You are on page 1of 12

Qui trinh san xuat kem an o nha may kem KIDO nhu sau:

Dùng nuoc nong 80-85 do C hoa tan đường, sau khi duong tan gần het thi bo sung chat on
dinh (nhu em da trinh bay trong tin nhan truoc, co 4 chat on dinh duoc su dung tai nha may
KIDO ma trong Tieu chuan co so co dang ky voi ma so E471, E407, E412, E410. Em khong
nho ro ten cua cac chat nay, anh Hai co the xem lai quyen sach Danh muc phu gia de biet
ten chinh xac cua chung).
Sau khi duong va chat on dinh tan het, bo sung bột sữa. O nha may của em, nguoi ta
hoa tan whey truoc roi sau do den wholemilk hoac skimmilk (co the do tinh chat chiu nhiet
cua chung khac nhau). Sau khi da hoa tan het thanh phan bột sữa thi nguoi ta đem ủ hỗn
hợp này o nhiet độ lạnh (0-4 do C) trong khoang 6-8 gio. Sau giai   doan ủ lạnh, nguoi ta bổ
sung hương và màu (co le de tranh su bay hoi cua cac chat nay o nhiet do cao). Ket thuc
viec bo sung hương và màu, nguoi ta dẫn hỗn hợp này qua các tủ cấp đông gọi là freezer.
sau khi qua freezer, hỗn hợp kem từ dạng lỏng chuyển sang dạng paste va nguoi ta cho
paste này đi qua hệ thống rót (fill) kem để định hình sản phẩm.
Trong phong thi nghiem, do không có bồn ủ nên người ta thường đợi cho hỗn hợp
nước nóng, đường, chất ổn định, bột sữa giảm về nhiệt độ bình thường (25-30 do C) mới bổ
sung thêm hương và màu. Sau đó, người ta cho hỗn hợp này vào máy đánh kem (còn gọi là
freezer). Em khong biet may danh kem cua anh Hai the nao. Chứ bên chỗ của em, máy
đánh kem này có tác dụng tương tự freezer trong khu vuc san xuat. Tức là hỗn hợp
kem lỏng sau khi qua freezer khoảng 15-20 phút thì cấu trúc lại thành dạng paste. Từ đó,
chúng em định hình sản phẩm bằng các dạng khuon khac nhau (kem que hay kem hop) và
bỏ vào tủ đông (là loại từ dạng khối chữ nhật mà anh thường thấy tại các quầy bán kem).
Nhiet do của tủ đông này vào khoảng -18 do C. Tủ có tác dụng làm cho cấu trúc kem đặc
chắc. Giai đoạn này tương đương giai doan cho kem sau khi fill vao kho lanh (co nhiet do tru
lanh -27 den -30 do C) de luu san pham.
Vai dong cung anh. Neu co gi thac mac, anh hay lien he voi em theo dia chi mail nay va nhan
tin cho em biet de em doc va tra loi, hen .

Carmoisine,
Mau ben Nha may KI DO su dung duoc neu ten cu the, lay vi du:
Brilliant Blue FCF, Fast Green FCF, Sunset Yellow, Ponceau 4R,
Indigotine, Tartrazine... Nhung mau nay duoc cung cap dang bot roi hoa vao
nuoc theo ti le thich hop. Con huong thi do nha cung cap, thuong la nha cung cap
nuoc ngoai) cung cap: Coffee, Vanilla, Green Bean, Red Bean, Cream, ... những
hương này thuong duoc cung cap boi mot so nha cung cap nhu: Firmenich, Givaudan,
IFF, ... Em khong theo doi mãng công việc này nên khong biet rõ lắm cách lien he voi
họ. Nhung neu anh du dinh lam kem voi quy mo nho thi chac la lien he voi nhung nha
cung cap nay để yêu cầu màu hơi bị khó. Co the anh Hai tim kiem o cho Kim Bien thu
xem.
1
http://www.hau1.edu.vn/khoa/nonghoc/decuong/hoa_cay_canh.htm

4.6. Cây đu đủ (Carica papaya) (1 tiết)


4.6.1  Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
4.6.2  Phân loại và giống
4.6.3  Đặc điểm sinh vật học
4.6.4  Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
4.6.5  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.6.6  Thu hoạch, bảo quản quả
Chương 5. (Số tiết LT: 4; TT: 1) Cây cà chua (Lycopersicon
esculentum Mill)
5.5. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
5.6. Đặc điểm thực vật học
5.7. Giống cà chua trồng trọt
5.8. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
5.9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
5.10.   Thu hoạch và bảo quản quả
5.11.   Sản xuất hạt giống

Bộ môn Hoa và cây cảnh


ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT 
1.Tên môn học: HOA VÀ CÂY CẢNH 
2.Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình “Hoa và cây cảnh”, sinh viên phải nắm vững lịch sử phát triển của
nghề; phân loại các loại hoa và cây cảnh, các sản phẩm chủ yếu của sản xuất hoa và cây cảnh, vùng sản xuất
hoa cây cảnh trong nước và trên thế giới; thị trường tiêu thụ và hiệu quả của sản xuất; đặc điểm chung của các
loại hoa và cây cảnh, yêu cầu của hoa và cây cảnh đối với các điều kiện sinh thái môi trường. Trên cơ sở
những hiểu biết chung sinh viên hiểu được nội dung và phương pháp thiết kế vườn ươm và các phương pháp
nhân giống hoa và cây cảnh; Nắm vững và biết cách trồng và chăm bón một số cây hoa và cây cảnh phổ biến
(Đào, quất, hoa cúc, hoa hồng...) Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất hoa và cây cảnh; công
nghệ trồng cây trong nhà có mái che (Greenhouse);  Sinh viên phải biết cách xây dựng quy trình kỹ thuật, chỉ
đạo thực hiện quy trình kỹ thuật nhân giống trồng và chăm bón các loại cây hoa phổ biến và có giá trị trên thị
trường trong nước và xuất khẩu. Đối với những sinh viên thuộc chuyên ngành Hoa – Cây cảnh (làm đề tài tốt
nghiệp về loại cây trồng này) cần nắm vững cách xây dựng đề cương nghiên cứu về cây hoa và cây cảnh, cách
bố trí thí nghiệm quan trắc, thu thập số liệu và viết báo cáo khoa học về cây hoa và cây cảnh.
Về mặt thực hành: Sinh viên phân loại một số giống, các thao tác kỹ thuật trong nhân giống và chăm bón cho
cây hoa cây cảnh, kỹ thuật trồng và chăm bón các cây trong chậu, cây thế, cây Bonsai 
3. Số đơn vị học trình: Lý thuyết 1,5 ĐVHT; Thực tập 0,5 ĐVHT
4. Giáo trình này dùng cho ngành Khoa học cây trồng và ngành giống di truyền nông nghiệp .
5. Mô tả môn học: Giáo trình gồm 2 phần
Phần 1. Đại cương về nghề trồng hoa và cây cảnh
Phần 2 Kỹ thuật trồng một số cây hoa phổ biến và có giá trị tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
6. Vị trí/thời gian thực hiện môn học: Môn học có thể được bắt đầu vào học kỳ thứ 5 hoặc học kỳ thứ 6 (Đầu
hoặc cuối năm thứ 3 ) .
7. Nội dung:
- Lịch sử phát triển ngành trồng hoa và cây cảnh
- Vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ
- Phân loại hoa và cây cảnh
- Yêu cầu của cây hoa và cây cảnh đối với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, đất, chất dinh dưỡng
- Vườn ươm và phương pháp nhân giống hoa và cây cảnh
- Kỹ thuật trồng cây trong nhà có mái che

2
- Bảo quản hoa cắt
- Cây đào và cây quất cảnh
- Cây hoa hồng và cây hoa cúc
- Cây hoa cúc đồng tiền
- Cây hoa lay ơn
- Cây hoa Cẩm chướng thơm
- Cây hoa lan
8. Trọng số điểm của từng lần kiểm tra thường kỳ: tiểu luận, bài tập có hệ số 1. Điểm thi hết môn được
nhân với hệ số 2. Cộng điểm và chia trung bình cho các điểm số trên.
 
 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
 1. Tên môn học: HOA VÀ CÂY CẢNHMã  số:
 2. Số đơn vị học trình:   2 ĐVHT
 3. Tổng số tiết:    Lý thuyết:  20 tiết   Thực tập: 10 tiết
 4. Nội dung:
 Chương 1. Lịch sử và phương hướng phát triển ngề
trồng hoa và cây cảnh ở nước ta và trên thế giới (Số
tiết LT: 1;  TT: 0)
1.1. Sự ra đời và phát triển của nghề trồng hoa và cây cảnh gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, các đô thị
và siêu đô thị. Hoa và cây cảnh mang tình cảm tư tưởng của con người, truyền thống văn hoá, tập quán và bản
sắc dân tộc.
1.2. Sự phát triển của nghề trồng hoa và cây cảnh của Việt Nam
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam
1.4. Xu hướng phát triển nghề trồng hoa trên thế giới và của Việt Nam
 
Chương 2. Những yêu cầu của hoa và cây cảnh đối
với điều kiện ngoại cảnh (Số tiết LT: 2; TT: 0)
2.1. Đặc điểm thực vật của một số nhóm cây hoa và cây cảnh
2.2. Điều kiện nhiệt độ
2.3. Nhu cầu về nước
2.4. Chế độ ánh sáng
2.5. Đất và chất dinh dưỡng
2.6. Các loại phân bón và phương pháp bón phân cho hoa và cây cảnh
2.7. Các chất điều hoà sinh trưởng, các loại phân bón lá và cách sử dụng cho hoa và cây cảnh
Chương 3. Phân vùng trồng hoa ở nước ta (Số tiết LT:
1; TT: 0)
3.1. Vùng đồng bằng sông Hồng 
3.2. Cao nguyên Đà Lạt
3.3. Thành phố Hồ Chí Minh
3.4. Cao nguyên Mộc Châu và Sapa
 
Chương 4. Phân loại hoa và cây cảnh (Số tiết LT: 1;
TT: 0)
4.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh ở các đới khí hậu khác nhau
4.2. Phân loại theo cách sử dụng
4.3. Phân loại theo bộ họ thực vật
 
Chương 5. Vườn ươm và phương pháp nhân giống hoa và cây
cảnh (Số tiết LT: 6; TT: 4)
5.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng vườn ươm
5.2. Cấu tạo của vườn ươm
5.3. Nhà ươm cây, giá thể, phương pháp canh tác
5.4. Các phương pháp nhân giống
 - Gieo hạt
3
 - Giâm, chiết cành, tách chồi
 - Ghép cây   
 - Nuôi cấy mô tế bào  
 
Chương6. Bảo quản hoa cắt (Số tiết LT: 1; TT: 1)
6.1.  Ý nghĩa của việc bảo quản hoa cắt 
6.2.  Đặc điểm sinh lý cành hoa cắt
6.3.  Biện pháp kỹ thuật kéo dài độ bền hoa cắt, bảo quản và vận chuyển
 
Chương 7.  Cây quất cảnh (Fortunella japonica Swingle)
(Số tiết LT: 2  TT: 1)
7.1. Vị trí trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại
7.2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu của cây quất cảnh đối với điều kiện ngoại cảnh
7.3. Kỹ thuật trồng
 
Chương 8. Cây hoa đào (Persiaca vulgaris  Mill) (Số
tiết LT: 2; TT: 1)
8.1   Vị trí trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại
8.2   Đặc điểm thực vật; Yêu cầu của cây hoa đào đối với điều kiện ngoại cảnh
8.3   Kỹ thuật trồng
 
Chương 9. Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) (Số tiết
LT: 2; TT: 1)
9.1.Vị trí cây hoa cúc trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại
9.2.Đặc điểm thực vật và yêu cầu của cây hoa cúc đối với điều kiện ngoại cảnh
9.3.Kỹ thuật trồng
 
Chương 10. Cây hoa hồng (Rosa sp.) (Số tiết LT: 2,
TT: 1)
10.1.Vị trí trong sản xuất, nguồn gốc, phân loại cây hoa hồng
10.2.Đặc điểm thực vật và yêu cầu của cây hoa hồng đối với điều kiện ngoại cảnh
10.3.Kỹ thuật trồng
 
Chương 11. Cây hoa cúc đồng tiền (Gerbera 
jamesonii)
11.1.Vị trí trong sản xuất, nguồn gốc và phân loại cây hoa cúc đồng tiền
11.2.Đặc điểm thực vật và yêu cầu của cây cúc đồng tiền đối với điều kiện ngoại cảnh
11.3.Kỹ thuật trồng
 
Chương 12.  Cây hoa cẩm chướng thơm (Dyanthus
caryophylus)
12.1.Vị trí trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại cây hoa cẩm chướng thơm
12.2.Đặc điểm thực vật, yêu cầu của cây cẩm chướng thơm đối với điều kiện ngoại cảnh
12.3.Kỹ thuật trồng 
 
Chương 13. Cây hoa lay ơn  (Gladiolus comunis)
13.1.Vị trí trong sản xuất, nguồn gốc và phân laọi cây hoa lay ơn
13.2.Đặc điểm thực vật; yêu cầu của cây hoa lay ơn đối với điều kiện ngoại cảnh
13.3.Kỹ thuật trồng
 
Chương 14. Cây hoa lan  (Orchid)
14.1.Vị trí trong sản xuất, nguồn gốc và phân laọi cây hoa lan
14.2.Đặc điểm thực vật; yêu cầu của cây hoa lan đối với điều kiện ngoại cảnh
4
14.3.Kỹ thuật trồng
 
 
5. Hướng dẫn thực hiện chương trình
Chương trình gồm có 14 chương, nhưng chỉ giảng trên lớp 10 chương, các chương còn lại để giúp sinh viên
tham khảo cho các chương trình thực hành và nghiên cứu phục vụ sản xuất. Từ chương thứ 7 đến chương thứ
14, giảng viên có thể căn cứ vào yêu cầu của thị trường và các thời kỳ phát triển của sản xuất để lựa chọn 5
cây phù hợp nhất để soạn bài giảng cho sinh viên. Số tiết cho những cây tự chọn phân bố đều mỗi cây trồng 2
tiết như trong tất cả những cây chuyên khoa khác, nhưng cũng có thể thay đôỉ cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng thời kỳ, hoặc từng khu vực. Từ chương 1- 6 là phần đại cương về nghề trồng hoa, trọng tâm của phần
này là các chương: yêu cầu của hoa và cây cảnh đối với các điều kiện ngoại cảnh (chương 2) và phần vườn
ươm và các phương pháp nhân giống. Phần kỹ thuật trồng các cây hoa và cây cảnh phổ biến, hai cây Quất và
Đào là những cây truyền thống, gắn với nhu cầu trang trí trong ngày tết cổ truyền của dân tộc các tỉnh phía Bắc
và trong cả nước, do đó là hai cây bắt buộc phải soạn giảng cho sinh viên. Cây hoa cúc và cây hoa hồng là hai
cây có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên và khả năng tiêu thụ ở trong và ngoài nước luôn luôn cao, vì vậy trước
mắt và trong tương lai gần việc soạn giảng cho sinh viên đối với 2 cây trồng này cũng vẫn là phần trọng tâm bắt
buộc .
Trọng tâm của phần thực hành là phân loại các giống hoa hồng, hoa cúc, kỹ thuật nhân giống hoa và cây cảnh.
Tuy nhiên phần kỹ thuật nhân giống phải được gắn với phần kỹ thuật trồng cây chuyên khoa để sinh viên nắm
vững những đặc thù của sản xuất giống hoa và cây cảnh, tránh trùng lặp với chương trình nhân giống cây ăn
quả mà sinh viên đã hoặc sẽ được học.
 
6. Điều kiện tiên quyết đối với người học và trang thiết
bị:
- Các sinh viên thuộc ngành cây trồng, giống di truyền, bảo vệ thực vật, sau khi đã học xong các chương trình
cơ bản và cơ  sở của các ngành học trên đều có thể tham gia học chương trình này.
- Trang thiết bị cần có: Phòng thí nghiệm thực tập với các trang thiết bị thông thường cùng với dao ghép, kéo
cắt cành, dây buộc ghép, ống đong, ống nghiệm, các hoá chất cần thiết. Nhà ươm cây có mái che và một số
nguyên vật liệu để sản xuất giá thể.
- Overhead và phim nhựa để giảng bài 
- Vườn tập đoàn các giống cây hoa và cây cảnh có ghi trong chương trình
 
Người biên soạn: PGS. TS.  Hoàng Ngọc Thuận
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Đ.Ph. Pêtrốp Di truyền học và cơ sở chọn giống Bản dịch từ tiếng Nga của Nguyễn Thị Thuận và Nguyễn Mộng
Hùng. NXBNN, NXB Mir Mockova 1984
2.   A.M Grodzinski  Đ M . Grodzinski Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật NXB Mir Mockova, NXB Khoa học
kỹ thuật Hà Nội 1981
3.   Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng NXB Nông nghiệp Hà
Nội 1995 .
4.   Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh Bài giảng công nghệ sinh học thực vật ĐHNNI – 2003
5.   Khoa Nông Học – Trường ĐHNNI Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học các năm  1956 –1991;
1991-1992; 1992-1993; 1995-1996; 1997-2001 NXBNN Hà Nội .
6.   Trương Hữu Tuyên Kỹ thuật trồng hoa NXBNN  1979
7.   Trần Hợp Phong lan Việt Nam NXBKHKT Hà Nội – 1990
8.   Võ Văn Chi Cây cảnh, hoa Việt Nam  NXBNN Hà Nội 1993
9.   PGS. TS.  Nguyễn Xuân Linh (chủ biên) Hoa và kỹ thuật trồng hoa NXBNN Hà Nội 1998
10.     PGS. TS. Hoàng Ngọc Thuận và các sinh viên các khoá 41, 42, 43, 44, 45 ngành cây trồng Khoa Nông
học trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11.    PGS. TS. Hoàng Ngọc Thuận Chọn giống và nhân giống hoa cây cảnh Bài giảng cao học. Hà Nội 2002
12.     PGS. TS.  Hoàng Ngọc Thuận Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh Bài giảng cao học. Hà Nội 2003
13.    PGS. TS.   Hoàng Ngọc Thuận Chiết ghép, giâm cành, tách chồi cây ăn quả NXBNN Hà Nội  2003
14.    A.A. Chuvikova; S.P Potapop; A .A Koval; T.G. Trornức. Utrepnaia kanhiga txvetovoda  Mockova NXB
Koloc 1980
15.    V.N Klimenko; Z.K. Klimenko.  Ror. NXB “Tavria”. Simferapol 1974
16.    F. Makmilan Brouz. Plan  propagation. NXB Michell Beazley 1979
5
17.    Clause Jardin. Le Guide Traite Pratique du Jardinage. NXB Halina Paris 1992
18.    V.V. Varonxop; L.I. Kateseva. Phương pháp mới trồng hoa cúc đồng tiền công nghiệp Mockova 1980. Bản
tiếng Nga.
19.    G.A. Apdulaep. Giống hoa hồng dùng cho sản xuất công nghiệp trong nhà có mái che vùng biển Đen
Capkazơ Mockova 1980 – Bản tiếng Nga  
20.    M.A. Rixter. Phân bón và năng suất hoa cẩm chướng thơm – Bản tiếng Nga Mockova 1980 .
21.    Andrew Mikolajski. Modern Rose NXB  Anes – Hồng Kông 1998
 
ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT
1.Tên môn học: RAU - QUẢ - HOA CÂY CẢNH  Mã số:
2. Mục tiêu:
Cung cấp cho sinh viên ngành Bảo vệ thực vật những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái, kỹ thuật
sản xuất, bảo quản sản phẩm đối với một số cây rau, cây ăn quả chủ yếu, kỹ thuật trồng một số cây hoa, cây
cảnh chính. Chất lượng hàng hoá và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của sản phẩm rau, quả, hoa đối với thị trường
trong nước và quốc tế.
3. Số đơn vị học trình: Lý thuyết: 3 ĐVHT; Thực tập: 1 ĐVHT
4. Giáo trình này dùng cho ngành Bảo vệ thực vật
5. Mô tả môn học:
Môn học  Rau - Quả - Hoa cây cảnh bao gồm 3 chuyên ngành là cây ăn quả, cây rau và cây hoa cây cảnh. Mỗi
chuyên ngành có những đặc thù riêng về những quy luật sinh trưởng phát triển ra hoa kết quả và ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất. Chẳng hạn: cây ăn quả chủ yếu là những loại cây lâu năm cho sản
phẩm quả chín để ăn tươi hoặc chế biến đồ hộp. Nó tuân theo những quy luật sinh vật học của cây lâu năm.
Cây rau chủ yếu là những loại cây hàng năm cho sản phẩm lá, hoa, quả, củ… để ăn tươi hoặc chế biến. Nó
tuân theo những quy luật sinh vật học của cây hàng năm, ngắn ngày. Cây hoa cây cảnh rất đa dạng, có những
loại cây sống lâu năm, có những loại cây hàng năm cung cấp sản phẩm đặc biệt đa dạng vừa là vật chất vừa là
tinh thần phục vụ con người nhất là trong xã hội phát triển hiện đại.
6. Môn học Rau - Quả - Hoa cây cảnh  có tính đa dạng và tổng hợp cao và dựa trên kiến thức của nhiều môn
học khác. Vì vậy sinh viên cần được trang bị trước các môn học cơ bản và cơ sở (thực vật, hoá vô cơ, hoá hữu
cơ, hoá phân tích, nông hóa, thổ nhưỡng, sinh lý, sinh hoá, di truyền, chọn giống đại cương v.v.) thì mới có khả
năng tiếp thu tốt môn học này.
7. Nội dung:
Gồm 3 phần lớn:
1. Cây rau
2. Cây ăn quả
3. Hoa cây cảnh
8. Trọng số điểm của từng lần kiểm tra thường kỳ:
Cần 1 điểm tiểu luận, 1 điểm về thực tập, 1 điểm thi hết môn nhân 2, Sau chia 4 lấy điểm trung bình.
 
 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 
I. Tên môn học: RAU - QUẢ - HOA - CÂY CẢNH Mã  số:
 
II. Số đơn vị học trình: 4 ĐVHT
 
III. Tổng số tiết:  60 tiết (Lý thuyết: 45 tiết; Thực tập: 15 tiết)
 
IV. Nội dung:
 
Chương 1. (Số tiết LT: 3) Tầm quan trọng, lịch sử phát
triển và phương hướng phát triển nghề trồng Rau -
Quả - Hoa cây cảnh
1.5. Tầm quan trọng của nghề trồng Rau - Quả - Hoa cây cảnh trong nền kinh tế xã hội
1.6. Lịch sử trồng trọt, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và phương hướng phát triển
1.7. Đặc điểm của nghề trồng Rau - Quả - Hoa cây cảnh
  1.3.1. Đặc điểm về kỹ thuật trồng trọt
  1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm, chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn vệ    sinh an toàn của sản phẩm
6
 
Chương 2. (Số tiết LT: 6; TT: 2) Vườn ươm và các
phương pháp nhân giống
2.8. Kỹ thuật làm vườn ươm
2.9. Phương pháp nhân giống bằng hạt
2.10. Phương pháp nhân giống bằng cành
2.11. Phương pháp nhân giống bằng ghép cây
 
Chương 3. (Số tiết LT: 9; TT: 2) Cây ăn quả thân gỗ
3.5. Cây cam quýt (Citrus spp) (5 tiết)
3.5.1Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
3.5.2Phân loại và giống
3.5.3Đặc điểm sinh vật học
3.5.4Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
3.5.5Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.5.6Thu hoạch, bảo quản quả
3.6. Cây nhãn và cây vải (Euphoria longana và Litchi sinensis) (2 tiết)
3.6.1Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
3.6.2Phân loại và giống
3.6.3Đặc điểm sinh vật học
3.6.4Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
3.6.5Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.6.6Thu hoạch, bảo quản quả
3.7. Cây hồng (Diospyros kaki) (2 tiết)
3.7.1Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
3.7.2Phân loại và giống
3.7.3Đặc điểm sinh vật học
3.7.4Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
3.7.5Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.7.6Thu hoạch, bảo quản quả
 
Chương 4. (Số tiết LT: 7; TT: 2) Cây ăn quả thân mềm
4.4. Cây chuối (Musa spp) (3 tiết)
4.4.1  Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
4.4.2  Phân loại và giống
4.4.3  Đặc điểm sinh vật học
4.4.4  Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
4.4.5  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.4.6  Thu hoạch, bảo quản quả
4.5. Cây dứa (Ananas comosus) (3 tiết)
4.5.1  Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
4.5.2  Phân loại và giống
4.5.3  Đặc điểm sinh vật học
4.5.4  Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
4.5.5  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.5.6  Thu hoạch, bảo quản quả
4.6. Cây đu đủ (Carica papaya) (1 tiết)
4.6.1  Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
4.6.2  Phân loại và giống
4.6.3  Đặc điểm sinh vật học
4.6.4  Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
4.6.5  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
7
4.6.6  Thu hoạch, bảo quản quả
 
Chương 5. (Số tiết LT: 4; TT: 1) Cây cà chua (Lycopersicon
esculentum Mill)
5.5. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
5.6. Đặc điểm thực vật học
5.7. Giống cà chua trồng trọt
5.8. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
5.9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
5.10.   Thu hoạch và bảo quản quả
5.11.   Sản xuất hạt giống
 
Chương6. (Số tiết LT: 4; TT: 1) Cây cải bắp (Brassica
oleracea Var.  capitata Lizg)
6.4. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế
6.5. Nguồn gốc, phân loại và giống
6.6. Đặc điểm thực vật học
6.7. Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu
6.8. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
6.9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
6.10.   Sản xuất giống cải bắp
 
Chương 7. (Số tiết LT: 4; TT: 1) Cây dưa chuột (Cucumis
sativus L.)
7.4.    Một số nét về cây dưa chuột
7.5.    Nguồn gốc, phân loại và giống trồng trọt
7.6.    Đặc điểm thực vật học
7.7.    Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
7.8.    Kỹ thuật trồng và chăm sóc
7.9.    Thu hái và sản xuất hạt giống
 
Chương 8. (Số tiết LT: 2  TT: 1) Cây quất cảnh (Fortunella
japonica Swingle)
8.4   Vị trí cây quất cảnh trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại
8.5   Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
8.6   Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 
Chương 9. (Số tiết LT: 2; TT: 1) Cây hoa đào
(Persiaca vulgaris  Mill)
9.4. Vị trí cây hoa đào trong sản xuất; nguồn gốc và phân loại
9.5. Đặc điểm thực vật; yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
9.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 
Chương 10. (Số tiết LT: 2, TT: 1) Cây hoa hồng (Rosa
sp.)
10.4.  Vị trí cây hoa hồng trong sản xuất, nguồn gốc, phân loại
10.5.  Đặc điểm thực vật và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
10.6.  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 
Chương 11. (Số tiết LT: 2; TT: 1) Cây hoa cúc
(Chrysanthemum sp.)
11.4.   Vị trí cây hoa cúc trong sản xuất, nguồn gốc và phân loại
11.5.   Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

8
11.6.   Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 
V. Hướng dẫn thực hiện chương trình
1. Phần lý thuyết:
   Nội dung cơ bản của chương trình là: sinh viên học theo giáo trình đã in, thầy lên lớp lý thuyết có thể không
giảng những phần đã viết cụ thể trong giáo trình, có thể mở rộng thêm kiến thức và liên hệ thực tiễn sản xuất.
2. Phần thực tập:
   Mục đích: Bổ sung kiến thức cho bài giảng lý thuyết, minh họa cho một phần bài giảng lý thuyết; giúp sinh
viên nhận biết hình thái những đối tượng cây trồng trong môn học, một số thao tác kỹ thuật quan trọng.
 
VI. Điều kiện tiên quyết đối với người học và trang thiết
bị:
- Đối với người học: cần có đầy đủ kiến thức các môn học đã nêu trong đề cương tóm tắt.
- Đối với trang thiết bị: cần có đèn chiếu (Overhead), tấm bóng kính, đầu, màn Video hoặc vi tính, các dụng cụ
của nghề làm vườn.
 
VII. Tài liệu tham khảo chính
7.1.Hồ Hữu An: Bài giảng môn học Cây rau – 2003
7.2.Phạm Văn Côn: Bài giảng môn học Cây ăn quả - 2003
7.3.Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà: Giáo trình Cây rau – NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2000
7.4.Vũ Công Hậu: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam – NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1996
7.5.Trần Thế Tục (chủ biên), Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Văn Lư: Giáo trình cây
ăn quả - NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1998
7.6.Hoàng Ngọc Thuận: Nhân giống vô tính cây ăn quả - NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2000
7.7.Hoàng Ngọc Thuận: Bài giảng môn học Cây hoa – cây cảnh - 2003
 
Người viết đề cương:  PGS. TS.  Phạm Văn Côn
Rượu nho có từ thời... Đại hồng thuỷ
15:39 24/07/2004

Có thể giới sành rượu vang không tin, nhưng ly rượu nho đầu tiên đã xuất
hiện từ thời... Đồ đá cũ, khi con người nếm thử thứ nước nho hoang lên men
trong túi da động vật hoặc bát gỗ. Từ đấy, có thể ý tưởng làm rượu đã nảy ra
trong trí óc tỉnh táo và tháo vát của tổ tiên chúng ta, khi "các cụ" quan sát lũ
chim say tuý luý với món quả lên men và quyết định xem cho biết đấy là cái
gì.
Patrick McGovern, nhà nghiên cứu nguồn gốc rượu nho cổ, chuyên gia hàng đầu
về khảo cổ học phân tử sinh học thuộc ĐH Pennsylvania (Philadelphia, Mỹ), cho
biết: "Toàn bộ quá trình này là cả một câu chuyện bí ẩn. Thậm chí các bạn có thể
gọi quá trình lên men là công nghệ sinh học đầu tiên cũng được."
Kết hợp khảo cổ học với phân tích phân tử và hóa học, McGovern là một chuyên
gia nổi tiếng về hữu cơ cổ, đặc biệt là rượu vang. Ông đã đưa kiến thức của chúng
ta về lịch sử ngành trồng nho trở về thời kỳ Đồ đá muộn. Giờ đây, ông lại khảo sát
tiếp miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ để tìm về nguồn gốc của rượu nho. McGovern không
tập trung đủ bằng chứng cụ thể để chứng minh giả thuyết cho rằng những người
săn bắn, hái lượm đã tạo ra cái mà ông gọi là "rượu nho beaujolais mới thời Đồ
đá." Nhưng nhờ kết hợp kết quả phân tích hóa học và săn bắn, ông chứng minh
được rằng lịch sử của rượu nho kéo dài tới tận thời kỳ Đồ đá muộn (8.500-4.000
trước CN) và cuộc sống văn minh đầu tiên.

9
Thánh thần và rượu nho
Loại nho hoang Âu-Á (Vitis vinifera sylvestris) xuất hiện trên một
dải đất từ Tây Ban Nha đến Trung Á. Các loại nho trồng chiếm gần
một nửa số rượu nho sản xuất ngày nay. McGovern đang nỗ lực
xác định nguồn gốc của ngành trồng nho thời Đồ đá muộn, nơi "phát
tích" của nho trồng và "công nghệ" làm rượu vang. Bằng cách so
sánh ADN của nho hoang với ADN của nho trồng hiện nay, McGovern đã "xới
tung" cả các khe núi
McGovern và cộng sự hy vọng sẽ tìm ra được điều này. miền Đông Thổ Nhĩ
Kỳ để tìm gốc tích
rượu nho.
Gần đây, McGovern vừa trở về từ cuộc thám hiểm núi Taurus, gần
đầu nguồn con sông Tigris (Thổ Nhĩ Kỳ). Tại đấy, ông "xới tung" các thung lũng
sông để tìm các giống nho hoang chưa phải chịu bất cứ tác động nào của phương
pháp canh tác hiện đại. Cùng làm việc với ông còn có cả José Vouillamoz, nhà
nghiên cứu người Italia, và Ali Ergül, nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi
bắt đầu chuyến khảo cứu, McGovern tiết lộ: "Chúng tôi sẽ tìm kiếm ở miền Đông
Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì đây là nơi các loại cây khác được thuần hóa. Chúng tôi sẽ đến
đấy để thu thập nho hoang và nho trồng, nhờ đó có thể thấy được mối quan hệ
giữa chúng là gì, và có thể đi đến kết luận rằng đây là nơi đầu tiên thuần hóa cây
trồng."
Một trong những địa điểm thu thập nho của các nhà nghiên cứu là khe núi sâu bên
dưới địa danh Nemrut Daghi. Thế kỷ I trước CN, vị vua Antiochus I Epiphanes đã
cho khắc hàng loạt bức tượng của mình như một vị thần trên độ cao 2.130m của
đỉnh núi đá vôi này. Nơi đây có cả một di chỉ Đồ đá muộn: Çayönü. Tại đây và các
khu khảo cổ khác, McGovern đã thu thập được các mảnh vỡ bằng đá và gốm rồi
đưa đi kiểm tra vật liệu hữu cơ cổ với hy vọng tìm được cặn rượu nho địa phương
đã bốc hơi từ lâu.
Tìm kiếm chất hữu cơ cổ
Cuộc tìm kiếm nguồn gốc rượu nho cổ của McGovern bắt đầu
bằng một... con ốc biển. Thời cổ đại, màu tím cung đình,
thuốc nhuộm màu xanh đậm lấy từ các tuyến nước trong cơ
thể ốc Địa Trung Hải, là màu của vua và hoàng đế. Phải mất
Những trái nho mọng ngọt này
khi lên men đem lại cho loài
hàng chục ngàn tuyến như thế mới chiết xuất được một gram
người một loại nước uống tuyệt
vời.
chất lỏng màu tím. Thứ thuốc nhuộm này đã gắn bó rất lâu
với người Phoenician sơ khai.
Trong sự nghiệp của mình, khi McGovern còn là chuyên gia đồ gốm trong một
cuộc thám hiểm của ĐH Pennsylvania ở Libăng, công nhân của ông đã khai quật
được các mảnh vỡ đồ gốm, bên trong có chứa một lớp cặn màu đỏ nâu. Xác định
được niên đại của mảnh gốm là 3.000 năm, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiến hành
một loạt phân tích. Kết quả tìm được cho thấy rất có khả năng lớp cặn này là màu
tím cung đình thuộc di chỉ Canaanite (tiền Phoenician) trước năm 1200 trước CN.
Đây là một phát hiện hết sức thú vị, cho thấy rằng các hợp chất hữu cơ kiểu này
có thể tồn tại rất lâu.
McGovern suy luận rằng các chất hữu cơ cao cấp khác, chẳng hạn như rượu nho,
có thể để lại dấu vết hóa học trong các đồ vật khảo cổ. Năm 1988, một cộng sự
tên là Virginia Badler đã mang cho ông một số mảnh bình vỡ có niên đại vào
khoảng năm 3000 trước CN, tìm thấy ở làng Godin Tepe thuộc dãy Zagros ở miền
10
tây Iran. Badler nghi ngờ rằng lớp cặn màu hơi đỏ bám trên một mặt mảnh vỡ có
thể là cặn rượu nho. Sau khi tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm, McGovern đã
chứng minh được rằng suy đoán tên hoàn toàn chính xác.
Cùng với người cộng sự Rudolph Michel, McGovern sử dụng một số kỹ thuật xét
nghiệm mẫu vật, bao gồm kỹ thuật phân tích hồng ngoại, phép ghi sắc chất lỏng
và xét nghiệm hóa học lỏng đối với acid tartaric. McGovern nói: "Chúng tôi tập
trung vào hợp chất có tên là acid tartaric, rất đặc trưng đối với nho vùng Trung
Đông. Vì vậy nếu xác định được chất này thì bạn cũng xác định được sản phẩm từ
nho."
Hình dáng và cái cổ có nút của chiếc bình cho thấy rằng người tạo ra nó cố tình
làm vậy để xả bớt oxy ra ngoài (oxy biến rượu vang thành giấm). Tiến hành xét
nghiệm thêm, các nhà nghiên cứu tìm thấy dấu vết nhựa cây terebinth, một loại
cây ở Trung Đông có họ với cây điều. Theo McGovern, thời cổ đại nhựa cây có
hương thơm thường được dùng để bảo quản rượu vang, và đôi khi mang mùi
hoặc vị không được dễ chịu cho lắm. Rượu nhựa cây rất phổ biến. Ngày nay, ở Hy
Lạp vẫn còn một loại rượu nhựa cây - rượu vang mang hương nhựa thông có tên
là retsina. Rất có khả năng là chiếc bình chứa một loại rượu vang cổ.
Công trình của McGovern đã chứng minh rằng ngành sản xuất rượu vang xuất
hiện cách đây 5.000 năm, lâu hơn nhiều so với những gì trước đây chúng ta vẫn
tưởng. Mấy năm sau, kết quả phân tích hóa học đồ gốm khai quật tại di chỉ Hajii
Firuz (cũng tại núi Zagros) đã "đẩy" bằng chứng về rượu vang xa thêm 2.000-
2.4000 năm nữa về tận thời kỳ Đồ đá muộn.
Hết lụt, ông Noah... trồng nho
Việc McGovern gần đây tập trung tìm kiếm ở miền Đông Thổ
Nhĩ Kỳ đã làm sáng tỏ giả thuyết của ông về việc thuần hóa
nho (kéo theo là cả ngành làm rượu nho) bắt đầu tại một khu
vực cụ thể, sau đó mới lan rộng ra khắp thế giới cổ đại. Ông
gọi đây là "Giả thuyết Noah", bởi vì giả thuyết này cho rằng
giống nho cổ chỉ có một nguồn gốc duy nhất, giống như giả
thuyết Eve nói rằng tổ tiên loài người có chung một người mẹ Vùng Địa Trung Hải trù phú là cái
nôi của ngành trồng nho thế giới.
ở châu Phi. Trong Kinh thánh, khi tan cơn Đại hồng thuỷ,
Noah cập thuyền vào sườn núi Ararat (ngày nay là miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ) và
ngay lập tức bắt tay vào trồng nho, làm rượu vang.
Dường như vùng đất miền Đông và Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ đủ phì nhiêu để có thể
trở thành cái nôi của nông nghiệp. McGovern giải thích: "Có thể lúa mì Einkorn
cũng được thuần hóa ở đây vào thời kỳ Đồ đá muộn, một trong những loài cây
trồng đầu tiên giúp dân địa phương định cư và xây dựng xóm làng. Vì vậy, hoàn
toàn có thể nho cũng đã được trồng lần đầu tiên ở đây."
McGovern sẽ tiếp tục thực hiện loạt thử nghiệm của mình đối với các mảnh gốm
và đá thu thập được khi khảo sát khu vực này. Đồng thời, ông cũng tiến hành thử
nghiệm chất lỏng đặc biệt để khẳng định sự hiện diện của acid tartaric, còn các
cộng sự người Italia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phân tích ADN.
Đối với McGovern, cuộc nghiên cứu rượu nho có thể mở ra cánh cửa nhận thức
của chúng ta về các nền văn minh cổ. Ngay cả một chai Merlot hoặc Shiraz (hai
11
loại rượu vang nổi tiếng) mà chúng ta thưởng thức ngày nay cũng có thể tái tạo
lịch sử, nếu xét trên một phương diện nào đấy. McGovern nói: "Khi thưởng thức
món đồ uống này, anh có cảm giác như đang được trở lại quá khứ. Đấy là khía
cạnh thú vị của cuộc nghiên cứu này."
Khánh Hà (Theo N.G.)

Vì sao người Nhật chuộng rượu Yuzu


09:19' 21/08/2003 (GMT+7)

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe nói hoặc đã có dịp nhắp thử loại rượu sakê rất nổi
tiếng của Nhật. Một loại rượu khác cũng rất được người dân Nhật ưa chuộng bởi những ích lợi nó mang
đến cho sức khỏe con người - đó là rượu Yuzu. Thành phần chính trong loại rượu này là trái cam Yuzu
nhỏ bé trông rất dễ thương có màu vàng nhạt.

Yuzu là một loại trái chua rất thơm thuộc họ chanh của Nhật Bản được trồng từ triều đại Nara cổ. Ngày nay nó
đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật trong ẩm thực cũng như trong việc chăm sóc
sắc đẹp. Yuzu có lớp vỏ ngoài với hương thơm độc đáo và có kích thước bằng khoảng trái quít. Vỏ ngoài của
Yuzu có mùi thơm hoàn toàn khác với chanh. Vỏ Yuzu được dùng như một thứ gia vị hoặc được cắt ra thành
những miếng nhỏ để tăng thêm hương vị cho các món ăn.

Trái Yuzu được sử dụng phổ biến để sản xuất ra một số thức uống như rượu Yuzu, nước giải khát Aichi
Prefecture (nước ép Yuzu với mật ong) hay Yamanashi Prefecture (rượu vang Yuzu, được lên men với mật
ong). Người dân Nhật thường dùng các thức uống Yuzu vào buổi ăn tối để ăn cho
ngon miệng cũng như giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, các loại thức
uống này còn có một số tác dụng khác như chữa đau dạ dày, xóa các vết sẹo do mụn
gây ra cũng như giữ ẩm cho da, giúp da mịn màng.

Yuzu có chất tinh dầu độc đáo giúp kích thích các mạch máu và cải thiện quá trình
tuần hoàn máu. Đó là lý do tại sao Yuzu có thể làm ấm cơ thể và tạo nên quá trình
trao đổi chất tốt. Tác dụng trên của Yuzu cũng được nghiên cứu ứng dụng vào sản
Rượu Yuzu
phẩm chăm sóc da, giúp làn da trở nên hồng hào khỏe mạnh. Yuzu có chứa nhiều
loại acid như acid citric, acid tartaric…, đặc biệt acid citric chiếm đến 5%, giúp ngăn việc tích tụ của acid lactic
trong các cơ (các acid gây ra các chứng đau nhức cơ). Đồng thời acid citric cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về
gan. Một điều đáng lưu ý nữa là lượng vitamin C phong phú có trong Yuzu rất tốt cho vẻ đẹp và sức khỏe của
làn da qua việc giúp da săn chắc và chống ôxy hóa.

Tháng 3/1999, tại Hội nghị của Hiệp hội Khoa học Mỹ đã báo cáo rằng chính chất limonoid có trong các loại quả
họ chanh như Yuzu có tác dụng chống ung thư và giảm lượng cholesterol có hại. Trong các thí nghiệm trên các
tế bào ung thư ngực của người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chất limonoid kết hợp với phân tử đường
ngăn chặn các tế bào ung thư gia tăng. Kết quả tốt hơn các loại thuốc chống ung thư hiện đang được sử dụng.
Trong một thí nghiệm khác, khi các nhà khoa học cho thỏ uống nước ép chua thay nước thì thấy lượng
cholestorol có hại trong máu giảm đi. Chất limonoid nguyên chất có trong các loại quả họ chanh có thể được
dùng làm thuốc mà không gây ra các tác dụng phụ, do đó chúng ta hy vọng sẽ có những bước tiến mới trong
ngành dược từ các nghiên cứu trên.

Không chỉ có thế, người dân Nhật rất thích thưởng thức cảm giác thư giãn và sảng khoái khi ngâm mình trong
bồn nước ấm với hương thơm của Yuzu hòa quyện cùng làn nước.

Những công dụng của Yuzu đối với sức khỏe con người giờ đây không chỉ giới hạn ở Nhật mà đã phổ biến sang
Mỹ.

12

You might also like