You are on page 1of 89

CHƯƠNG 2: TỔNG SẢN

PHẨM VÀ THU NHẬP


QUỐC GIA

1
NỘI DUNG CHÍNH
1.Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

2.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và


các chỉ tiêu có liên quan

3.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

2
3
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP – Gross Domestic
Products
• GDP là gì?
• GDP được tính toán như
thế nào?
• GDP dùng làm gì?
• Đo lường GDP như vậy
đã ổn chưa? 4
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là gì???

5
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
1.1. Khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị bằng tiền
củatất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm)

6
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(1)…tổng giá trị bằng tiền…
Tại sao phải quy tất cả ra tiền:
10 quả cam + 5 quả bưởi = ?
100 ô tô + 200 xe máy =?
10cam x 8000đ/quả + 5 bưởi x 12000đ/quả = 140000đồng
100ô tô x 400trđ/xe + 200xe máy x 20trđ/xe = 44 tỷ đồng
n
GDPn   PQ
i i
1
7
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(2)…của tất cả…
GDP tính toán hết tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra và BÁN HỢP PHÁP trên thị trường
 Những hàng hóa dịch vụ không được bán hợp
pháp thì như thế nào?
 Những hàng hóa dịch vụ không được bán trên thị
trường như thế nào?

8
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(2)…của tất cả…
Xét ví dụ: Cô Lan giúp việc nhà cho gia đình ông Tính và mỗi
tháng nhận 1.5 triệu VND cho dịch vụ nội trợ của mình. Một
năm sau cô Lan kết hôn với con trai ông Tính. Cô vẫn đảm
nhận công việc nội trợ trong gia đình nhưng không được nhận
tiền công như trước nữa.
 GDP thay đổi thế nào trong ví dụ trên?
Tuy nhiên: với nhà ở do chủ nhà tự xây dựng, GDP được tính
dựa trên giả định cho rằng người chủ sở hữu trả tiền thuê nhà
cho chính họ, do vậy tiền thuê nhà nằm trong chi tiêu của anh
ta và được tính vào GDP. 9
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(3)…hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…
Năm 2015, bạn An bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, bạn làm bánh quy
để bán. Năm 2015, bạn đã:
- Mua một cái lò nướng mới được sản xuất trong năm 2015 để làm
bánh trị giá 1.000.000 VND;
- Mua 100 kg bột mỳ, trị giá 1.500.000 VND;
- Mua các nguyên liệu khác: đường, bơ, muối, dầu ăn v.v. trị giá
2.000.000 VND;
- Mua hộp nhựa để đựng bánh, trị giá 200.000 VND;
- Trong năm 2015, bạn An sử dụng hết số nguyên vật liệu và hộp
nhựa trên để sản xuất và bán hết được 1000 hộp bánh quy, giá
10.000 VND/hộp
10
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(3)…hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…
Câu hỏi: Hãy tính tổng giá trị hàng hóa sản xuất trong năm
2015 trong ví dụ trên?
Bạn có thể tính theo mấy cách?
Hàng hóa trung gian: là những hàng hóa đã được dùng
trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác như
nguyên vật liệu và bán thành phẩm
giá trị của nó được chuyển trọn vẹn vào giá trị của hàng
hóa khác

11
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(3)…hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…
Câu hỏi: Bạn sẽ hạch toán tổng giá trị hàng hóa được sản
xuất ra trong năm 2015 thế nào, nếu:
- Hết năm 2015, bạn An chỉ dùng hết 80kg bột mỳ trong số
100kg bột mỳ đã mua để sản xuất bánh và bán hết 800
hộp bánh?
- Nếu bạn An chỉ bán hết 900 hộp bánh trong số 1000 hộp
bánh đã sản xuất ra trong năm 2015?
Hàng tồn kho: gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm chưa được sử dụng vào sản xuất trong kỳ
tính toán GDP mà còn dư lại sang kỳ sau
12
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(3)…cuối cùng…
 Cuối cùng của quá trình sản xuất: hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của quá trình sản
xuất (giá trị của nó không nằm trọn vẹn trong hàng hóa khác nữa)
VD: cơm để ăn, quần áo để mặc, , sách để đọc, xe để đi, nhà để ở, máy móc để sản xuất,
nhà xưởng, đường giao thông, dịch vụ y tế, giáo dục.
 Cuối cùng về mặt thời gian: Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của thời kỳ đo lường GDP
(giá trị của những hàng hóa này không nằm trọn vẹn trong bất kỳ hàng hóa nào tính
đến cuối cùng của thời kỳ đo lường GDP)
VD: nguyên vật liệu, bán thành phẩm tồn kho sang năm 2015 thì được coi là hàng hóa
cuối cùng của năm 2014.
 Cuối cùng về mặt không gian: Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng khi qua biên giới lãnh
thổ (giá trị hàng hóa này không nằm trọn vẹn trong bất kỳ hàng hóa nào cho đến khi nó
được xuất khẩu ra ngoài biên giới)
VD: nguyên vật liệu, bán thành phẩm xuất khẩu từ VN sang Singapore thì được coi là
hàng hóa cuối cùng của VN.

13
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tóm lại:
 GDP quan tâm đến có bao nhiêu hàng hóa dịch vụ
được sản xuất ra trong một vùng lãnh thổ trong một
thời kỳ nào đó.

 Nó cố gắng không tính lại 2 lần giá trị của một sản
phẩm nào đó

14
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(4)…được sản xuất ra…
 GDP không bao gồm những hàng hóa không do con người sản xuất
ra: tài nguyên đất, nước, những khoáng sản chưa được khai thác…
VD: Nước khoáng ở mạch ngầm: không tính vào GDP
Nước khoáng đã khai thác và đóng chai bán trên thị trường: tính vào
GDP
 GDP chỉ quan tâm đến thời điểm và địa điểm sản phẩm được sản
xuất ra, không quan tâm đến việc sản phẩm đó được bán ra khi nào
và ở đâu
VD: Máy tính sản xuất ra năm 2008, bán ở năm 2009  tính vào GDP
năm 2008
Quần áo sản xuất tại Việt Nam, bán tại Mỹ  tính vào GDP của Việt
Nam 15
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(5)…trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia…
 giá trị của tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong phạm vi
lãnh thổ của Việt Nam đều được tính vào GDP của Việt Nam, bất kể
do ai sản xuất.
VD: Giá trị của những hàng hóa nào trong những hàng hóa sau
được tính vào GDP Việt Nam?
- Xe máy, ô tô do công ty Honda Nhật Bản sản xuất tại Vĩnh Phúc –
Việt Nam;
- Cà phê do Công ty Trung Nguyên của Việt Nam sản xuất tại Mỹ;
- Giày do Công ty giày Thượng Đình sản xuất tại Ma- rốc?
- Giày do Công ty giày Thượng Đình sản xuất tại Việt Nam? 16
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
(6)…trong một thời kỳ…
GDP phản ánh giá trị sản lượng được sản xuất ra trong một
khoảng thời gian cụ thể
 Sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào thì được tính
vào GDP của thời kỳ đó.

Nhớ lại: Bánh quy sản xuất năm 2015, bán năm 2016  tính
vào GDP của năm 2015.

17
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Hãy liệt kê những khoản mục hàng hóa được tính vào GDP năm 2012? Tại sao?
1. Giá trị dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê năm 2012;
2. Sợi bông sản xuất năm 2012 được công ty Dệt Thành Công mua để dự trữ phục vụ việc
kéo sợi dệt vải trong năm 2013;
3. Công ty Dệt Thành Công nhập khẩu một dây chuyền sản xuất mới từ Đài Loan năm 2012;
4. Công ty Dệt Thành Công đầu tư xây mới một kho chứa sợi trong năm 2012;
5. Công ty Dệt Thành Công mua lại một ô tô tải được sản xuất năm 2010 từ cty Hanosimex;
6. Năm 2012, Công ty Dệt Thành Công may quần áo để bán ở trong nước trong vụ hè năm
2012;
7. Công ty Dệt Thành Công may quần áo năm 2012 để bán ra nước ngoài trong vụ đông
năm 2013;

18
Trắc nghiệm
Câu 10: Tổng sản phẩm quốc nội GDP là:
a. Giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định;
b. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của một
nước trong một thời kỳ nhất định;
c. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong
một thời kỳ nhất định;
d. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ của một nước trong một thời kỳ
nhất định
Câu 11: Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP năm nay:
a. Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài
b. Máy in được sản xuất ra trong nước trong năm được một công ty xuất bản mua
c. Một chiếc máy tính sản xuất ra năm trước năm nay mới bán được
d. Một ngôi nhà xây trước đây 10 năm được bán trong năm nay
19
Trắc nghiệm
Câu 12: Hàng hóa trung gian được định nghĩa là hàng hóa mà chúng:
a. Được mua trong năm nay nhưng sử dụng cho những năm sau
b. Đã được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác
c. Được tính trực tiếp vào GDP
d. Được bán cho người sử dụng cuối cùng

Câu 20: Giá trị của hàng hóa trung gian không được tính vào GDP:
a. Nhằm tránh tính nhiều lần giá trị của chúng và do vậy không phóng đại giá trị của
GDP
b. Bởi chúng chỉ bán trên thị trường các nhân tố sản xuất
c. Nhằm tính những hàng hóa làm giảm phúc lợi xã hội
d. Bởi vì khó theo dõi tất cả các hàng hóa trung gian
20
Trắc nghiệm
Câu 37: Trong năm 2000 ông T đã bán chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng. Hai năm trước ông đã
mua chiếc xe đo với giá 23 triệu đồng. Để bán được chiếc xe này ông T đã phải trả cho người môi
giới 100 ngàn đồng. Việc bán chiếc xe này của ông T làm GDP năm 2000:
a. Tăng 20 triệu đồng
b. Tăng 100 ngàn đồng
c. Tăng 23 triệu đồng
d. Giảm 3 triệu đồng

Câu 38: Giả sử người nông dân trồng lúa mì và bán cho người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu
đồng, người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng, và cửa
hàng bán cho người tiêu dùng với giá là 3 triệu đồng. Các hoạt động này làm tăng GDP:
a. 6 triệu đồng
b. 1 triệu đồng
c. 2 triệu đồng
d. 3 triệu đồng
21
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Làm thế nào để đo lường


GDP???

22
Biểu đồ luồng chu chuyển
Chi tiêu Doanh thu
(=GDP) Chi tiêu vào HHDV (=GDP)

HH và DV
Xét tổng thể nền kinh tế:
(HHDV được mua và bán)
Thu nhập = Chi tiêu

Hộ gia đình Hãng kinh doanh

Dịch vụ, yếu tố SX (lao động, tư


bản và tài sản cho thuê)

Thu nhập từ các yếu tố SX

Thu nhập Tiền công, tiền lãi, lợi


(=GDP) nhuận (= GDP)
23
Biểu đồ luồng chu chuyển
Sơ đồ luồng chu chuyển kinh tế vĩ mô:
Giả thiết:
- Toàn bộ thu nhập của hộ gia đình được đem chi tiêu
hết để mua hàng hóa và dịch vụ của các hãng trong
nước.
-Các hãng kinh doanh bán được hết sản phẩm sản
xuất ra và dùng tiền thu được để tiếp tục sản xuất; lợi
nhuận của các hãng kinh doanh cũng là một khoản thu
nhập mà cuối cùng cũng về tay các hộ gia đình với tư
cách là cổ đông của các công ty.
Tổng chi tiêu = tổng thu nhập.
24
Thảo luận
1. Xác định các dòng lưu chuyển hàng, tiền?
2. Dòng nào thể hiện thị trường các yếu tố đầu vào? Dòng nào
thể hiện thị trường các sản phẩm đầu ra?
3. Điều gì xảy ra với mức sản xuất, mức thất nghiệp của nền
kinh tế nếu:
3.1. Các hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập họ thu được mà
để lại một phần để tiết kiệm?
3.2. Các doanh nghiệp bi quan về nền kinh tế và cắt giảm sản
xuất?
3.3. Các hộ gia đình mua sắm nhiều hơn thu nhập họ thu được?
3.4. Các doanh nghiệp không bán được hết sản phẩm họ sản
xuất ra?
25
Thảo luận
3.5. Các hộ gia đình không mua hoàn toàn hàng hóa của
các doanh nghiệp trong nước mà mua một phần hàng hóa
và dịch vụ nhập khẩu?
3.6. Các hãng không bán hoàn toàn sản phẩm của mình ở
trong nước mà bán một phần sản phẩm của mình ra nước
ngoài dưới dạng xuất khẩu?
3.7. Các hãng không bán sản phẩm của họ cho các hộ gia
đình mà bán cho các hãng khác, chẳng hạn như các mặt
hàng máy móc, thiết bị, nhà xưởng xây mới?
3.8. Chính phủ chứ không phải hộ gia đình mua hàng của
các hãng?
26
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
1. Phương pháp xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
2. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc
chi phí
3. Phương pháp xác định GDP theo phương pháp giá trị
gia tăng

27
1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Với nền kinh tế mở cửa và có sự tham gia của Chính phủ thì GDP theo
phương pháp chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng được tính như sau:
GDP = C + I + G + EX – IM
Trong đó: C: Chi tiêu cho HHDV tiêu dùng
I: Chi tiêu cho HHDV đầu tư
G: Chi tiêu cho khu vực công của Chính phủ
EX: Giá trị HHDV xuất khẩu
IM: Tổng giá trị nhập khẩu

28
1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Các thành tố của GDP Việt Nam năm 2014 theo giá thực tế
Chi tiêu đầu tư
Xuất khẩu ròng
3% 26%

Chi tiêu của Chính


Tiêu dùng cá nhân
phủ
65%
6%

Nguồn: Tổng cục thống kê 29


1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Hộ gia đình mua các hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng:
• lương thực thực phẩm, đồ uống
• phương tiện đi lại
• thể thao giải trí
• thuốc và dịch vụ y tế
• dụng cụ và dịch vụ giáo dục v.v.

Tiêu dùng cá nhân • Chi xây dựng và mua nhà ở mới không
65% tính vào tiêu dùng mà được hạch toán vào
đầu tư tư nhân
30
1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Chi tiêu đầu tư Chi tiêu đầu tư của hãng kinh doanh bao
26%
gồm:
• mua mới máy móc thiết bị
• xây nhà máy
• đầu tư dự trữ hàng tồn kho
• mua nhà ở của hộ gia đình
• (không tính giá trị của hàng hoá trung
gian phục vụ sản xuất sản phẩm cuối
cùng)
•Lưu ý: Đầu tư của nền kinh tế khác với
đầu tư của doanh nghiệp
31
1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Chi tiêu của Chính phủ là việc Chính phủ
chi mua các hàng hoá dịch vụ cuối cùng:
• y tế
• giáo dục
• quốc phòng
• giao thông vận tải
• ngoại giao
• các hàng hoá và dịch vụ công cộng
Chi tiêu của Chính phủ
6%
khác
• không tính chi chuyển khoản (trợ cấp)
của Chính phủ 32
1.1. Xác định GDP theo chi tiêu vào sản
phẩm cuối cùng
Xuất khẩu ròng
3% Xuất khẩu ròng (NX) hay cán cân thương
mại là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu:

• xuất khẩu (EX) là việc bán các HH-DV


trong nước sản xuất ra nước ngoài

• nhập khẩu (IM) là việc người dân trong


nước mua các HH-DV từ nước ngoài

33
Bài tập
Có các nghiệp vụ kinh tế sau, hãy hạch toán các nghiệp vụ đó vào đúng các tài khoản
hạch toán GDP:
1. CTCP Thương mại Thành Công sản xuất quần áo để bán ở thị trường trong nước
trong năm 2013.
2. CTCP Thương mại Thành Công sản xuất máy khâu để bán trên thị trường.
3. CTCP Thương mại Thành Công tiến hành xây dựng thêm nhà máy mới ở Nam
Định.
4. CTCP Thương mại Thành Công sản xuất được 10.000m vải nguyên liệu để phục vụ
hoạt động của mình.
5. Chính phủ chi 100 tỷ đồng để mua tàu ngầm cho lực lượng hải quân.
6. Thành phố Hà Nội chi 10 tỷ đồng để lắp đặt các đèn trang trí chào mừng năm mới.
7. CTCP Thương mại Thành Công xuất khẩu 100 triệu USD quần áo sang Mỹ.
8. CTCP Hải Hà nhập khẩu 5 triệu USD bánh kẹo từ Bỉ.
34
Trắc nghiệm
Câu 36: Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau
đó các hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế. Khi hạch toán theo luồng
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào cấu phần nào
trong GDP:
a. Đầu tư của chính phủ
b. Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình
c. Chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
d. Tiêu dùng của hộ gia đình
Câu 4: Tính theo chi tiêu (tính theo luồng sản phẩm) thì GDP là tổng cộng của:
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu
ròng
b. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu
c. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu ròng
d. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu 35
Trắc nghiệm
Câu 8: Hoàn tất bảng sau:

36
1.2. Xác định GDP theo nhân tố chi phí
• Tiền công, tiền lương – w (Wage)
• Tiền lãi vay – i (Interest rate)
• Tiền cho thuê BĐS – r (Rent)
• Lợi nhuận – Pr (Profit for Company)
• Khấu hao - Dep (Depreciation)
• Thuế gián thu ròng - Te
 GDPfc( Factor Cost)= w + i + r + Pr + Te + Dep
Ví dụ khấu hao:
Bạn mua 1 xe máy 20tr VND và dự kiến sử dụng 5 năm  mỗi năm bạn đi hết
4tr VND tiền xe  chi phí khấu hao = 4tr VND;
Dây chuyền sản xuất: 1 tỷ, dùng trong 20 năm  50 tr/năm;
Chi phí cho sản phẩm: 900 tr/năm
Lợi nhuận dự tính: 600tr/năm
 Doanh thu cần đạt được là 1 500tr/năm hay 1550tr/năm 37
1.2. Xác định GDP theo nhân tố chi phí
Hỏi: Thuế gián thu (indirect tax) có tác động gì đến PP tính GDP theo
nhân tố chi phí?
Trợ cấp cho người sản xuất (subsidy) có tác động gì?
 thuế gián thu ròng (Te = Net expenditure tax) = Thuế gián thu – trợ cấp
cho người SX

38
1.2. Xác định GDP theo nhân tố chi phí
Phân biệt thuật ngữ: ròng (net) và tổng hay gộp (gross)
Tổng (gross) = trước khi trừ khấu hao
Ròng (Net) = sau khi đã trừ khấu hao
Nhớ lại: tổng chi tiêu (AE) = tổng thu nhập (AI) = GDP
 AE = C + I + G + NX
AI = w + i + r + Pr + Te + Dep

39
Trắc nghiệm
Câu 5: Tính theo luồng chi phí thì GDP là tổng cộng của:
a. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận
b. Tiền lương, trợ cấp của Chính phủ, tiền thuê, lợi nhuận
c. Tiền lương, trợ cấp của Chính phủ, tiền lãi, tiền thuê
d. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao

Câu 18: Khoản mục nào sau đây không phải là một thành phần của GDP theo
luồng chi phí nhân tố:
a. Thu nhập của người nông dân
b. Xuất khẩu ròng
c. Tiền công, tiền lương và thu nhập của các lao động phụ khác
d. Lợi nhuận công ty
40
1.3. Xác định GDP theo phương pháp giá
trị gia tăng
 GDP được tập hợp tất cả các giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất thường là một năm
 Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một
doanh nghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các
doanh nghiệp khác mà được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm đó.
Giá trị đầu vào được
Giá trị thị trường
_ chuyển hết vào giá trị
VA = đầu ra của doanh
nghiệp
sản phẩm trong quá
trình sản xuất

41
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Chúng ta đã học gì?

42
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
 Khái niệm GDP:
+ …bằng tiền…
+ …tất cả…
+ …hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…
+ …sản xuất…
+ …trong phạm vi lãnh thổ…
+ …trong một thời kỳ…
 Phương pháp đo lường GDP:
GDP = C + I + G + EX – IM
GDP = w + i + r + Pr + Dep + Te
GDP = Tổng giá trị gia tăng qua các công đoạn sản xuất

43
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP được dùng làm gì nhỉ???

44
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP dùng để đo lường thành tựu kinh tế của một quốc
gia. Cụ thể:
 So sánh mức sản xuất giữa các quốc gia;
 So sánh sự thay đổi mức sống của người dân một
nước qua các thời kỳ;
 ….???

45
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Với cách đo lường như vậy, GDP


có thể phản ánh đầy đủ và chính
xác phúc lợi kinh tế của người dân
một nước hay không?

46
Khắc phục nhược điểm GDP?
• Nếu câu trả lời là “không” thì có cách nào khắc phục các nhược
điểm của GDP?
- GDP danh nghĩa và GDP thực tế: khắc phục ảnh hưởng của
biến động giá
- GDP bình quân đầu người: khắc phục ảnh hưởng của biến
động dân số
- GDP theo cùng một đồng tiền: so giữa các quốc gia
- GDP theo PPP: so giữa các quốc gia

47
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Xét tình huống:

Năm 2000 2001

Sản lượng gạo 5000 tấn 7500 tấn

Giá 10 triệu đồng/tấn 20 triệu đồng/tấn

GDP 50 tỷ đồng 150 tỷ đồng

48
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Nhớ lại khái niệm GDP:
GDP là tổng giá trị bằng tiền
GDPn = Σ PiQi
GDP chịu ảnh hưởng của biến động về giá và biến động
sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
Chuyện gì xảy ra nếu giá cả tăng mà sản lượng không
tăng?

49
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
 GDP danh nghĩa (norminal GDP - GDPn) và GDP
thực (real GDP - GDPr)

 GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

GDPtn = Σ PitQit

 GDP thực tính theo giá cố định (giá gốc)

GDPtr = Σ Pi0Qit

50
GDP danh nghĩa và GDP thực tế

Năm 2000 2001

Sản lượng gạo 5000 tấn 7500 tấn

Giá 10 triệu đồng/tấn 20 triệu đồng/tấn

GDP danh nghĩa ? ?

GDP thực ? ?

51
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP danh nghĩa GDP thực
Năm
(tỷ đồng) (tỷ đồng)
2005 914,001 1,588,646
2006 1,061,565 1,699,501
2007 1,246,769 1,820,667
2008 1,616,047 1,923,749
2009 1,809,149 2,027,591
2010 2,157,828 2,157,828
2011 2,779,880 2,292,483
2012 3,245,319 2,412,778
2013 3,584,262 2,543,596
Sơ bộ 2014 3,937,856 2,695,796
Nguồn: Tổng cục thống kê 52
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP thực và GDP danh nghĩa của Việt Nam
4.500.000

4.000.000

3.500.000

3.000.000

2.500.000

2.000.000

1.500.000

1.000.000

500.000

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ bộ
2014
GDP danh nghĩa (tỷ đồng) GDP thực (tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê


53
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Lưu ý: Trong các ấn phẩm của Tổng cục thống kê:
GDP danh nghĩa = GDP tính theo giá thực tế
GDP thực = GDP tính theo giá so sánh
Trước năm 2013: Việt Nam chọn giá cả năm 1994 làm cơ sở cho việc
tính toán GDP thực.
Từ năm 2012: Việt Nam chọn giá cả năm 2010 làm cơ sở cho việc tính
toán GDP thực.
Vì sao phải đổi giá gốc?
Các báo cáo GDP tính theo USD lấy giá và tỷ giá năm 2005 làm giá gốc
để tính GDP thực.

54
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Như vậy:

 GDP thực cho phép đánh giá sự thay đổi của GDP loại
bỏ ảnh hưởng của yếu tố giá cả của hàng hóa và dịch
vụ trong nền kinh tế

 GDP thực là chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn
GDP danh nghĩa

55
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g):

 So sánh sự thay đổi của GDP thực của năm nay so với
năm trước

 Công thức:
𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡−1
𝑔= 𝑡−1 𝑥 100 (%)
𝐺𝐷𝑃𝑟

56
GDP danh nghĩa và GDP thực tế
Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator - DGDP)

 Chỉ số điều chỉnh GDP hay còn gọi là chỉ số giảm phát
GDP

 Chỉ số điều chỉnh GDP = GDPdanh nghĩa/GDPthực x 100

 Ý nghĩa của chỉ số điều chỉnh?

57
Cùng tính toán
Gạo Nước mắm Tính các chỉ tiêu
Giá Lượng Giá Lượng GDPn GDPr DGDP
Năm (nghìn (kg) (nghìn (lít) (Nghìn đ) (nghìn đ)
đ/kg) đ/kg)

2008 12 1000 20 180 ? ? ?

2009 13 1060 22 195 ? ? ?

2010 16 1130 24 210 ? ? ?

58
GDP bình quân đầu người
Khi GDP của một nước tăng theo thời gian có nghĩa là
người dân nước đó được sống sung túc hơn?

- Tăng GDPthực hay GDPdanh nghĩa?

- Giả sử sau 10 năm GDP thực tế của một nước


tăng gấp 2 lần nhưng dân số tăng gấp 2.5 lần?

 GDP bình quân đầu người = GDP/dân số


59
GDP tính theo ngang bằng sức mua - PPP
PPP – Purchasing Power Parity
Để so sánh GDP của các nước với nhau, phải dùng cùng một đơn vị tiền
tệ để tính GDP.
VD: GDP danh nghĩa Việt Nam (2008) = 1 670 ngàn tỷ VND
= 91.3 tỷ USD;
Problem: SV Việt Nam chỉ cần 1 USD (= 20 000VND) cho 1 bữa ăn;
SV Mỹ cần 5 USD cho 1 bữa ăn với lượng thức ăn tương
đương.
Nếu tính theo bữa ăn thì tỷ giá là: 5 USD = 20 000VND
 1 USD = 4 000VND
(không còn là 1 USD = 20 000VND như trước)

60
Tóm lại: khắc phục nhược điểm của GDP:
 GDP tính bằng tiền  GDP chịu ảnh hưởng của
biến động giá cả  phải đo GDP thực tế và GDP
danh nghĩa  chỉ số giảm phát;
 Dân số biến động  GDP thực tế bình quân đầu
người;
 So sánh GDP giữa các nước  GDP theo USD.
 Sức mua của các đồng tiền khác nhau  GDP theo
PPP

61
Băn khoăn:
Ngoài việc tính bằng tiền, với cách đo lường như vậy,
GDP có thể phản ánh đầy đủ và chính xác phúc lợi
kinh tế của người dân một nước không?

62
GDP vẫn…
…bỏ qua những hàng hóa và dịch vụ tự cung tự
cấp, và những hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu,
bán rong,…)
…không tính đến thời gian nghỉ ngơi…
…bỏ qua tổn hại về lợi ích xã hội như ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo,…
…tính theo thời điểm sản xuất (DN sản xuất ra
nhưng chưa bán được hàng thì giá trị hàng hóa sản
xuất ra vẫn tính vào GDP  ai cười, ai khóc?)

63
Như vậy:
GDP là một thước đo tốt để đo
lường thành tựu kinh tế của một quốc gia
nhưng không phải là một thước đo hoàn
hảo về phúc lợi kinh tế của một nước.

64
2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Khái niệm:

GNP = Gross National Product

GNP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra
trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

65
So sánh GDP và GNP
GDP (… domestic…) GNP (… national…)
Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng giá trị bằng tiền Tổng giá trị bằng tiền
Của tất cả Của tất cả
Hàng hóa và dịch vụ cuối Hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng cùng
Được sản xuất ra Được sản xuất ra
Trong phạm vi lãnh thổ của 1
Bởi công dân 1 nước
quốc gia
Trong một thời kỳ Trong một thời kỳ
66
So sánh GDP và GNP

GDP (… domestic…) GNP (… national…)


…quốc nội… …quốc dân…

Sản phẩm được sản xuất ra Ở Sản phẩm do AI sản xuất?


ĐÂU?

67
Tính vào GDP hay GNP???
1. Honda sản xuất xe máy tại Việt Nam:
- Doanh thu của Honda tại Việt Nam tính vào……
- Lợi nhuận mà Honda chuyển về Nhật Bản tính vào……
- Phần chi phí mà Honda trả cho các nhân tố sản xuất của Việt Nam
(nhân công, tiền thuê đất,…) tính vào……
2. Biti’s Việt Nam sản xuất giày dép ở Morocco:
- Doanh thu của Biti’s tại Morocco tính vào……
- Lợi nhuận mà Biti’s chuyển về VN tính vào……
- Tiền lương Biti’s trả cho công nhân Morocco tính vào……
- Tiền lương Biti’s trả cho công nhân Việt Nam làm việc tại Morocco
tính vào……
3. Tiền kiều hối có tính vào GNP không?
4. Tiền do lao động xuất khẩu của VN ở nước ngoài chuyển về nước?
68
Mối quan hệ giữa GDP và GNP
GNP = GDP + NIPA
Trong đó: NIPA = Thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài (net
income property from abroad)
NIPAViệtnam = Thu nhập của người VN ở nước ngoài
- Thu nhập của người nước ngoài ở VN
VD: Lợi nhuận của Honda chuyển về Nhật =500 ngàn USD, lợi
nhuận mà Biti’s chuyển về VN = 200 ngàn USD
 NIPAViệtnam = 200 – 500 = - 300 ngàn USD
69
3. Một số chỉ tiêu có liên quan khác
1. NNP=GNP-Dep (NNP= Net national Product – Sản phẩm
quốc dân ròng)
2. NDP=GDP-Dep (NDP= Net Domestic Product – Sản phẩm
trong nước ròng)
3. Y=NNP fc =W+i+r+Pr+NIPA
(Y= Yield= National Income – Thu nhập quốc dân)
4. Yd=Y-T (Yd= Disposabe Income – Thu nhập khả dụng)
5. Yd= C+S ( C= Consumption, S= Saving)

70
3. Một số chỉ tiêu có liên quan khác
6. NI = NNP - thuế gián thu

7. PI = NI - lợi nhuận để lại công ty + trợ cấp

8. Yd = PI - thuế trực thu ròng – các loại phí

9. Phúc lợi kinh tế ròng: NEW = GNP + A - B

(Net Economic Welfair)


•A: giá trị của các hoạt động làm tăng phúc lợi mà GNP không
tính được
•B: giá trị của các hoạt động làm tổn hại tới phúc lợi mà GNP
không tính được 71
4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Khái niệm:
 CPI – Consumer Price Index
 CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và
dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 12 năm 2015

72
73
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
 Bước 1: chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho
năm cơ sở: cố định khối lượng của từng mặt hàng
trong giỏ hàng.
 Bước 2: xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ
hàng cố định cho các năm
 Bước 3: tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá
thay đổi ở các năm

74
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
 Bước 4: tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm:
𝑝𝑖𝑡 𝑥 𝑞𝑖0
𝐶𝑃𝐼 𝑡 = 0 0 𝑥 100 (%)
𝑝𝑖 𝑥 𝑞𝑖

 Bước 5: tính tỷ lệ lạm phát ( )


𝐶𝑃𝐼 𝑡 − 𝐶𝑃𝐼 𝑡−1
𝜋𝑡 = 𝑡−1
𝑥 100 (%)
𝐶𝑃𝐼

75
Các bước Nội dung
Bước 1: Xác định năm cơ sở và xác Năm cơ sở: 2008
định giỏ hàng của năm cơ sở Giỏ hàng: gồm gạo (10kg) và cá (5kg)
Bước 2: xác định giá của từng mặt Năm Giá gạo (nghìn đ/kg) Giá cá (nghìn đ/kg)
hàng trong giỏ hàng cố định cho các 2008 12 30
năm
2009 13 33
2010 16 35
Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng Năm Chi tiêu (nghìn đ)
theo giá thay đổi ở các năm 2008 12 x 10 + 30 x 5 = 270
2009 13 x 10 + 33 x 5 = 295
2010 16 x 10 + 35 x 5 = 335
Bước 4: Tính CPI cho các năm Năm CPI (%)
2008 270/270 x 100 = 100
2009 295/270 x 100 = 109,3
2010 335/270 x 100 = 124,1
Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát Năm Tỷ lệ lạm phát (%)
2009 9,3
2010 13,6 76
Các vấn đề khác liên quan đến CPI
 Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt
 So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng
CPI
 Vận dụng CPI trong thực tiễn
(SV tự nghiên cứu)

77
5. Lạm phát
 Khái niệm và đo lường lạm phát
 Phân loại lạm phát
 Các nguyên nhân gây ra lạm phát
 Chi phí của lạm phát

78
5.1. Khái niệm và đo lường lạm phát
 Khái niệm:
 là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung theo thời
gian
 Hoặc là sự suy giảm sức mua của đồng tiền
 Giảm phát?

79
Đâu là lạm phát?
Thời kỳ Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3
Mức giá Lạm phát Mức giá Lạm phát Mức giá Lạm phát
1 100 100 100
2 100 0 100 0 100 0
3 200 100 200 100 150 50
4 100 - 50 200 0 175 16,7
5 100 0 200 0 187,5 7,1
6 100 0 200 0 193,75 3,3
80
5.1. Khái niệm và đo lường lạm phát
 Đo lường lạm phát:
𝑡 𝑡−1
𝐶𝑃𝐼 − 𝐶𝑃𝐼
𝜋𝑡 = 𝑡−1
𝑥 100 (%)
𝐶𝑃𝐼
 Cho biết tác động của lạm phát đến mức sống
 Ngoài ra, còn có thể sử dụng DGDP để tính lạm phát

81
5.2. Phân loại lạm phát
 Theo mức độ của tỷ lệ lạm phát:
 Lạm phát vừa phải: 0 – 9%
 Lạm phát phi mã: 10% - 999%  làm biến dạng cơ cấu
sản xuất
 Siêu lạm phát: lạm phát đặc biệt cao, khoảng
50%/tháng  ít xảy ra

82
5.2. Phân loại lạm phát
 Theo tính chất của tỷ lệ lạm phát:
 Lạm phát dự đoán được: lạm phát xảy ra đúng như dự
tính từ trước của các tác nhân kinh tế.
 Lạm phát không dự đoán được: lạm phát xảy ra khác
với dự tính từ trước của các tác nhân trong nền kinh tế
 dẫn đến sự phân phối lại thu nhập giữa các thành
viên trong xã hội

83
Lạm phát dự đoán được: 𝑎
𝜋 = 𝜋 𝑒

 Chi phí mòn giày


 Chi phí thực đơn
 Thay đổi không mong muốn trong giá tương đối
 Gây nên gánh nặng cho người nộp thuế:
Ls thực tế sau thuế = (Ls trước thuế - t.Ls trước thuế) - 𝜋 𝑎
Trong đó: t: thuế suất (%)

84
𝑎 𝑒
Lạm phát không dự đoán được: 𝜋 ≠ 𝜋
 Phân phối lại thu nhập giữa người đi vay và cho vay:
Ban đầu: 𝜋 𝑒 = 9%, i = 12%  re = 12% - 9% = 3%
Thực tế: 𝜋 𝑎 = 14%, i = 12%  ra = 12% - 14% = -2%
 người cho vay bị thiệt.
 Phân phối lại thu nhập giữa người nhận lương và trả lương:
Ban đầu: P0, w0  wr0 = w0/P0
Thực tế: P1 > P0  wr1 = w0/P1 < wr0  sức mua giảm 
người nhận lương bị thiệt
85
5.3. Nguyên nhân của lạm phát
 Trong ngắn hạn:
P ASLR
 Do cầu kéo: do tổng ASSR

cầu tăng  kéo mức


giá của nền kinh tế P2

tăng, đặc biệt khi nền AD2

kinh tế hoạt động trên P1


P0 AD1
AD0
mức sản lượng tiềm
Y Y* Q
năng
86
5.3. Nguyên nhân của lạm phát
 Trong ngắn hạn: P ASLR AS1

 Do chi phí đẩy: CPSX tăng AS0

 AS giảm  P tăng
P1 B
CPSX tăng do: P0 A
D
 Tiền lương danh nghĩa
AD0
tăng
 Thuế đầu vào tăng
Y2 Y1 Y* Q
 Giá NVL tăng
87
5.3. Nguyên nhân của lạm phát
AS2
 Trong ngắn hạn: ASLR AS1
P
 Lạm phát ỳ (lạm phát dự đoán C
P2 AS0
được): được hình thành trên B
P1
cơ sở mọi người quan sát lạm
A
P0
phát trong quá khứ và dự kiến AD2
lạm phát trong tương lai  sản AD1
AD0
lượng luôn được duy trì ở mức
tự nhiên, mức giá tăng với tỷ lệ
ổn định theo thời gian Y* Q

88
Những khái niệm then chốt
 GDP
 Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
 Hàng hóa trung gian
 Hàng tồn kho
 Đầu tư
 GDP danh nghĩa, thực tế, bình quân đầu người, theo sức mua tương
đương
 Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator)
 Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài (NIPA)
 GNP
 NNP, NDP
 Thu nhập quốc dân Y
 Thu nhập quốc dân có thể sử dụng (Yd)
 CPI 89

You might also like