóng.
 Vấn đề còn tồn tại:
- Khối lượng tính toán lớn khi số nút trong hệ thống tăng lên.
- Chỉ áp dụng với hệ thống có công suất vô cùng lớn.

 Đề xuất phương pháp giải quyết:


- Xây dựng phương pháp xác định tiết diện đường dây (kể cả với lưới điện
phức tạp) dựa trên phần mềm một cách khoa học.
- Ứng dụng phần mềm ETAP vào mục đích xác định nhanh thông số lưới.
3
1.1 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Step 2 Step 3
KIỂM TRA DÂY DẪN THEO Icp
Step 1 CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN
CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN
Bắt đầu Bắt đầu

Bắt đầu

Khai báo: Tải; Nguồn;


Khai báo: Tải; Nguồn;
Kết quả giải tích
Cấu trúc và chiều dài đường dây
cấu trúc và chiều dài đường dây;
Khai báo: Tải; Nguồn; Jkt
cấu trúc và chiều dài đường dây
lưới hiển thị trên
sơ đồ mô phỏng Khai báo tiết diện dây theo Fchuẩn
Tiết diện dây Fchuẩn

Gán dữ liệu ban đầu:


Tiết diện dây (Fo)
Khai báo:
Pi(MW), Ii(A), Ui(kV) Sự cố đường dây Li
Kết quả giải tích
Pi(MW), Ii(A), Ui(kV)
lưới kiết xuất
bảng Excel
S Si(MVA), Ii(A), Ui(kV)
Ji ≤ Jkt ±5%

Đ
Kết quả S
Phân bố công suất Ii ≤ Ii cp
Kết quả

Phần mềm
(CĐVH bình thường) Đ

Kết quả
(CĐVH sự cố)

4
1.2 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN TRONG ETAP

Khai báo và gán số liệu các phần tử trong sơ đồ:

- Đường dây: khai báo chiều


dài, gán cấu trúc 3 pha và
tiết diện.

- Tải: Khai báo công suất theo


đầu bài.

- Nút: thông số được tham


chiếu theo tải và đường dây
kết nối.

- Nguồn: gán điện áp và công


suất ngắn mạch.

5
1.2 XÂY DỰNG SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG LƯỚI ĐIỆN TRONG ETAP

Mô hình hóa mô phỏng lưới điện trong ETAP

Cấu trúc lưới Cấu trúc mô phỏng trên phần mềm ETAP

6
1.3 CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Giải tích lưới theo Step 1

Step 1
CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Bắt đầu

Khai báo: Tải; Nguồn;


cấu trúc và chiều dài đường dây; Jkt

Gán dữ liệu ban đầu:


Tiết diện dây (Fi)

% Voltage
ID Type Rating 1 Rating 2 Allowable MW Flow Mvar Flow Amp Flow % PF % Loading kW Losses kvar Losses
Drop
Si(MVA), Ii(A), Ui(kV) Line A-C Line 31620 m 111 409,4 A 1,762 0,964 10,86 87,73 2,7 0,21 3,022 -931
Line C-D Line 40000 m 111 409,4 A 5,991 1,797 33,73 95,79 8,2 0,85 42,365 -1138
Line N1-A Line 40000 m 111 409,4 A 39,752 19,464 223,4 89,81 54,6 6,91 1973 1449
Line N1-Ba Line 36550 m 111 409,4 A 17,942 7,726 98,59 91,85 24,1 2,77 355 -716
Line N1-Bb Line 36550 m 111 409,4 A 17,942 7,726 98,59 91,85 24,1 2,77 355 -716
Kết quả Line N2-C Line 41230 m 111 409,4 A 37,134 18,381 209,1 89,62 51,1 6,69 1785 1148
Phân bố công suất Line N2-D Line 30000 m 111 409,4 A 42,564 23,699 245,9 87,37 60,1 5,84 1786 1499
Line N2-Ea Line 31620 m 111 409,4 A 15,119 7,257 86,33 90,15 21,1 2,04 224 -742
Line N2-Eb Line 31620 m 111 409,4 A 15,119 7,257 86,33 90,15 21,1 2,04 224 7 -742
1.3 CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Chọn tiết diện dây dẫn theo Jkt:


ID Amp Flow Jkt Fkt
Line A-C 10,75 1,1 9,77
Line C-D 33,19 1,1 30,17
Line N1-A 220,2 1,1 200,18
Line N1-Ba 98,59 1,1 89,63
- Chọn Jkt = 1,1 A/mm2 Line N1-Bb 98,59 1,1 89,63
Line N2-C 206,2 1,1 187,45
Line N2-D 242,7 1,1 220,64
- Căn cứ phân bố dòng điện trên Line N2-Ea
Line N2-Eb
86,33
86,33
1,1
1,1
78,48
78,48
từng đường dây tính được Fkt

- Căn cứ cấu trúc sơ đồ và Fkt vừa ID Amp Flow Jkt Fkt Fchuan
tính được, chọn lại tiết diện theo Line A-C 10,75 1,1 9,77 210
chuẩn Fchuẩn trong thư viện ETAP Line C-D 33,19 1,1 30,17 210
Line N1-A 220,2 1,1 200,18 210
Line N1-Ba 98,59 1,1 89,63 111
Line N1-Bb 98,59 1,1 89,63 111
Line N2-C 206,2 1,1 187,45 210
Line N2-D 242,7 1,1 220,64 210
Line N2-Ea 86,33 1,1 78,48 111
Line N2-Eb 86,33 1,1 78,48 111

8
1.3 CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

Giải tích lưới theo Step 2 Kiểm tra lại dây dẫn thỏa mãn điều kiện Jtt ≤ Jkt ± 5%

ID Rating 2 Amp Flow Jkt Jtt


Line A-C 210 10,75 1,1 0,05
Line C-D 210 33,19 1,1 0,16
Line N1-A 210 220,2 1,1 1,05
Line N1-Ba 111 98,59 1,1 0,89
Line N1-Bb 111 98,59 1,1 0,89
Line N2-C
Line N2-D
210
210
206,2
242,7
1,1
1,1
0,98
1,16 Kết luận: Dây được chọn thỏa
Line N2-Ea
Line N2-Eb
111
111
86,33
86,33
1,1
1,1
0,78
0,78
mãn điều kiện Jkt. 9
1.4 KIỂM TRA PHÁT NÓNG ĐƯỜNG DÂY và SAI LỆCH ĐIỆN ÁP BUS

Chọn đường dây kiểm tra:


Đối với cấu trúc sơ đồ này, xét 04 trường hợp sự cố
làm bảo vệ cắt đường dây để kiểm tra.

Đặc điểm công trình (các yếu tố ảnh hưởng):


- Cao trình so với mức nước biển: 200m
- Môi trường: Sạch
- Thời điểm: Buổi trưa (12h hoặc 14h)
- Nhiệt độ: 30 độ C
- Tốc độ gió: 5m/s
……..
Điều kiện kiểm tra: Điều kiện phát nóng theo ETAP

Tương ứng với mỗi tiết diện dây sẽ có các giá trị:
- Dòng điện chọn theo điều kiện phát nóng ICP
- Dòng điện cho phép theo điều kiện phát nóng
(Allowable) : ICP
10
1.4 KIỂM TRA PHÁT NÓNG ĐƯỜNG DÂY và SAI LỆCH ĐIỆN ÁP BUS

Giải tích lưới theo Step 3 Sự cố 1: bảo vệ cắt đường dây N1-A.

Step 3
KIỂM TRA DÂY DẪN THEO Icp

Bắt đầu

Khai báo: Tải; Nguồn;


Kết quả cho thấy:
Cấu trúc và chiều dài đường dây
- Không có đường dây nào
trong lưới có dòng vượt
Tiết diện dây Fchuẩn
quá giá trị cho phép.

Khai báo:
Sự cố đường dây Li
- Điện áp tại các bus sai lệch
không quá ±10%
Si(MVA), Ii(A), Ui(kV)

ID Type Amp Flow Allowable % Voltage Drop


Line A-C 210 240,90 620,4 A 4,05 Bus ID Nominal kV Voltage
S
Ii ≤ Ii cp
Line C-D 210 117,60 620,4 A 2,46 Bus A 110 91,8
Line N1-A 210 6,35 620,4 A 0,08
Bus B 110 101,23
Đ Line N1-Ba 111 98,59 409,4 A 2,77
Bus C 110 95,85
Line N1-Bb 111 98,59 409,4 A 2,77
Line N2-C 210 356,30 620,4 A 8,15 Bus D 110 98,32
Kết quả
(CĐVH sự cố) Line N2-D 210 332,50 620,4 A 5,68 Bus E 110 101,96
Line N2-Ea 111 86,33 409,4 A 2,04 N1 110 104
Line N2-Eb 111 86,33 409,4 A 2,04 N2 110 104 11
1.4 KIỂM TRA PHÁT NÓNG ĐƯỜNG DÂY và SAI LỆCH ĐIỆN ÁP BUS

Tương tự kiểm tra cho các sự cố khác: ID Rating 2 Allowable Amp Flow % Voltage Drop Bus ID Nominal kV Voltage (%)
Line A-C 210 620,4 A 10,75 0,14 Bus A 110 99,23
Sự cố 2: Line C-D
Line N1-A
210
210
620,4 A
620,4 A
33,19
220,2
0,52
4,77
Bus B
Bus C
110
110
98,41
99,37
Line N1-Ba 111 409,4 A 5,913 0,08
bảo vệ cắt đường dây N1-B Line N1-Bb
Line N2-C
111
210
409,4 A
620,4 A
200,8
206,2
5,59
4,63
Bus D
Bus E
110
110
99,88
101,96
Line N2-D 210 620,4 A 242,7 4,12
N1 110 104
Line N2-Ea 111 409,4 A 86,33 2,04
Line N2-Eb 111 409,4 A 86,33 2,04 N2 110 104

ID Rating 2 Allowable Amp Flow % Voltage Drop Bus ID Nominal kV Voltage(%)


Line A-C 210 620,4 A 87,32 1,6 Bus A 110 96,85
Bus B 110 101,23
Sự cố 3: Line C-D
Line N1-A
210
210
620,4 A
620,4 A
225,3
318,4
5,28
7,15 Bus C 110 95,25
bảo vệ cắt đường dây N2-D
Line N1-Ba 111 409,4 A 98,59 2,77 Bus D 110 89,97
Line N1-Bb 111 409,4 A 98,59 2,77
Line N2-C 210 620,4 A 374,2 8,75
Bus E 110 101,96
Line N2-D 210 620,4 A 4,665 0,05 N1 110 104
Line N2-Ea 111 409,4 A 86,33 2,04 N2 110 104
Line N2-Eb 111 409,4 A 86,33 2,04

ID Rating 2 Allowable Amp Flow % Voltage Drop Bus ID Nominal (kV) Voltage(%)
Line A-C 210 620,4 A 96,38 1,62 Bus A 110 96,81
Sự cố 4: Line C-D
Line N1-A
210
210
620,4 A
620,4 A
138,5
328,5
2,82
7,19
Bus B 110 101,23
bảo vệ cắt đường dây N2-C Line N1-Ba
Line N1-Bb
111
111
409,4 A
409,4 A
98,59
98,59
2,77
2,77
Bus C
Bus D
110
110
95,19
98,01
Line N2-C 210 620,4 A 6,785 0,09 Bus E 110 101,96
Line N2-D 210 620,4 A 353,4 5,99
N1 110 104
Line N2-Ea 111 409,4 A 86,33 2,04
Line N2-Eb 111 409,4 A 86,33 2,04 N2 110 104

Kết luận:
Tiết diện đường dây đã chọn hoàn toàn thỏa mãn điều kiện phát nóng cho phép
12
1.5 KẾT LUẬN CHUNG
Study ID Untitled
Buses 7

Sau một số bước tính kết quả thu được là: Branches
Generators
9
0

Dây dẫn được chọn theo điều kiện Jkt


Power Grids 2
- Loads 5

- Đường dây được kiểm tra thỏa mãn điều kiện phát nóng cho phép Load-MW 184,24

Sơ đồ lưới được mô hình hóa trong ETAP


Load-Mvar 89,44
- Generation-MW 184,24

- Các thông số lưới và thông số hành vi được hiển thị trên sơ đồ mô Generation-Mvar
Loss-MW
89,44
4,07

phỏng hoặc kiết xuất bảng Excel Loss-Mvar -1,94

Mvar Amp
Bus ID Nominal kV Type Voltage MW Loading % Loading
Loading Loading
Bus A 110 Load 99,23 39,88 19,14 234,00 0
Bus B 110 Load 101,23 35,17 16,88 202,30 0
Bus C 110 Load 99,37 41,66 19,15 242,20 0
Bus D 110 Load 99,88 41,02 22,26 245,20 0
Bus E 110 Load 101,96 30,24 14,51 172,70 0
N1 110 SWNG 104,00 75,03 34,72 417,20 0
N2 110 SWNG 104,00 109,21 54,72 616,50 0

% Voltage kW kvar
ID Type Rating 1 Rating 2 Allowable MW Flow Mvar Flow Amp Flow % PF % Loading
Drop Losses Losses
Line A-C Line 31620 m 210 620,4 A 1,761 1,016 10,75 86,63 1,7 0,14 1,549 -1023
Line C-D Line 40000 m 210 620,4 A 6,013 1,819 33,19 95,72 5,3 0,52 21,863 -1254
Line N1-A Line 40000 m 210 620,4 A 39,143 19,269 220,2 89,72 35,5 4,77 1027 1144
Line N1-Ba Line 36550 m 111 409,4 A 17,942 7,726 98,59 91,85 24,1 2,77 355 -716
Line N1-Bb Line 36550 m 111 409,4 A 17,942 7,726 98,59 91,85 24,1 2,77 355 -716
Line N2-C Line 41230 m 210 620,4 A 36,578 18,187 206,2 89,54 33,2 4,63 930 862
Line N2-D Line 30000 m 210 620,4 A 41,951 23,502 242,7 87,24 39,1 4,12 932 1246
Line N2-Ea Line 31620 m 111 409,4 A 15,119 7,257 86,33 90,15 21,1 2,04 224 -742
Line N2-Eb Line 31620 m 111 409,4 A 15,119 7,257 86,33 90,15 21,1 2,04 224 -742
13
TÍNH SÁNG TẠO
1. Đề xuất được phương pháp mới cho tính
chọn dây dẫn (Step 1, … Step 3)

2. Sáng tạo trình tự xây dựng sơ đồ:

3. Sáng tạo trong truy xuất dữ liệu:


- Hiển thị thông số cần thiết trên sơ đồ mô
phỏng
- Truy suất dữ liệu bảng Excel, vẽ đồ thị

LỢI ÍCH THU ĐƯỢC

1. Tính toán nhanh, chính xác, tin cậy.

2. Áp dụng được với các sơ đồ phức tạp, có


kể đến đầy đủ các yếu tố thực tế

3. Tiếp cận với hội nhập quốc tế theo chuẩn


IEC, IEEE, ANSI
14

You might also like