You are on page 1of 13

BÀI THI NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU

TỔNG HỢP
HỌ TÊN: MAI THỊ NGỌC HOA
K158
CÂU 1: Điều kiện giao hàng quyết định giá bán như thế nào? Tại sao?
Đặt vấn đề:
Công ty TNHH A của Việt Nam ở Thốt Nốt Cần Thơ xuất bán 100 tấn gạo Jasmine
cho cty B
của Hong Kong. Đóng bao PP 25kg trong 04 containers 20’. Giao hàng tháng
1/2018, đi
từ cảng HCM sang cảng Hong Kong. Thanh toán LC at sight 100%. (A) Giá xuất
xưởng
500USD/tấn. Các chi phí cho các chứng từ xuất khẩu khác như sau:
(a) Giám định chất lượng: 5 triệu cả lô;
(b) Kiểm dịch 500 ngàn/lô;
(c) Hun trùng 1 triệu cả lô;
(d) Giấy phép xuất khẩu: 500 ngàn/lô;
(e) Bank charge: 100USD/lô
(f) Phí bảo hiểm: 1 triệu/lô
Với các thông tin khác như sau:
(1) Vận chuyển hàng từ kho người bán ở Cần Thơ => HCMC Port: 3 triệu/container
(2) Chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu: 500k/lô. Hàng không đóng thuế XK
(3) Cước vận chuyển từ HCMC đi Hong Kong được chào như sau:
(i) Ocean frieght: 200USD/cont
(ii) Phí THC (THC) đầu bốc: 50USD/cont
(iii) Phí THC (THC) đầu dỡ: 50USD/cont
(4) Chi phí nhập khẩu: Thuế nhập khẩu + phí và lệ phí: 10USD/tấn
(5) Vận chuyển từ Hong Kong port về kho người mua: 100USD/cont
(6) Phí bảo hiểm: I = 70USD/lô
Tỷ giá hối đoái: 1USD = 22900VND
Giải quyết vấn đề:
Đây là bài toán chi phí/giá bán, hãy bỏ qua các vấn đề liên quan đến rủi ro.
EXW (Seller’s warehouse) = (A) + (a) + (b) + (c) + (d) + (e) + (f)
=> Dù bán hàng theo điều kiện gì, người bán cũng phải chuẩn bị bộ chứng từ đầy
đủ cho người
mua
FCA (Seller’s warehouse) = EXW (Seller’s warehouse) + (2)
FCA (HCMC Port) = EXW (Seller’s warehouse) + (2) + (1)
FAS (HCMC Port) = FCA (HCMC Port)
FOB (HCMC Port) = FAS (HCMC Port) + (3)(ii)
CPT (Hong Kong Port) = FOB (HCMC Port) + (3)(i)
CIP (Hong Kong Port) = CPT (Hong Kong Port) + (6)
CFR (Hong Kong Port) = CPT (Hong Kong Port)
CIF (Hong Kong Port) = CIP (Hong Kong Port)
DAT (Hong Kong Port) = CFR (Hong Kong Port) + (3)(iii)
DAP (Buyer’s warehouse) = DAT (Hong Kong Port) + (5)
DDP (Buyer’s warehouse) = DAP (Buyer’s warehouse) + (4)
Bài tập Quy đổi giá bán:
Về mặt chi phí:
CIF = CFR + I = FOB + F + I
CIF = FOB + F + Rx110%xCIF
FOB = CIF - F - 1.1xRxCIF
FOB = CIF x (1 – 1.1xR) – F
CIF = (FOB + F) : (1 – 1.1xR)
Với F = freight là cước phí vận chuyển và I = Insurance là phí bảo hiểm cho lô hàng
Câu 2: Ngoài Hợp đồng (Contract, Agreement), còn có P/O; P/I; S/C… cũng
được xem là một hình thức của hợp đồng. Vậy nó là gì? Ai soạn ra? Xuất hiên
trong hoàn cảnh nào? Cách soạn có giống hợp đồng không?
PI = Proforma Invoice; SC = Sales Confirmation; PO = Purchase Order
- Đây thực ra chính là một dạng ngắn gọn của hợp đồng, thường dùng trong các
trường hợp hai bên mua bán có mối quan hệ thân thiết, tin cậy, đã có hợp đồng
nguyên tắc trước đây, số lượng đơn hàng dày đặc mỗi ngày, mỗi tuần... Do vậy, đòi
hỏi form thức hợp đồng phải ngắn gọn (thường là một mặt giấy), khi đó, hai bên chủ
động xem các bản PI, PO, SC như một thoả thuận mua bán (Chỉ cần có đóng dấu,
ký tên hoặc email xác nhận là cấu thành thoả thuận hoàn chỉnh).
- PI là hoá đơn tạm/hoá đơn chiếu lệ: Đây không phải là Hoá đơn Thương mại =
Commercial Invoice để người mua thực hiện việc thanh toán. Hoá đơn này được lập
ra khi cả hai chưa ký thoả thuận mua bán, thoả thuận chưa được thực hiện. Nó thể
hiện nội dung sơ bộ của việc mua bán hàng. PI là do người bán lập ra.
- PO là đơn đặt hàng: do người mua lập ra. Nhằm xác nhận ý chí mua hàng.
- S/C là xác nhận bán hàng: do người bán lập ra. Nhầm xác nhận việc đồng ý bán
hàng cho người mua.
- Nhìn chung, tuy ngắn gọn nhưng nếu có sự đồng ý của hai bên thì 03 loại văn bản
này vẫn cấu thành nên thoả thuận mua bán hoàn chỉnh.
Câu 3: Nếu bạn là người bán và là người thuê tàu Liner. Chứng từ cuối cùng
để chứng minh rằng hàng của bạn đã lên tàu là chứng từ gì? Hãy trình bày các
bước nghiệp vụ sau đây:
- Soạn nội dung một email để check giá cước từ forwader/hãng tàu?
- Việc lấy booking sớm hay muộn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Kiểm tra
những nội dung gì tên một booking? Có cần báo booking cho người mua
không? Tại sao?
- Cần cung cấp những thông tin gì và bao giờ gửi cho hãng tàu thông tin đó để
họ làm bill draft? Những thông tin đó bạn lấy ở đâu?
- Chứng từ chứng minh hàng đã lên tàu là B/L ( Bill of lading )
- Nội dung email check giá:
+ Tên hàng/loại hàng:
+ Số lượng containers/loại containers nếu là hàng nguyên/đầy containers. Nếu là
hàng lẻ/không đầy cont thì cung cấp cho số kiện, số kg, số khối;
+ Loại bao bì, cách đóng gói;
+ Tên cảng đi (cung cấp thêm Nơi lấy hàng: nếu muốn FWD vận chuyển luôn từ kho
người XK ra cảng bốc)
+ Tên cảng đích (cung cấp thêm Nơi hàng đến cuối cùng: nếu muốn FWD vận
chuyển luôn hàng từ cảng đích về kho người NK)
+ Thời điểm giao hàng = Delivery time:
+ Điều kiện bán hàng (Incoterms)
- Trên Booking cần kiểm tra :
+ Tên người đặt booking: tên người mua cước
+ Số lượng containers, loại containers: phải đúng như lúc đầu người thuê tàu yêu
cầu
+ Ngày tàu chạy, Ngày tàu đến: phải đúng như lúc đầu người thuê tàu yêu cầu
+ Tên tàu, số chuyến: Nếu có tàu chuyển tải phải ghi rõ
+ Cảng đi: phải đúng như lúc đầu người thuê tàu yêu cầu
+ Cảng đến: phải đúng như lúc đầu người thuê tàu yêu cầu
+ Nơi lấy containers rỗng: bãi CY, CFS hay Depot hay ICD hay cảng nào?
+ Nơi hạ containers hàng: bãi CY, CFS hay Depot hay ICD hay cảng nào?
Cần báo booking cho người mua vì : Nếu người XK thuê tàu, người XK phải gửi
Booking Note cho người NK xem để người NK kiểm tra thông tin/để người NK yên
tâm chuẩn bị các công việc khác/hoặc theo thoả thuận trên hợp đồng là phải gửi/báo
cho người NK biết về điều này;
Nếu người NK thuê tàu, người NK phải gửi Booking Note cho người XK xem để
người XK kiểm tra thông tin/để người XK yên tâm chuẩn bị các công việc khác/hoặc
theo thoả thuận trên hợp đồng là phải gửi/báo cho người XK biết về điều này.
- Cần cấp những thông tin để làm Bill Draft và bao giờ gửi:
+ Dựa vào Chi tiết B/L mà shipper đã gửi, hãng tàu sẽ tiến hành làm B/L nháp, và
gửi cho shipper xác nhận thông tin.
+ Shipper kiểm tra thông tin đồng thời gửi B/L nháp này cho người NK kiểm tra và
xác nhận B/L này (quan trọng nhất là xác nhận thông tin của Consignee và Noify
Party).
+ Shipper tuyệt đối chi được xác nhận B/L nháp với hãng tàu sau khi có sự xác nhận
từ phía người NK.
+ Việc xác nhận của shipper với hãng tàu thường phải diễn ra trễ nhất là 01 ngày
trước ngày tàu chạy.
+ Nếu shipper không xác nhận/hoặc không kịp xác nhận, hãng tàu hiển nhiên xem
thông tin trên B/L nháp là thông tin chính xác cuối cùng. Bất kể yêu cầu tu chỉnh nào
phát sinh sau ngày tàu chạy đều phát sinh chi phí, gọi là phí tu chỉnh B/L.
Câu 4: Hãy nêu sự khác nhau về quy trình, chi phí và hoàn cảnh/mục đích sử
dụng của Bill Gốc, Bill Surrendered và Sea Way Bill. Sự khác nhau của FCR và
On board Bill of Lading: hoàn cảnh sủ dụng, chi phí?
Nêu 04 trường hợp giao hàng lẻ có sử dụng House Bill và Master Bill?
- Bill gốc:
+ Là vận đơn có ghi chữ “original” trên tên vận đơn, hoặc dấu mộc đỏ dập trên mặt
trước vận đơn;
+ Một bộ vận đơn thường có 03 bản gốc
+ Nếu 01 trong 03 bản gốc đã được xuất trình được để nhận hàng, thì 02 bản còn lại
không còn giá trị nhận hàng.
+ Trong thanh toán bằng L/C, thông thường người NK sẽ yêu cầu người XK gửi cho
họ 01 trong 03 bản gốc (02 bản gốc còn lại gửi cho ngân hàng Mở giữ). Người XK
tuyệt đối không nên gửi 01 bản gốc ký hậu để trống vì lúc này người NK có thể nhận
hàng mà không cần ngân hàng Mở giao 02 bản gốc kia. Một khi người NK đã lấy
hàng bằng bản gốc thứ nhất, thì hai bản gốc còn lại không có giá trị nhận hàng.
+ Chỉ có vận đơn gốc mới chuyển nhượng/sang tay được.
- Sea Way Bill
+ Quy trình:
(1) Người XK giao hàng cho hãng tàu và yêu cầu sử dụng SWB, không phát hành
B/L gốc;
(2) Hãng tàu sẽ phát hành ra SWB giao cho người XK để chứng minh đã nhận hàng
của người XK.
(3) Ngay sau khi tàu chạy, hãng tàu đầu xuất báo cho hãng tàu đầu nhập biết về
việc sử dụng SWB. Lô hàng khi ấy coi như đã được thả ra sẵn. Hành động này
được văn phòng hãng tàu hai đầu thực hiện trên cùng một hệ thống điện tử nội bộ.
Việc thả hàng này diễn ra trên hệ thống điện tử nên người ta còn gọi đây là hình
thức E-B/L (Electronic B/L). Việc thả hàng diễn ra rất nhanh nên còn gọi là Express
Bill (Thả hàng tốc hành).
(4) Hãng tàu cho hàng đi. Hàng đến cảng đích.
(5) Dù người XK gửi/hoặc không cần gửi bản SWB này cho người NK khi gửi bộ
chứng từ lô hàng. (Chỉ cần gửi bản mềm để người NK yên tâm là hàng đã được
giao lên tàu)
(6) Người NK đến Văn phòng hãng tàu đầu nhập xuất trình Thông báo hàng đến +
và giấy giới thiệu công ty là lấy được hàng. (không cần có SWB bản cứng)
+ Chi phí: Chi phí sử dụng SWB là rẻ (có hãng tàu không thu phí) vì việc in các điều
khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau (như kiểu của B/L) được thay thế bằng việc dẫn
chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một
điều khoản ngắn gọn. Hãng tàu chỉ phát hành một bản gốc SWB trong khi phải phát
hành tối thiểu một bộ 3 bản gốc nếu sử dụng B/L.
+ Hoàn cảnh sử dụng: Vì những rủi ro vừa nêu mà SWB chỉ dùng khi:
(1) Người NK với người XK có quan hệ là công ty mẹ/con hoặc khách hàng thân
thiết, tin cậy; người NK đã trả trước tiền hàng; Người XK cho trả tiền chậm; số tiền
trong hợp đồng là nhỏ...
(2) Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, không cần phát hành B/L gốc;
(3) Người NK thường không có nhu cầu chuyển nhượng lại lô hàng bằng chứng từ
(SWB không chuyển nhượng được)
- Bill Surrendered
+ Quy trình: Tình huống 1: Người NK không lường trước được việc người XK chậm
chuẩn bị bộ chứng từ, chậm gửi bộ chứng từ (trong đó có B/L gốc).
(1) Người XK giao hàng cho hãng tàu
(2) Hãng tàu phát hành B/L gốc giao cho người XK
(3) Hãng tàu cho hàng đi. Hàng đã đến nhưng chứng từ chưa đến...
(4) Người NK yêu người XK hãy thả hàng (release hàng) bằng cách surrender bộ
B/L gốc;
(5) Người XK yêu cầu hãng tàu hãy thả hàng (release hàng) bằng cách surrender bộ
B/L gốc. Người XK phải mang bộ B/L gốc đến trả lại cho hãng tàu thì hãng tàu mới
thực hiện nghiệp vụ surrender.
(6) Hãng tàu đầu xuất thực hiện gửi điện tín (telex) cho Văn phòng hãng tàu đầu
xuất của họ ở nước nhập để thả hàng (release) cho người NK. Nên xuất hiện thuật
ngữ Telex Release B/L (hay Điện giao hàng) là do vậy.
(7) Hãng tàu đầu xuất sẽ Đóng dấu mộc đỏ chữ “Surrendered” lên B/L gốc hoặc B/L
Copy hoặc B/L Draft và scan và gửi bản scaned này cho người XK (không có bản
cứng nào được đưa cho người XK).
Vậy nên Surrendered B/L là một vận đơn không chuyển nhượng được.
Đôi khi hãng tàu cũng không đóng dấu mộc đỏ này. Họ chỉ xác nhận bằng email
rằng họ đã thực hiện việc surrender/thả hàng xong. Khi đó, nếu người NK nhất
quyết phải có dấu mộc đỏ này thì người XK có thể tự ý down dấu này trên internet
và dán vào file mềm của B/L Draft và gửi cho người NK cũng không sao (không phát
sinh rắc rối pháp lý cho người XK);
(8) Người XK gửi bản scan này cho người NK để chứng minh mình đã release hàng.
(9) Người NK chỉ cần ra hãng tàu đầu đến xuất trình giấy thông báo hàng đến và
giấy giới thiệu công ty là lấy được hàng. Không cần bản scan này. Có nghĩa là
không cần xuất trình B/L surrendered.
Tình huống 2: Hai bên đã biết trước được việc người XK sẽ chậm gửi bộ chứng từ
(trong đó có B/L gốc) và hãng sẽ đến sớm do vậy hai bên chủ động ngay từ đầu là
sẽ quyết định dùng Surrendered B/L. Và không yêu cầu hãng tàu phát hành B/L gốc
ngay từ đầu.
Quy trình thực hiện tương tự như trên, chỉ khác là người XK không phải trả lại B/L
gốc vì B/L không được phát hành ra.
+ Chi phí: Thấy rằng, người XK/NK sẽ phải trả hai lần lệ phí cho hãng tàu: Một lệ phí
cho việc phát hành B/L gốc và một khoản lệ phí cho nghiệp vụ Surrender bộ B/L gốc
này. Gây lãng phí.
Nếu người NK khó tính và tính toán chi li, họ có thể yêu cầu người XK phải trả phí
này, vì người gây ra vấn đề từ đầu chính là người XK – chậm làm ra/gửi chứng từ
đi. Một vài hãng tàu dễ chịu/có mối quan hệ tốt với chủ hàng, chỉ thu một lần phí:
hoặc là thu phí B/L hoặc là thu phí dịch vụ Surrender cho tình huống này.
+ Hoàn cảnh sử dụng: Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, không cần phát hành B/L gốc;
- Người NK thường không có nhu cầu chuyển nhượng lại lô hàng bằng chứng từ
(B/L surrendered không chuyển nhượng được)
- Người NK với người XK có quan hệ là công ty mẹ/con hoặc khách hàng thân thiết,
tin cậy.
- On board Bill of Lading: Người mua thường yêu cầu loại vận đơn này vì khi
đó hàng hoá mới chắc chắn đã lên tàu.Trên mặt trước vận đơn, có ghi ngày
“On board date”.
+ Nếu thanh toán theo L/C, hai bên nên dùng loại vận đơn này vì thông tin trên B/L
rõ ràng và ngân hàng ít từ chối thanh toán vì sai sót của chứng từ.
+ Nếu trên vận đơn có chữ in sẵn "Nhận để xếp" (Received for Shipment hoặc
Taken in Charge), thì khi Thuyền trưởng kí vận đơn, phải ghi thêm chữ "Đã xếp
hàng lên tàu, ngày tháng năm " để chứng minh cho việc đã xếp hàng, thể hiện bằng
tiếng Anh là "Laden on Board on 16 May 2018 " hoặc "Shipped on Board on 16 May
2018" và ngày đó là ngày giao hàng.
+ Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ "Shipped on Board", thì không cần ghi thêm gì
để chứn minh cho việc đã xếp, mà ngày kí vận đơn chính là ngày xếp hàng lên tàu
cũng là ngày giao hàng.
- FCR – Forwarder’s Cargo of Receipt:
+ Đối với việc gửi hàng dùng kiểu vận tải là đa phương thức (chủ động liên hệ một
NVOCC để thuê vận chuyển), hai bên người XK và người NK cũng vì lý do tin tưởng
nhau hoặc vì người NK đã trả tiền trước, mà không cần dùng F.B/L gốc, thì hai bên
sẽ chuyển sang dùng một kiểu giấy tờ đơn giản hơn F.B/L gốc đó là FCR. FCR viết
tắt của chữ FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt hoặc Forwarder’s Cargo of
Receipt (FCR) do FIATA đề xuất để sử dụng cho các người giao nhận.
04 trường hợp giao hàng lẻ có sử dụng House Bill và Master Bill?
FCL/LCL: nhận nguyên/giao lẻ
LCL/FCL: nhận lẻ/giao nguyên
LCL/LCL: nhận lẻ/giao lẻ
FCL/FCL: nhận nguyên/giao nguyên
Câu 5: Bạn là người Bán – Người thuê tàu, khi người mua yêu cầu bạn
Release lô hàng, bạn phải làm gì/làm việc với bên nào: trước khi release, cho
việc release và sau khi release?
hãng tàu ( forwarder ) gọi điện cho đại lý của mình ( người gửi hàng )  giải phóng
hàng thông qua cuộc điện, đồng thời cấp surrender bill cho shiper gởi hàng.
Câu 6: Hãy viết một email để yêu cầu công ty Bảo hiểm cấp Chứng thư bảo
hiểm (Mua bảo hiểm cho lô hàng). Thời điểm viết email này? Đính kèm email
này là chứng từ nào?
- Email bao gồm:
+ Tên chứng từ
+ Người bảo hiểm
+ Người được bảo hiểm
+ Đối tượng được bảo hiểm
+ Một vài dẫn chiếu khác
+ Thông tin vận tải
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Trị giá bảo hiểm V
+ Số tiền bảo hiểm A
+ Tỷ suất phí bảo hiểm R
+ Phí bảo hiểm
+ Bên giám định tổn thất: thường là một bên có văn phòng ở nước người nhập khẩu
+ Bên trả tiền bồi thường thiệt hại: thường là tên của công ty bảo hiểm
+ Bên thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại: thường là tên của công ty được bảo hiểm
+ Ngày phát hành/Nơi phát hành Đơn bảo hiểm
+ Chữ ký của bên phát hành Đơn bảo hiểm
- Đính kèm gồm các chứng từ:
+ Giấy yêu cầu bảo hiểm
+ Hợp đồng mua bán
+ Hoá đơn thương mại
+ Packing List
+ Vận đơn bản nháp
Câu 7: : Hãy nêu một bộ chứng từ xin C/O? Thời hạn cấp C/O? Chi phí cấp
C/O? C/O from nào là xin ở Bộ Công Thương, form nào là xin ở VCCI?
- Một bộ hồ sơ xin cấp C/O gồm các chứng từ sau:
- Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)
- Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn
vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O
lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê
quốc tế ICO).
- Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
+ Tờ khai hải quan hàng xuất + Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có)
+ Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ
quản lý hạn ngạch)
+ Vận đơn
- Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa:
+ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu, thành phẩm.
+ Ðịnh mức hải quan (nếu có)
+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu)
+ Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu
+ Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên
quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).
+ Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong
trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác
chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa)
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể yêu
cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề cụ thể,
hợp đồng, L/C, hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng,
hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,..
Ðối với các đơn vị lần đầu xin C/O, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị C/O
(Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên
hệ, ký trên chứng từ hồ sơ C/O và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình
hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ. Các chứng từ do cơ
quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.) đơn vị nộp
bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu. Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu
đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu
bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không
có giá trị đối chiếu). Lưu ý: cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên
quan đến việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.
• Những form C/O xin ở bộ công thương: C/O Form A, C/O Form D, C/O Form E,
C/O Form AK, C/O Form AJ, C/O Form AI, C/O Form VK, C/O Form VJ, C/O Form
VC, C/O Form S. • Những Form C/O xin ở VCCI: C/O Form A (VCCI không cấp C/O
Form A cho mẫu hàng giày dép xuất khẩu sang EU), C/O Form B, C/O Form AANZ,
C/O Form GSTP, C/O Form DA59, C/O Form TNK, C/O Form Anexco III (hàng giày
dép, dệt may xuất khẩu vào Mexico), C/O Form ICO
- Thời hạn cấp C/O:
Thời gian cấp C/O cho những thương nhân này là 3 ngày kể từ ngày thương nhân
nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Chi phí cấp C/O:
100.000 đ/bộ/4 trang theo quy định số 2706/2009/PTM-TT ngày 9 tháng 9 năm 2010
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc Ban hành phí xác  nhận
chứng từ thương mại
- C/O from nào là xin ở Bộ Công Thương, form nào là xin ở VCCI?
+ C/O xin ở BCT là : C/O A hàng giày dép xuất khẩu sang EU; C/O form D; C/O form
E; C/O form S; C/O form AK; C/O form AJ; C/O form VJ; C/O form AI; C/O form
AANZ; C/O form VC.
+ C/O xin ở VCCI: là các C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép
xuất khẩu sang EU).
Câu 8: Soạn một Invoice và một Packing List cần những nội dung cơ bản gì?
Căn cứ để soạn và kiểm tra 2 chứng từ này? Trên Invoice và Packing List có
thể hiện dung sai không? Tại sao?
Commercial Invoice là hóa đơn thương mại nó là một chứng từ quan trọng trong
ngoại thương cũng như trong bộ hồ sơ khai báo hải quan.
Trong một hóa đơn thương mại nội dung cơ bản sẽ gồm những phần sau:
- Số và ngày lập hóa đơn
- Tên, địa chỉ người bán và người mua
- Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền
- Điều kiện cơ sở giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Cảng xếp, dỡ
- Tên tàu, số chuyến,…
- Phương thức thanh toán
- Thông tin ngân hàng người thụ hưởng
- Đóng dấu ký tên người phát hóa đơn
Mục đích chính của hóa đơn thương mại (commercial invoice) là để làm chứng từ
thanh toán (người bán đòi tiền người mua). Vì vậy trên Invoice phải thể hiện được
số tiền cần thanh toán là bao nhiêu, các điều kiện kèm theo khác về hàng hóa, số
lượng, điều kiện thanh toán.
Packing list thường được gọi là phiếu đóng gói, là một chứng từ quan trọng trong
xuất nhập khẩu. Giúp chúng ta năm được thông tin chính xác bên trong lô hàng vận
chuyển những gì, phương thức đóng gói, số lượng,..
Trong một Packing list gồm nhưng nội dung chính sau:
- Số và ngày lập packing list
- Tên, địa chỉ người bán và người mua
- Thông tin hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, HS code, ..
- Điều kiện cơ sở giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Cảng xếp, dỡ ( cảng đi và cảng đến)
- Tên tàu, số chuyến,…
- Số lượng hàng theo đơn PCS
- Số lượng thùng (kiện), hộp đóng gói
- Trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng
Trên Invoice và Packing List có thể hiện dung sai để bảo vệ người bán và người
mua tránh những tranh chấp không đáng có vê sau
Câu 9: Nêu cách tính thuế Nhập khẩu, thuế Bảo vệ môi tường, Thuế Tiêu Thụ
đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu.
- Thuế NK:
1. Căn cứ tính thuế nhập khẩu (NK)
Đối với mặt hành áp dụng thuế suất thuế Nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
- Giá tính thuế từng mặt hàng;
- Thuế suất từng mặt hàng;
- Tỷ giá tính thuế;
- Đồng tiền nộp thuế.
Đối với mặt hàng áp dụng thuế nhập khẩu tuyệt đối:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;
- Tỷ giá tính thuế;
- Đồng tiền nộp thuế.
2. Giá tính thuế nhập khẩu (NK) Giá tính thuế nhập khẩu:
- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập
đầu tiên
- giá CIF;
- Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại
ở phương pháp xác định được giá tính thuế.
+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
- Thuế TTDB:
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
và thuế suất.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế
suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt = Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt x Trị giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt
- Thuế BVMT:
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân
với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
- Thuế GTGT:
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia
tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Câu 10: Nếu hàng vào luồng đỏ, lô hàng của bạn sẽ bị Hải quan xử lý thế nào?
Quy trình kiểm hoá hàng luồng đỏ mà hải quan sẽ tiến hành như sau:
+ Kiểm tra hải quan về tên hàng và mã số HS có đúng với hồ sơ khai báo và mã HS
quy định hay không.
+ Kiểm tra về số lượng lô hàng. Khi máy soi không xác định được hết số lượng và
khối lượng lô hàng, hải quan sẽ phải nhờ đến kết quả thương nhân giám định để
tiến hành kiểm hoá.
+ Kiểm tra chất lượng hàng hoá. Cơ quan hải quan sẽ lấy mẫy hàng hoặc dựa vào
các tài liệu catalogue của sản phẩm để đánh giá chất lượng hàng hoá. Nếu kết luận
của thương nhân và hải quan không có sự đồng nhất, vấn đề này có thể khiếu nại
lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Kiểm tra giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu lô hàng. Doanh nghiệp cần
đảm bảo rằng những lô hàng mà mình xuất nhập khẩu đều có tên trong danh mục
hàng được phép nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Phải có giấy phép xuất
nhập khẩu để trình lên coq quan hải quan.
+ Đối với các lô hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra nhà nước về
các loại hình thuộc kiểm tra chuyên ngành, hải quan sẽ dựa vào giấy đăng ký kiểm
tra chuyên ngành để tiến hành kết luận làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó.
+ Kiểm tra xuất xứ hàng hoá: Thông tin mục này đã được nêu rõ tại Điều 15 Nghị
định 19/2006/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 20/02/2006.
+ Kiểm hoá sẽ tiến hành kiểm tra về thuế suất hải quan.
+ Trong trường hợp hàng tạm nhập tái xuất hoặc tái xuất tạm nhập, doanh nghiệp
sẽ cần mô tả và cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại, xuất xứ, chụp ảnh
nguyên trạng lô hàng,...

You might also like