You are on page 1of 3

Câu 10: Theo anh/chị, khi đặt câu hỏi cần tránh những sai lầm nào?

-Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: thay vì đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích thì bạn
lại vòng vo, đi sâu vào vấn đề như chính bạn đang trả lời luôn cho câu hỏi, làm
lãng phí thời gian. Làm cho người dduojc hỏi không xác định được câu trả lời
chính xác nhất.
-Hỏi để hạ phẩm giá người khác: đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó làm
đối tác không trả lời được do câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay
danh dự của họ.
-Hỏi để khai thác thông tin, điểm điểm của đối thủ: từ đó áp đặt, xoáy sâu vào
những thông tin bất lợi đó.
-Không tập trung lắng nghe câu trả lời: vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều
này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.
-Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không
gian thời gian.
Câu 2: Dựa vào phương tiện giao tiếp, có thể phân loại giao tiếp thành những
loại nào? Trình bày khái quát từng loại giao tiếp trên?
-Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại
+Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp
với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người và bằng những
ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào như: thông
báo tin tức, ám chỉ,…Nó dựa vào các yếu tố sau:
 Nội dung ngôn ngữ: ý nghĩa của ngôn ngữ có 2 hình thức để tồn tại là
khách quan và chủ quan. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu
trong giao tiếp, còn gọi là khả năng đồng cảm.
 Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu và ngữ điệu. Có vai trò
hết sức quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lợi thế cho ta để giao tiếp được
thành công.
+Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ,
ánh mắt, nét mặt, nụ cười.
 Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, thống nhất rằng nét mặt
của con người biểu lộ 6 cảm xúc như (vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức
giận, sợ hãi, ghê tởm) và ngoải ra nét mặt còn cho ta biết về tính cách của
con người.
 Nụ cười: Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười biểu lộ thái độ tình
cảm của mình, có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính.
 Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và
ước nguyện của con người
 Các cử chỉ: Gồm các cử chỉ của đầu, bàn tay, cánh tay(vận động của
chúng có ý nghĩa trong giao tiếp)
 Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò xã hội của cá nhân. Thông
thường nó bộc lộ các cương vị mà các cá nhân đảm nhiệm.
 Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như (dáng người, màu
da) và những đặc điểm thay đổi được như (tóc, râu,…)
Câu 3: Dựa vào khoảng cách, có thể phân loại giao tiếp thành những loại nào?
Ưu và nhược điểm những loại giao tiếp trên?
-Dựa vào khoảng cách: có 2 loại
+Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp giao tiếp.
 Ưu điểm:
+Giúp cho vấn đề các bên trao đổi được rõ ràng, cụ thể
+Thông tin phản hồi nhanh
+Ra quyết định nhanh hơn, vấn đề được giải quyết nhanh và triệt để
+ Giúp cho việc nhận biết đối phương được rõ rang cụ thể hơn
+ Giúp cho các chủ thể giao tiếp có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ
một cách rõ ràng hơn
 Nhược điểm:
+Tốn thời gian tổ chức không gian, địa điểm giao tiếp, chi phí đi lại
+Dễ nảy sinh xung đột, mâu thuẫn giữa các bên giao tiếp nếu các bên giao
tiếp có sự khác biệt về quan điểm, tính cách.
+Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiện
trung gian khác như điện thoại, email, thư tín,…
 Ưu điểm: Thuận lợi, đỡ tốn kém, trao đổi được nhiều thông tin, cùng một
thời gian có thể giao tiếp với nhiều người
 Nhược điểm: Thông tin dễ bị thất lạc, rò rỉ, sự nhận biết về nhau bị hạn
chế, khó bộc lộ tình cảm thái độ.
Câu 5: Trong hoạt động giao tiếp có sự tham gia của các nhân tố giao tiếp nào?
Câu 13 Các cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình? Nếu bạn đang
thuyết trình mà có người cứ giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản biện phần thuyết
trình của bạn, bạn xử lý như thế nào?
-Các cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình:
+Viết ra lý do vì sao bạn lại lo lắng
+Xoa dịu sự phê bình trong nội tâm: (Hãy suy nghĩ những điều tích cực)
+Tìm kiếm hướng dẫn cho bài thuyết trình của bạn
+Thấu hiểu chủ đề
+Tìm hiểu trước về khán giả của bạn
+Diễn tập trước mặt người khác
+Hít thở sâu
+Đi dạo trước khi thuyết trình
+Chuẩn bị sẵn sàng cho bài phát biểu
- Nếu bạn đang thuyết trình mà có người cứ giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản
biện phần thuyết trình của bạn, thì em sẽ xử lí như sau:
+Việc nên làm là: Giữ bình tĩnh và tỏ ra hóm hỉnh. Nếu được em sẽ trả lời nhanh
hoặc đưa ra một ví dụ nhằm hỗ trợ cho luận điểm của em. Nếu họ vẫn tiếp tục
vượt qua giới hạn cho phép thì em sẽ yêu cầu mọi người nghĩ giải lao trong ít
phút và đến chỗ người đó, mời họ đi theo và mời họ rời khỏi buổi thuyết trình.
Câu 20: Bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu như thế nào trong những tình huống: tham
dự phỏng vấn xin việc, ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/ thực tế?
-Đầu tiên em sẽ chọn trang phục lịch thiệp và tạo sự tin tưởng
-Tiếp theo là nghiên cứu thật kĩ công ty muốn phỏng vấn
-Tập trả lời những câu hỏi cơ bản
-Trau chuốt cách diễn đạt
-Chuẩn bị cho tình huống bất ngờ
-Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
-Luôn nói lời cảm ơn

You might also like