You are on page 1of 20

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024


Bài kiểm tra: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn kiểm tra thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, khổng kể thời gian phát đề
Đề kiểm tra có 05 trang
Lê Văn Chương Hiếu 772005 Mã đề 217
Họ, tên học sinh:………………………..……………Số báo danh:…………….……..

Câu 1: (ID: 687547) Thường biến có ý nghĩa nào sau đây?


A. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. B. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
C. Tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau. D. Làm tăng khả năng đột biến của loài.
Câu 2: (ID: 687548) Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn tiến hoá tiền sinh học hình thành nên
A. Sinh giới như ngày nay. B. Chất hữu cơ đơn giản.
C. Chất hữu cơ phức tạp. D. Tế bào sơ khai.
Câu 3: (ID: 687549) Quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A. Tinh bột. B. ATP. C. O2. D. Protein.
Câu 4: (ID: 687550) Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Thể tam bội của loài này có số lượng nhiễm sắc
thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 18. B. 13. C. 36. D. 15.
Câu 5: (ID: 687551) Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập quy định, kiểu
gen có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định hoa trắng?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 6: (ID: 687552) Sợi nấm xâm nhập vào tế bào vi khuẩn lam tạo nên dạng sống đặc biệt là địa y. Trong
trường hợp này, mối quan hệ giữa nấm và vi khuẩn lam là
A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hợp tác.
Câu 7: (ID: 687553) Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không
làm xuất hiện alen mới?
A. Đảo đoạn. B. Tự đa bội. C. Thể một. D. Đột biến gen.
Câu 8: (ID: 687554) Hình bên mô tả cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli. Vùng P là

A. gen cấu trúc. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa.
Câu 9: (ID: 687555) Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 Aa : 1 aa?
A. AA × Aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 10: (ID: 687556) Sự giống nhau trong cấu tạo giữa chi trước của mèo và cánh dơi là ví dụ về loại bằng
chứng tiến hóa nào sau đây?
A. Sinh học phân tử. B. Giải phẫu so sánh. C. Sinh học tế bào. D. Hóa thạch.
Câu 11: (ID: 687557) Thực vật sống trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu nhờ cơ quan nào?
A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Hoa.
Câu 12: (ID: 687558) Quần thể có thành phần kiểu gen nào dưới đây cân bằng di truyền?
A. 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. B. 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa.
C. 0,4 AA : 0,5 Aa : 0,1 aa. D. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa.
Câu 13: (ID: 687559) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim xúc tác nối các đoạn Okazaki là
A. ARN pôlimeraza. B. restrictaza. C. ligaza. D. ADN pôlimeraza.
Câu 14: (ID: 687560) Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả
năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
Trình tự đúng của các thao tác trên là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (4) → (3) → (2).
C. (2)→ (1) → (3) → (4). D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 15: (ID: 687561) Ở người, bệnh nào sau đây do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định?
A. Mù màu đỏ - xanh lục. B. Ung thư máu. C. Bạch tạng. D. Phêninkêtô niệu.
DE
Câu 16: (ID: 687562) Cơ thể có kiểu gen X A X a giảm phân bình thường có thể tạo ra loại giao tử nào
de
sau đây?
A. X A de B. X a de C. X A X a DE D. A DE
Câu 17: (ID: 687563) Động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Cá sấu. B. Gà. C. Cá chép. D. Gấu
Câu 18: (ID: 687564) Theo lí thuyết, một tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp 2 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế
bào con?
A. 2. B. 6. C. 8. D. 4
Câu 19: (ID: 687565) Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nhân bản vô tính. B. Gây đột biến gen.
C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 20: (ID: 687566) Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. prôtêin. B. glicôgen. C. ARN. D. ADN.
Câu 21: (ID: 687567) Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Nấm. B. Ánh sáng. C. Cây gỗ. D. Thỏ.
Câu 22: (ID: 687568) Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài vỏ xoắn ngược chiều kim đồng hồ,
loài kia vỏ xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là ví dụ minh họa
cho loại cách li nào?
A. Cách li thời gian. B. Cách li nơi ở. C. Cách li địa lý. D. Cách li cơ học.
Câu 23: (ID: 687569) Khi nói về đột biển gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
B. Đột biến gen làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. Khi đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến.
D. Gen đột biến là gen lặn luôn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Câu 24: (ID: 687570) Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của môi trường.
Câu 25: (ID: 687571) Khảo sát 4 quần thể cả mẻ thu được kết quả như sau:

Biết điều kiện sinh thái ao nuôi của 4 quần thể giống nhau, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể
nào có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất?
A. Quần thể IV. B. Quần thể I. C. Quần thể II. D. Quần thể III.
Câu 26: (ID: 687572) Ví dụ nào sau đây thuộc dạng biến động không theo chu kì?
A. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
B. Rươi ở vùng nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch hằng năm.
C. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
D. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
Câu 27: (ID: 687573) Bao nhiêu trường hợp sau đây có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là số chẵn?
I. Người bị hội chứng Tớcnơ.
II. Cây nho tứ bội.
III. Người bị hội chứng Đao.
IV. Cơ thể châu chấu đực.
A. 3 B. 2. C. 1 D. 4.
Câu 28: (ID: 687574) Đồ thị bên mô tả sự tăng trưởng của một quần thể sinh vật theo thời gian. Trong 4 thời
điểm (I đến IV) đánh dấu trên đồ thị, thời điểm nào thể hiện tốc độ sinh sản xấp xỉ bằng tốc độ tử vong?

A. III. B. I. C. IV. D. II.


Câu 29: (ID: 687575) Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động mạch phối ở người có chức năng đưa máu giàu CO2 từ tim lên phối.
B. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang cùa phổi.
C. Trong hệ tuân hoàn kín, máu có thể tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
D. Ở cá chép, máu trong tâm nhĩ và tâm thất đều giàu khí O2, có màu đỏ tươi.
Câu 30: (ID: 687576) Loài đặc trưng khác loài ưu thế ở đặc điểm nào sau đây?
A. Loài có sinh khối lớn nhất trong quần xã. B. Loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. Loài có vai trò quan trọng trong quần xã hơn các loài khác. D. Loài chỉ có ở một quần
xã nào đó.
Câu 31: (ID: 687577) Giả sử một quần thể thực vật lưỡng bội tự thụ phấn bắt buộc, sự di truyền tính trạng
màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng và sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc môi trường. Thế hệ
xuất phát (P) của quần thể có thành phần kiểu gen 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ F1 của quần thể có tần số kiểu gen đồng hợp lớn hơn tần số kiểu gen dị hợp.
II. Cây có kiểu gen Aa ở thế hệ P sinh sản bình thường thu được các cây con F1, trên mỗi cây F1 chỉ có hoa
đỏ hoặc hoa trắng.
III. Nếu gen đang xét bị đột biến làm phát sinh thêm 3 alen mới (A1, A2, A3) thì có tối đa 15 loại kiểu gen
lưỡng bội về gen này trong quần thể.
IV. Nếu các cây hoa trắng ở các thế hệ đều không có khả năng sinh sản thì F3 có tỉ lệ kiểu hình là 25 hoa đỏ:
1 hoa trắng.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 32: (ID: 687578) Bảng dưới đầy mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật G và H:

Kí hiệu: (+): có lợi; (-): có hại; (0): không ảnh hưởng gì.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trường hợp (1), nếu G là động vật ăn thịt thì H là con mồi.
II. Ở trường hợp (2), nếu G là cây họ Đậu thì H có thể là vi khuẩn thuộc chi Rhizobium.
III. Ở trường hợp (3), nếu H là một loài cá lớn thì G có thể là loài cá ép sống bám trên cá lớn.
IV. Ở trường hợp (4), nếu G là lợn İ thì H có thể là loài giun kí sinh ở trong ruột của lợn.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 33: (ID: 687579) Sơ đồ phả hệ bên mô tả sự di truyền một bệnh ở người, bệnh do một gen có 2 alen quy
định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Bệnh do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
II. Xác định được kiểu gen của 11 người trong phả hệ.
1
III. Xác suất để người số 11 có kiểu gen đồng hợp
4
1
IV. Xác suất sinh con trai bình thường của cặp vợ chồng 9 và 10 là
2
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 34: (ID: 687580) Ở một loài động vật có vú, cho lai giữa con đực thuần chủng lông trắng, chân thấp với
con cái thuần chủng lông đen, chân cao, F1 thu được 100% cá thể lông đen, chân cao. Cho các cá thể F1 giao
phối ngẫu nhiên với nhau, F2 có tì lệ kiểu hình như sau:
+ Giới cái: 70% lông đen, chân cao : 5% lông đen, chân thấp : 5% lông vàng, chân cao : 20% lông vàng, chân thấp.
+ Giới đực: 35% lông đen, chân cao : 37,5% lông vàng, chân cao : 2,5% lông trắng, chân cao : 2,5% lông đen,
chân thấp : 12,5% lông vàng, chân thấp : 10% lông trắng, chân thấp.
Biết rằng hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái, gen quy định các tính trạng không nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
Y. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu lông di truyền liên kết với giới tính.
II. F2 có 30 loại kiểu gen.
Ab D d
III. Kiểu gen của con cái F1 là X X
aB
IV. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì tì lệ cá thể lông đen, chân cao ở đời con là 50%.
A. 2 B. 4. C. 1 D. 3.
Câu 35: (ID: 687581) Cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) thành thục sau 1 năm tuổi, tuổi sau sinh sản là từ
3 tuổi trở lên. Hình bên mô tả cấu trúc tuổi của hai quần thể cá mòi cờ hoa (H, K) trong các thời
điểm X và Y. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể H có cấu trúc tuổi đơn giản hơn quần thể K.
II. Không nên khai thác quần thể K ở thời điểm X.
II. Quần thể K ở thời điểm Y có xu hướng ổn định.
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, quần thể H tăng kích thước nhanh hơn quần thể K.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 36: (ID: 687582) Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều có
2 alen, trội lặn hoàn toàn và một gen quy định một tính trạng. Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính
trạng giao phấn với nhau (P) thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không
xảy ra đột biến, hoán vị gen xảy ra ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Hai cây ở thế hệ P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
II. Ở F1 có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
III. F1 có tì lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tì lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
IV. Tì lệ cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng ở F1 là 13,5%.
A. 3. B. 2 C. 1.
Câu 37: (ID: 687583) Chủng virut X kí sinh và gây bệnh ở người được nhân lên trong tế bào chủ nhờ nhiều
loại prôtêin trong đó có 3 loại prôtêaza lần lượt được mã hóa bởi 3 nhóm alen (A1, A2, A3) của hệ gen virut.
Thuốc ức chế các prôtêaza là một liệu pháp nhằm ngăn chặn sự nhân lên của virut. Kết quả nghiên cứu sự
biến đổi tần số 3 hóm alen (A1, A2, A3) của virut ở một bệnh nhân trước và sau khi dùng thuốc 02 được thể
hiện trong hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Ab
Câu 38: (ID: 687584) Có 3 tế bào sinh tinh mang kiểu gen khi giảm phân tạo giao tử đều xảy ra hoán vị
aB
gen giữa A và a, đồng thời có tế bào xảy ra đột biến làm cặp nhiễm sắc thể đang xét không phân li trong giảm
phân I. Giả sử giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào con tạo ra sau khi kết thúc giảm phân đều trở thành
giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có 1 tế bào giảm phân bị đột biến thì tỉ lệ giao tử là 1 : 1 : 1 : 1 :1 :1 :1:1.
II. Nếu có 2 tế bào giảm phân xảy ra đột biến thì tạo ra tối đa 9 loại giao tử.
III. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân của cả 3 tế bào thì t lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm 12,5%.
1
IV. Nếu có 2 tế bào giảm phân xảy ra đột biến thì tì lệ giao tử bình thường chiếm
3
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 39: (ID: 687585) Một đoạn gen có trình tự mạch mã gốc như sau:
3' ... TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA ... 5'
Đoạn gen này mã hóa cho một đoạn của chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh (kí hiệu là đoạn Q) gồm 10 axit amin.Khi
đoạn Q bị phân giải, người ta thu được số lượng các loại axit amin trong bảng sau:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. tARN mang axit amin Leu tham gia dịch mã có thể có bộ ba đối mã là 3'GAG5'.
II. Quá trình dịch mã tạo đoạn Q cần 10 lượt tARN vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
III. Trình tự axit amin của đoạn Q là Pro-Val-Arg-Pro-Arg-Pro-Arg-Arg-Leu-Val.
IV. Nếu thay thế một cặp nuclêôtit ở đoạn gen này thì chiều dài chuỗi pôlipeptit do gen đột biến mã hóa không
thay đổi so với đoạn Q.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 40: (ID: 687586) Công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng (mô hình “ruộng lúa, bờ hoa”) nhằm lợi
dụng côn trùng có ích để tiêu diệt sâu hại lúa, qua đó giảm bớt việc sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng.
Những giống hoa được chọn trồng thường có màu sắc sặc sỡ và thích nghi tốt trong điều kiện sống ngoài đồng
ruộng như: cúc dại, mười giờ, sao nhái, xuyến chi, đậu bắp, ... Đặc biệt hoa có nhiều mật và phấn sẽ thu hút
được các loài thiên địch như nhiều loài ong kí sinh, bọ rùa, nhện, kiến ba khoang, ... đến cư trú và ăn các loại
sâu hại lúa như sâu cuốn lá, các loài rệp, rầy, ...
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mô hình trên có cơ sở từ hiện tượng khống chế sinh học giữa các loài trong quần xã.
II. Trong quần xã sinh vật đồng ruộng nói trên, mối quan hệ giữa các loài ong kí sinh và cây lúa là quan hệ
cộng sinh.
III. Các loài hoa được trồng trong mô hình trên là loài ưu thế của quần xã.
IV. Mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng gây mất cân bằng sinh thái.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

----- HẾT -----


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A 2.D 3.B 4.A 5.C 6.B 7.B 8.C 9.D 10.B
11.A 12.B 13.C 14.B 15.A 16.B 17.C 18.D 19.C 20.C
21.B 22.D 23.C 24.D 25.A 26.D 27.C 28.C 29.A 30.D
31.D 32.B 33.A 34.C 35.D 36.D 37.D 38.D 39.A 40.A

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Xem lại lý thuyết thường biến.
Cách giải:
Thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Xem lại các giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống.
Cách giải:
Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn tiến hoá tiền sinh học hình thành nên tế bào sơ khai.
Chọn D.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Xem lại đặc điểm hô hấp hiếu khí ở thực vật.
Cách giải:
Quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật tạo ra sản phẩm ATP.
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Bộ nhiễm sắc thể 2n = 12
Cách giải:
Xét loài trên có 2n = 12 → bộ NST đơn bội của loài là n = 6.
Bộ NST tam bội của loài là 3n = 6.3 = 18.
Chọn A.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Kiểu gen có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.
Cách giải:
Loại kiểu gen quy đinh hoa trắng là: AAbb ; Aabb ; aaBB; aaBb ; aabb → Có 5 loại kiểu gen quay định kiểu
hình hoa trắng.
Chọn C.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Xem lại đặc điểm các mối quan hệ trong quần xã.
Cách giải:
Địa y là vì dụ điển hình của mối quan hệ cộng sinh giữa các loài sinh vật.
Chọn B.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Xem lại đặc điểm các dạng đột biến.
Cách giải:
Dạng đột biến tự đa bội làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới.
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Xem lại cấu trúc của Operon.
Cách giải:
Vùng P là vùng khởi động, nằm trước vùng O (vùng vận hành), nơi mà RNA polymeraza bám vào và khởi
động quá trình phiên mã.
Chọn C.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về các quy luật di truyền.
Cách giải:
Phép lai Aa × aa cho F1 có: 1Aa : 1aa.
Chọn D.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về tiến hóa.
Cách giải:
Sự giống nhau trong cấu tạo giữa chi trước của mèo và cánh dơi là ví dụ về loại bằng chứng tiến hóa giải phẫu
so sánh.
Chọn B.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về dinh dưỡng khoáng ở thwucj vật.
Cách giải:
Thực vật sống trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu nhờ rễ.
Chọn A.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền xAA + yAa +zaa =1
y
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: = x.z
2
Cách giải:
Quần thể cân bằng di truyền là 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa.
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Vận dungk lý thuyết đã học về quá trình nhân đôi ADN
Cách giải:
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim xúc tác nối các đoạn Okazaki là enzyme nối ligaza.
Chọn C.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về công nghệ di truyền.
Cách giải:
Thứu tự đúng là: (1) → (4) → (3) → (2).
Chọn B.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về bệnh và tật di truyền ở người.
Cách giải:
Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
Chọn A.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về các quy luật di truyền.
Cách giải:
DE
Cơ thể có kiểu gen X A X a giảm phân bình thường có thể tạo ra loại giao tử X a de.
de
Chọn B.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lú thuyết đã học về hệ tuần hoàn.
Cách giải:
Các chép có hệ tuần hoàn đơn.
Chọn C.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
a tế bào nguyên phân k lần liên tiếp tạo a.2k tế bào.
Cách giải:
1 tế bào nguyên phân 2 lần liên tiếp tạo 1.22 = 4 tế bào.
Chọn D.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
Cách giải:
Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài.
Chọn C.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về phiên mã.
Cách giải:
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử ARN.
Chọn C.
Câu 21 (NB):
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết các nhân tố sinh thái
Cách giải:
Nhân tố vô sinh Là thành phần không sống của tự nhiên, gồm các chất vô cơ tham gia vào chu trình tuần hoàn
vật chất như CO2, N2, O2, C, H2O, các chất hữu cơ riêng biệt (như protein, lipid, glucid, mùn) và các yếu tố vật
lý như các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí-gió-áp suất), đất (thành phần khoáng vật, thành
phần cơ giới đất, các tính chất lý hóa học của đất), địa hình (độ cao, trũng, dốc, hướng phơi của địa hình).
→ Nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái nhiệt đới là: Ánh sáng.
Chọn B.
Câu 22 (NB):
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết cách hình thức cách li ở loài.
Cách giải:
Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài vỏ xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia vỏ xoắn theo
chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau.
→ Đây là hình thức cách li cơ học (Cách li cơ học trong sinh học là một khái niệm dùng để mô tả các rào cản
vật lý hoặc cơ học ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể sinh vật cùng loài hoặc việc tạo ra con lai.).
Chọn D.
Câu 23 (NB):
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết đột biến gen
Cách giải:
C đúng
A sai, Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
B sai, Đột biến gen làm đa dạng vốn gen của quần thể.
D sai, Gen đột biến là gen trội luôn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Chọn C.
Câu 24 (NB):
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết diễn thế sinh thái
Cách giải:
A sai, Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra tuần tựvới sự biến đổi của môi trường.
B sai, Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C sai, Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành một quần xã ổn định.
Chọn D
Câu 25 (NB):
Phương pháp:
Trước tiên cần tính mật độ quần thể, mật độ càng lớn thì cạnh tranh càng gay gắt.
Cách giải:
Xét mật độ quần thể của từng quần thể (kích thước/thể tích)
Mật độ quần thể I: 1,3
Mật độ quần thể II: 1,5
Mật độ quần thể III 1,6
Mật độ quần thể IV 2,3
→ Quần thể IV có thể xuất hiện cạnh tranh cùng loài cao nhất
Chọn A.
Câu 26 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về biến động số lượng cá thể của quần thể.
Cách giải:
Biến động không theo chu kì là: Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.
Chọn D.
Câu 27 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về đột biến NST.
Cách giải:
Cây nho tứ bội có bộ NST trong tế bào là số chẵn.
Người bị hội chứng Tocno có bộ NST XO - lẻ.
Người bị Đao có 3 NST 21 - lẻ.
Cơ thể châu chấu đực có bộ NST giới tính XO - lẻ.
Chọn C.
Câu 28 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về sinh trưởng của quần thể.
Cách giải:
Ở gia đoạn IV - pha suy vong tốc độ sinh của quần thể xấp xỉ bằng tốc độ tử vong của quần thể.
Chọn C.
Câu 29 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về hệ tuần hoàn.
Cách giải:
Động mạch phổi ở người có chức năng chuyển máu giàu CO2 từ tim đến phổi, ở đây máu diễn ra quá trình
trao đổi nhận O2 và chuyển CO2 ra ngoài có thể, máu giàu O2 sẽ được vận chuyển theo tĩnh mạch phổi về tim.
Chọn A.
Câu 30 (NB):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết về các đặc trưng cơ bản của quần xã.
Cách giải:
Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, đặc trưng cho quần xã đó.
Chọn D.
Câu 31 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về di truyền học quần thể.
Cách giải:
Quần thể P tự thụ bắt buộc qua các thế hệ.
P: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa
I. Sai. Vì ở F1 của quần thể có:
0, 4 − 0, 4 : 2
Tần số kiểu gen đồng hợp = AA + aa = 0, 4 + 0, 2 + = 0,8
2
0, 4 − 0, 4 : 2
Tần số kiểu gen dị hợp = Aa =
2
II. Đúng. P: Aa x Aa F1: 1AA: 2Aa: 1aa
Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại hoa tương ứng với kiểu gen của cây đó.
III. Đúng.
Khi phát sinh thêm 3 alen mới, quần thể có tổng là 5 alen A, A1, A2, A3, a.
Số kiểu gen của quần thể là (kiểu gen) ‘
IV. Sai.
0, 4 2 7
Tần số alen ở thế hệ F2: a = = ;A=
1 + 2  0, 4 9 9
77 4
Tỉ lệ kiểu gen ở F3: hoa đỏ: hoa trắng.
81 81
Chọn D.
Câu 32 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về sinh thái học.
Cách giải:
I. Sai, do nếu G là động vật ăn thịt thì G (+) và H phái là (-).
II. Đúng, đây là mối uqna hệ công sinh, khi ở chung 2 loài đều có lợi, khi tác nhau 2 loài khó tồn tại và phát
triển.
III. Đúng, đây là mối quan hệ hội sinh H là các lớn dù thiếu hay có G thì chúng vẫn không bị ảnh hưởng. Còn
với G khi có H chúng sẽ có lợi trong việc di chuyển, khi thiếu H chúng sẽ phải tìm vật đi nhờ khác.
IV. Đúng, H là giun kí sinh sẽ gây hạy cho vật chủ G, khi tác chúng ra, loài H sẽ chết.
Chọn B.
Câu 33 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức di truyền học và sự di truyền trong phả hệ.
Trước tiên cần xác định quy luật di truyền sau đó dựa vào phả hệ để xét tính đúng sai của đề.
Cách giải:
Trước tiên nhìn vào phả hệ ta thấy vợ chồng (6) (7) đều bị bệnh nhưng sinh con không bệnh.
→ Bệnh được quy định bởi alen trội.
→ Kiểu gen ở người bị bệnh: Aa và AA; kiểu gen của người bình thường: aa
- Ý (1) Sai, gen nằm trên NST thường.
- Ý (2) Sai, trong phả hệ có người (1), (5) và (11) không xác định được kiểu gen chính xác.
- Ý (3) Sai, cặp vợ chồng (6) (7) bị bệnh nhưng sinh con không bệnh nên có kiểu gen là Aa
1 1 1
→ Aa × Aa, xác suất người con số 11 có kiểu gen đồng hợp là AA + aa = + =
4 4 2
- Ý (4) Đúng, người chồng không bệnh có kiểu gen aa, người vợ bị bệnh nhưng có mẹ không bệnh nên có kiểu
gen là Aa
1
→ Aa × aa, xác suất sinh con bình thường là
2
Chọn A.
Câu 34 (VDC):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các quy luật duy truyền.
Cách giải:
P(tc): ♂ Trắng, thấp × ♀ Đen, cao
F1: 100% đen, cao
→ F1 dị hợp về tất cả các cặp gen.
F1 × F1 F2: ♀: 70% đen, cao: 5% đen, thấp: 5% đen, cao: 20% vàng, thấp.
♂: 35% đen, cao: 20% vàng, thấp: 2,5% đen, thấp: 2,5% trắng, cao
: 12,5% vàng, thấp: 10% trắng thấp.
Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái (XX) không xảy ra ở giới đực (XY)
- Xét riêng từng tính trạng:
+ Tính trạng màu lông, ở F2: Đen: vàng: trắng = 9: 6: 1
Đây là kết quả của tương tác bổ sung. Gen quy định tính trạng màu lông do 1 gen có 2 alen quy định.
Quy ước gen: A_; B_: Đen. A_, bb + aa, B_: Vàng. aa, bb: trắng.
+ Tính trạng chiều cao chân, ở F2: cao: thấp = 3: 1.
Gen quy định chiều cao chân do 1 gen có 2 alen quy định trội lặn hoàn toàn.
DD, Dd: chân cao. dd: quy định chân thấp.
Lại có: ♀ F2 không xuất hiện lông trắng, nhưng lại xuất hiện cao: thấp = 3:1.
Đồng thời, Tính trạng màu lông lại xuất hiên không đồng đều ở 2 giới.
Kết luận: gen quy định chiều cao thân nằm trên NST thường và tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính.
BD BD
Kiểu gen F1: X AY  X AX a
bd bd
I. Đúng.
II. Sai.
F2: có 4 x 7 = 28 kiểu gen.
Do hoán vị chỉ xảy ra một bên nên xét về gen B và D chỉ có 7 kiểu gen.
III. Sai. Vì F1 dị đều chứ không phải dị chéo.
IV. Sai.
BD bd 1 1 1
Cho con đực F1 lai phân tích: X AY  X aX a . Ở Fa có lông đen, chân cao =  =
bd bd 2 2 4
Chọn C.
Câu 35 (TH):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về sinh thái học.
Cách giải:
I. Sai, cấu trúc tuổi các các quần thể khác nhau là khác nhau, nhưng đều được cấu thành từ 3 nhóm chính gồm:
nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh snar (không còn khả năng sinh sản).
II. Đúng, vì ở thời điểm này nhóm cá thể nhỏ hơn 1 tuổi chiếm % lớn (60%), nếu khai thác quần thể ở thời
điểm này, sản lượng thu được không cao và quần thể có thể bị tuyệt diệt do khai thác hết con non.
III. Sai, ở thời điểm Y quần thể K có nhóm tuổi trước sinh sản rất nhỏ, quần thể này có xu hướng già hóa -
suy thoái.
IV. Đúng, do quần thể H có sự tăng trưởng ổn đinh hơn so với quần thể K, quần thể H có cấu trúc thuộc nhóm
đang phát triển.
Chọn D.
Câu 36 (VDC):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các quy luật duy truyền.
Cách giải:
3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, mỗi gen đều có 2 alen. Như vậy, 2 gen cùng nằm trên 1 NST và 1 cặp
nằm trên NST khác.
Quy ước gen:
Tính trạng 1 do gen A có 2 alen A và a quy định. Tính trạng 2 do gen B có 2 alen B và b quy định. Hai tính
trạng này thuộc NST số 1. Tính trạng 3 do 1 gen có 2 alen D và d quy định thuộc NST số 2.
P: Trội về 3 tính trạng x trội về 3 tính trạng.
F1: Thu được cây đồng hợp lặn về 3 tính trạng → P dị hợp 3 cặp gen.
P: (A_; B_) Dd × (A_; B_) Dd
Ab Ab
F1: (aa, bb) dd = 1% → (aa, bb) = 4% = 0,2 x 0,2 → f = 40%. → P: Dd  Dd
aB aB
I. Đúng.
II. Đúng.
Kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng có:
D_ ( aa, B_ + A_, bb) = 2 x 4 = 8 kiểu gen .
dd ( A_ , B_) = 5 kiểu gen.
Như vậy có 13 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
III. Đúng.
 Ab aB AB ab 
Tỉ lệ cây đồng hợp về 3 cặp gen =  + + +  ( DD + dd )
 Ab aB AB ab 
1
= (0,3  0,3  2 + 0, 2, 2  2)  = 0,13
2
Tỉ lệ cây dị hợp về 3 cặp gen =
1
= (0,3  0,3  2 + 0, 2, 2  2)  = 0,13
2
IV. Đúng.
Tỉ lệ kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng
1 3
(aa,B_) dd + (A_,bb) dd + (aa,bb) D_ = (25% − 4%)  2  + 4%  = 13,5%
4 4
Chọn D.
Câu 37 (TH):
Phương pháp:
Quan sát sơ đồ và phân tích.
Cách giải:
I. Đúng, quan sat sơ đồ ta thấy, sau một thời gian sử dụng thuốc nhóm A2 và A3 đã thích nghi và chông sại
được thuốc để phát triển.
II. Sai, thuốc ức chế proteaza là tác nhân gây đột biến tạo các gen khác thuốc mới ở A2 và A3, các thể đột
biến này không bị ảnh hưởng bởi thuốc và có thể phát triển và nhân lên trong môi trường có thuốc này.
III. Sai, do ở ngày thứ 43 trùng A1 đã tiệm cận điểm 0 nên đến ngày thứ 150 nhóm này không thể phát triển
tiếp được.
IV. Sai, trong thời gian dùng thuốc, tốc độ thay đổi tần số alen phụ thuộc vào nhiều laoij yếu tốc.
Chọn D.
Câu 38 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về các quy luật duy truyền.
Cách giải:
3 tế bào sinh tinh có kiểu gen đều có hoán vị gen.
+ TH1: Nếu giảm phân bình thường tạo 4 loại giao tử Ab, aB, AB, ab.
+ TH2: Nếu giảm phân I không bình thường, giảm phân 2 bình thường sẽ có 2 trường hợp TH1: (Ab. AB) +
(ab. aB) +2 O
TH2: (Ab. aB) + (ab. AB) + 2 O
I. Sai. Nếu có 1 tế bào bị đột biến thì phải cho ra tỉ lệ 2: 2: 2: 2: 1: 1: 0: 0.
II. Đúng. 2 tế bào bị đột biến sẽ tạo ra tối đa 9 loại Ab, aB, AB, ab, (Ab. AB) + (ab. aB) (Ab. aB) + (ab. AB) + O
III. Sai.
3 1
IV. Đúng. Nếu có 2 tế bào giảm phân thì tỉ lệ giao tử bình thường là =
12 3
Chọn D.
Câu 39 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm mã di truyền.
Cách giải:
mạch mã gốc như sau: 3' ... TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA ... 5'
→ mRNA có trình tự: 5 ...AUG XXA GUU AGA XXA AGA XXA XGX AGA XUX GUU... 3’
- Ý (I) Đúng, bộ ba mã hóa acid amin Leu có trong đoạn mRNA trên là 5’XUX 3’ → bộ ba đối mã là 3'GAG5'
- Ý (II) Đúng
- Ý (III) Đúng. Trình tự acid amin của đoan Q là: Pro – Val – Arg – Pro – Arg – Pro – Arg – Arg – Leu - Val
- Ý (IV) Đúng, thay thể một cặp nucleotide không làm thay đổi chiều dài chuỗi polypeptide.
Chọn A.
Câu 40 (VD):
Phương pháp:
Vận dụng lý thuyết đã học về sinh thái học.
Cách giải:
I. Đúng.
II. Sai, mối quan hệ giữa cây lúa và hoa không phải quan hệ công sinh, do nếu tách lúa và hoa, hai loài vãn có
thể tồn tại và phát triển.
III. Sai, các loài được trồng để dụ thiên địch chống lại sâu hại không nhất thiết là loài ưu thế.
IV. Sai, vận dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp không gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Chọn A.

You might also like