You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC


SEMINAR LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÁT
TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tăng Gia
Trang

GVHD: Lƣu Văn Hùng

MSSV Họ và tên Lớp Ký tên


1800002229 Phạm Gia Vỹ 18DQT1B

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC


SEMINAR LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÁT
TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tăng Gia
Trang

GVHD: Lƣu Văn Hùng

MSSV Họ và tên Lớp Ký tên


1800002229 Phạm Gia Vỹ 18DQT1B

i
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……
Tổng điểm:
TP.HCM, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN

ii
LỜI NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

TP.HCM, ngày tháng năm


ĐƠN VỊ THỰC TẬP

iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Lưu Văn Hùng là
người đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt sinh viên chúng em từ lúc ở doanh nghiệp cho
tới lúc hoàn thành được bài tiểu luận này.

Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn này đến Công ty TNHH Tăng Gia Trang vì đã
hết sức tạo điều kiện để chúng em có thể tham quan, học tập, trải nghiệm và thực
tập ở quý công ty. Dù là trong thời điểm tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng
công ty đã hỗ trợ hết sức mình để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

Em xin chân thành cảm ơn.

iv
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 2


Chƣơng 1: Tổng quan đơn vị thực tập .................................................................... 2
1. Giới thiệu sơ lược về công ty .................................................................................. 2
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý....................................... 2
3. Phân tích kết quả sản xuất kinh .............................................................................. 5
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng thị trƣờng giày dép tại Việt Nam và công ty ... 6
1. Phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép ở Việt Nam ............................................. 6
2. Phân tích thực trạng thị trường giày dép ở Việt Nam ............................................ 8
3.Phân tích thực trạng kế hoạch kinh doanh_giải pháp ........................................... 10
4. Phân tích thực trạng hoạt động tại Công ty TNHH Tăng Gia Trang ................... 11
Chƣơng 3: Kết quả thực tập .................................................................................. 12
1. Mô tả 1 ngày làm việc điển hình của sinh viên thực tập ....................................... 12
2. Bài học của bản thân............................................................................................. 14
3. Định hướng công việc của bản thân sau khi tốt nghiệp ........................................ 16

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................19

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

KCS: Bộ phận kiểm tra chất lượng

EVFTA: European Union-Vietnam Free Trade Agreement

EU: European Union (liên minh châu âu)

VAT: Value-Added Tax (thuế giá trị gia tăng)

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của cty trong 3 năm gần nhất ....................

vii
PHẦN MỞ ĐẦU
Vì để hiểu rõ hơn về ngành kinh doanh sản xuất giày dép ở Việt Nam mà từ đó
bắt tay vào thực tập, tìm hiểu và đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty
TNHH Tăng Gia Trang. Mục tiêu của tiểu luận này giúp cho sinh viên hiểu hơn
được về quá trình thực tập tại một công ty, cách một công ty hoạt động và hơn
hết hiểu sâu về ngành kinh doanh sản xuất giày dép ở Việt Nam. Bài tiểu luận đa
phần sử dụng phương pháp định tính nhằm đưa ra được cái nhìn khái quát trải
nghiệm của một sinh viên khi đi thực tập. Đối tượng bài tiểu luận nhắm đến là
Công ty TNHH Tăng Gia Trang, đây là một công ty chuyên sản sản xuất giày
dép nên để tìm hiểu sâu về ngành này thì đây là một công ty rất tốt để tìm hiểu.
Bài tiểu luận không chỉ giới thiệu về Công ty mà còn nói thêm được về thực
trạng ngành giày dép hiện nay ở Việt Nam. Kết cấu của bài tiểu luận gồm có 4
phần: Phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo.

1
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Tổng quan đơn vị thực tập:
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Tăng Gia Trang:
Loại hình hoạt động: Công ty TNHH một thành viên
Mã số thuế: 1101835575
Địa chỉ: 76A, ấp 4, Xã Mỹ Yên, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
Đại diện pháp luật: Tăng Ly Sương
Ngày cấp giấy phép: 15/11/2016
Ngày hoạt động: 15/11/2016 (Đã hoạt động 4 năm)
Trạng thái: Đang hoạt động
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất giày dép:Sản xuất, gia công sản phẩm giày da - giả da (trừ tẩy,
nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may đan và gia công hàng đã qua sử
dụng, luyện cán cao su, thuộc da, tái chế phế thải tại trụ sở).
Sản xuất plastic và giày cao su tổng hợp dạng nguyên sinh: Sản xuất cao su
tổng hợp dạng nguyên sinh (không hoạt động tại trụ sở).
Sản xuất sản phẩm khác từ cao su:(trừ tái chế phế thải, luyện cán cao su tại trụ
sở)
Đại lí môi giới, đấu giá: (trừ môi giới bất động sản)
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Bán buôn cao su. Bán
buôn phụ liệu may mặc và giày dép; Bán buôn phụ liệu giày da.
ứ mệnh
- Tiên phong trong sứ mệnh sản xuất, cung cấp giày cho mọi nhà.
- Gia tăng giá trị mới cho khách hàng, cộng đồng và xã hội.
Giá trị cốt l i:
- Khách hàng là ân nhân.
- Con người là cốt lõi.
- Gia tăng giá trị tối đa cho khách hàng là quyền lợi của Tăng Gia Trang.
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm
tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội
2
đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy
định, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài
chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát của Công ty…
- Ban kiểm soát: Là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban giám đốc, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt giám sát
mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại hội
dồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ xây dựng mọi
chiến lược sản xuất kinh doanh. Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và cổ đông về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, có quan hệ trực tuyến với ban giám đốc.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm là người trực tiếp điều hành Công ty. Thực hiện chiến lược sản xuất
kinh doanh do Hội đồng quản trị vạch ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về mọi mặt sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện việc lên kế
hoạch, xây dựng chiến lược phát triển hàng năm và dài hạn của Công ty.
- Phó giám đốc: Là người tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chính
trong việc tổ chức sản xuất các đơn hàng, mẫu hàng, quản lý các phòng kinh
doanh, kế toán, kỹ thuật, kiểm tra và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của các
mẫu hàng, cung ứng vật tư đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Ngoài ra, phó giám
đốc còn thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc được giao khi Giám đốc
vắng mặt.

Các phòng ban


- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức tuyển dụng, bố trí người lao động cho
các bộ phận trong Công ty. Quản lý hồ sơ về nhân sự, hồ sơ về công tác tổ chức
cán bộ, bổ nhiệm cán bộ thẩm quyền. Giải quyết tiền lương, thi đua khen thưởng,
kỷ luật, chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên, giải quyết các nghĩa vụ và quyền
lợi của người lao động. Tiếp nhận cũng như báo cáo kịp thời các thông tin của
công ty cho cấp trên, phối hợp với các bộ phận khác của tổ chức đào tạo, nâng
bậc cho công nhân.

3
- Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
tham mưu cho lãnh đạo về cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo dõi thời gian giao nhận hàng hóa, vật tư, xây dựng kế hoạch giá thành. Tổ
chức nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đánh giá các nhà cung ứng, các khách
hàng. Tham mưu cho giám đốc, theo dõi hướng dẫn mọi thủ tục tem nhãn, bao bì
sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của
hàng hóa.
- Phòng Kế toàn – Tài vụ: Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh
trong toàn công ty, tham mưu lãnh đạo về quản lí tài chính, bảo tồn vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả, thực hiện đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc quản lí tài chính
theo điều lệ.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo, điều hành lĩnh vực kĩ thuật của
toàn công ty, thiết lập yêu cầu kĩ thuật cho sản phẩm, ban hành và giám sát thực
hiện tại các phân xưởng nhằm đạt được các yêu cầu đã đề ra.
- Phòng thiết kế mẫu: Thiết kế các mẫu giày, dép giới thiệu khách hàng
hoặc sản xuất thử các mẫu giày, dép theo yêu cầu của khách hàng đặt, xây dựng
định mức vật tư kxy thuật cho từng mã hàng.
- Bộ phận phục vụ: Có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn an toàn tài sản cảu công ty,
theo dõi việc thực hiện nội quy của lao động trong Công ty.

Các phân xưởng sản xuất: quản lí nhân lực, tài sản của nhà máy trong phạm vi
phân xưởng, điều hành và sản xuất từng công đoạn của sản xuất phục vụ cho
phân xưởng khác đảm bảo đồng bộ, kịp thời.

- Phân xưởng chuẩn bị 1: Nhận vật tư làm quai mũ rồi giao cho tổ phun keo
tráng. Thực hiện cán tráng rồi phun qua một lớp keo sau đó nhập kho bán sản
phẩm.
- Phân xưởng chuẩn bị 2: Nhận vật tư làm đế rồi trực tiếp giao cho tổ chặt
tiến hành chặt theo các kích cỡ đã có sẵn, còn vật tư làm đế giày vải phải trải qua
công đoạn cán luyện mới tiến hành cắt đế, cắt lún để nhập kho bán thành phẩm.
- Phân xưởng may dép: Nhận chi tiết của dép từ phân xưởng chuẩn bị, sau
đó thực hiện công việc dán hai lớp tùy theo yêu cầu, tiến hành công đoạn may,

4
hoàn thành quai dép, mặt dép, để bộ phận KCS kiểm tra, sau đó nhập kho bán
thành phẩm.
- Phân xưởng may giày: Nhận các chi tiết mũ giày, sau đó dán và may các
chi tiết lại thành mã giày hoản chỉnh, sau đó chuyển sang đột, tán ozon, để bộ
phận KCS kiểm tra, cuối cùng nhập kho bán thành phẩm.
- Phân xưởng gò dép: Nhận quai dép, mặt đế, đế dép tại kho bán thành
phẩm. Tiến hành bôi keo lên chân quai mặt đế sau đó bỏ qua băng tải cho chạy
vào buồng sấy làm khô rồi dùng phom để dán quai vào mặt đé, dùng máy đập để
kết dính hai phần lại với nhau rồi chuyển sang bộ phận KCS kiểm tra.
- Phân xưởng gò giày nữ: Nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm.
Thực hiện việc bôi kéo, sấy khô, gò phần mũ giày, gò gót, gò hông rồi lại bôi
keo, sấy ghép dán bán và đưa vào lưu hóa, tiếp theo bộ phận KCS kiểm tra để
chuyển sang bộ phận bao bì, nhập kho.
- Phân xưởng gò giày vải: Nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm, sau
đó bôi keo, sấy khô, ghé dán bán, đưa vào lưu hóa, bộ phận KCS kiểm tra và
chuyển sang bao bì, nhập kho.
- Tổ in: Có nhiệm vụ in bao bì, nhãn mác.

3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của cty:
Sản phẩm giày của công ty luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng tin
tưởng về chất lượng và mẫu mã.Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên
luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt hàng, doanh số bán, tạo ra
lợi nhuận và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế.
ĐVT: triệu đồng
2019/2018 2020/2019
2018 2019 2020
Số tiền % Số tiền %
Doanh
46,357 53,761 55,326 7,414 13,15% 1,565 2,9%
thu
Chi phí 36,320 43,562 51,242 7,242% 19,9% 7,68% 17,63%
Lợi
10,037 10,199 4,084
nhuận
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của cty trong 3 năm gần nhất

5
Nhận xét
Doanh thu:
- Năm 2019: doanh thu công ty đạt 53,761 tỷ đồng tăng 13,15% so với năm
2018
- Năm 2020: doanh thu của công ty đạt 55,326 triệu đồng tăng 2,9% so với
năm 2019
Chi phí:
- Năm 2019: chi phí của công ty đạt 43,562 tỷ đồng tăng 19,9% so với năm
2018
- Năm 2020: chi phí của công ty đạt 51,242 tỷ đồng tăng 17,63% so với
năm 2019
 Doanh thu và chi phí của các năm đều có xu hướng tăng dẫn đến lợi nhuận
của công ty tăng đều theo các năm. Doanh nghiệp thực hiện hoàn thành kế hoạch
về doanh thu đảm bảo được chi phí lưu thông và nộp thuế tiêu thụ đầu tư. Qua
đó, công ty đã làm ăn có lợi nhuận góp phần nâng cao đời sống và có vốn trang
bị thêm máy móc.
Tóm tắt chương 1: Giới thiệu về Công ty nằm ở Long n , cơ cấu tổ chức,
công việc của nhân viên làm đạt yêu cầu và hoàn thành tốt không làm gián đoạn
công việc, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty doanh thu tăng đều theo
hàng năm nộp thuế đầy đủ và lợi nhuận tăng cao, các phòng ban được bố trí đầy
đủ người, giai quyết tiền lương nhanh chóng không chậm trễ.

Chƣơng 2: Phân tích thực trạng thị trƣờng giày dép tại Việt
Nam và công ty:
1. Phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép tại Việt Nam:
- Việt Nam đang là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung
Quốc, Ấn Độ, và đứng thứ 4 thế giới. Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920
triệu đôi giày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế
giới, trong đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất.
- Xuất khẩu giày dép bật tăng trong tháng 1/2021 với kim ngạch đạt 1,8 tỷ
USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2020 Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và
6
thương mại của Bộ Công Thương trong tháng 1/2021 ghi nhận, một số ngành
xuất khẩu lớn như dêt may, giày đã giữ được đà tăng xuất khẩu và duy trì được
nhịp độ sản xuất ngay từ tháng đầu năm. Cụ thể, tháng 1 năm 2021, chỉ số sản
xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản
lượng giầy tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3% so với cùng kỳ. Kim ngạch
xuất khẩu giày các loại tháng 01 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.
Ngành dêt may có mức tăng xuất khẩu thấp hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
và may mặc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
- Các doanh nghiệp ngành giày da cũng đã và đang chủ động nắm bắt và
khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột
phá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu.
- Thế nhưng 90% sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công. Kim
ngạch xuất khẩu của ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện ngành này đang phải đối mặt với bài toán
hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và đang mất dần lợi thế.
- Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công
ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Do đó những doanh nghiệp này phụ
thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản
phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường. Theo bộ Công
nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy
thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công
suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da
bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và
giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái
Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế
mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100
triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
- Cũng như ngành dệt may, các doanh nghiệp sản xuất giày đang phải đối
mặt với bài toán hóc búa về cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Hiện nay, giày
Trung Quốc tung hoành từ Nam chí Bắc. Các loại giày Trung Quốc chiếm phần
lớn là giày thể thao (bằng vải hoặc bằng cao su đúc nguyên khối), kế đến là giày

7
thời trang nam và nữ giả da lót simili và một số ít dép xốp đi trong nhà bằng cao
su mềm (EV ). Giày Trung Quốc nhìn rất bắt mắt, màu sắc trẻ trung, giá lại
mềm. Mặc dù hàng Trung Quốc chất lượng thật sự không cao, nhưng với tốc độ
ra mẫu mới liên tục vẫn thu hút được người tiêu dùng. Thường chỉ cách vài ngày
là có mẫu mã mới trong khi hàng trong nước cả tháng vẫn không có mẫu mới
nào.
2. Phân tích thực trạng thị trường giày dép tại Việt Nam:
- Hiệp định EVFT - cơ hội vàng giúp thị trường giày dép khởi sắc
 Năm 2019, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định EVFT với EU, một
trong những đối tác thương mại hàng đầu của nước ta với tổng kim ngạch hai
chiều đạt 56,45 tỷ USD. Hiệp định này đã góp phần đa dạng hóa thị trường và
thu hút ngày càng nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào ngành giày dép tại
Việt Nam.
 Sau khi được thực thi, Hiệp định EVFT được ví như một chiếc đòn bẩy
lớn có tác động mạnh trong việc đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu các mặt hàng giày
dép Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiệp định EVFT đã giúp gỡ bỏ cơ bản mọi
rào cản về thuế quan đồng thời giảm thiểu phần lớn chi phí và thủ tục xuất khẩu
rườm rà. Đây chính là cách cửa mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận thị trường xuất khẩu giày dép

 Bên cạnh lợi thế mở rộng quy mô thị trường, các chủ doanh nghiệp trong
nước cũng có cơ hội tiếp xúc, trao đổi cũng như hợp tác với những doanh nghiệp
châu Âu cùng tham gia theo Hiệp định. Từ đó, các công ty sản xuất và gia công
giày dép nội địa sẽ học hỏi kinh nghiệm để nâng tầm và phát triển thương hiệu.
 Tuy nhiên, để tận dụng tối ưu lợi thế mà hiệp định EVFT đem lại, các
doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các công tác nhằm chuẩn bị cho thời kỳ
phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu từng bước đổi mới công nghệ, mở
rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa mẫu thiết kế, nhằm cung ứng cho thị trường
những sản phẩm đạt chất lượng cao
 Ngoài ra, thị trường giày dép Việt Nam nói chung nên tập trung thực hiện
những giải pháp thiết thực về lâu dài như:

8
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực và tăng cường liên kết
giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp kinh doanh.
2. Thiết lập các cụm liên kết ngành trong ngành da giày để tận dụng thế
mạnh và lợi thế cạnh tranh của các tỉnh, từ đó đẩy mạnh liên kết vùng.
3. Tận dụng và phát huy hiệu quả lợi ích của các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật
cho doanh nghiệp trong lĩnh vực giày dép.
 Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh và các công ty sản xuất, gia công
nên gia tăng hợp tác phát triển chuỗi giá trị ngành giày dép trong nước. Điều này
góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nội địa từ đó xây dựng thị
trường phát triển bền vững với nhiều thương hiệu mạnh.
- Sự khan hiếm nguyên liệu sản xuất
 Bên cạnh những thuận lợi từ việc ký kết Hiệp định EVFT , bên cạnh đó
là sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh
nghiệp và ngành công nghiệp gặp khó khăn trong gần 3 tháng. Da và giày dép,
một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam , cũng đang phải
vật lộn để tìm cách duy trì hoạt động cho đến khi cơn bão Covid-19 lối đi kết
thúc.
 Hiện tại, trong khi Trung Quốc đã mở cửa trở lại, thương mại đã quay trở
lại và nguyên liệu thô được nhập khẩu hàng loạt, thành phẩm không thể bán
được, khiến tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
 “Số lượng sản xuất giày hiện tại đã giảm 30 – 40% so với cùng kỳ năm
ngoái” Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Giày Phúc Yên chia sẻ
 Việc nhập khẩu nguyên liệu thô hiện không thể thực hiện được do thị
trường châu Âu đã đóng cửa, trong khi 70-80% nguyên liệu thô phải được nhập
khẩu từ Ý, hiện là trung tâm bùng phát của EU. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
rất bối rối, và không biết làm thế nào để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Số lượng đơn đặt hàng giảm
 So với cú sốc vật chất, cú sốc đầu ra nghiêm trọng hơn nhiều vì nó không
chỉ ảnh hưởng đến tài chính của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến vấn đề
việc làm và thu nhập của người lao động.
 Nhiều doanh nghiệp cho biết, các hợp đồng mua bán mới tỏng quý hai và

9
thậm chí là ba vẫn chưa được ký kết vì mức tiêu thụ ở EU và Mỹ đã giảm mạnh
sau khi các đơn đặt hàng phong tỏa, đóng cửa các điểm bán hàng tại các quốc gia
này.
 Để giảm bớt một phần khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc ngành Công
nghiệp giày dép, Hiệp hội Da, Giày và Túi xách Việt Nam và Bộ Công thương đã
đề nghị Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 và
2020. Và thanh toán Thuế V T đến hết quý IV năm 2020; gia hạn, miễn và giảm
tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian các
nhà máy ngừng hoạt động do dịch bệnh. Phê duyệt miễn lệ phí công đoàn năm
2020 cho cả người sử dụng lao động và người lao động.
 Bộ cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng thực hiện
các biện pháp hỗ trợ giảm tỷ lệ ký quỹ và giảm phí thanh toán quốc tế cho các
doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để có thể sớm tiếp cận vốn và khôi phục sản
xuất; để mở rộng làm việc thời gian vay vốn đến 11 tháng.
3. Phân tích thực trạng kế hoạch kinh doanh – Giải pháp:
- Với tình hình dịch bệnh hiện nay, cùng các khó khăn của thị trường giày
da ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đang khẩn trương phát triển những chiến lược
cần thiết cho tình hình khó khăn hiện nay:
1. Thay đổi hình thức kinh doanh: Hiện nay, thị trường thương mại điện tử
đang trên đà phát triển rất mạnh. Đã có một vài doanh nghiệp có riêng cho mình
một website nhằm trưng bày sản phẩm của mình và giới thiệu nhiều hơn các mặt
hàng đến khách hàng. Bên cạnh đó là cung cấp nhiều hơn về thông tin của doanh
nghiệp.
2. Cung cho các nguồn cầu nội địa: Trung Quốc đã mở của trở lại, nhưng
chúng ta chỉ có thể nhập nguyên liệu từ nguồn này chứ chưa thể xuất đi các thị
trường khác trên thế giới. Vì vậy tình trạng dư sản phẩm nhưng thiếu thị trường
là hình ảnh chung của ngành may mặc và giày da Việt Nam hiện nay. Để giải
quyết tình trạng này, chỉ có thể bán cho các doanh nghiệp nội địa, tuy nhiên giá
thành hiện nay tương đối cao, có thể cân nhắc giảm thiểu một phần giá hoặc áp
dụng các chương trình khuyến mãi cần thiết. Nhưng để giảm giá thành mà không

10
dẫn đến thua lỗ tài chính, các doanh nghiệp đang cân nhắc sử dụng nguồn nguyên
vật liệu trong nước nhiều hơn.
3. Đẩy mạnh công tác tiếp thị: Nói về việc quảng bá hình ảnh sản phẩm thì
ngành hàng giày dép ở Việt Nam nổi bật nhất có thể nói đến là Công ty TNHH
Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. Hình ảnh sản phẩm của họ có mặt khắp nơi,
ai ai cũng biết đến sản phẩm giày Bitis Hunter hay các sản phẩm giày khác của
họ. Các doanh nghiệp khác có thể “bắt chước” để thực hiện công tác tiếp thị
nhiều hơn và mạnh hơn, đưa khách hàng đến gần với sản phẩm của doanh nghiệp
hơn. Ví dụ như là đối với các doanh nghiệp sản xuất giày da như Công ty TNHH
Tăng Gia Trang có thể tìm và đầu tư cho một công ty công sở nào đó trên địa bàn
Long An hoặc các địa phương lân cận. Nhằm quảng bá nhiều hơn các sản phẩm
thuộc da của công ty đang tập trung sản xuất. Bên cạnh tiếp thị, có thể cần nghiên
cứu thị trường nội địa nhiều hơn, vì tính từ bây giờ đến khi có thể quay trở lại thị
trường quốc tế thì đây gần như là thị trường mà mang lại thu nhập nhiều hơn cho
công ty.

4. Phân tích thực trạng hoạt động tại Công ty TNHH Tăng Gia Trang:
- Về công tác chất lượng sản phẩm: Công ty đã áp dụng thành công Hệ
Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2000. Với các dây chuyền sản xuất hiện
đại, dàn thêu vi tính, trung tâm thiết kế mẫu 3D, phòng thí nghiệm phân tích tính
năng cơ lý của sản phẩm. Bên cạnh đó công ty luôn duy trì kiểm soát các công
đoạn sản xuất kết hợp với các phòng ban, đơn vị chức năng để kịp thời phát hiện
và giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng, tổ chức tốt công tác kiểm tra
hàng.
- Về công tác kĩ thuật về công nghệ và sáng kiến cải tiến: Công ty đã xây
dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế và điều khiển quá trình sản xuất
mẫu giày công nghiệp. Công ty cũng đã giải quyết về cơ bản các yêu cầu về công
nghệ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu, kịp thời phối hợp với các bộ phận để đáp
ứng các bán thành phẩm cao su phục vụ kế hoạch sản xuất mẫu. Đối thủ cạnh
tranh của công ty chủ yếu là các công ty sản xuất giày xuất khẩu như Thượng
Đình, Bitis, Thăng Long,…

11
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong những năm qua công ty đã
đạt được những thành công đáng khích lệ. Công ty giày Tăng Gia Trang không
ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng
lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Mặc dù
kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn eo hẹp về vốn, thị trường biến động,
cạnh tranh gay gắt. Nhưng công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối,
chiến lược đúng đắn. Kết quả cho thấy doanh số tăng mỗi năm và đồng thời là
việc giảm chi phí và tăng lơi nhuận.

Tóm tắt chương 2:

- Mặc dù là ngành hàng có rất nhiều tiềm năng của Việt Nam, tuy nhiên với
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay ngành may mặc và giày da cũng
đã ảnh hưởng ít nhiều, phần lớn đều là những ảnh hưởng mang tính tiêu cực.
- Nhưng nhận biết những khó khăn trên thì Bộ Công thương cùng với Hiệp
hội giày da đã “ra tay” nhằm cứu rỗi tình cảnh nan giải.
- Bên cạnh những hổ trợ từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp trong ngành
may mặc, giày da có thể chủ động thay đổi những kế hoạch kinh doanh như phần
trên nhóm đã đưa, hầu như là những giải pháp mang tính thuyết phục nhất trong
tình hình hiện nay.
- Nói tóm lại, dịch bệnh chẳng ai mong muốn tuy nhiên chúng ta phải luôn
trong tư thế sẵn sàng đối mặt với nó, vạch ra những chiến lược kinh doanh hợp lý
để có thể “an toàn” sống sót qua đợt dịch bệnh đầy khó khăn này. Các doanh
nghiệp cần tập trung nhiều hơn về việc phát triển chiến lược nhằm đối phó với
dịch bệnh chứ không còn là đối phó với các đối thủ cạnh tranh.

Chƣơng 3: Kết quả thực tập:


1. Mô tả 1 ngày làm việc điển hình của sinh viên thực tập:
Sau khi tham gia phỏng vấn, trải qua quá trình tập huấn kĩ càng. Thì các thực
tập sinh sẽ có cơ hội thực tập tại Công ty TNHH Tăng Gia Trang. Hầu hết sinh
viên thực tập đều sẽ được tuyển vào một vị trí chính thức tại đây sau khi tốt
nghiệp, nếu các thực tập sinh đạt đủ tiêu chuẩn mà công ty cần và đặt ra.

12
Khi làm việc ở mảng kinh doanh của công ty nhiệm vụ chính là lập kế hoạch
bán hàng, làm các bảng biểu thống kê số lượng bán hàng, làm các kế hoạch nâng
cao doanh số và sự phát triển của công ty. Hầu hết thực tập sinh đều phải trải qua
sát hạch về kiến thức số học, làm việc nhóm và phỏng vấn trước khi được chọn.
Các nhân viên đều có mặt đông đủ trước 6h30. Nhiệm vụ đầu tiên trong ngày
của các thực tập sinh khác là, đi theo chị quản lí, nghe chị trainning về các bước
lập các bảng biểu kinh doanh, các cách lập kế hoạch kinh doanh. Và sau đó được
cho làm các bước này ở các máy tính.
Lúc 7 giờ, các thực tập sinh, các nhân viên đều phải ổn định để làm việc chính
thức. Hoang thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao. Chuẩn bị đầy đủ cho một ngày
làm việc dài sắp diễn ra.
Việc gửi email, gửi các danh sách mặt hàng, các kế hoạch bán hàng, kế hoạch
kinh doanh trong ngày được gửi cho cấp trên đầy đủ trước 09 giờ hằng ngày.
Đến 11giờ30, các nhân viên, thực tập sinh được nghỉ hai tiếng để đi ăn, nghỉ
ngơi trước khi vào ca chiều.
Được biết, các thực tập sinh hầu hết sẽ được đào tạo để trở thành nhân viên
chính thức, và sau này có thể luân chuyển sang bộ phận khác nếu họ cảm thấy
phù hợp hơn.
Các thực tập sinh ở Công ty hầu hết đều tham gia cùng một chương trình thực
tập như nhau. Tuỳ thuộc vào mảng mà thực tập sinh ứng tuyển. Những thực tập
sinh, sẽ được tham gia thực tập và đào tạo từ khoảng 2 đến 3 tháng tại công ty.
Đãi ngộ tại Công ty Tăng Gia Trang khá tốt, cung cấp các số liệu cần thiết và
hỗ trợ phí cho các thực tập sinh sau mỗi tháng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Sau khi hoàn thành thực tập, thực tập sinh được trang bị đầy đủ các kiến
thức và kĩ năng đầy đủ để làm báo cáo thực tập và định hướng nghề nghiệp sau
này
Cơ sở vật chất công ty khá hiện đại, bao gồm một khối nhà hành chính điều
hành, hai xưởng chế tác giày với vô số máy móc và công nghệ hiện đại.
Buổi chiều, các thực tập sinh được xuống xưởng xem các cách thức vận hành
các máy, khâu để tạo nên thành phẩm là các đôi giày, được xem các đơn hàng gia

13
công tại xưởng và biết thêm nhiều điều về quy tắc 5S cũng như các cách vận
hành từng khâu một cách hiệu quả nhất.
Cuối ngày, các thực tập sinh sẽ tham gia vào buổi nói chuyện tại hội
trường với một nhân viên kỳ cựu. Từ đây có thể giúp cho các thực tập sinh hiểu
hơn nữa về công ty, giúp cho các bạn hình dung tốt hơn về các vấn đề còn thắc
mắc gặp phải. Cuối cùng sẽ giúp các bạn thực tập sinh hiểu và áp dụng được vào
thực tiễn công ty.
Như vậy là đã xong một ngày làm thực tập sinh tại công ty Tăng Gia Trang,
một ngày vô cùng ý nghĩa, giúp cho tôi và các bạn có thêm nhiều kiến thức để
phục vụ cho các mục đích sau này. Cám ơn Quý Công ty đã hỗ trợ và tạo điều
kiện tốt nhất.
2. Bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập:
- Tinh thần chủ động và tự tin
Tinh thần chủ động và tự tin chính là bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực
tập mà bất cứ sinh viên nào cũng cần phải đạt được. Sinh viên luôn phải chủ
động bắt chuyện, làm quen với các đồng nghiệp,…Hay chủ động tìm hiểu các
công việc, chủ động làm việc hay đưa ra đề xuất cùng với mọi người. Như thế thì
sinh viên sẽ có thể hòa nhập tốt hơn với mọi người và môi trường làm việc xung
quanh. Cũng như tạo được ấn tượng tốt và cảm giác thân thiện với mọi người tại
nơi thực tập.
- Nâng cao các kỹ năng mềm
Thông qua các hoạt động làm việc thực tế như làm việc nhóm, thuyết trình,
giao tiếp hay ứng xử. Thì sinh viên có thể tự mình trau dồi và hoàn thiện các kỹ
năng mềm này một cách tốt nhất. Ngoài kết quả học tập tốt thì kỹ năng mềm
cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm
và phát triển bản thân khi ra trường.
Chỉ cần bản thân thể hiện được thái độ tự tin, có khả năng giao tiếp tốt, linh
hoạt trong các tình huống ứng xử. Thì chúng ta đều có thể thích ứng với mọi môi
trường làm việc. Đây cũng chính là điểm mạnh tạo tiền đề phát triển bản thân sau
khi ra trường.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các trải nghiệm thực tế

14
Ở trường học chúng ta chỉ được truyền đạt các kiến thức và nội dung chuyên
ngành. Và khi thực tập sẽ là cơ hội để bản thân có thể áp dụng được những kiến
thức đó vào những công việc thực tế. Môi trường làm việc sẽ hoàn toàn khác biệt
so với môi trường học tập tại trường. Mặc dù chỉ là thực tập sinh nhưng chúng ta
vẫn sẽ phải đảm nhiệm những công việc phù hợp với năng lực. Cũng như hoàn
thành công việc theo đúng yêu cầu không khác gì nhân viên.

Những bài học, kỹ năng không có trong sách vở hay được chỉ dạy bởi thầy cô
sẽ giúp bạn trở nên trưởng thành hơn trong cách đánh giá, phân tích và giải quyết
vấn đề trong công việc thực tế. Với cơ hội được trải nghiệm môi trường thực tế,
được học hỏi những kiến thức mới. Thì sinh viên sẽ có thể nhìn nhận được những
khuyết điểm của bản thân và cố gắng sửa chữa, hoàn thiện hơn. Cùng với sự giúp
đỡ và chỉ bảo của những anh chị đồng nghiệp, sinh viên cũng sẽ học được những
bài học kinh nghiệm. Từ đó tránh được những sai lầm khi đi làm sau khi tốt
nghiệp. Thực tập chính là cơ hội để mọi sinh viên có thể ra ngoài làm việc thực tế
và trải nghiệm hết mình. Để từ đó mỗi sinh viên sẽ tự trau dồi những kinh
nghiệm thực tế quý giá, không ngừng hoàn thiện để bản thân tốt hơn.

- Có thêm nhiều mối quan hệ mới

Thực tập là cơ hội để sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ mới vô cùng tốt.
Bạn sẽ gặp gỡ được nhiều bạn bè mới hay các anh chị đồng nghiệp cùng chỗ thực
tập và cả những tiền bối nữa. Việc mở rộng các mối quan hệ sẽ giúp bạn trở nên
năng động, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như cách làm việc. Đặc biệt những
người bạn này đôi khi lại có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc sau khi ra
trường nữa đấy.

Mỗi công việc không chỉ đòi hỏi kỹ năng lý thuyết . Khi đi thực tập ở công ty
em thấy việc làm sao vận dụng kiến thức đã học đã đem lại giá trị thực tế mới là
quan trọng . Chính vì vậy em cần phải nỗ lực học tập tốt hơn nữa những kiến
thức tại trường , không ngừng nâng cao kiến thức về ngành đang học , bổ sung
kinh nghiệm thực tế để thành công trong công việc sau này . Sinh viên chúng ta

15
nên làm chủ động hơn trong công việc , tức là chúng ta phải tìm việc để làm chứ
không phải để việc tìm chúng ta.

3. Định hướng công việc của bản thân sau khi tốt nghiệp

Sau khi trải qua kỳ thực tập tại doanh nghiệp em mong muốn sau khi ra trường trở thành
nhân viên kinh doanh

 Luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ:


 Làm việc cho các nhà sản xuất , công ty dịch vụ.
 Có trách đối với một sản phẩm hay khách hàng cụ thể.
 Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
 Trực tiêp liên hệ với khách hàng và trả lời các thắc mắc.
 Liên hệ với các phòng ban về chi tiết của đơn hàng khi ký hợp đồng
 Liên hệ với bộ phận marketing để tìm kiếm khách hàng mới và báo cáo
các phản hồi của khách hàng nhằm nâng cao sản phẩm
 Thông tin cho các khách hàng hiện thời về sản phẩm mới
 Kỹ năng ngày càng hoàn chỉnh:
 Kỹ năng giao tiếp và trị và bày thành thạo
 Khả năng thuyết phục và nhạy bén
 Ý thức và động cơ kinh doanh
 Linh hoạt , năng động và khi tính toán
 Mục tiêu đặt ra cho bản thân hiện tại
Thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học là thời gian quý giá nhất
đối với mỗi sinh viên và kết quả học tập sau những năm tháng rèn giũa ấy chính
là sự khẳng định bản thân đối với gia đình, nhà trường và là hành trang tốt nhất
sau khi ra trường. Và để đạt được kết quả xuất sắc ở trường chúng em đã đề ra
cho mình một số mục tiêu nhất định cho bản thân để hoàn thành tốt chương trình
đào tạo của mình.
Thời gian học tập ở bậc đại học là từ 4 đến 5 năm tùy theo khả năng học tập của
từng sinh viên. Từ đó, chúng em mong muốn mục tiêu đầu tiên cho việc học tập
ở bậc đại học của mình là hoàn thành trong thời gian ngắn nhất (3 năm) . Sau

16
thời gian học tập 3 năm ở môi trường đại học chúng em mong mình sẽ đạt đuợc
một kết quả cao nhất mà khả năng mình có thể (một tấm bằng đại học loại giỏi
hoặc thấp nhất cũng là khá). Trong thời gian 3 năm để có 3 mục tiêu nhỏ được
chia theo từng năm học.
 Ở những năm học đó chúng em mong muốn sẽ có những bước phát triển
trong vốn kiến thức của bản thân và nó sẽ thể hiện thông qua thành tích học
tập tương ứng cho từng năm (từ năm 1 đến năm 3 điểm số học tập sẽ tăng dần
từ 6,5 đến 8,0)
 Trong những năm học đó từng học kỹ chúng em mong mình sẽ vượt qua với
những số điểm mà mình mong muốn hoặc có thể là hơn thế nữa
 Trong từng môn học mục tiêu của bản thân em là cố gắng đi học đầy đủ nhất
mà mình có thể ,
 Kế hoạch học tập ở bậc đại học:
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Nỗ lực và không ngừng cố gắng trong quá trình học tập.
- Đọc tài liệu để bổ sung kiến thức ở trường.
- Nghe giảng và tiếp thu bày giảng một cách hiệu quả nhất.
- Ghi chép đầy đủ kiến thức bài học.
- Tận dụng thời gian rảnh rỗi vào ban ngày để đọc tài liệu và xem lại bài giảng ở
lớp.

Tóm tắt chương 3:


 Công ty sắp xếp những vị trí thực tập cho sinh viên, để sinh viên hiểu rõ
hơn về công việc mà bản thân mong muốn.
 Sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
 Cải thiện được nhiều kỹ năng cũng như mở rộng nhiều mối quan hệ xã hội.
 Hướng sinh viên đến những nhận định đúng đắn hơn trong tương lai.

17
PHẦN KẾT LUẬN

Thị trường giày dép những năm qua đã chứng tỏ được sử phát triển mạnh
mẽ của ngành giày da Việt Nam. Thị tường hàng giày dép bao gồm giày dép
nam, nữ, người lớn và trẻ em. Được chia làm các phân đoạn thị trường thấp,
trung và cao cấp. Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, mỗi năm cả
nước tiêu thụ từ 130 – 140 triệu đôi giày, dép mang lại giá trị trên 1,5 tỉ USD.
Chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của ngành. Nhưng thực tế hiện nay thị
trường này đang bị hàng nước ngoài chiếm lĩnh, trong đó sản phẩm của Trung
Quốc là nhiều nhất. Sản phẩm giày thuộc nhóm hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu
đa dạng xã hội. Do vậy, thị trường sản phẩm rất rộng lớn trên quy mô toàn xã
hội. Tuy nhiên, do tính chất đặc trưng của loại sản phẩm này dẫn đến đặc điểm
về thị trường tiêu thụ cũng có nét riêng. Là sản phẩm phục vụ nhu cầu cảu khách
hàng. Chính vì lẽ đó mà nhà sản xuất giày không những đảm bảo về chất lượng,
giá cả, màu sắc mà còn về mẫu mã giày. Về tình hình cung cầu trên thị trường
sản phẩm này thường ít biến động hơn các sản phẩm cùng ngành khác. Nhu cầu
sản phẩm giày dép tương đối thường xuyên và ổn định. Do đó, tạo nhu cầu thuận
lợi cho các nhà sản xuất trong việc ra quyết định về chiến lược snar phẩm và thực
hiện các kế hoạch sản xuất.
Tuy nhiên, với tính hình dịch bệnh hiện nay, tất cả các ngành hàng xuất
khẩu. Trong đó có ngành may mặc, giày da là ngành chiếm nhiều thuận lợi cho
xuất khẩu Việt Nam đang bị trì trệ, tồn động hàng hóa vì không thể dễ dàng xuất
ngoại sang Châu Âu, thị trường tiêu thụ chính của ngành hàng này. Vì vậy, các
doanh nghiệp đang dần biến chuyển mình để có thể duy trì qua khoảng thời gian
khó khăn của toàn cầu này. Bên cạnh đó, phía Hiệp hội và Nhà nước cũng quan
tâm rất nhiều đến ngành hàng này, điển hình nhất là các chính sách hổ trợ các
doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu như nhóm đã nêu trong phần nội dung của
bài

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Theo báo Konvoi.vn: https://konvoi.vn/tinh-hinh-thi-truong-giay-dep-gap-nhieu-
kho-khan-trong-nam-
2020/?fbclid=IwAR0fhWuFUbSVSpq2FmP9VQpkXYZ_j4SCdVWsdO28sGNa
voF38X5NMVo0QMo
Theo Tổng cục thống kê và Bộ kế hoạch và Đầu tư: http://consosukien.vn/nganh-
da-giay-viet-nam-nam-2019-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-do-ftas-mang-
lai.htm?fbclid=IwAR3_h0qHe37nmoiQMZI80j_2rxLQ2Z3-
aD2CLAzG1xr77Vqn08pJcJPLizU
Theo giày naba: https://giayanba.com/bo-tui-6-luu-y-quan-trong-trong-chien-
luoc-kinh-doanh-giay-
dep/?fbclid=IwAR0ko9ER81wJL08L1D9fY7NzSpnFyiNcFiSJmrgouAi-
KGnhvywhC-YkVvQ
Theo Zelola:
https://www.zelola.com/tin-tuc/blog-tin-
tuc/thuctranggiaydavietnam?fbclid=IwAR2iVQVVDJ0mHe-
esW71a6Y4LsbnGZ0rSIKBHTzgz-ZFWJVpUPYx_U__wLg

19

You might also like