You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2.

GIAO THOA ÁNH SÁNG


Câu 1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa, hai khe cách nhau 2mm và được đặt
cách màn quan sát E một đoạn 2m. Nguồn sáng S cách đều hai khe.
a. Nguồn S phát ra ánh sáng màu đỏ chiếu vào hai khe, người ta đo được
khoảng cách từ vân trung tâm đến vân đỏ thứ 10 là 6,4mm. Hãy tìm bước
sóng màu đỏ.
b. Nếu nguồn S phát ra từ hai ánh sáng đơn sắc màu đỏ và màu lam. Khi đó trên
màn quan sát tại vân số 0; số 3 và số 6 của hệ vân đỏ trùng khít với các vân
màu lam. Biết bước sóng màu lam nằm trong khoảng 0,45µm đến 0,51µm.
Tìm bước sóng ánh sáng màu lam.
Câu 2: Một chùm tia sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm được chiếu vuông góc với mặt
∑1 của một nêm thủy tinh chiết suất n như hình vẽ. Quan sát hệ thống vân giao thoa của
chùm tia phản xạ và thấy khoảng cách giữa hai vân tối kế tiếp bằng 0,3mm. Biết góc
nghiêng của nêm là 2’.
a. Tìm chiết suất của nêm.
b. Nếu chiếu đồng thời hai chùm đơn sắc có bước sóng 0,5µm và 0,6µm xuống
mặt nêm theo phương vuông góc mặt ∑2 thì hệ thống vân trên mặt nêm có gì
thay đổi? Xác định tại vị trí đó các vân tối của hai hệ vân trùng nhau.
Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa, hai khe cách nhau 1mm và được đặt
cách màn quan sát E một đoạn 1m.
a. Nguồn sáng S cách đều hai khe và phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước
sóng 0,5µm (màu vàng) và 0,4µm (màu tím). Hỏi ở vị trí cách vân trung tâm
một đoạn nhỏ nhất bao nhiêu thì vân tím và vân vàng trùng nhau.
b. Thay nguồn sáng nói trên bằng nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng từ
0,4µm đến 0,75µm. Hãy xác định tại vị trí vân đỏ (bước sóng 0,75µm) thứ 4
còn có những bức xạ đơn sắc nào cho vân sáng.
Câu 4: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Young phát đồng thời hai bức xạ
đơn sắc có bước sóng 0,64µm màu đỏ và bước sóng màu lục. Trên màn quan sát đặt
cách hai khe một đoạn D người ta thấy giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu
với vân chính giữa có 7 vân màu lục. Biết bước sóng màu lục nằm trong khoảng
(0,5÷0,575)µm.
a. Tìm bước sóng của bức xạ màu lục.
b. Thay nguồn sáng nói trên bằng nguồn phát ánh sáng trắng. Lần lượt chắn hai
khe bằng bản mỏng trong suốt thì vân trung tâm lần lượt ở vị trí O1 và O2. Bỏ
bản mỏng đi và thay nguồn sáng trắng bằng nguồn ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 0,589µm, người ta thấy ở giữa hai vị trí O1 và O2 có đúng 75 khoảng
vân. Tính chiết suất của bản mỏng, biết bề dày bản mỏng là e=0,05mm.
Câu 5: 1. Màng bong bóng xà phòng được chiếu sáng bởi bức xạ có bước sóng
0,589µm dưới góc tới i=450, chiết suất màng xà phòng n= 2 . Hãy tính độ dày nhỏ
nhất của màng khi quan sát thấy:
a. Cực đại giao thoa b. Cực tiểu giao thoa.
2. Vì sao khi quan sát bong bóng xà phòng dưới ánh nắng mặt trời ta thấy
các dải màu có màu như màu cầu vồng. Trong dải màu như vậy thì màu nào
ở phía trên: đỏ hay tím?
Câu 6: 1. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nguồn sáng S đặt cách đều
hai khe. Khi dùng nguồn đơn sắc có bước sóng 1 =0,589µm thì quan sát được 14
vân sáng trên đoạn MN ở trên màn, còn khi dùng đơn sắc có bước sóng 2 trên
MN quan sát được 12 vân sáng. Tìm 2 ?
2. Nguồn sáng S phát sáng trắng đặt cách đều hai khe. Lần lượt chắn hai khe
bằng bản mỏng trong suốt, bề dày e=0,05mm thì vân trung tâm lần lượt ở các vị trí
O1 và O2 trên màn. Lấy bản mỏng đi đồng thời nguồn S thay bằng nguồn đơn sắc
có bước sóng 0,589µm người ta thấy giữa hai vị trí O1 và O2 có đúng 75 khoảng
cách vân. Tính chiết suất bản mỏng.
Câu 7: Trong thí nghiệm Young có khoảng cách giữa hai khe 1mm; khoảng cách
từ hai khe tới màn quan sát là 2m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng và vân trung
tâm đang nằm ở vị trí O. Đặt một bản mỏng bề dày e=16mm trước một khe S1.
Xem chiết suất của bản mặt thay đổi không đáng kể đối với bước sóng và có giá trị
là n=1,4.
a. Tính độ dịch chuyển của vân trung tâm.
b. Có những vân sáng và vân tối nào nằm ở vị trí vân trung tâm cũ.
Câu 8: Trên một bản thủy tinh hai mặt song song có chiết suất n1=1,5 người ta phủ
một màn mỏng có chiết suất n2=1,4.
a. Chiếu một chùm sáng song song có bước sóng 0,56µm vuông góc vào
mặt bản. Tìm bề dày nhỏ nhất của màng để do hiện tượng giao thoa ánh
sáng phản chiếu có cường độ cực đại, cực tiểu.
b. Thay chùm sáng trên bằng chùm ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4µm
đến 0,75µm và màng mỏng có độ dày
d=0,4µm. Tìm các bức xạ đơn sắc cho
cực đại giao thoa.
Câu 9: Cho thí nghiệm Young như hình vẽ. Biết các khoảng cách giữa hai khe
S1S2=a=1,2mm; khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát D=1,5m; khoảng cách từ
nguồn S tới hai khe là d=0,5m. Nguồn S nằm trên mặt phẳng trung trực của hai khe
và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Biết nguồn S dao động điều hòa
theo qui luật u=1,5sin2πt(mm) theo phương vuông góc với OI. Đặt mắt nhìn vào O
sẽ thấy hiện tượng gì?
Câu 10: Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc bước sóng
0,5µm vuông góc với mặt ∑2 của nêm không khí và quan
sát ánh sáng phản xạ trên mặt ∑1, người ta thấy khoảng
cách vân bằng 0,05cm.
a. Tìm góc nghiêng giữa hai mặt nêm.
b. Chiếu chùm tia sáng gồm hai bức xạ đơn sắc
1 =0,5µm và 2 =0,6µm chiếu vuông góc với mặt
∑2 của nêm. Xác định khoảng cách nhỏ nhất kể từ cạnh nêm đến vị trí
các vân tối của hai hệ thống vân trùng nhau.
Câu 11: Cho lưỡng lăng kính Frexnen có góc chiết quang A=20’, chiết suất
n=1,52. Nguồn sáng S là một khe rất hẹp, phát ánh sáng
đơn sắc có bước sóng 0,57µm đặt như hình vẽ. Cho biết
các khoảng cách từ lăng kính tới nguồn S và tới màn lần
lượt là d1=0,5m và d2=1,5m.
a. Xác định bề rộng miền giao thoa.
b. Tìm khoảng vân và số vân quan sát được trên
màn.
c. Khe S được mở rộng dần, hỏi tới độ rộng nào thì vân biến mất?
Câu 12: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm, có bán kính đường rìa r=1cm cắt
thành 2 nữa tách ra xa nhau e=2mm (hình vẽ). Nguồn
sáng S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm và nằm
cách thấu kính một khoảng 60cm. Màn cách thấu kính là
L=2,3m.
a. Tính khoảng vân i
b. Màn E phải đặt cách thấu kính ít nhất là bao
nhiêu mới quan sát đươc giao thoa?
Câu 13: Một hệ thống gồm hai thấu kính mỏng giống nhau, một mặt phẳng, một
mặt cầu lồi đặt tiếp xúc nhau như hình vẽ. Chiếu tới hệ chùm tia đơn sắc có bước
sóng 0,5µm theo phương vuông góc với mặt phẳng.
a. Xác định bề dày của lớp không khí ở đó ta quan sát thấy vân sáng đầu
tiên. Biết vân tối thứ năm có bán kính 2mm và thấu kính có chiết suất
n=1,5. Tìm tiêu cự của hệ thấu kính trên.
b. Tìm tiêu cự của thấu kính biết bán kính mặt cong R=0,8m.
Câu 14: Nhìn một váng dầu trên mặt nước theo phương làm với mặt nước một góc
600, ta thấy toàn bộ váng dầu màu vàng (ứng với bước sóng 0,6µm). Xem chiết
suất của dầu là 1,45 và không phụ thuộc vào bước sóng. Mắt đặt xa mặt nước.
a. Tính bề dày nhỏ nhất của váng dầu.
b. Nếu nhìn theo phương hợp với mặt nước một góc 300 thì thấy váng dầu
màu gì?
Câu 15: Một nêm không khí có cạnh nêm đi qua C. Một điểm M cách C một đoạn
l=10mm và cách mặt dưới một đoạn d=5µm. Chiếu chùm tia sáng đơn sắc bước
sóng 0,5µm vuông góc với mặt dưới của nêm.
a. Tìm số vân tối quan sát được từ C tới M.
b. Thay chùm sáng bằng chùm sáng trắng có bước
sóng từ 0,4µm đến 0,76µm cũng chiếu vuông góc
với mặt dưới của nêm. Hỏi tại N có độ dày d’=10µm có sự trùng nhau
bao nhiêu vân tối?

You might also like