You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


---------***--------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Môn: Quản lý tài chính cá nhân

Lớp: Th.S TCNH 27 UD


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đỗ Quyên
Học viên Nguyễn Thị Khánh Linh
Mã học viên: 820231

Hà Nội, tháng 01 năm 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆN TẠI ............................................ 3

1. Tình hình tài chính chung hiện tại:........................................................................................... 3

2. Bảng thu/chi hàng tháng trong vòng 1 năm ............................................................................. 6

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN ................................... 9

1.Dài hạn (Đến khi nghỉ hưu – 60 tuổi): ........................................................................................... 9

2. Trung hạn ........................................................................................................................................ 9


2.1 Từ 25 đến 35 tuổi:.....................................................................................................................................9
2.2 Từ 35 đến 50 tuổi ....................................................................................................................................10
2.3 Từ 50 đến 60 tuổi ....................................................................................................................................11

3. Ngắn hạn (Trong vòng 12 tháng): ............................................................................................... 11

4. Lập kế hoạch tài chính cá nhân theo từng giai đoạn................................................................. 12


4.1 Giai đoạn ngắn hạn trong vòng 12 tháng .............................................................................................12
4.2 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 25 đến 35 tuổi: ................................................................14
4.3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 35 đến 50 tuổi: ................................................................16
4.4 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 50 đến 60 tuổi: ................................................................19
4.5 Bảng điều chỉnh kế hoạch chi tiêu 12 tháng tiếp theo dựa trên kế hoạch:........................................20

KẾT LUẬN............................................................................................................................... 22

1
MỞ ĐẦU

“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn
giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn” – đó là
những gì tâm đắc mà Robert Kiyosaki – tác giả bộ sách “Dạy con làm giàu” muốn nhắn
gửi đến chúng ta. Có thể nói, quản lý tài chính cá nhân được xem là chìa khóa để làm
chủ cuộc sống của mọi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết chính
xác về kỹ năng này. Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vận dụng những nguyên tắc
tài chính cơ bản trong kinh doanh để kiểm soát và sử dụng nguồn tài chính cá nhân một
cách hợp lý và hiệu quả. Quá trình quản lý tài chính cá nhân bao gồm theo dõi, đánh giá,
điều chỉnh tình trạng tài chính của cá nhân mỗi người theo cấp độ thời gian từ hàng
ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng, hàng năm.

2
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆN TẠI

1. Tình hình tài chính chung hiện tại:

TÀI SẢN NỢ VÀ GIÁ


TRỊ RÒNG

TÀI SẢN THANH NỢ NGẮN HẠN


TOÁN

Tiền mặt 750,000 Nợ thẻ tín dụng 14,500,000

Tiền gửi ngân hàng 8,500,000 Hóa đơn chưa trả 550,000
không kỳ hạn

Nợ ngắn khác 500,000

TÀI SẢN GIA NỢ DÀI HẠN


TĂNG

Tiền gửi ngân hàng 25,000,000 Trả góp nhà 1,250,000,000


có kỳ hạn

Cổ phiếu 10,000,000

3
TÀI SẢN HAO
MÒN

Giá trị xe 25,000,000

Giá trị nhà 2,500,000,000

Phí tập gym 7,500,000

TỔNG TÀI SẢN 2,576,750,000 TỔNG NỢ 1,265,550,000

GIÁ TRỊ 1,311,200,000


RÒNG:

Tình hình tài chính cá nhân có thể được phân tích thông qua các chỉ số về tỉ lệ
của các nhân tố trong bảng cân đối tài sản cá nhân như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng giá trị tài sản/ Tổng nợ phải
trả = 2,576,750,000/1,265,550,000 = 2,04

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát để đánh giá khả năng thanh toán của cá
nhân, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số
khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán
của cá nhân trong ngắn và dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq) thể hiện:

4
● Htq >2: Phản ánh khả năng thanh toán của cá nhân rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử
dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Tình hình tài chính sẽ khó
có bước tăng trưởng vượt bậc.
● 1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, cá nhân hoàn toàn
đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
● 0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của cá nhân thấp, khi chỉ số càng tiến
dần về 0, cá nhân sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu
cá nhân đó không có giải pháp thực sự phù hợp.

Dựa trên kết quả về tỷ lệ này theo tình hình tài chính cá nhân hiện tại, chỉ số đạt
mức 2,04, cho thấy khả năng thanh toán của bản thân đang ở mức tốt, có thể hoàn toàn
thanh toán những khoản nợ hiện tại, nhưng đồng thời chưa sử dụng hợp lý đòn bẩy tài
chính.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành…Hệ số này là căn
cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời
điểm trước đó của cá nhân.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn =
44,250,000/15,550,000 = 2,85

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) thể hiện:

● Hht thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của cá nhân yếu, là dấu hiệu báo
trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà cá nhân có thể gặp phải trong việc
trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi Hht càng dần về 0, cá nhân càng mất khả năng
chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.
● Hht cao (>1): Cho thấy cá nhân có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán
các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của cá nhân,
tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao
chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của cá nhân là tốt. Bởi vì có thể nguồn
tài chính không được sử dụng hợp lý.

5
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ
ngắn hạn là những khoản nợ mà cá nhân buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó cá nhân
phải sử dụng những tài sản thực có và tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành
tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng
hoán chuyển thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà cá
nhân đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của cá nhân. Nếu hệ số khả năng thanh toán
hiện thời tiến dần về 0 thì cá nhân khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính
của cá nhân đang gặp khó khăn và cá nhân có nguy cơ bị phá sản. Hạn chế của chỉ tiêu
này là phần tử số ( tài sản ngắn hạn) bao gồm nhiều loại kể cả những loại tài sản khó có
thể hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay như các khoản nợ phải thu khó đòi, các khoản
thiệt hại chờ xử lý.

Với chỉ số là 2,85 kèm theo việc toàn bộ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản
cao, có thể lập tức đổi ra tiền mặt và thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn, tình
hình tài chính của cá nhân được đánh giá là khá khỏe mạnh.

2. Bảng thu/chi hàng tháng trong vòng 1 năm

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Các khoản
thu

Tiền lương 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14

Tiền thưởng 2 56 0 0 1,5 6 0 8 2 0 0 1

6
Các khoản
chi

Sinh hoạt phí 3,5 2 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5

Chi phí đi lại 0,5 2,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 3 0,5 0,5 1

Ngoại giao 1 5 0,5 0,5 0,5 2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5

Sức khỏe 0 0 4,5 0,5 0 0 0 0 4,5 0 0 0

Học tập 4,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Mua sắm 0 2 0 0 0 3 0 0 0 3 0 0

Các quỹ

Chứng khoán 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

Gửi bố mẹ 3 10 3 3 3 5 3 5 3 3 3 3

Quỹ rủi ro 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

7
Tiết kiệm 0,5 45 -1,5 2,5 4,6 2 -1 9 -2 0 3 2,5

Sở dĩ có sự chi tiêu khác nhau giữa các tháng là do một số lí do sau đây:

Thứ nhất là do các khoản thưởng thêm của công ty trong quá trình làm việc trong
một năm vào các dịp như: thưởng Tết Nguyên Đán (thường từ 3 đến 4 tháng lương, tùy
vào hiệu quả kinh doanh của công ty và hiệu suất làm việc của bản thân), tiền thưởng
sinh nhật công ty (tháng 6), tiền thưởng du lịch hằng năm (tháng 8), tiền thưởng các
ngày kỉ niệm như 2/9, 22/12...Ngoài các khoản thưởng cố định còn có các khoản thưởng
khi kết thúc dự án, thưởng hiệu suất công việc trong tháng….

Lí do thứ hai là việc chi tiêu các khoản định kì: khám sức khỏe định kì tại bệnh
viện (6 tháng 1 lần), đóng tiền các khóa học online (6 tháng 1 lần)... Ngoài ra còn có các
khoản chi tiêu không cố định là tiền mua sắm vào các dịp như Tết Nguyên Đán, các
khoản mua sắm đột xuất….

Các tháng có khoản tiết kiệm âm sẽ được bù bởi những tháng khoản tiết kiệm
dương để trung bình cả 12 tháng không bị âm.

8
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

1.Dài hạn (Đến khi nghỉ hưu – 60 tuổi):

• Đi du lịch ít nhất 15 nước, chi phí trung bình từ 20-30 triệu


• Đóng bảo hiểm nhân thọ ít nhất 15 năm
• Tài khoản tiết kiệm ít nhất 10 tỷ
• Có ít nhất 2 bất động sản cho thuê, thu nhập thụ động từ 20-30 triệu đồng/tháng

2. Trung hạn

2.1 Từ 25 đến 35 tuổi:

Giai đoạn đầu trau dồi kỹ năng chuyên môn, tập trung tài chính cho hoạt động
học tập với các khóa học, chứng chỉ, bằng cấp… Tập đầu tư từ các kênh đầu tư cơ bản
như chứng khoán, vàng… mục đích chính là tích lũy kinh nghiệm, tạo thói quen theo
dõi và tập phân tích các chiều hướng của thị trường. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu tích
lũy từ số vốn nhỏ, lập các quỹ riêng cho các mục đích khác nhau như: học tập, đầu tư,
dự phòng rủi ro, tiết kiệm, sức khỏe…

Mỗi năm hoàn thành ít nhất 2 khóa học online về chuyên môn của bản thân hoặc
đầu tư tài chính trên các website như: coursera, udemy… chi phí từ 2,000,000 đến
2,500,000 mỗi khóa học.

Có ít nhất 2 chứng chỉ quốc tế về chuyên môn, phục vụ cho việc thăng tiến và
nâng cao thu nhập. Chi phí từ 40,000,000 đến 50,000,000 cho mỗi khóa học lấy chứng
chỉ. Hoàn thành khoá học thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng trước năm 25 tuổi

Với các chứng chỉ và bằng cấp, mục tiêu thu nhập từ công việc chuyên môn khởi
điểm là 14,000,000 và tăng từ 15-20% qua các năm. Trở thành chuyên viên trước năm
30 tuổi, mức lương mục tiêu tối thiểu là 30,000,000VNĐ.

Với mục tiêu tìm hiểu và tập đầu tư, kênh dễ tiếp cận và phổ biến nhất là chứng
khoán. Dành 10-15% thu nhập để tạo thành quỹ đầu tư. Ở giai đoạn này mục tiêu chính

9
là tìm hiểu và theo dõi thị trường, nên chưa đặt nặng mục tiêu về lãi. Quỹ đầu tư khi kết
thúc giai đoạn mục tiêu sẽ có khoảng 500,000,000.

Mua gói bảo hiểm “Con vươn xa” của FWD: 16,500,000/năm trong vòng 15 năm,
được hoàn tiền ở năm thứ 19.

Dành 10% thu nhập hàng tháng cho quỹ tiết kiệm dài hạn với phương án là gửi
tiền tại ngân hàng. Mục tiêu kết thúc giai đoạn tài khoản tiết kiệm sẽ có khoảng
200,000,000

Trả hết số nợ mua trả góp nhà, vì đây là số tiền vay từ gia đình nên sẽ không có
tính lãi.

Tiết kiệm khoảng 50,000,000 cho tổ chức đám cưới trước năm 30 tuổi, sau khi
lập gia đình sẽ có 1 con.

Tổng cộng giai đoạn thứ nhất sau khi trừ đi những chi phí cho nhu cầu thiết yếu
như ăn uống, gia đình… cần phải tích lũy được cho các mục tiêu lớn kể trên là ít nhất
2,400,000,000 VNĐ. Tức trung bình số tiền tích lũy là 240,000,000/năm và
20,000,000/tháng

2.2 Từ 35 đến 50 tuổi

Giai đoạn thứ hai tích lũy kiến thức quản lý, dung kiến thức, kinh nghiệm và vốn
từ giai đoạn thứ nhất đầu tư những kênh yêu cầu vốn lớn hơn như vàng, bất động sản…

Với bằng cấp và kinh nghiệm tích lũy ở giai đoạn thứ nhất, phấn đấu trở thành
chuyên viên cấp cao hoặc quản lý, mức lương dự kiến từ 40-50 triệu/tháng.

Tiếp tục đóng bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và gia đình, chi phí dự kiến
150,000/ngày (gói bảo hiểm của FWD).

Có nhà đất hoặc căn hộ chung cư lớn hơn đủ cho 1 gia đình 4 người

10
Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của cả gia đình khoảng 4,5 triệu/người/tháng
- gấp 1,5 lần mức trung bình của Đồng bằng Bắc Bộ năm 2018 (theo báo cáo của Tổng
cục thống kê năm 2018)

Có quỹ dự phòng ít nhất 6 tháng chi tiêu cho các trường hợp rủi ro.

Dành ít nhất 20% thu nhập hàng tháng cho việc nuôi dạy con cái.

Các quỹ tiết kiệm, đầu tư ở giai đoạn 1 sẽ tăng từ 3-4 lần khi kết thúc giai đoạn
thứ 2, ngoài ra sẽ có thêm các quỹ cho việc tích trữ cho trường hợp rủi ro dưới dạng
vàng, trái phiếu… và quỹ đầu tư bất động sản từ 2 đến 2,5 tỷ đồng.

2.3 Từ 50 đến 60 tuổi

Giai đoạn tập trung toàn bộ vốn, kinh nghiệm, kiến thức để đầu tư và kinh doanh
với các lĩnh vực như: mở công ty, góp vốn kinh doanh, bất động sản lớn… Thu nhập
chủ yếu đến từ đầu tư và các nguồn thu nhập thụ động, xây dựng nền tảng tài chính vững
chắc với các nguồn thu nhập thụ động trước khi về hưu.

Mục tiêu của giai đoạn này là hoàn thành mục tiêu dài hạn đã nêu ở trên

3. Ngắn hạn (Trong vòng 12 tháng):

Vì vẫn đang độc thân, chưa phát sinh nhiều chi phí trong cuộc sống thường ngày,
trong ngắn hạn 12 tháng nên chi phí cho cuộc sống chỉ cần ở mức trung bình tiêu chuẩn,
lối sống đơn giản, đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, sinh hoạt phí, đi lại...

Duy trì mức duy trì mức chi tiêu thiết yếu / đầu tư / tiết kiệm: 40/30/30

Mục tiêu chính là sau 12 tháng là trả được khoảng ⅓ sô tiền vay cho việc học đại
học (khoảng 40 triệu), bắt đầu quỹ đầu từ chứng khoán và có khoảng 30 triệu đồng, quỹ
dự phòng rủi ro với ít nhất 2 tháng chi tiêu cơ bản.

11
4. Lập kế hoạch tài chính cá nhân theo từng giai đoạn

4.1 Giai đoạn ngắn hạn trong vòng 12 tháng

Nguồn thu chính và ổn định hàng tháng là lương, được thể hiện chi tiết theo bảng
sau:

Mức lương 15,700,000

Mức lương bảo hiểm 4,729,400

Trừ BHXH, BHYT, BHTN 496,587

Trừ tiền Đoàn phí Công đoàn 149,000

Tổng thu nhập trước thuế 15,203,413

Trừ Thuế TNCN 210,171

Lương thực nhận 14,844,242

Chú thích: Thuế TNCN theo Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14: Mức giảm
trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng; Mức giảm trừ đối với mỗi người
phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Nguồn thu nhập chính sẽ được chia cho các khoản nhu cầu thiết yếu, đầu tư, tiết
kiệm theo tỉ lệ 40/30/30, cụ thể như sau:

• Nhu cầu thiết yếu: 14,844,242 x 40% = 5,937,696

Nhu cầu thiết yếu bao gồm ăn uống, sinh hoạt phí, chi phí đi lại:

Chi phí ăn uống trung bình: 100,000 x 30 ngày = 3,000,000

Sinh hoạt phí trung bình:

- Điện:400,000
- Nước: 100,000

12
- Internet: 150,000
- Quản lý chung cư: 675,000

Chi phí đi lại: 500,000

Nhu cầu khác: 1,100,000

• Đầu tư : 14,844,242 x 30% = 4,453,272

Đầu tư học tập trung bình hàng tháng: 1,000,000 bao gồm tiền mua sách chuyên
môn, mua khóa học online và tiền học thạc sĩ

Đầu tư bảo hiểm trung bình (gói bảo hiểm 16,500,000/năm): 1,375,000

Đầu tư cổ phiếu: 2,000,000

• Tiết kiệm: 14,844,242 x 30% = 4,453,272

Quỹ rủi ro: 700,000 để luôn tích lũy ít nhất 2 tháng chi phí sinh hoạt tối thiểu
(khoảng từ 8 đến 10 triệu) để đề phòng trường hợp rủi ro như mất việc, tai nạn, ốm
đau…

Phụng dưỡng và gửi bố mẹ: 3,000,000

Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng: 800,000

Tổng số tiền tích lũy sau 12 tháng:

Quỹ đầu tư cổ phiếu (chưa tính điều kiện lỗ/lãi): 12x2,000,000 = 24,000,000.
Muốn đạt mục tiêu 30,000,000 cần phải lãi 6,000,000 trong vòng 12 tháng, tương đương
25%. Với tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, kinh tế sẽ phục hồi, tổng mức lãi
25% trong vòng 12 tháng là hon toàn có thể đạt được.

Quỹ đề phòng rủi ro: 12x700,000 = 8,400,000. Quỹ tùy thuộc vào tình hình sức
khỏe và công việc của bản thân. Hiện tại với sức khỏe tốt và công việc vẫn ổn định, dự
đoán số tiền sau 1 năm của có thể sẽ chênh lệch khoảng 1 đến 2 triệu đồng. Nhưng luôn
giữ được ở mức 2 tháng sinh hoạt phí tối thiểu.

13
Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng: 12x800,000 = 9,600,000. Quỹ dùng để đầu tư cho
các dự định ở tương lai, gửi tiết kiệm với mức lãi suất trung bình 6% với kì hạn 12 tháng
tại các ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV...

Ngoài ra tiền thưởng dự kiến 1 năm của công ty dự kiến khoảng 60,000,000/năm
(đã trừ thuế) sẽ được dùng để thực hiện bù trừ cho các khoản chi tiêu khác trong năm
như mua sắm, quà cáp, ngoại giao…

4.2 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 25 đến 35 tuổi:

Từ 25 đến 30 tuổi, chưa lập gia đình, phong cách sống đơn giản, chi phí tiết kiệm,
số tiền chi tiêu, đầu tư và tích lũy vẫn chia theo tỉ lệ 40/30/30. Trong đó dành 45% số
tiền đầu tư cho quỹ chứng khoán.

Tổng số tiền thu nhập từ lương dự kiến: 250,000,000 x 120% ^ 5 = 662,080,000


(1)

Số tiền dành cho nhu cầu thiết yếu: 662,080,000 x 40% = 264,832,000 (2)

Số tiền dành cho đầu tư: 662,080,000 x 30% = 198,624,000 trong đó bao gồm

Quỹ đầu tư chứng khoán (chưa kể lãi/lỗ):198,624,000 x 45% = 89,380,800 (3)

Quỹ bảo hiểm: 16,500,000 x 5 = 82,500,000

Đầu tư học tập: 30,000,000

Số tiền dành cho tiết kiệm gửi ngân hàng (20% tổng số tiền dành cho tiết kiệm):

662,080,000 x 30% x 20% = 39,724,800 (4)

Như vậy, để thực hiện mục tiêu nhỏ là tiết kiệm 50,000,000 tổ chức đám cưới
trước năm 30 tuổi thì cần thêm 10,000,000 lãi từ đầu tư hoặc lương thưởng.

Từ 30 đến 35 tuổi, giai đoạn đã lập gia đình, phong cách sống và số tiền chi tiêu
hàng tháng nâng cao, theo dự kiến khoảng 4,500,000/người/tháng gấp 1,5 lần số tiền chi
tiêu trung bình của người dân Đồng bằng Bắc Bộ(Theo kết quả khảo sát mức sống của

14
người dân Việt Nam năm 2018 - Tổng cục thống kê). Đồng thời thu nhập dự kiến cũng
tăng gấp đôi do có cả từ 2 vợ chồng:

*Tổng số tiền thu nhập từ lương dự kiến: 662,080,000 x 120%^5x2 =


3,295,000,000 (5)

*Tổng số tiền chi tiêu của cả gia đình: 4,500,000 x 3 x 12 x 5 = 810,000,000 (6)

*Tổng số tiền dự kiến dành cho nuôi dạy con: 3,295,000,000 x 20% =
659,000,000 (7)

*Tổng số tiền dự kiến dành cho đầu tư: 3,295,000,000 x 30 % = 988,500,000

*Quỹ đầu tư chứng khoán (chưa kể lãi/lỗ): 988,500,000 x 45% = 444,825,000 (8)

*Quỹ bảo hiểm: 16,500,000 x 5 = 82,500,000

Số tiền đầu tư còn lại: 461,175,000 dành cho vàng và tạo quỹ đầu tư bất động
sản nhỏ ở giai đoạn tiếp theo. (9)

Số tiền dành cho tiết kiệm gửi ngân hàng (20% tổng số tiền dành cho tiết kiệm):

3,295,000,000 x 30 % x 20 % = 197,700,000 (10)

TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN:

Tổng số tiền dành để thực hiện các mục tiêu lớn tạm tính (tổng số tiền thu nhập
từ lương - số tiền chi tiêu cho nhu cầu của bản thân và gia đình): (1) - (2) + (5) - (6) -
(7) = 662,080,000 - 264,832,000 + 3,295,000,000 - 810,000,000 - 659,000,000

= 2,223,248000 (hiện thiếu khoảng 400,000,000 so với mục tiêu ban đầu)

Tổng số tiền của quỹ đầu tư chứng khoán (chưa kể lỗ/lãi):

(3) + (8) = 89,380,800 + 444,825,000 = 534,205,800 (đã đạt mục tiêu)

Tổng số tiền trong sổ tiết kiệm:

15
(4) + (10) = 39,724,800 +197,700,000 = 237,424,800 (đã đạt mục tiêu)

Như vậy số tiền trong quỹ đầu tư chứng khoán và số tiền đầu tư vàng và bất động
sản nhỏ (9) phải sinh lãi 400,000,000 tương đương khoảng 40% tổng số vốn.

4.3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 35 đến 50 tuổi:

Từ 35 đến 50 tuổi, vẫn giữ mức sống của gia đình ở mức 4,500,000/người/tháng.
Phấn đầu trong công việc lên vị trí quản lý mức lương dự kiến khoảng 40-50 triệu/tháng.
Ngoài ra sử dụng vốn từ giai đoạn thứ nhất đầu tư những kênh yêu cầu vốn lớn hơn như
vàng, bất động sản…

*Tổng số tiền thu nhập từ lương dự kiến:

45,000,000/tháng x 2 người x 12 tháng x 15 năm = 16,200,000,000

*Sinh hoạt phí dự kiến ở mức 10,000,000/người/tháng

10,000,000/người/tháng x 3 người x 12 tháng x 15 năm = 5,400,000,000

*Chi phí nuôi dạy con cái dự kiến:

16,200,000,000 x 20% = 3,240,000,000

* Dành 10% tổng thu nhập để tích lũy đầu tư bất động sản cho giai đoạn tiếp
theo: 16,200,000,000 x 10% = 1,620,000,000 (11)

*Kế hoạch mua nhà chung cư mới cho cả gia đình vào vào năm 40 tuổi:

Tổng chi phí dự kiến: 3,000,000,000

Sau 15 năm sử dụng, chung cư cũ giảm 1 nửa giá trị, còn lại: 1,250,000,000

Số tiền tiết kiệm từ năm 35 đến 40 tuổi: 750,000,000 (khoảng 12,500,000/tháng)

Số tiền còn lại cần vay ngân hàng: 1,000,000,000 trong vòng 10 năm theo bảng
lãi suất tham khảo sau:

16
Tỷ lệ tài trợ: Tối đa 70% giá trị BĐS

Thời hạn Tối đa 20 năm


vay: Khi đáo hạn khoản vay, người trả nợ chính không quá 70 tuổi
Thời gian
Tối đa 1/3 thời gian vay và không vượt quá 2 năm ( ân hạn gốc)
ân hạn
- 1 năm đầu: 7,0%/năm.

Lãi suất - Từ năm thứ 2: Biên độ (2,2-3,2%) + Lãi suất tiền gửi

vay: kỳ hạn 6 tháng của 4 Ngân hàng quốc doanh (LSTG 6


tháng dự kiến 5,3%)
Năm thứ 2 trở đi dự kiến khoảng 8-8,5%/năm

Phí trả nợ - 3 năm đầu: 1,5% số tiền trả trước


trước hạn: - Từ năm thứ 4: Miễn phí
Kỳ Điều
Chỉnh Lãi 03 tháng
Suất:

*Quỹ đầu tư (9) từ giai đoạn trước:

Dành 400,000,000 cho bất động sản nhỏ, thời hạn đầu tư 5 năm, dự kiến lãi
50%/lần, tổng giá trị sau 15 năm đạt: 400,000,000 x 1,5 ^ 3 = 1,350,000,000 (12)

Dành số tiền còn lại đầu tư và tích trữ vàng đề phòng trường hợp rủi ro và biến
động thị trường

* Quỹ đầu tư chứng khoán:

Dành 50% quỹ chứng khoán tích lũy ở giai đoạn trước cho đầu tư dài hạn vào 3
loại chứng khoán của các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn trong vòng 5 năm
tiếp theo, với kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được, mỗi lần kỳ vọng lãi ít nhất 20%,
sau 15 năm (3 lần xoay vòng vốn) sẽ có: 250,000,000 x 1,5 ^ 3 = 843,750,000

Dành 30% quỹ chứng khoán tích lũy ở giai đoạn trước cho đầu tư vào trái phiếu
doanh nghiệp, để vừa có sự đảm bảo an toàn và lãi suất ở mức chấp nhận được, sẽ chọn

17
đầu tư vào các doanh nghiệp được VN-index đảm bảo với kỳ hạn 12 tháng, lấy tiền lãi
tiếp tục đầu tư cho kỳ tiếp theo (tổng cộng 15 kỳ):

So sánh với lãi suất tiết kiệm ngân hàng cùng kỳ hạn

Kỳ hạn (tháng)/Lợi tức thực 3 6 9 12


nhận

Trái phiếu được VNDirect đảm 6.8% 8.0% 8.4% 8.6%


bảo

Lãi suất VND NH 3.3% 3.9% 3.9% 5.6%


Vietcombank

Tổng số tiền thu được sau 15 năm: 150,000,000 x 108,6% ^ 15 = 517,000,000

Dành 20% còn lại của quỹ chứng khoán ở giai đoạn trước vào đầu tư vào các chứng
khoán ngắn hạn với kỳ vọng tỷ lệ lãi đạt khoảng 10%, mỗi năm, sau 15 năm sẽ có:

100,000,000 x 110% ^ 15 = 417,000,000

Sau 15 năm, quỹ chứng khoán ban đầu sẽ đạt tổng:

843,750,000 + 517,000,000 +417,000,000 = 1,777,750,000 (13)

*Số tiền bảo hiểm

Sau khi đóng tiền bảo hiểm FWD 15 năm (từ năm 25 tuổi), mỗi năm 16,500,000
thì đến năm thứ 19 sẽ được nhận lại: 457,586,000

Sử dụng số tiền bảo hiểm để mua ô tô, dự kiến 1,500,000,000

Số tiền còn thiếu 1,543,414,000 sẽ vay ngân hàng thời hạn 5 năm theo bảng tham
khảo sau:

70% giá trị xe (Wooribank hiện chỉ tài


Tỷ lệ tài trợ tối
trợ xe ô tô mới 100%, sử dụng cho mục
đa:
đích đi lại cá nhân)

18
Từ 3-5 năm
Thời Hạn Rút
Vay: Khi đáo hạn khoản vay, người trả nợ chính không
quá 60 tuổi
- 1 năm đầu: 7,0%/năm.

- Từ năm thứ 2: Biên độ (2-3%) + Lãi suất tiền gửi


Lãi Suất Vay: kỳ hạn 6 tháng của 4 Ngân hàng quốc doanh (LSTG
6 tháng dự kiến 5,3%)

- Năm thứ 2 trở đi dự kiến khoảng 7,3-8,3%/năm

Phí trả nợ trước - 3 năm đầu: 1,5% số tiền trả trước

hạn: - Từ năm thứ 4: Miễn phí


Kỳ Điều Chỉnh
06 tháng
Lãi Suất:
Tài Sản Bảo Đảm Bên Vay thế chấp động sản là chiếc xe ô tô được
: tài trợ.

TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN:

Quỹ bất động sản (11) + (12) = 1,620,000,000 + 1,350,000,000 = 2,970,000,000

Quỹ chứng khoán (13) = 1,777,750,000

Ngoài ra còn tiền tiết kiệm trong suốt giai đoạn tích lũy dưới dạng vàng và tiền
tiết kiệm gửi trong ngân hàng.

4.4 Kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn từ 50 đến 60 tuổi:

Ngừng đầu tư Chứng khoán, rút toàn bộ tiền dành cho đầu tư bất động sản lớn.

Ngoài ra dựa vào tình hình kinh tế - xã hội để tìm các ngành nghề có tiềm năng
lớn, đem lại lợi nhuận cao,tiến hành tự kinh doanh hoặc góp vốn kinh doanh. Vì là kế
hoạch kinh doanh xa nên chưa thể tính toán ra các con số cụ thể.

Ngoài ra hằng năm có kế hoạch dành ra từ 100-150 triệu để thực hiện mục tiêu
đi du lịch nước ngoài cùng gia đình.

19
4.5 Bảng điều chỉnh kế hoạch chi tiêu 12 tháng tiếp theo dựa trên kế hoạch:

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Các khoản
thu

Tiền lương 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14

Tiền thưởng 2 56 0 0 1,5 6 0 8 2 0 0 1

Các khoản
chi

Sinh hoạt phí 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3

Chi phí đi lại 0,5 2,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 3 0,5 0,5 1

Nhu cầu khác 1 5 0,5 0,5 0,5 2 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5

Sức khỏe 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Học tập 4,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

20
Các quỹ

Chứng khoán 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Gửi bố mẹ 3 10 3 3 3 5 3 5 3 3 3 3

Quỹ rủi ro 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7

Tiết kiệm 1,3 46,3 0 3,8 5,3 5,8 0 9,8 3,3 3,8 3,8 3,3

Bảng chi tiêu hằng tháng đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với kế hoạch đã
tính toán bên trên: bớt các khoản chi tiêu hàng tháng, tăng khoản đầu tư chứng khoán,
bớt tiền dành cho quỹ rủi ro… Sau khi tính toán lại thì khoản tiết kiệm hàng tháng đều
có con số dương, giúp tình hình tài chính cá nhân trở nên ổn định và khỏe mạnh hơn.

21
KẾT LUẬN

Tóm lại, bài tiểu luận “Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân ” đã nêu rõ tình hình
tài chính cá nhân hiện tai, sau khi liệt kê các tài sản, các khoản chi tiêu, từ đó tính toán
một số chỉ số tài chính cá nhân để có cái nhìn khách quan nhất. Đồng thời cũng đã vẽ ra
bức tranh tài chính cá nhân trong ba giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ đó lên
kế hoạch và tính toán cụ thể kế hoạch từ khái quát đến chi tiết nhất có thể cho từng giai
đoạn, với các con số được tính toán dựa trên các nguồn thông tin từ các nguồn uy tín để
tăng tính khách quan và kèm theo một số giả định cá nhân để có thể có được những con
số cụ thể. Cuối cùng là điều chỉnh kế hoạch tài chính của bản thân ngay trong thời gian
tới theo kế hoạch vừa đề ra.

Tuy nhiên, bất cứ một sự tính toán nào cũng sẽ có thể có những sai số, nhất là
trong tài chính, khi có rất nhiều các biến số xung quanh khó có thể kiểm soát được. Vì
vậy, tất cả các tính toán trong bài đều chỉ mang tính tương đối dựa trên kiến thức và hiểu
biết của riêng bản thân em. Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm hạn chế nên bài
tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những nhận xét,
đóng góp để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

22

You might also like