You are on page 1of 2

(1) Tình huống 2:

Vào rạng sáng ngày 11 tháng 12 năm 1995, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại
một nhà máy dệt ở thành phố Lawrence bang Massachusetts. Đến sáng, ngọn lửa đã thiêu
rụi gần hết nhà máy Malden Mills, là một nhà máy sản xuất vải sợi tổng hợp Polartec.
Đây dường như là một thảm họa đối với toàn thể công ty, người lao động, khách hàng
cũng như người dân ở những khu vực lân cận.
Malden Mills là một doanh nghiệp gia đình, được thành lập vào năm 1906 và lúc
đó đang được ông Aaron Feuerstein, cháu nội trai của người sáng lập ra công ty, điều
hành. Porlatec là một nhà máy sản xuất vải sợi chất lượng cao và vải của họ được nhiều
công ty nổi tiếng như L.L.Bean, Land’s End, REI, J.Crew và Eddie Bauer sử dụng để
may trang phục ngoài trời. Do thảm họa này mà Malden Mills và những doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm do nhà máy sản xuất ra có thể sẽ phải hứng chịu rất nhiều vấn đề đau
đầu.
Nhưng trận hỏa hoạn này cũng là một thảm họa đối với toàn cộng đồng. Lâu nay
những thị trấn quanh nhà máy Malden Mills chỉ quen với công việc sản xuất vải sợi. Tuy
nhiên, ngành nghề này đẫ thực sự bị lụi tàn vào giữa thế kỷ thứ 20 khi nhiều nhà máy sản
xuất đã trở nên lỗi thời, lạc hậu và chi phí nhân công tăng cũng khiến cho nhà máy phải
di chuyển đễn một khu vực khác, đầu tiên là khu vực phía Nam nơi vốn không có công
đoàn hay nghiệp đoàn, kế đến là các quốc gia/ lãnh thổ chẳng hạn như Meehico và Đài
Loan ( Trung Quốc). Như những gì đã xảy ra trong nhiều thị trấn sản xuất nằm ở phía
Bắc Mỹ, nhiều ngành nghề chính làm ăn thua lỗ khiến mức thuế họ đóng và lượng công
việc họ cung cấp cho xã hội cũng giảm, điều này đẩy nước Mỹ rơi vào tình trạng suy
giảm kinh tế trong một thời gian dài và nhiều ngành nghề không bao giờ có thể khôi phục
lại. Malden Mills là nhà máy sản xuất vải sợi chính cuối cùng còn sót lại trong thị trấn
này, với số lượng 2.400 nhân công. Malden Mills đã cung cấp nguồn sống cho các khu
vực lân cận. Kể cả tiền lương và thuế thì hằng năm Malden Mills đóng góp xấp xỉ 100
triệu đô-la cho kinh tế địa phương.
Với tư cách là một tổng giám đốc kiêm chủ tịch, Aaron Feuerstein đang đối mặt
với những quyết định sống còn. Ông ấy có thể viện lý do hỏa hoạn để có thể chuyển đến
một khu vực kinh tế hấp dẫn hơn. Ông ấy chắc chắn đã có thể tìm thấy một địa điểm có
mức thuế thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn, và từ đó kiếm được một khoản lợi nhuận
tốt hơn. Ông ấy có thể lấy tiền bảo hiểm và không xây dựng lại nhà máy nữa. Nhưng ông
ấy đã không làm như vậy. Khi ngọn lửa hãy còn chưa được dập tắt thì ông ấy đã cam kết
là sẽ xây dựng lại nhà máy ngay trên khu đất cũ và vẫn thuê dân địa phương tiếp tục trở
lại làm việc. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, ông ấy đã hứa tiếp tục trả lương cho công nhân và
chịu các khoản chi phí thuốc men cho đến khi họ có thể quay lại làm việc.

You might also like