You are on page 1of 55

LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên
Huế Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, phát triển cả bề rộng
lẫn bề sâu, góp phần tạo không khí sôi nổi, phấn khởi trong sinh hoạt VHNT tỉnh
nhà, thúc đẩy phong trào sáng tác có chất lượng và hiệu quả cao, trong đó nhiều
sinh hoạt chuyên môn gây được tiếng vang trong dư luận văn học cả nước. Trong
đó, trại sáng tác VHNT là một hoạt động thường niên, gặt hái nhiều thành quả lao
động nghệ thuật.
Thực hiện Kế hoạch và chương trình hoạt động năm 2020 của Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế - đó là sáng tác phải gắn liền với thực tế;
của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Trại sáng tác
Đất nước con người năm 2020 với mục đích đưa các văn nghệ sĩ đi thâm nhập thực
tế để viết về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, lao động sản xuất của bà con nhân
dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và một số điểm di tích lịch sử, văn hóa về con
người và vùng đất văn hóa Phú Lộc, Thừa Thiên Huế hôm nay. Đặc biệt được sự
quan tâm của Ban Lãnh đạo tập đoàn Đèo Cả, các văn nghệ sĩ đã tham quan hầm
được bộ Hải Vân. Trại sáng tác bắt đầu diễn ra từ ngày 18/12 và kết thúc vào ngày
24/12/2020.
Qua các Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ có điều kiện thâm nhập thực tế đời
sống của nhân dân lao động, nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như phản ảnh đời
sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt trong phong trào xây dựng Nông
thôn mới, phong trào hướng về biển đảo quê hương..., bước đầu có những tác phẩm
sinh động, đạt chất lượng tốt. Hơn 50 tác phẩm thuộc các loại hình âm nhạc, văn
học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian,... đã ra đời.
Đây là sự đầu tư hữu ích đối với văn nghệ sĩ, bước đầu tạo nên chất liệu
phong phú cho những tác phẩm dài hơi, sâu sắc hơn trong tương lai. Đặc biệt,
những tác phẩm hay về biển đảo thể hiện tâm huyết, trách nhiệm công dân - văn
nghệ sĩ đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Các tác phẩm văn học nghệ thuật của các văn nghệ sĩ tại các trại sáng tác Đất
nước con người đã bám sát thực tiễn đời sống nhân dân, đảm bảo các yêu cầu về
nội dung, nghệ thuật. Đồng thời, thông qua hoạt động Trại sáng tác để quảng bá
hình ảnh vùng đất, con người, thiên nhiên Lăng Cô, Phú Lộc trong quá trình đổi
mới, xây dựng quê hương.
BAN TỔ CHỨC TRẠI SÁNG TÁC ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI NĂM 2020

1
DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM TRẠI SÁNG TÁC VHNT
ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI NĂM 2020
STT TÁC GIẢ TÁC PHẨM HỘI
CHUYÊN
NGÀNH
1 Nhạc sĩ Mai Ánh 1. Nồng nàn Lăng Cô Âm nhạc
2. Lăng Cô chiều biển
hát
3. Xuân về Lập An

2. Nhạc sĩ, NSƯT Nguyễn Đình Trung Phú Lộc ngày mới Âm nhạc
3. Nhạc sĩ Vĩnh Phúc Lăng Cô ngày chợt nhớ Âm nhạc
4. Nhạc sĩ Trần Đại Dũng 1. Phú Lộc quê em Âm nhạc
2. Về Lăng Cô đi anh
3. Mẹ An Cư
4. Lăng Cô chiều đông
5. Nhà thơ Văn Công Toàn 1. Hải Vân Quan Đề vịnh Nhà văn
2. Bức tranh quê
3. Lỡ hẹn Lăng Cô
4. Đây miền danh lam
5. Lăng Cô chiều cuối
năm
6. Nhà thơ Nguyễn Văn Quang 1. Cuộc mộng du Nhà văn
2. Tặng em!

3. Làng Cò

4. Mùa em

7. Nhà văn Nguyễn Văn Vinh Len lỏi với những cơn Nhà văn
mưa thị trấn

2
8 Nhà thơ Ngô Công Tấn 1. Lăng Cô chiều đông

2. Lăng cô

3. Mẹ An Cư

4. Thơ bên máng cỏ

9. Nhà nghiên cứu. Nguyễn Thế Vị mắm quê hương Văn nghệ Dân
gian
10. NSNA.Phạm Thị Xuân Mai 06 tác phẩm Nhiếp ảnh
12. NSNA.Nguyễn Thị Thanh Nhã 1. Chiều Nhiếp ảnh
2.Hải Vân quan
3.Mia đông
12. NSNA. Nguyễn Văn Dũng 1.Đầm lập an Nhiếp ảnh
2.Con người với biển
3.Bến đợi
4.Đường ra xứ Huế
5. Ngày biển động
6.Thời gian còn lại
7. Mưa
8. Suy tư
9. Trên đỉnh Hải Vân
10. Ra biển
13. NSNA. Nguyễn Văn Trực 08 tác phẩm Nhiếp ảnh
14. Họa sĩ CH. Tôn Nữ Tuyết Mai Đầm Lập An Mỹ thuật

3
1. Âm nhạc:

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
2. Hội Nhà văn

VĂN CÔNG TOÀN

HẢI VÂN QUAN ĐỀ VỊNH

Hải Vân quan này, Hải Vân ơi !


đèo núi chơi vơi dựng giữa trời
mấy bước chân đưa vừa mây chạm ...
không lướt thuyền ta cũng ra khơi ?

ơi Hải Vân này, Hải Vân quan ?


một dải non cao giữa mây ngàn ...
sãi tay vờn động mù sương toả
không ngẩn ngơ ta cũng mơ màng !

Hải Vân chiều Đông 2020

19
VĂN CÔNG TOÀN
BỨC TRANH QUÊ

đầm Lập An miền quê dân dã


người đi câu, thả lưới, quăng chài

chiều hun hút chìm vào sương khói


thuyền lướt trôi soi bóng miệt mài ...

như bức tranh bồng bềnh thuỷ mạc


thoã mắt nhìn một cõi xa xanh

đầm Lập An bên bờ vịnh đẹp


nói chia tay tạm biệt sao đành !?

Lập An, 20-12-2020

20
VĂN CÔNG TOÀN
LỠ HẸN LĂNG CÔ

Lăng Cô đã bao lần anh đến


Vịnh đẹp mắt nhìn cứ thẳm sâu
Như mối lương duyên từ muôn kiếp
Trở lại tình yêu thuở ban đầu!
Không kịp về lăng cô cuối đông
Cong vòng eo dốc thoải mơ mòng
Đôi gò sóng đảo phồng hơi thở
Trắng bãi vàng phơi đến chạnh lòng!
Còn mãi tìm ai, mãi chờ ai?
Dáng em buông thả cả hình hài
Lăng Cô chỉ một lần lỡ hẹn
Lạnh cả biển bờ, mưa mãi rơi ...
Thôi đừng để nhớ hoài kỷ niệm
Còn mong chi khi mộng chưa thành
Thôi đừng để một lần dang dở
Với Lăng Cô lỡ hẹn sao đành?!

Huế, 12 - 2020

21
VĂN CÔNG TOÀN
ĐÂY MIỀN DANH LAM

Tôi đâu tìm đến vành trăng


Nhìn trên cao mới thấy Lăng Cô tròn
Một miền thăm thẳm nước non
Như nàng công chúa mãi còn hoá thân
Bên nầy núi dựng Hải Vân
Bên kia vịnh đẹp với đầm Lập An!
Tôi đâu tìm đến đền vàng
Mải mê bờ bãi, miên man điệu đà ...
Cát phơi trắng cả bao la
Trăng treo lau lách, mượt mà xôn xao

Tôi đâu hẹn với trời sao


Đường lên Bạch Mã như vào cung mây
Rừng thông cổ thụ xanh đầy
Tung bờm ngựa trắng cao bay mấy tầng
Khói sương xoá những dấu chân
Chắp thêm đôi cánh nhẹ tênh cõi đời
Tôi đâu hẹn với sao trời
Đường lên Bạch Mã như mời thiên thai!
Thác Đỗ Quyên, Vọng Hải Đài
Ngũ Hồ giữa chốn then cài Động Tiên ...

Ai về xứ Huế - Thừa Thiên


Lăng Cô - Bạch Mã xứng miền danh lam!!

Lăng Cô, 22-12-2020

22
VĂN CÔNG TOÀN
LĂNG CÔ CHIỀU CUỐI NĂM

Lăng Cô chiều cuối năm


Đường rộng xe thưa, trời mưa lạnh
Quán xá đụng nhau san sát xoay vòng
Nào cơm phở, bún Huế, cháo lòng ...
Đặc sản dầu tràm, mắm sò, bánh lọc ...
Đi tìm không ra tiệm hớt tóc
Chỉ gặp toàn biển hiệu quán ăn ...
Mặt tiền khách sạn , nhà nghỉ đua chen!

Lăng Cô quá trình đô thị hoá


Người dân vẫn chất phác hiền lành
Buôn bán chân tình nồng hậu
Giá cả vừa lòng không thách đố
Ngoài kia biển dài sóng vỗ
Những đoàn thuyền nhấp nhô ra khơi ...
Trong đầm vẫn yên bình dân dã
Người nuôi trồng thủy sản
Người đánh bắt cá tôm ...

Về Lăng Cô chẳng thấy ai buồn


Bao sơn hào hải vị
Nào vẹm, hàu, nghêu, sò, cua, mực ...
Bao du khách gật gù thưởng thức
Cứ tò mò sao lại gọi Lăng Cô?
Có phải xa xưa xuất xứ Làng Cò ...
Một vùng non xanh nước biếc
Con cò trắng đã đi vào cổ tích
Như nàng tiên mơ mộng giữa đời!

Chiều cuối năm bề bộn ngược xuôi


Mọi góc nhìn Lăng Cô đều nhịp nhàng thong thả

23
Cuộc sống không xô bồ
Niềm vui không hối hả
Cứ lặng lẽ đi lên
Lặng lẽ tìm về đích
Lăng Cô - một trung tâm du lịch!
Đang định hình thành phố tương lai ...
Lăng Cô chiều cuối năm
Nhà họa sĩ vẽ hình hài!!!

Chiều đông, 23-12-2020

24
NGUYỄN VĂN QUANG

CUỘC MỘNG DU
Truyện ngắn

Lăng Cô, ngày tháng năm... Vào lúc 00:01 căn phòng số... Ồ không phải
thế!
Chuyện của năm ngoái mà.
Trong đầu hắn hiện về, sau cánh cửa là bức rèm màu hồng mong manh, chiếc
váy cũng mỏng manh khơi gợi làn da trắng mịn, những đường cong chảy xuống
mềm mại hấp dẫn con mắt hắn nhớ cái đêm đầu tiên, nụ hôn chạm vào bờ môi cong
vênh nỗi khát thèm của những năm tháng hò hẹn... chạm vào em người đàn bà
ngoài tuổi tứ tuần như con gái 18. Rồi cái đêm hôm ấy những phút rùng mình hay
những lúc lên đỉnh.
Cao trào hơn là người đàn bà hắn yêu!
Rồi những ngày trên vịnh Lăng Cô, chiếc đò chông chênh uốn nhẹ nhàng
trên từng lớp sóng mỏng, bọt trắng tan ra dịu ngọt, Ly phát hiện ra chiếc đò màu
xanh có hai con mắt thuyền màu đỏ, người chèo đò đứng thẳng ưỡn ngược về phía
trước, đó là một cái riêng, và rất riêng đối với vùng miền, mà chỉ có ở Lăng Cô.
Đúng rồi! Chính anh hôm nay mới biết, anh cứ nghĩ rằng con mắt thuyền là ở đâu
vậy. Nhưng không phải thế, gió biển mặn trên môi,
Ly đưa tay chỉ xuống nước và thầm ước, em giấu điều gì đó trong sâu thẳm.
Vịnh ngày trong veo ánh mặt trời xuyên suốt thời gian...
Ly nói em không muốn anh làm biển khơi, em chỉ muốn anh như lòng vịnh
Lăng Cô thôi!
Chiều về trên đầm Lập An, những cái nhà chồ in bóng nước, hay cái chòi
canh của ngư dân chống chọi với nắng mưa, bốn mùa hải sản. Những chiếc ghe
câu, những chiếc đò nhỏ neo bên cạnh con đường cong của đầm Lập An cong
khuyết vầng trăng vừa kín vừa hở, những đôi tình nhân chèo thuyền giữa đầm, mây
giăng như mắc lưới.
Với những ngày săn đón bình minh thấy mặt trời ngoi lên từ dưới biển,
những cơn sóng lùa chân vào bờ, sủi bọt vàng trên bãi cát vàng, một màu vàng sáng
chói.
Những rạng san hô lung linh trong sóng nước, và tất cả những gì đã hấp dẫn
như muốn hút em về phía anh.
Chiều mùa hè trên bãi Sáo Cát, em ngồi chao chân lên từng ngọn sóng mây
ghé xuống, bờ vai gầy anh đặt nhẹ bàn tay lên gò sóng em, rồi đêm dưới gốc dương
25
xù xì của nhà thờ, Chúa và anh em chọn ai? Tiếng chuông nhà thờ xô nghiêng bầy
sóng âm vọng tiếng vó dồn chân góc núi đèo Hải Vân và lời kinh thánh nguyện
cầu... Bên kia xa xa trong mây ngàn gió núi, là tháp Phước Duyên, ồ Túy Vân chùa
xưa soi gót chân Huyền Trân. Ồ không phải thế em.
Đứng dưới chân cát nhìn lên là Bạch Mã phải không anh? Hình như vậy
chúng ta đã có một đêm, với căn phòng ẩm mốc cái lò sưởi không đủ ấm, nếu như
cái đêm hôm đó không có em, nếu như cái đêm hôm đó không có anh! Thì sao em!
Không sao cả, anh chỉ giỏi lợi dụng người ta lúc thay áo ngủ. Ồ thiệt hả, và sao nữa
em! Xì...! Nhưng em vẫn nhớ đêm Hoàng Gia, trên đỉnh Bà Nà anh nói gì nhỉ?
Tính ra như vậy em và anh được sống chung hơn một tuần rồi. Nếu như một
ngày em về nước anh có nhớ em không? Hay chỉ nhớ bằng cái miệng hi. Đêm Lăng
Cô bác ngư dân gọi hai anh chị lên thuyền đi câu mực nghe, chiếc thuyền thúng cứ
chông chênh những con sao biển linh tinh hay con mực lấp lánh ánh kim? Cái thú
câu mực làm con mắt em đỏ hoe vì mất ngủ.
Con khuyết con sò xứ sở quê hương, nhưng không có gì sánh được đó là con
cá con tôm vùng nước lợ, của cái xứ đầm phá Tam Giang duy nhất ở tỉnh Thừa
Thiên,thế nhưng con cá con tôm ở Cầu Hai là ngon nhất của Tam Giang.
Kim Long là nơi chôn giao cắt rốn của em, nhưng hôm nay, chính em vẫn là
khách, bởi em sinh ra ở Đà Thành năm lên hai tuổi vì hoàn cảnh lịch sử, em được
ba má đưa qua Caly định cư sau khi trưởng thành, lập gia đình xong em đến Luzem
thành phố huyền thoại sống, với công việc hàng ngày của em là đocto. Em phải tiết
kiệm thời gian, gom hết những ngày nghỉ lễ... Vào dịp hè để về Việt Nam vì má
tuổi đã ngoài 90.
Ly em mùa hè tuyệt vời em gom hết ngày nghỉ trong năm vào những tháng
hè để về Việt Nam thăm má, thăm quê nội ngoại xứ Quảng, xứ Huế. Anh biết thời
gian của em là vô cùng hiếm hoi, nhưng hôm nay em đã cho anh một cuộc sống
chung, một đêm tuyệt dịu một thiên đường tình yêu! Sau 5 năm người đàn bà, gái
một con, em mặn mà hơn rất nhiều người ở cùng độ tuổi và những người trẻ tuổi.
Cái mặn mà của em là ái tình.
Hắn đứng sững sờ những lời nói của em cứ vang vọng vào trong tâm trí...
Thank's anh nhé ! Em cho Johan vô ngủ đã anh nhé ! Anh cũng tranh thủ ngủ thêm
đi nha. Cảm ơn em!
Chúc anh ngủ ngon & CN tươi hồng nhé!
Hôm nay có đỡ hơn không em?
Dạ do chân em mới ổn, chứ chưa lành mạnh hẳn. Nên yếu và đuối sức anh à!
Jo ngủ chưa em, ngủ chung với em hay ngủ riêng. Có hai mẹ con thôi mà cho con
ngủ riêng em thấy tội. Ừ cũng phải trời mùa đông mà em, ôm con ngủ cho ấm. Bây
giờ Tôn giáo cũng lắm diêu khê em hí! Dạ anh! Em nghĩ đạo nào cũng dạy điều tốt.
Do lòng người tham sân si nên mới lạm dụng Đức tin làm tiền ạ. Ở VN nhiều người

26
làm tiền. Nếu mình cho thì họ cho mình tốt. Khi mình kẹt không có để cho, bắt đầu
họ trở mặt nói xấu. Bạn em năng nỉ Em cho bạn mượn mấy ngàn Euro vốn làm ăn.
Hứa em trong vòng 3 tháng trả hết. Em nói cho mượn 1 năm đó. Vì em biết mục
đích nói để mượn được của em thôi chứ không cần giữ uy tín với em. Vậy mà kéo
dài 3 năm đến nay chưa trả xong. Tiền có thì để làm đẹp & mở thêm tiệm. Còn tiền
em thì họ không trả. Mỗi năm em về,họ xin tiền, điện thoại. Mỹ phẩm, nước hoa &
áo quần. Buồn quá em con người bây giờ tha hóa biến chất, đạo đức xuống cấp. Jo
phá em đó anh! Sao vậy em Jo chưa ngủ à? Jo đòi Mama vào ngủ. Em phải ngủ với
con, vì nữa đêm con hất mền qua bên lạnh nằm co thấy thương lắm anh. Sory anh!
J tự sướng chụp hình viết rồi gởi anh đó. Vậy hả em, rứa mà anh tưởng em chơi xấu
J nữa, J đâu rồi em! Vừa đánh răng xong ra phá đó anh ah. Hôm nay J có đòi đi
chơi không em. Bà giúp việc bị bệnh em sợ dịch nên em nói bà khỏi cần đưa đón
Johan anh ah! Mấy bài thơ anh ngại đăng hình ảnh của em, thì để em gởi cho anh
những hình em chụp cung điện ở Paris anh có thể chọn 1 hình trong bài thơ cho
hợp anh ah. Cảm ơn em nhé! Anh thấy bức ảnh gia đình anh hai như thế nào? Đông
người và ai cũng đẹp. Con anh hai đông vậy em, hình như còn lớn hơn cả em thì
phải? Dạ, cháu trai đeo mắt kính cận bằng tuổi em, cháu học nha sĩ ra trường làm
trong bệnh viện tư, hên gặp ông chủ nha sĩ về hưu sang bán lại trọn cho cháu em,
giờ cháu em phát giàu lên khi tuổi đời còn non trẻ đó anh ạ. Ừ mà sao em lại gọi là
cháu của em? Không cháu của em thì của ai vậy anh? Không ý anh là... À em hiểu
ý anh muốn... Thôi được em nói mấy cháu gọi anh bằng chú được chưa? Anh chỉ
được quyền làm bác đối với ba đứa con của Lệ thôi nha! Vậy còn Jo thì sao? Tùy
anh! Nhưng Jo cũng đang gọi anh là bác đó mà, hay! Ừ em hiểu ý anh là để Johan
gọi anh bằng ba mới phải. Dạ em cũng không biết! Quá tuyệt vời em ơi! Ở các
nước tư bản học Y Khoa là rất khó, anh nghĩ rằng do gen thông minh của ba nên
cháu em người nào cũng bác sĩ và nha sĩ. Dạ, cảm ơn anh. Nhưng anh cũng vậy mà,
anh Tá nói anh là người hay đi ngược lại... Nếu anh thuận chiều thì hôm nay chắc
gì em đã gặp được anh. Em lại nói nữa hình như trời đất se duyên mà! Dạ, chiều
nay em với J đi siêu thị, Jo chọn mua một món quà của đàn ông. Em hỏi sao con
mua cái này? Jo nói con mua tặng bác Q. Em hỏi bác Q nào? Jo nói bác Q bạn của
Mama đó, con thấy Mama hay gọi cho bác. Cảm ơn con trai Mama giỏi lắm! À
hôm trước tâm sự với anh, em có nói chuyện với anh Tá, anh nói về anh.... Là sao
em? Anh Tá khen anh.
Rồi lại cho anh lên mây nữa. Dạ em chỉ nói theo lời tâm sự của anh Tá, anh
Tá vừa là thầy giáo cũ của anh vừa là đồng nghiệp của anh sau này nhé! Ồ thế thì
anh phải gọi em bằng gì nhỉ? Dạ thôi thì anh gọi em là cô em hi.
Em thì thức 11/12 h. Khi nào Johan ra lệnh vào cho Johan ôm Mama ngủ thì
em tuân lệnh con phải vào có khi 7:45 . 8:15. Vào giường đọc truyện ngắn hay chơi
one tù tỳ. Một lát Johan ngủ ah. Có khi mệt em ngủ trước J ahNgoan ngủ đi anh

27
nhé ! Thức Hoài kiểu đó mau bị lãng trí một ngày nào đó kg nhìn ra em thì tội cho
em đó nha. Lúc đó em mất mối chat tám......m Em chuẩn bị cho Johan đi ngủ. Anh
tranh thủ ngủ đi nha ! Bên anh sáng rồi ah. Chúc anh ngủ ngon & giấc mơ đẹp.
Rồi đêm nay giữa mùa đông, cái ngày giáng sinh cũng xắp đến với tôi và em,
cái đêm Noel buồn phải không em? Cái đêm Noel thời con gái, em xin ba đi chơi
giáng sinh. Ba nói con đừng đi, hãy ở nhà với ba! Rứa cái đệnh mệnh cuối cùng, ba
trút hơi thở trên tay em. Cái hơi ấm lạ lùng quá đến tận hôm nay em cũng không
thể ngờ và cứ nghĩ rằng ba vẫn ở đâu đây!
Cây thông Noel lấp lánh con đường thị trấn tôi và em, nhà thờ... Đêm giáng
sinh buồn, bệnh viện trắng, tuyết rơi trên dãy hành lang, ánh đèn vàng, anh làm ông
già Noel đứng bên giường bệnh em thiêm thiếp trong mơ màng và hơi ấm của căn
phòng hay niềm vui từ trái tim ấm lại mùa đông giáng sinh em!
Anh đứng sững sờ từ lúc nào cũng không biết. Tiếng gọi của ai đó làm anh
anh giựt mình. Thì ra mình đang mơ... Anh làm chi mà đứng mãi rứa? Cảm ơn Cúc
là anh đang nghĩ đến một người của hôm qua. Là ai vậy anh!
Không, không có gì.
Rồi khuya hôm sau lúc 2 giờ sáng hắn đi lững thững trên hành lang, căn
phòng hé mở cánh cửa, ánh đèn ngủ hắt ra tia sáng hắn bước vào như người mộng
du, trên giường cái ra trắng người đàn bà cũ ư! Trong đầu hắn lộn xộn ý nghĩ hình
hài lộ ra đường cong mềm mại của cái lưng chạy dọc xuống phần mông. Hắn dừng
lại, không phải, không phải Ly! Nàng nằm yên bất động trên giường không nói gì,
chỉ để ánh mắt lộ ra trong ánh đèn. Anh quay lưng bước nhẹ vì sợ đánh động giấc
ngủ của người bạn đồng nghiệp. Trong miệng lẫm bẩm anh xin lỗi Cúc... Anh đi
nhầm phòng. Vậy là cái hành lang kín đáo như có vật cản, anh không thể bước qua
được. Một bàn tay nhỏ nhắn xinh đẹp, những sợi gân xanh hiện ra trên mu bàn tay,
bàn tay chạm vào tay anh làm ấm áp mùa đông, anh đứng sững người, xin lỗi, anh
xin lỗi. Dạ không, anh không có lỗi, em mới có lỗi vì em yêu anh! Cúc ôm lấy anh,
hai người hóa thân sau bức rèm màu hồng, ánh đèn ngủ cũng mơ màng. Hắn đặt
Cúc lên nệm và lặng bước ra khỏi phòng. Xin lỗi Cúc anh sai rồi, anh sai rồi. Hắn
đi thẳng lối hành lang, gió mưa ầm ầm ngoài đầm trời tối đen như mực. Cúc chạy
đến ôm anh lại, anh đừng đi, em yêu anh! Cảm ơn Cúc, anh không thể. Làm như
vậy được. Sao lại không? Em yêu anh, em tự nguyện đến với anh, bây giờ em
không để anh sống trong cô đơn nữa. Cảm ơn Cúc cô ấy cũng là bác sĩ như em, cô
ấy đã bất hạnh nhiều rồi, anh chưa làm được gì cho cô ấy, tại sao anh phải phản bội
cô ấy? Vậy còn em, anh hãy ở lại với em! Cảm ơn Cúc, anh không thể phản bội Ly!
Gió mưa gầm rú trời đen thui anh gỡ nhẹ từng ngón tay Cúc rồi từ từ buông tay,
anh đi thẳng về phía đầm gió mưa lùa vào anh những người tình trong anh cũng ra
đi chỉ còn lại cái đầm Lập An với gã thi sĩ đi về phía mộng du.
N.V.Q

28
NGUYỄN VĂN QUANG

TẶNG EM!

Chốn trăm năm bao chuyến đò xuôi ngược

Phố xá ngày đêm mưa gió thầm thì

Rạng san hô chuyển mình soi bóng nước

Mùa đông kim chỉ vá thuở hàn vi.

Bẽ cong sợi gió khâu lòng giọt mưa

Về đan nỗi nhớ xanh màu biển cả

Gió thiên thu tao tác mộng hoa vàng

Anh đi rủ hết nửa đời vất vả

Có cuộc tình nào mà không trả giá

Chỉ xin em hạnh phúc đến muôn màu

Anh đã buông hết thân phận trôi nổi

Em bên con ấm áp mối tình xa.

Vịnh Lăng Cô 23/122020

29
NGUYỄN VĂN QUANG

LÀNG CÒ

Lăng Cô thị trấn dậy thì

Tên em phố biển nhu mì Hải Vân

Ô kìa đầm gió Lập An

Làng quê nò sáo vắt ngang mây trời

Không em nỗi nhớ chơi vơi

Gọi em một thuở mãi vời vợi xa

Lang thang giữa cõi ta bà

Ta xây mộng ảo bên tà huy bay.

MÙA EM

Lăng Cô ngày tháng năm không nhớ

Em và anh cuộc tình ở trọ

Đầm Lập An cong như cái liềm

Nửa vầng trăng khuyết cả mùa Em.

N.V.Q

30
NGUYỄN NGUYÊN AN

LEN LỎI VỚI NHỮNG CƠN MƯA THỊ TRẤN

Bút ký

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa
Thiên Huế hẹn với Thị trấn Lăng Cô (TTLC) từ tháng 5/2020 nhưng vì cả nước và
Miền Trung lũ lụt, bão tố liên miên cùng dịch bệnh COVID nên chậm đến, Sáng
ngày 18/12/2020 mười lăm Văn Nghệ sĩ (VNS) của Hội mới đến được với TTLC.
Trưởng đoàn nhà Văn Công Tòan nguyên giám đốc Đài HTV Huế ứng khẩu đọc
lên 4 câu thơ:

“Không thể nào lở hẹn Lăng Cô

Dù gió mưa, lũ nguồn bão tố

Có tình yêu vượt qua gian khó

Với Lăng Cô lở hẹn sao đành!”

VCT

Chúng tôi đến Lăng cô ngày mưa, TT dọc dài theo Quốc lộ 1 ướt át. Xưa kia
cái giá lạnh da diếtnày thường gọi bà con ngồi quanh bếp lửa râm ran chuyện về
khuya, nhưng không, dùbà con, đất đá, đường phố sũng nước, họ vẫn tươi tắn, thắp
sáng sự bình yên trên từng khuôn mặt vừa qua thiên tai dịch bệnh, trên các
ngỏđường tấp nập chợ mưa, nhộn nhịp đường phố. Tôi vượt rào chắn ra đứng trước
biển, biển đang gầm rú dưới Đông mưa, mới thấy mình nhỏ bé đến nhường nào,
lững thững leo vào và đi giũa TTLC trong chiềuchạng vạng mưa. TTLC đã lên đèn,
đâu đó nhay nháy, lung linh cây thông Noel chào mừng Chúa Giáng sinh sớm, làm
TT LC đẹp rỡ ràng trong những ngày cuối năm 2020.

TTLC có 10.550 ha, 11.550 nhân khẩu. Có tài nguyên biển, đầm di tích văn
hóa, lịch sử, Bãi Chuối. Hải Vân Quan. Năm 2012 Hải Vân Quan được cấp Quốc
gia, Hói Mít di tích lịch sử cấp tỉnh,có giếng nước xưa, mộ phần của các triều
Nguyễn, khu Đảo Ngọc, Bãi Chuối… Từ đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát, TT

31
thực hiện biện pháp giản cách, làm lượng khách du lịch giảm mạnh, nhiều tour
chuyến bị hủy, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ngừng hoạt động, nhiều
cơ sở kinh doanh không đón được khách trong thời gian dài. Đến hơn nửa năm,
dịch bệnh đã được kiểm soát, bão lụt thôi tung hoành, dịch vụ du lịch chuyển biến
tích cực. Các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, bãi biển, đã thu hút đón nhiều lượt
khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Tổng lượt khách đạt 95 ngàn lượt. Dịch
vụ thương mại khá bình ổn, diễn ra sôi nổi, dịch vụ vận tải vẫn tiếp tục duy trì và
các dịch vụ khác tiếp tục phát triển, hoạt động trở lại.

Chúng tôi đến làng An Cư Tây dưới trời mưa. Ai cũng ướt át nhưng tinh thần
vẫn hăng hái. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang xăng xái năng nổ dưới mưa dẫn đoàn
VNS lụp bụp lội những đoạn đường ngập nước xe vào không được. Chị Thanh Nhã
cởi giày lội nước với đôi chân mang tất, họa sĩ Tuyết Mai 78 tuổi bơi trong hoài
niệm của thời 13, 14 tuổi theo lũ bạn gái tắm mưa, lội nước ở kinh thành Huế, chị
vẫn khỏe khoắn vui tươi. Găp cụ Phan Khôi (90 tuổi) ở làng An Cư Tây, kể rằng:
“Đoàn tàu của Pháp chở vũ khí đến Khe Quạnh, lúc ấy 3 giờ sáng, bộ đội ta đợi tàu
qua khúc cua khủy tay này mới giật mìn và tràn ra đánh. Khúc cua này toa sau của
tàu, lính Pháp không thể bắn tới toa trước được. Bộ đội tiêu diệt hơn 80 tấn vũ khí
của Pháp. Đây là một trận đánh nổi tiếng của quân và dân ta.” . Ngày 12/01/1947
trận đánh này do ông Thân Trọng Một và Trung tướng Trần Sâm chi huy.Tàu Pháp
chở 84 tấn vũ khí và bị ta tiêu diệt. Làng An Cư Tây 200 hộ, bà con bình yên sinh
sống dưới chân dãynúi Bạch Mã của dảiTrường Sơn an lành, có chút gì đó mộc
mạc dân dã, với không khí chân núi, ven biển đã giúp họ sống khỏe mạnh, làng
đang cóhơn sáu cụ trên 90, 80 tuổi. Từ An Cư Đông đến An Cư Tây giáp chân đèo
Phú Gia là một con đường vòng dài 15km cung ôm lấy đầm An Cư. Quang nhà thơ
đã gọi vòng cung này là nửa vành trăng. Thật phong phú và rất thơ. Đầm Lập An
(hay còn gọi là đầm An Cư) nằm cạnh quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Lăng Cô, 15
kilomet vuông vị trí khu đầm ở ngay dưới chân đèo Phú Gia được dải núi Bạch Mã
hùng vĩ ôm vòng cung. Sau núi, trước là TT và khu dân cư dọc dài Quốc lộ 1 rồi
đến đại dương tạo nên một vùng không khí hạng tốt nhất, một khung cảnh đẹp hữu
tình dễ say đắm lòng người bởi thiên nhiên đã ban tạng cho TT LC. Bạn đến đầm
Lập An TTLC thì mùa nào cũng đẹp, mộtvùng núi non, mây nước, mỗi mùa một
vẻ.Hè,đầm đẹp nhất khi bình minh lên và hoàng hôn buông xuống. Giữa thời khắc
đất trời giao thoa của, mặt nước trở thành “ranh giới” của ánh sáng và bóng tối đan
xen, mờ mờ ảo ảo, như cảnh “tiên” nơi trần thế.Chúng tôi lên xe leo đèo Hải Vân
32
tiến lên tham quan Hải Vân Quan, đèo mưa mù bàng bạc ôm ấp núi rừng, đường
đèo tôi từng đi lại nhiều lần, nhưng chưa đi trong mưa dầm, mà chỉ đi đi trong ngày
mây bay, ngày hanh nắng, khi lên gần tới đỉnh Hải Vân cứ như mình vén mây mà
đi. Lên đèotrong mưa mang vẻ đẹp thủy mạc của đất trời và những đổi, núi, đường
đèo gập khúc quanh co phía dưới, thật xứng với tên gọi HÙNG QUAN. Trên Đỉnh
Hải Vân, bao la mưa trời và gió núi, lấp lánh những cánh dù đủ màu của khách
tham quan khoe sắc, tung tăng dưới mưa, như những bông hoa đại đóa nở rộ giữa
ngày. Chính vì vẻ đẹp của Hải Vân Quan mà nhiều cặp đôi dã ngoại chụp ảnh đã
trước ngày cưới.Xe xuôi xuống đèo về TTLC, hoặc chở Đoàn đi thực tế nơi khác
trong TTLC, tôi nhớ trước 1975 khu vực này có cất một thảo am của các tu sĩ Nam
Tông (sư áo vàng) tu thiền. Vì chiến tranh xảy racác sư về Huế lập chùa tạo tự, nay
có hai chùa nổi tiếng và có nhiều vị được tấn phong hòa thượng đang hành thiền,
giảng pháp cho bà con Phật tử ở TP Hồ Chí Minh và Huế. Bải Chuối Lăng Cô
(BCLC) đã hiện ra trong trong mắt. Năm vịnh Lăng Cô 2009 được công nhận vịnh
đẹp Quốc Tế.. Một trong 30 bờ biển đẹp nhất trên thế giới. Là một vịnh biển đẹp
của tỉnh vừa trở thành thành viên Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Cùng với
Vịnh Hạ Long và Nha Trang, Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được vinh dự
được kết nạpvào Câu lạc bộ này. Nếu vịnh Lăng Côđẹp tâm thế giớithì BCLC
chẳng thua vịnh LC là mấy. Bên 10 bên 7, nhỏ hơn, ngắn hơn nhưng sâu hơn,
hoang dã thiên nhiên hơn. Một bên là nàng công chúa diễm kiều, chim sa cá lặn,
một bên là nàng thôn nữ ngây thơ mộc mạc. Ở đây vịnh sâu và kín đáo, hoang sơ
yên tịnh. Trước đây tôi đứng trước vịnh BCLC này, trong lòng chay tịnh, đối cảnh
tịnh yên vô ngôn tịnh hóa tôi cảm nhận một bài thơ:

BÍ ẨN CỦA BIỂN

Nguyễn Nguyên An

Tôi tập rỗng lặng

Lòng cứ đầy lên bao điều ước

Chạm trống không và ngại trắng tay

33
Tôi cố làm thật đầy

Loanh quanh có có không không

Đời vẫn cạn, tay trắng, trắng hơn

Tôi hỏi lòng biển

Sao biển không bao giờ cạn

Biển trả lời:

Hãy biết ban cho

Đến đây, BCLC nằm địa phận Bắc Hải Vân, là một trong những bãi tắm
thuộc của TTLC, Bãi biển BCLC ẩn mình giữa hai bên là vách núi cao tạo nên cảm
giác nguyên sơ, hoang dã. Những xô bồ, mệt mỏi của đời sống thành thị sẽ bay đi
hết bởi, vẻ đẹp của rừng núi, thiên nhiên hùng vĩ, bao la, bãi tắm xinh đẹp, sạch sẽ,
nước biển xanh trong, mát lành bạn sẽ được đắm chìm cùng thiên nhiên trong lành.
Tôi trở lại chợ TTLC, len lỏi giữa người mua, người bán và ánh nặt nụ cười,
tiếng tranh mua tranh bán ồn ả trưa, sự náo nhiệt muôn đời ở các khu chợ thị tứ.
Đôi giày tôi ướt nhẹp, nhưng lòng vẫn ấm áp. Đến một gian hàng bán đồ laghim, cô
bé đẹp thuần hậu, nói với tôi khi tôi hỏi cô buôn bán hàng này mỗi ngày được bao
nhiêu. Cô vui vẻ trả lời: “dạ không, con bán ăn lương, mỗi ngày chủ trả 100 ngàn
đồng”. Không biết cô nói đùa hay thật nhưng rõ ràng người bán luôn tay người mua
đứng chờ, chắn chắn ngày hơn trăm ngàn, rồi đến cô bé bán cá có chồng hai con,
cung đủ ăn nhờ bán cá. Chị thợ may hơi ế, tàm tạm qua ngày, vi qua thiên tai dịch
bệnh người ta ít may sắm. Duy cửa hàng tạp hóa Thanh Hà hàng hóa đầy ắp hàng
hóa, bà chủ cho biết bà cùng các chị em của chị đã xây được một ngôi chùa Hải
Vân Tự gần đó. Rồi đến chị Bích bán xôi sáng, chị cho biết mổi ngày chị khiếm
đươc 200 ngàn đồng cùng chồng làm thợ nề, nuôi được 6 con ăn học. Chỉ cần thấy
sự rộn ràng, náo nhiệt của một khu chợ, đủ nói lên mức sống của bà con TTLC
tương đối no đủ.
Tôi ra đầm Lập An phía bên này, cách đâyhơn 10 năm tôi đã đi ghe ngang
qua đầm, đến địa danh Hói Mit lịch sử. Đẩm đang mênh mang nước, trời mênh
mang mưa, muôn ngắn con sóng đuổi nhau vào bờ. Sóng đây lớn và mạnh mẻ hơn
sóng sông Hương, vào nhà hàng hải sản Bé Thân, đây là một nhà hàng lớn trong ba
nhà hàng lớn của TTLC đang hoạt động. Ba nhà hàng khác đang xin giấy phép. Bé
34
Thân là nhà hang bề thế, rộng 1800m2, 2 tầng, một nhân vật ở đây nói: “Nhà hàng
này hải sản tươi ngon, sạch sẻ, giá phải chăng”. Theo chủ nhà hàng cho biết, nước
thải được chuyển theo đường ống vào đất liền xử lý, có nơi chụp ảnh lưu niệm. Tôi
thấy anh trồng mấy hàng đước đang mấp mé sóng nước. Nhà hàng giải quyết 40
lao động tại địa phương và góp phần tạo dáng TTLC sang trọng hơn.
Rẻ qua một hẻm nhỏ nối đầm và Quốc lộ1, là giáo xứ Loan Lý. Cư dân ở đây
sống tốt đời đẹp đạo, bà con hiền lành. Có thể người nào quên xe để trước nhà cả
đêm không đem vào cũng không mất. Nơi tôi ở trọ là khách sạn Thành Đạt, một
khách sạn trung bình, chủ khách sạn rất tốt, dù dự Trại viết, tôi vẫn đảm bảo một
ngày 4 đến 5 giờ tọa thiền, tụng kinh, kinh hành trên bàn thờ đức Quán thế Âm Bồ
Tát ở tầng 4. Mỗi ngày phải xong các thờ tu tập, có như vậy, tôi mới ăn yên ngủ
yên, cô chủ nhỏ KS Thành Đạt mua hoa trái cho tôi dâng bàn thờ Phật, mỗi ngày
dậy tôi dậytrước 2 giờ sáng. Miếng ăn miếng uống cũng cô chủ nhỏ cũng lo tươm
tất sạch sẻ như con gái tôi vậy. Điều nầy, tôi âm thầm cảm động! Bà mẹ chồng của
cô có mời tôi dự buổi giỗ chồng bà tại Gịa Lê vào ngày 25 tháng mười Một âm
lịch, không biết tôi dự có được không vì ngày ấy cũng là ngày giỗ của cha tôi. Tôi
cố thu xếp đến.
Chúng tôi theo xe của VPH và Ban quản lý DEOCA chạy vào hầm HẢI
VÂN 2, trong lòng tôi bồi hồi xúc động. Thứ nhất, là được đi giữa hầm HẢI VÂN
2, trước ngày thông xe đầu năm 2021, thứ hai là tự hào sức vóc người Việt Nam, đã
làm được công trình lớn đầu thế kỷ 21 cho nhân dân, gần nhất là cư dân TTLC,
người dân Tp Huế, Tp Đà Nẵng. Dự án mở rộng Hầm Hải Vân 2 do Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư đã hòan thành những hạng mục cuối cùng,
dự án sẽ giảm tải cho Hầm Hải Vân 1, hiện nay 12 nghìn lượt xe/ ngày, cao điểm
18 nghìn lượt ngày, xóa điểm nghẽn giao thông trên tuyến đường huyết mạch quốc
gia và kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung với cả nước. Dự án được Bộ GTVT phê duyệt năm 2016, đầu tư xây dựng
theo hình thức BOT (đầu tư - xây dựng - chuyển giao), do Công ty Cổ phần Tập
đoàn Đèo Cả thực hiện, với tổng mức đầu tư 7.295 tỷ đồng chohầm HAỈ VÂN 2 =
6,300km – 10/12/2016 – 02/09/2020. HẢI VÂN 1 = 6,280km, tư năm 2000 -2005,
Tôi đi giữ lung linh nhiều hàng điện trong hầm, ánh điện vàng ươm và niềm
vui của chúng tôi, của các đang thắp sáng những khuôn mặt của Ban quản lý
DEOCA họ là những TRÍ THỨC VIỆT, tầm cỡ Đông Nam Á, những chàng trai
tuấn tú nước VIỆT thế kỷ 21. Chúng tôi vào phòng điều độ mới thấy các anh căng
thẳng đến mức nào, khi phải trực 24/24. Có ai đó đã nói “ vất vả là thi công, trực
ban là căng thẳng” Xin ngã mủ chào các anh!
Không thể không nói đến tỉnh cảm của anh chị em VP Hội Liên Hiệp Nghệ
Thuật Thừa Thiên Huế. VPH luôn tốt công tốttrong công tác hậu cần, chuyện
ăn,chuyện nghỉ, chuyện đi thực tế của anh chị em dự Trại luôn chu đáo đủ đầy theo

35
chế độ. Chị Nguyễn Thị Thanh Lương là một điển hình. Chính đây là duyên lành
của tôi luôn được gặp người tốt.
Nói dông dài nhưng vẫn còn thiếu, bởi đất nước nơi đây rất đẹp, con người ở
đây rất tốt. TTLC thực sự là một điểm du lịch lý tưởng, bới những vẻ đẹp thiên
nhiên nguyên thủy và là một trong những nơi hiếm hoi có cả núi, sông, biển, đảo và
đầm phá, là một vùng vịnh biển đẹp bậc nhất thế giới,chúng ta có cơ hội đắm mình
hòa nhập vào thiên nhiên,có thể giúp chúng ta vơi đi những phiền toái, mệt mỏi của
thị thànhđã mang lai.
Mai chúng tôi chia tay TTLC, tôi ngoảnh về phía tương lai, khi tôi tạ từ quả
đất này, một khu đô thị mới hình thành, thị xã này sẽ không phồn vinh xô bồ như
Đà Nẵng, không đài các tiểu thư tôn nữ và trầm mặc như Huế mà là một cô thôn nữ
diễm kiều, e thẹn xiêm áo, ngây thơ bước ra từ bức tranh thủy mặc của TTLC.

Trại viết VHNT, Lăng Cô 24 tháng 12 năm 2020

36
NGÔ CÔNG TẤN

LĂNG CÔ CHIỀU ĐÔNG

Mây Hải Vân quan trượt về hai phía

Mưa rớt vào lòng lối cũ tái tê

Bờ môi không em buốt từng hơi thở

Bước chân lạc loài giữa đèo chơ vơ

Mũi Khẻm thẫn thờ thuyền xa hiu hắt

Dốc lạnh lạc loài câu hát rã rời

Mưa rơi từng lời mà lòng bão nổi

Thương nhớ bây giờ cứ như mây trôi.

Tiếng chuông giáo đường sâu vào nhung nhớ

Tình mỏi mắt chờ giữa chốn An Cư

Anh đi tìm em như đông tìm nắng

Thay biển thét gào trôi giữa mênh mông

37
NGÔ CÔNG TẤN

LĂNG CÔ

Lăng Cô như con gái

Ngực căng cả biển trời

Eo cong như con sóng

Môi mặn mà biển khơi.

Hãy rót yêu thương lên môi nồng nàn

Hãy để điệu nhạc ngất ngây gió mây

Hãy đến bên nhau Lăng Cô yêu dấu

Lời thơ khúc hát dâng đầy môi nhau.

Sánh bước bên nhau biển nồng chứa chan

Ngọn sóng dâng trào tình hồng chung thủy

Về Lăng Cô nhé anh!

Đêm lung linh LậpAn óng ánh

Tay trong tay dạt dào tiếng sóng

Môi yêu thương đón hạnh phúc dâng trào.

38
NGÔ CÔNG TẤN

MẸ AN CƯ

Mẹ như mặt đầm cọc đời găm nát

Con như loài hàu bám lấy u mê

Còn đây tiếng chuông gầy bên đông lạnh

Mẹ ôm nỗi buồn cong cả đêm mưa.

Nửa đời trĩu vai Làng Cò nặng nợ

Mẹ không bềnh bồng trôi như con sông

Để rồi một hôm thủy triều rút xuống

Mẹ như con thuyền mắc cạn đầm con.

Bao nhiêu năm qua mặt đầm chưa cạn

Mà sao mắt mẹ nay đã cạn dòng

Con như thân cọc đến lúc nhói buốt

Ôm cả mặt đầm mà vẫn cô đơn.

Mẹ mong An Cư sao đời vây bủa

Những mảnh lưới đời giăng cả bóng trăng

Hôm nay quê hương trời xanh như lá

Nụ cười của mẹ biêng biếc đời con.


39
NGÔ CÔNG TẤN

THƠ BÊN MÁNG CỎ

Đêm rét từ cõi nhớ

Bủa quanh lối đợi chờ

Từng ngọn gió trăn trở

Em quấn khăn đi qua.

Sóng lăn trên bãi cát

Chuông buốt lạnh tiếng đời

Mùa rơi lời khắt nghiệt

Buồn sũng trên đôi môi.

Anh còn đây buốtgiá

Bên mái hiên nhà thờ

Câu kinh em còn nhớ

Ta nguyện cầu trong mơ.

Đêm đi vào thao thức

Rét vào tận tim gầy

Em bên chồng mật ngọt

Anh cùng máng cỏ gầy.

40
3. Hội Văn nghệ Dân gian

NGUYỄN THẾ

VỊ MẮM QUÊ HƯƠNG


Có một thời, người Huế tha hương nơi đất khách quê người thường gọi nhau
là “dân mắm ruốc”. Dù ở nơi đâu, nhưng nghe tiếng Huế là họ tự xưng với nhau
như thế. Hương vị đậm đà của mắm ruốc đã gắn bó với bửa ăn hằng ngày của
người dân xứ Huế tự bao đời. Họ không bao giờ quên, cho dù đang ở cách Huế nửa
vòng trái đất. Nghe nói rằng, những người con xứ Huế đi lao động hay học tập ở xứ
người, tận bên Đức, bên Nga … thèm mắm quá, nên khi có được món này, họ phải
tìm chỗ thật kín để thưởng thức. Người nước ngoài khi ngửi thấy mùi mắm ruốc,
hay các loại mắm của người Việt (phần lớn là người Huế) là họ lại bịt mũi. Nhớ lại,
thời đi bộ đội (nghĩa vụ quân sự), gia đình có làm cho tôi món “ruốc chấy” để
mang theo. Mới ra miền Bắc có mấy hôm mà “đồng chí tân binh” nào cũng nhớ
đến món ruốc, vì “canh toàn quốc” chủ yếu là nước nêm bột canh chứ rau dưa trong
nồi canh chỉ nổi lềnh bềnh mấy cọng. Bởi vậy, hũ ruốc chấy của tôi mang ra, chưa
hết nửa vòng phòng ăn tập thể của tân binh Huếthìđã không còn một tí nào. Người
cuối cùng phải đổ một ít nước canh vào tráng để mong được thưởng thức một chút
hương của mắm ruốc. Chỉ cần có một tí ruốc thôi là chén “canh toàn quốc”của anh
tân binh đã có thêm hương vị đậm đà để nhớ...quê hương. Cô gái nào về làm dâu
xứ Huế, nếu khi nấu ăn cho nhà chồng mà “thịt không hành, canh không mắm”
chắc chắn là bị mất điểm.

Trước năm 1975, do chiến tranh hay do hoàn cảnh khác, một số người dân
Huế đã rời quê hương để vào miền Nam sinh sống. Lúc đó chỉ cần qua khỏi Hải
Vân quan là đã xem như xa Huế. Trước khi vượt đèo Hải Vân, hầu như xe nào
cũng phải dừng ở Lăng Cô nghỉ ngơi, kiểm tra lại độ an toàn của xe cộ mới dám
vượt đèo. Khách xuống xe tranh thủ mua thêm vài thứ hàng hóa “made in Huế” để
mang theo làm quà. Loại quà được khách mua nhiều nhất ở Lăng Cô lúc đó là
mắm...ruốc. Ai cũng tranh thủ mua vài lon “guygoz” ruốc để mang theo.

Hiện nay, ruốc ở Lăng Cô vẫn là mặt hàng bán khá chạy, ruốc được đựng
trong thẩu nhựa loại 2,3 lạng hay 4, 5 lạng... nhưng trên các kệ hàng không hề thấy
bóng dáng lon “guygoz” ruốc thuở nào. Tôi ghé vào quán cơm Sao Mai, anh Trợ
41
chủ quán là người quen cũ. Khi tôi hỏi về ruốc “guygoz” ngày xưa của Lăng Cô,
anh vội chạy vào nhà trong mang ra cái lon “guygoz” đã cũ. Anh bảo: “Tôi giữ cái
lon này gần năm chục năm rồi đó, nhiều người xin nhưng tôi không cho. Kỷ niệm
ruốc “guygoz” của Lăng Cô ngày xưa mà”. Chị vợ anh Trợ nhanh nhẫu mang cái
lon “guygoz” đi chùi rửa, chỉ nhoắng một tí mà cái lon “guygoz” đã sáng bóng.
Nắp lon “guygoz” hiện lên hai hàng chữ, hàng trên là chữ Guigoz, hàng dưới là câu
Importé de Hollande. Dưới đáy lon là chữ FRANCE. Đây là nhãn một loại sữa
thịnh hành ở miền Nam trước đây. Sửa GuigozđượcPháp nhập từ Hòa Lan (nay là
Netherlands) rồi xuất sang miền Nam Việt Nam.

Hồi trước, người dân ít dùng đồ chựa để đựng mắm ruốcvì khi đưa đi xa dễ
bị nức vỡ. Lon sữa “guygoz” (đã qua sử dụng) có thể đựng gần cả ký ruốc, chỉ cần
bọc bên ngoài thêm một túi nhựa là đảm bảo cho việc đưa đi xa.

Tôi đến gặp anh Dương Đăng Trung, chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, trao
đổi với anh về “thương hiệu” của mắm ruốc Lăng Cô. Đặc biệt là mắm ruốc Lăng
Cô đựng trong lon “guygoz” mà tôi đã từng ăn từ thuở nhỏ. Hồi ấy, ruốc Lăng Cô
có màu hồng, không có cát. Dưa chuột, dưa gang hay thịt heo…chắm với ruốc
Lăng Cô thì khi đưa vào miệng chỉ có “ngậm mà nghe”, vì ruốc này có vị thơm
nồng đặc trưng mà ít nơi nào có. Ruốc Lăng Cô có thể trộn trực tiếp với cơm nóng,
cắn thêm miếng ớt xanh thì có thể “đưa” một lúc hai ba chén. Nhớ mà thèm. Anh
Trung hồ hởi nói cho tôi nghe những công đoạn đánh bắt và chế biến ruốc Lăng Cô
một cách thành thạo. Thì ra,hồi nhỏ, anh Trung đã từng trực tiếp cùng với gia đình
chế biến loại ruốc này.Tháng Giêng, Hai là đến mùa ruốc. Những đàn khuyết (con
ruốc) dày đặc bắt đầu di chuyển vào vùng ven bờ. Ngư dân và những lao động
vùng ven biển lại rủ nhau đi đánh bắt loại hải sản mà thiên nhiên đã mang vào gần
bờ cho họ. Con ruốc Lăng Cô thường đượcngư dân đánh bắt bằng “te” nên không
lẫn cát. Te là một ngư cụ làm bằng hai cây tre dài khoảng 10 - 12 mét, được gắn
vào trước mũi thuyền (gọ) theo hình chữ V, gắn loại lưới dày khoảng 2 mm²và phải
ra xa bờ. Khi cho thuyền chạy thẳng vào đàn ruốc, ngư dân trên thuyền điều khiển
chiếc te để xúc. Hết mẻ này đến mẻ khác, cho đến lúc nào đàn ruốc (khuyết) chỉ
còn mỏng thì mới ngưng, để đi tìm đàn ruốc khác. Nhiều khi con ruốc nổi lên dày
đặc, chỉ xúc mấy mẻ là đầy, lúc đó phải chạy thuyền chạy vào bờ, cho ruốc xuống
rồi mới ra biển tiếp tục đánh bắt. Ruốc đưa lên bờ, được phân phối ngay cho lao
động hay bán cho người chuyên chế biến ruốc. Con ruốc tươi được trộn với muối.

42
Cứ 3 ruốc một muối; ướp một đêm rồi ép cho ráo bớt nước. Nước cốt ép từ ruốc
tươi được đựng vào thau, chậu... để trộn lại vào nguyên liệu khi chế biến. Ruốc (đã
trộn muối) sau khi ép được tiếp tục mang đi phơi cho thật ráo nước rồi mới đưa vào
cối giã. Ruốc giã bằng tay, một cối hai chày, giã khi nào thấy ruốc đã nhuyễn thì
trộn với nước ép trước đó rồi cho vào thạp, lu, mái, hũ… Đây là những vật dụng
làm bằng đất nung và phải nung trong nhiệt độ từ 900 đến 1000ºC, thành sành mới
ủ ruốc được. Các loại thạp,lu, mái, hũ ... bằng sành sẽ không rò rỉ nước ra ngoài.
Thời gian ủ kéo dài từ vài ba tháng (tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời), ruốc sẽ chín
và bốc mùi thơm. Lúc này trên mặt lu ruốc lại nổi lên một lớp nhước mắm, gọi là
nước mắm ruốc. Đây là một loại nước mắm có độ đạm cao và ngon đặc biệt. Để lấy
được nước mắm này, người ta sẽ khoét tạo một chỗ lõm bằng cái bát trên bề mặt lu
ruốc mới múc được. Theo kinh nghiệm dân gian, những hôm trời nổi gió nồm, ruốc
trong lu dẫy lên, phần nước mắm bên trên lại hòa vào với ruốc, thì không thể lấy
được nước mắm.

Vào mùa có con ruốc (khuyết), nhiều nơi còn khai thác gần bờ bằng “giạ
ruốc” một loại ngư cụ kéo bằng tay. Nhưng khai thác kiểu này ruốc thường lẫn với
cát và rong rêu, nên phải tốn nhiều công hơn. Trước đây, vào mùa làm ruốc, tiếng
giã chày tayđều đặn, tiếng người rộn rã đông vui, tạo nên không khí náo nhiệt
nơivùng quê biển. Nhưng đến nay, tiếng chày giã ruốc từng vang vọng khắp thôn
làng vùng biển dã không còn mà thay vào đó là tiếng động cơ xay ruốc.Nhưng ruốc
xay bằng máy thì không thể ngon bằng ruốc giả tay.

Bàn về thương hiệu để giới thiệu, quảng bá cho ruốc Lăng Cô, anh Dương
Đăng Trung bảo rằng, chính quyền địa phương có bàn đến, nhưng do sản lượng
ruốc hiện nay thất thường; có năm nhiều, năm ít, sợ cung cấp không đủ khi đối tác
yêu cầu. Chia tay anh Trung, tôi còn đến với một số hộ dân từng làm ruốc; họ bảo
rằng, ruốc giã bằng tay ngày trước của Lăng Cô ngon nổi tiếng, nhưng bây giờ làm
tay không nổi; còn xay bằng máy thì ruốc không được ngon so với ruốc trước đây
và khó bảo quản.

Trại sáng tác Lăng Cô tháng 12 - 2020

43
4.Nhiếp ảnh

NSNA Phạm Thị Xuân Mai một số tác phẩm

1.Buổi sáng trên đầm

2.Bến đậu

44
3.Ra đầm

4.Mưu sinh

45
NSNA Nguyễn Thị Thanh Nhã một số tác phẩm

1.Chiều

46
2.Hải Vân quan

3. Mia đông

47
NSNA Nguyễn Văn Dũng một số tác phẩm:

1.Đầm Lập An

2.Con người với biển

48
3.Bến đợi

4.Đường ra xứ Huế

49
5.Ngày biển động

50
NSNA Nguyễn Văn Trực một số tác phẩm:

51
52
53
54
5. Hội Mỹ thuật

Đầm An Cư – Họa sĩ CH. Tôn Nữ Tuyết Mai

55

You might also like