You are on page 1of 5

“Trưởng thành là khi bạn đủ mạnh mẽ để trở thành điểm tựa của 1 ai đó, kể cả với chính bản

thân mình”. Đó là câu nói của Phạm Lữ Ân mà mình rất tâm đắc. Đúng vậy thưa các bạn, chúng ta
sẽ trưởng thành và gặt hái được thành công khi hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một điểm tựa.
Sự góp mặt quan trọng trong các yếu tố đó chính là KĨ NĂNG. Nếu KĨ NĂNG CỨNG chính là
những kiến thức, sự hiểu biết, mang tính chất chuyên môn như chúng ta đang được đào tạo tại ngôi
trường HUFLIT thì KĨ NĂNG MỀM lại thiên về mặt trí tuệ, cảm xúc. Thực tế đã chứng minh
được rằng, KĨ NĂNG CỨNG là ĐIỀU KIỆN CẦN còn KĨ NĂNG MỀM chính là ĐIỀU KIỆN
ĐỦ. Vậy ta có thể thấy rõ rằng là kĩ năng mềm vô cùng quan trọng mà sinh viên chúng ta cần trang
bị trước khi bước ra nơi người ta thường gọi là “TRƯỜNG ĐỜI”.
Kĩ năng mềm gồm có rất nhiều kĩ năng nhưng để sống tốt và làm việc hiệu quả thì mỗi chúng ta cần
trang bị cho bản thân ít nhất là 15 - 20 kỹ năng thiết thực nhất. Hôm nay, em xin được chia sẻ với
thầy Long và các bạn một chủ đề mang tên:

“KĨ NĂNG GIAO TIẾP- CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG”

Thưa các bạn: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe”. Các bạn có biết nhờ vào đâu mà Barack Obama đã tái đắc cử vị trí tổng thống Mỹ,
phải chăng đó là do ông biết cách làm cho người khác khuất phục thông qua cách diễn đạt,
lập luận sắc bén. Tại sao doanh nhân được coi là thành công khi họ chiếm được đa số sự
đồng tình của khách hàng. Còn đâu là điều làm nên sự hài lòng của một nhà quản lý, có lẽ là
do anh ta biết cách lắng nghe nhân viên của mình và lời nói có trọng lượng để điều hành
nhân viên 1 cách hiệu quả. Như vậy chúng ta có thể thấy giao tiếp được xem là một trong
những KỸ NĂNG MỀM vô cùng quan trọng trong thời hiện đại. Không chỉ làm cầu nối gắn
kết mối quan hệ giữa mọi người, mà kỹ năng giao tiếp còn là chìa khóa dẫn lối tới sự thành
công trong mọi lĩnh vực.

Vậy kĩ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp hay còn được gọi là Communication skills, là
tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, tương tác được đúc kết bằng những kinh nghiệm trong
quá trình giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gọi nó là nghệ thuật giao tiếp bởi
lẽ nó không chỉ đơn thuần là giao tiếp mà còn bao gồm các kỹ năng khác như: Kỹ năng lắng
nghe-thấu hiểu; kỹ năng sử dụng ngôn từ-hình thể; kỹ năng thuyết phục-đồng cảm. Có
thể bạn cho rằng: “Chỉ là việc giao tiếp thông thường, thì tại sao phải dành nhiều sự quan tâm
đến thế?” Đó là vì bạn chưa nhận ra tầm quan trọng của GIAO TIẾP.

Một nhà diễn thuyết, chính trị gia nổi tiếng toàn nước Mỹ Les Brown từng đánh giá
rằng :
“Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù
là gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn”. Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu
của con người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một đứa trẻ vừa mới sinh ra chưa biết
nói nên chỉ có thể thiện nhu cầu của mình qua tiếng khóc, tiếng cười để giao tiếp. Khóc để
cho bố mẹ biết mình cần gì,… Nhưng khi chúng ta lớn lên, để tồn tại trong xã hội thì kỹ năng
giao tiếp là ĐIỀU KIỆN CỰC KÌ CẦN THIẾT vì chính nó sẽ giúp chúng ta mở rộng các
mối quan hệ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nó giúp ta hiểu được yêu cầu, mong
muốn và mục tiêu của mọi người xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi để tư duy phát triển.
Hơn thế nữa, thông qua giao tiếp, con người sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, chuẩn mực xã hội.
Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần, trách nhiệm, lòng vị tha, sự bao dung từ đó cũng được
hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi người sẽ tự nhận thức, đánh giá được bản thân dựa trên
cơ sở nhận thức, đánh giá của người khác. Mỗi người sẽ tự biết cách điều chỉnh để hoàn thiện
bản thân hơn giúp chúng ta tự tin trước mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, luôn vững
vàng, sáng suốt trong cách xử lý những tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó thu hút sự chú ý
của mọi người và dễ dàng nhận được sự yêu mến, kính trọng của chính những người thân
trong gia đình cũng như mọi người xung quanh.

Ngoài ra, giao tiếp còn là cầu nối dẫn tới thành công, Cách chúng ta giao tiếp với người khác
và với bản thân đến tột cùng sẽ quyết định chất lượng của cuộc đời ta. Trao đổi với người
khác, bạn sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình, đồng thời tạo được cái tôi riêng,
làm cho bản thân trở nên khác biệt với số đông. Quan trọng hơn hết, lời nói là yếu tố để gắn
kết người với người, góp phần làm tăng sức mạnh, tinh thần đoàn kết dân tộc. Người miền
trung có câu: “Lời nói, đọi máu” đúng vậy một lời nói ra đôi khi giúp một người từ tận cùng
của xã hội vươn lên chính mình, vực dậy nguồn sống hay đánh tan những căn bệnh hiểm
nghèo từ một bệnh nhân đã tuyệt vọng. Đôi lúc lời nói có thể cứu sống một sinh mệnh đang
đứng trước ngưỡng cửa sinh tử, thậm chí là chỉ bằng lời nói ta có thể tìm ra ánh sáng cho cả
dân tộc, cứu cả đất nước. Ngày xưa, Nguyễn Trãi dùng lời nói như một dạng chiến tranh
tâm lý đánh bại quân đội nhà Minh, những lá thư dụ hàng của Nguyễn Trãi đã đánh sập
lòng tin cuối cùng của tướng tá nhà Minh. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hãy thử
tưởng tượng, nếu bạn là sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đời sống của nhân viên công
sở. Để được cấp trên đánh giá cao, bạn phải trải qua những bước kiểm tra năng lực với thời
hạn từ 2 đến 3 tháng mới được nhận vào làm. Nếu giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng tương tác với
mọi người và có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu dụng cho chính bản thân cũng như
hòa nhập vào môi trường một cách dễ dàng. Mỗi ngày, tùy vào công việc mà bạn tiếp xúc với
số lượng người khác nhau.

Nhưng nếu bạn cứ chủ quan, không chú tâm vào câu chuyện hay để tâm đến cảm xúc của họ,
nhiều lần như vậy sẽ tạo cho bạn thói quen xấu và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan
hệ 1 cách tiêu cực. Hoặc nếu bạn gặp dùng cách nói chuyện đối với từng đối tượng khác
nhau, chẳng hạn như là bạn bè, người thân, hay tệ hơn (những người lạ như) là khách
hàng, liệu tình bạn có bền vững,liệu bạn có ký được hợp đồng hay không? Xã hội ngày càng
phát triển, song song với sự phát triển đó là một sự cạnh tranh gay gắt giữa những người
thông minh, tài giỏi, nên nếu như bạn có chuyên môn giỏi, bạn nhiệt huyết, bạn làm hết mình
vì công việc thì vẫn chưa đủ để bạn có được một vị trí phù hợp với năng lực của bản thân.
Cho dù kinh nghiệm chuyên môn của bạn giỏi, kiến thức có uyên sâu và thâm thúy đến đâu đi
chăng nữa,(nên lược bỏ vì nó lặp lại ) nếu như bạn không biết cách thể hiện những suy
nghĩ, những kinh nghiệm, những đóng góp của mình thì những ưu điểm ấy cũng chỉ bằng con
số 0. Hoặc thậm chí bạn dốc hết sức lực của mình để làm hàng tá việc cho công ty mà lại
quên đến việc trao đổi, trò chuyện qua lại với những người cùng công ty và tất nhiên không
có sự giúp đỡ hay tin cậy của các đồng nghiệp thì bạn cũng khó mà gặt hái được thành công.

Dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng tới học sinh thì
người giáo viên đó cũng không được đánh giá cao. Một nhà quản lí sẽ không được trọng
dụng nếu như anh ta không biết cách diễn đạt, mô tả những ý tưởng, chiến lược kinh doanh
của mình lên cấp trên và cũng như truyền đạt kế hoạch thực hiện cho cấp dưới. Trong công
việc, chúng ta cần có kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện, nhưng muốn được người
khác thấu hiểu, khuất phục, làm nghe theo bạn thì bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp cực tốt.
Vì vậy, có thể nói, vai trò của giao tiếp là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh
thành công chung của mọi cuộc đời trong mọi hoàn cảnh. Một người thầy từng nói với
mình rằng: “Trong kinh doanh, người nào đánh được vào trái tim và cảm xúc khách hàng –
người đó thắng”, nhưng để làm được những điều đó thật không hề đơn giản chút nào, mà phải
trải qua một quá trình rèn luyện, tích luỹ ngôn từ, vận dụng tốt các kĩ năng giao tiếp. Tiến sĩ
Lê Thẩm Dương cũng đã từng nhận định rằng: “Để thành công thì thông minh chỉ chiếm 1-
2%, và bằng cấp chiếm tỉ lệ 14%, còn 85% còn lại là kĩ năng, ngoài bằng cấp kĩ năng giao
tiếp đứng đầu bảng trong 31 kĩ năng mềm”. Như vậy, ta có thể thấy được rằng giao tiếp là
một kĩ năng không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là những người lãnh đạo.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn xuất hiện những tình trạng nhút nhát (biểu hiện gây hạn chế
trong giao tiếp như: nhút nhát), ít giao tiếp hay (hơn nữa là) sử dụng những từ ngữ
khó nghe như nói tục, chửi thề làm cho con người, hay cụ thể là giới trẻ ngày càng trở nên vô
cảm, thiếu kĩ năng trầm trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn quá nhiều người vô tâm khi nói lên suy
nghĩ, cảm nhận của bản thân mà không quan tâm rằng đối phương sẽ cảm thấy như thế nào.
Có người dùng lời nói như một thứ vũ khí sắc nhọn đến đáng sợ khiến cho những ngừi xung
quanh cảm thấy bị tổn thương. Lời nói có mức sát thương cực lớn, nhưng đáng tiếc thay, rằng
không phải ai cũng nhận thức được điều này để điều chỉnh lời nói của mình cho sao mới được
xem là phù hợp, và trường hợp đáng trách nhất là những người cảm thấy bản thân tốt hơn khi
dùng lời nói để làm tổn thương người khác! Trong cuộc sống chúng ta thường va chạm với
nhau, dĩ nhiên là không thể tránh những lúc tức giận nhất thời hoặc những lúc không vừa
lòng nhau. Nhưng đừng vì lẽ đó mà ta cố ý dùng những lời nói để sát thương người kia, bởi
vết thương thân trên cơ thể có thể lành theo năm tháng, còn vết thương do tinh thần để lại thì
sẽ không bao giờ dễ dàng xóa nhòa được. Có người sẽ gục ngã bởi chính những lời nói vô
tâm vô tình của cha mẹ, người thân hoặc bạn bè. Nhiều người khi nói với nhau đã không biết
lựa lời mà nói dẫn đến việc gây ra không ít vết thương trong lòng của người kia. Có những
người khi ai đó cần đến sự góp ý của họ, đã không biết góp ý chân thành, lại còn đưa ra
những lời nhận xét với lời lẽ chua cay, khiến cho họ cảm thấy vô cùng chán nản. Những đứa
trẻ lớn lên trong gia đình mà những cha mẹ hay dùng ngôn từ như những trận đòn tâm lý,
khiến chúng lúc nào cũng cảm thấy ngột ngạt, chán nản và tự ti vào bản thân. Vậy tại sao
nhiều người lại thích dùng lời lẽ khó nghe với người khác? Chính vì khi nói ra lời lẽ nặng nề,
họ cảm thấy như được giải tỏa cơn nóng giận, cảm giác đắc thắng tạm thời và vẻ mặt đau khổ
của người nghe khiến họ như được trút hết những gánh nặng trong lòng, làm cho họ muốn
tiếp tục thỏa mãn nhu cầu bản thân bằng việc nói nặng lời với người khác. Đó là cách cư xử
TỒY, bạn hoàn toàn nên học cách từ bỏ nó nếu bạn đang mắc phải, vì cuộc sống không phải
lúc nào cũng có thể thỏa mãn hết được điều bạn muốn, thế nên nếu không thể chấp nhận được
sai lầm của người khác thì bạn cũng đừng bao giờ mạt sát họ với những lời lẽ khó nghe. Chắc
chắn rằng bạn cũng không muốn người thân hay bạn bè của bạn có những ác cảm với bạn
chứ? Lời nói chứa đựng những quả bom hẹn giờ, nếu bạn cho nó một chút liều lượng sẽ
khiến chúng to dần to dần lên, đến 1 khoảng khắc nào đó khi mà quả bom không còn cầm cự
được nữa thì đó cũng chính là lúc nó phát nổ và phá tan tành tất cả những gì bạn đã vun đắp
trước đó.

Để khắc phục những tình trạng thiếu kĩ năng giao tiếp thì chúng ta cần phải trải qua một
quá trình rèn luyện và phát triển. Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói
chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc
thẩm vấn. Vì thế mà trong một cuộc nói chuyện hãy cố gắng giữ bình tĩnh và lắng nghe,
không nên ngắt lời người khác. Nếu ngắt lời thì hãy "xin phép" hoặc "xin lỗi" trước đó.

+Không chê bai, nói xấu người khác, tránh các chủ đề nhạy cảm dân tộc và tôn giáo.

+Không vòng vo, tránh ậm ừ và ngập ngừng.

+Không khơi gợi những chuyện người khác không muốn nghe, động chạm lòng tự ái.

+Nói đúng đề tài, chủ đề mà mọi người đang đề cập đến.

+Không nói thì thầm, giọng cần to và rõ để đối phương có thể nghe thấy và hiểu được.

+Hỏi lại những điều chưa hiểu, luôn nhớ tên người đối diện.

+Tạo sự thân mật, cử chỉ đi cùng lời nói và ánh mắt.

+Không nóng nảy, không hấp tấp, không vội vàng.

Khi giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động được cuộc trò chuyện, giúp người đối diện luôn cảm
thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều người
bạn mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên và mang lại những kết quả tốt
đẹp trong sự nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng rèn luyện
thật tốt nhất có thể để trang bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết làm chúng ta tự tin và
vững bước vào tương lai.

1. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ ?

a. Vui mừng và ôm chặt người đó

b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay

c. Đợi người khác giới thiệu

2. Khi người khác đang nói thì ?

a. Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống

b. Bạn nhìn chăm chú, vờ như đang nghe

c. Bạn lắng nghe để hiểu rõ ý nghĩa và hỏi lại nếu cần


3. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ ?

a. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng

b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ

c. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ

You might also like