You are on page 1of 2

BÀI TẬP NGÀY 23 THÁNG 2

Câu 1 (5 điểm)
Hai vật M1 và M2 có khối lượng lần lượt là m1 và
m2 được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không
dãn vắt qua ròng rọc nhẹ; M1 đặt trên mặt bàn nằm ngang
nhẵn; M2 treo thẳng đứng (Hình 1). Tại thời điểm ban M1
đầu, giữ các vật đứng yên ở vị trí sao cho dây nối M1 hợp
với phương ngang một góc  = 300. Sau đó, buông nhẹ
cho các vật bắt đầu chuyển động. Biết m2 = 2m1; mặt M2
phẳng ngang đủ dài. Tính gia tốc của các vật tại thời điểm
Hình 1
vật M1 bắt đầu rời khỏi mặt bàn và xác định góc  khi đó.
Câu 2 (4 điểm)
Một thanh mỏng đồng chất AB dài L có thể quay xung quanh trục đi qua trung
điểm G của thanh. Lúc đầu thanh được giữ nằm ngang. Một con nhện phóng theo phương
L
ngang từ một vị trí cách thanh một khoảng h và cách đầu A khoảng , rơi vào điểm
4
chính giữa D của đầu mút B với tâm quay thanh G (Hình 2). Cho khối lượng nhện bằng
khối lượng thanh.
a. Tìm vận tốc góc của thanh ngay sau nhện va chạm vào thanh.
b. Ngay khi vừa chạm vào thanh, nhện bò dọc trên thanh để vận tốc góc của thanh
h
không đổi. Tìm tỉ số và vận tốc ban đầu của nhện để nhện thực hiện được điều này.
L
Cho biết lúc nhện rời thanh thì thanh thẳng đứng.

h
A G D B
C

L/4 L

Hình 2

Câu 3 (4 điểm)
Một hình lập phương, mỗi cạnh a = 1 m, chứa không khí với Pi
áp suất bằng áp suất khí quyển P0 = 105 N/m2 và được ngăn đôi bằng
một pitông mỏng Pi (Hình 3). Qua một vòi nước V ở nửa bên trái
người ta cho nước vào ngăn trái một cách từ từ cho đến mức h = a/2.
Hỏi khi pitông không bị giữ thì nó dịch chuyển một đoạn h
k
bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát giữa pitông và thành bình, bỏ qua áp
suất của hơi nước. Bình chứa trong điều kiện đẳng nhiệt. Biết g = 10
Hình 3
1
m/s2 và khối lượng riêng D = 103 kg/m3.
Câu 4 (4 điểm)
1. Cho một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử thực P
hiện một quá trình từ (1) đến (2) trên đồ thị PV như hình
P0 Hình 4
bên. (1)
a. Tìm nhiệt độ cực đại mà vật đạt được trong quá P M
trình trên. (2)
b. Tìm vị trí mà tại đó khối khí chuyển từ thu nhiệt
O
sang tỏa nhiệt. V V0 V
2. Khi xây dựng lý thuyết động học của chất khí, Clausiut đã đưa vào phương trình
trạng thái của 1 mol khí lý tưởng một số hạng bổ chính b có ý nghĩa là thể tích riêng của
các phân tử khí: p(V-b) = RT. Quá trình 1-2 được thực hiện với 1 mol khí thực Clausiut.
Hãy tìm hiệu Tmax của nhiệt độ cực đại của khí thực và khí lý tưởng được thực hiện theo
quá trình trên, đồng thời chỉ rõ nhiệt độ cực đại của khí nào lớn hơn ? Giải thích.
Cho P0 = 1,51.106 Pa; b = 44cm3/mol và b << V0 ; R = 8,31 (J/mol.K).
Câu 5 (3 điểm)
Một hỗn hợp gồm hai khí acgon (Ar) và hiđrô (H2) có khối lượng 8,5 gam, được
chứa trong thể tích V0 =10 dm3 ở áp suất p0 = 105 N/m2. Khi nén đoạn nhiệt khối khí trên
ta được các cặp giá trị thể tích V và áp suất p tương ứng theo bảng số liệu sau:
V (dm3) 9,00 8,20 7,40 6,70 6,10
p (105 N/m2) 1,17 1,35 1,57 1,83 2,11
Biết nguyên tử lượng của acgon là 40 g/mol và hiđrô là 1 g/mol. Giả thiết trong
quá trình nén đoạn nhiệt, khí không bị phân li. Hãy xác định khối lượng khí Ar và H2
trong hỗn hợp.

---------------------HẾT-------------------

You might also like