You are on page 1of 1

1.

BALAMON
Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca,  bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo) ở
Ấn Độ, một tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo. Thuộc về đẳng cấp
Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này. Thứ tự của các hạng
người trong xã hội Ấn Độ:

1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái
2. Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho
Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
3. Vệ-xá (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về
kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
4. Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.
5. Chiên-Đà-La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ, chủ yếu làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân cho các nhà
hoặc nghề đồ tể), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện

2. Phật giáo

Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN
Nội dung giáo nghĩa Phật Giáo có thể tóm lược trong 4 điểm chính: Vô Thường (Anitya), Khổ(Duhkha), Không (Sunya),
và Vô Ngã (Anatma), thường được gọi là Bốn Pháp Ấn. 

You might also like