You are on page 1of 8

Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

TÌM HIỂU VỀ CÁC HẾ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU

NHÓM: Nguyễn Huynh


Lê Văn Toán
Nguyễn Hoàng Khang
I/ GPS
Thông tin chung
Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ
tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý.
Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu
xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh.
Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi
người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí, bất kể quốc tịch
nào.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ Mỹ
cho phép sử dụng trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi
trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc
thiết lập sử dụng GPS nhưng phải tốn tiền không rẻ để mua thiết bị thu tín hiệu và
phần mềm nhúng hỗ trợ.
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

Figure 1: Hệ thống GPS


Hoạt động
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo
rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận
thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời
gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh
bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được
vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh
độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4
vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một
khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác,
như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách
tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
II/ GLONASS
Thông tin chung
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

GLONASS là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Liên bang Nga, dùng cho cả mục
đích dân sự lẫn quân sự, tương tự như GPS (NAVSTAR) của Hoa Kỳ hay Galileo
của Liên minh châu Âu. Nền của hệ là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt Quả Đất
theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19.100 km.
Vệ tinh đầu tiên của GLONASS được Liên Xô đưa lên quỹ đạo ngày 12 tháng 10
năm 1982. Trong các năm tiếp theo, nhiều vệ tinh được phóng lên, và vào ngày 24
tháng 9 năm 1993 hệ chính thức được đưa vào sử dụng sau khi đã bao phủ hết diện
tích toàn cầu.

Figure 2: Hệ thống GLONASS


Hoạt động
Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2
dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu
định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz). Thông tin, cung cấp bởi
tín hiệu định vị Сh, mở cho tất cả người dùng trên nền toàn cầu và liên tục và
đảm bảo khi dùng máy thu GLONASS, khả năng xác định:
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

 các tọa độ ngang với độ chính xác 50–70 m (độ tin cậy 99,7%);
 các tọa độ đứng với độ chính xác 70 m (độ tin cậy 99,7%);
 các véc-tơ thành phần của vận tốc với độ chính xác 15 cm/s (độ tin cậy
99,7%)
 thời gian chính xác với độ chính xác 0,7 mcs (độ tin cậy 99,7%).
Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân
và/hay các phương pháp đo bổ sung đặc biệt.
Tín hiệu C về cơ bản, được chỉ định dành cho các nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga,
và việc sử dụng trái phép không được khuyến khích. Câu hỏi về việc cung cấp tín
hiệu C cho nhu cầu dân sự đang trong tình trạng xem xét.
Để xác định các tọa độ không gian và thời gian chính xác cần nhận và xử lý các tín
hiệu định vị từ không ít hơn 4 vệ tinh GLONASS. Khi nhận các tín hiệu sóng định
vị GLONASS máy thu, dùng các phương pháp kỹ thuật sóng đã biết, đo các độ dài
đến các vệ tinh nhìn thấy và đo các vận tốc chuyển động của chúng.
III/ GALILEO
Giới thiệu chung
Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây
dựng bởi Liên minh châu Âu. Galileo khác với GPS của Hoa Kỳ và GLONASS của
Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các
tổ chức dân dụng, phi quân sự.
Hệ thống định vị Galileo được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Ý Galileo
Galilei nhằm tưởng nhớ những đóng góp của ông.
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

Figure 3: Hệ thống Galileo

Hoạt động
Đến nay, hệ thống Galileo có 4 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, với hai vệ tinh
phóng lên vào trung tuần tháng 10 năm ngoái. Các vệ tinh này phục vụ cho giai đoạn
kiểm thử trên quỹ đạo (In-Orbit Validation) của hệ thống. Theo nguyên lý, để sử
dụng dịch vụ định vị cung cấp bởi hệ thống Galileo đòi hỏi bộ thu phải tiếp nhận tín
hiệu của ít nhất 4 vệ tinh trên tại cùng thời điểm
Ngoài ra, bộ thu Navisoft của NAVIS còn có khả năng hoạt động với tín hiệu hệ
thống GPS, cũng như trang bị khả năng phối hợp đồng thời tín hiệu đến từ hai hệ
thống GPS và Galileo cho một giải pháp định vị, dẫn đường chung.

IV/ BeiDou
Giới thiệu chung
Hệ thống định vị Bắc Đẩu là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ
tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

vị của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên, chính thức được gọi là "Hệ thống
thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu", hay được gọi là "Bắc Đẩu 1", bao gồm 3 vệ
tinh và có giới hạn bao trả và các ứng dụng. Nó đã được cung cấp dịch vụ chuyển
hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và từ các vùng lân cận từ năm
2000.
Thế hệ thứ hai của hệ thống, được gọi là Compass hay Bắc Đẩu 2, sẽ là một hệ thống
định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 35 vệ tinh, vẫn còn đang được tạo dựng. Nó đã
hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12 năm 2011.[1] Theo kế hoạch
hệ thống sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương vào năm 2012 và các hệ thống toàn cầu sẽ được hoàn thành vào năm 2020,
sau khi sở hữu 35 vệ tinh.

Figure 4: Hệ thống định vị BeiDuo


Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

V/ SO SÁNH ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ


System BeiDou Galileo GLONASS GPS

European
Owner China Russia United States
Union
Regional (Global Global by
Coverage Global Global
by 2020) 2020
Coding CDMA CDMA FDMA CDMA
21,150 km 23,222 km 19,130 km 20,180 km
Altitude
(13,140 mi) (14,429 mi) (11,890 mi) (12,540 mi)
12.63 h (12 h 14.08 h 11.26 h (11 h 11.97 h (11 h
Period
38 min) (14 h 5 min) 16 min) 58 min)
Rev./S. day 17/9 (1.888...) 17/10 (1.7) 17/8 (2.125) 2
24 by design
24
operational
26 in orbit 6
23 in orbit (Oct 1 31
Satellites to be
2018) 35 by 2020 commissionin 24 by design
launched
g
1 in flight
tests
1.559– 1.593– 1.563–
1.561098 GHz (B
1.592 GHz 1.610 GHz 1.587 GHz
1)
(E1) (G1) (L1)
1.589742 GHz (B
1.164– 1.237– 1.215–
1-2)
Frequency 1.215 GHz 1.254 GHz 1.2396 GHz
1.20714 GHz (B2
(E5a/b) (G2) (L2)
)
1.260– 1.189– 1.164–
1.26852 GHz (B3
1.300 GHz 1.214 GHz 1.189 GHz
)
(E6) (G3) (L5)
Operating
Basic nav. service
since 2016
by 2018 end
Status 2020 Operational Operational
to be completed
completion[2
by H1 2020[20]
0]
1m (Public) 15m (no
10m (Public)
Precision 0.01m 4.5m – 7.4m DGPS or
0.1m (Encrypted)
(Encrypted) WAAS)
System BeiDou Galileo GLONASS GPS
Kỹ thuật định vị toàn cầu Bài thu hoạch cuối kỳ

You might also like