You are on page 1of 19

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-------o0o-------

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH
Giáo viên HD : Phan Thị Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Đặng Thanh Huyền - 5093106120
Phạm Thị Huyền - 5093106121
Lê Thị Thu Huyền – 5093106176
Nguyễn Thanh Huyền- 5093106177
Đặng Khánh Huyền – 5093106
Nguyễn Tuấn Hưng- 5093106

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................................................1
1. Khái quát doanh nghiệp và sản phẩm :.............................................................................1
2. Khái quát thị trường Việt Nam:.........................................................................................1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT..........................................................................................................3
I. Điểm mạnh:..........................................................................................................................3
II. Điểm yếu:.........................................................................................................................4
III. Cơ hội:..............................................................................................................................5
IV. Thách thức:......................................................................................................................8
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC.................................................................................................10
1. Thị trường mục tiêu:.........................................................................................................10
2. Định vị:...............................................................................................................................11
3. Đề xuất chiến lược:............................................................................................................11
3.1. Chiến lược sản phẩm:..................................................................................................11
3.2. Chiến lược giá:............................................................................................................12
3.3. Chiến lược phân phối..................................................................................................13
3.4. Chiến lược xúc tiến:.....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Khái quát doanh nghiệp và sản phẩm :
Indomie là một thương hiệu mì ăn liền được sản xuất bởi công ty PT.
Indofood CBP Sukses Makmur Tbk, còn được gọi là Indofood. PT Indofood
Sukses Makmur Tbk là một công ty lớn của Indonesia tham gia vào ngành
công nghiệp thực phẩm. Trụ sở chính của công ty được đặt tại Nam Jakarta,
Jakarta.
Vào năm 1971, Indomie lần đầu tiên được ra mắt với hương vị gà. Đến
năm 1982, Indomie đưa ra thị trường loại mì xào khô (không có nước dùng),
lấy cảm hứng từ các món mì xào truyền thống của Indonesia. Sau đó, mì xào
khô Indomie nhanh chóng trở nên rất nổi tiếng và thâm nhập vào thị trường
mì ăn liền.
Suốt hơn 20 năm, Công ty PT. Indofood CBP Sukses Makmur Tbk đã
mang Indomie ra thị trường quốc tế. Giờ đây, Indomie không chỉ được biết
đến ở các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài
Loan mà Indomie còn có mặt tại 80 quốc gia, ở cả Châu Âu, Trung Đông,
Châu Phi và Châu Mỹ.
Vào năm 2013, Indomie bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam với 4
hương vị: Mi goreng (Mì xào khô vị đặc biệt), Mi goreng rasa Iga Penyet (Mì
xào khô vị sườn bò cay), Mi goreng Pedas (Mì xào khô vị cay nồng), Mi
gorengRendang (Mì xào khô vị bò cay).
2. Khái quát thị trường Việt Nam:

Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với nhiều
quốc gia và có đường bờ biển dài, là một nền kinh tế thị trường.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức
chống chịu đáng kể.  Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh
tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với

1
các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo
sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền
kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam
kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất
hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh
mẽ. 

Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội.
Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm
1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số Viê ̣t Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với
tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhâ ̣p tương đương
trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang
hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.

2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT
I. Điểm mạnh:
1. Là một thương hiê ̣u mì ăn liền nổi tiếng của Indonesia.

Indomie là sản phẩm của Indofood - nhà tiên phong trong thị
trường mì ăn liền ở Indonesia và là một trong những nhà sản xuất
mì ăn liền lớn nhất thế giới. Indomie có rất nhiều loại từ hương vị
súp truyền thống như gà, rau củ và cà ri gà, đến hương vị được yêu
thích nhất là mì xào khô Indomie. Indomie hiện đã có mặt tại 100
quốc gia trên khắp thế giới như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada, trên
khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và các nước Trung Đông. Với
hơn 20 tỷ gói được tiêu thụ hàng năm, không có gì lạ khi nói rằng
Indomie là hương vị được cả thế giới yêu thích.

2. Thành phần trong mì Indomie:

Mì Indomie có chứa nhiều vitamin như A, B1, B6, B12 và


các chất dinh dưỡng như niacin, axit folic, sắt, khoáng chất nên loại
mì này có thể làm món ăn chính.

3. Mì Indomie ít chất béo hơn các mì khác:

Theo bảng thành phần dinh dưỡng của mì Indomie thì với
80g mì Indomie có chứa 16g chất béo. Còn các mì khác như Hảo
Hảo chứa 16,5g, Omachi chứa 18,4 g và Gấu Đỏ chứa 17g chất béo.

4. Sợi mì Indomie được chế biến khác với các mì khác:

Sợi mì Indomie được chế biến bằng các sấy nhiệt gió chứ
không phải chiên qua dầu như các sợi mì khác.

3
Mì chiên và mì không chiên chỉ khác nhau ở công đoạn chiên
bằng dầu (mì chiên) hoặc sấy khô bằng nhiệt gió (mì không chiên
trong qui trình sản xuất: cả hai loại đều có hạn sử dụng 5 – 6 tháng.
Chất béo thấm trong vắt mì chiên 85g đáp ứng khoảng 30% lượng
chất béo cần thiết cho một người ở mức 2000kCal trong một ngày,
và lượng chất béo này cũng cân đối so với lượng bột của vắt mì.
Còn mì không chiên thì nhằm cho những người không thích ăn chất
béo hoặc được chỉ định kiêng chất béo vì nó sẽ ít chất béo hơn.

II. Điểm yếu:


1. Không đa dạng về hương vị:
Mì Indomie không có nhiều hương vị cho khách hàng lựa chọn như các
đối thủ cạnh tranh như Omachi, Gấu Đỏ, Hảo Hảo ,.... Cụ thể tại thị trường
Việt Nam:
Mì Indomie gồm 5 loại hương vị: Mì Goreng hương vị truyền thống,
Mì Pedas (vị gà cay nồng), Mì Rendang (vị cà ri bò) , Mì Cabe Ijo (vị ớt
xanh), mì Iga Penyet ( vị sườn heo ).
Mì Hảo Hảo gồm 8 loại vị: Tôm chua cay, Tôm hành, Gà nấm kim
châm, Gà hầm, Rau nấm, Sườn heo tỏi phi, Chay rau nấm, Thịt bằm bí đỏ.
Mì Gấu Đỏ gồm 6 loại vị: Bò bít tết, Tôm gà, Rau nấm, Tôm chua cay,
Hành phi, Thịt bằm.
Mì Omachi gồm 6 loại vị: Sườn hầm ngũ quả, Tôm chua cay, Cà chua
Sốt bò bằm, Vị cua, Tôm phô mai trứng muối.
2. Không đa dạng về chủng loại:
Hiện tại, mì Indomie chỉ có một loại duy nhất là mì trộn. Trong khi các
đối thủ cạnh tranh rất đa dạng về chủng loại như:

Mì Hảo Hảo gồm mì nước, mì xào, mì mặn, mì chay.

Mì Gấu Đỏ gồm mì nước, mì mặn, mì chay.

Mì Omachi gồm mì nước, mì trộn.

4
3. Cách thức đóng gói, mẫu mã còn hạn chế:

Về cách thức đóng gói:

Mì Indomie chỉ có duy nhất một cách thức đóng gói bằng túi
gói. Trong khi đó, hầu hết các loại mì ăn liền trên thị trường đều
đóng gói bằng túi gói và bằng hộp.

Về thiết kế hình thức mẫu mã bên ngoài:

Mì Indomie thì in tên sản phẩm của mình góc bên trái của gói
mì, hơn nữa còn in nhỏ hơn cả tên loại hương vị khiến tên sản phẩm
kém nổi bật, kém thu hút hơn, tên thương hiệu chưa được nhấn
mạnh nên đây được coi là một hạn chế cần được Indomie cải thiện.
Trong khi đó, các đối thủ như Omachi, Hảo Hảo, Gấu Đỏ thì 3 hãng
này đều có một đặc điểm chung trong thiết kế là nhấn mạnh tên
thương hiệu của mình là in tên to, rõ nằm chính giữa bên trên của
gói mì. Điều này giúp sản phẩm tạo được sự đặc trưng, dễ nhận
diện và dễ ghi nhớ góp phần đưa nhãn hiệu trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng.

4. Kênh phân phối còn hạn chế:

Hiện nay Indomie chỉ tập trung bán tại các hệ thống các siêu
thị lớn: BigC, Vinmart, Lotte, Aeon và các cửa hàng tiện lợi: Cirkle
K, Family Mart chứ chưa phổ biến tại các cửa hàng tạp hóa, bán lẻ
vì vậy sản phẩm sẽ chưa tiếp cận rộng rãi được với vùng nông thôn,
quê – nơi mà người tiêu dùng thường sẽ chọn mua với tiêu chí: gần,
thủ tục mua bán nhanh chóng dễ dàng thay vì chọn một loại mì xa
lạ mang thương hiệu nước ngoài thì họ sẽ chọn những thương hiệu
mì thân thuộc.

5. Còn ít chương trình khuyến mãi:

5
Mì Indomie ít có các chương trình ưu đãi dành cho khách
hàng qua từng năm cụ thể với năm gần nhất là năm 2020 chỉ diễn ra
4 lần trong khi đó Hảo Hảo có 7 lần, Gấu Đỏ 6 lần và Omachi 11
lần.

III. Cơ hội:
1. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam rất lớn, đang không ngừng
tăng trưởng và mở rộng. Năm 2019, Việt Nam giữ vị trí thứ 5 về tiêu thụ mì
ăn liền với 5,43 tỷ khẩu phần giới (sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật
Bản), tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái theo ước tính của Hiệp hội Mì ăn
liền thế giới (WINA). Việt Nam xếp hạng cao nhất về khẩu phần ăn bình quân
trên dân số, với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 56 khẩu phần một năm.
Vị trí này được bảo toàn trong 5 năm gần nhất cho thấy sự yêu thích của
người Việt với loại thực phẩm này. Tại Việt Nam, mì gói là một sản phẩm
không thể thiếu của hầu hết các hộ gia đình và có đến 90% hộ gia đình Việt
Nam sử dụng thực phẩm này. 

6
2. Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là
bệnh béo phì, tim mạch…. Nên họ sẽ chọn những sản phẩm tốt, an toàn, ít
lượng chất béo.

Theo khảo sát hành vi tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền 131 người tại
TP.HCM về điều mà khách hàng quan tâm khi chọn sản phẩm có thể thấy
được mức độ quan tâm về dinh dưỡng đứng thứ ba trong số các tiêu chí lựa
chọn mì, ta có thể thấy người dân dần bắt đầu chú trọng đến việc bảo vệ sức
khỏe khi sử dụng nên việc tiêu dùng và sử dụng mì cũng đang dần được chú
trọng. Đặc biệt, ngày nay người Việt Nam rất chú trọng đến hàm lượng chất
béo trong sản phẩm do Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ béo phì gia
tăng nhanh chóng. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc béo phì đang tăng rất
nhanh ở khu vực Đông Nam Á, trong đó dẫn đầu về tốc độ là Việt Nam.
(Theo Fitch Solutions Macro Research, dẫn nguồn từ hãng tin Bloomberg)
Ngoài ra qua khảo sát thực tế, nhiều bà nội trợ có xu hướng chuyển
sang mì ngoại nhập vì lo lắng về chất lượng của các loại mì trong nước.
3. Chi tiêu cho mì gia tăng:
Thị trường mì ăn liền Việt Nam cũng nằm trong xu hướng “cao cấp
hóa” của thế giới, khi người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm
đắt tiền hơn. Các sản phẩm mì ngoại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...
đổ bộ vào Việt Nam với giá bán trung bình 20.000-40.000 đồng/gói, những
7
gói mì nhập khẩu với giá trên dưới 100.000 đồng/gói không hiếm. Thậm chí
vào năm 2017, mì ăn liền có kèm hai con bào ngư thật nhập từ Malaysia đã
tạo ra cơn sốt tiêu dùng dù giá bán lên tới 150.000 đồng/gói nhưng người tiêu
dùng sẵn sàng chi trả.
Theo số liệu thống kê thương mại xuất nhập khẩu của Cục Hải quan
Hàn Quốc cho biết kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc năm 2015
đạt 201.879.000 USD, đến năm 2019 đã đạt 466.996.000 USD, tăng gấp 2.74
lần. Đặc biệt, trong năm 2019, Việt Nam nằm trong top 10 các nước nhập
khẩu với 5.669 tấn.

Quốc gia Số lượng nhập khẩu (Tấn)


Trung Quốc 41.537
Mỹ 14.908 
Nhật Bản 9.638
Indonesia 5.988
Đài Loan 5.962
Việt Nam 5.669
Thái Lan 5.170 

Chuyên gia tài chính Trần Đình Phương nhìn nhận: “Đô thị
hóa cao, lối sống bận rộn kết hợp với tăng trưởng kinh tế dẫn đến
hình thành tầng lớp trung lưu có thu nhập tốt và sẵn sàng chi mạnh
tay cho mặt hàng đắt tiền”.

IV. Thách thức:


1. Cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi lâu năm:
Hiện nay, các thương hiệu mì gói có tên tuổi lâu năm đã chiếm được
niềm tin của hầu hết người dân Việt Nam như: Hảo Hảo, 3 miền, Omachi,
Kokomi, Gấu đỏ … và một số thương hiệu mì dường như được người dân
Việt Nam xem như là linh hồn của người Việt và không xa lạ gì đó chính là
mì Hảo Hảo của công ty CP Acecook Việt Nam. Hảo Hảo – nhãn hàng mì nổi
tiếng của công ty này đã chính thức được Tổ chức kỷ lục Việt Nam –
Vietkings xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất

8
trong 18 năm” (từ năm 2000 đến năm 2018) với hơn 20 tỷ gói mì ăn liền được
phục vụ cho người tiêu dùng.
2. Sự đa dạng của đối thủ :
Không chỉ nổi tiếng với loại mì pha hảo hạng nhưng với mức giá quá
bình dân ấy, mà hiện nay Hảo Hảo còn lấn sân sang thị trường mì xào, mì
trộn, mì hộp hay mì Omachi của công ty Masan còn cho ra mắt các loại mì
mới như mì spaghetti, mì hộp với xúc xích tươi nguyên cây và mới đây công
ty mới cho ra mắt sản phẩm cháo tim gan đóng gói thu hút được rất nhiều sự
chú ý của khách hàng. Sự thu hút này không chỉ đến từ mẫu mã đẹp bên
ngoài, mà còn thu hút khách hàng bởi các tiêu chí được đặt ra ngay trên bìa
hộp: “tim gan nguyên miếng”, “cháo tươi như mới nấu” đã đánh vào được
tiêu chí tiêu dùng của khách hàng đó là “tươi”, “nguyên miếng”. bước vào
siêu thị hay các quán tạp hóa dù nhỏ khách hàng sẽ bắt gặp ngay giá nhỏ in
hình sản phẩm mới lên và được đặt ngay trước tiệm hay được dán ở đầu mỗi
gian hàng siêu thị với đèn nhấp nháy hay hình ảnh tạo nét vô cùng thú vị
Rõ ràng so với sự đa dạng về loại mì, chiến lược marketing rộng rãi về
sản phẩm của mình cùng với sự tiếp cận thị trường nhanh chóng và rộng rãi
đã giúp họ vượt xa hơn so với mì Indomie.
3. Cơ cấu bữa ăn của người Việt thiên về thực vật nên họ sẽ ưu tiên
chọn những sản phẩm có rau, bổ xung đầy đủ chất xơ.
Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, sau lúa gạo là đến rau quả. Vì
nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt nên Việt Nam có
nhiều rau quả. Đối với người Việt Nam thì Đói ăn rau, đau uống thuốc; Ăn
cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống; Ăn cơm không rau như
đánh nhau không có người gỡ... Do là xứ sở phong phú nhiều loại rau quả nên
mùa nào thức ấy, thực đơn người Việt nhiều món canh, món xào với các loại
rau xanh, các loại quả như: bầu bí, mướp, đu đủ... và cả các hoại hoa như: hoa
thiên lý, bắp chuối, kim châm, bông hẹ, sầu đâu... Người Việt Nam còn có
món ăn đặc thù là canh tập tàng với rất nhiều loại rau.

9
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
1. Thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu của mì Indomie hướng đến bao gồm học sinh, sinh
viên, và người đi làm dưới 35 tuổi. Những người thường bận rộn, có ít thời
gian chuẩn bị bữa ăn cho bản thân.
Học sinh (12-18 tuổi)
Tần suất học sinh sử dụng mì từ 1-2 lần/ tuần.
Tại Việt Nam, giờ vào học của học sinh khác sớm nên thời gian dành
cho bữa sáng không nhiều mà sự tiện lợi của mì đã giúp giải quyết vấn đề đó.
Ngoài ra, học sinh thường ăn vào giữa buổi và buổi chiều trước khi đi học
thêm hay những lúc học phải thức đêm hoàn thành bài tập…
Từ 12-18 tuổi đang là độ tuổi vô cùng năng động, hiếu kì, yêu thích sự
mới mẻ, đa dạng và được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông nên
sở thích của học sinh luôn dễ dàng thay đổi. Vì vậy học sinh bị tác động bởi
những quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nên thay đổi loại mì
thường xuyên.
Chi tiêu cho 1 gói mì của học sinh không nhiều, dao động từ 3000 đồng
– 7000 đồng/gói
Sinh viên (18-22 tuổi)
10
Sinh viên sử dụng mì thường xuyên hơn, từ 2-5 lần/ tuần.
Sinh viên ăn mì gói thường xuyên, có thể ăn vào ba bữa sáng, trưa và
tối, những lúc bận rộn với việc học, công việc làm thêm và cả những lúc
không có đủ tiền chi tiêu… Cuộc sống sinh viên thường chủ yếu do ba mẹ trợ
cấp nên không có nhiều tiền để chi tiêu. Kể cả khi tìm thêm việc làm ngoài
giờ học nhưng thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của sinh viên. Do
đó mì được xem là một giải pháp tối ưu dành cho họ, bữa ăn nhanh-gọn-rẻ.
Ở độ tuổi này sinh viên luôn muốn trải nghiệm sự mới mẻ, đa dạng với
những mùi vị và kiểu dáng nên việc thay đổi loại mì cũng thường xuyên hơn.
Chi tiêu cho 1 gói mì cũng không quá cao: 3000 đồng – 10000
đồng/gói.
Người đi làm dưới 35 tuổi
Tần suất sử dụng của người đi làm cũng giống với học sinh, từ 1-2 lần/
tuần.
Những người đi là thường ăn mì gói thay cho bữa sáng hoặc họ ăn mì
vào những công việc bận rộn không có đủ thời gian ăn bữa cơm. Bởi vi công
việc khá ổn định nên mức thu nhập của họ dư dả hơn nhiều so với sinh viên
vừa học vừa làm nên họ có nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn nhanh gọn. Người
đi làm sẽ không còn bị tác động bởi những quảng cáo hay phải quan tâm tới
thu nhập nên họ thường trung thành với một loại mì.
Chi tiêu cho 1 gói mì: 7000 – 20000 đồng/gói.
2. Định vị:
Khách hàng trẻ tuổi và những khách hàng thường xuyên bận rộn là
những khách hàng được hướng tới.
Indomie - mì xào khô được sấy bằng nhiệt gió đem lại sự tiện lợi và sợi
mì dai ngon.
3. Đề xuất chiến lược:
3.1. Chiến lược sản phẩm:
 Phát triển sản phẩm đóng gói bằng ly:

11
Với những người học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công sở là
những người luôn chọn dùng bữa ngay tại trường học, nơi làm việc để tiện
cho ca học, ca làm việc tiếp theo trong ngày. Chiến lược phát triển sản phẩm
đóng gói bằng ly có sẵn nắp đậy có lỗ để se nước, và thìa sẽ giúp cho việc chế
biến dễ dàng, nhanh gọn, khách hàng có thể dùng ngay trong ly không cần
phải thêm các vật dụng rườm rà khác. Và điều tiện lợi nhất và ăn xong có thể
vứt ly ngay vì các vật dụng đi kèm đều là nhựa dùng cho một lần.
 Phát triển sản phẩm mì nước trong ly:
Phần mì được trộn sẵn sau đó hút chân không đặt vào trong ly. Người
tiêu dùng chỉ cần bỏ ra và cho vào lò vi sóng để có thể thưởng thức.
Về phần nước mì, khi khách hàng không dùng hết, sẽ có 1 gói hóa chất
được đóng gói nhỏ đi kèm phòng khi khách hàng không dùng hết có thể đặt
vào nước mì còn thừa lại để nó đông lại thì khi vứt vào thùng rác sẽ giúp cho
việc phân loại rác dễ dàng hơn
 Phát triển thêm các vị để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn
Hiện nay, khách hàng sẽ thích thú với các loại mì có gắn mác đồ
“tươi”, các vị đặc biệt mới lạ mà xuất xứ từ Indonesia để khách hàng thích thú
và muốn thử ngay hương vị của nước bạn như là vị cá nướng sốt ketchup ikan
bakar, vị bò hầm nước cốt dừa Rendang, vị thịt xiên Satay, đây đều là các
món đặc sản nổi tiếng của vùng đất này. Với những thực khách chưa có cơ
hội được đặt chân đến đây để nếm thử thì khi phát triển mì với các hương vị
mang đậm gia vị truyền thống này sẽ rất thu hút khách hàng trên thị trường
Việt Nam. Và sẽ thêm một ít đồ tươi để đánh vào tâm lý của khách hàng cũng
như gia tăng sự hấp dẫn của mì ăn liền
 Thêm các tiêu chí đặc biệt của sản phẩm ngay trên bao bì:
Khách hàng khi chọn sản phẩm, thay vì lật mặt sau bao bì và đọc các
thành phần dinh dưỡng, thì thường sẽ bị thu hút hơn bởi màu sắc của gói mì
cũng như các tiêu chí được in ở mặt trước – nơi có thể dễ dàng nhìn thấy
ngay.

12
+ Về màu sắc thì vẫn giữ nguyên màu đỏ, hồng, tím, xanh và sẽ thêm
màu vàng.
+ Về bao bì, thêm các đặc điểm nổi bật của sản phẩm ở mặt trước để
thu hút khách hàng như: “có thịt bò tươi 100%”, “cá nướng sốt đặc biệt
ketchup ikan bakar”
 Phát triển mì trộn sẵn:
Mì sẽ được công ty trộn sẵn, đóng gói và hút chân không và đặt vào
trong ly nhằm giữ được độ tươi ngon của mì và tăng độ tiện lợi của sản phẩm.
3.2. Chiến lược giá:
 Với mì trộn hiện nay đang có mặt trên thị trường, để nâng tầm
sản phẩm thì sẽ đặt mức giá ở 6.000đ/gói
 Với loại mì ly, vì tiện lợi hơn trong việc vệ sinh, nhanh gọn nên
sẽ có mức giá 9.000đ/ly
 Với loại mì có đồ tươi, vì đem lại cho người dùng một loại vì
vừa mang hương vị truyền thống và vừa được thưởng thức đặc sản của đất
nước nên sẽ có mức giá là 12.000đ/gói
 Giá bán buôn:

1 thùng 40 gói 190000 đồng


Từ 5 thùng trở lên Chiết khấu 10%
Từ 20 ly trở lên Chiết khấu 5%

3.3. Chiến lược phân phối

Chiến lược bán sản phẩm theo kênh phân phối gián tiếp (Kênh phân phối sử
dụng trung gian). Cụ thể:

 Phân phối đến các cửa hàng nhỏ lẻ

Hàng hóa sản xuất ra trước hết sẽ được phân phối qua 2 trung gian là nhà bán
sỉ/nhà bán buôn và nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng.( Kênh phân
phối 2 cấp)

Công ty PT. Các nhà bán Các cửa Khách hàng


13
Indofood sỉ, nhà bán hàng tạp
CBP Sukses Cuối cùng
buôn hóa
Makmur Tbk
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người tiêu dùng ngần ngại mua hàng tại các
siêu thị bởi nhiều nguyên nhân do gửi xe, tốn thời gian, không thuận tiện
đường đi,…Và người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mua tại các tạp hóa
nhỏ, lẻ gần nhà, nơi mà người tiêu dùng thường sẽ chọn mua với tiêu chí: gần,
thủ tục mua bán nhanh chóng dễ dàng . Vì vậy, việc phân phối sản phẩm vào
các hàng tạp hóa là thị trường rất nhiều tiềm năng.

 Sử dụng kênh phân phân phối hiện đại – bán hàng trực tuyến trên các
trang thương mại điện tử

Thời đại Công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ. Bán hàng
kiểu truyền thống giờ đây đã bị bán hàng qua internet cạnh tranh cực kỳ khốc
liệt. Để có thể thành công cần mở rộng nhiều kênh bán hàng (trên các kênh
thương mại điện tử, mạng xã hội,…). Indomie tiến tới phát triển mạnh mẽ hơn
nữa các trang bán hàng trên facebook, các trang thương mại điện tử ( Lazada,
shoppe, tiki) để tiếp cận người tiêu dùng qua internet một cách linh hoạt hơn.

3.4. Chiến lược xúc tiến:


 Sử dụng thẻ trúng thưởng trong gói mì để thu hút khách hàng:
Bên trong gói mì Indomie bất kì mà khách hàng mua sẽ có một thẻ với
các chữ cái trong 7 chữ cái “I N D O M I E” và nếu có đủ 7 cái thẻ, khách
hàng sẽ nhận được 1 thùng mì và được chọn vị trong 5 vị của mì Indomie.
Trong mỗi gói mì Indomie sẽ có một chiếc thẻ cào với những phần quà hấp
dẫn dành cho khách hàng may mắn:
1 giải nhất: 1 máy rửa bát ABMRB08 trị giá 9.000.000 đồng.
2 giải nhì: Khách hàng được sử dụng mì ăn liền Indomie trong vòng 1
năm
1000 giải khuyến khích: 1 thùng mì Indomie vị truyền thống.
 Tham gia hoạt động từ thiện:
14
Indomie có thể thông qua các hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hội
khiến mọi người biết đến và sử dụng nhiều hơn như doanh nghiệp lớn thứ 3 là
Asia Food chọn hướng đi thông qua các hoạt động đóng góp cho xã hội
(CSR). Chiến lược của hãng này đó là áp dụng để nhận diện thương hiệu mì
Gấu Đỏ là “Với mỗi gói mì bán ra sẽ đóng góp 10 đồng vào quỹ trẻ em
nghèo”
 Marketing trực tiếp thông qua Internet
Theo báo cáo thống kê Digital Việt Nam 2020, hiện đang có 68,17 triệu
người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Do
đó, sản phẩm tiếp cận tới người tiêu dùng vô cùng dễ dàng và người dân có
thể nhận diện được thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng. Hiên nay, các
kênh ăn uống đang phát triển vô cùng nhanh chóng, được theo dõi với số
lượng vô cùng lớn do đó Indomie có thể quảng cáo sản phẩm đến người dân
thông các kênh trên internet.
 Hợp tác với các công ty sản xuất đồ dùng văn phòng phẩm để 1uảng
cáo sản phẩm.
In hình sản phẩm lên bìa các cuốn vở, cuốn sổ tay hay những chiếc
bình và cốc uống nước … để có thể tiếp cận tới bất kì ai.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://cafebiz.vn/4-dai-gia-mi-goi-thu-ve-hon-1-ty-usd-moi-nam-masan-
dang-nhanh-chong-chiem-thi-phan-20201210155113436.chn
2. https://e.vnexpress.net/news/business/data-speaks/vietnam-remains-a-top-
five-instant-noodles-consumer-4109225.html
3. https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/thi-truong-mi-goi-
khoc-liet-cuoc-dua-gianh-mieng-banh-thi-phan-7970.html
4. https://healthvietnam.vn/song-khoe/tac-hai-cua-mi-an-lien
5. https://nhatest.wordpress.com/2012/02/20/nghien-c%E1%BB%A9u-
hanh-vi-tieu-dung-c%E1%BB%A7a-khach-hang-v%E1%BB%81-s
%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m-mi-an-li%E1%BB%81n/
6. https://careplusvn.com/vi/viet-nam-co-ty-le-beo-phi-tang-nhanh-nhat-
dong-nam-a
7. https://vietnambiz.vn/nghich-ly-thi-truong-mi-an-lien-viet-nam-gia-cao-
de-ban-99824.htm)
8. https://plo.vn/kinh-te/soi-dong-thi-truong-mi-tom-sieu-dat-955815.html
9. http://vietnam.ajunews.com/view/20200825084939610

16
10.http://www.marketingchienluoc.com/marketing/l%C3%BD-thuy
%E1%BA%BFt-marketing/25021-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-h
%C3%ACnh-k%C3%AAnh-ph%C3%A2n-ph%E1%BB%91i-trong-
marketing
11. https://marketingai.admicro.vn/marketing-mi-lien-bung-bo-tai-viet-nam/

17

You might also like