You are on page 1of 3

TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

1. Trình bày khái niệm từ, đơn vị cấu tạo từ và kết quả phân loại từ xét về mặt cấu
tạo trong tiếng Việt.
* Khái niệm từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn
chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói
* Đơn vị cấu tạo từ: Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng
* Kết quả phân loại từ: xét về mặt cấu tạo, từ được chia làm bốn loại :
- Từ đơn
- Từ ghép
- Từ láy
- Từ ngẫu hợp
2. Cụm từ cố định là gì? Trình bày kết quả phân loại cụm từ cố định. Cho ví dụ
minh họa.
* Cụm từ cố định: Cụm từ cố định là do một số từ tập hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn
vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ
* Kết quả phân loại cụm từ cố định và ví dụ minh họa
- Ngữ cố định:
+ Quán ngữ : Đùng một cái , chưa biết chừng , làm quái gì
+ Ngữ cố định định danh : tóc rễ tre, mặt lưỡi cày
- Thành ngữ:
+ Thành ngữ so sánh: To như voi , Đẹp như tiên , Hiền như bụt
+ Thành ngữ miêu tả ẩn dụ:
 Thành ngữ miêu tả ẩn dụ 1 sự kiện: Nước đổ đầu vịt
 Thành ngữ miêu tả ẩn dụ 2 sự kiện:
 Tương đồng: Nói có sách mách có chứng, Mẹ tròn còn vuông
 Tương phản: Bán bò tậu ễnh ương

3. Đồng âm là gì? Nêu hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt.


* Đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
* Hiện tượng đồng âm trong tiếngViệt chia làm 2 loại:
- Đồng âm từ với từ
+ Đồng âm từ vựng
+ Đồng âm từ vựng – ngữ pháp
- Đồng âm từ với tiếng
4. Thế nào là từ đa nghĩa? Trình bày cơ chế chuyển nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ) trong
tiếng Việt.
* Từ đa nghĩa: là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác
nhau của đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại
* Cơ chế chuyển nghĩa trong tiếng Việt
- Chuyển nghĩa ẩn dụ: là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh
những mặt, những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên
- Chuyển nghĩa hoán dụ: là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic
giữa các đối tượng được gọi tên
5. Trình bày kết quả phân chia lớp từ theo phạm vi sử dụng? Nêu sự khác nhau
giữa từ nghề nghiệp và tiếng lóng.
* Phân lớp từ theo phạm vi sử dụng
- Thuật ngữ
- Từ ngữ địa phương
- Từ nghề nghiệp
- Tiếng lóng
- Lớp từ chung
* Sự khác nhau giữa từ nghề nghiệp và tiếng lóng:
- Từ nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ nghữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi
những người cùng làm nghề đó. Từ nghề nghiệp có các từ ngữ riêng để chỉ đối tượng lao
động , động tác lao động, nguyên liệu sản xuất, ….Tuy nhiên, những người ngoài nghề
vẫn có thể biết được những từ nghề nghiệp này và sử dụng chúng một cách tự nhiên. Từ
nghề nghiệp dễ dàng đi vào vốn từ vựng chung.
- Từ long là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớpngười trong xã hội dùng để
gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,... vốn đãcó tên gọi trong vốn từ vựng
chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình,tầng lớp mình. Những người ngoài tầng
lớp đó sẽ không thể hiểu và sử dụng tiếng lóng chính xác là tự nhiên. Từ lóng rất ít đi vào
vốn từ vựng chung

You might also like