You are on page 1of 10

Hướng dẫn làm hồ sơ chương trình

Jenesys 2.0

Phạm Trung Hiếu

Trưởng Đoàn Đại Biểu Jenesys 2.0

Hội thảo Sinh viên Châu Á – Nhật Bản 2013

Email: nico@jorkendy.com

1
Bản hướng dẫn sau đây chỉ mang tính chất tham khảo cho những bạn bè của Hiếu nếu mọi người
có dự định tham gia ứng tuyển chương trình Đại biểu của Jenesys2.0 . Hiếu không khẳng định là
mọi người nếu làm theo là sẽ được chọn, tuy nhiên tùy vào mỗi đợt tuyển Đại biểu sẽ có những
yêu cầu khác nhau và phải xem xét xem ứng cử viên có phù hợp hay không. Chúc mọi người
may mắn.

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất mà Hiếu mong muốn các bạn khẳng định và
có ý thức trách nhiệm với chương trình : Các bạn tham gia chương trình mục đích làm gì?
Những nguyên tắc cơ bản về ý thức trách nhiệm, đóng góp ý kiến, đồng phục, tác phong
giờ giấc tự mỗi người phải ý thức rõ cho bản thân mình để tránh làm ảnh hưởng tập thể…

1) Thông tin chương


trình:
Thông thường sẽ có thông tin
tuyển Đại biểu trên website
của Trung Ương Đoàn, Mọi
người thường xuyên truy cập
vào web : Doanthanhnien.vn,
vào mục Hội nhập quốc tế, có
rất nhiều chương trình Giao
lưu văn hóa các nước dành
cho những bạn có niềm đam
mê trao đổi văn hóa. Ngoài
Jenesys thì hằng năm có thêm
những chương trình như SSEAYP hay Đại biểu Ấn độ,,,

2) Thời gian tổ chức định kỳ của Jenesys 2.0:


Chương trình Jenesys là
chương trình do Thủ tướng
Nhật Bản đề xuất, chính vì
thế, sau phiên bản Jenesys
1.0 kết thúc vào năm 2011 thì
phiên bản Jenesys 2.0 bắt đầu
lại từ năm 2013 với nhiều thay đổi từ nội dung cho đến Đại biểu tham dự. Mỗi Đại biểu
chỉ được tham gia duy nhất một lần trong đời với tư cách Đại biểu của Quốc gia. Thường
thì hằng năm sẽ tổ chức vào tháng 3,5,6,9,12…

2
3) Chi tiết hồ sơ:
- Thông thường mỗi đợt tuyển Đại biểu
sẽ có những mẫu form riêng của từng chương trình,
các bạn download mẫu form sẵn có trực tiếp từ web
TWĐ và hoàn tất hồ sơ một cách hoàn chỉnh. Hãy
làm bằng cả sự nỗ lực và cố gắng…Các bạn cũng
phải xác định rõ ràng mục tiêu tham dự chương
trình của mình là gì, những đóng góp cho chương
trình trước, trong và sau khi kết thúc chương trình.
+ VD: chương trình vừa qua Hiếu tham gia tại Nhật là
chương trình lần đầu tổ chức “ Hội thảo Sinh viên Châu
Á – Nhật Bản” trong khuôn khổ Jenesys 2.0 , Mỗi
chương trình và mỗi đợt sẽ có những yêu cầu và nội
dung khác nhau, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin
của từng đợt vì Jenesys ngoài chương trình Giao lưu còn
có thêm chương trình Hội thảo hoặc kết hợp cả 2. Cần
chuẩn bị gì cho chương trình để chuyến đi thành công.
Đặc biệt một lời khuyên cho các bạn nếu được chọn làm
Trưởng Đoàn Đại biểu thì nên thường xuyên trao đổi
củng TWĐ để có những chuẩn bị đầy đủ và kịp thời thông báo cho các thành viên
trong đoàn ( cái này là kinh nghiệm vừa rồi làm Trưởng Đoàn của Hiếu)

- Các giấy chứng nhận, bảng thành tích, các bằng cấp, những chương trình công
tác xã hội mà các bạn đã tham gia thì mình khuyến khích các bạn photo “ Có
công chứng” hoặc những giấy đề cử tham gia chương trình ( giấy này sẽ là một
điểm cộng cho các bạn).
+ VD: năm 2013 Hiếu tham gia cuộc thi Đại sứ DL Trẻ TP HCM và thành tích là Top
10 cuộc thi, Hiếu photo giấy chứng nhận kèm thêm vào hồ sơ và một số thành tích từ
các cuộc thi trước đây Hiếu đã từng tham gia… Ngoài ra, các bạn khi tham gia có
kinh nghiệm những chương trình công tác xã hội hay những kinh nghiệm giao lưu
quốc tế thì nên ghi vào để làm cơ sở cho BTC tuyển chọn. Ngoài ra gửi kèm thêm
một số

- Các giấy tờ như CMND, giấy khám sức khỏe, hình ảnh ( 3*4 hay 4*6 theo yêu
cầu), Sơ yếu lý lịch thì các bạn nên hoàn tất trong thời gian sớm nhất để tranh
thủ thời gian điền form hoặc làm eassay ( nếu có).
- Passport phải còn thời hạn trước 6 tháng, hoặc bạn nào chưa có Passport thì
tranh thủ làm trước để nếu có yêu cầu nộp thì chúng ta có cái nộp liền, khỏi phải
chờ đợi.

3
- Ngoài ra, nếu các bạn nào có tài lẻ như hát,
múa, diễn kịch thì nên làm một CD ghi lại để
gửi cho BGK, hay bạn nào biết thư pháp hay
vẽ hoặc thiết kế thì bạn cũng có thể làm một
sản phẩm gửi kèm theo trong hồ sơ để ghi
điểm.

4) Chuẩn bị phỏng vấn:


Vòng phỏng vấn là vòng khá quan trọng, đòi hỏi
các bạn phải chứng minh được với BGK bạn là
người thích hợp tham gia chương trình với tư cách
là Đại Biểu.
- Trình độ tiếng Anh phải tương đối
tốt, giao tiếp với BGK thông qua một số trao đổi,
nêu suy nghĩ, quan điểm…
- Tạo một ấu ấn tốt bằng hình thức
bên ngoài hoặc giọng nói.
- Trao dồi một số kỹ năng mềm hoặc
những tài lẻ vì trong chương trình các bạn sẽ có
dịp sử dụng tới.
- Đúng giờ, ăn mặc lịch sự.
- Trích dẫn nội dung email thông báo
mà Trung Ương Đoàn đã gửi cho các bạn trúng
tuyển vừa rồi:

Ban tổ chức xin trân trọng thông báo, trải qua 02


phòng thi tại Việt Nam và 01 phòng loại tại Nhật
Bản, chúng tôi đã lựa chọn được 22 thí sinh tham
gia chương trình Giao lưu Thanh niên Sinh viên
Nhật Bản - ASEAN - Châu đại dương và chương trình Hội thảo Sinh viên Nhật Bản - ASEAN.

Đối với các bạn thí sinh được lựa chọn vào vòng cuối cùng để gửi hồ sơ sang Nhật Bản, chúng
tôi đã có gửi email và gọi điện thông báo cụ thể. Đối với những bạn chưa được gọi điện thông
báo cũng như nhận email báo trúng tuyến, chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng kết quả phỏng
vấn cũng như hồ sơ của các bạn chưa đủ điều kiện cũng như may mắn để được lựa chọn tham
gia chương trình. Chúng tôi lựa chọn và phỏng vấn đại biểu công khai và phân minh dựa trên
những yếu tố sau:
1. Hồ sơ:

4
- Đầy đủ theo yêu cầu, đúng hạn
- Thể hiện khả năng ngoại ngữ của mình (nếu có)
- Thể hiện khả năng cũng như kinh nghiệm tham gia hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn hội,
các hoạt động tình nguyện...
- Cách trình bày hồ sơ rõ ràng, dễ nhìn, phong phú, dày dặn.

2. Phỏng vấn:
- Khả năng ngoại ngữ
- Linh hoạt đối với các câu hỏi BKG đặt ra; tự tin; phong thái, tác phong ăn mặc, ngoại hình.
- Hiểu biết, kiến thức (nội dung trả lời câu hỏi)

Dựa trên những yếu tố trên, chúng tôi lựa chọn ra các đại biểu cuối cùng để cử tham gia chương
trình. Các bạn ko được lựa chọn không có nghĩa là các bạn không xuất sắc, mà là do tỉ lệ cạnh
tranh tham gia chương trình này quá lớn, cũng có thể do các bạn chưa có kĩ năng, kinh nghiệm
khi tham gia các hoạt động như trên. Vì vậy, BTC mong muốn các bạn trau dồi thêm và thử sức
ở các hoạt động tiếp theo cua Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Các thông tin về các chương trình đi nước ngoài của TWĐ sẽ được thông báo trên
website doanthanhnien.vn; bên cạnh đó, chúng tôi sẽ gửi mail về cho các bạn qua địa chỉ chúng
tôi đã lưu khi các bạn nhận hố sơ.

5) Tập huấn và quà tặng:


Phần này thì Trung Ương Đoàn sẽ
giúp các bạn chuẩn bị tài liệu tập
huấn kèm theo quà tặng các Đoàn
Đại biểu khác. Mỗi đại biểu sẽ đóng
700k/ng là chi phí xin Visa , quà
tặng và tập huấn. Ngoài ra, nếu các
bạn tìm được nhà tài trợ thì sẽ càng
tốt vì sẽ giúp cho các thành viên tiết
kiệm được chi phí mua quà lưu
niệm tặng Đại biểu các nước ( mỗi
Đại biểu tự chuẩn bị quà để khi giao
lưu tặng cho các Đại biểu cùng
tham dự), đợt vừa rồi Hiếu xin được
tài trợ của một người bạn tài trợ nón lá, áo thun, cờ, quà lưu niệm cho Đoàn nên các
thành viên cũng tiết kiệm được phần nào chi phí

5
6) Kinh nghiệm của một số cựu thành viên tham gia chương
trình Hội thảo Sinh viên Châu Á – Nhật Bản 2013:

a) Nguyễn Chí Long ( Đại biểu tham gia chương trình


Jenesys phiên bản 1.0 và 2.0) chia sẻ: để qua được vòng hồ sơ thì
người đó phải có một hồ sơ đủ mạnh:
Cách 1: có các giải thưởng danh giá, của các cơ quan uy tín: như trung ương
đoàn, hội..
Cách 2: chứng tỏ mình là một con người năng động, tham gia đầy đủ các
mặt trận hoạt động, đều không may có ít giải thưởng.
Cách 3: cách này nói rõ hơn có thể là một người giỏi ca hát, có tài năng, hay
là một miss trường nào đó…
Thể hiện qua hồ sơ, phải phân mục rõ ràng. Để người ta thấy rõ đc điểm
mạnh của mình, không phải cái gì cũng kể làm rồi…

b) Tôn Nữ Tường Vy ( Đại biểu Jenesys 2013, Đại biểu các chương trình quốc tế
khác) chia sẻ: Vy đã từng “săn” được những chuyến
đi nước ngoài tham gia các chương trình hội thảo, hội
nghị, giao lưu văn hóa, tình nguyện viên... Không những
được đi du lịch miễn phí, những chuyến đi ấy đã mang
lại cho các bạn sinh viên cơ hội nâng cao năng lực bản
thân, tìm hiểu văn hóa các nước cũng như mở rộng quan
hệ với bạn bè trong khu vực và trên thế giới. 1 năm 6 lần
xuất ngoại giúp Vy học hỏi được thêm nhiều kiến thức,
tích lũy vào vốn sống của bản thân khá nhiều. Chủ động
sẽ giúp bạn làm được rất nhiều thứ.

c) Trần Thị Ngân ( Phó Đoàn Đại Biểu Jenesys 2.0)


chia sẻ: theo chị để trở thành một Đại biểu, trước tiên các bạn phải
hoàn thiện chính mình thông qua:
- Làm hồ sơ thật chỉnh chu. Đấy là first impression.
- Chuẩn bị một ít kiến thức cơ bản về chương trình và những thứ
liên quan như văn hóa, xã hội, con người ASEAN và Nhật Bản.
- Biết cách PR khéo léo cho bản thân một chút…

6
7) Một số lời khuyên chuẩn bị trước khi đi:
Trung Ương Đoàn cũng như BTC chương trình phía Nhật sẽ đưa ra một số lời
khuyên cho các Đại biểu trước khi lên đường thông qua ngày tập huấn hoặc gửi
email chuẩn bị. Lưu ý, những thông tin nào chưa hiểu rõ thì phải hỏi lại thật kỹ để
chắc rằng mình làm đúng và đủ yêu cầu chương trình.

a) Kiến thức: tích lũy kiến thức của Việt Nam, Asean và Nhật bản về nhiều lĩnh
vực như xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa,,, những thông tin về chủ quyền
dân tộc,,, vì bạn là đại diện Quốc gia nên những phát ngôn của bạn phải
chính xác, tránh tình trạng thể hiện theo cảm tính, mọi thông tin khi đưa ra
phải chính xác 100%.
b) Trang phục:
- Nam: trang phục Vest
sẽ được mặc dành cho các chương
trình hay lễ tiếp đón các quan chức,
hoặc giao lưu. Vest màu đậm .
Giày tây màu đen, vớ( tất ) đen 
nguyên tắc ngoại giao. Ngoài ra sẽ
có một số trang phục truyền thống
như áo dài hoặc áo bà ba (nếu có)
vì trong đêm hội văn hóa các bạn
sẽ có thể dùng tới. Một số đồ dùng
mặc trong các hoạt động ngoại
khóa, giao lưu…
- Nữ: áo dài sẽ là chính, ngoài ra
phải chuẩn bị thêm Vest để mặc
trong những chương trình quan
trọng. Lưu ý: phân biệt rõ trang
phục formal hay informal là như
thế nào. Vest là phải đi với áo sơ
mi, ko được mặc kèm với áo thun
để phá cách…
c) Tác phong giờ giấc: các bạn phải
nghiêm túc trong việc thực hiện quy

7
định của chương trình, phía BTC chương trình họ sắp xếp chương trình rất
đúng giờ nên chúng ta phải tuân thủ nghiêm túc.
d) Trưởng đoàn có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn tham gia tích cực các hoạt động
giao lưu trao đổi cùng bạn bè các nước. Nên sử dụng tiếng Anh trong suốt
thời gian giao lưu vì nếu sử dụng tiếng Việt thì một số bạn nước ngoài sẽ
nghĩ ta đang nói xấu hay chỉ trích họ j đó…
e) Cẩn thận cất giữ Passport để tránh trường hợp bị thất lạc. Nếu các bạn để
thất lạc thì phải ở lại Nhật để làm lại Passport và sẽ ảnh hưởng chương trình.

Ngoài ra, Hiếu gửi các bạn một số lời khuyên khi có thời gian rãnh các bạn muốn
tự khám phá Nhật :

1) Ăn uống cũng tương đối khá rẻ chứ ko mắc,,,


một số nơi bán hotspot giá dao động từ 500-
800 yên/ lẩu/2 người. Gần khu vực tháp truyền
hình Tokyo có bán. Ngoài ra nếu mún ăn nhẹ
thì cũng có thể vào seven 11 hoặc Family mart
hoặc daishoshop mua,,, thức ăn sẽ đc làm nóng
lại bằng lò vi sóng, đảm bảo ngon.
2) Phương tiên đi lại chính là tàu điện ngầm,
tùy theo khoảng cách sẽ có mức giá khác nhau TB
khoảng 200 yên/chiều. Khi đi tàu điện ngầm nhớ
giữ vé vì khi ra khỏi tàu bước qua cửa, hệ thốn sẽ
tự thu lại vé. Không nên sử dụng taxi vì giá khá
cao, toàn trên 1000 yên/ cho 1 lần mở cửa… lúc
đi Hiếu ở tại ks Dome hotel và Prince Hotel nên
di chuyển cũng khá thuận tiện đến các địa điểm
xung quanh, nên lấy những tấm bản đồ nhỏ được
đặt tại ga tàu điện vì mình sẽ biết chính xác mình
sẽ đi đâu và sẽ làm gì vì một số chỗ tàu điện ko sử
dụng tiếng anh mà sử dụng tiếng Nhật.

8
3) Shopping:
- Nên mua những sản phẩm của
UNIQLO hoặc Forever 21 ở Shibuya hoặc gần
tháp TOKYO SKY TREE. Đợt tháng 12/2013
tụi mình đi giảm giá tới gần 30% các sp.
- Máy ảnh, ipad hay laptop nên mua
ở Akihabara, trong Sopmap, nhớ mang theo
passprot để được giảm giá ( 15%). Gần khu vực
đó cũng có bán đồ mỹ phẩm nhiều lắm: kem,
dầu gội, sữa tắm, son môi, tất… có thể mua làm
quà, một số nơi có những sp đồng giá 100 yên.
- Chocolate hoặc kitkat nên mua ở sân bay Narita lúc anh về vì khi đó giá
sẽ rẻ hơn nếu mua tại Tokyo, TB khoảng 1500 yên/ hộp ( có 10 hộp nhỏ
bên trong).
- Bột trà xanh thường bán trong những shop nhỏ, vô AEON mall cũng có.
- Fastfood : MC mở cửa 24/24 nên
đói bụng thì cứ đi vòng vòng là sẽ có. ( phòng
trường hợp không quen với thức ăn ở Nhật).
- Nước: nên mau trong mấy cái
familymart or seven11 những chai nước nhỏ
mang theo vì ở Nhật ko có bán nước dọc
đường như ở VN, giá TB khoảng 150 yên cho
chai 1L. Ngoài ra nước ép hay những thức
uống đóng hộp khá ngon ngoại trừ café,,, ko
nên mua café đóng hộp vì đảm bảo hương vị
ko như của VN.
- 12h khuya người dân vẫn còn ra đường rất nhiều, tan sở, và 12h cũng là
chuyến cuối cùng của tàu điện ngầm, chính vì thế nên cân nhắc thời gian
shopping hoặc đi chơi…
- Nếu muốn tham quan những mall mua sắm của Nhật thì Aeon mall là lựa
chọn tốt nhất vì các sp trong đó rất tốt.
- Khu Asakusa thì nổi tiếng với nhiều quầy sp quà lưu niệm, ngôi chùa cổ
nổi tiếng, và bán rất nhiều loại bánh ngọt truyền thống.

9
- Nên mua Shisedo vì nó là sp
nổi tiếng và tốt nhất tại Nhật.
- Các sp thuốc, colagen, miếng
dán giữ ấm, salonpass… mua ở những cửa
hàng dược tại Shibuya cũng khá tốt.
4) Ngoại tệ: nên đổi trước tại VN nếu
muốn mua sắm tại Nhật, vì sang đó rất
khó tìm chỗ đổi ngoại tệ, giá vừa rồi mình
đổi là 1000USD = 100.000 Yên =
20.700.000 VNĐ.
5) Ghi nhớ mỗi khi ra khỏi ks là phải
lấy theo 1 tấm namecard phòng khi bị lạc
đường cò thể hỏi ng dân đường về ks,
người Nhật rất nhiệt tình và ân cần.

Một số lời khuyên chân thành cho các bạn. Chúc cho các
bạn có một chuyến đi tốt đẹp và thành công.

10

You might also like