You are on page 1of 21

Chủ đề 2: ĐIỆN TRƯỜNG – CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

A - TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. ĐIỆN TRƯỜNG
o Điện trường là một dạng vật chất đặc biệt (môi trường) bao quanh và gắn liền với điện tích.

o Biểu hiện: Điện trường tác dụng lực (điện) lên các điện tích khác đặt trong nó.

II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG


1. Định nghĩa:
o Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.

o Cường độ điện trường tại một điểm được xác định bởi thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một
điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn q.
F
E= (E là cường độ điện trường tại điểm ta xét)
q

2. Véc-tơ cường độ điện trường:

F
E=
q

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 1


 Đặc điểm:
o Điểm đặt: tại điểm M (ta xét).
o Phương: theo phương đường thẳng nối điện tích với điểm mà ta xét.
o Chiều:
- Hướng ra xa điện tích Q nếu Q > 0.
- Hướng lại gần điện tích Q nếu Q < 0.
o Độ dài: biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.
3. Độ lớn của cường độ điện trường

F Q
o Công thức: E= = k. 2
q ε .r

F (N) - là lực tác dụng của điện trường lên điện tích thử q.
k = 9.109 (N.m2/C2)- là hằng số Coulomb.
Q (C) - là điện tích gây ra điện trường tại điểm M.
ɛ - là hằng số điện môi.
r (m) - là khoảng cách giữa điểm M đến điện tích Q.
4. Nguyên lí chồng chất điện trường
• Điện trường tổng hợp tại điểm M do 2 điện tích Q1, Q2 gây ra:
E = E1 + E2

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 2


III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
• Định nghĩa:
o Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc-tơ cường độ điện trường
tại điểm đó.
• Hình dạng:

• Các đặc điểm:


o Qua mỗi điểm trong điện trường có 1 đường sức và chỉ 1 mà thôi.
o Đường sức là những đường cong có hướng. Hướng của đường sức tại một điểm là hướng của véc-
tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
o Đường sức của điện trường tĩnh là các đường không khép kín. Đi ra từ điện tích dương và kết thúc
ở điện tích âm. Nếu có 1 điện tích thì đường sức sẽ đi ra vô cực hoặc kết thúc ở vô cực.
o Nơi nào có cường độ điện trường lớn thì các đường sức tại đó sẽ mau, và ngược lại.

IV. ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU


o Định nghĩa: Điện trường đều là điện trường mà véc-tơ cường độ điện trường như nhau tại mọi
điểm: cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
o Các đường sức điện của từ trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 3


• Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1. Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm
vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

E E E E

r r r r
0 0 0 0
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.

Câu 2. Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện
tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng.
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.
B. A là điện tích âm, B là điện tích dương. A B
C. Cả A và B là điện tích dương.
D. Cả A và B là điện tích âm.

Câu 3. Ba điện tích điểm q1 = +3.10−8 C nằm tại điểm A; q2 = +4.10-8 C nằm tại điểm B và q3 = − 0,684.10−8 C nằm
tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A,
B và C lần lượt là EA, EB và EC. Chọn phương án đúng?
A. E A  E B = E C . B. E A  E B  E C . C. E A  E B = E C . D. E A = E B = E C .

Câu 4. Đặt điện tích thử q1 tại P ta thấy có lực điện F1 tác dụng lên q1. Thay điện tích thử q1 bằng điện tích thử q2
thì có lực F 2 tác dụng lên q2 nhưng F 2 khác F1 về hướng và độ lớn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vì khi thay q1 bằng q2 thì điện trường tại P thay đổi. B. vì q1, q2 ngược dấu nhau.
C. Vì q1, q2 có độ lớn khác nhau D. Vì q1, q2 có dấu khác nhau và độ lớn khác nhau

Câu 5. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường bằng
không. M nằm trên đoạn thẳng nối A, B và ở gần A hơn B. Có thể nói được gì về dấu và độ lớn các điện tích q1, q2

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 4


A. q1, q2 cùng dấu |q1| > |q2| B. q1, q2 khác dấu |q1| > |q2|
C. q1, q2 cùng dấu |q1| < |q2| D. q1, q2 khác dấu |q1| < |q2|

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 5


B - BÀI TẬP VẬN DỤNG
Dạng 1: Áp dụng công thức tính độ lớn cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại 1 điểm (vị trí này có
thể đặt q hoặc không) cách Q một khoảng là r .

F Q
E= = k. 2
q ε .r

Bài tập 1. Một điện tích điểm Q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn có ε =2,5. Tại điểm M cách Q một đoạn
là 40 cm điện trường có cường độ 9,105V/m và hướng về điện tích Q. Xác định dấu, độ lớn của điện tích Q?

Bài tập 2. Một điện tích thử qo đặt tại điểm có cường độ điện trường là 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó
bằng 2.10-4 N. Biết rằng véctơ cường độ điện trường và lực ngược chiều nhau. Xác định qo?

Bài tập 3. Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm q = +4.10−9C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong
chân không.
A. 144 kV/m. B. 14,4 kV/v C. 288 kV/m. D. 28,8 kV/m.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 6


Bài tập 4. Một điện tích điểm Q = −2.10 −7 C , đặt tại điểm A trong môi trường có
hằng số điện môi  = 2. Véc-tơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại A E
điểm B với AB = 7,5 cm có −
A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.10 V/m.
5 B
B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.105 V/m.
C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.
D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m.

Bài tập 5. Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
Một posiêlectron (e = +l,6.10−19C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng
như thế nào?
A. 3,3.10−21 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống. B. 3,2.10−21 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
C. 3,2.10−17 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống. D. 3,2.10−17N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Bài tập 6. Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1g, được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh, trong một điện
trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E = 103V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng
một góc 140. Tính độ lớn điện tích của quả cầu. Lấy g = 10m.s2.
A. 0,176µC B. 0,276 µC C. 0,249 µC D. 0,272 µC

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 7


Bài tập 7. Một vật hình cầu, có khối lượng của dầu D1 = 8 (kg/m3), có bán kính R = 1
cm, tích điện q, nằm lơ lửng trong không khí trong đó có một điện trường đều. Véc tơ
cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn là E =
500V/m. Khối lượng riêng của không khí là D2 = 1,2 (kg.m3). Gia tốc trọng trường là
g = 9,8(m/s2). Chọn phương án đúng?
A. q = −0, 652C B. q = −0, 0558C

C. q = −0, 652C. D. q = +0, 0558C.

Bài tập 8. Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu 2.106 m/s dọc theo một đường sức điện của một điện
trường đều được một quãng đường 1cm thì dừng lại. Điện tích của electron là −1,6.10−19C, khối lượng của electron
là 9,1.10−31kg. Xác định độ lớn cường độ điện trường.
A. 1137,5 V/m. B. 144 V/m. C. 284 V/m. D. 1175,5 V/m.

Bài tập 9. Một electron chuyển động cùng hướng với đường sức của một điện trường đều rất rộng có cường độ 364
V/m. Electron xuất phát từ điểm M với độ lớn vận tốc 3,2.106 m/s. Cho biết điện tích và khối lượng của electron
lần lượt là -1,6.10-19 C và m = 9,1.10-31 kg. Thời gian từ lúc xuất phát đến lúc electron trở về điểm M là:
A. 0,1 µs B. 0,2 µs C. 2 µs D. 3 µs

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 8


Bài tập 10. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ
điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 900 V/m; EM = 225 V/m và M là trung điểm của
AB thì EB gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 160 V/m. B. 450 V/m. C. 120 V/m. D. 50 V/m

Bài tập 11. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ
điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 90000 V/m, EB = 5625 V/m và MA = 2MB thì EM
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16000 V/m. B. 22000 V/m C. 11200 V/m D. 10500 V/m

Bài tập 12. Trong không gian có ba điểm OAB sao cho OA ⊥ OB và M là trung điểm của AB. Tại điểm O đặt
điện tích điểm Q. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M và B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 10000 V/m,
EB = 5625 V/m thì EM bằng?
A. 14400 V/m B. 22000 V/m C.11200 V/m D. 10500 V/m

Bài tập 13. Một điện tích điểm Q đặt tại đỉnh O của tam giác đều OMN. Độ lớn cường độ điện trường Q gây ra tại
M và N đều bằng 750 V/m. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ M đến N. Hỏi số chỉ lớn
nhất của thiết bị trong quá trình chuyển động là bao nhiêu?
A. 800 V/m. B. 1000 V/m. C. 720 V/m D. 900 V/m

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 9


Bài tập 14. Tại O đặt một điện tích điểm Q. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ từ A đến
C theo một đường thẳng số chỉ của nó tăng từ E đến 25E/9 rồi lại giảm xuống E. Khoảng cách AO bằng?

A. AC / 2 B. AC / 3 C. 0,6525AC. D. AC/12

Bài tập 15. Ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, A, B và một điểm M sao cho MAB vuông tại A. Một điện tích
điểm Q đặt tại O thì độ lớn cường độ điện trường do nó gây ra tại A và B lần lượt là 256000 V/m và 5625 V/m. Độ
lớn cường độ điện trường do Q gây ra tại M gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11206 V/m. B. 11500 V/m C. 15625 V/m D. 11200 V/m

Bài tập 16. Trong không khí có bốn điểm O, M, N và P sao cho tam giác MNP đều, M và N nằm trên nửa đường
thẳng đi qua O. Tại O đặt một điện tích điểm. Độ lớn cường độ điện trường do Q gây ra tại M và N lần lượt là 360
V/m và 64 V/m. Độ lớn cường độ điện trường do Q gây ra tại P là:
A. 100 V/m B. 120 V/m C. 85 V/m D. 190 V/m

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 10


Bài tập 17. Một điện tích điểm đặt tại O, một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động thẳng từ M
hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 7,5 cm/s2 cho đến khi dừng
lại tại điểm N. Biết NO = 15 cm và số chỉ thiết bị đo tại N lớn hơn tại M là 64 lần. Thời gian thiết bị đó chuyển
động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A.15s. B. 7s. C. 12s. D. 9s

Bài tập 18. Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một điện tích điểm, khi chạm đất tại B nó đứng yên luôn. Tại C, ở
khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB), có một máy M đo độ lớn cường độ điện trường, C cách AB là 0,6m.
Biết khoảng thời gian từ khi thả điện tích đến khi máy M thu có số chỉ cực đại, lớn hơn 0,2s so với khoảng thời
gian từ đó đến khi máy M số chỉ không đổi, đồng thời quãng đường sau nhiều hơn quãng đường trước là 0,2m. Bỏ
qua sức cản không khí, bỏ qua các hiệu ứng khác, lấy g = 10m/s2. Tỉ số giữa số đo đầu và số đo cuối gần giá trị
nào nhất sau đây?
A. 1,35. B. 1,56. C. 1,85. D. 1,92.

Bài tập 19. Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, A sao cho OM = OA/3. Khi tại O đặt
điện tích điểm 9Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là 900 V/m. Khi tại O đặt điện tích điểm 7Q thì độ lớn
cường độ điện trường tại M là
A. 1800 V/m. B. 7000 V/m. C. 9000 V/m. D. 6300 V/m.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 11


Bài tập 20. Khi tại điểm O đặt 2 điện tích điểm, giống nhau hệt nhau thì độ lớn cường độ điện trường tại điểm A
là E. Để tại trung điểm M của đoạn OA có độ lớn cường độ điện trường là 12E thì số điện tích điểm như trên cần
đặt thêm tại O bằng
A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.

Bài tập 21. Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì
độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ
điện trường tại N là
A. 4,5E B. 2,25E. C. 2,5E D. 3,6E.

Bài tập 22. Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = IN. Khi tại O đặt
điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 4E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến I
thì độ lớn cường độ điện trường tại N là
A. 4,5E B. 9E. C. 25E D. 3,6E.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 12


Bài tập 23. Trong không khí, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100cm, AC = 250m. Nếu
đặt tại A một điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại B là E. Nếu đặt tại B một điện tích điểm 3,6Q
thì độ lớn cường độ điện trường tại A và C lần lượt là?
A. 3,6E và 1,6E. B. 1,6E và 3,6E. C. 2E và 1,8E. D. 1,8E và 0,8E

Bài tập 24. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là E. Trên tia vuông góc với OA
tại điểm A và điểm B cách A một khoảng 8cm. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5cm và góc MOB có giá
trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại M là 3,2E thì điện tích điểm tại O phải tăng thêm
A. 4Q. B. 3Q. C. Q. D. 2Q.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 13


Dạng 2: Điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại một điểm
2.1. Xác định điện trường tổng hợp do hai hay nhiều điện tích gây ra tại một điểm.
Phương pháp:

• Điện trường tổng hợp tại 1 điểm M do 2 điện tích Q1, Q2 gây ra: E M = E1 + E2
• ( )
Nếu: E1 , E2 = α , thì:

▪ Hướng của E M được xác định theo quy tắc hình bình hành.
▪ Độ lớn của E M được xác định bởi công thức: EM = E12 + E22 + 2 E1 .E2 .cosα

2.2. Xác định vị trí điểm M mà tại đó điện trường tổng hợp bị triệt tiêu.
Phương pháp:

o Véc-tơ cường độ điện trường do Q1 (đặt tại A), Q2 (đặt tại B) gây ra tại M lần lượt là E1 , E2
o Tại O cường độ điện trường bị triệt tiêu nên: E1 + E2 = 0  E1 = − E2 (*)

Từ (*) suy ra:

• E1 , E2 cùng phương => M nằm thẳng hàng với Q1, Q2.


• E1 , E2 ngược chiều:
• TH1: Nếu Q1, Q2 cùng dấu: M nằm trong khoảng AB => MA + MB = AB (1)
• TH2: Nếu Q1, Q2 trái dấu: M nằm ngoài khoảng AB => MA − MB = AB (2)
Q1 Q2 MA Q1
• Độ lớn: E1 = E2  k . 2
= k. 2
 = (3)
MA MB MB Q2
o Giải hệ phương trình: (1) & (3) hoặc (2) & (3) để tìm các đoạn MA, MB => vị trí điểm M.
Vận dụng:
Bài tập 1. Hai điện tích điểm q1 = +3.10-8 C và q2 = -4.10-8 C lần lượt được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10
cm trong chân không. Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không. Điểm đó nằm trên đường
thẳng AB và nằm
A. Ngoài đoạn AB, gần B hơn cách B là 64,64 cm.
B. Ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 45,65 cm.
C. Trong đoạn AB, gần B hơn và cách B là 64,64 cm.
D. Ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 64,64 cm.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 14


Bài tập 2. Tại hai điểm A, B cách nhau 15cm, trong không khí có hai điện tích q1 = - 12.10-6 C, q2 = 3.10-6 C. Xác
định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20 cm, BC = 5 cm?
A. 8100 kV/m. B. 3125 kV/m. C. 3351 kV/m. D. 6519 kV/m.

Bài tập 3. Cho hai điện tích q1 = 4.10-10 C, q2 = -4.10-10 C đặt tại A, B trong không khí biết AB = 10 cm. Xác định
véc tơ cường độ điện trường E tại:
a. Trung điểm của AB.
b. M biết MA = MB = 10 cm.

Bài tập 4. Hai điện tích điểm q1 = 3.10-7 C, q2 = 3.10-8 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không AB = 9 cm
a. Tìm cường độ điện trường do q1; q2 gây ra tại điểm C nằm trong khoảng A, B cách B đoạn 3 cm?
b. Giả sử tại C có điện tích q3 = 3.105 C, lực điện tác dụng lên q3 sẽ có độ lớn như thế nào?

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 15


Bài tập 5. Tại hai điểm A, B cách nhau 5 cm trong chân không có 2 điện tích điểm q1 = 16.10-10 C và q2 = -9.10-10
C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ véc tơ cường độ điện trường tại điểm C nằm cách A một khoảng 4
cm, cách B một khoảng 3 cm.

Bài tập 6. Hai điện tích điểm q1 = 4.10-6 C; q2 = 36.10-6 C đặt tại hai điểm cố định A và B trong dầu (ε = 2) với AB
= 16 cm. Xác định vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không.

Bài tập 7. Tại hai điểm cố định A và B trong chân không cách nhau 60 cm lần lượt đặt hai điện tích q1 = 10-7 C;
q2 = -2.5.10-8 C. Hãy:
a. xác định vị trí điểm M mà tại đó điện trường tổng hợp bằng 0
b. xác định vị trí tại điểm N thẳng hàng với A, B mà tại đó E1 = E2

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 16


Bài tập 8. Cho hai điện tích q1 và q2 đặt tại A, B cách nhau 4 cm. Biết q1 + q2 = 14.10-8 C và điểm C cách A đoạn
12 cm, các B đoạn 16 cm sao cho cường độ điện trường ở C bằng 0. Tìm q1 và q2.

Bài tập 9. Tai hai điểm A và B cách nhau 5 cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = +16.10-8 C và q2 =
−9.10-8 C. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách A và cách B lần lượt là 4 cm và 3 cm.
A. 1273 kV/m. B. 1444 kV/m. C. 1288 kV/m. D. 1285 kV/m.

Bài tập 10. Tai hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = q2 = 16.10-8 C. Xác
định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = BC = 8cm
A. 450 kV/m. B. 225 kV/m. C. 351 kV/m. D. 285 kV/m.

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 17


Bài tập 11. Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí có đặt hai điện tích q1 = 16.10-8 C và q2 = 9.10-
8
C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 6 cm và BC = 9 cm.
A. 450 kV/m. B. 225 kV/m. C. 331 kV/m. D. 427 kV/m.

Bài tập 12. Tại hai điểm A, B cách nhau 18cm trong không khí cỏ đặt hai điện tích q1= 4.10-6C, q2 = −6,4.10-6C.
Xác định độ lớn lực điện trường tác dụng lên q3 = −5.10-8 C đặt tại C, biết AC = 12 cm; BC = 16 cm.
A. 0,45 N. B. 0,15 N. C. 1,5 N. D. 4,5 N.

Bài tập 13. Hai điện tích trái dâu có cùng độ lớn q đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng
AB = 2a. Điện tích dương đặt tại A. Điểm M nằm trên đường trung trực của đoạn AB và cách trung điểm H của
đoạn AB một đoạn x. Tìm độ lớn của cường độ điện trường tại M.
kqa 2kqa 2kqx kqx
A. B. . C. . D. .
(a2 + x )
2 1,5
(a2 + x )
2 1,5
(a2 + x )
2 1,5
(a2 + x2 )
1,5

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 18


Bài tập 14. Hai điện tích dương có cùng độ lớn q đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng
AB = 2a. Điểm M nằm trên đường trung trực của đoạn AB và cách trung điểm H của đoạn AB một đoạn x. Để độ
lớn cường đội điện trường tại M cực đại x bằng?
a a
A. . B. a 2 C. D. a 3
2 3

Bài tập 15. Đặt ba điện tích âm có cùng độ lớn q tại 3 đỉnh của một tam giác đều A
ABC cạnh A. Véc-tơ cường độ điện trường tổng hợp tại tâm tam giác
A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC. EA
B. có phương song song với cạnh AB.
C. có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh của tam giác. O EC
D. có độ lớn bằng 0. E AB C

EB

Bài tập 16. Chọn câu đúng. Đặt ba điện tích âm có độ lớn lần lượt là q, 2q và 3q tương ứng đặt tại 3 đỉnh A, B và
C của một tam giác đều ABC cạnh a. Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm tam giác
kq
A. Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC. B. Có độ lớn bằng 2 2 .
r
kq
C. Có độ lớn bằng 3 2 . D. Có độ lớn bằng 0.
r

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 19


Bài tập 17. Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương và
đặt tại A và C, điện tích âm đặt tại B và D. Cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình
vuông
A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông ABCD.
B. có phương song song với cạnh AB của hình vuông ABCD.
C. có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh hình vuông.
D. có độ lớn bằng 0.

Bài tập 18. Đặt trong không khí bốn điện tích có cùng độ lớn 10-9 C tại B
bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh 2 cm với điện tích dương đặt tại
A và D, điện tích âm đặt tại B và C. Véc-tơ cường độ điện trường tổng hợp
tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông ED EB
A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông
B. có phương song song với cạnh BC của hình vuông ABCD. EA
A C
C. có độ lớn 127 kV/m. O EC
D. Có độ lớn bằng 0

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 20


Bài tập 19. Trong không khí tại ba đỉnh của một hình vuông cạnh a đặt ba điện tích dương cùng độ lớn q. Tính độ
lớn cường độ điện trường tông hợp do ba điện tích gây ra tại đình thứ tư của hình vuông.
1,914ka 2,345kq 4kq 1, 414kq
A. B. C. D.
a2 a2 a2 a2

Bài tập 20. Trong không khí tại ba đỉnh A, B, C của một hình vuông ABCD cạnh a đặt ba điện tích dương có độ
lớn lần lượt là q, 2q và 3q. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp do ba điện tích gây ra tại đỉnh thứ tư của
hình vuông
1,914ka 2,345kq 4, 081kq 1, 414kq
A. B. C. D.
a2 a2 a2 a2

Bài tập 21. Trong không khí tại ba đỉnh A, B, C của một hình vuông ABCD cạnh a đặt ba điện tích có độ lớn lần
lượt là q, 2q và q. Các điện tích tại A và C dương còn tại B âm. Tính cường độ điện trường tổng hợp do ba điện tích
gây ra tại đỉnh thứ tư của hình vuông?
1,914kq 2,345kq 4, 081kg 0, 414kq
A. B. C. D.
a2 a2 a2 a2

GV: Phạm Thành – Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN 21

You might also like