You are on page 1of 24

ĐÁP ÁN 80 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CON NGƯỜI VÀ

MÔI TRƯỜNG (ME2019) CỦA KHOA CƠ KHÍ


Các câu hỏi ghi chữ đỏ là những câu chưa tìm được đáp án và hoàn toàn
do mình tự ý trả lời.
Các câu hỏi ghi chữ xanh là những câu mình tìm được trong tài liệu
nhưng không chưa rõ ý.

1. Thứ tự của các tầng trong khí quyển? (C2)


- Các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: ( 5 tầng)
Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt, tầng ngoài

2. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển của con người? (C1)
1. Phương thức sống và thức ăn.
2. Thay đổi cấu tạo và thêm các chức năng mới của cơ thể
3. Khí hậu.
4. Môi trường địa hóa.

3. Tổ hợp của nhiều thành phần như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa, nắng,
tuyết...gọi là gì? (C1)
- Khí hậu

4. Môi trường bao gồm các yếu tố nào? (C1)


- Rào chắn tự nhiên (sông, hồ, biển, núi, cây rừng ...)
- Rào chắn văn hóa (nhà cửa, quần áo, tiện nghi sinh hoạt ...)
5. Nguyên nhân chính gây giảm đa dạng sinh học? (C3)
-Ngoài các nguyên nhân tự nhiên thì đặc biệt là do con người đã làm:
 Phá huỷ các nơi sinh cư của các loài
 Săn bắt và đánh bắt quá mức
 Khai thác các loài để làm sản phẩm thương mại
 Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
 Thói quen tiêu thụ thịt thú rừng, hải sản
 Quản lý yếu kém, nhận thức người dân chưa cao
6. Khái niệm về chất gây ô nhiễm môi trường? (C3)
-Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho
môi trường bị ô nhiễm.

7. Công nghệ sạch đóng vai trò gì trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật?
( Chưa tìm được đáp án )
- Dẫn đến dùng ít tài nguyên

8. Hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn ven biển nước ta có ý nghĩa gì?
( Tham khảo)
 Cung cấp sinh kế cho con người
 Chống thiên tai
 Giảm sói mòn, bảo vệ đất
 Giảm ô nhiểm
 Giảm tác động biến đổi khí hậu.
 Cung cấp môi trường sống, thức ăn cho nhiều loài động vật.

9. Môi trường thạch quyển (môi trường đất) chiếm khoảng bao nhiêu
phần trăm diện tích bề mặt trái đất? (C2)
-Nó chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt trái đất

10.Các giai đoạn tiến hóa của con người theo thứ tự nào? (C1)
1. Bộ khỉ
2. Vượn người
3. Người vượn
4. Người khéo léo
5. Người đứng thẳng
6. Người cận đại
7. Người hiện đại

11.Các nguyên tắc đạo đức môi trường? (C2)


1. Sử dụng kiến thức và kỹ năng để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi
trường
2. Xem sức khỏe, sự an toàn và môi trường sạch là quan trọng nhất.
3. Thực hiện các dịch vụ khi có ý kiến của giới chuyên môn.
4. Thành thật và vô tư
5. Đưa ra các báo cáo một cách khách quan và trung thực.

12.Các thành phần cơ bản của môi trường? (C2)


- Môi trường sống (Sinh quyển): bao gồm khí quyển (đối lưu, bình lưu),
toàn bộ thủy quyển, thạch quyển ( tầng trên).

13.Có rất nhiều bệnh liên quan đến môi trường bị ô nhiễm và các chất
ô nhiễm. Vì vậy, một bệnh nào đó bùng phát phụ thuộc vào những yếu
tố nào? (C3)
 Điều kiện tiếp xúc
 Thời gian tiếp xúc
 Trạng thái đối tượng tiếp xúc (tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ,
các yếu tố di truyền)
 Liều lượng, mức độ độc hại của các chất ô nhiễm

14.Các hình thái kinh tế xã hội loài người đã trải qua? (C1)
Có 6 hình thái kinh tế và 5 hình thái xã hội mà loài người đã trải qua

1. Hái lượm 1. Xã hội cộng sản nguyên thủy.


2. Săn bắt 2. Xã hội chiếm hữu nô lệ.
3. Chăn thả 3. Xã hội phong kiến.
4. Nông nghiệp 4. Xã hội tư bản.
5. Công nghiệp 5. Xã hội xã hội chủ nghĩa.
6. Hậu công nghiệp

15.Các yếu tố tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và
thực vật? (C3)
- Nguyên nhân tự nhiên và con người ( con người là chủ yếu)

16.Ô nhiễm do khí thải chủ yếu có nguồn gốc từ đâu? (C2) Giống câu
57
- Ô nhiễm do quá trình sản xuất.
- Ô nhiễm do giao thông vận tải
- Ô nhiễm do sinh hoạt của con người
17.Khái niệm về hệ sinh thái? (C2)
-Tập hợp các sinh vật, cùng với các mối quan hệ khác nhau giữa các
sinh vật đó và các mối tác động tương hỗ giữa chúng với môi trường,
với các yếu tố vô sinh, tạo thành một hệ thống sinh thái-ecosystem, gọi
tắt là hệ sinh thái.

18.Nước ngọt là dạng tài nguyên như thế nào? (C3)


- Là nguồn tài nguyên tái tạo được
19.Những vấn đề liên quan đến trồng rừng và bảo vệ rừng? (C3)
 Rừng bị phá do di dân
 Rừng bị tàn phá do dân số tiếp tục tăng nhanh
 Rừng tiếp tục bị chặt phá là do nghèo đói, chiến tranh
 Rừng tiếp tục bị suy giảm là do chính sách, việc quản lý, kiểm soát
yếu kém
 Rừng tiếp tục bị suy giảm là do cháy rừng

20.Tác nhân hóa học chính gây ô nhiễm môi trường nước? (C2)
1. Ô nhiễm không khí dẫn đến mưa axit...
2. Nước thải công nghiệp không qua xử lý được thải thẳng xuống các
thuỷ vực.
3. Nước thải nông nghiệp (từ đồng ruộng sử dụng phân hóa học,
thuốc trừ sâu,..)
21.Nguyên nhân chính làm mất rừng là do đâu? (C2)
a) Bị chặt phá để khai thác gỗ, nguyên vật liệu, củi.
b) Bị tàn phá do dân số tiếp tục tăng nhanh
c) Rừng tiếp tục bị suy giảm là do cháy rừng
d) Do chính sách, việc quản lý, kiểm soát yếu kém

22.Khái niệm về ô nhiễm môi trường? (C2)


-Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật.

23.Khái niệm về suy thoái môi trường? (C2)


-Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh
vật.
24.Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường? (C2)
 Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng
sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu,
dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công
nghiệp khác
 Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà
máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
25.Biện pháp tốt nhất để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh
dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng
là gì? (C2)
-Biện pháp tốt nhất là thay đổi các loại cây trồng hợp lý, trồng luân canh,
trồng xen kẽ.

26.Các nhà máy sản xuất, các khu nhà ở, các công viên, v.v... thuộc
thành phần môi trường nào? (C2)
- Môi trường nhân tạo
( Có 3 thành phần mtrg: tự nhiên, xã hội, nhân tạo)

27.Mục đích và ý nghĩa của môn học môi trường và con người là gì?
a. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về con
người và môi trường, trong đó có môi trường công nghiệp.

b. Biết khảo sát, đánh giá những hiểm họa, những nguy hiểm xảy ra
trong môi trường sống và làm việc.

c. Xác định mối quan hệ giữa môi trường và con người; giúp người
học có ý thức trách nhiệm về môi trường, góp phần vào sự phát
triển bền vững.

28.Một hệ sinh thái cân bằng phải như thế nào? ( Tham khảo)
- Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang
thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều
kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự
nhiên là cân bằng.

29.Nghiên cứu những biến đổi sinh lý của con người trong lao động
là một nhiệm vụ của y học lao động nhằm mục đích gì? (C4)
-Ergonomics góp phần bảo vệ và giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao
động, giảm thiểu được các tác hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh
nghề nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp.
(Ergonomics là khoa học liên ngành có liên quan đến nhiều lĩnh vực
trong đó có Y học lao động
Và câu hỏi này là 1 trong 3 mục đích: Sức khỏe, tiện lợi, hiệu quả)

30.Để duy trì sự cân bằng hệ sinh thái cần phải làm gì? ( Tham khảo)
- Duy trì các qui luật, chu trình tuần hoàn, chu trình sinh – địa – hóa.

31.Khái niệm về sự phát triển bền vững? (C3)


-Sự phát triển bền vững là sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu
của thế hệ tương lai.

32.Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước ngọt của nước ta bị ô
nhiễm nghiêm trọng?
a/ Sinh hoạt của con người:
b/ Sản xuất liên quan đến công nghiệp:
c/ Sản xuất liên quan đến nông nghiệp:
d/ Các hoạt động thủy lợi, thủy điện:
e/ Nuôi trồng thủy hải sản và các hoạt động khác.
33.Đất có khả năng tự làm sạch sau một thời gian bị ô nhiễm chủ yếu
là nhờ yếu tố nào? (C2)
-Là nhờ các vi sinh vật dị dưỡng có ở trong đất.

34.Nguyên nhân dẫn đến quá trình tự làm sạch tự nhiên ở sông dễ
hơn ở hồ là do yếu tố nào quyết định? (C2)
-Quá trình tự làm sạch nguồn nước là quá trình tự phục hồi trạng thái
chất lượng nước ban đầu nhờ quá trình lý - hóa học, sinh học, thủy động
học v.v…
-Và do sông có quá trình thủy động học, còn hồ thì không nên quá trình
tự làm sạch tự nhiên ở sông dễ hơn ở hồ

35.Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với các
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
được gọi là gì? (C2)
- Ô nhiễm môi trường

36.Mục đích đầu tiên mà ergonomics quan tâm đến là gì? (C4)
-Góp phần bảo vệ và giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao động, giảm
thiểu được các tác hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh nghề nghiệp
và bệnh liên quan tới nghề nghiệp.

37.Khi xảy ra hỏa hoạn cần phải làm gì? (C5)


Quy trình 5 bước:
1. Bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất
2. Báo động để mọi người biết
3. Ngắt điện khu vực bị cháy
4. Báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến
5. Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy
38.Khi phát hiện bình gas bị rò rỉ cần phải làm gì? ( Tham khảo)
- Bình tĩnh khóa van bình gas, mở cửa sổ

39.Lợi ích cơ bản nhất của việc ứng dụng ergonomics là gì? (C4)
-Giảm mức tổn thương hoặc bệnh tật.

40.Cho biết tác hại của tiếng ồn? (C5) (Chúng ta nên phân biệt kĩ : có
tác hại của tiếng ồn và tác hại của rung động )
- Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương, đến hệ tim
mạch, đến các cơ quan khác và cuối cùng đến cơ quan thính giác.
- Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào : phổ, mức ồn, cường độ, tần số,
hướng năng lượng, thời gian tác dụng, trạng thái cơ thể, giới tính, …

41.Bụi có kích thước từ 0,1µm đến 5µm ở lại phổi chiếm bao nhiêu %?
(C5)
- Bụi từ 0,1 �� đến 5 �� ở lại phổi chiếm 90% nên rất nguy hiểm

42.Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ergonomics?


+ Công thái học vật lí.
+ Công thái học nhận thức.
+ Công thái học tổ chức.

43.Các biện pháp kỹ thuật để phòng chống vi khí hậu xấu? (C5)
1. Cơ khí tự động hóa công việc ở nơi có nhiệt độ cao.
2. Bố trí hợp lý nguồn sinh nhiệt.
3. Cách ly nguồn nhiệt đối lưu hay bức xạ - dùng màn nước.
4. Làm bức ngăn đặt giữa nguồn sinh nhiệt và người công nhân.
5. Cách nhiệt và ngăn bức xạ mặt trời.
6. Bố trí che chắn, tránh gió lùa ( khí hậu lạnh).

44.Các biện pháp để phát triển bền vững? (C3)


a) Biện pháp về lĩnh vực kinh tế:
b) Biện pháp về lĩnh vực nhân văn:
c) Biện pháp về lĩnh vực môi trường:
d) Biện pháp về lĩnh vực kỹ thuật:

45.Các mức độ ồn cho phép trong sản xuất công nghiệp? (C5)
- Mốc chuẩn: 8h làm việc  85dB
- Thời gian giảm đi 2 lần  Cộng thêm 5 dB
- Từ công thức này ta có bảng như sau:
Thời gian Độ ồn cho phép (dB)
4h 90 dB
2h 95 dB
1h 100 dB
0,5h (30p) 105 dB
0,25h (15p) 110 dB
< 15p 115 dB
Độ ồn Max cho phép : 115 dB

46. Phương châm của ergonomics là gì? (C4)


 Làm cho công việc, máy móc phù hợp với con người chứ không
phải bắt con người phải thích nghi với máy móc
 Con người có những hạn chế nhất định về tầm vóc, thể lực, sinh lý,
tâm lý, trí tuệ… nên không thể bắt họ làm những việc ngoài khả
năng của họ

47.Ergonomics là ngành khoa học nghiên cứu những gì? (C4)


-Ergonomics (Công thái học): Là môn khoa học nghiên cứu về sức khỏe
con người và quan hệ giữa con người với môi trường làm việc để từ đó
thiết kế sản phẩm cho người tiêu dùng, tạo dựng môi trường cho người
lao động sao cho phù hợp và thoải mái nhất cho người lao động và người
tiêu dùng (sản phẩm) nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm tiêu dùng mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

48.Khi xảy ra cháy, việc cần làm đầu tiên là gì? (C5)
- Bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất:
+ Xđ nhanh điểm cháy
+ Lựa chọn nhanh giải pháp và các việc cần làm.

49.Nhiệm vụ của ergonomics là gì? (C4)


- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ
giữa con người với các công cụ và đối tượng lao động.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu để giải quyết cách tối ưu mối quan hệ giữa
các bộ phận trong một máy, một dây truyền sản xuất.
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ
giữa con người và các điều kiện lao động.
- Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu để giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ
giữa người với người.

50.Thiếu hoặc thừa ánh sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng
không hợp lý là các tác hại liên quan đến yếu tố nào? (C5) + tham
khảo
-Liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn

51.Công nghệ sạch là gì? (Tham khảo)


- Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không
gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô
nhiễm môi trường
52.Sản xuất sạch hơn có tác dụng gì? ( Tham khảo c4 trong link)
- Ngăn ngừa phát thải.
- Giảm nhu cầu lắp đặt và vận hành hệ thống kiểm soát cuối đường
ống đắt tiền.
- Tiết kiệm nguyên liệu đầu vào (nước, nguyên liệu thô, hóa chất và
năng lượng).
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng lợi ích kinh tế.
Tham khảo:
- Một là, giảm giá thành sản phẩm thông qua:
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất và nguồn lực;
+ Giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, nước và năng lượng đầu vào;
+ Tận dụng được các sản phẩm phụ;
- Hai là, giảm chi phí liên quan đến thu gom và xử lý chất thải do giảm
lượng chất thải phát sinh vì doanh nghiệp chú trọng đến phòng ngừa ô
nhiễm hơn là khắc phục ô nhiễm.
- Ba là, thực hiện tốt hơn các yêu cầu pháp lý về môi trường;
- Bốn là, tăng cường ý thức của người lao động về bảo vệ môi trường,
cải thiện môi trường làm việc, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động,
- Năm là, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và
tuân thủ luật pháp. Giúp doanh nghiệp tạo dựng sự tin tưởng đối với các
bên liên quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà quản lý, địa phương...)
trên các lĩnh vực
- Sáu là, tạo ra các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn
- Bảy là, SXSH còn gắn liền với:
+ Hệ thống quản lý môi trường;
+ Quản lý chất lượng tổng hợp;
+ Quản lý sức khỏe và an toàn.
- Tám là, thị trường quốc tế không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm,
giá thành sản phẩm mà còn là đòi hỏi về khía cạnh môi trường và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
53. Sự khác nhau giữa công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn? (Tham
khảo)
- Công nghệ sạch là thuật ngữ được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD) xây dựng: “Các công nghệ sạch được sử dụng trong các
ngành công nghiệp khác nhau để giảm hoặc thậm chí loại bỏ tại
nguồn, bất cứ sự phát sinh thiệt hại hay ô nhiễm chất thải nào và để
tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”.
- Công nghệ sạch có thể được áp dụng ngay ở giai đoạn thiết kế với
những thay đổi căn bản trong quy trình sản xuất hoặc áp dụng vào
trong dây truyền hiện có bằng việc phân riêng và tận dụng các sản
phẩm thứ cấp mà có thể bị loại bỏ nếu không áp dụng loại công nghệ
này”.
- Khác với công nghệ sạch, SXSH là thực hiện một cách liên tục chiến
lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất,
sản phẩm để cải thiện từng bước công nghệ hiện tại, hướng tới công
nghệ mới tốt hơn và sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanhn của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường.

54.Lợi ích của công nghệ sạch? (Tham khảo)


- Giảm thiểu tác động môi trường
- Bảo toàn nguyên liệu, nước, năng lượng
- Loại bỏ nguyên liệu độc hại, nguy hiểm
- Giảm độc tính của khí thải, chất thải
55.Khái niệm đạo đức môi trường? (C2)
-Là sự thừa nhận rằng không chỉ có mỗi con người trên trái đất mà con
người còn phải chia sẻ trái đất với các hình thức khác của cuộc sống.

56.Khái niệm về khủng hoảng môi trường? (C2)


- Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường
sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.

57.Các nguồn tạo ra chất gây ô nhiễm không khí? (C2) Giống câu 16
- Ô nhiễm do quá trình sản xuất.
- Ô nhiễm do giao thông vận tải
- Ô nhiễm do sinh hoạt của con người
58.Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường, xây dựng các trạm
quan trắc, khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, công
nghệ sạch là biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí nào? (C2)
- Biện pháp quản lí
( Có 6 biện pháp: quy hoạch, cách ly vệ sinh, công nghệ, làm sạch, sinh
thái học và quản lí).

59.Các nguồn tạo ra chất gây ô nhiễm nước? (C2)


a/ Sinh hoạt của con người:
b/ Sản xuất liên quan đến công nghiệp:
c/ Sản xuất liên quan đến nông nghiệp:
d/ Các hoạt động thủy lợi, thủy điện:
e/ Nuôi trồng thủy hải sản và các hoạt động khác.

60.Giám sát chất lượng nguồn nước mặt nhằm mục đích gì? (C2)
-Nhằm mục đích đánh giá tình trạng chất lượng nước, dự báo mức độ ô
nhiễm nguồn nước từ đó có biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả.

61.Các nguồn tạo ra chất gây ô nhiễm môi trường đất? (C2)
a. Do các hoạt động trong công nghiệp:
b. Do các hoạt động trong nông nghiệp:
c. Do sinh hoạt của con người:
62.Tất cả những yếu tố phát sinh ra trong quá trình sản xuất và có
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động được gọi là gì?
(Tham khảo)
-Những yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất công nghiệp

63.Các biện pháp an toàn để bảo vệ người lao động khỏi tác động của
các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là gì? (Tham khảo)
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ : cơ khí, tự động điều khiển từ xa quá
trình công nghệ nhằm làm cho người lao động không tiếp xúc với chất
độc hại, loại trừ công việc nặng nhọc, vừa đảm bảo an toàn vừa nâng
cao năng suất, dùng chất ít độc hơn thay cho chất có độc tính cao, cải
tiến quá trình công nghệ
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh : sử dụng hệ thống thông gió, chiếu sáng ,
không gian, diện tích làm việc đúng tiêu chuẩn , chỗ làm việc ngăn nắp,
sạch sẽ
- Biện pháp sử dụng phương tiện bảo vệ người lao động
- Biện pháp tổ chức lao động : tùy theo công việc và khả năng mà thực
hiện phân công lao động cho hợp lý phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý
của người lao động.
- Biện pháp y tế : tổ chức khám tuyển , giám định khả năng lao động,
hướng dẫn tập luyện phục hồi khả năng lao động cho người bị tai nạn đã
được điều trị, thường xuyên kiểm tra vệ sinh, cung cấp đún thực phẩm,
thức ăn dự phòng .

64.Chất độc hại xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường nào?
(C3)
-Qua 3 con đường: tiêu hoá, tiếp xúc, hô hấp.
65.Yếu tố nào quan trọng nhất quyết định tính độc của chất độc? (C5)
Các yếu tố quyết định tính độc :
1) Cấu trúc hóa học ( *Yếu tố quan trọng nhất)
2) Nồng độ và tg tác dụng
3) Điều kiện môi trường

66.Khi nạn nhân bị nhiễm chất độc phải sơ cứu theo trình tự nào?
(C5) + Tham khảo
Bước 1. Đưa người bị nạn tới khu vực thoáng, không khí trong lành.
Chú ý trong quá trình đưa người ra khỏi khu vực có khí gas cần trang bị
đầy đủ bảo hộ, nhất là mặt nạ phòng độc và kính.
Bước 2. Đặt người bị ngạt nằm thẳng, tránh các cử động chân tay, tránh
tụ tập đông người quanh người bị nạn, cần tạo môi trường không khí
thoáng và sạch cho người bị nạn.
Bước 3. Kiểm tra mạch của người bị nạn, nếu mạch của người bị nạn
đập bình thường thì để yên cho người bị nạn nghỉ ngơi. Nếu mạch ngừng
đập, cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
Bước 4. Rửa nước sạch liên tục nếu hóa chất độc hại bắn vào quần áo và
thân thể.

67.Bất chợt vào ban đêm, khi chợt tỉnh giấc thì phát hiện căn nhà của
mình có khí gas nồng nặc, việc cần làm đầu tiên là gì? (Tham khảo)
-Nhẹ nhàng tiến đến mở các cửa sổ, cửa cái để khí gas thoát bớt ra ngoài.
Nếu cần ánh sáng để thấy đường đi chỉ nên dùng đèn pin của điện thoại
hoặc đèn pin cầm tay, không mở cầu dao, công tắc để tránh tạo tia lửa
điện
68.Kỹ năng thoát hiểm cần thiết khi có cháy trong nhà cao tầng là gì?
(C5)
1) Xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu
2) Chú ý vị trí của các phương tiện chữa cháy ( như là bình chữa
cháy, ống nước, …) bởi ta có thể dùng ống nước làm dây cứu hộ cho
bản thân
3) Bình tĩnh xử lý ( Quan trọng nhất)
4) Nếu không dập được lửa với các phương tiện có sẵn hãy ra khỏi
phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.
5) Tìm bảng đèn EXIT
6) Trên đường đi, báo cho mn biết đang có cháy
7) Nếu phải băng qua ngọn lửa, hãy dùng áo, chăn cotton nhúng
ướt và trùm lên đầu, lên người
8) Bò hoặc đi khom người khi có nhiều khói, dùng khăn ướt bịt
mũi miệng và đi lần theo tường
9) Kiểm tra nhiệt độ cửa và tay nắm cửa trước khi mở
10) Khi mở cửa nên tránh mặt sang 1 bên và cúi người sát sàn.
…. ( Có 20 bước mình chỉ nêu 10 để tránh dài dòng)

69.Khi bị lửa bắt cháy trên cơ thể, làm cách nào để dập tắt? (Tham
khảo)
- Trước hết, phải nhanh chóng cởi bỏ quần áo, mũ nón. Nếu không kịp
làm như vậy, có thể lăn mình trên tại nơi không có người, không có
vật bị cháy, như thế có thể dập tắt lửa trên cơ thể.
- Nếu có người ở đó, có thể dùng bao tải, tấm thảm...trùm lên người
đang cháy, như thế có thể dập tắt lửa, hoặc đổ nước vào người đang
bốc cháy, hoặc giúp họ xé bỏ quần áo đang bốc cháy
- Nhưng nhớ kĩ, không được dùng bình cứu hỏa xịt trực tiếp vào cơ thể
người đang bốc cháy, để tránh những chất hóa học trong bình xịt tác
động tới vết bỏng trên cơ thể.
- Cố gắng không nhảy trực tiếp xuống dưới nước. Tuy nhảy xuống
nước có thể dập lửa nhanh chóng, nhưng những vết bỏng sau này rất
khó chữa.
- Tuyệt đối không được vì hoảng loạn mà mất bình tĩnh, chạy lung tung,
như vậy sẽ làm cho lửa cháy to hơn. Khi tóc và mặt bị cháy không
được dùng tay trực tiếp dập lửa, như vậy sẽ chạm vào da mặt, không
có lợi cho việc trị liệu, nên dùng khăn mặt hoặc các vật khác để dập
lửa.

70.Khi bị bỏng thì đâu là biện pháp sơ cứu hữu hiệu? (Tham khảo)
1. Làm mát vùng da với nước sạch ít nhất 20-30 phút.
2. Che vết bỏng với vải chuyên dùng sạch, không dính.
3. Tháo gỡ quần áo chật, trang sức, đồng hồ.
4. Tháo bỏ quần áo nhiễm bẩn nếu nó không dính chặt vào vết bỏng.
5. Rửa sạch các hóa chất còn trên da, mắt, tóc.
6. Kiểm tra đường thở và các triệu chứng bất thường khác trên cơ thể.

71.Dùng bình chữa cháy CO2 để dập tắt đám cháy nào là có hiệu
quả nhất? ( Tham khảo)
-Bình chữa cháy CO2 là lý tưởng dập các đám cháy điện vì nó không
làm ảnh hưởng đến chúng khi chữa cháy và không cần phải vệ sinh như
các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không
khí.

72.Theo quy định của Luật PCCC hằng năm ngày nào là “Ngày
toàn dân phòng cháy và chữa cháy”? (C5)
- Ngày 4/10

73.Theo luật PCCC, lực lượng PCCC nòng cốt trong toàn dân là lực
lượng nào? (Tham khảo)
Điều 43. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt
động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và
hoạt động theo quy định của pháp luật;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

74.Điều kiện để thông gió tự nhiên là gì? (C5)


- ĐK: nhờ các yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa – áp suất gió qua các cửa
thông gió hợp lý.

75.Để phòng và chống tác hại của bụi cần thực hiện các biện pháp
nào? (C5)
-Biện pháp kỹ thuật
-Biện pháp vệ sinh-y tế

76.Các biện pháp giảm ồn và giảm rung động? (C5)


- Biện pháp chung :
+ Ngay từ khi thiết kế mặt bằng phải nghiên cứu giảm tiếng ồn
+ Trồng cây, xây tường cách âm
+…
- *Giảm tiếng ồn và rung động tại nơi xuất hiện. ( Đây là biện pháp
chủ yếu )
- Giảm tiếng ồn và rung động trên đường lan truyền

- Chống tiếng ồn khí động


- Biện pháp sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và VS y tế.

77.Ảnh hưởng của vi khí hậu đến con người như thế nào? (C5)
1) Nhiệt độ:
-Là yếu tố quan trọng nhất phụ thuộc không khí ngoài trời và sự
phát nhiệt của quá trình sản xuất như lò nung, ngọn lửa, các phản
ứng,…
2) Độ ẩm:
-Là lượng hơi nước có trong không khí (g/m3). Để biểu thị độ ẩm
cao hay thấp người ta dùng độ ẩm tương đối.
3) Vận tốc chuyển động của không khí:
- Tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc V ≤ 3 m/s
4) Bức xạ nhiệt:
-Là những hạt năng lượng truyền trong không gian dưới dạng
sóng điện tử gồm tia sáng thường – tử ngoại – hồng ngoại.

78.Tác hại của hóa chất đối với cơ thể người? (C5)
1. Kích thích gây khó chịu
2. Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai
3. Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng
4. Gây ngạt
5. Gây mê và gây tê
6. Hư bào thai
7. Bệnh bụi phổi
8. Gây dị ứng
9. Gây ung thư

79.Tại sao phải chiếu sáng hợp lý? (C5)


- Ảnh hưởng đến năng suất và an toàn lao động
- Tạo đk lao động thuận lợi
- Giữ đc khả năng làm việc lâu hơn
- Giảm đc 1 phần chi phí chiếu sáng dư thừa

80.Yêu cầu của kỹ thuật chiếu sáng? (C5)


1. Bảo đảm độ rọi yêu cầu
2. Không gây bóng đổ của người, thiết bị, …
3. Tránh tạo hiện tượng lóa
4. Bề mặt làm việc có độ sáng cao hơn các bề mặt khác
5. Tỷ lệ độ chói của bề mặt làm việc với tường, trần là 10 : 1
(xưởng sx) hoặc 3 :1 ( lao động bình thường)
NẾU CÁC BẠN CÓ TÌM ĐƯỢC CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC CÂU
HỎI CÒN DANG DỞ THÌ XIN THÊM VÀO ĐỂ HOÀN THIỆN.
Thank you !
( Có bất kì thắc mắc gì xin liên hệ qua mail:
phu.truongt22001@hcmut.edu.vn)

You might also like