You are on page 1of 7

Lê Võ Anh Thư – 20131197

Tài liệu tham khảo:


- đường bộ:
https://danluat.thuvienphapluat.vn/thuc-trang-tai-nan-giao-thong-hien-nay-
176172.aspx
https://laodong.vn/xa-hoi/6700-nguoi-tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong-nam-2020-
864748.ldo
https://laodong.vn/xa-hoi/tai-nan-giao-thong-nam-2020-tren-ca-nuoc-giam-sau-ca-
3-tieu-chi-863233.ldo
- đường sắt:
https://congly.vn/lien-tuc-xay-ra-tai-nan-duong-sat-bao-dong-do-cho-nguoi-tham-
gia-giao-thong-58988.html
https://www.dkn.tv/thoi-su/thuc-trang-tai-nan-giao-thong-duong-sat-o-viet-
nam.html
- đường thủy:
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/bao-dong-tai-nan-duong-thuy-620887/
https://nld.com.vn/thoi-su/vi-pham-duong-thuy-khong-de-xu-phat-
20170910225429883.htm
- đường không:
https://vnexpress.net/nhung-su-co-hang-khong-nghiem-trong-tai-viet-nam-nam-
2014-3122789.html

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2020 (tính từ
ngày 15.12.2019 đến 14.12.2020), toàn quốc đã xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người.
Theo Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - ông Nguyễn Trọng
Thái, so với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 3.111 vụ (giảm
17,6%), số người chết giảm 924 người (giảm 12,1%), số người bị thương giảm
2.820 người (giảm 20,7%).
1.1. Đường bộ:
Trong đó, đường bộ xảy ra 8.177 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.575 người, bị
thương 4.354 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 844 vụ (-9,36%), giảm 883
người chết (-11,84%), giảm 700 người bị thương (-13,85%).
Trao đổi với PV, đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng C08 (Bộ Công an) - cho
biết, năm 2020, Nghị định 100 ra đời với mức xử phạt tăng cao đối với một số
hành vi và nhóm hành vi nguy cơ cao dẫn tới tai nạn đã tạo luồng gió mới trong
việc chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Trong đó, năm 2020, Cảnh sát giao thông cả nước phát hiện, xử lý 3.274.828
trường hợp vi phạm TTATGT, phạt hơn 2.894 triệu đồng, tước 282.565 giấy phép
lái xe, tạm giữ 541.754 phương tiện. Trong đó, phát hiện xử lý hơn 170.000 trường
hợp vi phạm nồng độ cồn (tăng 3% so với năm 2019).
Chỉ trong một tháng (từ ngày 15.10 - 14.11), lực lượng Cảnh sát giao thông toàn
quốc đã phát hiện 13.046 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 283 trường hợp
không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
Mặc dù sử dụng rượu, bia còn cao, song theo đại tá Bình, ý thức chấp hành pháp
luật của người dân khi tham gia giao thông đã được nâng cao. Thực tế, nhiều người
uống rượu, bia đã có ý thức ngồi sau tay lái của taxi, xe ôm công nghệ cao.
Ngoài ra, người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử
dụng chất ma túy khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng
nhanh vượt ẩu... là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Không những vậy, đường xá nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng,
lượng xe lưu thông cũng là những yếu tố dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng
xảy ra.
1.2. Đường sắt:
Trong thời gian vừa qua, rất nhiều vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra trên địa bàn cả
nước, để lại những hậu quả hết sức nặng nề, nhất là tại các điểm giao cắt giữa
đường sắt với đường bộ.
Thống kê 2 tháng đầu năm 2015 cho thấy tai nạn đường sắt đã có 86 vụ, 37 người
chết và 48 người bị thương.
Tối ngày 10/3/2015, tại Quảng Trị đã xảy ra vụ tai nạn do va chạm giữa tàu SE5
với ô tô tải 75C-03199. Mặc dù tàu SE5 đã kéo còi báo hiệu trước những 100m
nhưng khi đến gần đường cắt ngang thì chiếc xe tải đang lưu thông cùng chiều trên
đường Quốc lộ 1 đột ngột bật tín hiệu xi nhan rồi băng qua đường sắt. Dù tàu đã
kéo còi và nhấn phanh gấp, nhưng sau 15 giây thì tàu đã va phải ô tô kèm theo một
tiếng nổ vang trời. Chiếc xe tải gãy đôi văng ra hai bên tàu, lái tàu tử nạn, đầu tàu
SE5 bị đứt lìa, tàu trôi đi một cách tự do.
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, đường
sắt xảy ra 75 vụ tai nạn, làm chết 53 người, bị thương 30 người. So với cùng kỳ
năm 2018 tăng 14 vụ, tăng 4 người chết, tăng 5 người người bị thương.
Tháng 7/2019, tình hình tai nạn giao thông đường sắt tiếp tục diễn biến phức tạp,
với 20 người chết, so với tháng 7/2018 tăng 9 người (81,8%); so với tháng 6/2019
tăng 11 người chết (122,2%). Các địa phương xảy ra nhiều tai nạn là Hà Nội (19
vụ), Khánh Hòa (16 vụ), Hải Dương (10 vụ), Bắc Giang và Thanh Hóa (cùng 9 vụ)

Đáng chú ý, ngày 31/7, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm
trọng giữa tàu SE27 và ô tô khách tại đường ngang biển báo Km 1465+810, khu
gian Sông Lòng Sông - Sông Mao, thuộc địa phận xã Phong Phú, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận, làm 3 người chết và 1 người bị thương.
Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nguyên nhân trực tiếp gây
ra các vụ tai nạn là do người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về trật
tự an toàn giao thông thiếu chú ý quan sát, kỹ năng lái xe kém khi qua các đường
ngang đường sắt.
1.3. Đường thủy:
Vi phạm tải trọng trong giao thông đường thủy tại TP.HCM diễn ra phức tạp
nhưng khó xử lý khiến nhiều chủ phương tiện lờn luật.
Trên địa bàn TP HCM từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy do chở
quá tải, trong đó có những vụ nghiêm trọng. Trong đó, điển hình là vụ chìm tàu
trên biển Cần Giờ làm 9 người chết vào năm 2013; vụ 17 thuyền viên khi đang trên
tàu có trọng tải 2.000 tấn neo đậu tại phao số 5 sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ) thì
bị lật úp khiến 4 người chết...
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, dù giảm hơn so với cùng kỳ năm 2016 nhưng
cũng đã xảy ra 8 sự cố giao thông đường thủy. Ngày 24-2, sà lan tự hành làm sập
trụ chống cầu Bà Tàng. Ngày 29-4, phương tiện tàu kép kéo sà lan va chạm với
một canô trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ngày 1-6, sà lan tự hành chở cát
va đâm vào nhịp số 3 cầu Rạch Dơi…
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, lực lượng thanh tra giao thông đã phát hiện
và lập biên bản xử phạt hơn 530 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường thủy, với tổng số tiền gần 1,6 tỉ đồng.

Đại diện Sở Giao thông Vận tải thừa nhận chưa thể xử lý hết được tình trạng vi
phạm trong lĩnh vực này, nhất là nạn chở quá tải. Chưa kể, trên các tuyến sông,
kênh, rạch tại TP HCM cùng khu vực lân cận, nhiều hoạt động trong giao thông
đường thủy còn mang tính tự phát, sử dụng phương tiện với nhiều chủng loại
không đúng quy định nên việc áp dụng, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn theo quy
chuẩn kỹ thuật rất hạn chế, khiến tình hình vi phạm càng diễn ra phức tạp hơn.
Thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, trong chín tháng năm 2020, lĩnh vực đường
thủy nội địa xảy ra 50 vụ TNGT, làm chết 40 người, bị thương năm người. So cùng
kỳ năm trước, TNGT tăng bảy vụ (16,28%), tăng 21 người chết (110,53%) và giảm
hai người bị thương (28,57%). Riêng trong tháng 9, xảy ra sáu vụ TNGT đường
thủy, làm chết ba người, không có người bị thương, tăng một vụ (20%) và tăng ba
người chết so cùng kỳ. Ðiều đó cho thấy, tình hình TNGT ở lĩnh vực đường thủy
đang diễn biến xấu ở mức báo động, nghiêm trọng hơn trước, gây thiệt hại lớn về
sinh mạng con người. Phân tích hiện tượng này, chuyên gia giao thông Nguyễn
Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam cho rằng, tình hình
TNGT đường thủy nội địa đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp.
Ðại diện Cục Ðường thủy nội địa Việt Nam cho biết, từ giữa tháng 6 hằng năm, ở
phía bắc bước vào mùa bão lũ, kéo theo diễn biến phức tạp về luồng chảy trên các
tuyến sông, xuất hiện các "điểm đen" TNGT đường thủy, nhất là tại một số khu
vực cầu vượt sông, vị trí có chướng ngại vật. Cục đã triển khai các chốt thường
trực chống phương tiện thủy va trôi tại các cầu, công trình vượt sông tại 21 tuyến
đường thủy phía bắc, nhằm ứng cứu phương tiện không may gặp sự cố. Trong đó,
có các vị trí trọng điểm, nguy cơ cao xảy ra tai nạn như cầu Ðuống, cầu Hồ (trên
sông Ðuống), cầu Bình (sông Kinh Thầy), cụm cầu Việt Trì (sông Lô), cụm cầu
Long Biên, Chương Dương (sông Hồng),... Các luồng đường thủy trọng điểm cũng
được bố trí trụ, phao neo cho phương tiện neo đậu tránh trú khi gặp thời tiết bất lợi.
Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6 Nguyễn Duy Thắng nêu thực
tế, dù trong mùa mưa bão, nhưng tình trạng phương tiện thủy chở quá tải, vi phạm
quy tắc tránh vượt, neo đậu lấn chiếm luồng, vẫn xảy ra phổ biến, là nguy cơ hiện
hữu gia tăng TNGT đường thủy mùa bão lũ.
1.4. Đường không:
Năm 2014, hàng không Việt Nam đã xảy ra nhiều sự cố được xếp vào nhóm C (uy
hiếp an toàn cao) và nhóm B (nghiêm trọng).
1.4.1. Rơi ốp bảo vệ
Ngày 26/3, máy bay A321 từ Đà Lạt (Lâm Đồng) hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn
Nhất (TP HCM), bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra như thường lệ thì phát hiện
ốp bảo vệ quạt làm mát phanh máy bay đã bị rơi. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức
năng phát hiện chiếc ốp này ở sân bay Liên Khương. Nguyên nhân là do nhân viên
bảo dưỡng không siết chặt ốc khiến ốp bảo vệ quạt bị rơi.
1.4.2. Mất liên lạc với không lưu
Ngày 14/5, máy bay Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay VN1601 từ TP HCM
đi Buôn Ma Thuột. Chuẩn bị hạ cánh, tổ bay liên lạc với kiểm soát viên không lưu
yêu cầu cung cấp thông tin thời tiết nhưng không thấy phản hồi. Máy bay đã phải
bay vòng để chờ. 10 phút sau, tổ bay mới liên lạc được với kiểm soát viên không
lưu sân bay để hạ cánh.
Vụ việc tương tự cũng xảy ra với máy bay Jetstar Pacific khi tiếp cận sân bay Vinh
ngày 23/7, tổ lái đã liên lạc với kiểm soát không lưu nhiều lần trên tần số khẩn
nguy nhưng không thấy trả lời. Vì vậy, phi công phải bay lên rồi vòng lại để tiếp
cận hạ cánh lần 2. Nguyên nhân là kiểm soát viên không lưu thao tác sai khiến tín
hiệu mất liên lạc một chiều.
1.4.3. Hạ cánh nhầm sân bay
Sự cố vận chuyển khách đến nhầm sân bay được coi là hy hữu, lần đầu tiên xảy ra
với hàng không Việt Nam. Thay vì đến Đà Lạt, hãng Vietjet Air đã vận chuyển
toàn bộ hành khách, hành lý, hàng hoá đến sân bay Cam Ranh, gây lo lắng cho
hàng trăm hành khách. Nguyên nhân do tổ bay, tổ tiếp viên, nhân viên điều phối
của Vietjet Air và cơ sở thủ tục thuộc Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã không
thực hiện đúng quy trình khai thác bay.
1.4.4. Nguy cơ va chạm
Kiểm soát viên không lưu đã cấp huấn lệnh bay sai tại Cảng hàng không quốc tế
Đà Nẵng ngày 27/6 cũng gây nên sự cố nghiêm trọng. Không quan sát đường băng,
kiểm soát viên đã cho phép máy bay của Jetstar Pacific cất cánh trong khi máy bay
của Vietnam Airlines chưa thoát ly khỏi đường băng, khiến hai máy bay có thể gặp
nguy hiểm.
Vụ việc khác được xếp vào nhóm B là nguy cơ va chạm giữa chuyến bay VN1376
của hãng Vietnam Airlines và trực thăng quân sự ngày 29/10. Nguyên nhân được
cho là do chuyên viên kiểm soát không lưu mắc lỗi. Cục Hàng không cùng cơ quan
quân sự đã lập tổ điều tra và đưa ra giải pháp phối hợp điều hành giữa hàng không
dân dụng với hoạt động bay quân sự.
Tình trạng trâu bò đi vào đường băng vẫn tiếp diễn như các năm trước, cũng là
nguy cơ mất an toàn bay. Ngày 5/11, máy bay VN-A692 từ Đà Nẵng đi Hà Nội
trong quá trình lăn ra đường băng, tổ bay đã phát hiện một con bò trên đường cất
hạ cánh. Sau khi đuổi bò, máy bay cất cánh an toàn. Cục Hàng không đã đề nghị
Quân chủng Phòng không Không quân chỉ đạo xử lý triệt để việc nuôi thả gia súc
trong khu vực cảng hàng không.
1.4.5. Sân bay tê liệt vì mất điện
Vụ việc Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và Cơ quan kiểm soát tiếp
cận Tân Sơn Nhất (AACC HCM) bị mất điện được coi là lần đầu tiên xảy ra ở Việt
Nam. Nguyên nhân được cho là do kíp trưởng thao tác sai quy định khiến sập
nguồn điện gây mất điện cung cấp cho hệ thống thiết bị điều hành bay. Sự cố này
khiến AACC Hồ Chí Minh mất năng lực cung cấp dịch vụ điều hành bay làm ảnh
hưởng đến 92 chuyến bay trong khoảng 30 phút.
1.4.6. Sự cố kỹ thuật máy bay
Điển hình là vụ máy bay Vietnam Airlines hỏng động cơ khi vừa cất cánh ở sân
bay Melboune (Australia) vào tháng 5, được xếp vào sự cố nghiêm trọng nhóm B.
Gần nhất vào tối 16/12, máy bay Vietnam Airlines từ TP HCM đi Vinh đã phải
đổi hướng đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) do áp suất trong khoang giảm đột ngột,
khiến máy bay đột ngột giảm độ cao, gây lo lắng cho nhiều hành khách trên máy
bay.

Theo Cục Hàng không, năm 2014, đã xảy ra 311 vụ sự cố với nhiều mức độ, tăng
129 vụ so với năm 2013. Số lượng sự cố tăng tập trung chủ yếu ở mức độ uy hiếp
an toàn mức D. Trong đó, nguyên nhân do hỏng hóc kỹ thuật là 143 vụ (năm 2013
có 83 vụ), do hành khách là 27 vụ (năm 2013 là 3 vụ).
Một trong những nguyên nhân khách quan gây nhiều sự cố là do sự gia tăng của số
lượng tàu bay (tăng 10,8%), giờ bay (tăng 21%) và chuyến bay (tăng 12%) của các
hãng hàng không so với năm 2013.

You might also like