You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN SINH HÓA

BÀI TẬP TỰ HỌC NHÓM


CHUYỂN HÓA LIPID Ở MỘT SỐ MÔ VÀ
VẬN CHUYỂN LIPID TRONG MÁU

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN LÀM BÀI


STT Họ và tên MSSV Lớp Ghi chú
1. Nguyễn Đình Văn 1953010868 Y-F K45 Nhóm trưởng
2. Huỳnh Thị Hà Giang 1953010338 Y-F K45
3. Thạch Thị Mỹ Duy 1953010337 Y-F K45
4. Nguyễn Thị Tường Vy 1953010388 Y-F K45

CẦN THƠ – NĂM 2020


MỤC LỤC

Trang
I – ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN HÓA LIPID Ở MỘT SỐ MÔ 1
1. Chuyển hóa lipid ở mô mỡ 1
2. Chuyển hóa lipid ở gan 3
II – SỰ VẬN CHUYỂN LIPID TRONG MÁU 4
1. Nhắc lại về chuyển hóa lipid 4
2. Cấu trúc và phân loại lipoprotein 5
3. Chuyển hóa lipoprotein 7
4. Các xét nghiệm lipid thường gặp trên lâm sàng 11
5. Rối loạn chuyển hóa lipid máu 13
6. Điều trị rối loạn lipid máu theo y học hiện đại 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
CHUYỂN HÓA LIPID Ở MỘT SỐ MÔ VÀ
VẬN CHUYỂN LIPID TRONG MÁU
Nguyễn Đình Văn, Huỳnh Thị Hà Giang,
Thạch Thị Mỹ Duy, Nguyễn Thị Tường Vy

I – ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN HÓA LIPID Ở MỘT SỐ MÔ


NỘI DUNG
1. Chuyển hóa lipid ở mô mỡ
2. Chuyển hóa lipid ở gan

1. CHUYỂN HÓA LIPID Ở MÔ MỠ


1.1. Chuyển hóa Triglycerid (TG)
Tại mô mỡ, TG được liên tục thủy phân hay tái tổng hợp tùy theo nhu cầu, điều kiện của cơ
thể (tình trạng dinh dưỡng, hoạt động của hormon,…)
TG được đều đặn thủy phân cho glycerol tự do và acid béo (AB). AB có thể tái tổng hợp trở
lại TG cùng với glycerol-P có nguồn gốc từ chuyển hóa đường. Vì mô mỡ không có glycerol kinase
để biến glycerol tự do thành glycerol-P, nên glycerol tự do ở mô mỡ phải theo máu về gan, thận,
để tái tổng hợp TG và PL tại các mô đó.

M¤ Mì
Lipaz
AB + Alpha-GP TG Glycerol
Beta-oxh
AB
K Act CoA Glucoz

M¸U Glucoz AB Glycerol

ATP

GAN, THËN ADP

TG G P

Hình 1. Chuyển hóa lipid ở mô mỡ


1.2. Ảnh hưởng của hormon đối với chuyển hóa lipid tại mô mỡ
- Sự chuyển hóa lipid phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và quá trình điều hòa của các hormon.
- Mô mỡ chứa một số lipase, trong đó Di và monoglycerid lipase không nhạy cảm với hormon
nhưng hoạt động mạnh hơn triglycerid lipase nhạy cảm với hormon.

1
- Insulin có tác dụng làm tăng hấp thu glucose vào tế bào, tăng thoái hóa glucose tạo glycerol-P,
tăng sinh tổng hợp TG. Ngược lại, insulin ức chế hoạt động của lipase, vì vậy trong bệnh tiểu
đường do thiếu insulin, glucose trong máu tăng do không vào được tế bào, đồng thời AB tự do
trong máu cũng tăng do tăng quá trình thoái hóa TG.

Hình 2. Ảnh hưởng của hormon đối với sự thủy phân triglycerid
1.2.1. Điều hòa các hormon lên sự phân hủy lipid

Hình 3. Điều hòa chuyển hóa lipid ở mô mỡ bởi hormon

- Các hormon phân hủy mỡ: adrenalin, noradrenalin, ACTH, glucagon. Những hormon này tăng
cường sự giải phóng AB từ mô mỡ và làm tăng AB huyết tương.
2
- Cơ chế tác động lên sự phân hủy lipid bằng cách hoạt hóa adenyl cyclase, tăng cường sự tạo
thành AMPv rồi AMPv biến triglycerid lipase dạng không hoạt động thành dạng hoạt động qua
trung gian của protein kinase.
- Một số hormon khác như: thyroxin, GH tác dụng chậm lên sự phân hủy lipid.
1.2.2. Ảnh hưởng của các hormon lên tổng hợp lipid
Một số hormon (insulin, prostaglandin) có tác dụng lên sự điều hòa tổng hợp lipid – gọi là
hormon chống thoái hóa lipid.
➢ Insulin có 2 tác dụng: chống thoái hóa và tăng tổng hợp lipid
- Chống thoái hóa bằng cách ức chế hoạt động của adenyl cyclase → ức chế tổng hợp AMPv và
giảm hoạt động triglycerid lipase → sự giảm lượng AB tự do và glycerol.
- Tăng tổng hợp lipid bằng hoạt hóa sự xâm nhập glucose vào trong tế bào, do đó làm tăng
NADPH2 và cung cấp các Acetyl CoA cần thiết cho sự tổng hợp lipid.
➢ Prostaglandin E (PGE1): tác dụng lên chuyển hóa lipid tương tự như insulin, tác dụng chống
thoái hóa lipid bằng cách ức chế adenyl cyclase, giảm AMPv. PGE1 có tác dụng tăng tổng hợp
lipid yếu hơn so với insulin.
2. CHUYỂN HÓA LIPID Ở GAN

Hình 4. Chuyển hóa lipid ở gan


- Gan là nơi tạo mật, thoái biến và tổng hợp AB, tổng hợp phospholipid, cholesterol ester và TG.
- Tổng hợp AB, -oxy hóa AB xảy ra chủ yếu ở gan, tạo ra Acetyl CoA, một phần lớn Acetyl
CoA được vận chuyển trong máu dưới dạng các thể ceton đến các mô khác.
- Phospholipid được tổng hợp chủ yếu ở gan, đóng vai trò vận chuyển, đưa mỡ ra khỏi gan.
- Bình thường TG được tổng hợp ở gan (từ Glycerol-P lấy từ thoái hóa glucid và AB tự do từ máu
do mô mỡ phóng thích) không tích tụ trong gan mà được vận chuyển nhanh ra khỏi gan cùng với

3
phospholipid, cholesterol, cholesterol ester và apoprotein để tạo LDL, di chuyển đến các mô để
được tiêu thụ tiếp.
 Các nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ như:
- Gan bị tràn ngập AB do ăn quá nhiều glucid, chất béo hoặc do huy động AB từ mô mỡ về quá
nhiều (tiểu đường, nhịn đói lâu ngày, ghiền rượu,…)
- Tạo không đủ lipoprotein do thiếu apo B (dùng kháng sinh ngưng sinh tổng hợp protein), thiếu
phospholipid do thiếu AB cần thiết, thiếu cholin, methionin, ảnh hưởng sự kết hợp giữa lipid và
protein (ngộ độc bởi CCl4, As, Pb,… làm hư hại tế bào gan).
 Lipid vừa là bạn (cần thiết cho cơ thể) vừa là kẻ thù (có hại cho sức khỏe). Vì vậy, phải biết sử
dụng đúng cách và hợp lý để chất béo luôn trở thành người bạn tốt cho sức khỏe.

II – SỰ VẬN CHUYỂN LIPID TRONG MÁU


NỘI DUNG
1. Nhắc lại về chuyển hóa lipid
2. Cấu trúc và phân loại lipoprotein
3. Chuyển hóa lipoprotein
4. Các xét nghiệm lipid thường gặp trên lâm sàng
5. Rối loạn chuyển hóa lipid máu
6. Điều trị rối loạn lipid máu theo y học hiện đại

1. NHẮC LẠI VỀ CHUYỂN HÓA LIPID


Lipid hay còn gọi là chất béo có trong cơ thể chúng ta có từ 2 nguồn: nội sinh và ngoại sinh
- Ngoại sinh: từ thức ăn.
- Nội sinh: đa số do gan tổng hợp.

Hình 5. Quá trình tiêu hóa lipid trong cơ thể


Lipid từ thức ăn xuống ruột non được nhũ tương hóa nhờ muối mật giúp làm giảm sức căng bề
mặt và tăng diện tích tiếp xúc chất béo để các enzym lipase thủy phân chất béo dễ dàng. Quá trình
tiêu hóa lipid thực chất là quá trình thủy phân lipid.

4
2. CẤU TRÚC VÀ PHÂN LOẠI LIPOPROTEIN
2.1. Cấu trúc lipoprotein
Lipoprotein (LP) là một chất được cấu tạo từ lipid và protetin. Lipid là phần không tan trong
nước, tuy nhiên khi nó kết hợp với protein, nó có thể được vận chuyển trong cơ thể, mang
cholesterol đến các mô trong cơ thể và ngược lại.

Hình 6. Cấu trúc của lipoprotein


Lipoprotein được mô tả vào năm 1929 bởi Machebocuf với dạng hình cầu. Lipid liên kết với
protein bằng liên kết Vander Waals. Đường kính của hình cầu vào khoảng 100-500Å. Phần không
tan của lipid được cuộn vào trong, bao bên ngoài là lớp vỏ bọc apoprotein.
Vào năm 1977, Shen mô tả lipoprotein gồm các phần sau: vỏ bên ngoài bao gồm phospholipid
và apoprotein, lõi bao gồm triglycerid và cholesterol ester, còn giữa 2 lớp là các cholesterol tự do.
Trong cấu trúc của lipoprotein, phần apoprotein có vai trò quan trọng, giúp các chất khác có
thể nhận diện chúng cũng như giúp hoạt hóa enzym. Các mô trong cơ thể sẽ nhận ra apoprotein và
tiếp nhận lipoprotein.
Bảng 1. Các loại apoprotein trong lipoprotein máu
Apo protein Lipoprotein classes Function
A-I Chylomicrons, HDL Activates LCAT
Inhibits LCAT, enhances hepatic lipase
A-II Chylomicrons, HDL
activity.
A-IV Chylomicrons Unknown function
Necessary for binding to cell receptors,
B-100 VLDL, IDL, HDL
LPLs.
Necessary for binding to cell receptors,
B-48 Chylomicrons
LPLs.
C-I Chylomicrons, VLDL, HDL Cofactor for LCAT
C-II Chylomicrons, VLDL, HDL Activates LPL
C-III Chylomicrons, VLDL, HDL Regulates LPL
Essential for LCAT activity and Cholesteryl
D HDL
ester transfer.
E ALL Binds for specific cell receptors.
* LCAT: Lecithin Cholesterol Acyl Transferase
5
2.2. Phân loại lipoprotein

Hình 7. Kỹ thuật siêu ly tâm và điện di


Các loại lipoprotein có tỷ lệ lipid và protein khác nhau nên chúng có tỷ trọng, điện tích khác
nhau và có thể tách riêng các loại lipoprotein bằng siêu ly tâm hoặc điện di.

Hình 8. Sơ đồ phân loại các lipoprotein


- Chylomycron (CM): là LP lớn nhất, tỷ trọng < 0,95, được tạo thành duy nhất bởi tế bào niêm
mạc ruột, thành phần chủ yếu là TG thức ăn, apo chính là C, B-48, E và AI, AII. Chức năng chủ
yếu là vận chuyển TG và cholesterol ngoại sinh về gan.
- Very low-density-lipoprotein (VLDL): là LP có tỷ trọng rất thấp 0,96 – 1,006 được tạo thành
chủ yếu ở gan, chứa nhiều TG (65%). Apo gồm B-100, C và E. Chức năng là vận chuyển TG nội
sinh (được tổng hợp từ tế bào gan) vào hệ tuần hoàn.
- Intermediate-density-lipoprotein (IDL): là LP có tỷ trọng trung gian, là sản phẩm thoái hóa
của VLDL trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant).
6
- Low-density-lipoprotein (LDL): là LP có tỷ trọng thấp 1,020 – 1,063, là sản phẩm thoái hóa
của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50% CE và 10% TG). Phân tử LDL gồm có lõi
chứa CE và lớp vỏ chứa apo-B100 còn các apolipoprotein khác chỉ có vết, ở người phần lớn VLDL
chuyển thành LDL và apo-B100. Chức năng chính là vận chuyển cholesterol được tổng hợp ở gan
đến các mô ngoại vi. LDL được gắn với các receptor đặc hiệu ở màng tế bào để vào trong tế bào.
- High-density-lipoprotein (HDL): là LP có tỷ trọng cao 1,064 – 1,210, được tổng hợp ở gan và
một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL trong máu. Thành phần của HDL gồm nhiều
protein (55%), TG (5%), cholesterol (20%) và apo chính là A, C, E. Chức năng chính của HDL là
vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô ngoại vi trở về gan để tạo các acid mật
và đào thải theo đường mật. HDL là loại LP bảo vệ chống xơ vữa động mạch.
- Lp(a) [Lipoprotein(a)]: được tổng hợp ở gan với số lượng ít, có cấu trúc tương tự như LDL
nhưng có thêm 1 protein gắn vào apo B-100 gọi là apo (a). Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy
Lp(a) có thể là yếu tố nguy cơ độc lập của động mạch vành.
Bảng 2. Tỉ lệ protein và lipid trong lipoprotein máu
Eclectrophoretic Density
Type LP Protein Phospholipid Cholesterol TG
Mobility (g/mL)

CM CM < 1,006 2% 9% 4% 85%

VLDL Pre-β-LP 0,95-1,006 12% 13% 25% 50%

IDL β or Pre-β-LP 1,006-1,020 - - 35% 35%

LDL β-LP 1,020-1,063 23% 20% 45% 12%

HDL α-LP 1,063-1,210 55% 24% 17% 4%

LP(a) Pre-β-LP 1,045-1,080 31% 1% 40% 8%

3. CHUYỂN HÓA LIPOPROTEIN


LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự tham gia của các enzyme
và protein vận chuyển.

7
Hình 9. Chuyển hóa lipoprotein nội sinh và ngoại sinh
3.1. Chuyển hóa lipid máu ngoại sinh
Hơn 95% lipid trong thức ăn là TGs; còn lại là phospholipid, acid béo tự do (FFAs), cholesterol
(có trong thực phẩm như cholesterol ester hóa), và vitamin tan trong chất béo. TGs trong thức ăn
được tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng thành monoglycerides (MGs) và FFAs bởi enzym lipase dạ
dày, nhũ tương từ nhu động dạ dày, và enzym lipase tụy. Các cholesterol ester trong thức ăn được
khử este thành cholesterol tự do bằng những cơ chế tương tự. Các MG, FFAs, và cholesterol tự do
sau đó được hòa tan trong ruột bởi các hạt micelles axit mật, chúng được vận chuyển tới ruột non
để hấp thu. Sau khi hấp thụ vào tế bào ruột, chúng được kết hợp lại thành TGs và bao gói với
cholesterol vào chylomicrons, tạo thành các lipoprotein lớn nhất.

Hình 10. Sự hình thành chylomicron


8
* Sự hình thành chylomicron (CM)
Trong máu, chylomicron có thời gian bán huỷ nhanh khoảng vài phút. Quá trình thanh lọc
chylomicron ra khỏi máu xảy ra qua nhiều giai đoạn:
- Enzym LPL có ở bề mặt các tế bào nội mô mao mạch của mô mỡ, cơ, xương, cơ tim, tuyến vú
được hoạt hoá bởi apo CII sẽ thuỷ phân triglycerid, giải phóng acid béo tự do cho những tổ chức
này. Acid béo được sử dụng để sinh năng lượng hoặc lại được este hoá thành triglycerid dự trữ.
- Do chylomicron bị rút dần triglycerid tạo thành chylomicron tàn dư. Thành phần bề mặt của
chylomicron tàn dư có chứa cholesterol, phospholipid; apo A và apo CII sẽ được chuyển giao cho
HDL-C đồng thời chylomicron tàn dư nhận cholesterol este từ HDL-C được vận chuyển
về gan.
- Tại gan, apo E của chylomicron tàn dư sẽ gắn vào receptor E của tế bào gan và phân tử tàn dư
này được vận chuyển vào trong tế bào đến tiêu thụ ở lysosom. Một phần cholesterol được sử dụng
để tổng hợp acid mật, một phần cùng với triglycerid tạo thành VLDL. VLDL này rời gan
vào hệ tuần hoàn để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển hoá lipid nội sinh (còn gọi là
chuyển hoá lipid ở mạch máu).

Hình 11. Sự vận chuyển của chylomicron trong cơ thể


3.2. Chuyển hóa lipid máu nội sinh
Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan. VLDL giàu TG chứa
apoprotein là apo B-100, apo E và apo C được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%)
vào máu đến các mô ngoại vi, tại đây TG bị tách ra do tác dụng của enzym LPL, đồng thời apo
C cũng được chuyển để tạo thành HDL. VLDL chỉ còn lại apo B100 và apo E và kích thước bị
giảm dần. Một enzym khác cũng tác động đến cholesterol của VLDL là enzym LCAT từ gan vào
huyết tương, enzym này xúc tác sự vận chuyển acid béo từ lecithin để este hoá phân tử cholesterol

9
tạo thành CE. Như vậy, VLDL sau khi giải phóng TG, nhận thêm CE và mất đi apo C, chuyển
thành IDL - tiền chất của LDL. Ở điều kiện bình thường LCAT tạo ra 75-90% CE trong huyết
tương, phần CE còn lại của huyết tương do gan hoặc ruột sản xuất bởi enzym ACAT (acyl-CoA
cholesterol acyl transferase) của nội bào. Do vậy, sự thiếu hụt LCAT gây nên các rối loạn chuyển
hóa LP.
3.3. Chuyển hóa của HDL và LDL
- Lipoprotein tỉ trọng trung bình (IDL) là sản phẩm chế biến LPL của VLDL và chylomicron.
IDL là VLDL giàu cholesterol và chylomicron còn sót lại được làm sạch bởi gan hoặc chuyển hóa
bởi lipase gan thành LDL, chúng mang apo B.
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol xấu), các sản phẩm chuyển hóa VLDL và IDL
là những chất giàu cholesterol nhất trong tất cả các lipoprotein. Khoảng 40 đến 60% của tất cả
LDL được làm sạch bởi gan trong một quá trình trung gian bởi các thụ thể apo B và gan LDL.
Phần còn lại được hấp thụ bởi các thụ thể LDL ở gan hoặc những thụ thể không LDL không ở gan.
Các thụ thể LDL ở gan được giáng hóa bằng chuyển cholesterol vào gan bằng chylomicron và chất
béo bão hòa trong thức ăn tăng lên; chúng có thể được điều chỉnh tăng lên bởi giảm giảm chất béo
và cholesterol trong thức ăn.
Các thụ thể của thực bào không ở gan, đặc biệt là đối với các đại thực bào, tiêu thụ nhiều LDL
được oxy hóa trong tuần hoàn mà không được xử lý bởi các thụ thể gan. Các bạch cầu mono giàu
oxy hóa LDL di chuyển vào khoảng dưới nội mạc và trở thành đại thực bào; những đại thực bào
này sẽ tiêu thụ nhiều LDL bị oxy hóa và hình thành các tế bào bọt trong các mảng xơ vữa động
mạch. Kích thước của các hạt LDL thay đổi từ lớn và đến nhỏ và dày đặc. LDL nhỏ và dày đặc là
đặc biệt giàu este cholesterol, có liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tăng triglycerid máu và
kháng insulin, và đặc biệt là sự xơ vữa động mạch. Sự gia tăng xơ vữa của LDL nhỏ, dày đặc bắt
nguồn từ sự liên kết với thụ thể LDL ít hiệu quả, dẫn đến sự tuần hoàn kéo dài và tiếp xúc với nội
mạc và tăng oxy hóa.
- Lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol tốt) là các lipoprotein cholesterol tự do đầu tiên
được tổng hợp ở cả tế bào ruột và gan. Chuyển hóa HDL rất phức tạp, nhưng một trong những vai
trò của HDL là mang cholesterol từ các mô ngoại vi và các lipoprotein khác và vận chuyển nó đến
nơi cần nhất - các tế bào khác, các lipoprotein khác (sử dụng cholesteryl ester transfer protein
[CETP]), và gan (để thanh thải). Hiệu quả chung của nó là chống bệnh xơ vữa động mạch. Sự gia
tăng cholesterol tự do từ tế bào qua trung gian bởi kênh vận chuyển A1 (ABCA1) gắn kết với ATP,
kết hợp với apoprotein A-I (apo AI) để tạo ra HDL mới. Cholesterol tự do trong HDL non sau đó
được este hóa bởi enzyme lecithin-cholesterol acyl transferase (LCAT), tạo ra HDL trưởng thành.
Hàm lượng HDL trong máu có thể không hoàn toàn đại diện cho vận chuyển cholesterol.

10
Hình 12. Chuyển hóa HDL và vận chuyển cholesterol
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid diễn ra cân bằng nhau và phụ thuộc
vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về nồng độ lipid và lipoprotein trong máu. Khi
có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra.
 Tóm tắt quá trình chuyển hóa lipoprotein:
▪ CM vận chuyển lipid ngoại sinh từ ruột đến gan và các mô ngoại biên.
▪ Gan tổng hợp VLDL có vai trò vận chuyển lipid nội sinh đến mô ngoại biên, chuyển thành
IDL và LDL.
▪ Chuyển hóa của LDL – Cholesterol xấu >< HDL – Cholesterol tốt.
4. CÁC XÉT NGHIỆM LIPID THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG
Theo khuyến cáo của ATP III của chương trình giáo dục quốc gia Hoa Kỳ năm 2002, xét nghiệm
định lượng lipid máu cơ bản gồm 4 thông số: Cholesterol toàn phần (TC), Triglycerid (TG), HDL-
Cholesterol, LDL-Cholesterol.
4.1. Định lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh
- Định nghĩa: Định lượng cholesterol toàn phần máu là một trong những chỉ số để đánh giá tình
trạng rối loạn lipid máu.
- Nguyên tắc: Cholesterol toàn phần trong huyết thanh gồm cholesterol tự do và cholesterol este
hoá. Để định lượng cholesterol toàn phần, trước hết phải dùng phản ứng thuỷ phân cắt đứt liên kết
este, biến cholesterol este thành cholesterol tự do. Độ đậm màu của phức hợp hồng cánh sen tỷ lệ
thuận với nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh và được xác định ở bước sóng 546nm
bằng phép đo điểm cuối.
- Giá trị bình thường: 150-260 mg/dl (3,9-6,7 mmol/L).
➢ Thay đổi sinh lý:
+ Theo tuổi:
✓ Trẻ sơ sinh: 0,75-1,2 g/L.
✓ Trẻ 1 tuổi: 1,3-1,7 g/L.
✓ Trẻ 12 tuổi: 1,5-2,0 g/L.
11
- Cholesterol máu tăng theo tuổi, tăng 0,2 gam cho mỗi 20 năm (theo De Gennes).
+ Theo giới: nam cao hơn nữ.
+ Phụ nữ giảm những tháng đầu có thai, tăng ở 3 tháng cuối, giảm sau khi sinh, tăng khi mãn kinh.
+ Theo ăn uống: giảm khi ăn chay, tăng khi ăn nhiều mỡ, khi uống rượu.
+ Yếu tố khác: tăng khi bị stress, quá trọng, dùng thuốc chống động kinh.
➢ Thay đổi bệnh lý:
 Giảm khi < 1,5 g/L
+ Thiếu dinh dưỡng: ung thư giai đoạn cuối, cắt dạ dày, viêm tụy, viêm trực tràng đại tràng.
+ Gan bị tổn thương nặng: do hóa chất, thuốc, viêm gan.
+ Cường giáp, tăng aldosterol,…
+ Giảm CM tự phát: bệnh di truyền hiếm,…
☺ Tăng khi > 2,6 g/L
+ Tiên phát: bệnh gia đình, bệnh lipid di truyền, cholesterol có thể lên tới 8-10 g/L.
+ Vàng da tắc mật: trong sỏi mật cholesterol máu có thể đạt tới 4 g/L.
+ Bệnh thận: viêm thận mãn tăng ure máu, thận hư, thận nhiễm mỡ,…
+ Bệnh tụy tạng: tiểu đường, cắt toàn tụy, viêm tụy mãn.
+ Suy giáp nguyên phát hay thứ phát.
4.2. Định lượng triglycerid trong huyết thanh
- Định nghĩa: Định lượng triglycerid được hiểu là xét nghiệm phân tích hàm lượng TG có trong
máu. Triglycerid thường được định lượng để giúp đánh giá tình trạng cân bằng giữa trọng lượng
lipid đưa vào và chuyển hóa lipid trong cơ thể.
- Nguyên tắc: Mẫu thử được định lượng theo phương pháp đo điểm cuối.
* Lưu ý: Xét nghiệm rất nhạy cảm với hàm lượng TG trong thức ăn. Nên yêu cầu trước khi xét
nghiệm: nhịn đói từ 8 - 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm, không ăn thức ăn giàu chất béo vào
những ngày trước xét nghiệm.
- Giá trị bình thường: 150-200 mg/dl (1,7-2,29 mmol/L).
➢ Thay đổi sinh lý:
+ Tăng: quá trọng, dùng nhiều vitamin D, uống rượu, hút thuốc lá, uống thuốc ngừa thai, sau ăn.
+ Giảm: ở trẻ sơ sinh (bằng 1/2), hoạt động thể lực mạnh.
➢ Thay đổi bệnh lý:
+ Tăng: hội chứng tăng lipid nguyên phát và thứ phát, xơ vữa động mạch, viêm tụy, Cushing, thiếu
máu ác tính,…
 Nếu quá 11 mmol/L có thể dẫn đến viêm tụy cấp.
+ Giảm: xơ gan, một số bệnh mạn tính, suy kiệt, cường giáp.
4.3. Định lượng HDL-Cholesterol (High-Density-Lipoprotein Cholesterol)
- Định nghĩa: Xét nghiệm HDL-C thường được thực hiện sau khi kết quả xét nghiệm cholesterol
ở mức cao. Đây là loại xét nghiệm ít khi được thực hiện một mình mà thường được làm cùng với
các xét nghiệm khác, đó là cholesterol, LDL-cholesterol và triglyceride. Đây là những xét
nghiệm liên quan đến tình trạng mỡ máu.

12
- Nguyên tắc: Mẫu thử được định lượng theo phương pháp đo điểm cuối.
- Giá trị bình thường trên người trưởng thành:
+ Nam: 35,3-79,5 mg/dl.
+ Nữ: 42-88 mg/dl.
- Tăng có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.
- Giảm trong xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, béo phì, hút thuốc.
- HDL-C là thành phần vận chuyển cholesterol từ máu về gan. Nồng độ HDL-C máu có liên quan
đến nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch. Làm tăng nồng độ HDL là góp phần điều trị bệnh lý
tim mạch.
4.4. Định lượng LDL-Cholesterol (Low-Density-Lipoprotein Cholesterol)
- Định nghĩa: Xét nghiệm LDL-C chính là phương pháp xét nghiệm nhằm đo lường và phân tích
nồng độ LDL-C trong máu. Trong trường hợp nồng độ LDL-C trong máu gia tăng bất thường có
thể là dấu hiệu của nguy cơ xơ vữa động mạch và sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm về tim
mạch, nhất là các bệnh lý mạch vành.
- Nguyên tắc: Mẫu thử được định lượng theo phương pháp đo điểm cuối.
- Định lượng trực tiếp: Định lượng LDL-cholesterol có 2 kỹ thuật định lượng trực tiếp là kĩ thuật
siêu ly tâm (tiêu chuẩn vàng) và kĩ thuật đo quang theo nguyên lý enzym. Cả 2 kĩ thuật đều có
những hạn chế riêng, vì thế ít được áp dụng cách đo trực tiếp để định lượng LDL-cholesterol.
- Định lượng gián tiếp:
Triglycerid
LDL-C = Cholesterol − HDL-Cholesterol − [mg⁄dL]
5
Triglycerid
LDL-C = Cholesterol − HDL-Cholesterol − [mmol⁄dL]
2,2
 Hạn chế: Kết quả suy ra từ công thức sẽ không chính xác nếu
+ Mẫu huyết thanh hiện diện nhiều chylomicron.
+ Tăng lipoprotein typ 3.
+ Triglycerid ≥ 400 mg/dL (4,5 mmol/L).
5. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU
5.1. Định nghĩa
- Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tăng lipid máu hay còn được gọi là rối loạn lipid máu, mỡ
máu cao, máu nhiễm mỡ hoặc bệnh mỡ máu. Các thuật ngữ này chỉ chung cho tình trạng rối loạn
các chỉ số mỡ máu, 4 chỉ số này bao gồm: tổng lượng cholesterol, LDL-cholesterol, HDL-
cholesterol, triglyceride.
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu là những tình trạng bất thường chuyển hóa lipid trong cơ thể,
thường biểu hiện là nồng độ bất thường của các loại lipid trong máu. Bình thường, quá trình tổng
hợp và thoái hóa lipoprotein là cân bằng. Quá trình này bất thường sẽ dẫn đến rối loạn lipid máu.
- Rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau đây:
+ Tăng Triglycerid (TG) trong máu.
+ Tăng Cholesterol huyết tương (TC).

13
+ Tăng cả TG và TC (rối loạn lipid máu hỗn hợp): TC > 6,2 mmol/L và TG khoảng 2,26 - 4,5
mmol/L.
+ Giảm HDL-C: HDL-C là một lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Nếu giảm HDL-C là
có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch.
+ Tăng LDL-C.
- Rối loạn lipid máu thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch - nội tiết -
chuyển hóa. Đồng thời rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch và các
tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
5.2. Phân loại rối loạn lipid máu
- Có nhiều cách phân loại rối loạn lipid máu. Phân loại của Frederickson có tính chất mô tả tình
trạng rối loạn lipid máu, tương đối khó áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Bảng 3. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson
Typ rối loạn lipid máu
Thành phần
I IIa IIb III IV V
Cholesterol ↑ ↑↑ ↑↑ ↑ BT/↑ ↑
Triglycerid ↑↑↑ BT ↑↑ ↑↑ ↑↑ ↑↑↑
↑LDL ↑VLDL
Lipoprotein ↑ Chylomicron ↑LDL ↑IDL ↑VLDL
↑VLDL ↑Chylomicron
BT: bình thường ↑: tăng nhẹ ↑↑: tăng vừa ↑↑↑: tăng nhiều
- Phân loại của De Gennes và phân loại của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (EAS) đơn giản hơn và
dễ áp dụng trên lâm sàng hơn (tăng TC đơn thuần, tăng triglycerid đơn thuần, tăng cả cholesterol
và triglycerid).
Trên lâm sàng De Gennes đề nghị một bảng phân loại đơn giản hơn dựa trên các thông số chính
là cholesterol và triglycerid
✓ Tăng cholesterol máu đơn thuần.
✓ Tăng triglycerid máu đơn thuần.
✓ Tăng lipid máu hỗn hợp (cả cholesterol và triglycerid).
Bảng 4. Phân loại rối loạn lipid máu theo De Gennes, tương ứng với các typ rối loạn lipid máu
của Fredrickson
Nhóm Typ Lipoprotein Lipid
Tăng cholesterol huyết
IIa LDL TC/TG >2,5
thanh đơn thuần
I
Tăng TG huyết thanh
IV Chylomicron và VLDL TG/TC >2,5
đơn thuần
V
Tăng lipid máu hỗn IIb TC/TG <2,5
LDL, VLDL, IDL
hợp III TG/TC <2,5

14
Bảng 5. Phân loại rối loạn lipid máu theo EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu)
Typ Cholesterol mmol/l Triglycerid mmol/l
A 5,2 ≤ TC ≤ 6,5 TG ≤ 2,2
B 6,5 ≤ TC ≤ 7,8 TG ≤ 2,2
C TC ≤ 5,2 2,2 ≤ TG ≤ 5,5
D 5,2 ≤ TC ≤ 7,8 2,2 ≤ TG ≤ 5,5
E TC ≥ 7,8 TG ≥ 5,5
5.3. Nguyên nhân/cơ chế gây rối loạn lipid máu
5.3.1 Rối loạn lipid máu nguyên phát
Rối loạn lipid máu tiên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC),
triglicerid (TG), LDL-C hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-C hoặc giảm tổng hợp HDL-C hoặc
tăng thanh thải HDL-L. Rối loạn lipid máu nguyên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ
tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau:
- Tăng triglycerid nguyên phát: Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường
người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách,
viêm tụy cấp gây đau bụng.
- Tăng lipid máu hỗn hợp: Là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người cùng mắc
bệnh. Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Lâm
sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái đường typ 2, tăng acid uric máu.
5.3.2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Nguyên nhân của rối loạn lipid máu thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia-rượu, thức ăn
giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ phát khác của rối loạn lipid máu như đái tháo đường,
bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazide, corticoide, estrogen, chẹn beta giao
cảm.
➢ Tăng triglycerid thứ phát:
- Đái tháo đường: thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm.
Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần. Tăng triglrcerid máu là
yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường.
- Cường cortisol (Hội chứng Cushing): có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt
tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin
và đái tháo đường.
- Sử dụng estrogen: ở phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng hợp
VLDL. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần và sẽ trở lại mức
bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
- Nghiện rượu: làm rối loạn lipid máu, chủ yếu tăng triglycerid. Đặc biệt, rượu làm tăng đáng
kể nồng độ triglycerid máu ở những người tăng sản TG nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên
nhân khác. Hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxyd hóa acid
béo ở gan nên acid béo tham gia sản xuất TG gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, chức

15
năng gan giảm dẫn đến giảm hoạt tính enzyme LCAT nên cholesterol ứ đọng trong hồng cầu làm
vỡ hồng cầu gây thiếu máu tán huyết.
- Bệnh thận: trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng
protein máu giảm do thải qua nước tiểu. TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với
albumin cũng giảm, acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các
lipoprotein này bị giảm.
6. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
6.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị rối loạn lipid máu là để giảm các biến cố tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Phải luôn loại trừ những nguyên nhân tăng lipid máu thứ phát: hội chứng thận hư, suy giáp, uống
quá nhiều rượu, thai nghén, lạm dụng corticosteroid, chứng biếng ăn, thuốc ứng chế miễn dịch.
- Việc thay đổi lối sống là vấn đề cơ bản và cốt lõi trong điều trị: chế độ ăn uống đúng, chế độ
luyện tập thể dục. Thời gian đánh giá hiệu quả các biện pháp thay đổi lối sống từ 2 - 3 tháng.
- Chỉ định thuốc khi cần thiết. Đích điều trị dựa trên xét nghiệm và lượng giá nguy cơ bệnh nhân
(BN):
+ LDL-C là đích điều trị thứ nhất, TC là đích điều trị nếu không có các xét nghiệm khác.
+ TG nên được đánh giá để điều trị khi BN rối loạn lipid máu có tăng TG.
+ Non-HDL-C hoặc apo B là đích điều trị thứ hai ở BN rối loạn lipid máu thể hỗn hợp, đái tháo
đường, hội chứng chuyển hóa.
+ HDL-C không được khuyến cáo là đích điều trị. Xác định mục tiêu điều trị nhằm vào LDL-
C, sau đó có thể tính toán nhằm vào non-HDL-C.
- Đích điều trị cụ thể:
+ Nhóm nguy cơ rất cao: LDL-C nên đạt được dưới 1,8 mmol/L hoặc giảm đi ít nhất một nửa
trị số ban đầu.
+ Nhóm nguy cơ cao: LDL-C đạt mức < 2,5 mmol/L.
+ Nhóm nguy cơ vừa và thấp: LDL-C đạt mức < 3,0 mmol/L.
- Khống chế tốt các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (nếu có): tăng huyết áp, đái tháo đường, hút
thuốc lá,…
6.2. Điều trị cụ thể
6.2.1. Thay đổi lối sống
- Thay đổi lối sống (chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và tập luyện) là bắt buộc cho mọi bệnh nhân.
- Bệnh nhân nguy cơ thấp: tất cả cần tôn trọng thay đổi lối sống.
- Bệnh nhân nguy cơ cao, có rối loạn lipid máu, nên có tư vấn chuyên gia dinh dưỡng.
- Khuyến khích sử dụng thức ăn: trái cây, rau, củ rau, hạt, đồ ăn tinh bột dạng thô, cá (đặc biệt dầu
cá).
- Năng lượng từ thức ăn là chất béo nên < 35% tổng lượng, trong đó chất béo bão hòa < 7% và
trans fats < 1% (tổng lượng chất béo).
- Hạn chế đồ ăn, thức uống có thêm đường, đặc biệt ở bệnh nhân có tăng TG.
- Ở bệnh nhân bị tăng TG, cần hạn chế mỡ động vật, đường và rượu.

16
- Giảm cân nặng cho những bệnh nhân béo phì. Nên bắt đầu giảm dần dần lượng calo hàng ngày,
thường hạn chế ở mức 500 calo/ngày.
- Tập thể lực: giảm LDL-C, tăng HDL-C, giảm cân nặng, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh
mạch vành → nên tập ít nhất 30 phút/ngày và đều đặn hàng ngày.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
- Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ khác đi kèm (nếu có).
6.2.2. Điều trị bằng thuốc
Dựa vào cơ chế tác dụng trên lipoprotein, thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chia thành 2
nhóm chính:
- Nhóm làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid:
+ Chất tạo phức với acid mật.
+ Chất ức chế hấp thu cholesterol: ezetimibe.
- Nhóm làm giảm tổng hợp lipid:
+ Acid nicotinic (niacin).
+ Dẫn xuất acid fibric (nhóm fibrat).
+ Chất ức chế 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase (nhóm statin).

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Ngọc Dung, Trần Thị Thu Thảo, Giáo trình Hóa sinh, Bộ môn Sinh hóa, Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ (2020).
[2] Lê Xuân Trường, Hóa sinh Y học, Nhà xuất bản Y học, TPHCM (2015).
[3] Nguyễn Hưng Thịnh, Slide Bài giảng Rối loạn chuyển hóa lipid và xét nghiệm lipid máu, Bộ
môn Hóa sinh – Sinh học phân tử Y học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
[4] Lê Thị Hoài Tâm, Chuyên đề nội nội tiết và chuyển hóa rối loạn lipid máu, Trường Đại học Y
Dược – Đại học Huế, Huế (2018).
[5] Tạ Thu Thủy, Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của cao lỏng Đại An,
Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội (2016).

18

You might also like