You are on page 1of 6

LỰC CHRM

1) Lực: Là một sức kéo/đẩy đặt lên một vật làm di chuyển vật đó đến một vị trí
khác trong không gian.
Lực là một vector, biểu thị bằng 4 yếu tố:
+ Cường độ lực: biểu hiện bằng chiều dài vector
+ Phương
+ Hướng
+ Điểm đặt lực.
2) Ba định luật Newton:
- Định luật 1: Mỗi vật đều tiếp tục ở trạng thái nghĩ hay chuyển động thảng
đều (ở trạng thái cân bằng), trừ khi vật bị buộc thay đổi trạng thái do tác
động của lực đặt lên nó.
- Định luật 2: Gia tốc của vật (a), tỷ lệ thuận với lực tác động, tỷ lệ nghịch với
khối lượng của vật và có hướng theo hướng của lực tác động.
a=F/m
F: lực tác động
m: khối lượng vật cần di chuyển.
- Định luật 3: Lực tác động sẽ tạo ra phản lực có cường độ tương tự nhưng
ngược chiều lực tác động.
3) Moment lực:
- Là tổng lực tạo ra bằng tích số lực tác động với độ dài cánh tay đòn (khoảng
cách điểm đặt lực đến tâm cản).
- Moment (g/mm)= lực(g) x khoảng cách (mm)
M= F.d

Có hai loại moment trong chuyển động của một vật.

 Trong không gian muốn di chuyển một vật đến đúng vị trí mong
muốn thì sử dụng ≥ hai điểm đặt lực lên đó.
 Lực đòn bẩy cần thiết tìm được điểm đặt tạo lực và độ dài cánh tay
đòn.
 Trong di chuyển răng cũng không đơn giản mà phải vận dụng các vấn
đề trên, tìm ra tâm cản, tính được tâm xoay, tạo ra MF và MC, phối hợp
nhau để răng di chuyển theo ý muốn.
- Moment lực:
MF =F.d Tâm cản 1/3 chân răng
F : lực đặt
d : khoảng cách tâm cản đến điểm đặt lực
- Moment ngẫu lực (xoay): (2 lực đối xứng, ngược chiều, F1 , F2)
Mc=F.d
F: lực đặt
d: khoảng cách 2 điểm đặt lực (F1, F2)
Tâm xoay thay đổi, F phụ thuộc d.

MF>Mc : tâm xoay đi xa tâm cản  hướng về chop răng: tạo nên nghiêng
răng có kiểm soát.

MF=Mc: tâm xoay  vô cực  răng di tịnh tiến.

MF<Mc: tâm xoay di về hướng bờ cắn  chân răng có biên độ di chuyển


nhiều hơn thân răng  torgue chân răng.

- Tâm cản của răng là điểm mà tác dụng qua điểm đó  răng di tịnh tiến.
Tâm xoay là tâm điểm của răng trong khi di chuyển răng xoay quanh nó.
- Moment lưc: là cường độ lực tác động cách xa tâm cản của vật (MF).
Moment ngẫu lực (moment xoay): là cường độ lực xoay (MC).
d: khoảng cách 2 điểm đặt lực, gần bằng cánh tay đòn.
Ngẫu lực: 2 lực F1, F2 ngược chiều nhau  chuyển động xoay.

Trong CHRM thường kết hợp ngẫu lực và một lực đơn  di chuyển răng theo
mong muốn. Khi tạo ra 1 ngẫu lực (lực xoay) tránh tạo phát sinh các ngẫu lực
không mong muốn (không kiểm soát)  tạo ra di răng ngoài ý muốn.

- Các di chuyển của răng khi có lực tác động phụ thuộc vào vị trí tâm xoay so
với vị trí tâm cản.
- Tâm xoay hướng về chóp răng cách xa tâm cản và càng xa hơn so với vị trí
đặt lực  răng nghiêng.
Tâm xoay trùng tâm cản hay còn gọi là MC≡O: Răng di tịnh tiến.
Tâm xoay và điểm đặt lực gần nhau nằm vùng thân răng  ép nghiêng chân
răng.
Quy luật này chung cho tác động lực tháo lắp lẫn khí cụ cố định, dây tròn, hoặc
cung lỏng lẽo trong mắc cài.

Cụ thể hơn áp dụng cho răng có gắn mắc cài:

- Nếu sử dụng dây tròn thì ngẫu lực tạo ra ít nhẹ hơn cung vuông hoặc là cung
chữ nhật. Khi đặt một lực lên răng thông qua cung và mắc cài  điểm đặt
lực trùng mắc cài xảy ra các trường hợp sau:
 Dây tròn hoặc dây lỏng lẽo trong khe xuất hiện 3 lực, 3 moment lực.
M1=d1.F  nghiêng răng, di xa răng: d1=d(khe mắc cài, tâm cản)
M2=d2.F  torgue chân răng : d2=d(mp khe mắc cài, tâm cản)
M1=d1.F  xoay răng : d3=d(khe mắc cài, trục tâm
cản)
 Dây vuông hay dây chữ nhật sát vào khe: bản thân dây tạo ra 2 lực 2
đầu cạnh mắc cài F1, F2 ngược chiều nhau tạo nên 1 ngẫu lực có :
MC= F1.d1=F2.d4 (d4: khoảng cách khe ngang mắc cài)

Đồng thời tạo ra 2 lực F1’ và F2’ ngược chiều tác động vào khe dọc mắc cài tạo ra
ngẫu lực: MC’= F1’.d5=F2’.d5 (d5: khoảng cách khe dọc mắc cài)

MCtạo di chuyển nghiêng chân răng  gần xa.

MC’ tạo di chuyển nghiêng răng và chân răng  ngoài trong.

Trong CHRM sự phối hợp: M1, M2,M3, MC và Mc’ tạo ra những di chuyển răng
theo ý muốn cũng như không theo ý muốn, điều này phụ thuộc vào tư duy toán học
và kỹ năng của bác sĩ điều trị.

Thông thường để răng di chuyển đúng hướng thường có ≥ 2 moment lực tác động
cùng lúc.
CÁC CHỈ SỐ CẦN NHỚ ĐỐI VỚI LỰC CHRM
1) Các loại mức độ lực:
a. Lực rất yếu: (gram)
15
30
b. Lực yếu:
50
90
120
150
c. Lực trung bình:
170
200
230
250
300
d. Lực mạnh:
310
340
370
400
430
e. Lực rất mạnh:
450
900
1300
 Lực nhẹ: Tăng áp lực tạo nên do dịch khoang nha chu, răng di chuyển
trong khoảng di chuyển nha chu. Mạch máu bị chèn ép một phần thay
đổi áp lực và …?....
 Phản ứng sinh hóa xảy ra nhờ prostaglasdine và cytokines phóng
thích  kích thích tế bào tạo cốt bào và hủy cốt bào hoạt động tốt.
 Răng di chuyển sau 2 ngày, không đau.
 Lực mạnh: mạch máu bị chèn ép nhiều  hoại tử
 Hyaline hóa, gây tiêu xương dưới màng
 Bệnh nhân đau, răng di chuyển sau 7- 14 ngày.
2) Lực tối ưu di chuyển răng trong CHRM:

Loại di chuyển Lực (gram)/ răng


Nghiêng răng 35-60
Tịnh tiến 70-120
Dựng trục chân răng 50-100
Xoay răng 35-60
Trồi răng 35-60
Lún răng 10-20
Sự tang giảm đôi chút phụ thuộc răng, kích thước răng, kích thước chân răng, mô
nha chu và số lượng chân răng trên một chân.

Các lực lớn dùng cho cầu răng lớn và nhiều chân.
Các lực nhỏ dùng cho răng cửa và răng một chân.
3) Lực tác động đến tang trưởng trong CHRM:
Phải nhớ rằng kích thước tang trưởng luôn đi kèm loại bỏ nguyên nhân.

a. Kềm hãm phát triển XHT Cl II 250-500g/bên


xương 12h/ngày (chiều và đi ngủ)
12 – 18 tháng
b. Kích thích XHT phát triển, Cl 350g/bên
III do lùi hàm trên 14h/ngày, 10-18 tháng
c. Kềm hãm phát triển XHD 400-500g/bên, 18h/ngày
(thường không hiệu quả nếu do Đeo lâu và thường qua tuổi phát
di truyền) triển.
d. Kích thích cho XHD phát triển 300-400g/bên
ra trước. 14h/ngày, 8-12 tháng
Hiệu quả cao, hợp tác tốt và
loại bỏ nguyên nhân
e. Nới rộng hàm nhanh (tách 4000-9000g/24h
xương hàm cho trẻ quá hẹp), Quan sát vừa đủ.
(tách …?... xương khẩu cái)
f. Nới rộng hàm chậm 1000-2000g/24h
Rộng cung răng + xương ổ Quan sát đủ yêu cầu
răng

You might also like