You are on page 1of 2

NGỮ VĂN – HAI CÂY PHONG

Người làm: Trần Đức Ngọc

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
2. Tác phẩm
A. Hoàn cảnh, xuất xứ
- Đoạn trích là phần đầu truyện “NGười thầy đầu tiên”
- Nhan đề: do người soạn SGK đặt.
B. Thể loại + Phương thức biểu đạt
- Thể loại : Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
C. Ngôi kể
- Văn bản được kể theo ngôi thứ 1 nhung với 2 mạch kể phân biệt lồng vào nhau (Tôi và
Chúng tôi)

1) Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai
mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể
nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết
bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn
con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên
"tôi" có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong văn bản
là quan trọng hơn.

D. Bố cục văn bản

Văn bản có 2 phần:

- Phần 1 ( Làng Ku-ku-rêu … gương thần xanh): Hình ảnh về hai cây phong trong cảm
nhận của nhân vật TÔI.
- Phần 2 (Vào năm học cuối cùng … “Trường Đuy –sen”): Kí ức của tuổi thơ về hai cây
phong quê nhà.

Tóm tắt văn bản:


Làng Ku-ku-rêu một ngôi làng nằm ven chân núi, phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên làng
giữa một ngọn đồi , hai cây phong to lớn , hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên
núi , như biểu tượng của tiếng nói riêng biểu tượng của tâm hồn riêng của ngôi làng.

Vào năm học cuối  bọn trẻ thường chạy ào lên đấy phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để
thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe
trước đây.

Thuở ấy nhân vât “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong , tìm đến nó để
tìm đến âm thanh kì diệu , những kí ức gắn liền suốt tuổi thơ , và ” tôi ” cũng ko biết vì sao ở đó
được gọi là ” Trường Đuy-sen” .

Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-
rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người
cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng chính người thầy ấy đã vun đắp và mang
lại nhiều niềm hi vọng mới cho bọn trẻ.

You might also like