You are on page 1of 26

1. Những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp.

Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc cơ bản chỉ đạo, định hướng
thái độ và hành vi của con người khi tiếp xúc với nhau, đồng thời chỉ đạo việc
lựa chọn các phương thức và phương tiện giao tiếp của con người.
 Một số nguyên tắc giao tiếp cơ bản:
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp
Tôn trọng đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng tất cả những gì hiện có của nhau,
từu cá tính đến tâm tư nguyện vọng của nhau, không ép buộc nhau hoặc áp đặt
nhau.
Tôn trọng đối tượng giao tiếp tức là phải coi người khác là một con người, có
đầy đủ các quyền con người, được bình đẳng với mọi người trong các quan hệ. Để
tôn trọng người khác, con người không nên tự đề cao mình, tự cho mình hơn
người, cho mình quyền phán xét người khác còn họ thì không. Bởi sự tự phụ, tự đề
cao sẽ làm nảy sinh thái độ, hành vi coi thường người khác, dẫn đến vi phạm nhân
quyền của người khác.
Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên tắc
hàng đầu trong sinh tồn trong cộng đồng nói chung. Nó thỏa mãn các nhu cầu liên
quan đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng định
phẩm chất của chính bên thể hiện thái độ đó.
Tôn trọng đối tượng giao tiếp được thể hiện ở:
o Lắng nghe đối tượng giao tiếp: dù cho họ nói hay hoặc không hay thì chúng
cũng không nên ngắt lời họ, ngoảnh đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu,… mà
phải tập trung sự chú ý của mình về phía người nói để hiểu được họ đang
muốn trình bày việc gì, từ đó câu chuyện nói có thể diễn ra một cách trôi
chảy và mang đến một kết thúc tốt đẹp.
VD: Khi có một bạn lên thuyết trình thì chúng ta phải tập trung vào bài
thuyết trình vào bạn, cho dù bạn nói không được hay, không được trôi chảy
thì cũng không nên tỏ vẻ chán nản, hay liên tục xem đồng hồ, hay thậm chí
là ngắt lời bạn.
o Có thái độ ân cần, cởi mở, thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một
cách phù hợp, trung thực.
VD: Khi thấy bạn mình có dấu hiệu mệt mỏi hay nét mặt buồn trong có vẻ
buồn bã, thì chúng ta nên có những lời hỏi han hoặc nếu có thể được bạn
chia sẻ về vấn đề đó thì chúng ta nên chia sẻ hoặc đưa ra một số lời khuyên
cho bạn.
o Hành vi giao tiếp có văn hoá : có nghĩa là hành vi, cử chỉ giao tiếp phải tuân
theo các chuẩn mực văn hoá xã hội.
VD: Khi gặp người lớn cho đó là ai thì chúng ta cũng cần phải cúi chào.
Xưng hô với người lớn thường phải “Gọi dạ - bảo vâng”
o Trang phục phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp
VD: Khi tham gia buổi thuyết trình chúng ta không thể nào chọn một chiếc
đầm dạ hội hết sức lộng lẫy mà thay vào đó nên chọn một chiếc áo sơ mi kết
hợp với một chân váy (không quá ngắn) hoặc có thể là quần jeans hoặc quần
tây thì sẽ phù hợp hơn.
o Tạo sự bình đẳng trong giao tiếp (Không đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp
bản thân mình và ngược lại)
VD: Khi muốn làm quen với một bạn mới, xin thông tin của bạn đó (Tên,
SĐT, Địa chỉ… ) thì mình nên đưa ra những thông tin của mình trước.
- Có thiện chí trong giao tiếp
Thiện chí trong giao tiếp là luôn có ý muốn tốt: nghĩ điều tốt và làm điều tốt
cho người khác. Thiện chí trong giao tiếp thể hiện phẩm chất đạo đức của con
người trong quan hệ với người khác.
Bản chất của thiện chí trong giao tiếp với người khác được thể hiện ở sự tin
tưởng đối tượng giao tiếp, luôn luôn nghĩ tốt về họ. Dành những tình cảm tốt đẹp
và đem lại niềm vui cho đối tượng giao tiếp, luôn luôn động viên, khuyến khích thể
hiện bản thân để giao tiếp đạt mục đích đã xác định.
Người có thiện chí trong giao tiếp là người biết nhìn vào ưu điểm của người
khác, biết động viên khích lệ đối tượng giao tiếp phát huy điểm mạnh của họ.
VD: Khi bạn mình lên thuyết trình, cho dù là bài thuyết trình chưa đủ sức lôi cuốn
hay thậm chí hơi có cảm giác nhàm chán, nhưng chúng ta đừng vì vậy mà có cái
nhìn không tốt về bạn, mà hãy nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan vì mỗi
người đều có những ưu điểm riêng. Vì thế chúng ta hãy tập trung vào câu chuyện
mà họ muốn truyền tải, từ đó chúng ta mới ra những nhận xét, và góp ý những
thiếu sót của họ một cách chân thành nhất.
VD: bạn vừa gặp ai đó và họ trông có vẻ không thân thiện. Trong trường hợp này,
có thể họ gặp phải tình trạng lo âu khi giao tiếp và cảm thấy ngượng ngùng khi gặp
người mới. Khi bạn biết thêm về họ, có thể họ sẽ mở lòng và giải thích rằng họ
thường cảm thấy lo lắng trong các tình huống giao tiếp.
- Đồng cảm trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp là khả năng chủ thể biết đặt mình vào vị trí của
người khác để hiểu và cảm nhận họ đang nghĩ gì, cảm gì, tại sao họ lại hành động
như vậy, từ đó cùng chia sẻ những tâm tư, tình cảm với họ.
Đồng cảm trong giao tiếp tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giács an toàn
khi giao tiếp với nhau. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân
hậu, khoan dung. Nhờ có sự đồng cảm mà chủ thể giao tiếp mới có hành vi ứng xử
phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của đối tượng giao tiếp.
Đồng cảm thể hiện ở 3 mức độ: trong cảm xúc, trong vai trò, trong cách truyền
đạt.
o Đồng cảm trong cảm xúc: Là khả năng con người hiểu và cảm nhận được
những cung bậc cảm xúc của người khác.
VD: Cho họ biết rằng bạn hiểu những gì họ đang trải qua. Hoặc, nếu bạn chưa thật
sự hiểu hay cảm thấy đồng điệu, hãy nói rằng cảm xúc của họ là thật và đáng được
trân trọng. Bạn không cần phải đồng tình với ai đó để công nhận cảm xúc của họ,
và điều đó thể hiện rằng bạn hiểu họ cũng là con người. Ví dụ, bạn có thể nói
"Mình chỉ muốn bạn biết rằng việc bạn cảm thấy giận dữ vào lúc này là hoàn toàn
bình thường. Mỗi người đều đối mặt với sự bất ý theo cách khác nhau, và bạn có
quyền cảm nhận cảm xúc của chính mình".

o Đồng cảm trong “vai trò”: là khả năng con người biết đặt mình vào vị trí xã
hội của người khác, hiểu những khó khăn và thuận lợi trong những vai trò và
vị trí xã hội mà họ đang gánh vác, từ đó dễ thông cảm với họ hơn.
VD: Giả sử khi con làm bài kiểm tra toán không tốt, bạn có thể đồng cảm với con
bằng cách đặt bản thân vào vị trí của con và hiểu rằng con không thể làm bài kiểm
tra một cách tốt nhất vì hôm đấy con bạn gặp một vấn đề nào đó về sức khoẻ hoặc
tinh thần không được tốt.
o Đồng cảm trong cách truyền đạt:
VD: khi muốn giải thích cách chơi cờ tướng cho người không biết đến Cờ tướng.
Với người nói chuyện dễ hiểu thị họ sẽ giải thích rule tổng quát nhất cho đối
phương rằng là “Đây là một trò chơi với 2 người chơi.Người chơi sẽ di chuyển
những quân cờ để làm sao có thể ăn được quân Tướng của đối phương thì sẽ
thắng.”Tiếp theo thì sẽ giai thích đến chi tiết chẳng hạn như”Các loại quân cờ”,
“Cách xếp quân lúc bắt đầu ván cờ”,”Cách di chuyển các quân cờ”,”Cách dùng các
quân cờ đã ăn được của đối phương”…Tức là họ sẽ giải thích đi từ tổng quan đến
chi tiết.
Người nói chuyện khó hiểu thì sẽ đi ngay vào giải thích “Cách di chuyển các quân
cờ”, “Luật chơi” hoặc có thể sẽ giải thích đến những “Mánh khóe”. Họ nói chuyện
đi từ chi tiết mà không nghĩ đến các cấu tạo, thành phần làm nên một trò chơi Cờ
tướng.
 Sự đồng cảm trong giao tiếp giữ một vai trò quan trọng, giúp cho con người
hiểu biết lẫn nhau để từ đó có ảnh hưởng tới nhau, tạo nên sự đồng nhất xúc
cảm khiến cho giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn – nói ít hiểu nhiều. Khả năng
thấu hiểu và đồng cảm với người khác giúp bạn gắn kết với mọi người xung
quanh.
 Suy nghĩ về việc rèn luyện bản thân để thực hiện tốt các nguyên tắc giao
tiếp
Trong công việc, bất kể bạn đảm nhận vị trí nào đi nữa thì hàng ngày
bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người. Đó có thể là sếp của bạn, đồng
nghiệp, khách hàng hay là đối tác. Có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng
truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người nghe. Bạn
cũng sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý của mình. Điều
này giúp tạo thiện cảm với người nghe. Khi họ có thiện cảm với bạn thì
việc ký kết thành công hợp đồng hay đạt được thỏa thuận về vấn đề gì đó
sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu
cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với
người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng. Khi
đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ của bạn sẽ rộng
mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi người cũng được nâng cao hơn. Những
gì bạn nói ra cũng có trọng lượng hơn. Nhờ vậy con đường sự nghiệp của
bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.
Kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối, giúp bạn gắn kết các mối quan hệ
trong công việc. Giúp bạn kiến tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết với
người khác. Bạn sẽ được họ quý mến, tin tưởng hơn. Ngược lại, không có
kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ dễ sa ngã hay phạm sai lầm vì những câu nói
khó nghe.
Có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công
việc và cuộc sống dễ dàng hơn. Bởi vì bạn sẽ thể hiện được trọn vẹn và dễ
hiểu những quan điểm, ý kiến của mình thông qua việc giao tiếp, trò
chuyện với người khác. Đồng thời bạn cũng tự tạo cho mình một phong
cách riêng, khiến bản thân trở nên thu hút hơn. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp
tốt còn giúp bạn hạn chế những hiểu lầm dẫn đến tình huống mâu thuẫn,
xung đột không đáng có. Hoặc là những gì bạn nói người khác không hiểu
được và những gì bạn nói không khớp với suy nghĩ của bạn.
Giao tiếp tốt giúp bạn nâng cao khả năng truyền thông cũng như mang
đến nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà bạn có cơ hội gặp gỡ.
Khi giao tiếp tốt bạn sẽ luôn cảm thấy rất tự tin khi trò chuyện và chia sẻ
với người khác. Nhất là trong những tình huống mà lần đầu bạn tiếp xúc
với họ.
 Mỗi người cần dựa trên các nguyên tắc giao tiếp cơ bản cũng như
luyện tập nó mỗi ngày để kỹ năng giao tiếp của bản thân để nên thuần
thục và nhuẫn nhuyễn trong cuộc sống hằng ngày. Bởi kỹ năng giao
tiếp chính là yếu tố quan trọng đem lại thành công trong cuộc sống
của mỗi chúng ta

2. Học cách giao tiếp hiệu quả

- Học cách lắng nghe

Lắng nghe không chỉ là nghe đơn thuần. Học cách lắng nghe không chỉ nội dung
được nói ra mà còn theo cách nào và những thông điệp không lời được gửi gắm
trong đó. Để xác định rõ những gì người khác nói và để tránh bất cứ sự nhầm lẫn
nào, cần cố gắng không suy nghĩ cần phải nói gì tiếp theo trong khi lắng nghe; thay
vào đó hãy tập trung vào thông điệp được gửi gắm. Bạn bè, đồng nghiệp và những
người quen biết khác sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe kỹ càng của bạn.

- Bắt đầu làm quen

Để giao tiếp hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm là học cách phá bỏ không khí
ngượng ngùng ban đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng bằng một câu hỏi dù là trong một
cuộc họp hay buổi thảo luận thông thường. Bạn cũng cần phải là người lắng nghe
giỏi nếu bạn muốn đặt câu hỏi hợp lý.

Một khi đã tạo ra không khí thoải mái, hãy tiếp tục nói chuyện với chủ đề thích
hợp. Đừng lo lắng nếu cách nói chuyện của bạn không đạt được hiệu quả ngay lần
đầu tiên. Điều quan trọng là bạn đã bắt đầu thử và tìm cách đạt được kết quả tốt
đẹp hơn ở lần kế tiếp.

- Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Để
làm điều này bạn cần phải nhận thức được những gì đang xảy ra trong cuộc sống
của người khác. Bạn cần có ánh nhìn cảm thông và đừng ngần ngại hỏi ý kiến
người khác vì khi đó người được hỏi sẽ cảm thấy được coi trọng. Hãy xem xét
những gì bạn đang nói có thể mang lại tác động gì và áp dụng cách giao tiếp hiệu
quả với chuẩn mực mà người khác có thể chấp nhận. Bạn cần xem xét hoàn cảnh
và phản hồi từ quan điểm của người khác. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với
người khác, có như vậy bạn mới hiểu được cảm xúc của họ.

- Trình bày trôi chảy

Bạn hãy nói từng luận điểm trôi chảy, rõ ràng và duy trì một mạch liên tục. Tuy
nhiên bạn có thể tạm dừng giữa bài phát biểu để tiếp nhận thông tin phản hồi của
khán giả khi bạn đang diễn thuyết giữa công chúng. Cố gắng làm cho bài diễn
thuyết trước công chúng của bạn có tính tương tác bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa
ra một vài câu đố.

- Không nên lặp từ

Việc tiếp theo là bạn cần tăng cường vốn từ vựng của mình. Bạn không nên dùng
những từ trùng lặp nhiều lần trong bài phát biểu. Bạn hãy học từ mới và bổ sung
vào bài diễn văn của mình. Điều này cũng giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
hơn. Điều đó không xảy ra chỉ sau môt đêm, nhưng bằng sự nỗ lực và kiên trì, bạn
có thể nâng cao vốn từ vựng của mình.
- Tranh ảnh có thể diễn đạt thay cả ngàn lời nói

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan
trọng khi bạn cần diễn đạt ý tưởng của mình. Bạn hãy sử dụng một vài công cụ hỗ
trợ cho việc giao tiếp (ở đây là một bài thuyết trình) chẳng hạn một bức tranh, một
sơ đồ hay một bài thuyết trình PowerPoint. Đôi khi tranh ảnh có thể diễn đạt thay
cả lời nói.

- Học cách quản lý thời gian

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, bạn cần biết quản lý thời gian. Nếu
bạn cần thuyết trình một bài nghiên cứu, hãy học cách quản lý thời gian và thiết lập
những quy tắc riêng để hoàn thành từng phần xác định của bài thuyết trình. Để kết
thúc bài thuyết trình trong khoảng thời gian hạn hẹp - bạn không được vội vã vào
những phút cuối vì bạn sẽ không thể diễn đạt hết các luận điểm.

- Sự động viên khích lệ

Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên người
khác. Hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón, được mong chờ, được coi
trọng và được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp. Nếu bạn làm cho người khác
biết rằng họ được coi trọng, có nhiều khả năng họ sẽ đem lại cho bạn những điều
tốt đẹp nhất. Cố gắng bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia vào quá trình tương
tác hoặc giao tiếp kể cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả và dùng
những câu hỏi có tính gợi mở.

- Cố gắng giải quyết xung đột

Một trong những điều quan trọng khi học giao tiếp là khắc phục và giải quyết
những vấn đề và mâu thuẫn phát sinh. Bạn cũng cần trở thành một nhà trung gian
hòa giải và một nhà thương thuyết có hiệu quả. Bạn hãy sử dụng những kỹ năng
lắng nghe để nghe hiểu cả hai bên trong bất cứ tranh luận nào – động viên và tạo
điều kiện cho mọi người nói chuyện với nhau. Bạn nên cố gắng không được thiên
vị hay phán xét thay vào đó cần đơn giản hóa để giải quyết xung đột.
- Duy trì thái độ tích cực và tươi cười
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả cũng có nghĩa là thân thiện, lạc quan và tích cực với
những người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích cực đối
với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy cứ lạc quan và rút
kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Nếu bạn mỉm cười thường xuyên và sống
vui vẻ, những người khác có thể sẽ đáp lại bạn tích cực hơn.

Ngoài những lời khuyên nói trên, bạn có thể thử tham dự các buổi hội thảo có
những diễn giả dày dạn để nâng cao kỹ năng giao tiếp. Bạn cần quan sát cử chỉ và
phong thái của diễn giả và để ý sự thay đổi giọng điệu của họ. Chẳng mấy chốc,
bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi dần dần trong cách giao tiếp của bạn và
khi đã nhuần nhuyễn kỹ năng này, bạn sẽ nhận được tác động tích cực đến công
việc và những mối quan hệ của bạn.

3. Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến

Phong cách giao tiếp là những cách mà mọi người thường sử dụng để giao tiếp với
người khác. Có nhiều phong cách giao tiếp khác nhau. Hiểu các phong cách giao
tiếp khác nhau có thể cải thiện triệt để chất lượng các mối quan hệ của bạn. Tuy
nhiên, trước hết hãy cùng tham khảo xem các yếu tố nào hình thành nên phong
cách giao tiếp nhé.

Các yếu tố hình thành nên phong cách giao tiếp

Ngôn ngữ cơ thể (body language)

Ngay cả trước khi bạn nói, người đối điện đã có thể đánh giá phong cách của bạn.
Cách bạn di chuyển, đi đứng cũng có thể gây ấn tượng hoặc tốt hoặc xấu. Cách tốt
nhất là bạn nên để tất cả trong tầm kiểm soát của mình, mọi bộ phận trên cơ thể
bạn là của bạn, và bạn phải biết cách điều khiển chúng. Quá nhiều những động tác
thừa như vẫy tay hoặc lắc lư (trong trường hợp bạn đứng) sẽ “tố cáo” với người đối
diện rằng bạn đang lo lắng và căng thẳng. Giao tiếp hiệu quả là khi mọi động tác,
dù là nhỏ nhất của bạn đều có mục đích, biểu hiện một thông điệp nào đó. Nếu có
thể đạt đến “trình độ” này là bạn đã hoàn toàn “nói được” bằng ngôn ngữ cơ thể.
Biểu cảm khuôn mặt

Bạn cần phải thể hiện cho người đối diện thấy là bạn rất hứng thú với cuộc nói
chuyện, có nghĩa là bạn phải cười và tương tác bằng ánh mắt. Điều này hoàn toàn
không có nghĩa là lúc nào cũng cười trong khi nói chuyện, một nụ cười đúng lúc sẽ
có tác dụng lớn hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều. Nhìn vào mắt người đối diện thể
hiện sự trung thực, cũng như bằng cách này, bạn có thể đoán được phần nào thái
độ của họ đối với bạn. Sự kết nối này là vô cùng cần thiết trong cả cuộc hội thoại.

Sử dụng hai tay đúng mực

Hãy để 2 tay giúp bạn truyền tải thông điệp một cách hiệu quả thay vì để chúng trở
nên thừa thải. Có một cách luyện tập là hãy đứng trước gương và cố gắng để có
một sự liên kết giữa tay và những từ ngữ bạn nói. Tất nhiên là không phải lúc nào
cũng dùng tay để diễn tả mọi từ ngữ, hãy sử dụng tay khi bạn cần một điểm nhấn
hoặc thể hiện sự thân thiện, tự nhiên. Một điều cần lưu ý nữa là bắt tay khi giao
tiếp là cả một nghệ thuật mà bạn không nên xem nhẹ.

Giọng nói

Hãy tập cách điều khiển giọng nói sao cho có âm điệu tự nhiên nhất, đừng nói quá
nhanh hoặc quá chậm. Âm lượng cũng nên được quan tâm, nói quá to sẽ dễ dẫn
đến thô lỗ, không tôn trọng đối phương, trong khi quá nhỏ lại thể hiện sự rụt rè,
thiếu tự tin. Và dù như thế nào thì đây vẫn là một cuộc nói chuyện, nên nói thế nào
cho rõ ràng để người khác hiểu những gì bạn nói vẫn là quan trọng nhất.

Các phong cách giao tiếp

Có 4 phong cách giao tiếp, bao gồm: thụ động, hung hăng, thụ động hung hăng và
quyết đoán

Phong cách giao tiếp thụ động

Người có phong cách giao tiếp thụ động thường gặp khó khăn trong việc thể hiện
bản thân và có xu hướng nhượng bộ người khác. Kém hiệu quả trong việc bày tỏ
suy nghĩ và cảm xúc thường dẫn đến thông tin sai lệch, phải dồn nén sự tức giận
hay phẫn nộ.

Bạn có thể nhận ra một người có phong cách giao tiếp thụ động với các hành vi
như khó giao tiếp bằng mắt, không có khả năng nói không, tư thế xấu… hoặc các
cụm từ như “Đây không phải là vấn đề lớn”, “Tôi chỉ muốn êm chuyện”…

Phong cách giao tiếp hung hăng

Những người có phong cách giao tiếp mạnh mẽ ở nơi làm việc, ở nhà hay xã hội có
xu hướng chiếm lĩnh cuộc trò chuyện. Họ ra lệnh và đặt câu hỏi một cách đột ngột
và không chú ý lắng nghe người khác.

Bạn có thể nhận ra một người có phong cách giao tiếp hung hăng với các hành vi
như thích nói hơn là lắng nghe, thường xuyên ngắt lời người khác, thích kiểm soát
và ra lệnh, hay chỉ tay, nhìn chằm chằm hoặc trừng mắt, nhíu mày, chỉ trích hoặc
đe dọa người khác hoặc thông qua các cụm từ như “Tôi đúng còn bạn thì sai”,
“Hãy làm theo cách của tôi”, “Vì tôi nói như vậy”, “Tôi có quyền”.

Phong cách giao tiếp hung hăng – thụ động

Đây là phong cách giao tiếp mà nhìn bề ngoài có vẻ êm ái nhưng lại có một sự
phẫn nộ tiềm ẩn xuất hiện theo cách gián tiếp và tinh tế.

Bạn có thể nhận ra người có cách giao tiếp hung hăng – thụ động qua các hành vi
như thường xuyên mỉa mai, lời nói không phù hợp với hành động, biểu cảm khuôn
mặt không giống với lời nói, khó nhận biết cảm xúc hoặc qua các cụm từ như “Thế
nào cũng được” hay “Tôi chỉ nói đùa” sau khi đã nói điều gì đó thô lỗ, mỉa mai
hoặc làm tổn thương người khác.

Phong cách giao tiếp quyết đoán

Đây là cách hiệu quả và lành mạnh để thể hiện bản thân bởi nó khuyến khích sự
cởi mở, trung thực trong khi vẫn chú ý đến nhu cầu của người khác. Bạn có thể
nhận ra người có phong cách giao tiếp quyết đoán dựa vào các hành vi như trình
bày mong muốn và nhu cầu với sự tự tin, khuyến khích các cuộc trò chuyện hai
chiều trong đó cả hai người đều có cơ hội nói chuyện, có khả năng nói không, duy
trì giao tiếp bằng mắt… hoặc các cụm từ như “Tôi tôn trọng nhu cầu và ý kiến của
người khác”, “Tất cả chúng ta đều có quyền thể hiện bản thân một cách tôn trọng
và trung thực”.

Bạn có thể thấy tại sao ba phong cách giao tiếp đầu tiên có thể gây ra vấn đề khi cố
gắng xây dựng mối quan hệ. Không lắng nghe người khác (hung hăng), trốn tránh
xung đột (thụ động-tích cực) hoặc sợ thể hiện bản thân (thụ động) ngăn cản giao
tiếp hiệu quả.

Cách cải thiện phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp có thể thay đổi. Bạn có thể dùng phong cách giao tiếp hung
hăng với các thành viên trong gia đình nhưng nói chuyện thụ động hơn với đồng
nghiệp. Phong cách giao tiếp cũng sẽ thay đổi theo thời gian khi chúng ta trưởng
thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống.

Khi bạn thấy mình rơi vào những phong cách giao tiếp hung hăng, thụ động hoặc
hung hăng - thụ động, đó là thời gian để học một phong cách giao tiếp mới để tạo
ra các tương tác lành mạnh hơn. Mặc dù cần có thời gian, bạn có thể học cách nhận
ra xu hướng giao tiếp của mình và điều chỉnh phong cách của bạn. Phong cách giao
tiếp quyết đoán là điều bạn nên hướng đến.

Hãy thử các kỹ thuật đàm thoại này để giao tiếp quyết đoán hơn:

· Nói với giọng điệu nhiệt tình, quyết đoán


· Đừng nói bóng gió
· Tránh các từ như “um”
· Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
· Đặt câu hỏi làm rõ
· Duy trì giao tiếp bằng mắt
· Không ngắt lời người khác
Hiểu rõ về các phong cách giao tiếp cơ bản sẽ giúp bạn học cách phản ứng hiệu
quả nhất khi đối mặt với một người khó tính. Nó cũng sẽ giúp bạn nhận ra khi bạn
không quyết đoán hoặc không cư xử theo cách hiệu quả nhất. Hãy nhớ rằng, bạn
luôn có một sự lựa chọn về việc bạn sử dụng phong cách giao tiếp nào. Trở nên
quyết đoán thường là hiệu quả nhất, nhưng tất nhiên các phong cách khác là cần
thiết trong một số tình huống - chẳng hạn như phải phục tùng khi bị đe dọa về thể
chất.

4. Các cách cải thiện kỹ năng giao tiếp


Hiểu được tầm quan trọng của cách giao tiếp là một chuyện, nhưng làm thế nào
để trở thành người giao tiếp hiệu quả lại là chuyện khác.
- Có kế hoạch giao tiếp cụ thể
Một trong những cách giao tiếp hiệu quả là chuẩn bị kế hoạch cụ thể. Trước hết,
hãy vạch ra mục tiêu của cuộc nói chuyện này là gì: Làm rõ khúc mắc giữa hai bên
trong công việc? Phân chia công việc? v.v.

Sau đó, bạn cần liệt kê ra điều bạn muốn nói, đối tượng là ai, nói như thế nào, nói ở
đâu, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra khi nào, v.v.

Khi xác định rõ mục đích của cuộc giao tiếp, bạn và đối phương sẽ có cách giao
tiếp rất mượt mà, tránh lạc đề hay lãng phí thời gian vào những câu chuyện không
liên quan.

- Chọn lọc ngôn từ


Như đã nói, chúng ta sẽ phải giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau trong
công ty. Chính vì thế, ngôn ngữ ta dùng phải phù hợp trong từng ngữ cảnh. Nói
chuyện bông đùa với đồng nghiệp trong giờ nghỉ sẽ khác với khi giao tiếp trong
một cuộc họp có các sếp và đối tác.

Việc chọn lọc ngôn từ sẽ giúp cách giao tiếp hiệu quả hơn khi đối phương hiểu
nhanh hơn thông tin được truyền đạt. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng vì
bạn đã chắt lọc những ngôn từ phù hợp nhất.

Để làm giàu vốn từ giao tiếp của mình, bạn có thể quan sát những cuộc hội thoại từ
mọi người xung quanh. Đó sẽ là chất liệu để bạn có thể học hỏi nhanh nhất và áp
dụng vào trong trường hợp của mình.
- Điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng
Mỗi người sẽ có những cách thức giao tiếp riêng biệt. Chính vì thế, điều quan
trọng bạn cần làm chính là điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với đối tượng.

Nếu bạn đang giao tiếp với một người đồng nghiệp bận rộn, hãy nói chuyện thẳng
thắn và đi vào trọng tâm vấn đề. Nếu đối tượng là một người phóng khoáng và vui
vẻ, cách nói chuyện rập khuôn và quá khách sáo có thể không phù hợp với họ.

Hoặc nếu bạn chuẩn bị đề xuất nhanh một ý kiến với CEO, hãy chuẩn bị một bài
thuyết trình ngắn gọn để thể hiện ý tưởng đó một cách rành mạch nhất.

- Lắng nghe để thấu hiểu câu chuyện


Nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng giữa nghe và lắng nghe. Thực chất,
việc lắng nghe còn bao hàm cả ý chú tâm vào câu chuyện của người đối diện. Bạn
cần có sự phân tích và đưa ra những phản hồi chính xác.

Tuy nhiên, việc này nói dễ mà khó. Sẽ có những yếu tố nhiễu bên ngoài khiến bạn
xao nhãng khỏi cuộc trò chuyện, từ đó khó lòng lắng nghe 100% nếu thiếu đi sự
tập trung.

- Kiểm soát giọng nói


Khi căng thẳng hoặc hào hứng quá mức, giọng nói của bạn có thể sẽ thay đổi. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến cách giao tiếp của bạn. Giọng nói run rẩy do căng thẳng
cũng khiến bạn trở nên thiếu tin cậy, nhất là trong những lần đàm phán cùng khách
hàng.

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần luyện tập để điều chỉnh âm lượng và cách phát
âm của mình. Hãy tập nó với bạn bè hoặc người quen.

Họ sẽ nghe và chỉ dẫn bạn đâu là yếu điểm trong cách bạn phát âm. Với một số
người đã quen sử dụng phương ngữ, việc luyện tập là rất cần thiết. Bởi lẽ, nó sẽ
giúp ích cho việc giao tiếp dễ dàng hơn với những người ở địa phương khác.

- Biết cách điều khiển cảm xúc cá nhân


Điều bạn nói không quan trọng bằng cách bạn nói. Cùng là một thông tin, nhưng
ngữ điệu và tốc độ khác nhau sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau nơi người
nghe.
Vì vậy, hãy điều chỉnh giọng điệu và tốc độ nói của mình phù hợp với đối tượng và
môi trường giao tiếp.

Trong những cuộc trò chuyện hay trong cuộc họp, sự tranh cãi và bất đồng quan
điểm là điều có thể xảy ra. Song, bạn nên học cách điều khiển cảm xúc cá nhân để
tránh nói chuyện với giọng điệu gắt gỏng và “chói tai”.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể ghi âm cuộc trò chuyện, sau đó về nghe lại tốc độ và
giọng điệu của mình để tinh chỉnh phù hợp trong những lần sau.

- Chú ý thời gian giao tiếp


Thời gian là vàng bạc. Với những buổi giao tiếp quan trọng, bạn nhất định không
thể bỏ qua yếu tố về thời gian. Hãy tìm cách giải thích hoặc trình bày ngắn gọn vấn
đề trong khoảng thời gian cho phép.

- Không diễn đạt vòng vo


Bạn có thể loại bỏ những ngôn ngữ và cấu trúc phức tạp để câu nói truyền đến
người nghe một cách dễ hiểu nhất. Trong trường hợp bạn sử dụng tiếng Anh, hãy
chắc chắn rằng từ ngữ bạn dùng thể hiện đúng ý nghĩa của điều bạn muốn nói.

Ngược lại khi được hỏi, bạn hãy trả lời trực tiếp và đi vào trọng tâm. Bạn hoàn
toàn có thể dành vài giây để suy nghĩ, nhưng đừng trả lời “vòng vo tam quốc” và
không liên quan đến chủ đề đối thoại.

Bằng không, bạn chỉ đang làm mất thời gian của đối phương và chẳng thể đi đến
được mấu chốt của cuộc nói chuyện ấy.

- Ngôn ngữ cơ thể tiết lộ khá nhiều về bạn


Ngoài ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp cũng rất quan trọng.
Thông qua ngôn ngữ cơ thể, người đối diện có thể biết được bạn đang cảm thấy
như thế nào. Nếu bạn không muốn họ biết mình đang nghĩ gì; hãy tìm cách để
kiểm soát những hành động không cần thiết của chân tay.

Trong một số trường hợp, các cử chỉ của tay chân có thể hỗ trợ cho lời nói; như
đang thuyết trình hoặc trình bày ý tưởng. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên sử dụng nó
ở tần suất vừa phải; để tránh tạo ác cảm với người đối diện.
- Tránh ậm ừ
Khác với giao tiếp qua email (bạn sẽ có thời gian để cân nhắc ý tứ, câu chữ phù
hợp), giao tiếp trực tiếp đòi hỏi bạn phải nghĩ nhanh trong đầu để có thể truyền đạt
thông tin chính xác đến người nghe.

Chuyện ậm ừ trong những tình huống như thế là điều khó tránh. Thế nhưng, bạn
cần hiểu rằng sự ậm ừ sẽ vô tình khiến cuộc trò chuyện bị kéo dài không cần thiết.

Không chỉ thế, nó còn tạo một hình ảnh không tốt trong mắt đối phương. Có thể họ
sẽ nghĩ bạn đang lo lắng, hồi hộp, không chuẩn bị kỹ càng điều mình muốn nói
trước đó, hoặc thậm chí là bạn đang không trung thực trong lời nói.

Nếu sự ậm ừ diễn ra quá nhiều lần thì trong vô thức, nó sẽ trở thành một thói quen
không tốt và thậm chí khiến bạn đánh mất sự tự tin.

- Đặt câu hỏi khi chưa hiểu


Để tránh trường hợp “ông nói gà bà nói vịt”, việc đặt câu hỏi khi chưa hiểu vấn đề
chính là cách giải quyết tốt nhất. Nếu có điều gì bạn chưa rõ, hãy mạnh dạn đặt câu
hỏi để chắc chắn cả hai đang “cùng pha” với nhau.

Rất nhiều người đã bỏ qua bước này vì ngại người khác nghĩ mình thiếu nhạy bén
hoặc không chú tâm lúc họ nói.

Thế nhưng, Glints khuyên bạn hãy mạnh dạn gạt bỏ những suy nghĩ ấy. Bởi nếu
không lên tiếng, những thắc mắc trong đầu bạn sẽ không bao giờ được giải đáp.

- Xây dựng lòng tin với mọi người


Chỉ giao tiếp lưu loát và biết lắng nghe ý kiến của người khác thôi chưa đủ. Bạn
cần xây dựng lòng tin ở những mối quan hệ trong công việc. Để làm được điều đó,
cách giao tiếp của bạn phải thể hiện rõ tính cách, thái độ của bạn.

Bên cạnh đó, bạn phải luôn thành thật, nói điều mình nghĩ chứ đừng mãi nói điều
người khác muốn nghe. Khi bộc lộ được sự đáng tin cậy, đối phương sẽ cảm thấy
tin tưởng. Nhờ đó mà cuộc trò chuyện sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
- Đừng quên trau chuốt ngôn ngữ giao tiếp qua văn bản
Bên cạnh ngôn ngữ nói, viết cũng là một cách giao tiếp vô cùng quan trọng. Trong
thế kỉ 21 khi các nền tảng làm việc trực tuyến lên ngôi, rất nhiều công việc sẽ đòi
hỏi kỹ năng viết tốt ở nhân viên. Ví dụ như: viết email, thảo luận trong nhóm chat,
trao đổi công việc qua các nền tảng làm việc trực tuyến, v.v.

Để rèn kỹ năng viết, bạn có thể bắt đầu với những điều đơn giản như viết những
dòng trạng thái trên Facebook. Sau đó, bạn có thể nâng độ khó bằng cách viết ra
những điều mình suy ngẫm trong đầu trên nhật ký, sổ tay, điện thoại, blog, v.v.

Bạn cũng cần đọc nhiều sách, báo hơn để làm giàu vốn từ vựng và các cấu trúc câu
để có thể đem chúng áp dụng vào công việc đấy.

- Sẵn sàng nhận góp ý và chỉnh sửa

Mắc sai lầm là điều không thể tránh trong quá trình giao tiếp; dù bạn có là chuyên
gia đi chăng nữa. Mở lòng hơn trước các cuộc trò chuyện và không ngại nhận góp
ý sẽ tốt cho việc cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Không ai ngay từ đầu đã trở thành người hoạt ngôn nếu không có những va vấp
ban đầu; và không ngại nhận góp ý để chỉnh sửa.

5. Tìm hiểu về đối tượng giao tiếp

Đối tượng giao tiếp là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp. Nhằm đáp ứng cho việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đã bắt tay tìm hiểu một số
nhóm đối tượng giao tiếp cơ bản trong xã hội Việt Nam. Bằng việc lượt khảo tài liệu và
kết hợp kinh nghiệm bản thân chúng tôi đã đưa ra một số quan điểm về các đối tượng
giao tiếp. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu dụng để việc giao tiếp được tốt hơn.

5.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.


1.1 Giao tiếp.
Có rất nhiều định nghĩa về giao tiếp. Ở đây chúng tôi xin trích định nghĩa sau, vì
nó khá hoàn chỉnh.
“Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người mà qua đó nảy
sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm,
ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau” ( Trích [5]).
Theo chúng tôi thì: Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin và giải quyết tình
huống nhằm đạt được mục đích giao tiếp cao nhất.
1.2 Đối tượng giao tiếp
Đối tượng giao tiếp là đối tượng mà chúng ta thực hiện việc giao tiếp.
Đối tượng giao tiếp rất đa dạng có thể là trẻ em hay người lớn, là nông dân hay trí
thức, là người nghèo hay người giàu, là người nóng tính hay bình thản…
5.2. MỘT SỐ NHÓM ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP.
2.1 Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi.
2.1.1 Phân loại.
Bao gồm 5 nhóm đáng quan tâm sau:
- Nhi đồng: Từ 5-6 tuổi cho đến 10-11 tuổi.
- Thiếu niên: từ 11-12 đến 14-15 tuổi.
- Thanh niên: từ 15-20 tuổi.
- Trưởng thành: từ 21 đến 40 tuổi.
- Trung niên: từ 40 tuổi đến 60 tuổi.
- Cao niên: trên 60 tuổi.
2.1.2 Đặc điểm tâm lý cơ bản.
- Nhi đồng: nôi theo và bắt chước người lớn một cách máy móc, trẻ còn
ham chơi, thích chơi chung với các bạn trong nhóm như hội hay đội thiếu niên… Trẻ
xem thầy cô là những người lý tưởng, đối với bạn bè chưa có sự phân biệt giàu,
nghèo, học giỏi hay học giở, các em rất hồn nhiên và thơ ngây vì thế các em dễ tha
thứ cho nhau và mau quên các sai lầm của nhau. Các em có khả năng quan sát rất cao
để học và hỏi. Song, do nhiều yếu tố xã hội ngày nay như: sự phát triển của Internet,
sự thờ ơ, thiếu văn hóa, đạo đức của một bộ phận xã hội, gia đình bận rộn, ít quan tâm
đến con cái làm chúng dể bị tự kỉ, xa lánh bạn bè, hoặc ngang bướn, nghịch ngợm.
- Thiếu niên: sự thay đổi tâm lý xảy ra rất lớn do ảnh hưởng bởi sự dậy thì.
Đây là độ tuổi có tâm lý phức tạp, không còn là trẻ con nhưng cũng chẳng phải là
người lớn. Vì thế mà tâm lý luôn mất cân đối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong sự
phát triển. Các em bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chuyện giới tính và bạn khác giới.
Các em thường đánh giá chủ quan qua bề ngoài của một vấn đề mà không cần xem
xét cụ thể tính đúng đắn, chân thật của nó. Về giao tiếp với người lớn, các em muốn
được người lớn coi trọng và xem mình cũng là người lớn không thích bị áp đặt bị coi
là con nít. Các em luôn có xu hướng muốn khẳng định mình với bạn bè, với người
lớn một cách máy móc, thiếu suy nghĩ đôi khi rất trẻ con. Tương tự như lứa tuổi nhi
đồng, lứa tuổi thiếu niên cũng dể dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội tiêu cực
ngày nay, đặc biệt là game. Nếu không được giáo dục đúng cách, có thể các em sẽ là
những đối tượng nguy hại đến xã hội. Chính vì sự phức tạp của lứa tuổi này nên khi
giao tiếp cần thận trọng.
- Thanh niên: tâm sinh lý bắt đầu ổn định, các em được công nhận như một
người lớn. Sự tự ý thức tăng dần, đặc biệt là tính tự trọng phát triển đến mức độ cao.
Tình cảm các em rất phong phú, tình yêu phát triển nhưng chưa chín chắn và hoàn
thiện dần đến tuổi đầu sinh viên. Khả năng suy xét và đánh giá, phát triển hơn. Các
em biết tạo uy tín và phong cách riêng cho mình. Phạm vi giao tiếp rộng hơn nên tri
thức xã hội cũng nhiều hơn. Các em vẫn còn hiếu thắng và bồng bột.
- Trưởng thành: phát triển ổn định về tâm sinh lý, bước đầu có những uy tín
và địa vị nhất định. Thường xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh, khả năng tổng
hợp, đánh giá cao, luôn lắng nghe và làm theo người có uy tín. Cái tôi cá nhân rất
cao. Chuyện hôn nhân, gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý giai đoạn này.
- Trung niên: thể hiện sự chín chắn, già giặn của một người từng trải sự đời.
Rất thích được tôn trọng.
- Cao niên: Hệ thần kinh bắt đầu giảm sút. Kinh nghiệm dồi dào nên thường
tự cho mình là đúng, bảo thủ. Thích tìm về quá khứ hay kể chuyện xưa. Luôn muốn
người khác tôn trọng, chiều chuộng. Rất sợ cô đơn, sợ người khác không quan tâm
đến mình, hay hờn dỗi cau có, cộc cằn. Đặc biệt thích quà, lời khen và có người nói
chuyện.
2.1.3 Những chú ý khi giao tiếp với nhóm đối tượng này.
Căn cứ theo đặc điểm từng nhóm tuổi mà điều chỉnh việc giao tiếp sao cho phù
hợp nhất.
Ví dụ khi giao tiếp với trẻ em phải tỏ ra dịu dàng, tạo sự gần gũi với các em, tránh
để các em sợ, không dám giao tiếp. Giao tiếp tốt với trẻ em cũng tạo điều kiện giao
tiếp hiệu quả với người lớn (có thể là phụ huynh trẻ). Không ai thích người ghét con
mình, chê con mình cả. Trẻ em đôi lúc ngang bướng, nghịch ngợm đó là chuyện
thường tình, đừng lấy suy nghĩ của người lớn để chê trách trẻ. Trẻ em rất thích cưng
chìu và cho quà bánh vì thế khi gặp lứa tuổi nhi đồng cũng như trước nhi đồng (ấu
nhi) nên có bánh kẹo cho trẻ, các bé rất thích điều đó. Nếu chú ý ta sẽ thấy, Bác Hồ
khi gặp các em nhi đồng lúc nào cũng có kẹo bánh cả.
Khi giao tiếp với tuổi thiếu niên phải thật cẩn thận, không khéo bạn sẽ làm chúng
ghét, khi chúng đã không thích ai thì rất khó để thay đổi quan niệm trong chúng. Khi
giao tiếp bạn phải tỏ ra tôn trọng chúng ở một mức độ nhất định như bạn giao tiếp với
người lớn vậy. Tỏ ra chân thành, thiện chí, tránh kiểu cách, áp đặt, xem chúng như
con nít.
Tuổi thanh niên còn bồng bột, hiếu thắng, ít chịu lắng nghe. Giao tiếp với đối
tượng này hãy để họ trình bày quan điểm, đừng bát bỏ ý tưởng của họ một cách thẳng
thừng. Tâm lý thiên nhiều về tình cảm, khi nói chuyện về tình cảm, tình yêu họ rất
thích vì muốn học hỏi thêm các kinh nghiệm xã hội.
Tuổi trưởng thành, nhân cách, nghề nghiệp, có thể gia đình cũng đã ổn định. Giao
tiếp với họ dễ dàng hơn. Họ thích được tiếng khen, lời góp ý chân thành. Hãy tỏ ra
không biết gì để họ chỉ dạy vì họ thích điều đó.
Tuổi trung niên đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp, khi giao tiếp
với đối tượng này, nếu chúng ta không có địa vị sẽ khó giao tiếp hơn. Họ không còn
quan trọng tiền bạc nữa mà chú ý đến yếu tố tinh thần nhiều hơn.
Tuổi cao niên, khi giao tiếp cần rất mực kính trọng họ, vì họ thích điều đó. Dù họ
nói đúng hay sai, hãy để họ noí hết đã rồi nhẹ nhàng gợi mở để họ thấy họ sai, thiếu
sót, đừng cắt ngang lời họ. Người già rất thích được chìu chuộng cho quà bánh. Lấy
được lòng người già xem như bạn đã lấy lòng cả gia đình của cụ. Nó ảnh hưởng rất
lớn đến mục đích giao tiếp.
2.2 Nhóm đối tượng giao tiếp theo nghề nghiệp.
2.2.1 Phân loại.
Bao gồm một số nhóm đáng quan tâm sau:
- Nông dân.
- Nghề nghiệp thiên về kinh tế - tài chính.
- Nghề nghiệp thiên về xã hội – nhân văn
- Nghề nghiệp thiên về khoa học tự nhiên
- Chính trị gia.
2.2.2 Đặc điểm.
- Nông dân [theo 11]: là những người gắn bó mật thiết với quê cha đất tổ,
đoàn kết gắn bó cộng đồng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thuỷ
chung đã trở thành lẽ sống của người nông dân. Họ luôn sống lạc quan, yêu
đời. Nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế nên họ thường “khép kín sau lũy
tre làng” ít chịu tiếp thu cái mới “chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài,
chỉ thấy lợi cá nhân, không thấy lợi ích tập thể…”. Do tư duy manh mún, tản
mạn nên sinh ra thói “lười biếng” suy nghĩ và tính toán so đo, tính ỷ lại và bảo
thủ , sự sùng bái kinh nghiệm và “coi thường” lớp trẻ. Thói quen tự do, thiếu
kỷ luật lao động và “thừa” tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ, bản vị, địa phương
cũng là một biểu hiện tâm lý phức tạp của nông dân. nông dân còn phải hứng
chịu những tệ nạn xã hội: mê tính dị đoan, cờ bạc, rượu chè, lãng phí. Ở một
bộ phận dân cư trong đó có nông dân đã xuất hiện tâm lý “sùng ngoại”, có lối
sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống.
- Nghề nghiệp thiên về kinh tế - tài chính: thường có đặc điểm như cẩn thận,
thực dụng, xem trọng vật chất hơn giá trị tinh thần.
- Nghề nghiệp thiên về xã hội – nhân văn: thường thích lãng mạn, quý trọng
các giá trị tinh thần, trọng tình cảm. Không thích tiền bạn vướng vào các mối
quan hệ. Nhạy cảm với cuộc sống và đặc biệt là trong giao tiếp.
- Nghề nghiệp thiên về khoa học tự nhiên: thích sự chính xác, không thích lề
mề, lãng mạn. Thích lý hơn là tình. Giao tiếp không tốt lắm, dễ làm mất lòng
người
- Chính trị gia: có khuynh hướng lãnh đạo, nghĩ về mọi người, làm việc dựa
vào số đông. Sẵn sàng hy sinh cái nhỏ cho cái lớn, cho lý tưởng.

2.2.3 Những chú ý khi giao tiếp.


Tùy vào đặc điểm riêng của mỗi nghề mà chuẩn bị sự giao tiếp cho tốt và khéo
léo. Làm sao lấy được thiện cảm của đối tượng giao tiếp xem như thành công một
nửa.

2.3 Nhóm đối tượng giao tiếp theo địa vị xã hội.


Gồm các nhóm sau với một số đặc điểm như:
- Nhóm người tội lỗi, thấp kém của xã hội: mặc cảm, ngang bướng, không
xem trọng danh dự và uy tín.
- Nhóm người nghèo khó: tự ti, mặc cảm, trầm lặng, trọng danh dự và thể
diện. Sống khép kín, khó tiếp xúc. Thường nhóm người này giao tiếp không
được tốt. Nhưng trọng tình nghĩa và các mối quan hệ.
- Bậc trung lưu: an phận, thích cuộc sống bình yên.
- Thượng lưu, giàu có: muốn được tôn trọng, có phần hách dịch. Thường
thích tranh giành quyền lực và địa vị.
2.4 Nhóm đối tượng giao tiếp theo quan điểm.
- Nhóm đồng chí: cùng quan điểm, có thái độ ủng hộ với ý kiến của ta, sàng
tiếp xúc và trò chuyện với ta một cách thoải mái.
- Nhóm bất đồng: Không cùng quan điểm, không ủng hộ ta, luôn tìm cách
xỉa xói, vạch lá tìm sâu.
2.5 Nhóm đối tượng giao tiếp đặc trưng bởi khí chất tâm lý.
- Nóng nảy: thường vội vàng, hấp tấp không sâu sắc, thiếu tế nhị, tình cảm
mãnh liệt, bộc trực thẳng thắn, dễ xúc động và liều lĩnh.
- Ưu tư: thiếu tự tin, mặc cảm, trầm lắng, ngại giao tiếp. Nhận thức chậm
nhưng sâu sắc và tinh tế, thận trọng trong công việc, dễ thông cảm cho người
khác.
- Bình thản: Nhận thức và phản ứng chậm, tình cảm kín đáo, thường che
giấu cảm xúc. Bề ngoài thiếu tự tin, thiếu chan hào. Nhưng bình tĩnh chín chắn,
thận trọng và sâu sắc. Thường do dự trong công việc nên dễ bỏ lỡ cơ hội.
- Hăng hái: nhận thức nhanh, hoạt bát, lạc quan, cởi mở, giao tiếp rộng,
nhiệt tình, chan hòa, dễ thích nghi. Thường chủ quan, hời hợt, tình cảm dễ thay
đổi không kiên định, dễ hứa và dễ thất hứa.
2.6 Nhóm đối tượng giao tiếp theo giới tính.
- Nữ giới: trọng tình cảm, thích lãng mạn và đơn giản. Có khả năng giao tiếp
tốt và dễ dàng giao tiếp hơn nam giới. Kĩ tính, rất cẩn thận và tỉ mỉ ở những chi
tiết nhỏ.
- Nam giới: cứng rắn, trọng lý lẻ. Giao tiếp không tốt bằng nữ giới. Dễ tha
thứ thường không để ý những chi tiết nhỏ. Hào phóng và mạnh mẽ.
Kết luận
Giao tiếp là một phần của cuộc sống, cho nên ai cũng cần giao tiếp tốt, ngoài
việc thuận lợi trong làm ăn, còn giúp chúng ta gần nhau hơn, thông cảm và chia sẻ cho
nhau những vui buồn trong cuộc sống.
Việc nghiên cứu các nhóm đối tượng giao tiếp nhằm giúp mọi người hiểu được
đối tượng mà mình giao tiếp để có cách ứng phó phù hợp. Song việc áp dụng vào thực tế
là sự tổng hòa các tri thức khoa học. Không có con người nào thuần chất mang những đặc
điểm của nhóm đối tượng đó. Ví dụ như người nông dân, không chỉ mang đặc điểm của
nông dân mà còn mang đặc điểm khí chất bình thản chẳng hạn…Cho nên trước khi tiếp
xúc với 1 người, cần “điều tra” càng nhiều thông tin về người đó càng tốt. Mục đích là để
tránh cái mà người ta không thích, nhằm “Đắc Nhân Tâm” để đạt được mục đích giao
tiếp.

6. Bạn hiểu như thế nào về câu nói: " Quà cáp hậu hĩnh cũng trở thành tồi
tàn khi người biếu nó tỏ ra không tử tế ". Lưu ý gì khi tặng quà?
Quà cáp dù có hậu hĩnh,có sang trọng cở nào,mà người tặng trao cho người
nhận với thái độ thiếu sự tử tế,không tôn trọng,tặng cho có hay với một mục đích
thiếu tinh thần nhân đạo;thì món quà đó là sự bỏ đi, chỉ mang tính vật chất, thiếu đi
sự thiện chí và làm giảm giá trị của món quà đó.
Tại sao "" Quà cáp hậu hĩnh cũng trở thành tồi tàn khi người biếu nó tỏ ra
không tử tế " ?
- Quà tặng luôn đi kèm với những vật chất và đặc biệt chính là tinh thần mà
người tặng muốn gửi gắm.Vì vậy,cách chúng ta dành sự tôn trọng cho người
nhận chính là thể hiện qua món quà mà ta đem tới.
- Nếu món quà sơ sài,cách cho quà như lấy làm lệ,sẽ ảnh hưởng tới lòng tự tôn
của người nhận quà,làm cho họ suy nghĩ xấu đi về giá trị của quà cáp đó,món
quà xinh đẹp trở thành một món đồ vô dụng, bố thí cho người khác.
- Khi mình tặng quà,chính là mình trao đi yêu thương,lòng ngưỡng mộ,sự tôn
trọng của mình đến người khác.Cách cho quà thể hiện nhân cách,thái độ,đạo
đức của mỗi chúng ta đối với người đó và hầu như là đối với tất cả mọi người
 Món quà tuyệt vời còn thể hiện ở cách cho đi của người tặng. Quà cáp là
một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ cuộc sống do đó,mỗi người
phải học hỏi nhau về thái độ cho quà như ông bà ta từng nói “Học ăn, học
nói, học gói, học mở”. Quan trọng là tinh thần hơn vật chất. Nhưng vật chất
cũng phải tinh tế,biết chọn đúng đồ lúc đó sự cho đi mới có hiệu quả.

Câu nói này có nghĩa là khi chúng ta tặng quà dù món quà ấy có quý giá đến
cở nào mà thái độ người tặng không lịch sự, đúng mực thì sẽ gây mất thiện
cảm với người nhận và họ thậm chí cũng không muốn nhận một món quà với
thái độ tệ như vậy. Người ta có câu “Quà cáp không quan trọng, cốt là ở tấm
lòng”. Vì vậy khi tặng quà, không cần biết giá trị của nó, chỉ cần một thái độ
tử tế, chân thành thì món quà có nhỏ bé bao nhiêu cũng trở nên quý giá như
vàng.
Những điều cần lưu ý khi tặng quà:
- Quan tâm đến nhu cầu, sở thích, mong muốn của người được tặng
- Chú ý hoàn cảnh tằng quà và mục đích của người tặng
- Cách tặng quà và thái độ tặng quà
- Không nên quá cầu kì về giá trị của quà tặng

7. Văn hoá tặng quà của người Việt


Cho – tặng là một nghi thức giao tiếp phổ biến hiện nay, là hoạt động giao lưu xã
hội vừa mang tính vật chất, vừa mang tính tinh thần. Có thể nói, đây là một hoạt
động tích cực nhằm tạo ra những giá trị, thông điệp nhất định giữa người cho và
nhận: giúp hình thành, duy trì, nuôi dưỡng, nâng cao, phát triển các mối quan hệ
hoặc nhằm bày tỏ tình cảm, tình yêu, sự quan tâm, sự tôn trọng, hòa giải, lòng biết
ơn của người tặng đối với người được tặng.
Đặc biệt người Việt với truyền thống văn hóa trọng tình trọng nghĩa, cho – tặng đã
trở thành tập quán văn hóa, đạo lý ứng xử trong nếp sống “Một miếng khi đói bằng
một gói khi no” với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể thực
hiện đúng nghi thức này về mặt nghi thức giao tiếp xã hội cũng như sự phù hợp về
mặt văn hóa?

- Lựa chọn quà tặng và cách tặng quà


 Cần quan tâm đế nhu cầu, sở thích, mong muốn… của người được tặng:

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là việc lựa chọn quà tặng. Món quà đôi khi không nhất
thiết phải quá đề cao giá trị vật chất mà điều quan trọng hơn là ở giá trị tinh thần, ở
thái độ, cách thức tặng của người tặng: “Quà cáp hậu hĩ cũng trở thành tồi tàn khi
người biếu nó tỏ ra không tử tế” (Shakespeare). Người Việt cũng coi trọng điều
này. Chính vì vậy, khi lựa chọn món quà để tặng, bạn cần chú ý món quà đó phải
phù hợp với sở thích, mong muốn của người được tặng và điều quan trọng hơn cả
là tình cảm của người được tặng trong đó (biểu hiện của sự chân thành, kính
trọng…)

 Chú ý hoàn cảnh tặng quà và mục đích của người tặng

Hiện nay, thị trường quà tặng khá phong phú, gồm nhiều loại: bưu ảnh, thiệp chúc
mừng, hoa, đồ trang sức, bưu phẩm…Bạn có thể lựa chọn theo những mục đích
khác nhau. Ví dụ:

Quà biểu cảm: nhằm biểu lộ tình cảm với ai đó. Loại quà này thường được trao
tặng không nhân một dịp nào, không hàm chỉ một sự mong đợi “lại quả” nào và
không tạo ra một nghĩa vụ nào cho người nhận.
Quà nhân dịp: được tặng trong một dịp đặc biệt nào đó. Ví dụ như một túi quà
chúc mừng năm mới, một hộp socola nhân Ngày lễ Tình yêu, hoặc một lẵng hoa
kèm theo bưu thiếp chúc mừng vào dịp đối tác khai trương cửa hàng hay đề bạt,
thăng tiến.

Quà hàm ẩn: Có cô gái bướng bỉnh, chàng trai quan tâm đến cô tìm cách thuyết
phục mãi mà cô không xiêu lòng, đến ngày sinh nhật, chàng trai tặng cô gái một
con cua được làm từ gỗ chạm trổ rất tinh tế, với y rằng “cô ngang như cua”; Hay
Chàng trai tặng cô gái một bông hoa hồng, bó hoa hồng kết hình trái tim…thể hiện
tình yêu; Nhân ngày sinh nhất bạn gái chàng trai mang đến tặng cô bạn gái lắm lời
của mình một bó hoa có ba bông “tặng cô ba hoa”.

Đôi khi một món quà sẽ bao hàm nhiều mục đích, ý nghĩa khác nhau. Điều này sẽ
tùy thuộc vào bạn nhé nhưng mình luôn nhấn mạnh là món quà luôn cần xuất phát
từ tấm lòng, sự chân thành của bạn.

 Cần chú ý cách tặng quà

Bạn có thể lựa chọn những cách tặng quà khác nhau, đôi khi đơn giản, nhẹ nhàng
nhưng đem lại giá trị lớn cho người được tặng bởi nó thể hiện sự chân thành, tình
cảm của bạn. Trong một số trường hợp bạn có thể tạo ra sự bất ngờ, ấn tượng với
người được tặng. Ví dụ như trong lần sinh nhật người yêu, do ở xa không đến
được, chàng trai đã gửi tặng một món quà và bày tỏ mong muốn món quà đó được
mở tại tiệc mừng sinh nhật trước sự chứng kiến của những người có mặt. Cô gái đã
chiều ý người yêu trước mặt mọi người, cô từ từ mở gói quà ra. Món quà được gói
ghém cẩn thận bằng nhiều lớp giấy màu rất đẹp. Cô gái bóc mãi bóc mãi hết lớp
giấy này đến lớp giấy khác, gói quà chỉ còn lại như một miếng xà phòng nhỏ. Mọi
người hồi hộp, nín lặng…Cho đến khi lớp giấy cuối cùng được bóc ra, một chiếc
hộp nhỏ và trong đó là một chiếc đồng hồ xinh xắn…Món quà được bọc bởi 21 lớp
giấy màu, đúng bằng số tuổi của cô gái. Đây là một cách tặng quà cực kỳ ấn tượng,
và chắc chắn cô gái nào rồi cũng sẽ “loạn nhịp” khi nhận được món quà như thế.

- Tặng quà cũng phải phù hợp với văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc, khu vực.

Ngày nay, bên cạnh nhiều yếu tố cần chú ý khi tặng quà thì yếu tố văn hóa cũng
cần được coi trọng. Ví dụ:

Đến với đất nước Mặt Trời mọc, tặng quà được xem là một phần trung tâm trong
văn hóa doanh nghiệp ở đây. Mọi người thường sẽ mang theo nhiều món quà khác
nhau trong sự kiện, chuyến đi,...để ai tặng quà bạn thì bạn cũng sẽ có cái để đền
đáp lại. Và thường quà tặng cho một cá nhân sẽ được trao tặng một cách riêng tư,
còn quà tặng tập thể thì phải nên tặng lúc có đầy đủ tất cả mọi người.

Hay ở Mỹ, việc tặng quà không quá quan trọng như ở nhiều nơi khác trên thế giới,
thậm chí còn có thể gây phiền toái, nên thà không tặng còn hơn tặng sai hoặc
không đúng người. Người Mỹ cũng e ngại những món quà có giá trị quy đổi thành
tiền cao. Việc chọn tặng những món quà mang tính biểu tượng quốc gia, sách hay
những món hàng thủ công được chế tác tinh tế rất được đánh giá cao. Thay vì dùng
hiện vật, cách người Mỹ dùng để cảm ơn hay bày tỏ sự trân trọng, chính là một lời
mời, một cái hẹn ăn tối hoặc tham dự một bữa tiệc nho nhỏ chẳng hạn.

- Văn hóa tặng quà của người Việt

Người Việt thường có quy tắc “có đi có lại” hay “Của biếu là của lo, của cho là của
nợ”. Vì vậy có thể thấy trong những dịp mừng thôi nôi hay đám cưới, nhiều người
thường sẽ có 1 danh sách ghi lại tên và số tiền mà người ta đã tặng mình để sau này
có dịp trả lại sao cho đủ. Điều này dẫn đến việc miễn cưỡng, như một hình thức trả
nợ mà không phải đến từ tấm lòng chân thành.
Cũng bởi vậy mà trước khi nhận quà, người Việt thường từ chối một đôi lần hoặc
tỏ ra áy náy về việc đã “làm phiền” người khác phải mua quà cho mình. Thế nên
khi nhận quà, người ta sẽ cảm thấy ngại ngùng, thậm chí đi kèm nỗi lo không có cơ
hội hay điều kiện để đáp trả.

Và khi đến thăm một gia đình Việt, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ hay người
già, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một món quà nhỏ, đó chính là một hình thức giao
tiếp khéo léo, tinh tế mở rộng mối quan hệ. Hoặc khi được mời đến ăn uống, thay
vì góp tiền mặt, chúng ta nên mua thêm hoa quả, đồ ăn để có thể “góp vui”.

Khi được tặng quà, người Việt thường không mở gói quà ngay trước mặt người
tặng và những người khác để không dẫn đến những sự so sánh hơn thua hay bàn
tán về sự khoe mẽ, phô trương. Thế nhưng đó là đối với những món quà cá nhân,
còn nếu là quà tập thể thì nên công khai trước nhiều người để tất cả có thể biết và
chung vui.

* Những món quà không nên tặng:

Ngày nay các món quà được tặng trở nên ngày càng phong phú, đa dạng nhưng
trong văn hóa tặng quà của người Việt bạn vẫn nên chú ý không nên tặng một số
đồ như: dao, kéo và những đồ vật sắc, nhọn…thường mang nghĩa chia cắt, hàm thị
ý không tốt cho người được tặng.

Trong xã hội phát triển đi theo xu hướng thị trường hiện nay người ta thường
thay món quà bằng “phong bì”: đám cưới, đám hiếu, sinh nhật, mừng thọ, mừng thi
đỗ đại học…Nhiều người quan niệm dùng phong bì thay thế cho quà tặng vừa
thuận tiện cho người tặng (tránh mất thời gian cho người tặng phải suy nghĩ, cân
nhắc và đi mua mà đôi khi lại không đúng ý người được tặng), vừa phù hợp cho
người được tặng (tự chọn đồ theo sở thích). Tuy nhiên, mình nghĩ điều này tùy
thuộc vào từng hoàn cảnh và mối quan hệ bởi đôi khi việc bạn suy nghĩ, chọn mua
đồ cho người mình muốn tặng chính là quá trình bạn hiểu hơn về người bạn của
mình, bộc lộ những cảm xúc, tình cảm mà đôi khi vật chất không so sánh được.

Mặt khác, nếu văn hóa “phong bì” được thúc đẩy mình e rằng tình cảm con người
mất dần đi những khoảnh khắc hạnh phúc, sự bất ngờ cho người được tặng. Điều
đó cho thấy bạn không có sự đầu tư vào món quà cũng như mối quan hệ, tặng sao
cũng được, miễn “nhiều giá trị” là được. Và tiền bạc trong những trường hợp đấy
đôi khi chỉ là hình thức mang tính xã giao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc để lựa chọn
những món quà phù hợp với hoàn cảnh người nhận. Thay vì dùng tiền mừng đám
cưới cô bạn thân, hãy tặng cô ấy một voucher đi du lịch. Mừng sinh nhật lần thứ 18
của con trai bạn, hãy tặng con một khóa học kỹ năng mềm ở trung tâm uy tín,...
Những món quà như vậy vừa mang ý nghĩa thiết thực, lại vừa làm đẹp lòng người
nhận.

You might also like