You are on page 1of 7

Một số tình huống Kế toán tài chính

Tình huống 1: Giả sử bạn là nhân viên đang làm việc tại bộ phận thẩm định tín dụng tại một ngân hàng, Có một
khách hàng là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đến đề nghị được vay vốn.
1. Báo cáo tài chính nào để cho thông tin tổng quát về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp? Những thông tin nào
về hàng tồn kho được trình bày trên báo cáo tài chính đó ?
2. Để biết được các chính sách kế toán một cách chi tiết mà doanh nghiệp đó áp dụng đối với hàng tồn kho và chi
tiết loại hàng tồn kho, bạn sẽ tìm đọc trên báo cáo tài chính nào?
Tình huống 2:
Ngày 20/05 Mua 01 lô nguyên vật liệu chưa về nhập kho, giá mua chưa thuế 100, thuế VAT 10% chưa thanh toán.
Lô nguyên liệu này vẫn chưa về nhập kho.
1. Giả sử ngày 21/05 nguyên vật liệu này vẫn chưa về nhập kho, kế toán có phản ảnh vào sổ sách hay không?
2. Giả sử ngày 23/05 nguyên vật liệu về nhập kho thì kế toán có phản ánh tình hình này vào sổ sách hay không?
3. Giả sử cuối tháng là 31/05 hàng vẫn chưa về nhập kho thì kế toán có ghi nhận nghiệp vụ nào vào sổ cho doanh
nghiệp không?
4. Giả sử ngày 05/06 nguyên vật liệu về, kế toán ghi nhận như thế nào?
Tình huống 3: Hãy dựa vào các thông tin cho tại bảng dưới đây và thực hiện theo các yêu cầu sau:
1. Chỉ ra tác động của từng nghiệp vụ phát sinh đến biến động của các chỉ tiêu trên bảng (kẻ bảng cho dưới đây và
tờ giấy làm bài)
2. Hãy cho biết, sau khi phát sinh các nghiệp vụ này có làm thay đổi tính cân bằng giữa tổng tài sản và tổng nguồn
vốn hay không?
(ĐVT: 1.000đ)
Nghiệp vụ phát sinh Tài sản Nợ phải trả Vốn CSH
Số dư đầu kỳ 1.000.000 400.000 600.000
Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền 50.000 +50.000 +50.000
Nhận tiền của khách hàng ứng trước 20.000 +20.000 +20.000
Nhận góp vốn liên doanh bằng tiền mặt 50.000 +50.000 +50.000
Thu tiền mặt khách hàng trả nợ: 20.000 +20.0000
-20.000
Tạm ứng cho nhân viên 5.000 +20.000
-20.000
Gợi ý cách làm: Nếu nghiệp vụ phát sinh làm tăng tài sản 50.000 thì bên cột tài sản, tại dòng tương ứng với nghiệp
vụ sẽ ghi +50.000 và nếu giảm thì ghi -50.000
Tình huống 4:
Hãy dựa vào các thông tin cho tại bảng dưới đây và thực hiện theo các yêu cầu sau:
1. Chỉ ra tác động của từng nghiệp vụ phát sinh đến biến động của các chỉ tiêu trên bảng (kẻ bảng cho dưới đây và
tờ giấy làm bài)
2. Hãy cho biết, sau khi phát sinh các nghiệp vụ này có làm thay đổi tính cân bằng giữa tổng tài sản và tổng
nguồn vốn hay không?
(ĐVT: 1.000đ)
Nghiệp vụ phát sinh Tài sản Nợ phải trả Vốn CSH
Số dư đầu kỳ 1.000.000 200.000 800.000
Nhận tiền ký quỹ bằng TGNH 50.000
Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 20.000
Chuyển khoản ứng trước cho nhà cung cấp 10.000
Phân bổ CCDC kỳ trước cho Bộ phận bán hàng 10.000
Thu tiền khách hàng trả nợ 20.000
Gợi ý cách làm: Nếu nghiệp vụ phát sinh làm tăng tài sản 50.000 thì bên cột tài sản, tại dòng tương ứng với nghiệp
vụ sẽ ghi +50.000 và nếu giảm thì ghi -50.000
Tình huống 5:
1. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Kế toán xác định số dư của tài khoản Phải thu khách hàng (TK
131) số tiền là 100.000.000đ dư Có. Bạn hãy cho biết số dư tài khoản này sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế
toán bên tài sản hay nguồn vốn? Giải thích bản chất tại sao?
2. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Kế toán xác định số dư của tài khoản Phải trả người bán (TK
331) số tiền là 100.000.000đ dư Nợ. Bạn hãy cho biết số dư tài khoản này sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế
toán bên tài sản hay nguồn vốn? Giải thích bản chất tại sao?
Tình huống 6:
Nếu bạn là giám đốc của một doanh nghiệp thì để nắm bắt thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị
mình. Bạn sẽ yêu cầu kế toán cung cấp loại báo cáo tài chính nào để đáp ứng cho các nhu cầu thông tin dưới đây:
1. Muốn biết về tổng tài sản và kết cấu của nguồn vốn tại một thời điểm cụ thể
2. Muốn biết thông tin về kết quả hoạt động của đơn vị mình trong một kỳ kế toán
3. Muốn biết thông tin về tình hình sử dụng tiền và dòng tiền thu vào trong một kỳ kế toán
4. Muốn kiểm tra chi tiết về các chính sách kế toán và các chỉ tiêu tài chính mà kế toán trình bày?
(Lưu ý: trong mỗi câu 1,2,3,4 bạn cần nêu ra một báo cáo tài chính liên quan mà kế toán phải cung cấp cho bạn)
Tình huống 7:
Nếu bạn là giám đốc của một doanh nghiệp, bạn có thuê một người về vừa để làm kế toán và vừa để quản lý, thu,
chi tiền (thủ quỹ) cho doanh nghiệp bạn hay không? Hãy giải thích tại sao và lấy ra một tình huống gian lận nếu có
liên quan đến sự kiêm nhiệm này?
Tình huống 8:
Công ty X có một chiếc ôtô phục vụ cho giám đốc, biết nguyên giá 1.000.000.000đ, đã khao hết. Tuy nhiên công ty
vẫn tiếp tục sử dụng chiếc xe này phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giám đốc công ty yêu cầu kế toán vẫn tiếp tục
trích khấu hao cho chiếc xe để tính vào chi phí định kỳ. Theo bạn, kế toán có nên làm theo yêu cầu của giám đốc
hay không? Giải thích tại sao?
Tình huống 9:
Tháng 05/X doanh nghiệp mua một TSCĐ về sử dụng tại bộ phận QLDN, biết giá mua chưa thuế 200tr; thuế
GTGT khấu trừ 10%, chưa trả tiền cho nhà cung cấp. Thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ là 10 năm, tuy nhiên
kế toán lại ghi nhầm thành 9 năm. Hãy cho biết sự nhầm lẫn của kế toán làm ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào trên
báo cáo tài chính của doanh nghiệp? (chỉ cần liệt kê những tài khoản bị ảnh hưởng và giải thích ngắn gọn chỉ tiêu
đó tăng lên hay giảm xuống).
Tình huống 10:
Hãy cho biết, việc kế toán nhầm lẫn dẫn đến ghi trùng một khoản chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nào trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Chỉ rõ tài khoản bị ảnh hưởng
tăng lên hay giảm xuống).
Tình huống 11:
Cty X cuối kỳ tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu trong kho. Căn cứ vào kết quả kiểm kê cho thấy, số lượng nguyên
vật liệu còn trong kho là 1.000kg với đơn giá 50.000đ/kg. Trong khi đó theo số liệu trên sổ kế toán cung cấp,
nguyên vật liệu tồn trong kho là 1.100kg trong đó 1.000kg với đơn giá 50.000đ/kg và 100kg với đơn giá
40.000đ/kg.
Yêu cầu:
1. Giám đốc công ty cho rằng, số liệu kế toán ghi sổ là luôn luôn đúng nên phải yêu cầu điều chỉnh về đúng sổ
sách kế toán cung cấp. Điều này đúng hay sai? Tại sao? Hãy thực hiện bút toán định khoản đối với trường hợp
trên?
2. Nếu sau này doanh nghiệp tìm được nguyên nhân hàng thiếu là do nhân viên kho gian lận và bắt bồi thường
bằng cách trừ vào lương. Hãy định khoản bút toán xử lý trong trường hợp này?
Tình huống 12:
Bộ phận phân xưởng sản xuất của công ty A báo hỏng một công cụ dụng cụ có trị giá xuất kho là 10.000.000đ,
doanh nghiệp đã sử dụng và phân bổ vào chi phí là 7.000.000đ. Nếu ban giám đốc công ty bắt nhân viên làm hỏng
phải bồi thường bằng cách trừ vào lương số tiền 3.500.000đ thì số tiền chênh lệch thu thêm từ nhân viên sẽ được
phản ánh vào đâu? Hãy định khoản bút toán tương ứng?
Tình huống 13:
Ngày 01/03 Công ty K mua 1.000kg VLA và 4.000 kg VLB, chưa thanh toán cho người bán. Giá mua chưa thuế
10.000đ/kg VLA và 15.000đ/kg VLB, thuế suất GTGT 10%. Ngày 25/03 mới vận chuyển chuyển về DN, chi phí
vận chuyển phát sinh đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 1.320.000đ, trong đó thuế suất GTGT 10% (biết chi
phí vận chuyển phân bổ cho từng loại theo số lượng).
Yêu cầu:
1. Theo anh (chị) kế toán hạch toán tăng vật liệu ngày 01/03 đúng hay sai? Vì sao?
2. Anh (chị) tiến hành hạch toán các bút toán liên quan đến tình huống trên.
Tình huống 14: Cty K cuối ngày tiến hành kiểm kê tiền mặt tại quỹ. Căn cứ vào kết quả kiểm kê cho thấy, số tiền
mặt đang tồn tại quỹ là 1.000.000.000đ. Trong khi đó theo số liệu trên sổ kế toán cung cấp, số tiền mặt còn tồn
trong quỹ là 980.000.000đ
Yêu cầu:
1. Giám đốc công ty cho rằng, số liệu kế toán ghi sổ là luôn luôn đúng nên phải yêu cầu điều chỉnh về đúng sổ
sách kế toán cung cấp. Điều này đúng hay sai? Tại sao?
2. Hãy thực hiện bút toán định khoản đối với trường hợp trên?
Tình huống 15:

Ngày 28/05 Cty X mua 1.000kg nguyên vật liệu về nhập kho với đơn giá 50.000đ/kg, thuế VAT 10% chưa trả tiền,
tuy nhiên doanh nghiệp mới nhận được hóa đơn nhưng đến cuối tháng số nguyên vật liệu vẫn chưa về nhập kho.
Ngày 05/6 lô nguyên vật liệu mới về đến kho của doanh nghiệp.

Yêu cầu: Hãy ghi nhận các bút toán phù hợp trong các ngày 31/05 và 05/6.

Tình huống 16:


Câu 2 (2đ): Tại doanh nghiệp trong tháng 10/N có tình huống sau:
1. Ngày 2/10 khách hàng mua 100 hàng hóa A, giá mua là 50.000đ/hh, VAT 10%. Trong ngày công ty đã làm
thủ tục xuất hàng để gửi đi, đồng thời kế toán xuất hóa đơn. Đến ngày 05/10 Khách hàng mới nhận được hàng.
Theo bạn việc kế toán ghi nhận doanh thu vào ngày 2/7 là đúng hay sai. Tại sao (nếu câu trả lời là sai, hãy
hướng dẫn cách làm đúng)? Hãy thực hiện bút toán cho nghiệp vụ này.
2. Ngày 5/10 DN A thông báo đã chuyển khoản thanh toán khoản nợ mua hàng hồi tháng 7/N số tiền 50tr. Sau khi
kiểm tra, nhân viên kế toán DN K không thấy số tiền trong tài khoản TGNH tăng lên liền ghi giảm nợ cho KH
và ghi tăng T 113 50tr. Theo bạn nhân viên kế toán làm đúng hay sai? Giải thích (nếu câu trả lời là sai, hãy
hướng dẫn cách làm đúng).
Tình huống 17:
Ngày 5/10 quán cafe Hương Lan mua 30 bộ bàn ghế về để phục vụ bán cafe, giá mua là 1.000.000đ/sp, VAT 10%
đã thanh toán bằng TGNH. Sau khi nhận được chứng từ, kế toán đã hạch toán:
Nợ 211 30.000.000
Nợ 133 3.000.000
Có 112 33.000.000
Theo bạn việc kế toán hạch toán như trên đúng hay sai. Tại sao? Hãy thực hiện bút toán cho nghiệp vụ này nếu câu
trả lời là sai.
Nội dung ôn tập – tham khảo
KẾ TOÁN TẠM ỨNG
Coi lại phần kế toán tạm ứng TK 141
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CCDC
1. Nhập kho nguyên vật liệu
2. Mua nguyên vật liệu chưa về nhập kho:
Ví dụ: Ngày 20/3 Mua 100 m vải, giá mua chưa thuế 10.000đ/m, VAT 10% chưa thanh toán tiền, tuy nhiên cuối
ngày hàng chưa về nhập kho. Giả sử đến ngày 2/4 lô vải trên mới về nhập kho đủ. Kế toán xử lý như thế nào?
- Ngày 20/3 không định khoản vì hàng chưa về nhập kho
- Cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán theo dõi hàng mua đang đi đường. Kế toán định khoản Nợ TK 151, Nợ TK
133/Có TK 331
- Đến tháng sau hàng về. Kế toán định khoản: Nợ T 152/Có T 151, không định khoản thuế vì đã hạch toán thuế
vào TK 133 ở cuối tháng.
3. Xuất kho NVL: Nắm vững phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân, FIFO
4. Mua NVL thừa, thiếu và cách xử lý:
+ Kiểm kê thiếu:
Ví dụ: Số liệu thực tế 300kg, đơn giá 5.000đ/kg. SL trên hóa đơn: 320kg -> Thiếu: Nợ TK 1381/Có TK 152: 20kg *
5.000. Tìm ra nguyên nhân trừ lương: Nợ TK 334/Có TK 1381
5. Xuất CCDC: Loại phân bổ 1 lần, loại phân bổ 2 lần và loại phân bổ n lần
6. Mua CCDC về sử dụng ngay:
Mua một CCDC về sử dụng ngay tại bộ phận QLDN, phân bổ 3 kỳ, bắt đầu từ kỳ này. Biết giá mua chưa thuế
3.000.000đ, thuế VAT 10% chưa thanh toán tiền.
Kế toán định khoản:
Nợp TK 242 3.000.000 Nợ TK 642 1.000.000
Nợ TK 133 300.000 Có TK 242 1.000.000
Có TK 331 3.300.000
7. Báo hỏng CCDC
Ví dụ: Ngày Báo hỏng 1 CCDC ở bộ phận bán hàng, giá xuất kho là 2.000, đã phân bổ vào chi phí là 1.300. Giả sử:
TH1: Phần còn lại bắt nhân viên bồi thường 700. Kế toán định khoản?
TH2 :Thực tế giá trị còn lại 700 nhưng bắt bồi thường 900. Kế toán định khoản?
8. Chiết khấu thanh toán
VD: Mua 100kg NVL về sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, biết đơn giá mua chưa thuế 100.000đ, thuế GTGT
10%, chưa thanh toán. Vài ngày sau thanh toán bằng TGNH cho người bán và được hưởng chiết khấu 1% do thanh
toán sớm
Nợ TK 152 100*100.000 = 10.000.000 Nợ TK 331 : 11.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000 Có TK 515: 11.000.000*1%
Có TK 331 : 11.000.000 Có TK 112: 99%*11.000.000
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
9. Mua ngoài
10. Thanh lý TSCĐ
11. Trích khấu hao TSCĐ: Nợ TK627,641,642/Có TK 214
Ví dụ 1: Trong tháng tiến hành trích khấu hao TĐCD tại bộ phận bán hàng. Kế toán định khoản Nợ TK 641/Có TK
214. Tuy nhiên, do sự nhầm lẫn nên kế toán tiền hành định khoản bút toán đó hai lần. Sự nhầm lẫn này ảnh hưởng
đến chỉ tiêu nào trên Báo cáo tài chính, ghi rõ sự ảnh hưởng tăng hay giảm
Cụ thể:
- Ảnh hưởng chỉ tiêu chi phí bán hàng trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Chi phí bán hàng sẽ tăng lên -> Lợi nhuận trước thuế giảm -> Thuế Thu nhập DN trước thuế giảm -> Lợi
nhuận sau thuế sẽ giảm.
Ví dụ 2: Tháng 2/N mua một TSCĐ cho BP QLDN, biết giá mua chưa thuế 100tr; thuế GTGT khấu trừ 10%, chưa
trả tiền. Thời gian sử dụng là 10 năm, tuy nhiên kế toán lại ghi nhầm thành 9 năm. Hãy cho biết sự nhầm lẫn của kế
toán làm ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp? (chỉ cần liệt kê những tài
khoản bị ảnh hưởng và giải thích ngắn gọn chỉ tiêu đó tăng lên hay giảm xuống)
- Ảnh hưởng chỉ tiêu 642 trên Báo cáo KQKD
- Chi phí bán hàng tăng lên vì số liệu đúng 100/10 = 10 tr, nhưng kế toán sai 100/9. Do đó, chi phí khấu hao của TK
642 tăng lên. ... (như trên)
12. Chi phí sữa chữa TSCĐ:
Ví dụ: Tiến hành sửa chữa thường xuyên một TSCĐ tại phân xưởng: Chi phí phát sinh như sau:
- Tiền lương nhân công thuê ngoài đã trả bằng TGNH: 3.000.000đ
- Nguyên vật liệu xuất dùng: 100.000đ
- Công cụ dụng cụ xuất dùng: 200.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 627: 3.300.000
Có TK 112 : 3.000.000
Có TK 152: 100.000
Có TK 153: 200.000
Ví dụ 3: Mua một TSCĐ về sử dụng ở bộ phận sản xuất, giá mua chưa thuế 50.000.000đ, thuế VAT 10%. Chi phí
vận chuyển TSCĐ doanh nghiệp chịu 5.000.000đ, thuế VAT 10%. Tất cả thanh toán bằng TGNH.
Kế toán tính chi phí khấu hao tăng thêm trong tháng này cho TSCĐ và định khoản bút toán liên quan, biết thời gian
sử dụng hữu ích của tài sản là 10 năm, doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

a.Nợ TK 211 50.000.000 Mức Khấu hao = Nguyên giá/Thời gian sử dụng
Nợ TK 133 5.000.000 = 55.000.000/10 = 5.500.000đ
Có TK 112: 55.000.000 Nợ TK 627: 5.500.000
b. Nợ TK 211: 5.000.000 Có TK 214 : 5.500.000
Nợ TK 133:500.000
Có TK 112: 5.500.000

Ví dụ 4: Công ty có chiếc xe tải dùng để chở hàng, biết nguyên giá 1.000.000.000đ, đã khao hết. Tuy nhiên công ty
vẫn tiếp tục sử dụng chiếc xe tải này phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giám đốc công ty yêu cầu kế toán vẫn tiếp
tục trích khấu hao cho chiếc xe tải để tính vào chi phí định kỳ. Theo bạn, kế toán có nên làm theo yêu cầu của giám
đốc hay không? Giải thích tại sao?
 Tài sản này đã hết thời gian khấu hao. Do đó kế toán không được phép trích khấu hao và không được tính
khấu hao vào chi phí
Ôn tập những nội dung thêm khác đã học

You might also like