You are on page 1of 9

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

A. LÍ THUYẾT

1. Anh/chị hãy nêu một số lỗi dùng từ thường gặp trong tiếng Việt. Cho ví dụ
minh họa?
Có nhiều lỗi dùng từ trong tiếng Việt, nhưng có 5 lỗi dùng từ phổ biến, thường gặp
sau:
1. Dùng từ sai (không đúng) về âm thanh và hình thức cấu tạo
Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Nếu cái biểu đạt
bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.
Dùng từ sai về âm thanh và hình thức cấu tạo là lỗi thường mắc phải với tỷ lệ khá cao
và thường ở một số từ nhất định.
Ví dụ: Cô ấy thuộc tuýp người lãng mạng. Ví dụ trên sai ở tuýp và lãng mạng. Chính
xác phải là típ và lạng mạn
Nguyên nhân:
- Nhầm lẫn giữa các từ gần âm (dùng từ sai do trong tiếng Việt có một từ gần âm
nhưng khác nghĩa) hoặc những từ Hán Việt với gốc nghĩa Hán ít người biết đến hoặc
các từ vay mượn gần âm với nhau.
- Chưa nắm chắc về chính tả
Cách khắc phục: Tham khảo từ điển Hán Việt và từ điển chính tả
Những ví dụ khác: thủy mặc/thủy mạc; việt vị/liệt vị; tham quan/thăm quan; câu
kết/cấu kết; phản ảnh/phản ánh; kêu lanh chanh/kêu lanh canh; lãng mạng/lãng mạn

2. Lỗi Dùng từ sai (không đúng) về ý nghĩa


Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sự vật, hiện
tượng, đặc điểm…ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc các nét nghĩa được bắt
nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế...) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái
độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của sự vật, hiện tượng, tính
chất…). Các thành phần nghĩa này tuy không quá phức tạp nhưng nếu không nắm
chắc sẽ dễ dẫn đến sai sót.
VD: Công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đã và đang bộc lộ rất nhiều yếu điểm.
Trong ví dụ này, từ “yếu điểm” đã bị sử dụng sai. Thay vào đó phải là từ “điểm yếu”.
Bởi “yếu điểm” là từ Hán Việt, nghĩa là chỗ quan trọng của sự việc. Khác với “điểm
yếu” là từ thuần Việt chỉ những gì có mức độ, tác dụng, khả năng… kém hơn bình
thường.
• (*) Nguyên nhân:
•+ Nhầm nghĩa giữa các từ đồng âm, đồng/gần nghĩa, đa nghĩa
•+ Không nắm được nghĩa của các từ Hán Việt hoặc các thuật ngữ khoa học
•+ Chuyển nghĩa từ không phù hợp
•(*) Cách khắc phục
•+ Tra từ điển để nắm được các loại nghĩa của từ
•+ Căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng để lựa chọn từ đồng nghĩa phù hợp
•+ Chuyển nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng đề cập
•(*) Ví dụ: cổ nhân/cố nhân; văn chương/văn học; yếu điểm/điểm yếu

3. lỗi dùng từ sai về quan hệ kết hợp/ngữ nghĩa và ngữ pháp


Mỗi loại từ lại có khái niệm kết hợp khác nhau, bị chi phối bởi chính đặc điểm ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đó. Khi dùng từ, chúng ta nhất thiết phải
nắm chắc được đặc điểm ý nghĩa của từ để kết hợp tạo câu đúng, nếu không sẽ dễ mắc
lỗi.
+ Quan hệ kết hợp của từ trong cụm từ: Phải kết hợp sao cho phù hợp về ý nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp.
+ Quan hệ kết hợp của từ trong câu: Các từ có thể không nằm trong cụm từ nhưng
trong cùng 1 câu chúng vẫn cần kết hợp với nhau sao cho thích hợp về quan hệ ý
nghĩa và phù hợp với các đặc điểm ngữ pháp của chúng.
•Lỗi dùng từ Sai về quan hệ kết hợp/ngữ nghĩa và ngữ pháp là vi phạm một trong các
nguyên tắc trên
•(*) Nguyên nhân:
•+ Kết hợp từ tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp
với nhau
•+ Dùng từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp
•(*) Cách khắc phục
•+ Thay thế bằng các từ có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp
•+ Nắm vững quan hệ ngữ pháp của từ
•(*) Ví dụ:
•+ Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây ra lụt lội ở nhiều nơi thay từ lượng
mưa thành “mưa”
•+ Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm giảm dần thay từ “chết các” thành
“chết do các”
4. Lỗi dùng từ sai về phong cách ngôn ngữ của văn bản
•Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong 1 phạm vi nhất định của
cuộc sống và thực hiện 1 chức năng nhất định, hướng tới 1 mục đích giao tiếp nhất
định. Do đó mỗi phong cách ăn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ nhất
định, nghĩa là trong mỗi phong cách văn bản mang những đặc điểm nhất định.
•Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản nhưng có những từ chỉ thích
hợp hoặc chỉ được dùng trong 1 phong cách ngôn ngữ.
•(*) Nguyên nhân:
•+ Lựa chọn từ mang sắc thái biểu cảm không phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn
cảnh giao tiếp
•+ Dùng từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa và ngược lại
•(*) Cách khắc phục
•+ Tìm từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp
để thay thế
•+ Bỏ từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa và ngược lại
•(*) Ví dụ:
•+ Chử Đồng Tử là một chàng trai khố rách áo ôm nghèo khổ
•+ Vợ chồng Nghị Quế tàn ác hết chỗ nói ! rất tàn ác

5. Lỗi lặp từ, thừa từ, sáo rỗng


•Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ để dung lượng. Do đó, việc dùng từ cần
tránh hiện tượng thừa từ hoặc lặp từ khi không cần thiết.
•(*) Nguyên nhân:
•+ Chưa nắm rõ nghĩa của từ
•+ Hạn chế về vốn từ
•+ Không xác định một cách rõ ràng nội dung muốn biểu đạt
•(*) Cách khắc phục
•+ Lược bỏ từ lặp ở vị trí không cần thiết hoặc thay thế bằng những từ đồng nghĩa
tương ứng
•+ Dựa vào văn cảnh của câu để xác định một cách cụ thể nội dung muốn biểu đạt
•+ Sửa lại cách diễn đạt
•(*) Ví dụ:
•+ Từ khi Chí Phèo chào đời, Chí Phèo đã là một con người bất hạnh Lặp từ “Chí
Phèo”
• Sửa: Từ khi chào đời, Chí Phèo đã là một con người bất hạnh.
•+ Những cây xà nu không ngừng ngày một lớn lên dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù
Thừa từ Sửa: những cây xà nu không ngừng/ ngày một lớn lên dưới mưa bom bão
đạn của kẻ thù
•+ Chúng ta phải ra sức học tập để góp một phần công lao vĩ đại của mình đưa đất
nước tiến lên tầm cao thời đại Sáo rỗng Sửa: Chúng ta phải ra sức học tập để góp
phần đưa đất nước ngày càng phát triển.

2. Hãy nêu các yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản

1.Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:


-Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Nếu cái biểu đạt
mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.
-Các từ gần âm khác nghĩa. Đó là các từ khác nhau. Người viết cần nắm chắc âm
thanh và ý nghĩa của từng từ, phân biệt các từ để tránh nhầm lẫn.
-Các từ viết sai chính tả.Đây cũng là trường hợp dùng từ không đúng hình thức âm
thanh và cấu tạo. Kết quả là trong câu không có từ trông Tiếng Việt.
-Để dùng từ trong văn bản được chính xác, cần tự nhận đúng âm thanh của từ, phân
biejt đúng các từ gần âm khác nghĩa, đồng thời cần thực hiện đúng bằng chữ ít hình
thức âm thanh và cấu tạo của từ theo các quy định thiện hành về chữ viết.
-Tuy nhiên, trong khi dùng có thể dùng linh hoạy uyển chuyển, có thể biến đổi ít
nhiều về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo theo những quan hệ và quy định chung
diễn ra ở nhiều từ.
VD: TỰ TÌM

2.Dùng từ phải đúng nghĩa.


-Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa
biểu thái. Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thf cũng dễ
dẫn đến bị sai.
-Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa cơ bản, cả thành phần nghĩa biểu thái
( biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người).
-Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Muốn sử dụng 1 từ theo cách
chuyển đổi ý nghĩa thì cần phải dựa vào nghĩa gốc của từ, giữ được mối liên hệ với
nghĩa gốc. Nếu không sẽ mắc lỗi.
-Trong giao tiếp nhiều từ được dùng 1 cách sáng tạo, mới mẻ theo nghĩa chuyển đổi.
Cần phải đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có với nội dung định biểu hiện đảm
bảo đúng cả nghĩa từ vựng lẫn nghĩa biểu thái của từ.
Ví dụ:

3.Dùng tù phải đúng về quan hệ kết hợp


-Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu. Và khi thực hiện chức năng cấu tạo
câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những
mối qun hệ ràng buộc với nhau.
-Mỗi loại từ lại có khái niệm kết hợp khác nhau, bị chi phối bởi chính đặc điểm ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đó. Khi dùng từ, chúng ta nhất thiết phải
nắm chắc được đặc điểm ý nghĩa của từ để kết hợp tạo câu đúng, nếu không sẽ dễ mắc
lỗi.
+ Quan hệ kết hợp của từ trong cụm từ: Phải kết hợp sao cho phù hợp về ý nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp.
+ Quan hệ kết hợp của từ trong câu: Các từ có thể không nằm trong cụm từ nhưng
trong cùng 1 câu chúng vẫn cần kết hợp với nhau sao cho thích hợp về quan hệ ý
nghĩa và phù hợp với các đặc điểm ngữ pháp của chúng.
Ví dụ:

4.Dùng từ phải đúng với phong cách ngôn ngữ của văn bản
-Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong 1 phạm vi nhất định của
cuộc sống và thực hiện 1 chức năng nhất định, hướng tới 1 mục đích giao tiếp nhất
định. Do đó mỗi phong cách ăn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ nhất
định, nghĩa là trong mỗi phong cách văn bản mang những đặc điểm nhất định.
-Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản nhưng có những từ chỉ thích
hợp hoặc chỉ được dùng trong 1 phong cách ngôn ngữ. Ví dụ lớp từ địa phương chỉ
được dùng trong sinh hoạt hàng ngày và có thể thích hợp khi sáng tạo văn học nghệ
thuật nhưng trong văn bản nghị luận chính trị không sử dụng.
-Ví dụ:

5.Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ, sáo rỗng quá lời.
-Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ để dung lượng. Do đó, việc dùng từ cần
tránh hiện tượng thừa từ hoặc lặp từ khi không cần thiết.
+ Tránh hiện tượng dùng từ thừa hoặc lặp từ.
+ Tránh hiện tượng sáo rỗng hoặc cách nói “ đao to búa lớn ”
Ví dụ

3. Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp câu tiếng Việt được chia thành mấy loại? Hãy
nêu đặc điểm của từng loại?
Dựa vào số lượng cấu trúc CV và CV làm nòng cốt, câu theo cấu tạo ngữ pháp được
chia làm 3 loại:
1.Câu đơn:
-Câu đơn là loại câu nói về từng sự vật, sự việc, tình cảm hoặc cảm xúc, thường do 1
cụm CV tạo thành.
-Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, câu đơn được chia thành 2 kiểu:
+ Câu đơn bình thường ( câu đơn 2 thành phần ) : là câu đơn có 1 cụm CV duy nhất
làm thành nòng cốt câu.
Ví dụ: Máy bay đã lao khỏi mặt đất.
+ Câu đơn đặc biệt ( câu đơn không xác định thành phần ) : là kiểu câu chỉ do 1 từ hay
1 cụm từ ( cụm từ chính phụ hoặc cụm từ đẳng lập ) tạo thành, không xác định được
đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ của câu nhưng vẫn thực hiện được chức năng thông báo.
Ví dụ: Cháy !
2.Câu phức:
Câu phức là câu chức 2 hoặc hơn 2 cụm CV trong đó có 1 cụm CV nằm ngoài cùng
có chức năng bao chứa cụm CV còn lại ( các cụm CV còn lại bị bao chứa trong cụm
CV đó).
Ví dụ: Áo này giá rất đắt
Sinh viên đại học Mở/trình độ Tiếng Anh/rất cao/
3.Câu ghép:
Câu ghép là câu có từ 2 cụm CV trở lên trong đó không có cụm CV nào bao chứa cụm
CV nào. Mỗi cụm CV này được gọi là 1 vế câu. Mỗi vế câu thường có cấu tạo giống 1
câu đơn và thể hiện 1 ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
Ví dụ: Vì nó ốm nên hôm nay nó nghỉ làm.
Trời/rải mây trắng nhạt, biển/mơ màng dịu hơi sương.
4. Trình bày các kiểu lập luận trong đoạn văn và xác định câu chủ đề trong
đoạn văn.

Diễn dịch
Có nhiều kiểu lập luận và liên kết trong đoạn văn. Trong đó, đặc trưng cơ bản của
đoạn văn viết theo kiểu lập luận diễn dịch là quá trình trình lập luận đi từ cái chung
đến cái riêng, cái khái quát đến cái cụ thể, trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ.
Câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết
từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. Các câu tiếp theo được triển
khai bằng cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộc
lộ cảm xúc của cá nhân.

- Mô hình : (1)
(2) (3) (4)
Quy nạp
-Là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát nghiên cứu các hiện
tượng, đối tượng cụ thể, riêng biệt đến những kết luận tổng quát;
-Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn

- Mô hình : (1) (2) (3)


(4)
Đặc trưng cơ bản của đoạn văn viết theo kiểu lập luận quy nạp là quá trình lập luận đi
từ các riêng đến cái chung, cái cụ thể đến cái khái quát.Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
văn khái quát toàn bộ nội dung, các câu còn lại trong đoạn văn triển khai cụ thể chi
tiết bổ sung cho câu chủ đề. Các câu trong đoạn trong đoạn được triển khai bằng cách
chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộc lộ cảm xúc cá
nhân.
Tổng phân hợpLà kiểu lập luận phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu đầu nêu nội
dung khái quát, các câu tiếp theo là những thông tin cụ thể, chi tiết (lí lẽ, dẫn chứng)
vừa làm sáng tỏ nội dung khái quát (ở câu đầu), vừa chuẩn bị cho một nội dung khái
quát ở câu cuối nhưng mức độ cao hơn. Câu cuối đoạn khái quát hóa, đúc kết lại
những nội dung đã trình bày trong những câu đứng trước.Đoạn văn có câu chủ đề kép:
câu chủ đề đầu và câu chủ đề cuối đoạn. Câu chủ đề cuối đoạn là kết quả suy diễn từ
câu chủ đề đầu và các câu triển khai ở giữa đoạn.

Song hành: là kiểu lập luận cócác câu triển khai nội dung song song nhau, không nội
dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của
chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
+Móc xích: là kiểu lập luận mà các
ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở
câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
+So sánh: là kiểu lập luận có sự đối
chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề,...để từ
đó thấy được chân lý của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có
hai kiểu so sánh là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
5. Trình bày các phương thức liên kết trong đoạn văn.
Khái niệm sự liên kết
- Là tập hợp các mối liên hệ về nội dung, hình thức giữa các câu nhằm
bảo đảm sự thống nhất của toàn đoạn văn
- Mỗi 1 kiểu tạo lập liên kết (sự liên kết) giữa các câu được gọi là 1
phương thức liên kết
- Các phương thức liên kết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau
tạo ra các phương tiện liên kết
- Các phương tiện liên kết trong đoạn văn:
+ Liên kết nội dung:
 Liên kết chủ đề
 Liên kết logic
+ Liên kết hình thức:
 Phương thức lặp
 Phương thức thế
 Phương thức liên tưởng
 Phương thức nối
 Phương thức dùng câu hỏi
5.2. Liên kết nội dung
 Liên kết chủ đề:
- Các câu trong đoạn văn chỉ bàn bạc , thảo luận xoay quanh 1 đối tượng
chung hoặc những đối tượng có quan hệ gần gũi với nhau
- Nếu đoạn văn chứa từ 2 chủ đề trở lên thì chúng phải nằm trong quan
hệ thứ bậc (tức là cái này phải bao hàm cái kia)
- Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự liền mạch,
thống nhất về mặt nội dung cho đoạn văn
 Liên kết logic:
- Các câu nằm trong quan hệ tương hợp về ngữ nghĩa, không đối lập,
mâu thuẫn nhau
- Liên kết logic thể hiện sự trong sáng, nhất quán trong tư duy của người
viết
 Liên kết hình thức:
- Để gắn các câu lại với nhau, chúng ta sử dụng 1 số cách thức nhất định
– các phương thức liên kết
- Các phương thức liên kết được thể hiện bằng các phương tiện liên kết
– các dấu hiệu ngôn ngữ có tác dụng liên kết
5.3. Liên kết hình thức
 Phương thức lặp:
- Là sử dụng 1 số yếu tố ngôn ngữ ở các câu kế tiếp nhau trong đoạn
- Các phương tiện ngôn ngữ: các từ ngữ lặp lại, các hình thức ngữ âm,
các kết cấu ngữ pháp lặp lại
 Phương thức liên tưởng:
- Là cách sử dụng các từ có mối quan hệ liên tưởng với nhau (thể hiện
những sự vật, hành động, tính chất, trạng thái, số lượng,… thuộc cùng
1 phạm trù)
- Phương tiện liên kết:
+ Từ ngữ chỉ sự vật, tính chất, hành động cùng loại
+ Từ ngữ có ý nghĩa bao hàm (chung-riêng, toàn thể-bộ phận)
+ Từ ngữ liên tưởng định lượng (liên hệ số lượng)
+ Từ ngữ liên tưởng đặc trưng (từ ngữ này biểu hiện đặc trưng của sự
vật, hành động, tính chất… do từ ngữ kia biểu hiện)
+ Từ ngữ liên tưởng nhân quả
 Phương thức thế:
- Thay thế các từ ngữ đi trước bằng các từ ngưc tương đương ở các câu
sau. Nhờ vậy, đối tượng vẫn được duy trì để triển khai, phát triển
- Phương tiện liên kết: đại từ, các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa
 Phương thức nối:
- Sử dụng các từ, ngữ nối kết giữa các câu với nhau. Mối quan hệ giữa
các câu được thể hiện bởi ý nghĩa của từ ngữ dùng để nối
- Phương tiện liên kết: quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp, phụ từ, nằm ở các
câu sau
+ Nối và nếu quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, do, tại…
+ Nối và nếu quan hệ kết quả: nên, cho nên, bởi vậy, do đó…
+ Nối và nếu quan hệ đối lập: nhưng, song, trái lại, tuy vậy…
+ Nối và nếu quan hệ liệt kê: trước tiên, 1 mặt…
+ Nối và nếu quan hệ khái quát: tóm lại, nói tóm lại…
 Phương thức dùng câu hỏi:
- Ngoại trừ câu hỏi đối thoại, câu hỏi tu từ và câu hỏi đơn thoại có chức
năng liên kết rõ rệt. câu hỏi có thể đặt ở đầu đoạn mà cũng có thể ở
cuối đoạn văn
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây:
a. Họ đã đi xâm nhập thực tế từ tháng trước.
b. Hôm qua, thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt 26 tri thức trẻ là phó
chủ tịch các xã nghèo biên giới.
c. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài đã gây ngập úng nhiều nơi.
d. Cô ấy yêu trong niềm xót xa.
e. Anh ấy vừa được đề đạt làm trưởng phòng.
g. Liệu có đúng đắn khi giới trẻ ngày nay bạc mạng chạy theo tiêu chuẩn của xã hội.
h. Thanh niên phải cọ sát nhiều với thực tế mới nhanh chóng trưởng thành.
i. Chỉ một chút sơ xuất mà cô ấy đã bị đối thủ vượt qua.
=>a. Họ đã đi xâm nhập thực tế từ tháng trước. (thâm nhâp)
b. Hôm qua, thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt 26 tri thức trẻ là phó
chủ tịch các xã nghèo biên giới. (trí thức)
c. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài đã gây ngập úng nhiều nơi.(lượng mưamưa)
d. Cô ấy yêu trong niềm xót xa.(niềmnỗi)
e. Anh ấy vừa được đề đạt làm trưởng phòng. (để bạt)
g. Liệu có đúng đắn khi giới trẻ ngày nay bạc mạng chạy theo tiêu chuẩn của xã hội.
(bạt mang)
h. Thanh niên phải cọ sát nhiều với thực tế mới nhanh chóng trưởng thành. (cọ xát)
i. Chỉ một chút sơ xuất mà cô ấy đã bị đối thủ vượt qua. (sơ suất)
2. Hãy phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau.
a) Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong
những chiếc chăn đơn.
Trạng ngữ: Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh
- Chủ ngữ: mọi người
-Vị ngữ: đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn.Câu có 1 thành phần nòng cốt
CV, là câu đơn.
b) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

-Chủ ngữ: Trời, biển.

-Vị ngữ: Rải mây trắng nhạt, mơ màng dịu hơi sương.. Câu có hai cụm nòng cốt CV
là câu ghép.
c) .Sáng hôm nay, gió mùa đông bắc// đã thổi về phía Bắc nước ta. Câu có 1 thành
phần nòng cốt CV, là câu đơn.

3. Đoạn văn dưới đây được lập luận theo kiểu nào? Nêu đặc trưng cơ bản của
kiểu lập luận đó.

Tiếng cười trong truyện tiếu lâm Việt Nam mang rất nhiều cung bậc khác
nhau. Truyện cười ở mảng chuyện người nông dân chủ yếu để giải thoát nỗi buồn
phiền, mệt nhọc nên cung bậc cười thật vô tư, thoải mái. Cái cười ở đây thật to, thật
dữ dội, cười xong, đầu không vương vấn gì cả. Ở mảng truyện về tầng lớp tiểu
thương, trí thức rởm như thầy đồ, thầy lang, thầy cúng, thầy bói, v.v. lại là nụ cười
chế diễu, đả kích. Cái cười để mà nghĩ và càng nghĩ càng cười, càng cười, càng thấy
chua xót hơn. Còn ở mảng chuyện về bọn cường hào, quan lại, tiếng cười trở nên
quyết liệt, mạnh mẽ, không khoan nhượng. Tiếng cười mang ý nghĩa chống đối, kêu
gọi lật đổ, kêu gọi đổi thay. Phải nói là các cung bậc cười trong truyện tiếu lâm thật
phong phú, đa dạng, tiếng cười vừa để giáo dục con người, vừa để cho sảng khoái, để
tồn tại, để phấn đấu vươn tới cuộc đời tốt đẹp hơn.

=>Đoạn văn được lập luận theo kiểu tổng-phân-hợp.

-Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu đầu nêu nội dung khái quát, các
câu tiếp theo là những thông tin cụ thể, chi tiết (lí lẽ, dẫn chứng) vừa làm sáng tỏ nội
dung khái quát (ở câu đầu), vừa chuẩn bị cho một nội dung khái quát ở câu cuối
nhưng mức độ cao hơn. Câu cuối đoạn khái quát hóa, đúc kết lại những nội dung đã
trình bày trong những câu đứng trước.

-Đoạn văn có câu chủ đề kép: câu chủ đề đầu và câu chủ đề cuối đoạn. Câu chủ đề
cuối đoạn là kết quả suy diễn từ câu chủ đề đầu và các câu triển khai ở giữa đoạn.
4. Đoạn văn dưới đây được lập luận theo kiểu nào? Nêu đặc trưng cơ bản của
kiểu lập luận và xác định câu chủ đề trong đoạn văn.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác
riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong
chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn
vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu
lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc
lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng
sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên
cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có
chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay
trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn
trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
=>Đoạn văn được lập luận theo kiểu diễn dịch.
-Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu
đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ
đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân
tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.

You might also like