You are on page 1of 23

Tên đơn vị dự thi

BÀI DỰ THI
“SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN
GIAO THÔNG”
NĂM 2020

Người thực hiện:


Đơn vị công tác:

TP.HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2020


SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

MỤC LỤC
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:...........................................................................................2
B. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:.....................................................................................................................2
C. BÀI DỰ THI:......................................................................................................................................2
PHẦN I: KIẾN THỨC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG.................................................2
PHẦN II: ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG ...............................................................11
I/ PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................................11
2. Mục đích nghiên cứu:.........................................................................................................12
II/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................12
1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:.....................................................................................12
1.1. Cơ sở pháp lý: Luật giao thông đường bộ........................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận:....................................................................................................................12
1.3. Cơ sở thực tiễn:.................................................................................................................12
2. Thực trạng của đề tài:........................................................................................................13
2.1. Khái quát phạm vi:...........................................................................................................13
2.2. Thực trạng cụ thể của đề tài:...........................................................................................13
2.3. Nguyên nhân của thực trạng:..........................................................................................14
3. Nội dung và triển khai ý tưởng:........................................................................................14
3.1. Giải pháp cho mua bán hàng rong:.............................................................................14
3.2. Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc đáo:..................15
3.3. Tuyên truyền về ý thức giao thông qua mạng xã hội:................................................16
3.4. Giáo dục trẻ có ý thức giao thông:...............................................................................16
3.5. Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư:..........................................17
3.6. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc:..........................................19
4. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng của ý tưởng:..........................................20
5. Dự kiến hiệu quả của ý tưởng khi triển khai:..................................................................20
III/ LỜI KẾT..................................................................................................................................21

1
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:


1. Họ và tên:
2. Ngày sinh:
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ:
5. Điện thoại:
6. Nghề nghiệp:
7. Đơn vị công tác:

B. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:


1. Trình độ chuyên môn: Đại học.
2. Năm nhận bằng:
3. Chuyên ngành đào tạo:

C. BÀI DỰ THI:
PHẦN I:
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
Câu 1: Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2018, điều kiện
của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của
Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo
viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật
này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

2
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

Câu 2: Theo Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2018, quy định:
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu
đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía
trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao
thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và
bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía
trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên
trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải
đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng
thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm
tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển
hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng
lại.

3
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn
cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của
đường.
7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm,
đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát
sự đi lại.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Câu 3: Các phương tiện tham gia giao thông khi muốn vượt phương tiện khác phải
tuân thủ quy tắc sau (Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2018):
1. Đối với xe xin vượt thì khi vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi cho xe phía trước
biết; trường  hợp trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ thì chỉ được báo
hiệu xin vượt bằng đèn.
Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy
ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác
và đã tránh về bên phải. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau
đây thì được phép vượt bên phải:
    + Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
    + Khi xe điện đang chạy giữa đường;
    + Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Ngoài ra, không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
    + Không bảo đảm các điều kiện như không có chướng ngại vật phía trước, không có
xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chay trước không có tín hiệu vượt
xe khác và đã tránh về bên phải;
    + Trên cầu hẹp có một làn xe;
    + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
    + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt (ở đây được
hiểu là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng hoặc nơi đường
bộ và đường sắt gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí
giao nhau đó);

4
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

    + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
    + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
2. Đối với xe phía trước, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển
phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho
đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 4: Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019:
Tại khoản 5, Điều 2, quy định: “Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại
của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật
tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.”.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 5):
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua
bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang
nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và
nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với
sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng
rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong
thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo
đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

5
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy
bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất
lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Câu 5: Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019:
 “Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia” quy định:
1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận
biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau
đây:
a) Người thường xuyên uống rượu, bia;
b) Người nghiện rượu, bia;
c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
 Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành
viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân
dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của
rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ
quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội
trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

6
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh
hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.

Câu 6: Luật Giao thông đường bộ năm 2018, trong 23 hành vi bị nghiêm cấm có 5
nhóm hành vi bị nghiêm cấm đó là:
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở.
- Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe
tham gia giao thông đường bộ.
- Lắp đặt sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ
giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
- Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ
ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát
hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
- Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy
định.
Trong đó, nhóm hành vi đầu tiên: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên
dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.” xảy ra rất phổ biến
không chỉ địa phương của tôi nói riêng mà trong cả nước nói chung. Nguyên nhân chủ
yếu của vấn đề này cốt lõi là do ý thức của người tham gia giao thông còn rất kém,
nhiều người vẫn điều khiển phương tiện khi cơ thể có nồng độ cồn hoặc chất kích thích,
nhất là ở đối tượng thanh niên. Không những thế, mặc dù trong cơ thể có chất cồn
nhưng vẫn tham gia đua xe, lạng lách, đánh võng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông
cộng đồng. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các vấn đề về giao thông thì liên quan đến
ba yếu tố cơ bản, gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và yếu tố con người. Trong đó,
yếu tố con người là cốt lõi. Để hạn chế những tai nạn thì chủ yếu vẫn là ý thức, pháp
luật răn đe cũng chỉ ở một góc độ nào đó. Vừa rồi có quy định xử phạt về rượu bia khi

7
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

tham gia giao thông cũng đã cho thấy phần nào về việc giảm đi những tai nạn không
đáng có, thể hiện những quy định như vậy là đúng đắn.

Câu 7: Với hành vi sử dụng lòng đường để phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản cho mau
khô của chị A là vi phạm Luật Giao thông đường bộ theo điểm d khoản 2 điều 35 quy
định: “Không được phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ”.
Như vậy, với hành vi này, chị A có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến
400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên
đường bộ.
Ngoài ra, chị A còn có thể bị áp dụng các các biện pháp khắc phục hậu quả theo
quy định tại Khoản 9 Điều 12 Nghị định trên, cụ thể trong trường hợp này là buộc phải
di dời, thu dọn lúa, rơm, rạ và khôi phục lại tình trạng ban đầu của con đường.

Câu 8: Hành vi điều khiển xe đạp điện vượt đèn đỏ của chị A là vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ theo quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-
CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường
sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì xe đạp điện gặp đèn tín hiệu đèn giao thông đã
chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ
trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu
vàng bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Mới đây, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh
vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 đã quy định các mức
phạt mới như sau: “…Với xe đạp, xe đạp máy, kể cả xe đạp điện: Phạt tiền từ 100.000 -
200.000 đồng…” (điểm đ khoản 2 Điều 8).

8
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

Câu 9: Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2018, tại Điều 30. Người
điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy có quy định: “…2. Người điều khiển,
người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm
có cài quai đúng quy cách…”. Do đó, hành vi chở chị H ngồi sau không đội mũ bảo
hiểm của chị B là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không đội mũ được quy định tại điểm i,
k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, với
hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì việc xử phạt hành chính
được áp dụng theo quy định tại cụ thể:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
“….i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô
tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng
quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc
đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ
trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi
phạm phạm luật;…”

Câu 10: Hành vi điều khiển xe mô tô vượt quá tốc độ cho phép của chị C là vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ. Do đó, căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h;
...”
Tại Khoản 10 Điều 6 quy định về hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
“a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín
hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
 

9
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm
g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01
tháng đến 03 tháng;”

10
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

PHẦN II:
ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG

ĐỀ TÀI: “Ý TƯỞNG TĂNG CƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG BẰNG CÁCH


NÂNG CAO VĂN HÓA GIAO THÔNG CHO GIỚI TRẺ VÀ NGƯỜI DÂN”.
-----------------------------
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục trật tự an toàn giao thông là góp phần đem lại sự an toàn cho mọi
người và cho cả xã hội, bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!”. Ai cũng hiểu rõ
điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. Tôi xin
được trình bày sơ lược những thực trạng và ý tưởng giáo dục an toàn giao thông của
mình như sau:
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những
mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang
đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở
đường bộ, đường không, đường thuỷ… phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những
bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho
thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi
phạm luật giao thông.
Trong những năm gần đây, tuy đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác an
toàn giao thông (ATGT), nhưng chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tai
nạn và ùn tắc giao thông ở mức cao. Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn đã
chỉ ra rằng, để giải quyết tận gốc tình trạng trên, nhất thiết phải xây dựng được một
nền tảng văn hóa giao thông trong suy nghĩ người dân. Thế nhưng, hiện tại chúng ta

11
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

vẫn đang loay hoay trong ma trận “ATGT và ý thức người dân” khi dần nhận ra cái
sự hiển nhiên của bộ phận người dân vô ý thức.
Do đó, tôi xin đề xuất ý tưởng “Tăng cường an toàn giao thông bằng cách
nâng cao văn hóa giao thông cho giới trẻ và người dân”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao
thông và đảm bảo an toàn cho học sinh – sinh viên và người dân ở địa phương.
II/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:
1.1. Cơ sở pháp lý: Luật giao thông đường bộ.
1.2. Cơ sở lý luận:
Người tham gia giao thông có văn hóa là người chấp hành đúng quy định khi
tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi tham gia giao
thông,...
Có rất nhiều cách nói về văn hóa giao thông, tuy nhiên khái niệm đơn giản và
dễ hiểu nhất khi nói về văn hóa giao thông là ý thức tuân thủ luật giao thông, cách
ứng xử, xử lý tình huống khi có tai nạn xảy ra, hay nói cách khác nó là một chuẩn
mực đạo đức khi tham gia giao thông; một yếu tố góp phần đảm bảo trật tự an toàn
xã hội, giúp cho công tác điều khiển giao thông được thực hiện nhanh chóng và dễ
dàng hơn.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
Việc tham gia giao thông ở địa phương đa số là những thanh niên chưa có ý
thức chấp hành luật giao thông. Khi tham gia giao thông không khó để bắt gặp hình
ảnh nhiều thanh niên, thậm chí là cả học sinh, sinh viên phóng nhanh, vượt ẩu, lạng
lách, thiếu ý thức chấp hành luật giao thông. Nhiều cậu ấm, cô chiêu, trong đó
không ít cô, cậu chưa đến 16 tuổi chỉ nhờ bố mẹ, anh chị hướng dẫn “mấy đường cơ
bản” rồi “coi trời bằng vung” cưỡi xe máy phóng ra đường. Để thể hiện cá tính
không giống ai của bản thân, những thanh niên này thường đi dàn hàng ba, hàng bốn
rồi đèo ba, đèo bốn, lạng lách đánh võng làm “huyên náo” nhiều khu phố và khiến

12
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

người đi đường vô cùng hoảng sợ, thậm chí, có rất nhiều xe gắn máy do giới trẻ điều
khiển được "biến hóa” với những nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc dán khắp thân xe.
Một số thanh niên còn tự ý thay đổi màu xe, tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn
chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự
khi lưu thông trên đường. Thống kê của Phòng CSGT cho thấy, số người vi phạm
luật giao thông trong độ tuổi từ 15 - 35 chiếm gần 70% tổng số người vi phạm với
một số lỗi phổ biến như chạy xe quá tốc độ, uống rượu bia quá mức quy định, vượt
ẩu, lạng lách, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm. Điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến nỗ lực kiềm chế TNGT trên địa bàn.
Trong thời gian qua, nhiều tuyến đường tại Bình Dương đã được sửa chữa,
nâng cấp giúp cho người dân đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, trong khi điều kiện cơ sở
vật chất giao thông được đầu tư thì nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân
về ATGT còn hạn chế. Thanh niên khi điều khiển phương tiện chưa hiểu hết Luật
Giao thông đường bộ, không chấp hành quy định về phần đường, làn đường, chạy
quá tốc độ nên ảnh hưởng trực tiếp đến ATGT.
2. Thực trạng của đề tài:
2.1 Khái quát phạm vi:
Trong thực tế hiện tại ở các thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số
người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy,
xe ô tô, xe có tải trọng lớn… với mật độ rất lớn. Vì vậy, việc bắt gặp một người lái
xe hay một người đi bộ, một em học sinh sinh viên đi ra ngoài đường mà không
chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ
theo ý mình mặc dù có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai
nạn là chuyện vô cùng thường xuyên.
2.2. Thực trạng cụ thể của đề tài:
Năm vừa qua, bản thân tôi làm công tác tại Kí túc xá khu B – ĐHQGHCM,
đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn của học sinh sinh viên đi bộ không đúng luật, đi
xe đạp, xe máy chở nhau, bị xe máy, xe ô tô va quệt do chưa biết cách đi đường, hay

13
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

đi chơi… Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của
mình đang quản lý. Thuận lợi đầu tiên là năm nay các cấp lãnh đạo tổ chức các lớp
tập huấn về công tác giáo dục ATGT trong trường đại học, tổ chức các đợt thi tìm
hiểu về ATGT. Thuận lợi tiếp theo nữa là công việc của tôi rất gần gũi với các em
sinh viên, dễ dàng tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục giới trẻ ý thức và
văn hóa khi tham gia giao thông.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Thứ nhất, khu vực kí túc xá và các trường đại học nằm rất gần tuyến đướng
quốc lộ 1A cũng như các tuyến đường lớn nên xe cộ đi lại rất nhiều.
Thứ hai, sinh viên ở đây đa số là từ nơi khác đến ở và học tập, điều kiện kinh
tế sống xa gia đình nên việc bố mẹ nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được
thường xuyên, bị hạn chế. Bản thân tôi luôn suy nghĩ đến những sinh viên bị tai nạn
năm qua, và là người không những chỉ có quản lý các em về việc sinh sống trong kí
túc xá mà phải làm thế nào đây để sinh viên nơi đây có ý thức về luật đi đường và
không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa
ra một số biện pháp để triển khai ý tưởng nâng cao văn hóa giao thông cho giới trẻ
nói riêng và người dân trong khu vực như sau:
3. Nội dung và triển khai ý tưởng:
Vì việc triển khai các ý tưởng này có thể làm ngay, không tốn quá nhiều
nguồn lực, lại có tính thực tiễn (nói đi đôi với làm nên phần nội dung và phương
pháp triển khai gộp lại làm một).
Đây là một nhóm các ý tưởng trong nhiều lĩnh vực về an toàn giao thông, văn
hóa giao thông, tập trung chủ yếu vào các biện pháp tức thời để giải quyết tồn tại
trước mắt như ùn tắc, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó các giải pháp cũng đưa ra
cách tăng cường ý thức người tham gia giao thông.
3.1. Giải pháp cho mua bán hàng rong:
Trên các tuyến đường trong thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp cảnh
bán rong nhộn nhịp. Tất nhiên cảnh đó diễn ra trên vỉa hè và cả lòng đường, trước
cổng cơ quan, trường học, bệnh viện... Họ mua bán vô tư, không để ý đến những

14
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

người xung quanh vất vả đến thế nào để len từng chút một. Rủi bị quệt phải, chủ
nhân của những chiếc xe đạp, xe máy vô tư dựng dưới lòng đường không ngại…
cong môi lên quát nạt, mà không nhận ra nguyên nhân là do… chính họ khoái mua
hàng rong. Lý do kiếm sống vẫn được những người bán hàng rong đưa ra để biện
minh cho việc ngang nhiên vi phạm quy định và gây ùn tắc giao thông.
Với người bán hàng rong, các lực lượng chức năng cần kiên trì thuyết phục
họ hạn chế bán hàng trên vỉa hè và kiên quyết không cho họ bán hàng dưới lòng
đường. Sở dĩ chỉ "hạn chế" vì thực sự đội quân bán hàng rong rất đông đảo và lực
lượng chức năng không có đủ quân số để quản lý tất cả họ. Bên cạnh đó, cần nhanh
chóng tổ chức những khu vực riêng để những người bán hàng rong tập trung lại bán
hàng theo kiểu "chợ phiên". Hà Nội đã có một mô hình rất thành công là chợ đêm
phố cổ. Ở đó, không ít người trước đây rong ruổi bán rong đã tìm ra lý do để khong
bán rong nữa, đó là nhiều khách hơn, đỡ phải đi lại hơn và quan trọng nhất là không
tốn quá nhiều chi phí cho cửa hàng.
Với những người có thói quen dừng lại giữa đường mua hàng rong, muốn
thay đổi thói quen của họ thì cần đưa ra quy định xử phạt hành chính đối với hành vi
mua hàng rong gây ùn tắc. Có như vậy, hành vi và suy nghĩ của họ buộc phải thay
đổi, trả lại sự thông thoáng cho lòng đường và vỉa hè thủ đô.
3.2. Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc
đáo:
Ta có thể tuyên truyền đến chính những người chủ nhà hàng, quán nhậu, tạo
nên một phong trào “nhà hàng vì ATGT”. Chính quyền nên có trao thưởng, tuyên
dương những quán ăn thực hiện tốt phong trào này, qua đó lan tỏa tinh thần, ý thức
và văn hóa giao thông cho người dân.
Cần tạo nên một phong trào “tham gia giao thông có văn hóa” trong giới nghệ
sĩ. Khi phong trào này phát triển lan rộng, sẽ có thể kéo theo gần như toàn bộ giới
trẻ, người hâm mộ tham gia.

15
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

Cần có một hệ thống đánh giá chất lượng xe khách theo quy chuẩn trên toàn
quốc nói chung và địa phương nói riêng. Đó sẽ là một diễn đàn để khách hàng tham
gia ý kiến, tố cáo những lái xe chạy ẩu, phạm luật. Những thông tin đó sẽ được kiểm
chứng, nếu đúng sẽ có hình thức xử lý những lái xe và công ty chủ quản. Thang
điểm chất lượng chạy xe cũng là biện pháp hay để đánh giá các hãng xe, việc này sẽ
tạo ra không khí ganh đua để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
3.3. Tuyên truyền về ý thức giao thông qua mạng xã hội:
Chính quyền tỉnh cần lập các tài khoản, các trang Facebook tuyên truyền về
ATGT, kể các câu chuyện về giao thông, qua đó giáo dục ý thức cho người dân,
nhất là thanh thiếu niên. Chi phí để thực hiện cách làm này không cao, chỉ cần tuyển
dụng một đội ngũ những người thành thạo và có mối quan hệ rộng trên các mạng xã
hội, giỏi về công nghệ thông tin.
Họ sẽ là đội ngũ phát triển các trang mạng xã hội chuyên về tuyên truyền và
xây dựng văn hóa giao thông, tập trung vào đối tượng là những người có tài khoản
trên mạng xã hội. Hiệu quả của phương pháp này tuy chưa thể nói trước được nhưng
với sự thành công của các phong trào trong giới trẻ trên Facebook trước đây, tin
rằng với cách làm này văn hóa giao thông sẽ lan tỏa trong người dân trong tỉnh và
rộng hơn là cả nước.
3.4. Giáo dục trẻ có ý thức giao thông:
Ở mỗi giờ học về ATGT hay buổi sinh hoạt của trường, giáo viên cần nói rõ
với học sinh rằng: em cần về tuyên truyền cho bố mẹ mình cố gắng đi đúng luật. Ở
các buổi họp phụ huynh, nhà trường cần tăng cường khuyến khích, động viên phụ
huynh cố gắng làm gương tốt cho con em mình tuân thủ luật giao thông, điều mà
trong các buổi họp phụ huynh ít thấy nói tới. Việc lấy con trẻ làm mục tiêu có thể
lay động tới ý thức giao thông của các bậc phụ huynh, cách này đã có một số trường
áp dụng thành công nhưng chưa được lan rộng.
Việc hạ điểm hạnh kiểm của học sinh nếu các em vi phạm luật giao thông tuy
có thể cần thiết nhưng xét ra, đó chưa phải là cách làm hay khi lứa tuổi các em chưa

16
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

phát triển toàn diện tâm sinh lý, do vậy các em dễ có những suy nghĩ lệch lạc kiểu:
“mình bị đối xử độc ác”.
Để nâng cao ý thức của học sinh, nhà trường nên tổ chức các buổi kể chuyện,
chiếu phim về những bạn nhỏ bị tai nạn giao thông do đi ẩu, vi phạm luật, dẫn đến
gia đình đau khổ, thậm chí mất mạng khi còn một quãng đường đời dài trước mắt.
Nên dùng tình cảm để giáo dục các em thay vì dùng các biện pháp mạnh như phạt
về vật chất và tinh thần thì các em dễ thông cảm và nghe theo hơn, qua đó tạo nên
trong các em những mầm mống ý thức giao thông, để khi lớn lên các em sẽ trở
thành những người có ý thức.
3.5. Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư:
3.5.1. Xây dựng mô hình đám cưới theo nếp sống mới:
Mô hình này cần có sự phối hợp của cấp ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn,
Mặt trận tổ quốc… Tiệc cưới cần được tổ chức ở các địa điểm có sân rộng như
trường học nên khách mời có chỗ để xe. Khi khách đến hoặc ra về luôn có lực lượng
tình nguyện hướng dẫn, trông giữ xe cẩn thân sao cho không để các xe ùa ra cùng
một lúc, như vậy tránh được gần như hoàn toàn chuyện ùn tắc xảy ra trên đường.
Tiệc cưới thường là tiệc ngọt nên đã hạn chế được tình trạng khách dự lễ cưới dùng
bia rượu, qua đó hạn chế được TNGT sau lễ cưới.
Cần phát động rộng rãi phong trào tổ chức tiệc ngọt thay cho tiệc mặn để vừa
tiết kiệm chi phí vừa tránh xảy ra sự cố đáng tiếc trong sử dụng bia rượu. Với tinh
thần hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” và “xây dựng nông thôn mới” thì mô hình đám cưới vừa tiết kiệm vừa ATGT
đang được mở rộng, tuy chưa trở thành phong cách rộng khắp nhưng cũng đã phần
nào hạn chế tai nạn, ùn tắc trên đường phố và ở cả nông thôn.
Ngoài cách tổ chức tiệc ngọt, nên có nhiều cách làm sáng tạo từ những người
tổ chức và cả các cơ quan đoàn thể của khách mời. Tuyên truyền đến từng người về
tác hại của bia rượu là một điều không thể thiếu, nhưng ngay trong lễ cưới, nếu MC
có cách nhắc khéo thực khách về tác hại của bia rượu khi lái xe về thì đã có thể hạn

17
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

chế một phần tai nạn có thể xảy ra, lại vừa làm lễ cưới vui vẻ thêm. Một cách làm
vừa tế nhị vừa không làm mất lòng khách là in thêm một dòng vào thực đơn bàn tiệc
như “hãy uống có trách nhiệm” thì có thể cảnh tỉnh đến một số người biến tiệc cưới
thành cuộc nhậu riêng của họ.
Vai trò của các cơ quan, đoàn thể của khách mời cũng rất quan trọng trong
việc hạn chế khách dự đám cưới uống rượu. Nếu trước khi đi dự tiệc mà thủ trưởng
cơ quan nhắc nhở cấp dưới nhấp môi một chút để chúc mừng hạnh phúc thôi chứ
không nên uống nhiều để chiều còn làm việc thì tin rằng tình trạng điều khiển xe khi
trong bụng có cồn sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Để được như vậy cần tuyên truyền đến
từng cơ quan về thực hiện nếp sống văn mình khi hạn chế quá chén trong lễ cưới.
3.5.2. Mô hình tiếp theo là thành lập các tổ tự quản chống ùn tắc giao thông
của chính người dân trên địa bàn:
Những tổ tự quản này cần có nòng cốt là các thành phần cư dân trên chính các
khu phố có hàng quán, trong đó có tổ dân phố, Chi ủy, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên. Các tổ tự quản hoạt động với tinh thần tự nguyện và được sự quản lý,
tạo điều kiện của UBND phường, xã. Khi thành lập tổ tự quản, cần có một cuộc họp
giữa các thành viên trong tổ và đại diện UBND phường, xã để thống nhất mục đích,
tiêu chí hoạt động, nội quy, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có thi đua khen thường và
xử phạt nếu vi phạm nội quy.
Trong đó, nội quy quan trọng nhất là cam kết không lấn chiếm vỉa hè và lòng
đường tùy tiện, dừng đỗ xe, sắp xếp xe của khách mua hàng đúng với quy định của
pháp luật và quy định của UBND thành phố. Trong cách làm này, chính người bán
hàng cũng có thể đưa ra tiếng nói của mình, cùng nhau bàn bạc để giải quyết những
khó khăn, vướng mắc đối với từng địa bàn cụ thể.
Sáng kiến quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cao nhất của mô hình tổ tự
quản là: “chia sẻ không gian đỗ xe”. Trong một khu vực có nhiều hàng quán, nếu
không gian đỗ xe của một hàng không đủ để dừng đỗ xe của khách thì cần có sự
thỏa thuận giữa những người bán hàng gần nhau để chia sẻ không gian trống của

18
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

mình nếu hàng bên cạnh cần. Nếu có sự đoàn kết tốt giữa các thành viên của tổ tự
quản thì với việc chia sẻ không gian để xe này, việc lấn chiếm hết vỉa hè hay lấn ra
lòng đường sẽ được hạn chế rất nhiều.
3.5.3. Mô hình an toàn giao thông, hạn chế bia rượu trong các cuộc vui gia đình,
dòng họ:
Muốn giảm tận gốc tai nạn giao thông do bia rượu thì phải bỏ, hay giảm số
rượu bia được uống trong các cuộc vui. Muốn vậy phải có một tiếng nói đủ mạnh để
các thành viên trong họ tộc nghe theo. Không ai khác, người trưởng họ và các bậc
cao niên trong dòng họ phải đứng ra làm việc này. Một mặt, chính quyền địa
phương phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho những người đứng đầu các dòng
họ ý thức hạn chế uống bia rượu trong các cuộc vui họ tộc, và khi đã uống thì không
lái xe. Mặt khác, những người trưởng họ phải tự ý thức được trách nhiệm của người
đứng đầu một dòng họ là phải đặt sự an toàn của các thành viên họ tộc lên hàng đầu.
Bản thân người viết cũng đã không ít lần chứng kiến hiệu quả trong tiếng nói
của những người có vai vế trong dòng họ ở các dịp gặp mặt, lễ, Tết. Khi bắt đầu ăn
uống, người chủ trì bữa ăn nhắc nhở con cháu của mình: “ai đã uống rượu thì không
được lái xe, nếu không có ai đưa về thì đi xe ôm hoặc taxi, tính mạng là trên hết!”.
Chỉ một câu nói nhưng có hiệu quả đến không ngờ, phép vua thua lệ làng là vậy.
3.6. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc:
Hiện nay, mới chỉ có một số ô tô có camera hành trình. Thử tưởng tượng nếu
tất cả các loại xe có thiết bị này, và tất cả đều có thể quản lý thì tai nạn giao thông sẽ
giảm đi đáng kể. Vài ngàn người chết vì TNGT sẽ giảm đi hàng năm. Đơn giản vì
khi có camera hành trình, ta có thể xem lại cung đường, lịch trình mỗi khi có sự việc
xảy ra, vì thế, các chủ phương tiện cần đi cẩn thận hơn để tránh gây tai nạn cho
mình và người khác.
Quan trọng nhất, nếu có một ngân hàng thông tin về hành trình của các phương
tiện, sẽ là công cụ đắc lực để lực lương chức năng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của

19
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

mình. Người tham gia giao thông đóng góp thông tin về hành trình của mình vào hệ
thống đó sẽ là tự bảo vệ cho chính mình và cho cả người khác.
Vấn đề chính ở đây là kinh phí để thực hiện ý tưởng này rất lớn, vì thế rất cần
có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp
vận tải và cả những người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, có mong muốn hạn
chế tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông. có thể chia ra các lộ trình để thực hiện ý
tưởng dài hơi này. Ban đầu sẽ phủ sóng camera cho toàn bộ ô tô, sau đó sẽ là xe
máy.
Hiện nay giá cả của một chiếc camera hành trình không còn đắt như chục năm
trước nên hoàn toàn có thể thực hiện được ý tưởng này trong tương lai, trong vòng
5-10 năm tới, khi công nghệ đã trở nên phổ biến hơn. Có thể có người sẽ cho rằng ý
tưởng này khó thực hiện, nhưng hãy thử nghĩ về chiếc điện thoại thông minh phổ
biến như thế nào hiện nay khi 5 năm trước nó chỉ giành cho người khá giả.
4. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng của ý tưởng:
Các giải pháp, đề xuất trên đều có thể thực hiện ngay mà không tốn kém quá
nhiều chi phí. Khả năng áp dụng và hiệu quả sẽ rất cao trên địa phương, và có thể áp
dụng đến tận cơ sở.
Do đây đều là các biện pháp đánh vào ý thức con người nên khả năng nhân
rộng cũng như lan tỏa của các đề xuất này là rất cao, thậm chí nếu địa phương làm
tốt thì có thể lan tỏa, nhân rộng ra cả nước.
5. Dự kiến hiệu quả (về khoa học, kinh tế và hiệu quả xã hội) của ý tưởng
khi triển khai:
Các ý tưởng này đều lấy từ thực tiễn đời sống, qua quan sát, nghiên cứu với
người tham gia giao thông và các chủ thể trong đời sống, lại dành nhiều thời gian
quan sát, khảo sát tại một số tỉnh lân cận, do đó hiệu quả xã hội của các ý tưởng là
rất cao.

20
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

Bên cạnh đó, các ý tưởng này không cần tốn nhiều kinh phí triển khai, thậm
chí một số đề xuất có thể làm ngay mà không tốn một đồng chi phí nào, vì chủ yếu
làm qua tuyên truyền, giao dục người dân.
III/ LỜI KẾT
Để hạn chế các vụ TNGT do lứa tuổi thanh, thiếu niên gây ra cần thời gian và
sự đầu tư công phu để đạt được kết quả như mong muốn. Đoàn viên và các ban
nghành tích cực tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và người dân biết về những
quy định thi tham gia giao thông, cho người dân tham gia các cuộc thi an toàn giao
thông, xử lí các tình huống để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, gia đình.
Chừng nào còn tiếp tục thực hiện những giải pháp “ Không dài hơi - Không đồng bộ
- Không thực tế - Không nghiêm” thì chừng ấy còn chưa giảm được TNGT. Do đó,
đã đến lúc phải có những phân tích, đánh giá thật nghiêm túc, khoa học nguyên
nhân gây ra TNGT, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để đề ra cách
làm thiết thực, hữu hiệu. Trong thời gian tới, các ngành chức năng tiếp tục tăng
cường tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ cho thanh, thiếu niên
trên tất cả các “mặt trận” với phương pháp phải lay động được ý thức của con
người. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền về những hậu quả do uống rượu, bia khi
tham gia giao thông, văn hóa giao thông… Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng
cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm đối với các trường
hợp vi phạm; tăng cường phối hợp với nhà trường và Đoàn thanh niên thường xuyên
nhắc nhở các bạn trẻ chấp hành các quy định về ATGT.
Trong cuộc vận động văn hóa giao thông cũng nên có những tiêu chí rất cụ
thể như thanh niên nếu vi phạm giao thông thì chắc chắn không được kết nạp Đoàn
hay hưởng các quyền lợi chính trị khác. Công tác tuyên truyền này nếu chỉ thực hiện
trong Tháng ATGT thì không đủ mà cần phải làm hết sức thường xuyên, bền bỉ và
lâu dài. Bên cạnh đó, tăng cường, đẩy mạnh vai trò xung kích của thanh niên trong
việc giữ trật tự ATGT, phối hợp với Thành đoàn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
bổ ích như: Ngày hội đoàn viên, thanh niên với văn hóa giao thông, Tọa đàm ATGT
dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm, ý kiến của đoàn viên, thanh niên về

21
SÁNG KIẾN TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT

Luật Giao thông đường bộ, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, hậu quả vi
phạm trật tự ATGT… Các hoạt động này nhằm giáo dục, động viên tuổi trẻ Thành
phố nói lên tiếng nói của mình, tuyên truyền đến đông đảo Nhân dân có ý thức chấp
hành các quy định, xây dựng nét đẹp trong văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.
Bản thân mỗi người, nhất là thanh niên khi tham gia giao thông cần nghiêm
túc chấp hành các quy định về ATGT. Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trong
đoàn viên, thanh niên là nhằm giúp cho mọi người ý thức và trách nhiệm đúng khi
tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an
toàn cho những người khác. Mỗi bạn trẻ hãy có những hành động thiết thực để góp
sức xây dựng được nếp sống văn hóa trong giao thông. TNGT chỉ có thể thuyên
giảm khi ý thức của mỗi người được nâng lên, mà trong đó thanh niên đóng vai trò
then chốt - trước hết và trên hết.
“AN TOÀN LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI”
Với tinh thần nhiệt tình cao nhưng kiến thức có hạn có thể còn sơ sót hoặc
nhiều phần chưa đầy đủ, tôi mong nhận được nhiều ý tưởng thật hay, hiệu quả cao
để giúp cho việc thực hiện công tác truyền thông về tuyên truyền, giáo dục an toàn
giao thông tại địa phương cũng như cả nước ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn!

22

You might also like