You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA TIẾNG NHẬT

🙟🕮🙟

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

MÔN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT

Họ và tên: Trần Mai Hạnh


MSSV: 48.01.755.029

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................3


I. NỘI DUNG............................................................................4
1. KHÁI QUÁT VỀ TRỢ TỪ.................................................4
2. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC.....6
3. SO SÁNH VỚI NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT........................7
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................7

2
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có mối quan hệ lâu đời trong lịch sử, mối quan hệ này
bắt nguồn từ thế kỉ XVI đến thế kỷ XVII, nhiều người Nhật đã đến giao thương với Việt
Nam và để lại nhiều di tích đẹp, có giá trị lịch sử như chùa Cầu - Hội An hay những ngôi
mộ cổ của các thương lái Nhật Bản được người dân lưu giữ. Đây là những giá trị văn hóa
quý giá, khẳng định tình hữu nghị, sự hợp tác bền chặt trong quá khứ, hiện tại và tương
lai của hai nước Việt -Nhật.

3
I. NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TRỢ TỪ
I.1. Khái niệm, vai trò
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính để có thể gắn kết các thành phần trong câu như
danh từ, động từ hay tính từ thì cần phải có trợ từ. Chỉ cần điền sai một trợ từ lập tức
câu trở nên không có nghĩa.
Tác dụng của trợ từ trong tiếng Nhật rất đơn giản. Chúng là “thành phần giúp câu
hoàn thiện về nghĩa”, thậm chí tăng thêm độ sinh động cho toàn bộ câu, giúp biểu thị
ý của người nói, người viết được rõ ràng, cụ thể hơn. Nếu ví trợ từ trong tiếng Nhật là
“chất vữa” thì nó có vai trò để gắn kết những viên gạch (từ tố), đem đến cho chúng ta
một giá trị hiện thực nhất định tạo nên “ngôi nhà” (câu hoàn chỉnh). Nói ngắn gọn,
trợ từ biểu thị quan hệ giữa các từ hoặc ý định của người nói và nối các câu.
1.2. Phân loại
Chính vì có vai trò quan trọng như thế nên trợ từ được chia ra làm nhiều loại chẳng
hạn như: Trợ từ cách(đây là những trợ từ thể hiện quan hệ ngữ nghĩa, vai trò của từ
trong câu), trợ từ song hành(thể hiện quan hệ tương đương giữa hai sự việc hoặc hai
đối tượng), phó trợ từ(Là những trợ từ bổ trợ hoặc thay thế được cho trợ từ cách trong
một số trường hợp), trợ từ nối, trợ từ kết thúc, trợ từ đứng cuối câu,...
Trong khuôn khổ có hạn của một bài tiểu luận, em xin phép được trình bày về phần
nội dung liên quan đến trợ từ cách.
Trợ từ cách bao gồm các trợ từ: が、を、に、へ、と、より、から、で、の、や
a, Trợ từ 「と」
- Dùng để liệt kê danh từ
- Diễn tả đối tượng của hành động
- Diễn tả đối tượng cùng thực hiện hành động
- Dùng để nối câu
- Diễn tả giả định
- Trích dẫn nội dung
b, Trợ từ「が」
- Bổ trợ cho chủ ngữ, chủ thể của hành động hoặc trạng thái
- Biểu hiện cho đối tượng của hành động
- Diễn đạt ý ngược nhau
- Kết nối câu văn với bộ phận đứng trước
c, Trợ từ「を」

4
- Đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động
- Đối tượng của động từ thể sai khiến
- Đối tượng mà cảm xúc hướng đến đi kèm với các động từ chỉ cảm xúc
- Đối tượng thụ hưởng ( động từ cho – nhận )
- Phạm vi di chuyển
- Lộ trình di chuyển hoặc vượt qua một địa điểm
- Khi di chuyển ra khỏi từ địa điểm nào đó
d, Trợ từ「に」
- Chỉ điểm tồn tại của người hoặc vật
- Dùng thay thế cho で ( trường hợp động từ mang tính chất tĩnh)
- Chỉ thời điểm hành động xảy ra hay số lần, mức độ tiến hành của hành động
- Chủ hành động trong câu bị động hoặc câu sai khiến
- Chỉ trạng thái hoặc kết quả của sự thay đổi
- Chỉ đối tượng hướng tới của hành động
- Chỉ hướng hành động từ bên ngoài vào bên trong hay từ một nơi rộng hơn vào nơi
nhỏ hơn
- Chỉ mục đích của hành động
- Chỉ mục đích của hành động nhưng danh từ đứng trước là danh động từ
e, Trợ từ「へ」
- Hướng di chuyển của hành động( địa điểm)
- Chỉ hành động và suy nghĩ hướng tới một đối tượng nào đó
f, Trợ từ「より」
- Chỉ thời gian bắt đầu hành động
- Dùng trong câu so sánh, nhấm mạnh sự so sánh
- Chỉ điểm mốc giới hạn của địa điểm
- Chỉ nguồn gốc: từ tay ai đó, bởi ai đó
g, Trợ từ「から」
- Chỉ điểm xuất thân, xuất phát, khởi đầu
- Chỉ nguyên nhân, lí do
- Chỉ chủ thể của hành động
- Khi đi chung với まで mang ý nghĩa từ...đến...
- Dùng khi nhận được cái gì từ ai đó hay được ai đó làm cho cái gì
- Chỉ ra loại nguyên vật liệu được làm từ cái gì
h, Trợ từ「で」

5
- Đi cùng với những từ chỉ nơi chốn, vị trí, địa điểm diễn ra hành động hoặc sự việc
nào đấy.
- Dùng để nói về phương tiện, cách thức, phương pháp
- Diễn tả nguyên nhân, lí do
- Nguyên vật liệu
- Giới hạn
- Tiêu chuẩn
- Phạm vi
k, Trợ từ「の」
- Nối các danh từ với nhau
- Liệt kê
- Danh từ hóa
- Bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau
- Làm chủ từ
- Thay thế cho danh từ đã được nhắc đằng trước
m, Trợ từ「や」
- Được dùng khi muốn liệt kê danh từ
2. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC
Khi bắt đầu học một ngoại ngữ nói chung đều sẽ gặp những khó khăn khó tránh khỏi.
Đó có thể là khó khăn về ngữ pháp, cách phát âm,... Và tiếng Nhật cũng không ngoại
lệ - là một ngôn ngữ được đánh giá là một trong những ngôn ngữ phức tạp và khó học
nhất trên thế giới. Tiếng Nhật hình thành nên nhờ vào việc mượn chữ tượng hình từ
Trung Quốc và biến thể để tạo nên tiếng nói, chữ viết riêng. Loại ngôn ngữ này với
nhiều cách đọc khác nhau sẽ gây ra những sự nhầm lẫn nếu phát âm không chính xác
hoặc viết không đúng.
Chính vì lẽ đó, là một người lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Nhật khiến bản thân
em nói riêng đã gặp không ít những khó khăn. Và một trong số những khó khăn đó
không thể không kể đến vấn đề liên quan đến trợ từ trong tiếng Nhật. Thời gian đầu
khi học tiếng Nhật bản thân em như đang “vật lộn” với trợ từ bởi vì em không biết
được khi nào thì nên dùng trợ từ nào. Vì chỉ cần dùng sai trợ từ thì câu văn sẽ khác
nghĩa hoàn toàn hoặc sẽ trở thành một câu văn vô nghĩa. Khi đọc một đoạn văn bản
hay dịch một câu văn mà có nhiều hơn 3 trợ từ khiến bản thân em không biết phải nên
bắt đầu từ đâu, không biết đâu là người chủ động thực hiện hành động, đâu là người bị
tác động,...khiến câu văn sau khi dịch trở nên lộn xộn, vô ý nghĩa,...Hay khi áp dụng
vào hội thoại thì luôn lúng túng không biết nên hay không nên sử dụng trợ từ nào, sợ

6
sử dụng sai trợ từ sẽ khiến người đối diện nghe không hiểu,... dẫn đến hiệu quả giao
tiếp không cao.
Theo quan điểm cá nhân bản thân em có lẽ sẽ có hai nguyên nhân đó là nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan có thể do tiếng nhật là một ngôn
ngữ khó, trong tiếng nhật có tới hơn 80 trợ từ không chỉ gây khó khăn cho người mới
tiếp xúc lần đầu mà ngay chính những người dân bản xứ họ cũng không thể tránh
khỏi. Để nói về nguyên nhân chủ quan có lẽ do bản thân em khi đó chưa tìm hiểu cặn
kẽ, sâu sắc về trợ từ hoặc cũng có thể do bản thân em đã hiểu sai cách dùng của trợ từ,
không gắn liền lý thuyết với thực hành,...
Do đó, ngoài việc lên lớp nghe giảng từ thầy/ cô thì về nhà em cũng tự mình tìm hiểu
thêm trên internet từ nhiều nguồn khác nhau. Làm nhiều bài tập dạng điền trợ từ,
luyện viết câu có sử dụng nhiều trợ từ trong một câu như: ミラーさん(は)パソコン(が)あり
ません(から)、いつも(ⅹ)佐藤さん(に・から)借ります 。 Nhờ đó, cho đến thời điểm hiện tại
bản thân em cũng phần nào tích lũy được “kinh nghiệm” khi làm bài đối với dạng
điền trợ từ. Cho đến hiện tại mặc dù cũng sẽ có những phần không được hoàn hảo
tuyệt đối nhưng so với thời điểm 1 năm về trước( khi bắt đầu học tiếng Nhật) cá nhân
em tự thấy bản thân mình đã có sự tiến bộ hơn.

3. SO SÁNH VỚI NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like