You are on page 1of 2

Mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là việc nhằm tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ được bán ra
thị trường hay nói cách khác là tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm và
tăng số lượng sản phẩm bán ra cho mỗi khách hàng, số lượng khách hàng đó
lấy từ thị phần của đối thủ, của những khách hàng chưa thỏa mãn nhu cầu vì chưa
có khả năng thanh toán.
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng (sản phẩm, dịch vụ cũ, thị trường mới):
doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mới bằng cách cạnh tranh với các đối thủ
cùng ngành để thu hút khách hàng của đối thủ về bên mình hoặc doanh nghiệp tiến
vào thị trường mới ở khu vực địa lý khác nhau. Các biện pháp để mở rộng theo
hướng này là các hoạt động tiếp thị, bán hàng, quảng cáo.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu (sản phẩm, dịch vụ mới, thị trường cũ): doanh
nghiệp bằng sản phẩm và dịch vụ mới sẽ khai thác sâu hơn vào thị trường hiện có
và những những phân đoạn khách hàng chưa được thỏa mãn nhu cầu của mình. Để
mở rộng thị trường theo hướng này doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa sản phẩm,
cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau
bán hàng để tăng số lượng sản phẩm bán được.
Tùy vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và thực tế mà
doanh nghiệp có thể tập trung vào tiến hành mở rộng theo chiều nào hoặc kết hợp
cả hai.
Xu hướng về mặt nhân sự
Nhân sự luôn là câu chuyện trung tâm của mọi doanh nghiệp, ở mọi thời đại. Và
những Giám đốc Nhân sự (CHRO) luôn đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cho tổ chức. Để làm tốt nhiệm vụ đó, các nhà lãnh
đạo nhân sự cần vượt qua khỏi góc nhìn quản trị nội bộ để có tầm nhìn xa hơn về
những xu hướng mới trong lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, môi trường
làm việc chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố:
1. Vai trò của kĩ năng mềm
2. Nơi làm việc linh hoạt
3. Chú trọng xây dựng văn hóa công ty lành mạnh
4. Chính sách trả lương công khai, minh bạch
Đa dạng hóa sản phẩm (Product diversification)
Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm sao cho phù hợp
với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh
nhằm tạo ra cơ cấu sản phẩm hợp lí và có hiệu quả cho doanh nghiệp.

Phân loại đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp gồm các cách sau đây:

Phân loại theo góc độ thị trường và chính sách sản phẩm, bao gồm:
- Đa dạng hóa trên cơ sở biến đổi chủng loại sản phẩm, tức là cải tiến sản phẩm
hiện có để tạo thêm thang, bậc sản phẩm tung ra thị trường hiện có và thị trường
mới.

- Đa dạng hóa trên cơ sở đổi mới chủng loại sản phẩm, tức là tạo ra sản phẩm mới
để tung ra thị trường.

Phân loại trên cơ sở các điều kiện thực hiện đa dạng hóa, bao gồm:
- Đa dạng hóa sản phẩm trong phạm vi nguồn lực hiện có, có bổ sung thêm một
phần vốn đầu tư. Đây là hình thức mà nhiều doanh nghiệp chọn, nhất là các doanh
nghiệp bị hạn chế về nguồn lực và đồng thời nó cũng hạn chế được rủi ro trong sản
xuất kinh doanh.

- Đa dạng hóa sản phẩm trong phạm vi vốn đầu tư mới: cách này sẽ tạo ra sự đột
phá về công nghệ và sức mạnh cạnh tranh, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro lớn.

Phân loại theo phạm vi và tính chất của nhu cầu, bao gồm:
- Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu của nhu cầu, tức là cải tiến sản phẩm hiện
có để tạo thêm nhiều dòng và mặt hàng mới.

- Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng của nhu cầu: tức là quá trình mở rộng
thêm chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.

- Đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới, khác biệt
với sản phẩm hiện có.

Phân loại trên cơ sở sử dụng hợp lí nguyên vật liệu, bao gồm:
- Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu.

- Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sử dụng lại phế liệu, phế phẩm, thải phẩm…

You might also like