You are on page 1of 29

BÀI 1: CẤU TRÚC CÂU CƠ BẢN

Mục lục:

Lời mở đầu.

1. Cấu trúc của một câu.

2. Xác định vị trí của động từ.

1. Động từ chính là gì ?.

2. Xác định vị trí của động từ trong câu:

1. Câu chỉ có 1 động từ.

2. Câu có 1 động từ chia thì & 1 động ở dạng khác.

3. Câu có 2 động từ chia thì.

3. Bài tập xác định các thành phần trong câu.

1. Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh cơ bản.

2. Làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh.

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nói về ngữ pháp tiếng Anh, chắc hẳn nhiều bạn học tiếng Anh nói chung đều thấy nhức nhối và
có phần "bất lực". Dù có thể đã trải qua nhiều năm trời tại các cấp trung học và đại học để học tiếng
Anh nhưng nhiều người vẫn cảm thấy mông lung về ngữ pháp tiếng Anh.

"Vì sao phải dùng danh từ ở đây ?.", "Vì sao từ này lại đứng được ở vị trí này ?.", "Vì sao động từ
phải chia thì hiện tại hoàn thành ?." Câu hỏi cứ mọc lên như nấm nhưng câu trả lời thì không có, thế
thì làm sao mà không "ngán đến tận cổ" ngữ pháp tiếng Anh chứ nhỉ!.

Nhưng đâu phải là họ không được học ngữ pháp tiếng Anh!. Hầu hết đều đã học qua từ danh từ,
động từ, tính từ, trạng từ, cho đến câu điều kiện, câu bị động, rồi cả mệnh đề quan hệ, vân
vân, nhưng nhiều người vẫn không viết được một câu tiếng Anh đúng ngữ pháp.

Đó chính là bởi vì, dù có rất nhiều kiến thức rời rạc nhưng họ chưa biết cách lắp ghép chúng lại
với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh.

Hay nói cách khác, vấn đề của họ chính là: họ chưa được học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh một
cách có hệ thống.

 Nếu bạn đang đọc đến dòng này và nhận thấy mình là một trong số những người "lạc lối" trong
việc  học ngữ pháp tiếng anh thì bạn đã đến đúng nơi rồi!
Tiếng anh Mỗi ngày là nơi sẽ giải quyết cho bạn điểm thiếu sót lớn nhất của các sách ngữ pháp
tiếng Anh bạn thường gặp, đó là trình bày từ điểm ngữ pháp này sang điểm ngữ pháp khác mà
không nơi nào đề cập đến điểm cốt lõi nhất trong ngữ pháp tiếng Anh: cấu trúc câu tiếng Anh.

Chúng tôi xin chúc mừng bạn, vì khi bạn đã hiểu vấn đề của mình, nghĩa là bạn đã đạt được 50%
chặng đường chinh phục ngữ pháp tiếng Anh rồi. Và 50% còn lại, Tiếng anh Mỗi ngày sẽ giúp bạn
chinh phục cốt lõi của ngữ pháp tiếng Anh - CẤU TRÚC CÂU TIẾNG ANH. Chúng tôi tin chắc
rằng, sau khi bạn học xong loạt bài này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trong tay
thông qua:

 Phân tích được các thành phần câu

 Hiểu được mối quan hệ của các thành phần câu

 Từ đó, có thể nghe/đọc hiểu được tất cả các câu và nói/viết đúng ngữ pháp

Hãy bắt đầu ngay bây giờ để việc học ngữ pháp tiếng Anh không còn khó khăn và cản bước bạn
nữa!.

1. Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh

Trong tiếng Anh, một câu có thể rất đơn giản:

I sleep.
Tôi ngủ.

nhưng cũng có thể rất phức tạp:

Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend.
Mặc dù rất mệt, Julie vẫn đi đến cửa hàng để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn của cô ấy.

Nhưng chúng chắc chắn có những điểm chung mà một câu bắt buộc phải có, và những điểm riêng
để mở rộng thêm ý nghĩa cho câu.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng thành phần quan trọng "không thể không có" trong một câu
chính là động từ. Hãy thử tưởng tượng, một câu mà không có động từ thì câu đó không nói lên
được điều gì cả.

 Tom coffee in the kitchen. (?)

 Tom cà phê trong nhà bếp. (?)

Nếu không có động từ, ta không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Tom, cà phê, trong nhà bếp,
rồi sao nữa ?. Khi đặt động từ vào thì ý nghĩa của câu mới trở nên sáng tỏ:

 Tom made coffee in the kitchen.


 Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.

Thế giới xung quanh ta lúc nào cũng chuyển động và mọi thứ không ngừng hoạt động. Nếu không
có động từ, chúng ta sẽ không thể diễn tả được bất cứ điều gì.

Vậy thì động từ là một thành phần bắt buộc trong câu. Ta cũng biết chắc chắn phải có cái gì đó
hoặc ai đó thực hiện hành động này, và đó chính là chủ ngữ:

 Tom made coffee in the kitchen.

 Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.

Tom chính là người thực hiện hành động "pha cà phê trong nhà bếp", có nghĩa là Tom chính là chủ
ngữ trong câu. Nếu bỏ chủ ngữ "Tom" ra, người nghe sẽ không hiểu ai "pha cà phê". Vì vậy, chủ
ngữ cũng là một thành phần không thể thiếu của một câu. Đến đây chúng ta có "công thức" cho
một câu đơn giản, đó là:

CHỦ NGỮ + TÂN NGỮ

Trong câu ví dụ vừa rồi, chúng ta đã xác định được hai thành phần thiết yếu trong câu là Chủ ngữ
(Tom) và Động từ (made). Vậy còn "coffee in the kitchen" là gì, và chúng có quan trọng không ?.

Để thử mức độ cần thiết của chúng, chúng ta hãy bỏ nó ra để xem câu còn có ý nghĩa không. Trước
tiên chúng ta loại bỏ "coffee" ra khỏi câu:

 Tom made in the kitchen.

 Tom đã pha trong nhà bếp.

Phản xạ tự nhiên khi nghe câu này sẽ là hỏi xem Tom đã pha cái gì. Nếu không có "coffee", câu này
sẽ bị cụt ngủn vì ta không biết rõ Tom pha cái gì. "Coffee" là được gọi là tân ngữ của động từ, hiểu
nôm na là thứ bị động từ tác động vào. Đây là một thành phần quan trọng trong câu này vì nó hoàn
thiện ý nghĩa của động từ "made".

Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ, bằng chứng là câu ví dụ đầu tiên trong
bài này:

 I sleep.

 Tôi ngủ.

Cho nên, có thể kết luận là sự tồn tại của tân ngữ trong câu là tùy theo vào động từ đó có cần
một tân ngữ hay không.

 Tiếp theo, chúng ta thử bỏ đi "in the kitchen":

 Tom made coffee.

 Tom đã pha cà phê.


Câu này đã trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Nếu không tò mò thêm về hành động này thì khi nghe câu này
chúng ta đã hiểu được điều gì đã xảy ra: Tom đã pha cà phê, chấm hết.

Như vậy, có thể nói rằng "in the kitchen" là một thông tin nền, vì nó có tác dụng làm rõ ý nghĩa
của câu hơn, cung cấp người nghe biết được nơi mà hành động "pha cà phê" diễn ra nhưng không
bắt buộc phải có trong câu.

Trên thực tế, thông tin nền không chỉ giới hạn trong thông tin về nơi chốn mà còn bao gồm rất
nhiều những thứ khác, chẳng hạn như thời gian, cách thức, lý do, v.v.

 Tom made coffee last night. (thời gian)

 Tom made coffee slowly. (cách thức)

 Tom made coffee because his mother asked him to. (lý do)

Đây là những thông tin cung cấp thêm cho người nghe về hành động trong câu xảy ra trong hoàn
cảnh hay tình huống nào thôi, "có thì tốt, không có cũng chả sao", cho nên chúng ta mới gọi nó là
"thông tin nền".

Nếu chưa hiểu thông tin nền là gì, hãy thử tưởng tượng một vở kịch: nhân vật trên sân khấu chính
là chủ ngữ, những cử chỉ và hành động của nhân vật đó chính là động từ, còn cảnh vật và đạo cụ
xung quanh nhân vật trên sân khấu chính là thông tin nền.

 Qua việc phân tích một câu khá đơn giản từ nãy đến giờ, ta có thể tự tin xác định được một câu bao
gồm các thành phần sau đây:

Chủ Ngữ Động Từ Tân Ngữ Các Thông Tin Nền

Người/vật Bổ xung thông tin khác liên


Người/vật
thực hiện Hàng động quan đến hành động như nơi
bị hành
hành động chốn, thời điểm thời gian,
động tác
cách thức, lý do mà hành động
BẮT BUỘC BẮT BUỘC động vào
xảy ra

Trong đó:

 Chủ ngữ: là người/vật thực hiện hành động & là thành phần bắt buộc.

 Động từ: biểu hiện hành động của câu & là thành phần bắt buộc.

 Tân ngữ: là người/vật bị hành động tác động vào & có thể có, có thể không có, tùy theo
động từ.

 Các thông tin nền: bổ sung các thông tin khác liên quan đến hành động, ví dụ như nơi
chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra. Các thông tin nền có thể
có, có thể không có; nếu có sẽ làm rõ ý nghĩa của câu hơn, còn nếu không có cũng không
ảnh hưởng đến câu về mặt ngữ pháp.

 Vì chủ ngữ và động từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, câu nào cũng có, nên bạn phải học
cách nhận diện được hai thành phần này. Một khi bạn đã xác định được chúng thì bạn sẽ nhận biết
được những thành phần "râu ria" còn lại trong nháy mắt, và từ đó không bao giờ nhầm lẫn các thành
phần này với nhau nữa.

2. Xác định vị trí của động từ

Trước khi đi vào cách xác định động từ nằm ở đâu trong một câu, bạn cần nhớ một NGUYÊN

TẮC VÀNG bất di bất dịch sau:

Mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính.


Nếu
Vậymột câubạn
có thể có nhiều độngcâu
sẽ có một từ hỏi
chính thì đó làtừ
lớn: động một câu ghép
chính là cáitừ
gì nhiều câu ta
?. Chúng đơn lại với
cùng quannhau.
sát nhé!.

Động từ chính là gì ?.

Động từ chính trong câu là động từ được chia thì:

Mỗi động từ bình thường trong tiếng Anh có 6 dạng:

Dạng Ví dụ động từ "to write"


Đơn giản write
Thêm s/es writes
Quá khứ wrote
To + nguyên mẫu to write
V-ing writing
V-ed / V3 written

Tuy nhiên, chỉ có 3 dạng đầu tiên mới được xem là chia thì, vì khi đứng riêng một mình tự thân nó
đã biểu hiện một thì nào đó:

Dạng Ví dụ động từ "to write" Ví dụ động từ "to write"


Đơn giản Quá khứ Hiện tại đơn (cho I/you/we/they)
Thêm s/es Writes Hiện tại đơn (cho I/you/we/they)
Quá khứ Wrote Quá khứ đơn

Còn những dạng còn lại không có biểu hiện được thì, nên chúng không được xem là chia thì:

Dạng Ví dụ động từ "to write" Thì động từ


To + nguyên mẫu to write không rõ ràng
chỉ biết là tiếp diễn, không
V-ing writing biết là hiện tại, quá khứ hay
tương lai → cần xem trợ
động từ mới biết
chỉ biết là hoàn thành, không
V-ed / V3 written biết là hiện tại, quá khứ hay
tương lai → cần xem trợ
động từ mới biết
Xác định vị trí của động từ trong câu.

Như vậy, cách xác định động từ chính là đi tìm xem động từ nào được chia thì trong câu. Phần này
nếu giải thích lý thuyết sẽ có vẻ "hàn lâm", có khả năng gây nhức đầu chóng mặt ù tai mệt mỏi, nên
mình sẽ giải thích thông qua các ví dụ cụ thể.

1. Những câu chỉ có một động từ

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các ví dụ cơ bản, chỉ có một động từ trong câu để khởi động nhé!.

 Ví dụ 1:

 Annie usually goes to school at 7am.

 Annie thường đi học lúc 7 giờ sáng.

Ta thấy câu này có động từ "goes". Động từ này đang được chia theo thì hiện tại đơn → đây là động
từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về thì hiện tại đơn qua bài học Các Thì Đơn.

Ví dụ 2:

 Yesterday Alex visited his grandmother in New York.

 Hôm qua Alex đến thăm bà của anh ấy ở New York.

Ta thấy câu này có động từ "visited". Động từ này đang được chia theo thì quá khứ đơn → đây là
động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về thì quá khứ đơn qua bài học Các Thì Đơn.

2. Những câu có hai động từ

Tiếp theo, chúng ta đến với các ví dụ có hai động từ, nhưng chỉ có một trong hai động từ được chia
thì.

 Ví dụ 3:

 Kate is doing her homework at the moment.

 Kate đang làm bài tập về nhà vào lúc này.

Ta thấy câu này có hai động từ "is" (trợ động từ "to be" được chia thì) và "doing" (động từ "to do"
được chia ở dạng V-ing), cùng tạo nên cụm động từ "is doing" để diễn tả thì hiện tại tiếp diễn →
đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về thì hiện tại tiếp diễn qua bài học Các Thì Tiếp Diễn.
 Ví dụ 4:

 John has worked for Samsung for three years.

 John đã làm việc cho Samsung được ba năm.

Ta thấy câu này có hai động từ "has" (trợ động từ "to have" được chia thì) và "worked" (động từ "to
work" được chia ở dạng V-ed), cùng tạo nên cụm động từ "has worked" để diễn tả thì hiện tại hoàn
thành → đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về thì hiện tại hoàn thành qua bài học Các Thì Hoàn Thành.

 Ví dụ 5:

 I will watch The Voice with my friends tonight.

 Tôi sẽ xem Giọng Hát Việt với bạn bè của tôi tối nay.

Ta thấy câu này có hai động từ "will" (trợ động từ "will" được chia thì) và "watch" (động từ "to
watch" được chia ở dạng nguyên mẫu), cùng tạo nên cụm động từ "will watch" để diễn tả thì tương
lai đơn → đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về thì tương lai đơn qua bài học Các Thì Đơn.

  Ví dụ 6: 

 Thomas can run very fast.

 Thomas có thể chạy rất nhanh.

Ta thấy câu này có hai động từ "can" (trợ động từ - động từ khiếm khuyết "can" được chia thì) và
"run" (động từ "to run" được chia ở dạng nguyên mẫu), cùng tạo nên cụm động từ "can run" kết hợp
ý nghĩa của "can" và "to run"→ đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về các động từ khiếm khuyết (modal verbs)  qua bài học Động Từ Khiếm
Khuyết (Modal Verbs).

  Ví dụ 7:

 The bridge was built in one year.

 Cây cầu đã được xây dựng trong một năm.

Ta thấy câu này có hai động từ "was" (trợ động từ "to be" được chia thì) và "built" (động từ "to
build" được chia ở dạng V-ed), cùng tạo nên cụm động từ "was built" để diễn tả thể bị động → đây
là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về cấu trúc bị động qua bài học Câu bị động.

  Ví dụ 8:
 Allison practices swimming every day.

 Allison luyện tập bơi lội mỗi ngày. 

Ta thấy câu này có hai động từ "practices" (động từ "to practice" được chia thì) và "swimming"
(động từ "to swim" được chia ở dạng V-ing), cùng tạo nên cụm động từ "practices swimming" kết
hợp ý nghĩa của "to practice" và "to swim" → đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về các chức năng của dạng V-ing tại bài học V-ing.

  Ví dụ 9:

 Noah learned to swim three years ago.

 Noah đã học bơi ba năm về trước.

Ta thấy câu này có hai động từ "learned" (động từ "to learn" được chia thì) và "to swim" (động từ
"to swim" được chia ở dạng To + Verb), cùng tạo nên cụm động từ "learns to swim" kết hợp ý
nghĩa của "to learn" và "to swim"→ đây là động từ chính trong câu.

Bạn có thể học thêm về các chức năng của dạng To Infinitive (to + động từ nguyên mẫu) tại bài
học To Infinitive.

 Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với những câu "khó nhằn" hơn khi có hai động từ chia thì nằm riêng
biệt ở hai nơi. Như mình đã đề cập trong NGUYÊN TẮC VÀNG ở đầu phần này, nếu một câu có
nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau. Vì vậy tất cả các ví dụ
dưới đây đều là những câu có từ hai câu đơn trở lên.

Đây mới là thử thách thật sự trong việc xác định đâu là động từ chính. Nhưng đừng lo, mình sẽ giải
thích thật kỹ lưỡng từng câu một, và bạn sẽ nhận diện chúng được ngay. Bắt đầu nhé!.

  Ví dụ 10:  trường hợp mệnh đề quan hệ

 The man that I saw yesterday was Helen's father.

 Người đàn ông tôi thấy hôm qua là cha của Helen.

Ta thấy câu này có hai động từ "saw" (động từ "to see") và "was" (động từ "to be"). Cả hai đều là
động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Nếu bình tĩnh nhìn lại bức tranh toàn cảnh, ta nhận ra là "that I saw yesterday" là mệnh đề quan
hệ (một loại câu đơn) bổ nghĩa cho danh từ "man". Vì vậy, thật ra cả cụm "the man that I saw
yesterday" là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ, với "that I saw yesterday" cũng có chức năng
bổ nghĩa cho danh từ "the man" tương tự như một tính từ, ví dụ như "handsome". Vậy nên, "was"
mới là động từ chính.

Bạn có thể học thêm về mệnh đề quan hệ qua bài học Mệnh Đề Quan Hệ.
  Ví dụ 11:  trường hợp mệnh đề bình thường

 Terry said that he liked icecream.

 Terry nói rằng anh ấy thích kem.

Ta thấy câu này có hai động từ "said" (động từ "to say") và "liked" (động từ "to like"). Cả hai đều là
động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Nếu để ý một chút, ta có thể nhận ra "he liked icecream" là một câu đơn nhỏ nằm trong một câu đơn
lớn, và bản chất "he liked icecream" chính là tân ngữ động từ "said". Nếu bạn chưa tin, hãy so
sánh hai câu sau:

 Terry said that he liked icecream.

 Terry said it.

Như vậy nghĩa là động từ "liked" là một phần của tân ngữ của động từ, còn "said" mới là động từ
chính của câu.

  Ví dụ 12: 

 I broke my leg when I played football with my friends.

 Khi tôi đá bóng với bạn, tôi bị gãy chân.

Ta thấy câu này có hai động từ "played" (động từ "to play") và "broke" (động từ "to break"). Cả hai
đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?

Một lần nữa, chúng ta hãy lùi lại một bước để nhìn bức tranh toàn cảnh, và ta thấy được "when I
played football with my friends yesterday" là một mệnh đề phụ thuộc (một loại câu đơn nhỏ) nằm
trong một câu đơn lớn hơn, với bản chất của nó là thông tin nền cho câu đơn lớn, cung cấp thông tin
về thời điểm xảy ra hành động. Nếu chưa hiểu rõ, hãy thử thay thế "when I played football with my
friends yesterday" bằng một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như "yesterday".

 I broke my leg when I played football with my friends yesterday.

 I broke my leg yesterday.

Cho nên, chúng ta thấy được là "when I played football with my friends yesterday" chỉ là thông tin
nền, còn "broke" mới là động từ chính của câu.
Đến đây thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng đã giúp bạn hiểu được về cấu trúc câu tiếng
Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính
trong câu nằm ở đâu.

Ở bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các thành phần của câu (chủ ngữ, vị
ngữ, các thông tin nền) bao gồm những thành phần nhỏ nào nữa. Cùng Tiếng Anh Mỗi
Ngày học tiếp về cấu trúc câu chi tiết nhé!.
BÀI 2: CẤU TRÚC CÂU CHI TIẾT

Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ

2.  Cấu trúc của vị ngữ

3.  Thông tin nền

4.  Nối 2 câu thành 1 câu

5.  Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh

Trong bài học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cốt lõi, chúng ta đã biết được một câu sẽ có các thành
phần cơ bản là:

Để giúp bạn tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh một cách hoàn chỉnh, bài học này sẽ đi sâu vào cấu trúc
câu chi tiết : chúng ta sẽ tìm hiểu xem chủ ngữ, vị ngữ, và các thông tin nền bao gồm những thành
phần nhỏ nào nữa. Vì vậy, sau khi học xong bài học này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc câu chi tiết
và mối quan hệ của các từ loại trong câu, từ đó có thể hiểu được cấu trúc của một câu tiếng Anh
bất kỳ, nghe hiểu và đọc hiểu tốt hơn, đồng thời nói và viết đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh!.
Chủ Ngữ Động Từ Tân Ngữ Các thông tin nền
c c
Người/vật Bổ xung thông tin khác liên
Người/vật
thực hiện Hành động quan đến hành động như
bị hành
hành động nơi chốn, thời điểm, thời
động tác
gian, cách thức, lý do mà
BẮT BUỘC BẮT BUỘC động vào hành xảy ra

Chủ Ngữ Vị Ngữ Các thông tin nền


c

Một số lưu ý nhỏ trước khi bắt đầu:

 Đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh, được viết ra để giúp bạn hiểu rõ các các
thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu, và đồng
thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần thiết.

 Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ bạn không
cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ
tự động nhớ thôi!.

 Các khái niệm và thuật ngữ trong bài nhìn có vẻ "đáng sợ", nhưng bạn chỉ cần bình tĩnh
đọc hiểu ý nghĩa của nó là gì thôi, không cần phải học thuộc tên khái niệm và thuật ngữ
đâu!.
1. Cấu trúc của chủ ngữ

Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ.

1. Trường hợp 1: Chủ ngữ là cụm danh từ.

2. Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ.

3. Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt.

4. Kết luận: Công thức của chủ ngữ.

5. Bài tập nhận biết các thành phần của chủ ngữ.

2.  Cấu trúc của vị ngữ.

3.  Thông tin nền.

4.  Nối 2 câu thành 1 câu.

5.  Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh.

Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, chủ ngữ là người hay vật thực hiện hành động trong
câu.

Ví dụ: trong tiếng Việt chủ ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:

 Hôm qua tôi đi học.

 Con mèo đang nằm ngủ trên giường.

 Trường của tôi được sơn màu đỏ.

 Cái máy tính này rất hiện đại.

Vậy chủ ngữ có đặc điểm gì và có những thành phần nào ?. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây
nhé!.

Trường hợp 1: Chủ ngữ là cụm danh từ

Cụm danh từ là một cụm từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa cho danh từ này:
Cụm danh từ = Các từ bổ nghĩa + Danh từ + Các từ bổ nghĩa

Bây giờ chúng ta sẽ đi từng bước để tạo thành một cụm danh từ đầy đủ các thành phần nhé!.

Danh từ

Trước hết, chúng ta cần một danh từ:

Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó


Có thể lấy một ví dụ danh từ thường gặp đó là:

 Friend
người bạn
 Nếu chỉ nói là "người bạn" thôi thì khá là chung chung, vậy để làm rõ danh tính của người bạn này
nhiều hơn nữa thì chúng ta cần dùng các từ bổ nghĩa cho danh từ friend này.

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Chúng ta có thể dùng một danh từ khác bổ nghĩa cho danh từ friend để phân loại nó.

Ví dụ: nếu chúng ta muốn nói rõ đây là bạn học chung ở trường chứ không phải là bạn hàng

xóm chẳng hạn, thì ta có thể dùng danh từ school để bổ nghĩa cho danh từ friend:

 school friend.

người bạn ở trường.

Học chi tiết hơn:  Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Tính từ

Tiếp đến, để mô tả người bạn này có tính chất như thế nào, cao thấp mập ốm ra sao, chúng ta sẽ
dùng các tính từ.

 Tính từ là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

Ví dụ: nếu người bạn này xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng tính từ beautiful để bổ nghĩa cho danh
từ friend:

 beautiful school friend.

người bạn ở trường xinh đẹp.

Học chi tiết hơn:  Tính từ trong câu

Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Trong trường hợp bạn muốn diễn đạt rõ hơn mức độ "xinh đẹp" của người bạn này, chúng ta cần
dùng các trạng từ.

 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của
tính từ và động từ.

Trạng từ không bổ nghĩa cho danh từ. Trong cụm danh từ, chỉ khi nào có tính từ thì mới có
thể có trạng từ.
Ví dụ: nếu bạn cảm thấy người bạn này không phải xinh đẹp bình thường mà rất xinh đẹp, chúng ta
sẽ dùng trạng từ really để bổ nghĩa cho tính từ beautiful:

 really beautiful school friend.

người bạn ở trường rất xinh đẹp.

Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2

Từ hạn định

Tuy nhiên, nếu nói là "người bạn ở trường rất xinh đẹp" thì cũng còn khá chung chung đúng không
nào, vì trên đời đâu có thiếu gì những người như vậy.

Bạn có thể tưởng tượng trên toàn thế giới có một tập hợp toàn bộ những "người bạn ở trường rất
xinh đẹp", và để giới hạn phạm vi của "người bạn ở trường rất xinh đẹp" cho người nghe biết rõ là
người nào trong số đó, chúng ta có thể dùng các từ gọi là từ hạn định.

those reallycbeautifull school really beautifull school


friends. friends.

những người bạn ở trường tập hợp những người bạn


rất xinh đẹp đó. ở trường rất xinh đẹp.
c

c
c
c
c
my really beautifull school
four really beautifull friend.
school frends.
người bạn ở trường rất xinh
bốn người bạn ở trường rất đẹp của tôi.
xing đẹp.

Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho dành từ để giới hạn và
xác định danh từ.

Ví dụ: nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường xinh đẹp của tôi", chứ không phải "người bạn ở
trường xinh đẹp của anh trai tôi" chẳng hạn, thì bạn sẽ dùng từ hạn định my:

 my really beautiful school friend.


người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi.

Học chi tiết hơn:  Các loại từ hạn định


Cụm giới từ
Đến đây thì cụm danh từ này cũng khá rõ ràng rồi, nhưng chúng ta vẫn có thể nói rõ hơn nữa.

Giả sử khi muốn nói về người bạn này đang ở đâu, chúng ta có thể dùng một cụm giới từ để bổ
nghĩa cho danh từ. 

Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.

Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing.
Trong chủ ngữ, cụm giới từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ: nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường rất xinh đẹp đang ở trong nhà bếp của tôi", để phân
biệt với người bạn ở trong phòng khách, thì bạn sẽ dùng cụm giới từ in the kitchen:

 my really beautiful school friend in the kitchen.


người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi ở trong nhà bếp.

Học chi tiết hơn:  Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Mệnh đề quan hệ

Ngoài ra, nếu người bạn này thực hiện một hành động gì đó, thì chúng ta cũng có thể mô tả người
bạn này bằng một mệnh đề quan hệ.

 Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ: nếu bạn muốn nói rõ là người bạn này đang ăn trái cây chứ không phải người bạn đang đọc
sách, thì bạn có thể mô tả bằng mệnh đề quan hệ who is eating fruit:

 my really beautiful school friend, who is eating fruit.


người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi, người mà đang ăn trái cây.

Học chi tiết hơn:  Mệnh đề quan hệ

To + Verb
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc to + Verb (to + động từ nguyên mẫu) đứng sau
danh từ để bổ nghĩa cho danh từ trong một số trường hợp đặc biệt.

 my first beautiful school friend to welcome.


người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi mà tôi sẽ chào đón.

 my first beautiful school friend to visit me.


người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến thăm tôi.

 my first beautiful school friend to go to London.


người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến London.
Thật ra, bản chất của To + Verb bổ nghĩa cho danh từ chính là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh
từ được rút gọn.

Học chi tiết hơn:  Rút gọn mệnh đề quan hệ thành dạng To + Verb

Kết luận: Công thức tổng quát của cụm danh từ

Như vậy, chúng ta có công thức tổng quát cho chủ ngữ trong trường hợp là cụm danh từ như sau:

Cụm danh từ

Mệnh đề quan hệ

Danh từ chính Cụm giới từ


Từ hạng định + Trạng từ + Tính từ + Danh từ +
To + Verb

Trong đó:

 Bắt buộc phải có danh từ chính.

 Nhưng không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần còn lại.

Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ

Đại từ là từ có chức năng đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chức năng của đại từ thông qua ví dụ sau đây:

Giả sử bạn có 2 câu sau:

 My beautiful school friend reads books.


Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách.

 My beautiful school friend can cook.


Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi biết nấu ăn.

Trong giao tiếp chúng ta sẽ chắc chắn không muốn lặp lại "my beautiful school friend" 2 lần vì quá
dài (và quá mệt). Cho nên, chúng ta sẽ có thể dùng đại từ để đại diện cho "my beautiful school
friend" khi nhắc đến người bạn này lần thứ hai:

 My beautiful school friend reads books. She can cook.


Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách. Bạn ấy biết nấu ăn.
Như vậy, trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đại từ đứng một mình cũng có thể đóng vai trò làm
chủ ngữ trong câu.

Học chi tiết hơn:  Đại từ đóng vai trò chủ ngữ

Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt

Dưới đây là một số dạng đặc biệt cũng có thể làm chủ ngữ. Ở bài này, bạn chỉ cần lưu ý những
trường hợp này thôi chứ chưa cần thiết phải ghi nhớ đâu nhé!.

Dạng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing)

 Swimming is very fun.


Bơi lội rất vui.

 Learning English takes time.


Học tiếng Anh thì mất thời gian.

Học chi tiết hơn:  Các chức năng của dạng động từ V-ing

Dạng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu)

 To learn is important.
Học tập thì quan trọng.

 To travel the world is her dream.


Đi du lịch vòng quanh thế giới là ước mơ của cô ấy.

Học chi tiết hơn:  Các chức năng của dạng động từ To + Verb

Dạng that clause

(mệnh đề bắt đầu bằng từ that và có chủ ngữ vị ngữ riêng nằm bên trong nó)

 That we are not prepared for the future concerns us.


Việc chúng ta không chuẩn bị trước cho tương lai làm chúng tôi lo ngại.

Kết luận: Công thức tổng quát cho chủ ngữ

Như vậy, chủ ngữ có thể là một trong các dạng sau:

Chủ Ngữ

hoặc hoặc hoặc hoặc

Cụm danh từ Đại từ V-ing To + Verb That clause

Phổ biến Phổ biến


2. Cấu trúc của vị ngữ

Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ.

2.  Cấu trúc của vị ngữ.

1. Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường.

2. Trường hợp 2: Vị ngữ có trợ động từ.

3. Trường hợp 3: Các trường hợp khác.

4. Kết luận: Công thức của vị ngữ.

5. Bài tập nhận biết các thành phần của vị ngữ.

3.  Thông tin nền.

4.  Nối 2 câu thành 1 câu.


Trong tiếng Việt cũng như trong
5.  Tổng tiếngpháp
hợp ngữ Anh,tiếng
vị ngữ diễn đạt hành động hoặc tính chất của chủ ngữ.
Anh.

Ví dụ: trong tiếng Việt vị ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:

 Hôm qua tôi đi học.

 Con mèo đang nằm ngủ trên giường.

 Trường của tôi được sơn màu đỏ.

 Cái máy tính này rất hiện đại.

Vậy vị ngữ có đặc điểm gì và có những thành phần nào ?. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây
nhé!.

Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường

Cụm động từ là một cụm từ bao gồm một động từ và tân ngữ cho động từ này:
Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Bây giờ chúng ta sẽ đi từng bước để tạo thành một cụm động từ đầy đủ các thành phần nhé!.
Trước hết, chúng ta cần một động từ:

 Động từ là những từ chỉ hành động

Có thể lấy một ví dụ động từ thường gặp đó là:

 run (chạy)

Chúng ta thấy run khi đứng một mình là đã diễn tả đủ ý nghĩa của hành động rồi, không cần phải
có tân ngữ. Vì vậy tự bản thân nó đã là một cụm động từ hoàn chỉnh và đủ điều kiện để làm vị
ngữ rồi.

Động từ không có tân ngữ

Một số động từ cũng không có tân ngữ tương tự như run là:

 sleep (ngủ)

 walk (đi bộ)

 stand (đứng)

 sit (ngồi)

Học chi tiết hơn:  Nội động từ: các động từ không có tân ngữ

Động từ có tân ngữ

Tuy nhiên, nhiều loại động từ khác khi đứng một mình thì không diễn tả đủ ý nghĩa của hành động,
phải đi kèm với những thứ chịu tác động của hành động nữa thì ý nghĩa của hành động mới hoàn
chỉnh. Những thứ chịu tác động của hành động được gọi là tân ngữ.

 Tân ngữ là cụm từ đứng ngay sau động từ, chỉ những thứ chịu tác động trực tiếp bởi
hành động.

Những thứ này có thể là người, vật, hành động hay sự việc khác.

Tân ngữ là cụm danh từ


Ví dụ: eat (ăn)

Khi nói đến eat (ăn), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là ăn cái gì đúng không nào! "Cái gì" chính là tân
ngữ của động từ eat.

Ví dụ: một số động từ cần có tân ngữ là một cụm danh từ:

 eat fruit.
ăn trái cây.
 drink water.
uống nước.

 see a person.
nhìn thấy một người.

 watch a movie.
xem một bộ phim.

Học chi tiết hơn:  Ngoại  động từ: các động từ cần phải có tân ngữ

Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb (to + động từ nguyên mẫu)

Ví dụ:  like(thích) Khi nói đến like(thích), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là thích cái gì hay thích
làm gì đúng không nào! Nếu "thích cái gì" thì đây là tân ngữ danh từ, còn nếu "thích làm gì" thì đây
là tân ngữ động từ. "Làm gì" chính là tân ngữ của động từ like.

Tùy theo động từ mà tân ngữ "làm gì" sẽ ở dạng V-ing hay To + Verb. Rất tiếc là hầu như không có
quy luật hay dấu hiệu nào cho chúng ta biết nên dùng V-ing hay To + Verb, vì vậy cách tốt nhất là
học tới từ nào thì thuộc từ đó bạn nhé!.

Ví dụ: một số động từ cần có tân ngữ là V-ing:

 like reading books.
thích đọc sách.

 finish doing homework.
hoàn thành làm bài tập về nhà.

 practice playing the piano.


luyện tập chơi piano.

 stop working.
ngưng làm việc.

Học chi tiết hơn:  Các động từ theo sau là V-ing

Ví dụ: một số động từ cần có tân ngữ là To + Verb:

 begin to sing.
bắt đầu hát.

 decide to go home.
quyết định về nhà.

 need to work hard.


cần làm việc chăm chỉ.
 want to learn English.
muốn học tiếng Anh.

Học chi tiết hơn:  Các động từ theo sau là To + Verb

Tân ngữ là dạng that-clause (mệnh đề that)

Bên cạnh đó, cũng có một số động từ cần có tân ngữ là that-clause.

Ví dụ:

 say that it is raining.
nói rằng trời đang mưa.

 think that the cat is cute.


nghĩ rằng con mèo dễ thương.

 know that they are leaving.


biết rằng họ sẽ rời đi.

 believe that aliens are real.


tin rằng người ngoài hành tinh là có thật.

Tân ngữ là đại từ

Chúng ta cũng có thể thay thế các tân ngữ trên bằng tân ngữ đại từ, nếu tân ngữ đã được nhắc đến
trước đó, ví dụ:

 I go to school with Andy. I see Andy every day. → I go to school with Andy. I


see him every day. 

 Reading books is fun. I like reading books. → Reading books is fun. I like it.

 They are leaving. We know that they are leaving. → They are leaving. We know it. 

Học chi tiết hơn:  Đại từ đóng vai trò tân ngữ

Vậy công thức cụm động từ thường là:

Như vậy, nếu vị ngữ là một cụm động từ thường, chúng ta sẽ có công thức như sau:

Cụm động từ thường

Cụm danh từ

Đại từ

Động từ thường Tân ngữ V-ing


Trường hợp 2: Vị ngữ có trợ động từ

Trong tiếng Anh, thỉnh thoảng chúng ta sẽ phải dùng thêm một động từ khác để bổ sung ý nghĩa
cho động từ, và chúng được gọi là trợ động từ. Bạn có thể nhận ra một số cấu trúc sử dụng trợ
động từ phổ biến dưới đây:

 Tom is reading a book.

o Trợ động từ to be kết hợp với động từ read ở dạng V-ing → tạo nên cấu trúc của
thì tiếp diễn.

 Kelly has stopped eating the pizza.

o Trợ động từ to have kết hợp với động từ stop ở dạng V3 → tạo nên cấu trúc của thì
hoàn thành.

 The ball was kicked.

o Trợ động từ to be kết hợp với động từ kick ở dạng V3 → tạo nên cấu trúc thể bị
động.

 I must do my homework.

o Trợ động từ là động từ khiếm khuyết must kết hợp với động từ do ở dạng nguyên
mẫu.

Về bản chất, trường hợp 2 này chỉ khác trường hợp 1 ở điểm là có thêm trợ động từ thôi, còn lại thì
giống hệt về các loại tân ngữ:

 Trường hợp 1: Cụm động từ =       Động từ + Tân ngữ (nếu có)

 Trường hợp 2: Cụm động từ = Trợ động từ + Động từ + Tân ngữ (nếu có)

Công thức của cụm động từ mở rộng.Vì vậy, chúng ta cũng có thể mở rộng công thức ở trường hợp
1 như sau:
Cụm động từ thường

Cụm danh từ

Đại từ

Trợ động từ Động từ thường Tân ngữ V-ing

To + Verb
Trường hợp 3: Các trường hợp khác That clause
Để nói chủ ngữ là ai đó hoặc cái gì đó, chúng ta dùng một số động từ như to be và become, và
dùng công thức vị ngữ như sau:

Vị ngữ = Động từ + Cụm danh từ

Ví dụ:

 He is a good student.


Cậu ấy là một học sinh giỏi.

 I became a painter.
Tôi đã trở thành họa sĩ.

Học thêm về trường hợp này trong phần "(Cụm) DANH TỪ làm bổ ngữ" của bài học "Chức
năng của danh từ trong câu"

Để nói chủ ngữ có tính chất gì đó, chúng ta dùng các động từ như to be, become, feel, look, sound,
seem, vân vân, và dùng công thức vị ngữ sau:

Vị ngữ = Động từ + Tính từ

Ví dụ:

 She looks excited.
Cô ấy nhìn có vẻ phấn khởi.

 He feels cold.
Anh ấy cảm thấy lạnh.

Học thêm về trường hợp này trong bài Động từ nối

Để nói chủ ngữ ở đâu đó hay ở lúc nào đó, chúng ta dùng động từ to be và dùng công thức vị ngữ
sau:

Vị ngữ = Động từ + Cụm giới từ

Ví dụ:

 It is on the table.


Nó ở trên bàn.

 The chickens are in the kitchen.


Những con gà ở trong nhà bếp.

Học chi tiết hơn:  Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Kết luận: Công thức tổng quát cho vị ngữ

Như vậy, khi tổng hợp cả 3 trường hợp trên, chúng ta có công thức tổng quát cho vị ngữ như sau:
Cụm danh từ

Đại từ
Động từ thường Tân Ngữ V-ing

To + Verb

Động từ “to become” Cụm danh từ That clause

Trợ động từ

Động từ nối Cụm tính từ

Động từ “to be” Cụm giới từ

3. Thông tin nền

Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ.

2.  Cấu trúc của vị ngữ.

3.  Thông tin nền.

1. Loại 1: Cụm giới từ.

2. Loại 2: Trạng từ.

3. Loại 3: V-ing và To + Verb.

4. Vị trí của thông tin nền trong câu.

5. Bài tập nhận biết thông tin nền.


Như bạn đã biết ở bài học trước, một câu chỉ cần có chủ ngữ (người hoặc vật thực hiện hành động)
và vị ngữ (hành động)4.là đã
 Nối 2 câu
hoàn thànhvề1 mặt
chỉnh câu ý nghĩa và ngữ pháp rồi.

Tuy nhiên, để cho câu nói sống động hơn và cụ thể hơn, người nói cũng có thể thêm các thông tin
phụ nữa, được gọi là các thông tin nền.

Các thông tin nền trong câu là những cụm từ bổ sung các thông tin liên quan đến hành động, chẳng
hạn như như nơi chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra. Chúng ta gọi nó
là thông tin nền bởi vì nó chỉ "làm nền" cho hành động trong câu thôi chứ không cần thiết phải có
để tạo nên một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

Ví dụ: trong tiếng Việt thông tin nền là các từ được in đậm trong các câu sau:

 Hôm qua tôi đi học.


o "Tôi đi học" đã là một câu hoàn chỉnh, "hôm qua" chỉ là thông tin thêm về thời gian
xảy ra sự việc "đi học" mà thôi.

 Con mèo đang nằm ngủ trên giường.

o "Con mèo đang nằm ngủ" đã là một câu hoàn chỉnh, "trên giường" chỉ là thông tin
thêm về địa điểm xảy ra sự việc "đang nằm ngủ" mà thôi.

 Vì anh ta mà tôi đến trường trễ.

o "Tôi đến trường" đã là một câu hoàn chỉnh, "trễ" chỉ là thông tin thêm về tính chất
của việc "đến trường", còn "vì anh ta" chỉ là thông tin thêm về lý do của việc "đến
trường".

Câu tiếng Anh, giống như tiếng Việt, cũng có những thông tin nền như vậy. Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu về các loại thông tin nền này bằng cách lắp ghép chúng vào một câu cụ thể nhé:

 She is eating the fruit.


Cô ấy đang ăn trái cây.

Loại 1: Cụm giới từ

Giả sử bạn muốn nói rõ là cô gái này đang ăn trái cây ở trong hoàn cảnh nào (ở đâu, khi nào, vì sao,
với ai, vân vân) thì bạn cần dùng một cụm giới từ.

Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ. Theo sau giới từ có thể là một cụm
danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing.

Ví dụ: nếu muốn nói rõ cô gái này đang ăn trái cây ở trong nhà bếp, chúng ta có thể dùng cụm giới
từ in the kitchen.

 She is eating the fruit in the kitchen.

 hoặc: In the kitchen, she is eating the fruit.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, cụm giới từ khi làm thông tin nền thì có thể đứng sau vị ngữ
hoặc trước chủ ngữ.

Học chi tiết hơn:  Cách dùng giới từ trong tiếng Anh

Loại 2: Trạng từ

Giả sử bạn muốn miêu tả cách ăn trái cây (nhanh, chậm, một cách ngon lành, một cách khó chịu,
vân vân) thì bạn cần dùng một trạng từ.

Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho động từ và tính từ, để miêu tả mức độ và trạng
thái của động từ và tính từ.
Ví dụ: nếu cảm thấy cô gái này ăn trái cây nhanh, chúng ta sẽ dùng trạng từ quickly để bổ nghĩa
cho cụm động từ is eating:

 She is eating the fruit in the kitchen quickly.

 hoặc: She is eating the fruit quickly in the kitchen.

 hoặc: Quickly, she is eating the fruit in the kitchen.

 hoặc: She is quickly eating the fruit. 

Qua các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rằng trạng từ khi đóng vai trò làm thông tin nền thì có thể
đứng ở một số vị trí như sau:

 đứng sau vị ngữ (ngay sau vị ngữ hoặc cuối câu)

 đứng trước chủ ngữ

 đứng ngay trước động từ ngữ nghĩa và sau trợ động từ

Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2

Loại 3: V-ing và To + Verb

Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có 2 loại thông tin nền khác ít phổ biến hơn nhưng cũng khá quan
trọng:

 Dùng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu) để diễn tả mục đích của hành động:
She is eating the fruit to lose weight.
Cô ấy đang ăn trái cây để giảm cân.

 Dùng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing) để diễn tả một hành động khác xảy ra cùng
lúc:
She is eating the fruit standing up.
Cô ấy đang ăn trái cây trong lúc đang đứng = Cô ấy vừa đứng vừa ăn trái cây.

Học thêm về To + Verb với vai trò diễn tả mục đích của hành động.
Học thêm về V-ing với vai trò diễn tả một hành động khác xảy ra cùng lúc.

Vị trí của thông tin nền trong câu

Như vậy, nhìn chung vị trí của thông tin nền là khá linh hoạt: cả 3 loại thông tin nền sẽ có thể đứng
ở sau vị ngữ hoặc trước chủ ngữ. Từ đó, chúng ta rút ra được vị trí của thông tin nền trong
câu cũng như công thức cấu trúc câu như sau:

Cấu trúc câu


Thông tin nền Chủ ngữ Thông tin nền Vị ngữ Thông tin nền

Cụm giới từ Trạng từ Cụm giới từ

Trạng từ Trạng từ

V-ing V-ing

To + Verb To + Verb

4. Nối 2 câu thành 1 câu

Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ.

2.  Cấu trúc của vị ngữ.

3.  Thông tin nền.

4.  Nối 2 câu thành 1 câu.

5.  Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh.

Ở trên chúng ta đã hiểu được các hình thành nên 1 câu hoàn chỉnh rồi. Vậy bây giờ nếu chúng ta
muốn ghép 2 câu lại thì phải làm sao ?. Ghép 2 câu lại với nhau chính là nhiệm vụ của liên từ.

 Liên từ là những từ có chức năng liên kết 2 câu lại với nhau thành 1 câu.
Ví dụ 1:

 Câu 1: My beautiful friend likes fruit very much.

 Câu 2: Her younger brother, who is studying in Japan, hates fruit.

 Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: My beautiful friend likes fruit very much, but her younger
brother, who is studying in Japan, hates fruit.

Ví dụ 2:

 Câu 1: Her mother had to stay up late to finish her work.

 Câu 2: She was really sleepy.


 Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: Her mother had to stay up late to finish her work although she
was really sleepy.

Học chi tiết hơn:  Liên từ kết hợp  + Liên từ tương quan + Liên từ phụ thuộc

Như vậy chúng ta có công thức tổng quát để ghép 2 câu lại như sau:

Cấu trúc câu ghép

5. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh


Câu Đơn Liên Từ Câu Đơn

  Mục lục:

1.  Cấu trúc của chủ ngữ.

2.  Cấu trúc của vị ngữ.

3.  Thông tin nền.

4.  Nối 2 câu thành 1 câu.

5.  Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh.

Chúc mừng bạn đã đi đến hết bài học này!. Lượng kiến thức bạn phải hấp thu trong bài học này khá
là nhiều phải không nào. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau đi một vòng để tổng hợp ngữ pháp tiếng
Anh và ôn lại một chút nhé!.

Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiết

Cấu trúc câu

Thông tin nền Chủ ngữ Thông tin nền Vị ngữ Thông tin nền

Cụm giới từ Trạng từ Cụm giới từ

Trạng từ Trạng từ

V-ing V-ing

To + Verb To + Verb
Trong Đó: Chủ Ngữ và Vị Ngữ có công thức như sau:
Chủ Ngữ

Cụm danh từ Đại từ V-ing To + Verb That clause


hoặc hoặc hoặc hoặc

X
Phổ biến Phổ biến
X

Cụm danh từ

Mệnh đề quan hệ
Danh từ chính Cụm giới từ
Từ hạng định + Trạng từ + Tính từ + Danh từ +
To + Verb

Vị Ngữ

Cụm danh từ

Đại từ
Động từ thường Tân ngữ V-ing

To + Verb

That clause

Động từ “to become Cụm danh từ

Trợ động từ
Động từ nối Cụm tính từ

Động từ “to be” Cụm giới từ


Lưu ý lại lần nữa:

 Công thức được viết ra để giúp bạn tổng hợp được toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh ở
mức cơ bản, hiểu rõ các các thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như
thế nào để tạo thành một câu, và đồng thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần
thiết.

 Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ
bạn không cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử
dụng tiếng Anh, bạn sẽ tự động nhớ thôi!.

Khái niệm các từ loại:

 Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó.

 Đại từ là từ đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.

 Động từ là những từ chỉ hành động.

 Từ hạn định là những từ để giới hạn và xác định danh từ.

 Tính từ là những từ để miêu tả các tính chất của danh từ.

 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của
tính từ và động từ.

 Giới từ là những từ chỉ ra mối quan hệ về không gian, thời gian,... của các thành phần trong
câu với một cụm danh từ, đại từ, V-ing.

 Liên từ là những từ liên kết 2 câu lại với nhau.

 Đến đây thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng là bạn hiểu rõ các từ loại trong câu có mối quan hệ với
nhau ra sao và câu trúc câu là như thế nào. Vậy thì bây giờ chúng ta sẽ đến bước 3: bắt đầu tìm hiểu
chi tiết về từng thành phần trong cấu trúc câu nhé!.

You might also like