You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


…..…..

Học phần : QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên : Ngô Xuân Thủy

Năm học : 2020-2021 Lớp : 46K04.1

Tuần : 10 Học kỳ : II

Mã số nhóm : 3

Tên công ty : Công ty TNHH TM xây dựng Dana Sun Đà Nẵng

Thành viên nhóm: Lê Thị Hồng Ánh (20%)

Nguyễn Thị Vân Thanh (20%)

Phạm Thị Minh Thủy (20%)

Phan Thị Trang (20%)

Nguyễn Yến Vy (20%)


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM
XÂY DỰNG DANA SUN
I. Giới thiệu chung:
 Công ty: TNHH Thương Mại Xây Dựng Dana Sun
 Loại hình công ty: Dịch Vụ
 Ngày thành lập: 30/11/2018
 Tình trạng hoạt động: Hiện đang hoạt động bình thường.
 Trụ sở :180 Trần Văn Hà, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà
Nẵng, Việt Nam.
 Người đại diện : Lê Công Tùng
 Số lượng nhân viên: Từ 11 – 50 người
 Website: https://danasun.vn

 Dana Sun là đơn vị thiết kế và thi công nội thất, xây dựng chuyên nghiệp với
nhiều năm kinh nghiệm. Với mong muốn mang lại sự độc đáo, tiện nghi cho
khách hàng. Toàn bộ cán bộ và nhân viên công ty luôn nỗ lực hoàn thiện và gửi
gắm tinh tế và từng dự án thi công. Kinh nghiệm và đội ngũ thiết kế, thi công
lành nghề, sáng tạo công ty mang đến giá trị tốt nhất cho từng dự án sau khi hoàn
thiện.

 Ngành nghề kinh doanh:


 Là một trong những công ty có nhiều năm kinh nghiệm chuyên hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất, xây dựng uy tín, chuyên nghiệp:
 Thiết kế và thi công xây dựng nhà đẹp, biệt thự, nhà cấp 4, nhà mặt phố…
 Thiết kế và thi công nội thất phòng bếp, phòng khách, showroom, nhà hàng,
quán cà phê, phòng ngủ, phòng wc, phòng làm việc….
 Thiết kế và thi công tủ bếp chuyên nghiệp

 Điều Dana sun muốn hướng đến :


Không quá tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu ở thời điểm hiện tại.
Công ty luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng của mình một dịch vụ hoàn hảo
nhất về thiết kế của mình. Được khách hàng công nhận là doanh nghiệp vì khách
hàng, vì nhân viên chính là cách mà Dana Sun phát triển, tiến bộ và trưởng thành
từng ngày.
 Chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh của CÔNG TY TNHH TM XÂY DỰNG DANA SUN
xem phát triển bền vững là một yếu tố nòng cốt tạo ra giá trị không chỉ bằng việc
phát triển kinh tế mà còn gắn liền với những hoạt động về lĩnh vực phát triển xã
hội. Chúng tôi luôn đặt phát triển bền vững làm cốt lõi trong chiến lược kinh
doanh của mình.

Với ba trụ cột phát triển: Kinh tế - Môi trường - Xã hội, Xây dựng DANA
SUN đã đạt được mục tiêu kinh doanh, bảo vệ danh tiếng và duy trì thành công
bền vững. Từng bước xây dựng Công ty trở thành đơn vị hàng đầu về kinh doanh
Bất Động Sản, xây dựng.

 Đối với khách hàng: Nỗ lực hết mình vì lợi ích của khách hàng.
 Đối với người lao động: Đặt lợi ích của người lao động ngang bằng với Công
ty.
 Đối với cộng đồng: Làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 Đối với môi trường: Bảo vệ mội trường vì thế hệ tương lai.

 Tầm nhìn sứ mệnh:


 Mục tiêu ngắn hạn:
 Khách hàng không gọi điện phàn nàn về bản vẽ thiết kế và chất lượng thi
công vì chúng tôi sẻ chủ động và tận tâm nhất với từng công trình.
 Khi được hỏi về dịch vụ thiết kế và thi công nội thất/xây dựng khách
hàng sẽ nhắc đến Dana Sun như một địa chỉ uy tín và chu đáo.
 Khách hàng có lợi nhất khi dùng dịch vụ của Dana Sun.
 Các thành viên của Dana Sun mỗi sáng đến Công ty với những bước chân
mạnh mẽ đầy năng lượng và nụ cười trên môi.
 Các thành viên trong Công ty chúng tôi không còn ứng tiền vào giữa
tháng để chi tiêu cho dù có nhiều việc phát sinh vì đã có những khoản để
dành.
 Mục tiêu dài hạn:
 Khi ai đó hỏi “dùng dịch vụ nào để thiết kế thi công nội thất/xây dựng Đà
Nẵng” khách hàng sẽ khẳng định Dana Sun là đơn vị uy tín hàng đầu bạn
cần tìm.
 Khách hàng đặt trọn niềm tin vào dịch vụ của Dana Sun và giới thiệu cho
nhiều bạn bè, người thân.
 Các thành viên trong Công ty Dana Sun chúng tôi mua được nhà riêng ở
Đà Nẵng.
 Các thành viên của chúng tôi tự tin giới thiệu với mọi người rằng họ đang
phát triển sự nghiệp tại Dana Sun mà không hề ngại với các người bạn
đang làm việc tại các Công ty đa quốc gia.
II. Tìm hiểu về cấu trúc tổ chức và những vấn đề liên quan đến cấu trúc:
1. Thiết kế công việc: nhân viên sẽ được chuyên môn hóa từng mảng công việc:
 Tìm hiểu và tư vấn khách hàng:
 Độ tuổi, sở thích, nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
 Loại hình sở hữu, diện tích, thiết kế…
 Số người sử dụng các không gian nội thất.
 Khách hàng sử dụng thiết kế vào mục đích : Ở, cho thuê (khách nước ngoài
hay trong nước), bán…
 Tìm hiểu sở thích của khách hàng về mỹ thuật, phong cách nội thất.
 Tư vấn kĩ thuật và dự trù mức đầu tư.
 Phong cách thiết kế chủ đạo.
 Yêu cầu chất liệu, vật liệu sử dụng trong nội thất.
 Nhu cầu, ngân sách dự trù của khách hàng.
 Chi phí thiết kế.
 Khảo sát hiện trạng, thống nhất và kí hợp đồng.

 Thiết kế:
 Phân chia không gian, bố trí vị trí đồ đạc, thiết bị chính trong nội thất.
 Lên phương án về phong cách nội thất, vật liệu sử dụng.
 Vẽ tỷ lệ, vị trí của đồ đạc, thiết bị, tường ngăn chia.
 Tường ngăn chia, vị trí đồ đạc, thiết bị phải phù hợp với hiện trạng, kết cấu,
vị trí kỹ thuật.
 Thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công.

 Khách hàng có thể nắm được sơ bộ hiện trạng ngôi nhà và thảo luận mong muốn,
nhu cầu, ý tưởng của mình với Kiến trúc sư.

 Thi công:
 Kí hợp đồng thi công.
 Cam kết thời gian thi công.
 Thi công nội thất:
 Xây dựng mới, cải tạo phần thô.
 Nề: phá, dỡ, xây, lắp, ốp lát.
 Thi công điện nước, trần thạch cao, sơn bả.
 Sản xuất và lắp đặt đồ nội thất.
 Lắp đặt tại công trình.
 Hoàn thành, vệ sinh công trình, lau dọn sạch sẽ.
 Thanh lý hợp đồng, bàn giao căn hộ hoàn thiện cho khách hàng và gửi
biên bản bảo hành.
 Công ty TNHH TM xây dựng Dana Sun chuyên về thiết kế nội thất và xây
dựng nên đòi hỏi nhân viên phải có tính chuyên môn cao. Mỗi nhân viên, mỗi bộ
phận tập trung thực hiện công việc chuyên môn của họ để đạt được kết quả tốt nhất.
Tính chất mỗi công việc rất nhiều và phức tạp nên Dana Sun không áp dụng chính
sách nhóm gộp, mở rộng công việc cho nhân viên.

2. Cấu trúc tổ chức của Dana Sun:


 Sơ đồ tổ chức:
Cùng đội ngũ công nhân viên nhiệt huyết, tận tâm với nghề, luôn đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của khách hàng. Trong tương lai, để phát triển và mở rộng công ty sẽ
không ngừng bổ sung nhân sự để đáp ứng theo yêu cầu thị trường.

 Cơ chế phối hợp, vận hành tổ chức:


 Giám đốc Công ty:
 Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch.
 Là người trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty.
 Phó giám đốc Công ty:

 Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về: Kế hoạch kinh doanh,
thị trường, tuyển dụng nhân sự.
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo.

 Quản lý mỗi bộ phận: nhận tập hợp các nhiệm vụ chính thức giao cho cá
nhân có chuyên môn thực hiện.
 Các bộ phận có gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc.

III. Tìm hiểu về các nguồn lực kinh doanh:


 Lao động :

- Với đội marketing hùng hậu công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh và khẳng
định vị thế của mình tại thị trường,

- Toàn bộ cán bộ và đội ngũ công nhân viên luôn nỗ lực hoàn thiện, nhiệt
huyết, tận tâm với nghề, luôn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

- Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và giàu kinh nghiệm thi công hơn 1000+
công trình nội thất lớn nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam…

- Trong tương lai, để phát triển và mở rộng công ty sẽ không ngừng bổ sung
nhân sự để đáp ứng theo yêu cầu thị trường.

- Kinh nghiệm và đội ngũ thiết kế, thi công lành nghề, sáng tạo công ty mang
đến giá trị tốt nhất cho từng dự án sau khi hoàn thiện..
g

 Tài chính : gần 1 năm trở lại đây việc bất động sản nóng lên đã giúp Đà Nẵng
lôi kéo hàng ngàn nhà đầu tư và người có tiền đổ xổ về đây bởi danh xưng
“thành phố đáng sống”.
 Vật chất :

- Doanh nghiệp đưa ra những chính sách kiểm tra, xác định rõ nhu cầu kinh
doanh cũng như cân nhắc rõ ràng những nhà cung cấp, đối tác phát triển nguồn
lực vật chất cho công ty để đáp ứng các nhu cầu hoạt động trong những hoạt
động.
- Việc lựa chọn đối tác cung cấpnhằm làm tăng quy mô nguồn lực vật chất
luôn là vấn đề được chúng tôi quan tâm vì nó trực tiếp tạo tiền đề tốt cho sự
phát triển của công ty trong tương lai cũng như là thế mạnh để đương đầu với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Công ty được trang bị những vật tư, trang thiết bị tốt nhất để đưa vào chuỗi sản
xuất, chế tạo để các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giúp cho năng suất lao
động của nhân lực tăng lên.
IV. Môi trường vĩ mô :
1. Môi trường kinh tế:

Hình 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN qua các năm

 Tăng trưởng kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng KT quý 1 năm 2021:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng
kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ cuối tháng Một
đến đầu tháng Ba, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, ảnh
hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế - xã hội cả nước, kết quả tăng trưởng quý I
cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp để
tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát
triển kinh tế”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%; khu vực dịch
vụ tăng 3,34%, đóng góp 35,70%.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2021 tăng cao so với cùng
kỳ năm trước do năng suất lúa, sản lượng cây lâu năm đạt khá, dịch tả lợn châu
Phi được kiểm soát tốt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khá, đồng thời thị
trường xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản được mở rộng. Trong đó, ngành
nông nghiệp tăng 3,19%, chỉ thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2011 và
2018[2] trong giai đoạn 2011-2021, làm tăng 0,29 điểm phần trăm mức tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,78% nhưng
chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng
2,90%, cao hơn mức tăng 2,79% của cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,07 điểm
phần trăm.
- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2021 tăng
6,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,1% của quý I/2020 nhưng
thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019,
đóng góp 2,2 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn
dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,45%, đóng góp 2,37 điểm phần
trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm 8,24%, làm giảm 0,36 điểm phần trăm
mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai
thác giảm 11% và khí đốt tự nhiên giảm 16,1%. Ngành xây dựng tăng 5,17%,
cao hơn mức tăng 4,37% của quý I/2020, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ trong quý I/2021 tăng trưởng tích cực khi dịch Covid-19 được
kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp xuất khẩu đã tận dụng tốt các Hiệp định
thương mại tự do được ký kết. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường
có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I như sau: Bán buôn
và bán lẻ tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước, là ngành dịch vụ có đóng góp
lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,67 điểm phần
trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,35%, đóng góp 0,4
điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 2,17%, làm giảm 0,15 điểm phần
trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,49%, làm giảm 0,12 điểm phần
trăm.
 Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực
dịch vụ chiếm 42,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (Cơ cấu
tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%).
 Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,59% so
với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,08%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 17,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,38%.
 Phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, đạt được: Tốc
độ tăng bình quân GRDP (giá so sánh năm 2010) đạt 10-10,5%/năm (một vài
năm tăng trưởng đột phá trên 12%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng
10%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 10,5%/năm); tốc độ tăng bình quân
các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp lần lượt khoảng
11%; 9,6%; 2,8%. Khi có điều kiện thuận lợi, phấn đấu: tốc độ tăng bình quân
GRDP (giá so sánh năm 2010) trên 12%/năm; Tốc độ tăng bình quân các khu
vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp lần lượt khoảng 12,5-
13,5%; 11,5-12%; 4-5%.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong
năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tăng lên 7%
trong năm 2022, theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân
hàng Phát triển hâu Á (ADB).
 Kinh tế tăng trưởng dẫn tới khả năng chi tiêu của khách hàng, khả năng đầu
tư của nhà nước cũng như các nhà đầu tư tăng mạnh, tác động tích cực tới các
doanh nghiệp nói chung và các DN xây dựng nói riêng. Tuy nhiên ảnh hưởng của
đại dịch Covid 19 cũng gây nên rất nhiều khó khăn cho một số DN.
 Mức lãi suất:
 Theo NHNN, từ đầu năm 2020 đến nay, để giảm bớt khó khăn do tác động của
dịch COVID-19, từ đó nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh, tăng khả năng
tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trên cơ sở diễn biến kinh tế
trong và ngoài nước, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất,
tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh
khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn
vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay
để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
 Cụ thể, NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 4%/năm; Lãi suất
tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; Lãi suất chào mua giấy tờ có
giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; Lãi suất
cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống
5%/năm.
 So với các nước trong khu vực, Philippines giảm 2%; Thái Lan giảm 0,75%,
Malaysia giảm 1,25%, Indonesia giảm 1,25%; Ấn Độ giảm 1,15%; Trung Quốc
giảm 0,3%. Như vậy, Việt Nam hiện là một trong những nước có mức giảm lãi
suất điều hành lớn nhất.
 Lạm phát:
 Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng tới hoạt động sản
xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp (DN) nhưng đến thời
điểm này, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế đều nhìn nhận doanh nghiệp đã
thích ứng với trạng thái bình thường mới, và dự báo lạm phát trong năm 2021
sẽ ở mức 3% đến dưới 4%.
 Việt nam đã kiểm soát thành công lạm phát.
 Thuế:
 Giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020:
 Ngày 25/09/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Nghị Quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 của
Quốc Hội quy định giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
 Theo quy định tại Nghị Quyết số 116/2020/QH14 và Nghị định số
114/2020/NĐ-CP, thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
 Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid
19:
 Ngày 22/09/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 83/2020/TT-BTC hướng
dẫn Khoản 3 Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ
tướng Chính Phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do đại dịch covid 19.
 Thuế giảm.
 Tình hình hội nhập quốc tế:
 Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn mà  Đảng và Chính phủ đã đặt ra về
hội nhập kinh tế quốc tế, ta đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế
kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên sáng lập của Diễn đàn
kinh tế Á – Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.
 Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện công tác
đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập
kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA, cả ở cấp độ
song phương và nhiều bên. Về song phương, ta đã ký kết và thực thi FTA với
Nhật Bản, Chi-Lê và Hàn Quốc; Về hợp tác nhiều bên, khu vực hoặc đa
phương, ta đã ký kết và triển khai thực thi FTA với khối Kinh tế Á-Âu và Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê
chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA).
 Như vậy, cho đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với
hầu hết các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc
tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại – đầu tư song phương cũng như và tăng
cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu.

 Cơ hội
 Tự do hóa thương mại: các nước bãi bỏ hàng rào thuế quan, từ đó việc xuất
khẩu mở rộng phạm vi trao đổi sản phẩm trong nghành dễ hơn.
 Chuyển giao công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành
tựu mới về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lí, chủ yếu từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp
nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
 Thu hút vốn đầu tư cho các công trình khi các doanh nghiệp trong nước không
đáp ứng nổi. Có sự phân công lao động mới và dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn
ra trên nhiều phương tiện.
 Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp.
 Thách thức:
 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang là một bộ phận quan trọng
của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như doang nghiệp VN. Như
vậy các DN VN ngày càng phải đối đầu với những DN nước ngoài có trình độ
cao về quản lí, kỹ thuật, vững về tài chính, mạnh về thương hiệu, am hiểu các
nguyên tắc của cơ chế thị trường.
 Cạnh tranh về kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đang đặt các nước phát triển vào
thế cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế
quan được bãi bỏ, giá thành trong nước và hàng nhập khẩu không chênh lệch
nhiều gây nên sự cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa. Điều này buộc DN trong
nước phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
 Giá nguyên vật liệu:
 Luôn biến động phức tạp, tăng giảm thất thường.
2. Môi trường chính trị pháp luật:
 Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Mọi cá
nhân cũng như doanh nghiệp đều phải hoạt động dưới sự chi phối của hệ thống
pháp luật và chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị.
 Việt Nam có chỉ số hòa bình đứng thứ 64/163 quốc gia do Viện Kinh Tế và Hòa
Bình (IEP) công bố 16/6/2020, đây là một điểm mạnh của VN để thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước.
 Nhà nước cho nhiều chính sách ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cho nước nhà
như các dự án xây dựng hệ thống cơ sở vật chất giao thông, các gói chính sách
nhà ở cho người thu nhập thấp,...tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.
 Công bố nhiều luật, thông tư, nghị định hỗ trợ doanh nghiệp: Quốc hội ban
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số
35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14...
 Hệ thống luật pháp còn chưa ổn định, phải sữa đổi bổ sung nhiều lần.
 Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,...sẽ tạo
ra cuộc cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong nghành.
 Có các chính sách đảm bảo lợi ích của nghười dân , tăng vị thế người tiêu dùng
lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về sản phẩm, chất lượng, an toàn...
 Chính sách thuế mới của chính phủ ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo mặt tích
cực:
 DN trong kì tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng BĐS, dự án đầu tư,
quyền tham gia dự án đầu tư,...thì được bù trừ lỗ (nếu có) với lãi suất hoạt động
sản xuất kinh doanh.
 Việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế TNDN cho các dự án đầu tư mới sẽ không
phân biệt dự án có thành lập DN mới hay không thành lập DN mới.
3. Môi trường văn hóa – xã hội:
 Cùng với quá trình hội nhập các yếu tố văn hóa ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc
đến hoạt động của cá doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng
đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp xác
định được cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm và
dịch vụ từng vùng, khu vực cụ thể từ đó doanh nghiệp hoạch định được chiến
lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng
cáo mọi cách tốt nhất.
 Các yếu tố văn hóa: Tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc mĩ thuật:
 Việt nam có 54 dân tộc anh em, trong đó chiếm đa só là dân tộc kinh với nhiều
tôn giáo khác nhau. Trong đó chiếm từ 70-80% dân số mang thiên hướng Phật
giáo.
 Xu hướng kiến trúc hiện nay phổ biến là mang tính thiết thực cao, tận dụng tối
đa không gian với các trang bị công nghệ hiện đại, thiết kế đẹp,mang tính nghệ
thuật và phải hòa hợp với không gian thiên nhiên.
 Xu hướng tiêu dùng:
 Chủ yếu là xu hướng sở hữu căn hộ riêng với không gian thoải mái như chung
cư, khu nhà ở kiểu mẫu.
 Tâm lí: Giá cả hợp lí, chất lượng đảm bảo, dịch vụ, thái độ tốt.
 Việt nam là một nước đông dân với hơn 95 triệu người, dân số trẻ là một thị
trường lao động dầy tiềm năng, bên cạnh đó lối sống cũng chuyển biến theo xu
hướng hiện đại hơn làm cho kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng lên.Sự phát triển về
dân số và sự di dân vào đô thị sẽ dẫn tới tình trạng quá tải ở đô thị nhu cầu về nhà ở
và các dịch vụ kéo theo sẽ tăng cao.
4. Môi trường tự nhiên:
Các điều kiện về vị trí địa lí, khí hậu , thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt đến các quyết
định của doanh nghiệp. Vấn đè sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, năng lượng
cũng như các vấn đề môi trường, đòi hỏi doanh nghiệp có các biện pháp xử lí để
đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội.
 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt đến công ty như mưa, bão, lũ lụt,...
 Việt nam một năm trung bình đón 10 cơn bão đổ bộ từ biển Đông gây nên tình
trạng lũ lụt khá phổ biến nhất là miền Trung nhu cầu xây dựng các công trình
kiên cố gia tăng mạnh.
 Đối với các tỉnh miền Trung tình hình nắng to mưa nhiều ảnh hưởng rõ rệt đến
trình hình thi công của các công trình.
 Địa chất Việt nam phức tạp phần lớn các công trình đều nằm trên đất tự nhiên
nên đòi hỏi công nghệ xử lí phù hợp.
 Đối với các tỉnh miền Trung nằm trên địa hình có nhiều đồi núi nên ảnh hưởng
nhiều tới khả năng xây dựng cũng như thiết kế công trình.
5. Môi trường kĩ thuật công nghệ:
Môi trường công nghệ - những lực lượng tạo nên các công nghệ mới, tạo nên sản
phẩm mới và các cơ may thị trường. Những yếu tố cần quan tâm:
 Sự ra đời của các công nghệ mới.
 Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới.
 Những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển.
 Luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền tác quyền.
 Luật chuyển giao công nghệ.
 Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển rất nhiều công nghệ mới ra đời phù hợp
với đời sống như: công nghệ sàn bóng bubbledeck, ván khôn trượt,...
 Về mặt chuyển giao công nghệ, một số nghiên cứu trong nước cho thấy 90%
hợp đồng chuyển giao công nghệ được kí kết với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài.
 Theo bộ KH&CN nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung
bình của thế giới từ 2-3 thế hệ; có 76% máy móc đây chuyền thuộc thế hệ năm
1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác động hầu
hết tới các quốc gia. Việt Nam hiên nay đa số đội ngũ cán bộ kỹ thuật ,quản lí, công
nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt thiếu đội ngũ
cán bộ có trình độ có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật
thế giới.
V. Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành quyết định tính chất và mức
độ cạnh tranh trong công ty. Có 5 yêú tố cơ bản tác động đến công ty như sau:
1. Đối thủ cạnh tranh:
Thực tế cho thấy, không một DN nào thõa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của
khách hàng. Những điểm mạnh điểm yếu bên trong một DN được biểu hiện thông
qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như tài chính, sản xuât, nhân sự,...Tuy nhiên, để
dánh giá năng lực cạnh tranh của một DN chúng ta cần xác định được các yếu tố
phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực
hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Ỏ đây ta chỉ xét 2 công ty đối
thủ có cùng loại hình kinh doanh nổi bật hơn cả là công ty TNHH Thiết kế và Xây
dựng Wonder và công ty Nội Thất Tân An.
Sau đây là tóm tắt sơ lược về 2 công ty trên:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG WONDER
143 Hoàng Diệu, P. Nam Dương, Q. Hải Châu,Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236) 3565688
danang@wonder.vn
Giới thiệu chung
Công Ty TNHH Thiết Kế Và Xây Dựng Wonder
Hoạt động trong ngành kiến trúc, nội thất và xây dựng, với hàng trăm khách hàng
mỗi năm, Wonder là một công ty danh tiếng và đáng tin cây trong việc cung cấp
cho khách hàng tư nhân và doanh nghiệp.
Wonder áp dụng phong cách thiết kế đơn giản, bố trí nội thất thông minh, ánh sáng
tràn ngấp không gian với các khung cửa kính lớn và thiên về xu hướng cảnh quan
màu xanh lá.
Các nhóm thiết kế của Wonder quan tâm đến mọi khía cạnh từ khâu lên ý tưởng,
phát triển concept đến thực tế sử dụng. Công ty kết hợp giữa truyền thống và đương
đại để phát triển sản phẩm, Tất cả dự án của Wonder là sự kết hợp giữa nghệ thuật
kiến trúc và công năng sử dụng.
Ngành nghề kinh doanh
Đồ Nội Thất - Thiết Kế Và Sản Xuất, Lắp Đặt Đồ Nội Thất
Thiết Kế Xây Dựng - Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng
Thiết Kế Và Thi Công Lâu Đài, Dinh Thự, Biệt Thự, Nhà Phố
Xây Dựng - Nhà Thầu Xây Dựng
Thiết Kế Nội Thất - Công Ty Thiết Kế Và Thi Công Nội Thất
Sản phẩm dịch vụ
Đồ nội thất gia đình Thi công nội thất căn Thiết kế công trình xây
Đồ nội thất phòng hộ dựng
khách, phòng ngủ, Thi công nội thất cửa Thiết kế khu chung cư,
phòng làm việc hàng, khách sạn biệt thự, căn hộ.
Nội thất văn phòng Thi công thô phần mái, Thiết kế kiến trúc cảnh
Thi công các công phần thân quan sân vườn
trình Thi công xây dựng biệt thiết kế kiến trúc nhà
Thi công chung cư thự, nhà phố ở, nhà phố.

Thi công cơ sở hạ tầng Thi công xây dựng Thiết kế nội thất biệt

Thi công công trình trọn gói công trình dân thự, căn hộ, nhà ở, nhà

xây dựng dụng phố, phòng bếp, phòng


Thiết kế biệt thự vườn khách, phòng ngủ.
Thi công đúc cọc bê
tông Thiết kế cảnh quan
Thiết kế cao ốc Thiết kế và thi công
nhà phố, chung cư.

Hồ sơ công ty
Tên công ty:

Thiết Kế Và Xây Dựng Wonder - Công Ty TNHH Thiết Kế Và Xây Dựng


Wonder
Loại hình công ty: 0400568615 Toàn quốc

Công ty dịch vụ Năm thành lập: Số lượng nhân viên:

Mã số thuế: 2007 Từ 11 - 50 người


Thị trường chính:

CÔNG TY TNHH MTV NỘI THẤT TÂN AN


604 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Giới thiệu
Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tân An, tên giao dịch Nội Thất Tân An
FURNITURE CO., LTD là một trong những công ty trang trí nội thất hàng đầu tại
Đà Nẵng, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401594382
do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Đà Nẵng cấp.

Sản phẩm của công ty được sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập từ các nước Đức,
Malaysia, Bỉ,thái…… Cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên
môn cao, nhiệt tình đã tạo nên sản phẩm mang phong cách thẩm mỹ độc đáo đáp
ứng tốt cho nhu cầu của khách hàng.

Thông tin cơ bản

Loại hình kinh doanh: Công ty thương mại;


Mã số thuế: 0401594382
Năm thành lập: 2014
Thị trường: Miền Bắc; Nội tỉnh và lân cận; Toàn quốc;
Số lượng nhân viên: Từ 11 - 30 người
Ngành nghề kinh doanh

  

Tư Vấn, Thiết Kế, Thi Công Nội Thất   Cửa Gỗ Công Nghiệp

  Sàn Gỗ,Cửa Gỗ   Bàn Ghế Gia Đình

  Cửa Nhựa, Cửa Nhựa Lõi Thép   Vách Ngăn CNC, Vách Trang Trí
CNC
  Nội Thất Tân Cổ Điển
  Vách Ngăn Gỗ
  Thi Công Trang Trí Nội Thất
  Vách Ngăn Trang Trí
  Thiết Bị Nội Thất Nhà Bếp
  Thiết Kế Thi Công Nội Thất Tân Cổ
 
Điển
  Cửa Gỗ Tự Nhiên
  Bàn Ghế Tân Cổ Điển
  Giường Tủ Tân Cổ Điển   Cửa Gỗ Chống Cháy

  Nội Thất Tủ Bếp   Cửa Gỗ Chịu Nước

Sản phẩm dịch vụ

Cửa Gỗ Nội Thất Văn Phòng


  Quầy giao dịch - Lễ
  Cửa gỗ công nghiệp
tân
  Cửa gỗ tự nhiên Tư Vấn, Thiết Kế &
Thi Công Nội Thất
Nội Thất Gia Đình
  Thiết kế hội trường
  Bàn ghế ăn   Thiết kế phòng khách
đẹp
  Giường ngủ

  Tủ bếp

  Tủ quần áo 

Vách Ngăn

   Cắm implant

   Mặt dán sứ veneer

Cửa Nhựa, Cửa Nhựa


Lõi Thép

  Cửa nhựa Hàn Quốc

Lan Can - Cầu Thang


Kính

  Cầu thang kính

Sàn Gỗ

  Sàn gỗ
 Nhật xét :Hai công ty trên đều là những công ty hàng đầu về thiết kế nội thất tại
Đà Nẵng. Đây là những công ty cạnh tranh trực tiếp với Danasun, tuy nhiên Danasun
có ưu thế là công ty chuyên về thiết kế và thi công nội thất,xây dựng trọn gói và giá rẻ
hàng đầu tại Đà Nẵng.
1. Yếu tố khách hàng, người tiêu dùng:
Dana Sun là đơn vị thiết kế và thi công nội thất, xây dựng chuyên nghiệp với
nhiều năm kinh nghiệm. Với mong muốn mang lại sự độc đáo, tiện nghi cho khách
hàng.Công ty chuyên thiết kế, thi công trọn gói cho văn phòng, nhà hàng, căn
hộ,...nên nhóm khách hàng hướng tới là các cá nhân - tập thể - doanh nghiệp đang có
nhu cầu xây dựng các công trình để phục nhu cầu của mình. Công ty có thể đáp ứng
yêu cầu của khách hàng khá tốt từ khâu tư vấn, thiết kế cho đến khi khởi công xây
dựng và hoàn thành dự án.
 Để tiếp cận được lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng này thì phải hiểu
rõ được khách hàng của chúng ta là ai? Và họ muốn gì? Những khách hàng
này sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi của công ty.
 Hiện nay nhu cầu thiết kế, xây dựng các công trình nhà ở, biệt thự,....; thiết
kế thi công nội thất phòng bếp, phòng khách, quán cafe,...ngày càng tăng
nhất là tại TP Đà Nẵng - nơi du lịch hàng đầu của cả nước, là TP đáng sống
nhất Việt Nam – nguồn khách hàng tiềm năng ở đây rất lớn.
 Ví dụ về một số dự án của công ty : thiết kế SHOWROOM trắc địa 66 Xuân
Đán-Thanh Khê, thiết kế thi công biệt thự tại Trung Lương Đà Nẵng,...
 Do đặc thù của ngành thiết kế và xây dựng có thể nói khách hàng trong
ngành này rất nhạy cảm về giá. Do đó công ty cần có chiến lược về giá để
nâng cao thương hiệu của mình.
 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố quyết định để khách hàng
lựa chọn doanh nghiệp. Do vậy để thu hút khách hàng và nâng cao lực cạnh
tranh, ngoài chế độ chăm sóc khách hàng tốt, công ty xác định chất lượng và
giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất.
 Thị trường mà doanh nghiệp hướng tới là thiết kế và thi công xây dựng nhà
đẹp, biệt thự, nhà cấp 4,... Thiết kế thi công nội thất các phòng ban, thiết kế
thi công tủ bếp chuyên nghiệp.
2. Yếu tố nhà cung ứng:
Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với các thành viên trng
ngành xây dựng bằng cách đe dọa tăng hay giảm chất lượng sản phẩm hoạc dịch vụ.
Do đó Công ty TNHHTMXD Danasun nói riêng và các công ty trong ngành cần phải
có một chiến lược mua hàng hợp lí.
 Hiện nay công ty có nhiều nhà cung ứng với nhiều lĩnh vực: vật tư, thiết bị
máy móc, nhân lực, tài chính. Để không phụ thuộc vào nhà cung cấp công ty
mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên công ty sẽ lựa chọn
những nhà cung ứng có lợi thế cạnh tranh như: Chi phí vận chuyển tới công
trình, chất lượng nguồn cung ứng,...
 Các sản phẩm Furniture cho khách sạn, nhà hàng, biệt thự, nhà phố, quán
cafe... với các chủng loại vật liệu đa dạng, kết hợp phong phú như: Gỗ, sắt,
ván lạng, MDF, MFC, Acrylic, Inox, vải bọc, da... Hầu hết các vật liệu đều
được nhập khẩu từ các nguồn có chất lượng cao.
 Nguồn cung ứng nhân lực: Công ty tìm kiếm đội ngũ nhân viên thông qua
những công ty cung ứng nguồn nhân lực hoạt dộng trên địa bàn TP, các
trung tâm giới thiệu việc làm hoặc công ty tự đưa ra thông tin tuyển dụng.
3. Đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên ngành nhưng có thể
ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ ảnh
hưởng tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Sự hấp dẫn của ngành: Tỉ suất sinh lời, số lượng khách hàng, số lượng doanh
nghiệp trong nghành
 Những rào cảng gia nhập nghành: yếu tố làm gia nhập vào một nghành mhos
khăn và tốn kém hơn.
Hiện nay nghành xây dựng đang trong tình trạng khó khăn. Do dịch bệnh Covid
19 đa số sản phầm xây lắp trước khi bán như nhà ở, nội thất,...rất khó bán người dân
bị hạn chế về nguồn thu nhập nên cũng rất khó khăn cho các doanh nghiệp.
 Vì vậy công ty cần nghiên cứu và tìm hiểu kĩ đẻ có thể đưa ra những chiến lược cụ
thể có tể giúp công ty cạnh tranh lại với các đối thủ đó.
4. Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm dịch vụ thay thế là những sản phẩm dịch vụ có thể thõa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong nghành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của
các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong nghành,
thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khá của môi trường như
văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
 Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể sử dụng thay thế nhau trong việc thõa
mãn 1 nhu cầu nào đó của con người. Đối với nhu cầu nhà ở của khách hàng
thì các sản phẩm thay thế cho nhau chính là các sản phẩm do các công ty
khác tạo ra có mẫu thiết kế, chât lượng, giá cả khác nhau, tạo ra nhiều sự lựa
chọn cho khách hàng.
 Khả năng tạo ra sản phẩm thay thế phải dựa vào nghiên cứu và phát triển
công ty, phát triển công nghệ sản xuất, khả năng khác biệt hóa sản phẩm...
 Với những nguồn lực của mình Danasun ngày tạo ra những sản phẩm phù hợp với
nhu cầu người tiêu dùng.
VI. Văn hóa công ty:
 Đối với khách hàng:
- Chất lượng, uy tín, tiến độ.
Luôn thoả mãn các nhu cầu của tất cả các khách hàng với chất lượng tốt nhất
- Cởi mở, thân thiện, cầu thị, nhiệt tình và trân trọng.
- Nỗ lực cao nhất để các sản phẩm và dịch vụ luôn tiến bộ hơn, góp phần nâng
cao tiêu chuẩn cuộc sống.
Nỗ lực hết mình vì lợi ích của khách hàng.
 Đối với đối tác:
- Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, ổn định, lâu dài và cùng phát triển
trên cơ sở truyền thống kinh doanh đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tôn
trọng khách hàng. - Hỗ trợ để cùng nâng cao chất lượng kinh doanh nhằm thoả mãn
tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
 Đối với cộng đồng:
- Tôn vinh và giữ gìn những đạo đức kinh doanh.
- Hoàn thành trách nhiệm xã hội, chấp hành luật pháp.
- Tích cực góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
 Đối với môi trường:
- Bảo vệ mội trường vì thế hệ tương lai.
- Làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 Đối với nhân viên:
- Tạo cơ hội học tập, nâng cao trình độ và tác phong làm việc, từng bước đạt tiêu
chuẩn, mục tiêu của công ty đề ra.
- Tạo cơ hội thăng tiến trên cơ sở hiệu quả công việc, tính chính trực và lòng
trung thành với công ty, nhằm đảm bảo điều kiện ngày càng tốt hơn cho cuộc sống
của nhân viên và sự phát triển bền vững của công ty.
Đặt lợi ích của người lao động ngang bằng với Công ty.

 DANASUN LUÔN KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO


ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA DỊCH VỤ, LẤY KHÁCH HÀNG LÀM
TRỌNG TÂM, LUÔN LUÔN NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO.

 CÂU KHẨU HIỆU CỦA CÔNG TY:

“UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - NHANH CHÓNG - CHI PHÍ HỢP LÝ”
K
chẳng định vị thCHIẾNế của mình tại thị trường, -đội ngũ công nhân viên nhicHIẾNệt
huyết, tận tâm

THANK YOU SO MUCH.

You might also like