You are on page 1of 5

Phần I.

Giao dịch thành công với hệ thống Woodies và


chỉ báo CCI đầy uy lực - Hồi 3: Xác định xu hướng
XU HƯỚNG GIAO DỊCH

Woodie chỉ dùng chỉ báo CCI để xác định xu hướng.

Woodie không dùng đồ thị giá để xác định xu hướng.

Woodie cũng không sử dụng EMA 34 kỳ.

Woodie cũng không sử dụng khung thời gian cao hơn.

Mỗi thị trường có một xu hướng của riêng nó, và không cần thiết phải nhìn đồ thị này
để xác định cho đồ thị kia.

Một điều nữa, rất quan trọng, là khi giao dịch với hệ thống Woodies CCI, bạn bắt buộc
phải xác định được xu hướng và giao dịch theo xu hướng. Tuyệt đối không đánh
ngược xu hướng.
Đường màu vàng là Zero-line (ZL)

Ở đồ thị bên trên, có vẽ một đường màu vàng, đường này gọi là đường số 0 (zero-line).
Nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc tính toán CCI. Chúng ta có thể nghĩ nó là một sự cân
bằng động lượng của giá trong một thời gian nhất định.

Woodies CCI xác định xu hướng như sau:

+ Nếu CCI trên đường Zero-line (ZL) trong 6 thanh thì giá đang trong xu hướng tăng.

+ Nếu CCI dưới đường Zero-line (ZL) trong 6 thanh thì giá đang trong xu hướng giảm.

Đường ZL rất quan trọng trong hệ thống Woodies CCI. Tất cả các mẫu hình CCI đều
được xác định bằng ZL. Nó còn đóng vai trò là kháng cự và hỗ trợ quan trọng trong
chuyển động giá hiện tại. Xin nhắc lại, là trong chuyển động giá hiện tại. Nó không có ý
nghĩa để xác định cản trong tương lai. Bởi vì các mẫu hình CCI sẽ được điều chỉnh
theo chuyển động thị trường và sẽ tạo ra đường ZL mới (và dĩ nhiên nó chỉ có ý nghĩa
cho thời điểm đó).
Hơn nữa, giá trị + 100 và -100 cũng đóng một vai trò là kháng cự, hỗ trợ phụ cho giá
trong thời điểm hiện tại. Giá trị + 200 (hoặc cao hơn) là mức qua mua và - 200 (hoặc
thấp hơn) là mức quá bán trong điều kiện thị trường hiện tại.

Trong khi xu hướng đang diễn ra (dùng quy tắc 6 thanh CCI để xác định), sẽ có vài
thanh xuất hiện ngược lại (nằm bên kia ZL) thì cũng không ảnh hưởng gì đến xu
hướng. Nhưng ngay khi thấy 2 thanh CCI liên tục xuất hiện ngược với xu hướng, thì có
lẽ xu hướng sắp thay đổi. Đó là cách để xác định xu hướng thị trường. Và dĩ nhiên,
nếu xu hướng không được xác định rõ ràng, chúng ta không nên vào lệnh, tiếp tục chờ
và kiên nhẫn.

Khi các thanh CCI xuất hiện trên và dưới đường ZL liên tục, xen kẽ nhau, thì đó là
lúc xu hướng không rõ ràng. Chúng ta ngồi ngoài thì tốt hơn.

Cho đến khi thị trường có xu hướng rõ ràng thì chúng ta mới nghĩ đến chuyện vào lệnh.
Đó là quy tắc tiếp theo của Woodies CCI. Tuyệt đối không giao dịch khi xu
hướng không rõ ràng hoặc giao dịch ngược xu hướng.

Ví dụ xu hướng giảm - xu hướng không rõ ràng - xu hướng tăng

Chúng ta có thể nhìn thấy ở đồ thị thứ nhất, trong khung màu vàng có hơn 6 thanh CCI
nằm dưới đường ZL, vậy là xu hướng xuống và chúng ta chỉ đi tìm điểm để SHORT
SELL.

Tiếp tục lưu ý trên đồ thị 1, bên phải khung màu vàng, CCI bắt đầu cắt lên ZL. Trong
trường hợp này, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm lệnh SELL nếu CCI cắt lên và xuất hiện
tối đa 3 thanh trên ZL. Nếu thanh thứ 4 xuất hiện thì không được tìm lệnh SELL nữa.
Và nếu đạt đủ điều kiện 6 thanh CCI nằm trên ZL thì chúng ta lại tìm lệnh BUY.
Trong đồ thị thứ 2, chúng ta thấy các thanh CCI nằm trên, nằm dưới lộn xộn. Và dĩ
nhiên không có bên nào đủ điều kiện 6 thanh CCI. Những lúc như thế này thì dù BUY
hay SELL cũng không được chấp nhận. Đây là một trong những cách mà Woodies CCI
giúp bạn không giao dịch quá nhiều và chọn lọc giao dịch tốt cho bạn. Bạn không cần
phải suy nghĩ nhiều đúng không ? Vì tất cả đã nằm trong cơ chế rồi. Cứ đúng tín hiệu
thì thực hiện. Đó chính là lợi thế của hệ thống Woodies CCI.

Trong đồ thị thứ 3, chúng ta lại thấy rõ ràng 1 xu hướng tăng với hơn 6 thanh CCI năm
trên ZL và dĩ nhiên, lúc này chỉ phải tìm điểm để BUY.

Đã xong phần xác định xu hướng. Bạn cảm thấy như thế nào?

Sau chúng ta thấy được 1 xu hướng rõ ràng, bước tiếp theo là tìm các mẫu hình CCI
để có được điểm vào lệnh tốt.

Các mẫu hình Woodies CCI dùng để giao dịch theo xu hướng:

1. Zero-line Reject (ZLR)

2. Reverse Divergence (rev diver)

3. ‘with the trend’ Trend Line Break (TLB)

4. ‘with the trend’ Horizontal Trend Line Break (HTLB)

Một số mẫu hình trong giao dịch ngược xu hướng:

1. Shamu Trade

2. Vegas Trade (VT)

3. Ghost Trade

4. Hook From Extreme (HFE)

5. ‘counter-trend’ Trend Line Break (TLB)

6. ‘counter-trend’ Horizontal Trend Line Break (HTLB)

Một lần nữa, tôi khuyên anh em chỉ nên giao dịch thuận xu hướng, đừng đánh ngược,
nhất là các anh em mới. Nhưng tôi sẽ chia sẻ hết tất cả mẫu hình cho anh em, đến khi
nào anh em thấy ổn thì hãy giao dịch ngược hướng nhé.

Đi đến đây, có lẽ chúng ta đã mường tượng được cách giao dịch với hệ thống Woodies
CCI rồi. Chỉ cần CCI là đủ. Anh em chỉ việc sử dụng hệ thống Woodies và quên đi
những thứ như cảm tính, dự đoán, lẫn lộn, đắn đo nên hay không nên...

Hồi thứ 3 đến đây là hết. Hồi tiếp theo sẽ thảo luận quy tắc vào lệnh và thoát lệnh của
hệ thống Woodies CCI. Anh em đón xem nhé.

You might also like