You are on page 1of 14

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

CHẤT ĐỨC GIANG

DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Chuỗi giá trị phốt pho hoàn thiện, DGC có vị thế


c ạ n h t r a n h c a o t r o n g n ư ớ c v à t h ị t r ư ờ n g t h ế g i ớ i:
Sản phẩm phốt pho và hóa chất gốc phốt pho là sản
phẩm chủ lực của DGC, chiếm 95,7% tổng doanh
thu năm 2019 và tăng 65,4% về mặt sản lượng kinh
doanh trong năm 2020. Dự án khai trường 25 tại
Lào Cai với việc nắm quyền khai thác trữ lượng 3,8
triệu tần apatit được dự đoán sẽ là nhân tố tạo đà
tăng lợi nhuận năm 2021 cho Đức Giang. Với chuỗi
Nguồn: Tradingview
giá trị phốt pho đang dần hoàn thiện và lợi thế
cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ lớn trên
thế giới, mảng phốt pho của DGC kỳ vọng duy trì
ổn định trong giai đoạn tiếp theo.

M ả n g x ú t – C l o c ó t i ề m n ă n g t ă n g t r ư ở n g t í c h c ự c:
Hiện nguồn cung xút nội địa mới chỉ đáp ứng được
40% nhu cầu tiêu thụ xút hàng năm, trong khi các
DN sản xuất xút nội địa đã đạt công suất tối đa.
60% nhu cầu còn lại phụ thuộc phần lớn vào thị
trường Trung Quốc. Với lợi thế cạnh tranh về chi
phí điện (chiếm 40% giá thành xút) và vị trí địa lý
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa cũng như nhập
khẩu nguyên liệu muối, kỳ vọng mảng xút – Clo của
DGC tăng trưởng tốt từ năm 2022 khi dự án hóa
chất Đức Giang - Nghi Sơn đi vào hoạt động.

D ự á n b ấ t đ ộ n g s ả n t i ề m n ă n g: T ổ h ợ p c h u n g c ư v à
nhà liền kề Đức Giang mới được duyệt quy hoạch
1/500 với tổng vốn đầu tư hơn 1400 tỷ đồng dự
kiến sẽ đem lại hơn 400 tỷ lợi nhuận. Dự án này ở
khu vực Long Biên, có vị trí thuận tiện cho di
chuyển nên không quá e ngại rủi ro là dự án sẽ
không bán được.

Nền tảng tài chính tốt: Hoá chất Đức Giang là


doanh nghiệp có hệ số nợ/VCSH ở mức < 1 trong
giai đoạn 2016-2020 đồng thời dòng tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng mạnh
trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó VCSH tăng bình
quân 13,36% trong 3 năm gần nhất nhằm đáp ứng
nhu cầu mở sản xuất kinh doanh.

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Nguồn: DGC
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

Về cơ cấu cổ đông, chủ tịch Đức Giang là ông Đào


Hữu Huyền cùng với những người liển quan năm
tới 37% cổ phần của công ty. Về phía các cổ đông
còn lại thì Tập đoàn Hoá chất Việt nắm giữ 8% cổ
phần của Đức Giang, nước ngoài nắm giữ 1% còn
lại 54% được nắm giữ bởi các cổ đông riêng lẻ khác

Nguồn: DGC

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguồn: DGC

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Công ty Đức Giang hiện đang kinh doanh 3 mảng sản phẩm chính đó là mảng phốt pho và sản phẩm gốc phốt pho,
mảng bột giặt chất tẩy rửa và mảng Xút-Clo với chuỗi giá trị các mảng được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.

Nguồn: DGC

Mảng phốt pho và sản phẩm gốc phốt pho: Chiếm 95.6% tổng doanh thu năm 2020, hiện đang là mảng kinh doanh chủ lực của
DGC. Toàn bộ hoạt động sản xuất phốt pho và sản phẩm gốc phốt pho được tập trung tại tổ hợp nhà máy Đức Giang - Lào Cai
với các sản phẩm: Phốt pho vàng (60.000 tấn/năm), Axit photphoric (H3PO4 50% - 320.000 tấn/năm, H3PO4 85% - 30.000
tấn/năm), phân bón(200.000 tấn/năm) và phụ gia thức ăn chăn nuôi (DCP - 70.000 tấn/năm). Các sản phẩm này được phân
phối tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin,...

Mảng bột giặt, chất tẩy rửa và hoá chất tinh khiết: Chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu với chỉ 2.5% trong năm
2020, là mảng kinh doanh truyền thống của DGC. Sản phẩm
bột giặt, chất tẩy rửa của DGC gắn liền với các thương hiệu:
Đức Giang, Soffy, Will,... được phân phối trên toàn quốc.

Mảng Xút-Clo: mảng kinh doanh mới mà DGC với đến với
dự án Đức Giang-Nghi Sơn tại Nghi Sơn Thanh Hoá. Dự
án được chính thức khởi công xây dựng vào cuối năm
2020 và dự kiến hoàn thành giai đoạn I vào tháng 6/2020

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Đức Giang hiện là một trong những công ty sản xuất hóa chất lớn nhất Việt Nam và là công ty đi đầu
trong lĩnh vực sản xuất Phosphate. Công ty có nhiều định hướng phát triển trong tương lai trong đó có:
Tập trung chế biến sâu quặng apatit và khoáng sản khác của Việt Nam; Trở thành công ty sản xuất hóa
chất và công nghệ cao hàng đầu Việt Nam và Khu vực; Mở rộng nghiên cứu phát triển các sản phẩm, hợp
chất sau phốt pho - đây là những sản phẩm cơ bản, cần thiết cho các ngành nông nghiệp, thực phẩm,
công nghiệp điện tử, trí tuệ nhân tạo; Trọng tâm và tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đầu tư các sản phẩm
mới, mở ra hướng phát triển mới của tập đoàn hóa chất Đức Giang (R&D) - các sản phẩm của công ty phải
đáp ứng được về chất lượng và giá cả để tham gia sân chơi toàn cầu.
Để đạt được các định hướng và mục tiêu nói trên, Đức Giang đề ra những chiến lược như sau:
Chiến lược kinh doanh ngắn hạn: Tập trung vào 3 dự án lớn trong năm 2021 là Khai trường 25 - góp
phần giúp Đức Giang mở rộng sản xuất mặt hàng photpho vàng với việc được tự chủ nguồn cung
apatit tại Lào Cai; Dự án sản xuất Xút Clo tại Nghi Sơn, Thanh Hóa để góp phần đáp ứng cầu về xút
trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước tiềm năng; Dự án chung cư hóa chất Đức Giang - dự án
tọa lạc tại quận Long Biên với mục đích mang đến nơi sống cho cư dân khu vực với đầy đủ tiện ích,
chức năng, công năng sống cũng như tối ưu hóa quỹ đất thuộc quyền sở hữu của công ty.
Chiến lược kinh doanh dài hạn: Về chiến lược phát triển đến 2026, Đức Giang định hướng trở thành
công ty công nghệ hóa chất, tập trung vào các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao lần đầu tiên
được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh của Đức Giang là tận dụng tài nguyên có
sẵn để chế biến sâu, đầu tư mạnh vào con người. Sau 2021, tập đoàn sẽ xin đầu tư cho giai đoạn 2 của
dự án Nghi Sơn và lượng xút sản xuất sẽ tự tiêu thụ chứ không làm thương mại. Dự án Nghi Sơn hoàn
thành vào 2026 chỉ mới là giai đoạn đầu trong tầm nhìn 10 năm của tập đoàn. Thêm vào đó, Đức Giang
đang có bước đi đầu tiên xin khai thác mỏ ở Tây Nguyên.
Chiến lược thị trường và khách hàng mục tiêu: Trong nước Đức Giang chủ yếu hợp tác với các công
ty sản xuất phân bón, mía đường và dầu ăn, cung cấp sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi, chất tẩy
rửa và các hóa chất khác. Đối tác xuất khẩu của Đức Giang chủ yếu là các nước Hàn, Nhật, Ấn Độ với
các sản phẩm liên quan đến điện tử, các hợp chất của photpho.
Chiến lược tài chính: Trong năm 2020, Công ty mẹ Đức Giang thực hiện chiến lược điều chuyển lợi
nhuận chưa phân phối từ công ty con, nên đã trụ vững và gia tăng được con số lợi nhuận sau thuế
trong kỳ để ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó khiến giá trị công ty gia tăng trên thị trường và
củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Chiến lược nhân sự cao cấp: Đức Giang lấy con người làm trọng tâm, thường xuyên cho cán bộ, kỹ sư
nòng cốt được tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến tại các nước phát triển. Bên cạnh đó, Đức Giang
cũng có chiến lược chăm lo và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên với những chính sách đãi ngộ
tốt để giữ chân người tài cho những dự án hiện tại và tương lai của công ty.
Chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Đức Giang hướng đến thực hiện trách nhiệm của
công ty với xã hội thông qua các chương trình từ thiện, quỹ thiện nguyện, đóng góp cộng đồng. Song
song, Đức Giang cũng hướng đến xây dựng các nhà máy hóa chất trở thành các công viên hóa chất
nhờ việc giảm phát thải ra môi trường và phủ xanh nhà máy.

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ


CHUỖI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN KHÉP KÍN GIA TĂNG GIÁ TRỊ TỪ QUẶNG APATIT
Việt Nam là một trong 4 quốc gia sản xuất photpho vàng nhiều nhất thế giới. Năm 2019, công suất sản
xuất phốt pho vàng toàn cầu đạt 1,87 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản
xuất phốt pho vàng với sản lượng năm 2019 đạt 1,38 triệu tấn, chiếm 74% tổng nguồn cung toàn cầu. Tiếp
sau đó là Mỹ với công suất sản xuất đạt 0,2 triệu tấn (11% thị phần toàn cầu), Kazakhstan (0,12 triệu tấn ~
6% thị phần) và Việt Nam (0,09 triệu tấn ~ 5% thị phần), còn lại các quốc gia khác sản xuất không đáng kể.
Phốt pho vàng bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2004 và ngày càng được phát triển mở rộng. Sản
xuất phốt pho vàng tại Việt Nam tăng trưởng nhanh trong 10 năm trở lại đây với CAGR đạt +26%/năm giai
đoạn 2009 – 2019. Năm 2019, công suất phốt pho vàng Việt Nam đạt 131,3 nghìn tấn (+4,2% yoy), vươn lên
trở thành quốc gia đứng thứ 04 về sản xuất phốt pho vàng trên thế giới.

Năm 2019, Việt Nam có 07 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh phốt pho vàng tập trung tại tỉnh
Lào Cai. Sau giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp 2017 - 2018, DGC trở thành doanh nghiệp có năng lực sản
xuất phốt pho vàng lớn nhất cả nước với tổng công suất đạt 60.000 tấn (chiếm ~46% tổng công suất các
nhà máy P4 trong nước). Tháng 11/2018, hai lò phốt pho vàng của công ty con Phốt pho Apatit VN đi vào
hoạt động, tăng thêm 33% công suất cho DGC lên mức 60.000 tấn/năm. Khi các nhà máy phốt pho vàng
của DGC đã hoạt động tối đa công suất thì việc nâng công suất sau quá trình sáp nhập giúp DGC sản xuất
đủ nguyên liệu cho các nhà máy axit, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Sản phẩm đa dạng và đạt chất lượng cao giúp công ty phát triển mạnh mẽ ra thị trường quốc tế, tập trung
vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với các sản phẩm phốt pho vàng sử dụng
trong công nghệ điện tử, thực phẩm. Trong khi đó, thị trường Ấn độ với các sản phẩm Acid Photphoric cho
công nghiệp phân bón. Đây là hướng phát triển nhằm mở rộng thị trường, tránh cạnh tranh với các sản
phẩm phân bón đơn đang tăng trưởng chậm trong nước. Bên cạnh đó, từ năm 2018, tại Trung Quốc, phốt
pho vàng bị đưa vào diện cắt giảm sản xuất, đóng cửa các nhà máy cũ do: (1) mảng phốt pho vàng tại
Trung Quốc hiện đang dư thừa công suất, (2) các nhà máy phốt pho vàng không đảm bảo điều kiện phát
thải gây ô nhiễm môi trường, (3) trong bối cảnh Trung Quốc đang hạn chế sử dụng than, các nhà máy
nhiệt điện dần bị hạn chế, sản xuất phốt pho vàng vừa sử dụng than vừa tiêu hao nhiều điện năng nên
cũng bị cắt giảm sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi để Đức Giang mở rộng sản xuất và xuất khẩu photpho
vàng ra nước ngoài.

Nguồn: Vietnambiz.vn

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

Tháng 1/2020, DGC được tỉnh Lào Cai chấp thuận đầu tư dự án khai thác quặng Apatit tại khai trường 25
(huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Dự án có tổng vốn đầu tư là 210 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
Tháng 03/2020, DGC đã thành lập Công ty TNHH MTV Apatit Đức Giang với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.
Công ty con này sẽ tiếp nhận và vận hành dự án khai trường 25 kể từ quý 2/2020.

Dự án khai trường 25 – giai đoạn 1 có diện tích 36,5 ha với tổng trữ lượng quặng Apatit thăm dò được
khoảng 3,67 triệu tấn. Thời gian thực hiện dự án là 7 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản mỏ, trong đó: xây
dựng mỏ (0,5 năm), khai thác ổn định (5,5 năm), đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường (1 năm). Đưa dự
án vào khai thác, DGC có khả năng tự chủ đủ nguyên liệu sản xuất trong 06 năm từ năm 2021. Ước tính
~70% sản lượng quặng Apatit khai thác được sử dụng vào sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm gốc
phốt pho. Sản lượng quặng còn lại được bán cho các doanh nghiệp sản xuất hóa chất trong nước. FPTS dự
phóng với giá bán quặng loại III vào khoảng 760 nghìn đồng/tấn và sản lượng quặng bán ra ~250 nghìn
tấn/năm, doanh thu bán quặng Apatit của DGC kỳ vọng đạt khoảng 195 tỷ đồng/năm giai đoạn 2021 -
2026.

Với diện tích được cấp phép là 92,3 ha, DGC kỳ vọng mở rộng dự án sang các giai đoạn tiếp theo sau khi
tiến hành khoan thăm dò, phát hiện các mỏ quặng Apatit mới có tiềm năng khai thác, tiếp tục tự chủ
nguyên liệu quặng này.

TỔ HỢP HÓA CHẤT ĐỨC GIANG - NGHI SƠN, THANH HÓA

Tỉnh Thanh Hóa là nơi tập trung nhiều mỏ


đá vôi có chất lượng cao, tổng trữ lượng khai
thác đạt ~120 triệu m3 . Trong đó huyện
Tĩnh Gia có 20 mỏ đá vôi với trữ lượng cao
nhất đạt 32,4 triệu m3 (chiếm 27% tổng trữ
lượng cả tỉnh). Với vị trí nhà máy gần các mỏ
đá vôi trữ lượng lớn, DGC thuận lợi trong
việc nhập nguyên liệu chất lượng tốt, tiết
kiệm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, các
loại hóa chất đầu vào khác như Amoniac,
nhôm hydroxit, DGC dự kiến nhập từ các
nhà cung cấp tại Ninh Bình và khu vực miền
Trung,… thuận tiện khi dự án xút - Clo giai
đoạn 1 đi vào hoạt động.

Ngày 26/05/2020, Đại hội đồng cổ đông Nhu cầu tiêu thụ xút tại Việt Nam khá lớn với tốc độ tăng
DGC thông qua quyết định đầu tư dự án "Tổ trưởng trung bình đạt từ 10 - 12%/năm giai đoạn 2009 –
hợp hóa chất Đức Giang - Nghi Sơn" (DNS) - 2019. Xút hay Sodium Hydroxide (NaOH) là một trong
giai đoạn 1. Khu Công nghiệp Nghi Sơn có vị những loại hóa chất cơ bản quan trọng, có tính ứng dụng
trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường cao. Năm 2019, Việt Nam tiêu thụ khoảng 350.000 tấn xút,
biển, gần đường cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất
và các cảng biển. Đây là khu vực tập trung công nghiệp thiết yếu như chất tẩy rửa, sản xuất hàng tiêu
nhiều mỏ đá vôi chất lượng cao là nguồn dùng, hóa dầu, sản xuất nhựa PVC, dệt nhuộm,…
cung cấp nguyên liệu cho dự án. Bên cạnh
đó, khu CN Nghi Sơn còn có nhiều chính
sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dự án mới như ưu
đãi thuế, vân vân. Giai đoạn 1 của dự án bao
gồm các sản phẩm chính như được thể hiện
ở trang bên.

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÓA BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

Nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng nguồn cung xút trong nước mới chỉ đáp ứng được hơn 40%. Hiện tại, cả nước
có 05 nhà sản xuất xút lớn là Vedan Việt Nam, Hóa chất Việt Trì (HVT), Hóa chất cơ bản Miền Nam (CSV),
Hóa chất Đông Á và NM Giấy Bãi Bằng với tổng công suất đạt 185.000 tấn/năm. Trong đó, Vedan Việt Nam
và NM Giấy Bãi Bằng sản xuất xút chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ, sản lượng tiêu thụ thương
mại nhỏ. HVT, CSV và HC Đông Á là 03 nhà sản xuất xút thương mại lớn với tổng công suất ~100.000
tấn/năm, nhưng hầu hết đã hoạt động tối đa công suất.

Nguồn: Báo cáo thường niên, DGC

Với định hướng sản xuất xút vẩy (98% NaOH), DGC hướng tới cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm xút vẩy
nhập khẩu từ Trung Quốc. Dự án DNS giai đoạn 1 đi vào hoạt động, DGC trở thành nhà sản xuất xút vẩy
lớn nhất tại Việt Nam (CSTK 50.000 tấn/năm). Với lợi thế về giá điện rẻ, vị trí nhà máy thuận lợi cho vận
chuyển hàng hóa cũng như nhập khẩu nguyên liệu muối đầu vào, kỳ vọng DGC có lợi thế cạnh tranh cao
tại thị trường trong nước, thay thế sản phẩm xút vẩy nhập khẩu từ Trung Quốc. Cùng với đó, sản phẩm xút
trong nước vẫn đang được bảo hộ với việc đánh thuế nhập khẩu từ 5 - 20%, giúp DGC củng cố lợi thế cạnh
tranh của mình.

Sản xuất xút trong nước năm 2019 Cơ cấu nguồn cung xút nội địa 2019
(Sản lượng: Nghìn tấn) Nguồn: FPTS
Nguồn FPTS

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

TỔ HỢP CHUNG CƯ VÀ NHÀ LIỀN KỀ ĐỨC GIANG

Vị trí dự án
Đường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Cách cầu Đông Trù 300m, cầu Đuống
3km, cầu Chương Dương 5km
Gần Vincom Long Biên, Aeo Mall Long
Biên, Hồ Tây
Gần các khu đô thị: Vinhomes Riverside,
Hà Nội Homeland, KĐT Việt Hưng
Gần các bệnh viện: Việt Đức, Đa khoa
Đức Giang, Quốc tế Vinmec

Nguồn: Google Maps

Quy hoạch tổng thể dự án Quy hoạch chung cư

Nguồn: Ducgiangchem.vn Nguồn: Chungcuducgiang.com

Phần chung cư:


Diện tích đất mặt: 17.048 m2, với diện tích xây dựng 9.547 m2 (mật độ 56%), được xây dựng cao 25 tầng (3 tầng khối đế, 22
tầng khối tháp).
Diện tích sàn thương mại là: 66433,4 m2
Giá bán trung bình/m2: 24-25 triệu/m2
Doanh thu ước tính phần chung cư: 16276,2 tỷ đồng

Phần nhà ở thấp tầng:


Diện tích: 9.570 m2, với tổng số 60 lô đất, xây dựng cao tối đa 5 tầng, mật độ xây dựng từ 78,9 – 80,1%.
Giá bán đất nhà ở: 60 triệu/m2
Doanh thu ước tính phần nhà ở thấp tầng: 453,62 tỷ
Với tổng vốn đầu tư cả dự án 1410 tỷ trong đó đi vay ngân hàng khoảng 1000 tỷ thì với lãi suất 6.5%/năm, chi phí lãi vay của
dự án ước tính 200 tỷ

=> Lợi nhuận ước tính của dự án: 471,4 tỷ

Tiến độ dự án:
20/10/2020: UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch 1/500 của dự án
Quý 4/2021: Khởi công
2023: Hoàn thành

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DGC


QUY MÔ DOANH THU VÀ TÀI SẢN SỐ 1 NGÀNH HOÁ CHẤT CƠ BẢN SAU TÁI CẤU TRÚC

Nguồn: DGC, CSV, HVT Nguồn: DGC, CSV, HVT

Giai đoạn 2017 - 2018 là giai đoạn DGC tiến hành tái cấu trúc sau sáp nhập với DGL (CTCP Hoá chất Đức Giang - Lào Cai), LFC
(Hóa chất Phân bón Lào Cai) và BTC (CTCP Hóa chất Bảo Thắng). Sau sáp nhập, tài sản và vốn chủ sở hữu của DGC tăng hơn 2,3
lần so với năm 2016. DGC cũng trở thành doanh nghiệp đứng đầu về quy mô tài sản sản và vốn chủ sở hữu ngành hoá chât cơ
bản.

Về doanh thu thì sau sáp nhập Phốt pho vàng đã trở thành sản phẩm chủ lực của DGC với 2939 tỷ đồng (+37% yoy) tương đương
hơn 47% doanh thu của DGC trong năm 2020. Trong khi các doanh nghiệp khác như CSV và HVT nhà máy đã khấu hao gần hết và
ít có đầu tư mới thì DGC tiếp tục mở rộng sản xuất với dự án tổ hợp sản xuất Đức Giang ở Nghi Sơn, Thanh Hoá với vốn đầu tư dự
kiến hơn 2400 tỷ đồng. Điều này cho thấy tham vọng tiếp tục thống lĩnh ngành hoá chất cơ bản của DGC. Cùng với chuỗi giá trị
sản xuất Phốt pho hoàn thiện, doanh thu của DGC được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

CƠ CẤU VỐN AN TOÀN, ÍT BỊ CHIẾM DỤNG VỐN

DGC là một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy thấp khi tỷ trọng Nợ phải
trả/VCSH luôn nhỏ hơn 50% . Toàn bộ nợ của doanh nghiệp đều là nợ
ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu dùng vốn lưu động trong kỳ.

Doanh nghiệp cũng không có các khoản phải thu dài hạn mà toàn bộ
là ngắn hạn. Doanh nghiệp ngày càng có xu hướng ít bị chiếm dụng vốn
khi tỉ trọng các khoản phải thu có xu hướng giảm từ 17,9% năm 2016 về
13,6% năm 2020

Nguồn: DGC
DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGÀY CÀNG CẢI THIỆN

Nhờ việc ngày càng ít bị chiếm dụng vốn, DGC đã có dòng tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh ngày càng tích cực từ 366 tỷ năm 2016 tăng lên
1072,99 tỷ năm 2020.

Cùng với kỳ vọng về doanh thu tăng và cắt giảm chi phí nguyên vật liệu
đầu vào thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ tiếp tục có triển vọng
tăng trưởng.

Nguồn: DGC

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

ĐỊNH GIÁ

Phương pháp PE

Nguồn: Investing & Bloomberg


Với P/E trung bình ngành là 11.85 và EPS forward đến cuối năm 2021 là 7.858 (đồng/cổ phần) thì
mức giá hợp lý cho DGC là 93.073 (đồng/cổ phiếu)

Phương pháp FCFF Chúng tôi tiến hành định giá cổ phiếu DGC dựa trên các giả định sau: (1) Doanh thu 2021 ước tính
tăng lên 7555 (+21% YoY) nhờ: nhà máy axit cấp điện tử đi vào hoạt động tháng 8 năm 2021; tăng
sản lượng kinh doanh phân bón DAP lên 110 nghìn tấn trong 2021; doanh thu từ phốt pho vàng vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu do nhu cầu lớn trên thế giới. (2) Biên LNG đi ngang
2021 và tăng lên 24,2% trong 2022 đến từ việc cắt giảm chi phí như khai trường 25 đi vào hoạt
động và giá điện ổn định.

Các giả định

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

Kết quả định giá

Tổng hợp định giá

Kết hợp 2 phương pháp PE và FCFF với tỷ lệ 50/50, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DGC với giá mục tiêu trong năm
2021 là 87.101 đồng/cổ phiếu, upside 25% so với giá đóng cửa ngày 28/04/2021.

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO


DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH PHỨC TẠP
TẠI THỊ TRƯỜNG LỚN ẤN ĐỘ

Rủi ro dịch bệnh tại Ấn Độ là rủi ro lớn và hiện hữu nhất đối
với Đức Giang
Theo Worldometers, với 349.313 ca mắc mới, Ấn Độ tiếp tục là
nước ghi nhận nhiều ca bệnh nhất trong ngày 24-4. Quốc gia
Nam Á này cũng phá vỡ kỉ lục số ca mắc mới tính theo ngày
mà nước này vừa xác lập một ngày trước đó. Tình hình dịch
bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm lại tại Ấn Độ sẽ là ảnh
hưởng lớn tới rất nhiều doanh nghiệp ngoại vì đây là thị
trường xuất khẩu lớn của nhiều nước ở mọi ngành nghề. Xuất
khẩu Phốt pho vàng tại Ấn Độ cũng chiếm tới 21,5% doanh thu
xuất khẩu Phốt pho vàng của DGC, và doanh nghiệp sẽ phải
tính đến những giải pháp tình thế nếu như diễn biễn dịch bệnh
của Ấn Độ tiếp tục kém khởi sắc trong thời gian tới. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu Phốt pho vàng của
Đức Giang.
Nguồn :MBS

RỦI RO TĂNG GIÁ ĐIỆN

Do đặc thù sản xuất ngành hóa chất thường sử dụng lò điện,
điện cực để tổng hợp các phản ứng hóa học nên chi phí điện
năng tiêu thụ cho sản xuất khá lớn, chiếm đến 31,6% tổng chi
phí nguyên, nhiên liệu của DGC. Do đó biến động giá điện sẽ
đóng góp một vai trò lớn đối với kết quả kinh doanh cũng như
biên lợi nhuận của doanh nghiệp này
Giá điện bán lẻ bình quân tại Việt Nam hiện tại đang thuộc
nhóm thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Cơ sở giá điện
thấp được chính phủ xây dựng dựa trên việc phát điện của các
nhà máy điện khí với mức chi phí rẻ. Hiện tại, với sự sụt giảm
nhanh của các mỏ khí cũ trong nước, việc tăng chi phí đầu vào
do thay đổi nguồn nguyên liệu thay thế như LNG hoặc các mỏ
dầu khí mới có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với
chi phí khai thác cao sẽ đầy giá bán của các nhà máy điện trong
Cơ cấu chi phí nguyên vật liệu của Đức Giang tương lai, từ đó đẩy giá điện tăng lên.
Nguồn:MBS

RỦI RO ĐÁNH THUẾ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI PHỐT PHO VÀNG

Bộ Tài Chính đã gửi văn bản thông báo về kiến nghị dự thảo tăng thuế xuất khẩu phốt pho vàng cho các doanh nghiệp liên
quan vào ngày 17/03/2020. Tuy vậy sau quá trình lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án giữ nguyên thuế xuất
khẩu mặt hàng phốt pho vàng là 5% do điều này sẽ khiến xuất khẩu mặt hàng này không thể cạnh tranh được với các nhà cung
cấp photpho từ Kazakhstan tại các thị trường lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc. Hiện, giá xuất khẩu phốt pho của Trung Quốc hay
Kazakhstan sang thị trường Ấn Độ chỉ ở mức 2.500 USD/tấn, thậm chí giá xuất sang thị trường châu Âu của Kazakhstan chỉ
2.200 USD/tấn. Trong khi giá xuất khẩu phốt pho vàng Việt Nam đang duy trì được ở mức khoảng 2.800 USD/tấn, điều này sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến DGC do đây là 2 thị trường chiếm đến 51% doanh thu xuất khẩu Phốt pho của doanh nghiệp này
Hiện nay, thuế xuất khẩu Phốt pho vàng của Việt Nam hiện vẫn ở mức 5%. Tuy nhiên tăng thuế xuất khẩu vẫn là một rủi ro
đáng để cân nhắc đối với DGC trong dài hạn do các chính sách bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hạn chế ngành nghề sản xuất
gây ô nhiễm môi trường của chính phủ.

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

PHỤ LỤC I - BCTC TÓM TẮT

Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo kết quả kinh doanh

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÁ BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
CHẤT ĐỨC GIANG

PHỤ LỤC II - GIÁ BÁN CÁC DỰ ÁN CHUNG CƯ ĐỨC GIANG

PHỤ LỤC III - MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

TEAM 2 - ROUND 3 - I-INVEST 2021

You might also like