You are on page 1of 8

NHÓM 6

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là
liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản
(70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp – VEAM (20%) và Công ty
TNHH KUO Singapore (10%). Với những thành tích đạt được, TMV đã vinh dự được
Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được coi là một trong
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công nhất tại Việt Nam.

Câu 1. Phân tích văn hóa doanh nghiệp Toyota Việt Nam theo cấu trúc 3 tầng của
Edgar H.Schein.
1. Cấp độ thứ nhất - Hữu hình
+ Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình elip lồng vào nhau với ý nghĩa: một thể
hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng, một biểu trưng cho chất lượng sản phẩm và
một cho những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng.
+ Trang thiết bị: Toyota luôn chú trọng tới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, vì cho
rằng đó là yếu tố quan trọng đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Từ khi thành lập
đến nay, Toyota luôn không ngừng lớn mạnh và không ngừng phát triển quy mô sản
xuất và cơ sở thiết bị nơi làm việc.
+ Phong cách thiết kế kiến trúc: Văn phòng được thiết kế rộng rãi, ngăn nắp với gam
màu sáng là chủ đạo, tạo không khí thoải mái, dễ chịu cho nhân viên khi làm việc.
+ Đồng phục cho nhân viên: Toyota  hướng tới sự chuyên nghiệp, hoàn hảo. Với đồng
phục áo trắng quần sẫm màu cho khối nhân viên văn phòng, áo phông cho nhân viên
ở các nhà máy cầu nhân viên mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần.
+ Cơ cấu tổ chức: Toyota hiện do ông Yoshihisa Maruta làm TGĐ điều hành hồi mới
thành lập chỉ có 11 nhân viên, tới nay số lượng cán bộ công nhân của công ty đã lên
tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý
và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước. Cơ cấu tổ chức được
bố trí khoa học, hài hòa vào các bộ phận, đảm bảo phát huy được tối đa điểm mạnh
của nhân lực.
+ Câu slogan “Let Go Places” thể hiện sự năng động, tham vọng, tính bao quát và đa
dạng. Cụm từ này vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng. Nghĩa đen là đồng hành tới
mọi nơi, tham gia vào một chuyến phiêu lưu, còn nghĩa bóng là bày tỏ niềm lạc quan
và hứa hẹn sẽ đem tới những điều mới lạ và thú vị để làm cuộc sống thêm phong phú.

2.  Cấp độ thứ hai – Những giá trị được tuyên bố


+ Tầm nhìn chiến lược:  “Toyota Việt Nam nỗ lực hết sức để dẫn đầu xu hướng tiến tới
một tương lai của sự chuyển động, và nâng tầm cuộc sống cho người dân Việt Nam.”
Thông qua những cam kết về chất lượng, nâng cao vấn đề an toàn, làm hài lòng khách
hàng, đóng góp cho nền công nghiệp Việt Nam và tôn trọng cộng đồng, TMV sẽ làm
hết sức để vượt qua mọi mong đợi, nắm bắt trước và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
để có thể nhận được và sự hài lòng của khách hàng và trở thành một công ty được yêu
thích tại Việt Nam.
+ Mục tiêu: Hướng tới phát triển bền vững và giữ vững “Thương hiệu xe hơi được yêu
thích nhất” tại Việt Nam. Công ty ô tô Toyota Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để
mang lại nụ cười, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và đối tác, cũng như tích cực
đóng góp cho kinh tế, cộng đồng và xã hội”.
+ Sứ mệnh: Toyota cam kết cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao để Khách hàng
Việt Nam có cơ hội sở hữu xe Toyota, đồng thời góp phần nâng cao tiêu chuẩn cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn cho người Việt Nam.
+ Triết lý kinh doanh
1. Tôn trọng con người – Toyota luôn tôn trọng và ủng hộ khách hàng, các đối tác và
đồng nghiệp, cổ đông, tạo lòng tin bằng thái độ đối xử công bằng, nhất quán và tinh
thần trách nhiệm cao.
2. Không ngừng cải tiến – Luôn phấn đấu để cung cấp sản phẩm chất lượng cao và
dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
+ Chiến lược kinh doanh:
1. Chiến lược cấp công ty
 Chiến lược hội nhập dọc: Toyota không sản xuất và tự cung cấp mọi linh kiện
trong chiếc xe hơi, họ cũng phải làm việc với các nhà cung cấp bên ngoài và
phải giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng. Biểu hiện rõ nhất của chiến lược
hội nhập dọc là chiến lược nội địa hóa. TMV là công ty đi đầu trong việc thực
hiện quả trinh nội địa hóa tại Việt Nam, TMV tích cực phát triện mạng lưới các
nhà cung cấp phụ tùng trong nước để hoàn tất.
 Đa dạng hóa: Ngay từ năm 2004, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực
xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu. Việc xuất
khẩu phụ tùng là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược
phát triển ngành ô tô Việt Nam, tăng tỷ lệ nội dịa hóa và mở ra một thời kỳ
mới mà Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu của Toyota.
2. Chiến lược cấp chức năng
 Chiến lược bán hàng: Cũng như nhiều hãng xe hơi nước ngoài khác tại thị
trường Việt Nam, TMV cũng lựa chọn kinh doanh thông qua các đại lý trong
toàn quốc. Đặc biệt, các đại lý được quyền quyết định chính sách giá cả linh
hoạt dựa trên mức giá sản mà Công ty đã quy định. Nhờ đó, mỗi đại lý có thể
tự do và linh hoạt tương đối trong việc cân đối và diều chỉnh giá cả theo mục
tiêu doanh số của mình.
 Chính sách quản lý nhân sự và quan hệ công chúng
TMV rất chủ trọng đến vấn để quản trị nguồn nhân lực với chính sách quản
lý nhân sự hợp lý và đào tạo theo hệ thống khoa học, quan tâm và ưu tiên cho việc
tuyển dụng nguồn nhân lực tại địa phương, nhằm tạo công ăn việc làm và cải thiện
cuộc sống cũng như nâng cao kiến thức, trình độ nghề thông qua các khoả đào tạo
trong và ngoài nước.
Toyota không những bảo đảm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn má còn có
những đóng góp tích cực về mặt xã hội và văn hoá tại Việt Nam qua nhiều hoạt
động phong phú, đóng góp trên nhiều lĩnh vực như: giáo dục, văn hoá, thể thao,
môi trưởng, ăn toàn giao thông, tích cực tham gia đóng góp xã hội,...
 Chính sách sản phẩm và sản xuất
TMV đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện,
phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: khung xe. ổng dầu, ống xả ... Hiện tại công
ty vẫn không ngừng nghiên cứu để đưa thêm nhiều chúng loại chi tiết vào sản xuất
chế tại ngay tại nhà máy TMV, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của công ty và
góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Với triết lý chiếc xe tốt hơn, giá thành hợp lý hơn và cho nhiều người hơn,
TMV đã không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo tiện
lợi, tin cậy, kinh tế, kiểu cách, không độc hại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù
hợp với thị hiếu khách hàng.
3. Chiến lược cạnh tranh
TMV sử dụng các chiến lược như chiến lược chi phí thấp, áp dụng với hầu
như tất cả các dòng xe của mình. Thêm vào đó là chiến lược khác biệt hóa với các
sản phẩm có giá cả và kỹ thuật và tính năng phù hợp với địa hình, đường xá Việt
Nam.

 3. Cấp độ thứ ba – Những quan niệm chung


+ Văn hóa gia đình là yếu tố cốt lõi:
Văn hóa gia đình bắt nguồn từ việc Toyota quan niệm nhân viên giống như thành viên
trong gia đình, mà Toyota là một đại gia đình, chính vì vậy “giáo dục nhân viên” với tầm
nhìn dài hạn là một trong những chiến lược lớn của doanh nghiệp này.
Văn hóa gia đình của Toyota còn là “DNA”, yếu tố này được truyền qua nhiều thế hệ
trong “gia đình” Toyota với lối suy nghĩ rằng họ luôn khác biệt với các doanh nghiệp
khác, họ có văn hóa riêng, vĩ đại và nghiêm khắc.
+ Tính nghiêm khắc triệt để trong hành động:
Văn hóa doanh nghiệp của công ty Toyota còn đươc tạo bởi điểm khác biệt khác đó
chính là tính nghiêm khắc triệt để. Suy nghĩ này được truyền bá và ăn sâu vào phương
thức sản xuất, suy nghĩ và hành động của doanh nghiệp Toyota. Tại Toyota luôn tồn tại
chủ nghĩa lý tưởng. Ngoài ra, ở Toyota còn tồn tại “nguyên tắc nút thắt cổ chai”. Cứ một
vấn đề được giải quyết thì vấn đề tiếp theo sẽ xuất hiện. Tương ứng với mỗi vấn đề sẽ có
một nguyên nhân. Nguyên nhân này chính là nút thắt cổ chai. Nếu không loại bỏ được
nút thắt cổ chai này thì vấn đề sẽ không được giải quyết. Còn nếu bỏ mặc vấn đề đó thì
không thể hướng tới hình thái lý tưởng.
Chính vì thế nên mọi nhân viên tại Toyota đều có cho riêng mình một hình thái lý
tưởng và luôn nỗ lực hướng về điều đó, đồng thời cần có tính nghiêm khắc để đảm bảo
rằng, mục đích được đặt ra sẽ luôn có động lực thực hiện.
+ Toyota không phụ thuộc vào một nhân vật xuất chúng:
Trong văn hóa doanh nghiệp của Toyota, nhân viên là nhân tài. Tất cả mọi người đều
được đối xử bình đẳng như nhau. Ở Toyota không tồn tại quan hệ trên dưới, mà chỉ tồn
tại mối quan hệ trong phân công công việc. Toyota không có một nhân vật xuất chúng
(keyman). Tại đây, mỗi tổ trưởng, những người đang làm việc trực tiếp trong công xưởng
sản xuất đều có cơ hội trở thành người xuất chúng và có sức ảnh hưởng. Còn các nhân
viên thì luôn được tạo điều kiện tốt nhất để thể hiện bản thân và cống hiến hết mình cho
công ty. Chính môi trường làm việc này giúp đào tạo và phát triển được nhiều nhân tài,
tạo sự gắn kết và đồng lòng trong nội bộ công ty và đây chính là sức mạnh của Toyota.

Câu 2. Sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp Toyota ở Nhật Bản
và Việt Nam.

Biểu
Toyota Nhật Bản Toyota Việt Nam
hiện
Giống: Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp của Toyota ở Nhật Bản và Việt Nam tương
đối giống nhau, một phần là do vị trí địa lý của Nhật Bản và Việt Nam đều ở Châu Á
nên chịu tác động lớn từ văn hóa, xã hội, tư tưởng nơi đây, một phần có thể là do Tập
đoàn Toyota có trụ sở chính ở Nhật Bản muốn tạo ra 1 văn hóa doanh nghiệp thống
nhất trên toàn bộ thế giới nên đã áp dụng nền văn hóa doanh nghiệp của chính quốc đến
các công ty con, liên doanh,… Và Toyota Việt Nam đã tiếp thu rất tốt nền văn hóa
doanh nghiệp đấy, vẫn kế thừa những giá trị cốt lõi nhất như văn hóa gia đình, phát
triển năng lực cá nhân, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó những yếu tố
hữu hình như slogan, logo, kiến trúc, … cũng không có sự khác biệt.
Khác Toyota hiện có 63 nhà Công ty TNHH Toyota
máy, trong số đó 12 ở Motor Việt Nam (TMV)
Nhật Bản, 51 nhà máy thành lâ ̣p tháng 8 năm 1996
còn lại ở 26 nước khác chuyên sản xuất: Corolla,
nhau trên toàn thế giới. Vios, Innova, Fortuner.
Các nhà máy ở Nhâ ̣t đều -Các đại lý sửa chữa của
rất hiê ̣n đại, mọi năm đều Toyota có khu vực làm việc
phụ tránh nghiên cứu và riêng, đảm bảo môi trường
sản xuất ra các dòng xe làm việc nghiêm túc, hiệu
mới tiên tiến hiê ̣n đại đáp quả,các trang thiết bị đều
ứng những quy định khắt được nhập khẩu từ nước
Cơ sở
Tầng 1 khe về các tính năng, hê ̣ ngoài, đáp ứng được đầy đủ
hạ tầng
số an toàn cao. nhu cầu của khách hàng
cũng như những tiêu chuẩn
khắt khe nhất. Tại đây, để
đảm bảo vệ sinh môi trường
và sức khỏe con người, sử
dụng hệ thống khuấy sơn
pha màu tiên tiến trong khu
vực khép kín. Với công nghệ
hiện đại này phòng sơn tại
đây đã được chứng nhận đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
Tầng 2 Chiến Hướng tới phục vụ nhu Hướng tới phục vụ nhu cầu
lược cầu cho từng đất nước và của riêng khách hàng tại
kinh khu vực. Ví dụ như, tại Việt Nam. Bên cạnh đó là
doanh Trung Quốc sử dụng tuân thủ pháp luật Việt Nam
chiến lược giá cạnh tranh, mặc dù có thể khác so với
còn tại Nhật tập trung vào Nhật như quy định về tỷ lệ
chất lượng sản phẩm. nội địa hóa của sản phẩm.
+ Nhân viên công ty có + Nhân viên chưa chấp
tác phong làm việc hành tốt về thời gian làm
chuyên nghiệp, luôn việc và làm việc nhóm
tuân thủ về thời gian chưa hiệu quả.
làm việc. + Bị ảnh hưởng lớn từ nếp
Nhận + Nhật là nước có sống, từ quan niệm
thức, khoảng cách quyền lực khoảng cách quyền lực
thói trung bình nên giữa khá cao nên giữa sếp với
Tầng 3
quen, sếp với nhân viên đối nhân viên chưa thật sự
quan xử với nhau bình bình đẳng, nhân viên
niệm đẳng, họ làm việc với cũng chấp nhận, bảo gì
định hướng dài hạn, làm đấy, làm việc với
tính quyết đoán cao và định hướng ngắn hạn,
ai cũng có cơ hội trở không quyết đoán.
thành Charisma- key
man.

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6


STT Họ và tên Điểm
51 Bùi Thị Bích Ngọc 9
52 Nguyễn Thị Bích Ngọc 8
53 Nguyễn Vũ Bảo Ngọc 8
54 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 7
55 Hoàng Thị Nhạn 9
56 Nguyễn Thị Trang Nhung 9
57 Đỗ Kiều Oanh 10
58 Nguyễn Văn Phú 5
59 Nguyễn Thị Mai Phương 9
60 Vũ Thu Phương 8

You might also like