You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

z
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp biện
pháp và kết quả
Sinh viên thực hiện: Cao Tuấn Vũ
Mã SV: 1811120169
Ngày sinh: 17/9/2000
Số thứ tự: 80
Lớp tín chỉ: TRI102(57-1/1819).9_LT
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thị Trang

Hà nội, tháng 10 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu
vực và thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nên những năm
trở lại đây kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường kinh tế hết sức sôi động
và cạnh tranh gay gắt.
Đối với các nhà tư bản thì sự gia tăng của tư bản và giá trị thăng dư luôn là
quan tâm hàng đầu của họ. Để đi đến mục tiêu đó, thì tuần hoàn và chu chuyển
của tư bản chính là những định hướng cơ bản mà nền kinh tế phải dựa vào.
Nhưng hiện nay chúng ta còn còn gặp phải nhiều khó khăn khác trong việc lưu
thông, tìm kiếm thị trường và đối tác hay nói cụ thể hơn là việc xây dựng hệ
thống thương nghiệp, chưa được coi trọng đúng mức, điều này dẫn đến một
thực trạng là thương nghiệp nước ta đang phát triển một cách tự phát, gây trở
ngại không nhỏ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của tư bản thương nghiệp đối
với sự phát triển chung của nền kinh tế hay cụ thể hơn là sự gia tăng tốc độ chu
chuyển của tư bản thương nghiệp sẽ làm rút ngắn thời gian chu chuyển, làm cho
quá trình sản xuất lặp lại nhanh hơn, tạo được nhiều giá trị và giá trị thặng dư
hơn, làm tăng hiệu quả của tư bản. Vì vậy vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này, bằng những kiến thức đã
học được từ môn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin” em xin
mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

“Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp biện pháp và kết quả”

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp


1.1 Tuần hoàn của tư bản
Tư bản vận động theo công thức:
T-H(..SX..)H’-T’
Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông:
T-H
Ở giai đoạn này tư bản xuất hiện dưới hình thái là tiền tệ. Tiền tệ được sử dụng
để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Hai hàng hóa này phải phù hợp với
nhau về số lượng va chất lượng. Lúc này, tư bản thực hiện chức năng là phương
tiện mua các yếu tố sản xuất.
-Giai đoạn thứ hai- giai đoạn sản xuất:
H(...SX..)H’
Kết thúc giai đoạn một, tư bản tiền tệ đã biến thành tư bản sản xuất, có chức
năng kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động đển sản xuất ra giá trị
hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư. Kết thúc giai đoạn này tư bản xuất hiện
vói tư cách là một tư bản hàng hóa(H’).
-Giai đoạn thứ ba- giai đoạn lưu thông:
H’- T’
Tư bản có chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, trong đó có giá trị thặng dư- tư
bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ.
Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua ba giai đoạn
với ba hình thái, hoàn thành ba chức năng, rồi trở về hình thái ban đầu với
lượng giá trị lớn hơn.
1.1.
1.2. Chu chuyển của tư bản
1.2.1. Định nghĩa

Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyển của tư bản.

1.2.2. Thời gian lưu thông

Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Nhưng vì đề tài nghiên cứu tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp nên ta chỉ
quan tâm đến thời gian lưu thông.

Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian lưu
thông gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Thời gian lưu thông = thời gian mua + thời gian bán.
Thời gian lưu thông phụ thuộc vao nhiều yếu tố  như :
- Tình hình thị trường, quan hệ cung-cầu và giá cả trên thị trường;
- Khoảng cách tới thị trường;
- Trình độ phát triển của giao thông vận tải...
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, nhìn chung, không
tạo ra giá trị cho sản phẩm và giá trị thặng dư cho tư bản. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó
là tất yếu và có vai trò quan trọng. Vì đó là đầu vào và đầu ra của sản xuất. Cung cấp
các điều kiện cho sản xuất và thực hiện sản phẩm do sản xuất tạo ra. Rút ngắn thời
gian lưu thông làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng được
lượng tư bản đầu tư cho sản xuất. Rút ngắn thời gian lưu thông cũng làm rút ngắn thời
gian chu chuyển, làm cho quá trình sản xuất lặp lại nhanh hơn, tạo được nhiều giá trị
và giá trị thặng dư hơn, làm tăng hiệu quả của tư bản.

1.2.3 Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp

Công thức vận động của tư bản thương nghiệp T - H- T’

Với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần: (1) Từ tay nhà tư bản công
nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; (2) Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang
tay người tiêu dùng.
Tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của
tư bản bản thương nghiệp. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản thương nghiệp
càng ngắn thì tốc độ chu chuyển tư bản thương nghiệp càng nhanh và ngược lại.Khi
nhìn công thức trên chúng ta thấy rằng thời gian chu chuyển của tư bản thương nghiệp
bắt đầu từ khi tư bản thương nghiệp mua hàng hóa của tư bản công nghiệp và kết thúc
khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Nhưng chu chuyển của tư bản thương nghiệp
là vô cùng linh động, tuy cùng bắt đầu với tiền dùng để mua các yếu tố đầu vào và kết
thúc là khi lấy được tiền về để tái sản xuất nhưng khác với tư bản thương nghiệp rất
linh động ở chỗ, một tư bản thương nghiệp có thể hợp tác với nhiều tư bản công
nghiệp và cũng đảm bảo khâu tiêu thụ cho họ.

Giả sử một tổng thời gian một tư bản công nghiệp mua và sản xuất ra được hàng hóa
hoàn chỉnh là 3 tháng. Sau đó tư bản công nghiệp này bán hàng hoá cho tư bản thương
nghiệp và thời gian tư bản thương nghiệp này bán hết số hàng hóa đó là trong vòng 1
tháng. Vậy trong lần đầu tiên này một vòng chu chuyển của tư bản thương nghiệp là 1
tháng còn một vòng chu chuyển của tư bản là 4 tháng. Để đơn giản ta coi sau khi tư
bản thương nghiệp bán hết được hàng thì mới hoàn trả hoàn trả đầy đủ cho tư bản
công nghiệp tái sản xuất.

Nhưng kể từ lần hai trở đi tư bản thương nghiệp sau khi hoàn trả đầy đủ tiền để tư bản
sản xuất tái sản xuất thì sẽ chưa có hàng ngay mà phải đợi 3 tháng để tư bản công
nghiệp hoàn thành khâu của mình nhưng thời gian này vẫn được tính trong thời gian
chu chuyển của tư bản thương nghiệp. Tư bản thương nghiệp sau khi nhận hàng từ tư
bản công nghiệp lại mất 1 tháng để tiêu thụ sản phẩm. Nên từ đây trở đi thời gian chu
chuyển của tư bản thương nghiệp đã là 3 tháng chờ+ 1 tháng đợi = 4 tháng cũng chính
bằng thời gian chu chuyển của tư bản.

Nhưng các nhà tư bản thương nghiệp không bao giờ muốn tiền của mình nắm im như
vậy hay nói cách khác họ không hề muốn chờ đợi tư bản công nghiệp kia sản xuất vì
thời gian là tiền bạc, chính vì vậy trong lúc tư bản công nghiệp kia đang sản xuất họ sẽ
tìm kiếm một tư bản công nghiệp khác và lại làm khâu tiêu thụ sản phẩm cho họ.
Tất nhiên số đối tác của công ti tư bản này không chỉ dừng lại ở một, hai mà còn nhiều
hơn thế. Nó tùy thuộc vào tốc độ lưu thông hàng hóa trên thị trường và tốc độ sản xuất
hàng hóa của tư bản công nghiệp.

CHƯƠNG 2: Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp

2.1. Tác dụng của gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp

Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp được hiểu đơn giản là tăng
tốc độ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Vì vậy gia tăng tốc độ chu chuyển của
tư bản thương nghiệp sẽ đem lại những tác dụng sau:

+ Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp làm cho lượng hàng hóa
trong lưu thông lớn hơn và không mất nhiều chi phí cho bảo quản, kho chứa làm
giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống.

+Gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp sẽ rút ngắn thời gian lưu
thông góp phần tăng tốc độ chu chuyển của tư bản từ đó tăng tỉ suất và khối lượng
giá trị thặng dư hàng năm.

+ Giúp hàng hóa sản xuất ra không bị dư thừa, ế ẩm.

2.2 Biện pháp gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp
2.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các
vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở
lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ
tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ,
vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến
tăng trưởng kinh tế.

Những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát
huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn
vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có
tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình
trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

2.2.2 Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối

Quan điểm chung là đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình tổ chức và phương
thức hoạt động, các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu và các nguồn lực tham gia
đầu tư phát triển. Kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Xây
dựng và củng cố các hệ thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước đi đôi với tổ chức
và phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương. Tăng cườngquản lý nhà nước
đối với các hệ thống phân phối vì lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo đó:

- Với hệ thống bán lẻ của các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng, thiết lập và phát
triển mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm
trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn
và bán lẻ thông qua các quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua bán.

- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho
bán buôn, hệ thống trung tâm logisstics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp
nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới
bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên địa bàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ
trong tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư,
chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời
gian mua sắm

- Có chính sách, giải pháp bảo vệ hệ thống bán lẻ trong nước khi thực hiện cam kết
mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.3. Ứng dụng thương mại điện tử để thu thập và sử dụng có hiệu quả
các nguồn thông tin thị trường

Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với
hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, cả về sự đa dạng của
nguồn tin lẫn nội dung và hình thức, cả về loại hình và nội dung của lượng
thông tin cần tư vấn và cung cấp cho doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt
Nam, các phương pháp tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin thị trường theo
kiểu truyền thống (sử dụng chuyên gia, sách báo, hồ sơ lưu trữ, điện thoại,
hội nghị, hội thảo...) sẽ vẫn tồn tại song song với việc sử dụng những phương
tiện, công cụ hiện đại như: Đĩa CD-ROM, máy tính nối mạng, hệ thống truyền
thông đa phương tiện... Các loại thẻ tín dụng, thẻ nợ, thẻ thông minh đang
mở ra khả năng để áp dụng các phương thức cung cấp thông tin và thanh
toán chi phí mới, tiện dụng.

Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp thu được nguồn thông tin thị
trường phong phú, cập nhật và giảm chi phí thu thập thông tin. Để tận dụng
có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cần có giải pháp tích
cực hoàn thiện kết cấu hạ tầng thông tin, sử dụng các chương trình phần
mềm hệ thống thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thiện và đào
tạo đội ngũ làm thông tin để tận dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra
mạng Internet và dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng là các nguồn thông tin
thị trường nhanh nhậy trợ giúp tìm kiếm thông tin với tốc độ cao. Để có thể
khai thác nguồn thông tin này có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có những
cán bộ khai thác thông tin thị trường am hiểu về kỹ thuật khai thác tin và
nhanh nhậy trước phản ứng của thị trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tổ chức một số hội chợ cấp miền, cấp
vùng cho những nhóm ngành hàng của doanh nghiệp sản xuất trong nước
cần tiêu thụ. Cần kết nối hệ thống phân phối trên toàn quốc để tổ chức Tuần
bán hàng Việt Nam, Tháng bán hàng Việt Nam có thưởng, có khuyến mãi...
tạo thành một sự kiện chung có quy mô toàn quốc thay vì từng doanh nghiệp
phải quảng cáo khuyến mại.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề đưa ra nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể thấy được vai trò
ngày càng quan trọng của tư bản thương nghiệp đối với sự phát triển chung của nền
kinh tế hay cụ thể hơn là sự gia tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thương nghiệp sẽ
làm rút ngắn thời gian chu chuyển, làm cho quá trình sản xuất lặp lại nhanh hơn, tạo
được nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, làm tăng hiệu quả của tư bản. Từ đó đề ra
và thực hiện những biện pháp phù hợp với để gia tăng tốc độ lưu thông hàng hóa trên
thị trường, tăng tốc dộ chu chuyển của tư bản thương nghiệp cũng như tư bản nói
chung. Đối với nước ta việc thúc đẩy sự gia tăng của tư bản thương nghiệp sẽ góp
phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS, TS. Phạm Công Đoàn, Một số giải pháp phát triển thị trường hàng
hóa trong nước , tạp chí Tài chính, số đăng ngày  20/06/2014

You might also like