You are on page 1of 27

CHƯƠNG IV:

GPS
1090 EXTENDED SQUITTERS
& ASTERIX CAT 21

4.1. GPS.
4.1.1. Khái niệm

Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS –Global Navigation Satellite
System) là tên dùng chung cho các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh như:
 GPS (Global Positioning System): Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ,
bao gồm 24 vệ tinh chuyển động trong 6 mặt phẳng quỹ đạo
 GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System): Hệ thống
định vị toàn cầu của Nga, bao gồm 30 vệ tinh chuyển động trong 3
mặt phẳng quỹ đạo
 GALILEO: Hệ thống định vị toàn cầu của Liên minh châu Âu, gồm
30 vệ tinh chuyển động trong 3 mặt phẳng quỹ đạo

Hình 4.1.1: Vệ tinh định vị toàn cầu


GNSS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên trái đất, 24 giờ một
ngày, và là nền tảng cho hệ thống vùng trời quốc gia.
4.1.2. Các thành phần của hệ thống GNSS.
Hệ thống xác định vị trí : GPS, GLONASS, và GALILEO
Hệ thống tăng cường: Hệ thống này phải đạt 4 yêu cầu đối với GNSS đó là: độ
chính xác, tính toàn vẹn, liên tục và luôn sẵn sàng. Nó bao gồm :
 Hệ thống tăng cường vệ tinh SBAS (Satellite-Based Augmentation
System): Tăng cường cho tất cả các giai đoạn của các chuyến bay đường
dài, hạ cất cánh, cung cấp các dịch vụ dẫn đường cho máy bay. Hệ thống
bao gồm:
o WAAS (Mỹ): Wide Area Augmentation System
o EGNOS (Châu Âu): Euro Geostationnary Navigation Overlay
o MSAS (Nhật): Multi-Funtional Satellite Augmentation System

M SAS
EG NO S W AAS
M TSAT
INM ARSAT
INM ARSAT

G PS

Hình 4.1.2: Hệ thống tăng cường vệ tinh ABAS


Cách thức hoạt động của hệ thống ABAS:
o Bước 1: Các trạm GMS thu tín hiệu từ vệ tinh GPS
o Bước2: Truyền tín hiệu thu được về MCS (Master Control Station)
để tính toán sự sai khác và tính toàn vẹn của thông tin, hiệu chỉnh
rồi gửi lại cho các vệ tinh GPS , đồng thời:
o Bước3: Thông tin được truyền truyển tiếp lên vệ tinh tăng cường
MTSAT để truyền tới máy bay
Hình 4.1.3: Cách thức hoạt động của hệ thống ABAS
 Hệ thống tăng cường mặt đất GBAS (Ground-Based Augmentation
System): Gồm các trạm thu vệ tinh (Local Area Augmentation System -
LAAS), được đặt chính xác ở vị trí đã được khảo sát xung quanh sân bay.
Các trạm LAAS thu lại tín hiệu GPS, hiệu chỉnh sau đó phát tín hiệu lên
cho máy bay qua đường VHF datalink (dải tần từ 108 MHz –118 MHz, sử
dụng kỹ thuật TDMA). Máy bay thu tín hiệu này, cân chỉnh với tín hiệu
thu từ vệ tinh GPS, rồi tính toán vị trí của nó. Thông tin này hiện thị
giống như ILS trên máy bay.Tương lai có thể thay thế VOR & ILS.

Hình 4.1.4: Hệ thống tăng cường mặt đất GBAS


 Hệ thống tăng cường trên máy bay ABAS (Aircraft-Based Augmentation
System): ví dụ RAIM

4.1.3. Hệ thống vệ tinh GPS.


Các vệ tinh hoạt động theo quĩ đạo vòng tròn bán kính 20200 km ( 10900 NM)
tại góc nghiêng 55º so với xích đạo và mỗi vệ tinh hoàn thành một quĩ đạo khoảng
12 giờ, chia làm 3 phần:

Phần không gian

Gồm 24 vệ tinh (21 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng) nằm trên các quỹ
đạo xoay quanh trái đất. Các vệ tinh được bố trí sao cho các máy thu GPS trên mặt
đất có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào.

Phần kiểm soát

Kiểm soát vệ tinh đi đúng hướng theo quỹ đạo và thời gian chính xác. Có tất cả
5 trạm kiểm soát Master Control Station (MCS) đặt rãi rác trên trái đất. Trong đó, 4
trạm kiểm soát hoạt động một cách tự động, và một trạm kiểm soát là trung tâm. 4
trạm này nhận tín hiệu liên tục từ những vệ tinh và gửi các thông tin này đến trạm
kiểm soát trung tâm. Tại trạm kiểm soát trung tâm, nó sẽ sửa lại dữ liệu cho đúng và
kết hợp với hai anten khác để gửi lại thông tin cho các vệ tinh.

Phần sử dụng: là thiết bị thu tín hiệu vệ tinh GPS.

Tín hiệu GPS

Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp giải L1 và L2. (Giải
L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân
sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong giải UHF.

Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên (pseudo
random), dữ liệu thiên văn (ephemeris) và dữ liệu lịch(almanac).

 Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định
được quả vệ tinh nào là phát thông tin.
 Dữ liệu thiên văn, cho máy thu GPS biết chính xác vệ tinh ở đâu
trên quỹ đạo ở các thời điểm trong ngày.

 Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi vệ tinh, chứa thông tin
quan trọng về trạng thái của vệ tinh, ngày giờ hiện tại. Thông tin này rất
quan trọng để máy thu GPS có thể tính toán được vị trí.

Nguyên lý hoạt động.


Giả sử máy thu GPS ở cách vệ tinh A 20 km, nó có thể ở bất kỳ nơi nào trong
phần diện tích mặt cầu khổng lồ có bán kính 20 km chiếu xuống trái đất.
Nếu biết thêm khoảng cách tới vệ tinh B 30 km, giao tuyến của hai mặt cầu
này là một đường tròn V, máy thu chắc chắn sẽ nằm trên đường tròn này.

C
V

Hình 4.1.5: Xác định vị trí máy thu GPS


Nếu biết thêm một khoảng cách nữa đến vệ tinh C, sẽ có thêm một mặt cầu,
mặt cầu này giao với đường tròn V tại hai điểm. Trái đất chính là mặt cầu thứ tư,
một trong hai giao điểm sẽ nằm trên mặt đất, điểm thứ hai nằm lơ lửng đâu đó trong
không gian và dễ dàng bị loại.
Vậy là với việc xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính
được tọa độ 2 chiều (bao gồm kinh độ và vĩ độ) vị trí đó. Nếu là 4 vệ tinh hay nhiều
hơn, thì máy thu GPS sẽ tính được vị trí ba chiều (bao gồm kinh độ, vĩ độ, và độ
cao), ngoài ra nó còn tính được các thông số khác như tốc độ, hướng chuyển động,
…của máy bay chẳng hạn.
Tính toán vị trí

Máy thu GPS:

 Thu tín hiệu được phát bởi vệ tinh i . Trong đó: là


tọa độ không gian 3 chiều của vệ tinh, ti là thời điểm tín hiệu được phát

 Thời điểm nhận tín hiệu là: tr

Nó sẽ tính toán được thời gian tín hiệu được truyền đi trong không gian: - .
Giả sử các tín hiệu đi ở tốc độ ánh sáng c, nên dễ dàng tính được khoảng cách từ vệ
tinh đến máy thu:

Thực tế, đồng hồ của máy thu GPS không được đồng bộ chính xác tuyệt đối
với đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh, dẫn đến vị trí không còn được xác định chính
xác. Ví dụ, với độ chênh lệch thời gian là 0.000 001 giây thì vị trí máy thu chênh
lệch khoảng 300m. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu có thêm một vệ tinh thứ 4, thì
mặt cầu của vệ tinh này sẽ không đi qua một trong 2 giao điểm của 3 mặt cầu đầu
tiên. Tuy nhiên, dựa vào khoảng cách vị trí đến vệ tinh thứ 4, ta có thể cân chỉnh
đồng hồ của máy thu.

Hình 4.1.6: Xác định chênh lệch thời gian giữa

đồng hồ máy thu GPS và vệ tinh

Theo hình trên: , (da là khoảng cách từ máy thu GPS đến bề mặt
hình cầu của vệ tinh thứ 4).

Độ chênh lệch thời gian sẽ là: (c tốc độ ánh sáng)


Như vậy, ngoài thông tin về vị trí, cần xác định độ chênh lệch thời gian b của
máy thu, tóm lại cần xác định được 4 ẩn số là .

Phương trình mặt cầu được cho bởi:

i=1, 2, …n


4.2. 1090 Extended Squitter Mode S (Mode S ADS-B).

4.2.1. Đặc điểm của 1090 Extended Squitter Mode S.


“Squitter”: Là định dạng trả lời của máy phát đáp Mode S (Transponder) trên
máy bay. Nó tự động phát broadcast các bản tin trên kênh 1090 MHz (mà không có
xung hỏi). Thông tin được broadcast như số hiệu, vị trí địa lý, độ cao, và vận tốc
của máy bay…, được cung cấp bởi các hệ thống sau:

Hình 4.2.1: Liên kết dữ liệu Mode S giữa các hệ thống trên máy bay
 Transponder: Máy phát đáp Mode S. Thông thường mỗi máy bay sẽ
được trang bị 2 transponder hoạt động theo chế độ dự phòng, mỗi
transponder được liên kết với hệ thống ACAS để trao đổi thông tin.
 Control Panel: Nhập hoặc hiển thị thông tin nhận dạng máy bay
(callsign), sau đó cung cấp cho Transponder.
 GPS: Hệ thống thu nhận các dữ liệu như kinh độ, vĩ độ, vận tốc mặt đất
từ hệ thống GNSS.
 FCU: Flight Control Unit, cung cấp thông tin về độ cao máy bay.
 FMS: Flight Management System, cung cấp thông số của máy bay.
 ADIRU: Air Data Inertial Reference Unit, cung cấp các thông tin như
vận tốc trên không, góc ngẩng cánh, thông tin vị trí...
 ACAS: Airborne Collision Avoidance System, hệ thống chống va chạm
trên không, cung cấp các cảnh báo va chạm.
Transponder lưu dữ liệu từ các thiết bị điện tử trên máy bay trong các Binary
Data Store (BDS) Registers (56 bits).

Mode S Transponder
ATN Router

Barometric Altimeter

Top and Bottom Avionics Systems


Mode S Antenna (FMS, CDTI..)

TCAS
Antenna TCAS 256 BDS registers

Squitter sent from top and bottom antennas randomly


Only top antennas used from transmitting on ground
* ATN: Aeronautical Telecommunication Network.
* FMS: Flight Management System.
* CDTI: Cockpit Display of Traffic Information.
*TCAS: Traffic alert and Collision Avoidance System.
Hình 4.2.2: Mode S Transponder
Mỗi register xác định bởi 2 chữ số hex, được qui định chi tiết trong ICAO
Manual of Mode S Specific Services và Mode S SARPs (Annex 10). Ví dụ :
BDS 20h hay BDS 2,0 chứa thông tin nhận dạng máy bay; BDS 3,0 chứa
thông tin về ACAS; và BDS 0,1 liên kết các dữ liệu báo cáo ; Tất cả tạo nên bản tin
giám sát cơ bản ( DF 0, 4, 5, 11).
BDS 4,0 chứa thông tin về độ cao máy được cung cấp từ FCU (Flight
Control Unit) hoặc FMS (Flight Management System); BDS 5,0 chứa các thông tin
như vận tốc máy bay, góc ngẩng cánh, thông tin vị trí…; và BDS 6,0 chứa thông tin
báo cáo tốc độ; Là những bản tin giám tăng cường.
Vậy mỗi register sẽ chứa nội dung dữ liệu của một loại bản tin trả lời hoặc
một loại Extended Squitter trong Mode S. Nếu không được cập nhật trong một
khoảng thời gian nhất định thì chúng sẽ bị xóa bởi bộ phát đáp.
Bản tin giám sát 1090 Extended Squitter bao gồm 16 register. Sau đây là một
số BDS register:
 BDS 05h ES Airborne Position
 BDS 06h ES Surface Position
 BDS 07h ES Status
 BDS 08h ES A/C Identity & Category
 BDS 09h ES Airborne Velocity
 BDS 0Ah ES Event Report
 BDS 61h ES Emergency/Priority Status
 BDS 62h Target State and Status
 BDS 65h Aircraft Operational Status

4.2.2. 1090 Extended Squitter Mode S Format.


DF 17 là một định dạng Mode S, một phần không thể tách rời trong hoạt
động giám sát tự động phụ thuộc ADS-B. Nó là một Squitter tự động broadcast bản
tin tới bất kỳ trạm mặt đất hay máy bay nào trong phạm vi phủ sóng mà không cần
phải xét hỏi.
DF 17 Extended Squitter cung cấp thông tin bao gồm vị trí trên không (kinh
độ, vĩ độ, độ cao của máy bay) (BDS 05 h ), vị trí bề mặt (kinh độ, vĩ độ và hướng
chuyển động của máy bay)(BDS 06h ), trạng thái Squitter (BDS 07h ), nhận dạng
(BDS 08h ), vận tốc (BDS 09h ).
Bảng 4.2.1
BDS Code 0,5
Extended Squitter Airborne Position

Format: Squitter type (plus flags)


Latitude/Longitute: Aircraft Position
CPR: Compact Position Resporting
Time: UTC time flag

TX rate = 2/sec
Accuracy ~ 5.1m
Bảng 4.2.2
BDS Code 0,6
Extended Squitter Surface Position

Format: Squitter type (plus flags)


Latitude/Longitute: Aircraft Position
CPR: Compact Position Resporting
Time: UTC time flag
Movement: Ground speed
Status: Validity Flag
Track: Direction of movement

TX rate = 1/sec
Accuracy ~ 1.2m
Bảng 4.2.3
BDS Code 0,7
Extended Squitter Aircraft Status Message
Bảng 4.2.4
BDS Code 0,8
Extended Squitter Aircraft Identification and Category

TX rate = 0.2/sec
Bảng 4.2.5
BDS Code 0,9
Extended Squitter Airborne Velocity

TX rate = 2/sec
4.2.3. Khối dữ liệu của 1090 Extended Squitter Mode S ADS-B.
Khối dữ liệu của 1090 Extended Squitter có cấu trúc tương tự như khối dữ liệu
Mode S Interrogation and Reply (112 bits).

Preamble 5 bit 3bit 24 bit 56 bits ADS-B report


DF17 CA address 24 bits
8 µs DATA BLOCK
112 µs
Parity

Hình 4.2.3: Cấu trúc bản tin Mode S ADSB


Cấu trúc chuỗi dữ liệu 1090 Extended Squitter bao gồm :
 Preamble
 Control: 5 bits = 10001 (DF 17)
 Capability: 3 bits = 101
 Address: 24 bits
 ADS-B Message: 56 bits
 Parity: 24 bits
Xét từ đầu chuỗi DATA BLOCK:
 2 bytes (8 bits) đầu tiên là: 8D hex = 1000 1101 Binary, trong đó 5
bits đầu là 10001 = 17 decimal, 3 bits sau là 101 = CA (Capability)
 6 bytes (24 bits) tiếp theo là ICAO address:
7C6CA1 hex = 0111 1100 0110 1100 1010 0001
 14 bytes (56 bits) tiếp theo là phần nội dung. Nó có thể là một trong 6
loại bản tin sau:
o Airborne Position (BDS 05h )
o Surface Position (BDS 06h )
o Extended Squitter Status (BDS 07h )
o Extended Squitter Aircraft Identity & Category (BDS 08h )
o Airborne Velocity (BDS 09h )
o Event Report (BDS 0Ah )

Ví dụ:
DF17: 00653FA3 , 8D 7C 6D 30 58 4D 45 A3 2F 7C 20 00 00 00 hex
DF17: 0070E0AE , 8D 7C 6C A1 99 44 D3 1F E0 08 2E 00 00 00 hex

Giải thích chuỗi: 8D 7C 6D 2B 20 58 F6 B9 CF 98 20 00 00 00


 8D = 10001 DF17, 101 CA capability
7C6D2B = ICAO address

 Mã định dạng:
20 hex = 0010 0000 bin
 Lấy 3 bits cuối đảo lên đầu được 4 bits mã định dạng: 0000 0100 = 4
Định dạng loại 1, 2, 3 và 4 là tên hiệu với các con số khác nhau. 1 =
loại D, 2 = loại C, 3 = loại B, 4 = loại A.
Chiếc máy bay phát bản tin trên, thuộc loại A

 58 F6 B9 CF 98 20 00 00 00
56 bits được chia thành 6 bits ASCII
58 F6 B9 ….= 010110 001111 011010 111001
22 = “V” 15 = “O” 26 = “Z” 57 = “9”
58 F6 B9 "V O Z"
CF 98 20 "9 3 9”
 Đây là bản tin ADS-B, DF=17, BDS 0,8 h, Aircraft Identity &
Category

4.3. Asterix cat21.


Như đã đề cập đến trong chương 3, các bản tin ADS-B được các trạm mặt
đất thu lại, giải mã. Thông tin nhận được sau đó sẽ tích hợp vào các bản tin được
định dạng theo chuẩn ASTERIX CAT 021 rồi truyền tải đến các hệ thống ATM
(như Tracker, Surveillance Data Processing Systems, Flight Data Processing
Systems) thông qua các phương tiện truyền thông.

4.3.1. Giới thiệu về Asterix


ASTERIX (All Purpose STructured Eurocontrol suRveillance Information
Exchange), một tiêu chuẩn của EUROCONTROL dành cho việc trao đổi dữ liệu
liên quan giữa các hệ thống giám sát và tự động trong hàng không.

ASTERIX định nghĩa cấu trúc của dữ liệu, từ việc mã hóa đến tổ chức dữ liệu
bên trong (data block), nó liên quan đến lớp Presentation và lớp Application trong
mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconnection Reference Model).

Hình 4.3.1: Tổ chức dữ liệu của ASTERIX


Data Categories: Dữ liệu trao đổi trong mạng lưới Network sẽ được phân loại
vào các phân tập dữ liệu khác nhau, đó là các Data Categories. Có tối đa 256 Data
Category có thể được định nghĩa, trong đó Category 021 (CAT 021) được áp dụng
cho các bản tin ADS-B.
Data Items và Catalogue của Data Items: Mục dữ liệu (Data Item) là đơn vị
thông tin nhỏ nhất được định nghĩa và chuẩn hóa trong mỗi Data Catelogy.
Các ứng dụng liên quan tới một Data Category sẽ chỉ sử dụng các Data Item
trong Catalogue của Data Category đó.
Mỗi Item sẽ được gán mã tham chiếu duy nhất để nhận dạng Item đó trong
Catalogue tương ứng.
Mã tham chiếu của mỗi Data Item sẽ bao gồm 8 ký tự ở dạng: Innn/AAA (xem
bảng 4.3.1). Trong đó:
 I cho biết đây là một Data Item
 nnn là số thập phân 3 chữ số, cho biết Data Category mà Data Item
đó thuộc về (000 đến 255)
 AAA là số thập phân 3 chữ số, cho biết mã số của Data Item trong
Category.

Data Fields: Vì mục đích truyền thông, các Data Item khác nhau sẽ được ấn
định vào các Data Field, mỗi Data Field có độ dài là một số nguyên các Octet và
được tham chiếu bởi một Field Reference Number (FRN).
Mối tương quan giữa các Data Item và các Data Field sẽ được chuẩn hóa cho
từng ứng dụng cụ thể bởi User Application Profile (UAP) dành cho ứng dụng này.

UAP là một cơ chế mà nhờ nó sự tương quan giữa các Data Item và các Data
Field sẽ được chuẩn hóa cho từng ứng dụng có sử dụng cấu trúc message của
ASTERIX. UAP sẽ được xem như một bảng điều khiển được đính kèm trong các
chương trình tổng hợp/ phân giải bản tin trên các hệ thống xử lý có liên quan. Về cơ
bản nó định nghĩa Data Item nào trong Catalogue sẽ được sử dụng, độ dài của từng
Data Item, việc ấn định Data Item vào Data Field và các yêu cầu cụ thể khác cần
thiết để chuẩn hóa cho mục tiêu truyền phát và phiên dịch thành công các bản tin.
Các spare bit trong UAP sẽ được set về zero và UAP là duy nhất cho mỗi Category

Bảng 4.3.1: Các Data Item của ASTERIX CAT 021


Data Block bao gồm:
 Một one-octet field Data Category (CAT) cho biết Category mà dữ liệu
được truyền thuộc về
 Một two-octet field Length Indicator (LEN) cho biết tổng độ dài (tính
bằng octet) của Data Block, tính luôn cả CAT và LEN fields
 Một hoặc nhiều Record chứa dữ liệu của cùng Category.
Mỗi Record có độ dài biến đổi nhưng là số nguyên các octet. Độ dài của một
Data Block do đó cũng biến đổi nhưng vẫn luôn là bội số của một octet.
Độ dài tối đa của một Data Block sẽ được thỏa thuận giữa data source và user.

Hình 4.3.2: Cấu trúc Data Block


Record chứa các thông tin thuộc cùng Data Category được yêu cầu bởi một
ứng dụng cụ thể và nó bao gồm:
 Một trường Field Specification (FSPEC) có độ dài biến đổi, được xem như
một bảng nội dung (table of contents), dưới dạng một chuỗi tuần tự các bit
(bit sequence), trong đó mỗi một bit sẽ báo hiệu sự hiện diện (bit 1) hoặc sự
thiếu vắng (bit 0) của một Data Field được gán cho bit đó (Khi truyền, các
Data Item luôn được truyền trong một Record với các bit trong FSPEC
tương ứng được set là 1)
 Một số không xác định các Data Field.
 Mã nhận dạng nguồn (source identification) sẽ được hiện diện trong mọi
record.

Hình 4.3.3: Cấu trúc Record

4.3.2. Categry 021 Data Block.

Trong đó:
 Loại dữ liệu (Data Category - CAT = 21): 1 bit (trong 8 bits), chỉ ra khối
dữ liệu chứa báo cáo ADS-B.
 Chỉ số độ dài (Length Indicator – LEN): 2 bits, chỉ ra tổng chiều dài 8 bits
của khối dữ liệu, gồm cả CAT và LEN.
 FSPEC (Field Specification): đặc tính kỹ thuật.
4.3.3. Một số Data Item của ASTERIX CAT 021.
Các Data Items của ASTERIX CAT 021 được liệt kê trong Bảng 4.3.1

Data Item 1021/008, tình trạng hoạt động của máy bay:
Định nghĩa: Xác định các dịch vụ hoạt động sẵn có trên máy bay khi
đang trên không.
Định dạng: Độ dài 8 bits.
Cấu trúc:

Bit-8 (RA): Chế độ hoạt động của hệ thống cảnh báo va trạm
TCAS/ACAS.
= 0 TCAS/ACAS tắt.
= 1 TCAS/ACAS mở.
Bit-7/6 (TC): Báo cáo máy bay chệch đường hàng không.
= 0 Bay đúng đường.
= 1 Chỉ hỗ trợ cho báo cáo TC+0.
= 2 Hỗ trợ cùng lúc nhiều báo cáo TC.
= 3 Dành riêng.
Bit-5 (TS): Báo cáo trạng thái máy bay.
= 0 Không báo cáo.
= 1 Có báo cáo.
Bit-4 (ARV): Báo cáo vận tốc máy bay.
= 0 Không báo cáo.
= 1 Có báo cáo.
Bit-3 (CDTI): Hiển thị thông tin bay trên màn hình CDTI trong buồng lái.
=0 CDTI không hoạt động .
=1 CDTI hoạt động.
Bit-2 (not TCAS): Tình trạng hoạt động của hệ thống TCAS.
=0 TCAS hoạt động hay không rõ.
=1 TCAS không hoạt động.
Bit-1: Bit trống, thiết lập 0.
Ghi nhớ: Dữ liệu này là tùy chọn, nó sẽ được gửi đi khi có ít nhất 1 cái được chọn
(thiết lập bit 1).
2. Dữ liệu chuẩn 1021/010, nhận dạng nguồn dữ liệu:
Định nghĩa: Xác định các trạm ADS-B cung cấp thông tin.
Định dạng: Độ dài 16 bits.
Cấu trúc:

Bit-16/9 (SAC): Hệ thống mã khu vực.


Bit-8/1 (SIC): Hệ thống mã nhận dạng.
Ghi nhớ: Dữ liệu sẽ được gửi đi trong mỗi báo cáo Asterix.
Ghi chú: Danh sách mã khu vực được cập nhập bởi Eurocontrol
(http://www.eurocontrol.int/asterix).
3. Dữ liệu chuẩn 1021/015, xác định dịch vụ:
Định nghĩa: Xác định dịch vụ cung cấp cho một hay nhiều máy bay.
Định dạng: Độ dài 8 bits.
Cấu trúc:
Bit-8/1: Nhận dạng dịch vụ.
Ghi chú: Tùy chọn, phụ thuộc vào hệ thống.
4. Dữ liệu chuẩn 1021/016, quản lý dịch vụ:
Định nghĩa: Xác định dịch vụ được cung cấp bởi các trạm mặt đất (xác
định bằng mã SIC).
Định dạng: Độ dài 8 bits.
Cấu trúc:

Bit-8/1 (RP): Báo cáo định kỳ.


LSB = 0.5s
Ghi chú: Dữ liệu sẽ gửi định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Dữ liệu chuẩn 1021/020, xác định loại máy bay:
Định nghĩa:
Định dạng: Độ dài 8 bits.
Cấu trúc:

Bit-8/1 (RP): Báo cáo loại máy bay.


0 = Không có thông tin ECAT (Emitter Category)
1 = Máy bay hạng nhẹ 15500 lbs
2 = Máy bay loại nhỏ < 75000 lbs
3 = 75000 lbs < Máy bay loại vừa < 300000 lbs
4 = Lốc xoáy cao và to
5 = 300000 lbs Máy bay hạng nặng
6 = Máy bay dễ điều khiển, có tốc độ cao > 400 NM/h
10 = Trực thăng
11 = Tàu lượn
12 = Vật thể bay nhẹ hơn không khí
13 = Loại thiết bị không người lái
21 = Phương tiện di chuyển bề mặt sân bay

You might also like