You are on page 1of 4

QUY TRÌNH SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN

MSR- HRD-SOP- …

I. Mục tiêu
Quy định thống nhất về phương pháp quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện
trong và ngoài khu vực nhà máy nhằm giảm thiểu tai nạn lao động liên quan đến phương
tiện. Đảm bảo phương tiện giao thông hoạt động tốt phục vụ công việc đạt hiệu quả.
II. Phạm vi áp dụng
- Quy trình này áp dụng đối với nhân viên hành chính thuộc phòng ban sở hữu phương
tiện, nhân viên lập kế hoạch bảo trì, nhân viên bộ phận Bảo trì, nhân viên lái xe các
bộ phận.
- Quy trình này áp dụng đối với mọi phương tiện lưu thông trong khu vực nhà máy của
tất cả các phòng ban, bao gồm:
+Xe máy được dán tem lưu hành trong khu vực nhà máy
+Xe bán tải
+Xe tải
+Xe cẩu
+Xe cứu thương
+Xe cứu hỏa
III. Trách nhiệm của các bên liên quan
- Trưởng bộ phận: phê duyệt yêu cầu báo giá sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện của bộ
phận.
- Nhân viên hành chính bộ phận (NVHCBP): tiếp nhận thông tin bảo dưỡng định kỳ
cho phương tiện, gửi yêu cầu sửa chữa.
- Nhân viên lập kế hoạch bảo trì: tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra thông tin phương tiện
theo hệ thống đã được lưu trữ, lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ và kế hoạch sửa chữa
phương tiện.
- Nhân viên bảo trì phụ trách: sửa chữa, kiểm tra, đánh giá phương tiện.
- Cơ sở bảo dưỡng ngoài nhà máy: tiếp nhận thông tin và tình trạng phương tiện đã
được mang đến cơ sở bảo dưỡng. Sửa chữa hoặc thay thế chi tiết của xe theo yêu cầu
khách hàng.
IV. Quy trình các bước thực hiện
1. Tiếp nhận và truyền tải thông tin.

Nhân viên hành chính bộ phận (NVHCBP):

- Tiếp nhận thông tin xe cần được sửa chữa từ nhân viên phòng ban, gửi yêu cầu sửa
chữa đến nhân viên lập kế hoạch bảo trì (NVLKHBT);
- Tiếp nhận kế hoạch bảo dưỡng định kỳ từ NVLKHBT;
- Yêu cầu và đảm bảo lái xe phòng ban vệ sinh sạch khu vực gầm máy (bao gồm hệ
thống treo, trục truyền động, hệ thống lái, vòm bánh xe) trước khi xe được mang đến
khu vực workshop của bảo trì để bảo dưỡng.
2. Lập kế hoạch

Nhân viên lập kế hoạch bảo trì (NVLKHBT):

- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ: căn cứ theo thời gian sử dụng và mức độ sử dụng
phương tiện, loại xe và mức độ hỏng của xe, thời gian cấp thiết xe cần được sửa chữa
để lập kế hoạch sửa chữa cho xe.
- Gửi lịch sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện cho các phòng ban theo tuần.
- Lập kế hoạch sắp xếp người mang xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại cơ sở bảo dưỡng
nếu bộ phận không sắp xếp được lái xe.
(Email minh họa lập kế hoạch bảo dưỡng hàng tuần)

3. Kiểm tra, đánh giá

Nhân viên Bảo trì, tổ bảo dưỡng:

+ Kiểm tra tổng thể trong và ngoài xe, kiểm tra các chi tiết như dầu máy, lọc gió
động cơ, lọc gió điều hòa, mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa
kính… để vệ sinh hoặc thay thế mới nếu cần thiết.
+ Kiểm tra chi tiết các bộ phận dưới gầm xe, không để các bộ phận bám bùn đất, vệ
sinh lại gầm xe, đảm bảo gầm xe đã được làm sạch trước khi bàn giao xe cho cơ sở
bảo dưỡng ngoài nhà máy.
+ Trường hợp nhân viên Bảo trì kiểm tra đánh giá sửa chữa bảo dưỡng phương tiện
cần kĩ thuật chuyên môn cao, xe sẽ được đưa đến cơ sở bảo dưỡng ngoài nhà máy.
4. Sửa chữa, bảo dưỡng

Cơ sở bảo dưỡng ngoài nhà máy:

+ Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo chu kỳ bảo dưỡng với các cấp bảo dưỡng
khác nhau;
+ Sửa chữa theo nội dung và yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra, nhận định tình
trạng xe. Tư vấn và báo giá cho khách;
+ Thực hiện dịch vụ nếu khách đồng ý với báo giá, thanh toán, kiểm tra và vệ sinh
xe. Bàn giao xe cho khách hàng.

V. GIAO THỨC THỰC HIỆN

TIẾP NHẬN,
LẬP KẾ KIỂM TRA,
TRUYỀN TẢI CƠ SỞ BẢO DƯỠNG
HOẠCH ĐÁNH GIÁ
THÔNG TIN NGOÀI NHÀ MÁY
(nhân viên bảo trì)
(NVLKHBT) Không
(NVHCBP)
thể sửa
chữa

Đã được phê
Có thể sửa duyệt báo giá
chữa bởi trưởng
bộ phận

HOÀN THÀNH

VI. BIỂU MẪU

You might also like