You are on page 1of 11

CHỈ DẪN KỸ THUẬT VỀ

CHỐNG THẤM KẾT CẤU

Ngày ban hành Phiên bản


15/06/2020 R0
CHỈ DẪN KỸ THUẬT
CHỐNG THẤM KẾT CẤU

Dự án :…

Địa điểm :…

Đại diện chủ đầu tư Đơn vị tư vấn

2
Contents

1. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................4


2. CÁC CĂN CỨ........................................................................................................4
3. YÊU CẦU CHUNG VỀ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM...........................................4
4. BẢNG VẬT LIỆU CHỐNG THẤM ĐỀ XUẤT....................................................4
5. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU......................................................................8
6. BẢO HÀNH...........................................................................................................8
7. BẢN VẼ THI CÔNG..............................................................................................8
8. TRẠNG THÁI BÊ TÔNG......................................................................................9
8.1. Bề mặt bê tông...........................................................................................................................9
8.2. Xử lý khuyết tật.........................................................................................................................9
8.3. Làm sạch bề mặt......................................................................................................................10
8.4. Kiểm tra chất lượng bề mặt...................................................................................................10

3
1. GIỚI THIỆU CHUNG.
Chỉ dẫn kỹ thuật này áp dụng cho các hạng mục chông thấm các hạng mục thuộc
dự án. Chỉ dẫn kỹ thuật này cần được áp dụng cùng với các bản vẽ chống thấm và các
điều kiện ghi trong hợp đồng, bản chỉ dẫn kỹ thuật chung và các chỉ dẫn kỹ thuật khác.
2. CÁC CĂN CỨ.
- TCVN 5574:2018 Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9139:2012 Công trình thủy lợi – Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép vùng
ven biển – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống
ăn mòn trong môi trường biển;
- BS 8110:97 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT Anh;
- BS 8102:2009 Quy tắc thực hành lựa chọn bảo vệ kết cấu ngầm dưới tác động
của nước ngầm;
3. YÊU CẦU CHUNG VỀ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM.
Các sản phẩm và vật liệu chống thấm đệ trình sử dụng trong dự án cần đảm bảo
các yêu cầu chung như sau:
- Nhà sản xuất vật liệu chống thấm cần có kinh nghiệm ít nhất 10 năm. Các nhà
sản xuất được khuyến nghị nhưng không giới hạn bao gồm Sika, Penetron, Basf,
Fosroc, Mariseal, KP (Korea Petroleum) …;
- Sản phẩm đề xuất phải được lưu hành trên thị trường ít nhất 5 năm;
- Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO hoặc tương đương;
- Các sản phẩm phải có các chứng nhận về không độc hại Green Label hoặc
tương đương (áp dụng với các sản phẩm ứng dụng trong khu vực sinh hoạt);
- Phải được sử dụng ở ít nhất 3 dự án có quy mô, tính chất tương tự trong nước
hoặc thế giới ...;
- Sản phẩm sử dụng chống thấm cho phần ngầm cần phải có các kết quả thí
nghiệm, các chứng nhận, hoặc các báo cáo thí nghiệm của đơn vị độc lập thứ ba về khả
năng làm việc trong môi trường nước biển;
4. BẢNG VẬT LIỆU CHỐNG THẤM ĐỀ XUẤT.
Căn cứ vào đặc điểm dự án, các chỉ dẫn kỹ thuật hiện hành và các khuyến nghị từ
các nhà sản xuất vật liệu chống thấm. Vật liệu chống thấm lựa chọn sử dụng cho từng
hạng mục thuộc dự án tham khảo bảng chỉ dẫn vật liệu sau.

4
Bảng Chỉ dẫn vật liệu chống thấm
Stt Cấu kiện/ hạng mục Vật liệu Yêu cầu bổ sung
Băng cản nước gốc PVC
Đủ điều kiện trong môi trường nước biển
(Sika waterbar hoặc tương đương)
1 Mạch ngừng thi công Trương nở tốt trong môi trường nước biển;
Thanh trương nở chậm gốc bentonite
Thời gian trương nở chậm trong môi
(Penebar sw55 hoặc tương đương)
trường nước biển <110%/24 giờ;
Khe co giãn, chống nứt tường Gốc MS Polyme đàn hồi Khả năng co giãn >25%;
2
ngoài nhà, trong nhà (Al seal AS4001 hoặc tương đương) Cho phép phủ sơn lên bề mặt;
Đường ống kỹ thuật xuyên sàn,
Thanh trương nở gốc bentonite định hình
3 xuyên vách Trương nở tốt trong môi trường nước biển
(Penebar SW55 hoặc tương đương)
(ống đặt sẵn)
Vữa rót không co ngót mác cao > 60 Mpa;
Đường ống kỹ thuật xuyên sàn,
(Sikagrout, Mixseal G650 hoặc tương đương)
4 xuyên vách Trương nở tốt trong môi trường nước biển
Thanh trương nở gốc bentonite định hình
(ống lắp đặt sau)
(Penebar SW55 hoặc tương đương)
- Kháng ăn mòn Sulfat;
Phương án 1:
- Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
Vật liệu chống gốc xi măng tinh thể mao dẫn trộn
- Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
trong bê tông
- Tự động sửa chữa bê tông (với bề rộng
(Penetron Admix hoặc tương đương).
5 Đáy đài, dầm móng khe nứt > 0,2mm);
- Kháng ăn mòn Sulfat;
Phương án 2: - Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
Màng chống thấm gốc nhựa HDPE/PVC tự dính. - Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
(FosRoc Membrane HDPE-P hoặc đương đương) - Chứng chỉ độ bền trên 40 năm.

5
- Kháng ăn mòn Sulfat;
Phương án 1:
- Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
Lớp phủ chống thấm gốc xi măng tinh thể mao
- Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
dẫn.
- Tự động sửa chữa bê tông (với bề rộng
(Penetron hoặc tương đương)
6 Đáy sàn tầng hầm khe nứt > 0,2mm);

- Kháng ăn mòn Sulfat;


Phương án 2:
- Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
Màng chống thấm gốc nhựa HDPE/PVC tự dính.
- Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
(FosRoc Membrane HDPE-P hoặc đương đương)
- Độ bền trên 40 năm.

- Kháng ăn mòn Sulfat;


Lớp phủ chống thấm gốc xi măng tinh thể mao - Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
dẫn. - Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
(Penetron hoặc tương đương) - Tự động sửa chữa bê tông (với bề rộng
Vách tầng hầm; khe nứt > 0,2mm);
7
Mặt đứng đài, dầm tầng hầm
Lớp phủ chống thấm gốc xi măng polymer – thi - Độ giãn dài >100%;
công mặt ngoài kết cấu vách tầng hầm. - Khả năng tạo cầu vết nứt >1.0mm;
(SikaTop Seal 109, Brushbond FLXIII hoặc tương - Yêu cầu lớp trát bảo vệ trộn phụ gia
đương) latex;
- Kháng ăn mòn Sulfat;

Lớp phủ chống thấm gốc xi măng tinh thể mao - Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;
dẫn. - Chứng chỉ an toàn khi tiếp xúc nước ăn;
8 Bể nước ngầm/ Bể PCCC (Penetron hoặc tương đương) - Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
- Tự động sửa chữa bê tông (với bề rộng
khe nứt > 0,2mm);
Lớp phủ chống thấm gốc polyurethane hai thành - Chứng chỉ an toàn khi tiếp xúc trực tiếp

6
phần nước sinh hoạt;
(Mariseal 300 hoặc tương đương) - Độ bám dính cao >2.0 N/mm2;
- Kháng ăn mòn Sulfat;
Lớp phủ chống thấm gốc xi măng tinh thể mao - Kháng pH: 5-9;
dẫn. - Chịu áp lực nước tối thiểu 1.2 Mpa;
(Penetron hoặc tương đương) - Tự động sửa chữa bê tông (với bề rộng
9 Bể nước XLNT khe nứt > 0,2mm);
- Kháng ăn mòn từ nước biển;
Lớp phủ chống thấm gốc epoxy kháng ăn mòn.
- Kháng pH: 5-9;
(Nitocote ET550 hoặc tương đương)
- Kháng ăn mòn muối, kiềm, axit;

Lớp phủ chống thấm gốc polyurethane hai thành


- Độ bám dính cao > 2.0 N/mm2;
10 Sàn mái tầng hầm, sàn mái phần kháng UV – Các khu vực lộ thiên
- Độ giãn dài >600%;
(KP 300 hoặc tương đương)

Lớp phủ chống thấm gốc xi măng polymer – thi


công mặt ngoài kết cấu vách tầng hầm. - Độ giãn dài >100%;
(SikaTop Seal 109, Brushbond FLXIII hoặc tương - Khả năng tạo cầu vết nứt >1.0mm;
Khu vệ sinh, ban công, khu vực
11 đương)
ướt
Lớp phủ chống thấm gốc polyurethane hai thành
- Độ bám dính cao > 2.0 N/mm2;
phần
- Độ giãn dài >600%;
(KP NT hoặc tương đương)
Lớp phủ chống thấm gốc xi măng polymer – thi
công mặt ngoài kết cấu vách tầng hầm. - Độ giãn dài >100%;
12 Bể bơi
(SikaTop Seal 109, Brushbond FLXIII hoặc tương - Khả năng tạo cầu vết nứt >1.0mm;
đương)

7
5. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU.
Nhà thầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh
hệ thống chống thấm đã được quy định trước, hoặc hệ thống chống thấm tương tự,
nhằm tạo cho lớp kết cấu hoàn toàn không bị thấm nước. Vật liệu chống thấm phải là
vật liệu mới và tuân theo yêu cầu về vật liệu đã quy định. Nhà thầu phải trình chứng
chỉ thí nghiệm để chứng minh rằng vật liệu này tuân thủ các quy định và phù hợp cho
mục đích sử dụng chống thấm cho công trình.
Nhà thầu cần phải chỉ định thầu phụ là chuyên gia về chống thấm để cung cấp,
lắp đặt và bảo vệ hệ thống chống thấm cho công trình theo đúng trình tự và yêu cầu
của nhà sản xuất vật liệu chống thấm. Việc lựa chọn các đơn vị chống thấm phải được
sự đồng ý của Tư vấn và tiêu chuẩn chọn lựa dự trên kết quả của những dự án thi công
trước đó, khả năng và độ tin cậy về trình độ kỹ thuật, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và danh
tiếng liên quan tới sản phẩm và công việc của đơn vị này.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho công tác tiến hành thi công và bảo dưỡng
cho hệ thông thoát nước tạm nhằm giữ cho công trường luôn luôn khô ráo đảm bảo
công tác lắp đặt hệ thống chống thấm đúng quy cách.
6. BẢO HÀNH.
Nhà thầu phải bảo hành 10 năm cho sự đảm bảo chống thấm của kết cấu phần
ngầm, phần thân bao gồm chống thấm cho các kết cấu bể chứa bằng bê tông, sàn, sách
tầng hầm, hố thang máy, mương và các kết cấu phần ngầm khác, sàn vệ sinh, logia,
sàn mái tầng hầm, mái nhà, khu bể bơi ... kể từ thời điểm hoàn thành thi công. Hình
thức bảo hành phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
Trường hợp xảy ra bất kỳ sự rò rỉ, hay xuất hiện các đường nứt có nước chảy ra
trong thời hạn bảo hành, Nhà thầu cần phải tiến hành công tác sửa chữa ngay lập tức
để đảm bảo khôi phục lại độ kín chống thấm cho các kết cấu phần ngầm và hoàn toàn
chịu mọi phí tổn.
7. BẢN VẼ THI CÔNG.
Nhà thầu cần cung cấp cho Tư vấn bản vẽ thi công có ghi rõ các chi tiết và trình
tự các hạng mục có liên quan. Cần bố trí đủ thời gian thích hợp cho Tư vấn kiểm tra
các bản vẽ thi công đó. Mọi sự trì hoãn do nộp chậm bản vẽ thi công hoặc việc sửa đổi
lặp đi lặp lại do các bản vẽ chưa phù hợp hoặc thiếu chính xác sẽ không được coi là
nguyên nhân gây ra kéo dài thời gian hợp đồng.
Chi tiết tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất sẽ chỉ được sử dụng như là chỉ dẫn
tạm cho công việc chuẩn bị bản vẽ thi công. Nhà thầu phải cân nhắc các yêu cầu cụ thể
trong hợp đồng dựa trên văn bản đấu thầu. Nếu cần thiết, Nhà thầu dựa trên chi tiết
tiêu chuẩn của nhà sản xuất cần cải tiến thêm các chi tiết khác cho phù hợp với yêu
cầu của dự án và những yêu cầu sửa đổi như vậy phải đước ghi rõ rang trong bản vẽ và
phải được phê chuẩn bởi Tư vấn.

8
8. TRẠNG THÁI BÊ TÔNG.
8.1. Bề mặt bê tông.
Vật liệu chống thấm cần phải tương thích với về mặt bê tông. Không cho phép sử
dụng hợp chất bảo dưỡng bê tông, lớp chống dính sót lại trên bề mặt bê tông, hoặc phụ
gia trong bê tông có thể ảnh hưởng tới sự bám dính của vật liệu chống thấm lên bê
tông.
Hợp chất bảo dưỡng sẽ không được sử dụng trên bề mặt bê tông trừ khi Nhà thầu
có thể tiến hành thí nghiệm ngoài công trường để kiểm chứng đã loại bỏ hoàn toàn hỗn
hợp này trước khi thi công lớp chống thấm. Nhà thầu có thể tiến hành thí nghiệm
ngoài công trường chứng minh sự tương thích của hỗn hợp với vật liệu chống thấm và
bề mặt bê tông.
Các lớp chống dính như dầu, sáp, nhớt và silicone sót lại trên bề mặt bê tông
trong quá trình đổ bê tông làm giảm độ kết dính của vật liệu chống thấm với bê tông sẽ
không được ưu tiên sử dụng. Việc sử dụng các loại sơn thích hợp để sơn cốp pha và
ngăn chặn sự nhiễm bẩn của bề mặt bê tông hoặc việc sử dụng lớp polyethylene để lót
cốp pha có thể được cho phép.
Các phụ gia đặc biệt như hóa chất kỵ nước được dung để làm chậm sự bay hơi
của nước trong quá trình bảo dưỡng bê tông có thể gây ra các vấn đề về kết dính và
không được sử dụng.
8.2. Xử lý khuyết tật.
Những khuyết tật bề mặt, bao gồm lỗ hổng, trừ khi được quy định riêng trong
hợp đồng, phải được sửa chữa ngay lập tức sau khi dỡ bỏ cốp pha. Các vết rỗ tổ ong và
các vùng bê tông khuyết tật phải được tẩy bỏ đến bê tông đặc chắc và làm sạch. Nếu
cần đục thì các cạnh đục phải vuông góc với bề mặt hoặc phải đục hơi sâu xuống,
không được để các gờ mỏng dễ gãy.
Trừ khi được quy định rõ bởi các nhà sản xuất vật liệu chống thấm, hỗn hợp vá
gốc xi măng Portland thông thường không được sử dụng để sửa chữa các lỗ hổng nhỏ
trên bề mặt và các vết nứt sâu tạo ra do độ kết dính kém với bê tông. Việc sửa chữa
các khuyết tật này có thể được giải quyết bằng cách dùng các loại vật liệu trám vá
chuyên dụng. Cần tham khảo kiến nghị cụ thể của nhà sản xuất trước khi sử dụng các
hỗn hợp chống thấm chuyên dụng trước khi xử lý các khuyết tật của bê tông. Cốt liệu
thô không được sử dụng cho việc sửa chữa nói trên.
Các lỗ hổng lớn và vết nứt sâu và ướt cần được xử lý bằng các loại vữa sửa chữa
gốc xi măng mác cao, không co ngót chuyên dụng, với vết nứt khô sửa chữa bằng hệ
thống gốc Epoxy chuyên dụng.
Các hỗn hợp sửa chữa đặc biệt có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho
quy trình trám vá bê tông nói trên. Những hỗn hợp này phải được sử dụng theo đúng
chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng hỗn hợp độc quyền cần phải có được sự
đồng ý của nhà sản xuất. Những vật liệu này phải tương thích với lớp chống thấm và
bê tông, và không làm ảnh hưởng tới độ kết dính của hai lớp này.

9
Nhà thầu cần tiến hành phương pháp sửa chữa thích hợp để ngăn chặn dòng chảy
rò rỉ vào hoặc xuyên qua kết cấu bê tông trước khi thi công lớp chống thấm. Phương
pháp sửa chữa được áp dụng phụ thuộc vào loại khuyết tật của bê tông và nguyên nhân
gây rò rỉ nước.
Dùng vật liệu xi măng đông kết nhanh để chặn nước thấm tạm thời cho tới khi bề
mặt bê tông đã được sửa chữa xong. Không cho phép sửa dụng hỗn hợp xi măng đông
kết nhanh với hàm lượng clorua vợt quá giới hạn cho phép.
Có thể dụng phương pháp bơm epoxy để sửa chữa tạm thời hoặc lâu dài tùy
thuộc vào các điều kiện sau. Nếu vết nứt không tiếp tục phát triển, vết nứt khô, bơm
epoxy có thể sử dụng làm phương pháp sửa chữa lâu dài. Nếu vết nứt ướt, có phát
triển, phương pháp này được sử dụng làm phương án tạm thời và cần được bổ sung
giải pháp sửa chữa bằng vật liệu gốc xi măng, vật liệu co giãn phù hợp.
Vữa bơm gốc xi măng hai thành phần có thể được sử dụng hiệu quả với sửa chữa
lâu dài. Các lỗ vữa bơm được khoan vào kết cấu bê tông tại các vị trí bị rò rỉ. Công
việc này phải được tiến hành bởi người có kinh nghiệm và có trình độ đảm bảo.
8.3. Làm sạch bề mặt.
Tổng quan, các bề mặt bê tông phải không dính tạp chất hóa học, không có vật
liệu yếu, không đặc chắc hoặc lỏng lẻo, bề mặt bê tông tốt cần phải được lộ ra ngoài.
8.3.1. Làm sạch sơ bộ.
Nhà thầu phải kiểm tra bề mặt bê tông để quyết định sự cần thiết phải làm sạch
sơ bộ hay không. Nếu bề mặt nhiễm bẩn nặng bởi dầu mỡ thì cần phải làm sạch sơ bộ
trước khi làm sạch bởi phương pháp phụt rửa. Phương pháp sử dụng các chất tẩy rửa
chuyên dụng được đặc chế dung cho bê tông có thể được sử dụng cho mục dích này.
Bề mặt đã được làm sạch phải có độ pH trung tính hoặc có tính kiềm nhẹ.
8.3.2. Làm sạch cơ học.
Làm sạch bề mặt bê tông bằng thiết bị cơ học có thể sử dụng để loại bỏ các lớp
bụi bẩn dầy hoặc vật liệu kém. Cốt liệu sau khi loại bỏ bằng thiết bị cơ học sẽ được
loại bỏ bằng cách phun nước áp lực hoặc phun cát. Có thể dung phương pháp mài cho
các bề mặt cần làm sạch có diện tích nhỏ hoặc lớp bề mặt khá nhẵn.
Phương pháp làm sạch bằng mài ráp hoặc phụt tẩy được sử dụng để loại bỏ các
lớp xi măng đóng rắn, bụi bẩn và các lớp bề mặt yếu. Nhà thầu có thể sử dụng các
phương pháp phun cát ẩm hoặc phun nước áp lực cao để làm sạch tùy theo mức độ cho
phép về đảm bảo vệ sinh môi trường của cơ quan địa phương. Bề mặt phải được làm
sạch đến bề mặt bê tông đặc chắc.
8.4. Kiểm tra chất lượng bề mặt.
Trước khi thi công lớp chống thấm, sự đảm bảo chất lượng bề mặt cần được kiểm
tra dựa trên độ sạch, độ khô, khả năng kết dính, những yếu tốt ảnh hưởng của hỗn hợp
sửa chữa và chất thải ra từ cốp pha. Căn cứ vào yêu cầu bề mặt của từng loại vật liệu,
phương pháp thi công mà có thể lựa chọn các trình tự kiểm tra theo các hướng dẫn sau
đây.

10
8.4.1. Độ sạch của bề mặt.
Điều kiện về độ dính dầu: Tưới nước lên lớp bề mặt đã được làm khô. Nếu nước
lan rất nhanh thay vì tụ lại thành từng giọt, chứng tỏ bề mặt không dính dầu hoặc các
chất ngăn cản sự thẩm nước.
Điều kiện về độ axit (trường hợp sử dụng axit để làm sạch bề mặt hoặc sản phẩm
chống thấm yêu cầu): Sử dụng giấy quỳ để xác định độ axit trên bề mặt bê tông.
8.4.2. Độ khô của bề mặt.
Độ ẩm được coi là vượt quá độ ẩm cho phép nếu xuất hiện nước ngưng tụ tại vị
trí tiếp giáp giữa bê tông và lớp vật liệu chống thấm (áp dụng cho các dạng vật liệu
yêu cầu về độ ẩm bề mặt). Thông thường, cần tiến hành một thí nghiệm kiểm tra hàm
lượng độ ẩm bề mặt trước khi bắt đầu công việc.
Hàm lượng độ ẩm được đánh giá dựa trên các thiết bị chuyên dụng hoặc các
phương pháp kiểm tra được khuyến nghị. Các điều kiện khi đánh giá, thí nghiệm nên
được mô phỏng càng tương đồng với điều kiện thi công lớp chống thấm càng tốt.
8.4.3. Cường độ của bề mặt khi có nước xi măng tinh.
Sự hiện hiện của nước xi măng tinh trên bề mặt bê tông sẽ được kiểm tra bằng
cách cạo lớp bề mặt bê tông bằng dao bả matit hoặc các thiết bị được khuyến nghị.
Nếu xuất hiện lớp bột rời, chứng tỏ bề mặt có xuất hiện nước xi măng tinh và lớp này
cần phải được loại bỏ bằng phương pháp cơ học trước khi tiến hành chống thấm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cần tiến hành thí nghiệm cường độ bề mặt
bằng miếng dán hoặc các phương pháp được khuyến nghị khác để kiểm tra độ dính kết
và chống bóc tách của hệ thống chống thấm và dùng để xem xét bề mặt có đủ sạch và
khô hay không. Thí nghiệm này cần được tiến hành trước khi thi công các lớp chống
thấm. Điều kiện thí nghiệm cần được mô phỏng càng sát điều kiện thi công các lớp
chống thấm càng tốt. Nếu kết quả thí nghiệm không thỏa mãn vì bất kỳ lý do nào, Tư
vấn có thể yêu cầu tiến hành thêm thí nghiệm hoặc yêu cầu Nhà thầu có giải pháp tăng
cường độ bám dính bằng các sản phẩm thích hợp và được khuyến nghị.

11

You might also like